Ngành thiết kế thời trang làm đẹp cho cuộc sống
Bạn đang xem tài liệu "Ngành thiết kế thời trang làm đẹp cho cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nganh_thiet_ke_thoi_trang_lam_dep_cho_cuoc_song.pdf
Nội dung text: Ngành thiết kế thời trang làm đẹp cho cuộc sống
- NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG LÀM ĐẸP CHO CUỘC SỐNG Nguyễn Za Ly, Nguyễn Lý Thùy Dung, Nguyễn Thị Hồng Nhung Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Thời trang mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống, thời trang giúp bạn hóa thân thành những nhân vật khác nhau thông qua những trang phục tạo dáng. Ngày nay thời trang luôn thay đổi theo kịp xu thế trong cuộc sống bình thường hằng ngày của mọi người. Từ khóa: Thiết kế thời trang, tầm quan trọng, xu hướng, bối cảnh hiên đại. 1. MỞ ĐẦU Thiết kế thời trang là ngành gắn liền với nền công nghiệp làm đẹp: trang phục, phụ kiện, trang sức. Đòi hỏi sự sáng tạo, thể hiện phong cách, gu thẩm mỹ, cái nhìn của bản thân với xu thế phát triển hiện nay. Ngành thời trang tại Việt Nam có quy mô rông lớn và cơ hội thành công sẽ đến với những người theo ngành có sự nổ lực không ngừng. Sinh viên tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang có thể làm chuyên viên thiết kế, quản lý thương hiệu tại các công ty thiết kế, các thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế; chuyên gia nghiên cứu, quản lý và dự báo xu hướng thời trang; chuyên gia tư vấn tạo mẫu, nhà tạo mẫu độc quyền tại các công ty thời trang. 2. NỘI DUNG 2.1 Tầm quan trọng thiết kế thời trang Trang phục sinh ra trước hết để che chắn, bảo vệ cơ thể con người. Khi người tiền sử ở trần, chạy chân đất, họ nhận ra rằng cần che chắn, giữ cơ thể mình khỏi ánh mặt trời thiêu đốt mùa hè, cái rét căm căm mùa đông, khỏi cành cây sắc nhọn, côn trùng và vô vàn thứ khác Những con người đầu tiên ấy cũng đã dần ý thức về việc mặc sao cho đẹp và phân biệt thứ bậc, nam nữ qua y phục. Mỗi trang phục bởi vậy còn mang trong mình ý nghĩa văn hóa, xã hội, giới tính và ý nghĩa của thời đại. Dựa vào hai đặc điểm cơ bản của trang phục: tính chức năng và thông điệp xã hội, các nhà thiết kế đã không ngừng phát triển, hoàn thiện và đa dạng hóa “sự mặc” của con người. Hình 1. Mẫu phác thảo từ ý tưởng 50
- Nếu vật liệu dành cho thực hiện, như trang phục thể thao, nó có được xây dựng đúng không? Chất liệu vải cho phép di chuyển không, có thoải mái không? Đây chỉ là một phần nhỏ của những gì một nhà thiết kế thời trang có thẩm quyền cần xem xét. Một nhà thiết kế thời trang bất tài có thể dễ dàng thất bại ở tất cả những điều trên. Nếu họ không thể thực hiện được những điều trên, thậm chí họ không thể phác thảo, có sở thích, thích những thứ đẹp đẽ, nếu họ không thể sản xuất một sản phẩm bắt mắt mà mọi người muốn trả tiền. Hình 3&4. Những mẫu phác thảo và trang phục thật Khái niệm về thiết kế thời trang của Cameron trên truyền thông rất khác biệt. Đối với mục đích công khai và biên tập là để truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của người mua. Mọi người đều đã sở hữu quần áo. Mục đích của việc giải thích chức năng của một chiếc áo phông cho người đã có nhiều là gì? Trong bài xã luận, một thương hiệu thiết kế muốn cho thấy rằng mặc dù bạn đã có nhiều áo phông, nhưng áo phông mới của họ đặc biệt hơn, thú vị hơn, phong cách hơn và khiến bạn trông đẹp hơn những gì bạn có, nếu không, họ sẽ bị loại khỏi kinh doanh. Ngay cả các nhà thiết kế chuyên về các mẫu trang phục cũng phải biết cách sáng tạo và kết hợp khéo léo đồ phụ trang đi kèm. Những phụ trang này giúp hoàn thiện mẫu trang phục. Chúng tôn vinh nét đẹp, thế mạnh của trang phục và giấu đi những nhược điểm. Tham gia vào lĩnh vực này, nhà thiết kế thời trang cần có sự hỗ trợ, hợp tác với các nhà tạo dáng công nghiệp và nhà sản xuất khác. Thiết kế thời trang hiển nhiên đã được coi là một biểu tượng thời thượng của xã hội hiện đại, khi mà nhu cầu ăn mặc đẹp và xu hướng đã trở nên quá quen thuộc. Nguồn gốc ra đời Thiết kế thời trang được đặt cạnh những ngành nghề thuộc về thiết kế như thiết kế kiến trúc, nội thất, đồ họa hay tạo dáng nằm trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, và dĩ nhiên được coi là một nghệ thuật sáng tạo trên vải vóc. Nhưng ít ai biết rằng trước những năm 1990, thiết kế trang phục chỉ là công việc thủ công, và những người sáng tạo ra những bộ trang phục, cho dù là dành cho dân thường, quý tộc hay vua chúa thì cũng chỉ đơn thuần là những người thợ có địa vị thấp kém trong xã hội. Nghệ thuật trong suốt một thời gian rất dài chỉ bao gồm những gì thuộc về hàn lâm như âm nhạc, hội họa Vậy lý do gì khiến thời trang từ bậc thấp nhất của xã hội lại bước lên bục vinh quang của nghệ thuật thời thượng và được săn đón nhất? Phải chăng đã diễn ra một cuộc cách mạng nghệ thuật và có sức mạnh lay chuyển. 51
- Hình 5 Hình ảnh người phụ nữ trong trang phục hiện đại của thời trang năm 1905 Chính xác thì cuộc cách mạng nghệ thuật diễn ra vào những năm 1880, nhằm minh chứng rằng thiết kế cũng là nghệ thuật, thậm chí có tầm ảnh hưởng sâu sắc hơn cả nghệ thuật hàn lâm, vì thiết kế ứng dụng cung cấp những sản phẩm có ích và thẩm mỹ đến tận tay của từng người dân, và ai cũng có quyền tận hưởng những giá trị thẩm mỹ, hiển nhiên người tạo ra những sản phẩm đó cũng được tôn vinh là nghệ sĩ. Hình 6. Bộ trang phục được thiết kế bởi người đàn ông danh tiếng Charles Frederick Worth Nếu nói đến ông tổ của ngành thời trang thế giới, mọi người hẳn sẽ ngạc nhiên bởi đó là một người đàn ông. Trong thời đại của những trang phục dành cho nữ giới cầu kỳ, xa hoa và lãng mạn, người đàn ông 52
- mang tên Charles Frederick Worth đã nổi lên như một hiện tượng. Ông là nhà thiết kế thời trang đầu tiên tạo dựng được thương hiệu mang tên mình chỉ từ danh nghĩa của một người thợ may. Ông đã chứng minh rằng thời trang là một sự kết hợp hài hòa của thẩm mỹ và vẻ đẹp tự nhiên trên quần áo và phụ kiện. Giá trị thành công của ông chính là người sáng tạo trang phục không chỉ chạy theo đòi hỏi và yêu cầu của khách hàng, mà còn khiến khách hàng phải mua và săn đón những sản phẩm mà một nhà thiết kế tạo ra. Suốt thế kỷ XX, kinh đô của thời trang được xem là Paris, khi mà tất cả các show diễn lớn nhất đều được diễn ra tại đây, những tạp chí thời trang hàng đầu thế giới đều gửi những biên tập viên giỏi nhất của mình để dự những show diễn này. Các nhãn hiệu thời trang đến Paris sao chép mẫu mã và thiết kế lại. Paris được xem là cái nôi của thiết kế thời trang, nơi những gì thời thượng nhất và xa hoa nhất quy tụ về. Hình 7. Thời trang theo phong cách Art Deco được thiết kế bởi Paul Poiret Sự phát triển của những trường phái thiết kế, đặc biệt là Art Deco cũng mang thời trang tiến đến một giá trị giản đơn hơn, cô đọng hơn. Bỏ qua những tầng lớp váy áo bóp nghẹt phụ nữ, Art Deco đem đến những bộ trang phục gọn gàng, nhẹ nhàng và hiện đại. Người thay đổi hẳn một cái nhìn về thời trang nữ giới, hiện đại hơn, quyến rũ hơn, tự do hơn và ngắn hơn chính là huyền thoại Coco Chanel. Hình 8. Audrey Herpun trong Little black dress của Coco Chanel, người tạo nên cuộc cách mạng thời trang nữ giới sau Đại thế chiến thứ I 53
- Trải qua hơn một trăm năm, những gì còn đọng lại của thiết kế thời trang chính là định nghĩa đã trở thành biểu tượng của công nghệ làm đẹp bằng vải vóc cho con người. Thời trang chính là nghệ thuật, là giá trị thẩm mỹ kết hợp với vẻ đẹp tự nhiên trên trang phục. Chính điều này giữ cho thiết kế thời trang và những nhà thiết kế tách biệt khỏi những người thợ hay trang phục thông thường. Thiết kế thời trang là thời thượng, là đẳng cấp và là cái đẹp khiến tín đồ phải chạy theo đam mê và ngưỡng mộ. Từ những nhà thiết kế đầu tiên tạo ra được những hiệu ứng tuyệt vời này như Coco Chanel, Jean Patou, Jeanne Lanvin cho đến những nhà thiết kế thiên tài đương đại như Marc Jacob, Alexander McQueen hay John Galliano đều đã dẫn dắt và bảo vệ thời trang luôn giữ được những giá trị của nó. Hình 9&10. Thiết kế thời trang đương đại trên sàn diễn quốc tế của Longchamp Hình 11&12. Thời trang hiện đại 2.2.Trang phục là yếu tô thẩm mỹ quan trọng của con ngƣời biểu hiện tƣ duy thẩm mĩ, yếu tố tín ngƣỡng, văn hóa 2.2.1 Tư duy thẩm mỹ Nhiều người bỏ ra nghìn đô để có thể sắm hàng chục món đồ thời trang hàng hiệu, nhưng có những người không cần chi quá nhiều tiền mà vẫn khiến hàng triệu trái tim thổn thức vì phong cách cá nhân của mình. Nếu bạn thật sự muốn trở thành một biểu tượng thời trang, hoặc nâng cấp phong cách cá tính của 54
- mình thì hãy thử học hỏi sáu nguyên tắc thời trang của những người có gu thẩm mỹ cao trong làng mốt thế giới. Đối với những người bị cuồng thương hiệu, họ chỉ mua sắm ở những cửa hàng có tên tuổi. Thế nhưng, các fashionsita hàng đầu sẽ không tự ép buộc mình chỉ được xài hàng hiệu. Họ có thể thỏa sức mua sắm ở bất cứ đâu, chỉ cần phù hợp với phong cách thời trang cá nhân, điều đó giúp tủ đồ của họ trở nên phong phú hơn với một mức giá hợp lý. Không quan trọng là họ mua được gì, mà điều quan trọng chính cách ăn mặc cá tính riêng tạo nên sự khác biệt giữa họ với người khác. Giá cả sẽ không phải là yếu tố quyết định vẻ đẹp hay sự tự tin của những chuyên gia thời trang. 2.2.2 Yếu tố tín ngưỡng, văn hóa Thời trang Hồi giáo là một thị trường tiềm năng. Nike, thương hiệu trang phục thể thao phổ biến của Mỹ, gần đây đã giới thiệu một phiên bản hijab mới (chiếc khăn trùm đầu và mặt của những người phụ nữ trưởng thành theo Hồi Giáo) được thiết kế như là một món phụ kiện sử dụng trong việc tập luyện thể thao. Hình 13. Sự khởi sinh của khái niệm modest clothing (thời trang Hồi Giáo) Modest clothing – đây là khái niệm thời trang dành riêng cho đối tượng khách hàng là những người phụ nữ yêu thích những mẫu thiết kế có nhiều lớp trang phục (layers), tà áo/váy dài che phủ mắt cá chân, tay áo dài và cổ cao. Những thương hiệu thời trang lớn như DKNY, Mango, Dolce & Gabbana, Oscar de le Renta và Uniqlo đều đã cho ra mắt những sản phẩm thời trang Hồi giáo được gắn mác là modest clothing. Việt Nam có 54 dân tộc anh em với những đặc trưng văn hóa đại diện cho dân tộc, thể hiện ở những trang phục truyền thống rất riêng, ví dụ như: Trang phục của người H‟Mông Tây Bắc sử dụng chủ đạo gồm bốn màu xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên các hình họa tiết muôn màu muôn sắc Tương tự những dân tộc khác, bằng màu sắc, kiểu dáng, hoa văn của các bộ trang phục hết sức đa dạng, đã thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Trang phục chính là văn hóa. 3. XU HƢỚNG NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Trong một xã hội hiện đại, năng động, nghề thiết kế thời trang đang được xem là nghề mới và có vị trí quan trọng trong ngành thời trang. Tuy nhiên, nghề thiết kế thời trang được hiểu khá rộng. Người thiết kế thời trang cũng có thể là người quản lý một đội ngũ thiết kế ở một công ty thời trang thể thao hoặc có thể tự gây dựng một nhãn hiệu riêng. Đây là ngành học phù hợp với các bạn trẻ yêu thích mỹ thuật, thời trang. 55
- Theo đánh giá của một chuyên gia ở một lĩnh vực này: Trong thực tế, thời trang VN so với thế giới vẫn chỉ là con số 0. Tuy nhiên, với xu thế phát triển hiện nay, ngành thời trang đang có nhiều cơ hội lớn và trông chờ vào một đội ngũ trẻ chuyên nghiệp đang được đào tạo trong tương lai. Có nhiều cách để bắt đầu bước chân theo ngành thiết kế thời trang cũng như có vô số phong cách thiết kế. Nhãn hiệu Polo của Ralgh Lauren lần đầu tiên xuất hiện trong một bộ sưu tập cà vạt nhỏ bán cho Bloomingdales. Còn Helmut Lang thì quyết định mở một cửa hàng thời trang khi không tìm được một áo sơ mi ưng ý. Michael Kors thiết lập một mạng lưới khách hàng qua việc bán quần áo ở một cửa hàng thời trang ở NYC. Một xu hướng thời trang luôn cần trải qua bốn bước: sáng tạo, được chấp nhận, sớm trở thành xu hướng và thực sự trở thành xu hướng. Theo nguyên tắc này, ý tưởng của bất kỳ ai cũng có thể trở thành xu hướng thời trang mới. Nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí, những người nổi tiếng, các biểu tượng thời trang, hoặc những bộ phim đình đám cũng là những yếu tố góp phần tạo ra các xu hướng. Vì vậy trong thiết kế thời trang các yếu tố quyết định sự ra đời các xu hướng: – Xu hướng mới hầu như được định hình dựa trên quyết định của một nhóm người có quyền lực và tầm ảnh hưởng trong giới thời trang – Dựa vào tiêu chí chung đã được thống nhất từ đầu, các nhà thiết kế sẽ là nhóm người quan trọng thứ hai làm nên xu hướng. – Nhà sản xuất vải sợi là nhóm người thứ ba. 4. THỜI TRANG TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI Trong bối cảnh hiện nay, thời trang là một trong những “công xưởng” gia công lớn nhất trên thế giới, Việt Nam giữ thế mạnh về vải vóc, nguyên phụ liệu cho ngành thời trang khi có nhiều lợi thế về tài nguyên và nghề truyền thống. Sự phát triển thời trang theo xu hướng bền vững không chỉ giúp các nhà thiết kế thoả sức sáng tạo với chất liệu phong phú, bứt phá khỏi các giới hạn trên nền tảng của văn hóa dân tộc mà đây còn là cơ hội để ổn định công việc cho những nghệ nhân các làng nghề truyền thống. Tuy là một trong những nước có tiềm năng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thời trang nhưng mới chỉ dừng lại ở một nước gia công lớn trên thế giới, thời trang Việt vẫn còn rất mới, thậm chí còn xa lạ trên bản đồ thời trang toàn cầu. Nhưng những bước tiến của các nhà thiết kế hiện nay đã phần nào khẳng định nỗ lực đó nhằm đưa thời trang Việt tiệm cận với nền công nghiệp thời trang thế giới. Bên cạnh việc không ngừng tìm tòi sáng tạo những bộ sưu tập mới lạ, nhiều nhà thiết kế Việt không quản khó khăn, chủ động quảng bá thời trang Việt trên các sàn diễn khu vực và quốc tế. Những cái tên như nhà thiết kế Công Trí, Hoàng Hải, Phương My dần trở nên quen thuộc với làng mốt thế giới. 5. KẾT LUẬN Từ lâu, ngành thiết kế thời trang đã mang tính cạnh tranh rất cao, sáng tạo không hề dễ, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng như sự sáng tạo không ngừng và khả năng cảm thụ nghệ thuật trên nhiều khía cạnh như âm nhạc, hội họa, điêu khắc hay văn học sẽ là nguồn cảm hứng để biến những chất liệu thô sơ trở thành tác phẩm thời trang đậm tính thẩm mĩ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 95528.html?fbclid=IwAR3XQcXzKrwgrUweIFZ5TKlYK6PhWR5BybWhGk5msq0fZca5oMRxaf2reK M [2] 3090455.html?fbclid=IwAR0PBNnZWuYLfSHHEON6PKu- AtimCH84ejvopMi949aTboqKivwzCRS9DYI 56