Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd ) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu Cd, Pb của cây lu lu đực (Solanum nigrum L.) - Phạm Thị Mỹ Phương

pdf 7 trang cucquyet12 3360
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd ) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu Cd, Pb của cây lu lu đực (Solanum nigrum L.) - Phạm Thị Mỹ Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_ham_luong_cadimi_cd_va_chi_pb_trong.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd ) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu Cd, Pb của cây lu lu đực (Solanum nigrum L.) - Phạm Thị Mỹ Phương

  1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 29-35 Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd ) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu Cd, Pb của cây lu lu đực (Solanum nigrum L.) Phạm Thị Mỹ Phương1,3, Lê Tất Khương1, 2 3,* Đặng Thị Kim Chi , Nguyễn Mạnh Khải 1Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ 2Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam 3Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2016 Ch nh s a ngày 28 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu các kim loại này của cây lu lu đực (Solanum nigrum L.) đồng thời xác định được khả năng loại bỏ chúng ra khỏi đất chuyên canh rau sau 3 tháng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lu lu đực sinh trưởng và phát triển được trong môi trường đất canh tác bị ô nhiễm Cd và Pb. Với hàm lượng Cd trong đất khoảng 50mg/kg, sinh khối của cây đạt 22,30 ± 2,11g/cây, hàm lượng Cd tích lũy trong phần thân lá là 152,52 ± 10,33 mg/kg, trong rễ là 745,45 ± 11,14 mg/kg và khả năng loại bỏ Cd ra khỏi đất của cây cao nhất, đạt 5,21 mg/cây. Hàm lượng Pb trong đất khoảng 3000 mg/kg, khả năng tích lũy Pb trong thân và rễ cao nhất, tương ứng là 311,27 ± 5,56 mg/kg và 1902,73 ± 10,35 mg/kg. Khi hàm lượng Pb trong đất khoảng 1500 mg /kg thì sinh khối của cây tương đối lớn, đạt 29,73 ± 3,15g/cây, hàm lượng Pb trong thân lá là 278,54 ± 6,14 mg/kg, trong rễ là 1255,37 ± 7,36 mg/kg và khả năng loại bỏ Pb ra khỏi đất của cây là cao nhất, cụ thể đạt 12,01 mg/cây. Từ khóa: Cadimi, chì, cây lu lu đực, tích lũy. 1. Đặt vấn đề Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do tình trạng khai thác khoáng sản nhưng không Hiện nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế có biện pháp x lý đồng bộ dẫn đến hậu quả ô xã hội thì hệ lụy mà nó đưa lại cho môi trường nhiễm kim loại nặng (KLN), một phần là do cũng rất nặng nề. Cùng với ô nhiễm môi trường chạy theo lợi nhuận và sự kém hiểu biết của nước, ô nhiễm không khí thì tình trạng ô nhiễm người dân nên việc s dụng không hợp lý các đất và thực phẩm đang là vấn đề thời sự được nguồn nước thải để tưới cây trong nông nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như s dụng phân bón vô cơ, các hóa chất bảo vệ toàn xã hội rất quan tâm [1]. thực vật vượt quá mức cho phép gây ô nhiễm ___ môi trường. Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-913369778 Để x lý tình trạng này, có các phương pháp Email: khainm@gmail.com vật lý, hóa học và sinh học, mỗi phương pháp 29
  2. 30 P.T.M. Phương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 29-35 có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên - Cây lu lu đực (Solanum nigrum L.): khả hiện nay phương pháp sinh học đang được quan năng sinh trưởng (sinh khối) của cây sau 3 tâm nhiều, qua đó s dụng thực vật để tách tháng trồng trong đất có bổ sung cadimi và chì chiết, cô lập hoặc kh độc các chất ô nhiễm ở các nồng độ khác nhau. thông qua quá trình hóa-lý-sinh. Công nghệ này - Hàm lượng cadimi và chì: Hàm lượng vừa x lý ô nhiễm hiệu quả, thân thiện với môi cadimi và chì mà cây lu lu đực hấp thu được ở trường vừa có chi phí thấp [1]. các nồng độ cadimi và chì bổ sung vào đất khác Trên thế giới, việc ứng dụng thực vật để x nhau. lý ô nhiễm KLN trong môi trường đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực 2.2. Phương pháp nghiên cứu tiễn [2,3]. Thống kê cho thấy có khoảng 400 loài cây có khả năng siêu tích lũy kim loại nặng Phương pháp bố trí thí nghiệm [4]. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu dùng thực vật - Đất dùng trong thí nghiệm là đất được lấy trong x lý đất và nước bị ô nhiễm cũng đã từ vùng trồng rau thuộc địa phận phường Túc được nghiên cứu ở nhiều địa phương như Thái Duyên, thành phố Thái Nguyên. Đất lấy ở tầng Nguyên, Hưng Yên, Hà Nội, [1,5]. Tuy mặt 0 - 20 cm, làm tơi, loại bỏ xác thực vật, đá nhiên các nghiên cứu đã tiến hành chủ yếu tập trung vào các vùng đất khai thác khoáng sản, và các vật cứng sau đó trộn đều. Hàm lượng Cd nơi có mức độ ô nhiễm cao, mà chưa có nhiều và Pb bổ sung ở các công thức thí nghiệm là nghiên cứu nhằm cải tạo đất trồng rau, nơi mà riêng rẽ. việc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản - Bổ sung cadimi phẩm của nó, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nghiên cứu này được tiến Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức. hành nhằm đánh giá khả năng hấp thu cadimi Lượng Cd bổ sung vào các chậu thí nghiệm và chì của loại thực vật bản địa, cây lu lu đực dưới dạng Cd(NO3)2.4H2O với các hàm lượng (Solanum nigrum L.), thuộc vùng trồng rau khác nhau để thiết lập các công thức. thành phố Thái Nguyên và tìm hiểu khả năng Công thức đối chứng (ĐC): Đất được lấy từ ứng dụng loài thực vật này trong việc x lý ô vùng trồng rau của phường Túc Duyên không nhiễm cadimi và chì trong đất nông nghiệp. bổ sung Cd Đây là một loại cây thuộc chi Solanum L. là Công thức 1 (CT1), 2 (CT2), 3 (CT3), 4 một chi lớn nhất trong họ Cà Solanaceae, cây (CT4), với các hàm lượng Cd được bổ sung cao 30-100 cm, mùa ra hoa từ tháng 6-11. Cây tương ứng ở các mức là 25, 50, 100, 200 mg mọc rải rác trên các bãi hoang, ruộng hoang, 2+ ven đường, ở mọi độ cao đến 2500 m. Cây lu lu Cd /kg đất, bằng cách: đực có thời gian sinh trưởng ngắn (3-4 tháng, + Hòa tan 13,75g Cd(NO3)2.4H2O bằng sang tháng thứ 4 cây bắt đầu ra hoa và già đi, nước cất sau đó định mức đến 500 mL ta được rụng lá) nhưng nó là cây được nằm trong danh nồng độ dung dịch A có Cd2+ là 10000 mg/L. mục các loại cây siêu tích tụ chì và cadimi ở + Tiến hành phối trộn với đất thí nghiệm trên thế giới [1]. bằng cách lấy các thể tích dung dịch A khác nhau là 2,5; 5; 10; 20mL tương ứng với các công thức CT1; CT2; CT3; CT4. Sau đó các thể 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu tích dung dịch A trên được định mức bằng nước 2.1. Đối tượng nghiên cứu cất tới vạch 50mL để đảm bảo sự đồng đều về độ ẩm của đất trong các trường hợp tương ứng - Đất ô nhiễm chì, đất được lấy từ vùng mỗi công thức. trồng rau thuộc phường Túc Duyên, thành phố - Bổ sung chì. Thái Nguyên. Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức. Lượng Pb bổ sung vào các chậu thí nghiệm
  3. P.T.M. Phương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 29-35 31 dưới dạng Pb(NO3)2 với các hàm lượng khác Lân tổng số (P2O5): xác định theo tiêu nhau để thiết lập các công thức. chuẩn Việt nam TCVN 8940:2011. Công thức đối chứng (ĐC): Đất được lấy từ Xác đinh hàm lượng K tổng số: phá mẫu vùng trồng rau của phường Túc Duyên không bằng hỗn hợp dung dịch H2SO4 đặc và HClO4, bổ sung Pb sau đó định lượng bằng phương pháp quang Công thức 1 (CT1), 2 (CT2), 3 (CT3), 4 phổ Plasma ghép nối khối phổ ICP-MS dùng (CT4), 5 (CT5) với các hàm lượng Pb được bổ Plasma mode ở chế độ HMI. sung tương ứng ở các mức là 500, 1000, 1500, Dung tích trao đổi cation (mgđl/100g đất) 2000, 3000 mg Pb2+ /kg đất, bằng cách: CEC: xác định theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 8568:2010. + Hòa tan 159,92g Pb(NO3)2 bằng nước cất và định mức đến 1000 ml ta được dung dịch B Chất hữu cơ (OM): xác định theo tiêu chuẩn có nồng độ Pb2+ là 100000mg/L. Việt nam TCVN 6644:2000. + Tiến hành phối trộn với đất thí nghiệm Chì và cadimi tổng số: phá hủy mẫu được bằng cách lấy các thể tích dung dịch B khác thực hiện theo phương pháp US EPA 3051, nhau là 5; 10; 15; 20; 30mL tương ứng với các hàm lượng Pb và Cd trong dung dịch thu được công thức CT1; CT2; CT3; CT4; CT5. Sau đó được xác định bằng phương pháp quang phổ các thể tích dung dịch B trên được định mức Plasma ghép nối khối phổ ICP-MS. bằng nước cất tới vạch 50mL để đảm bảo sự Chì và cadimi di động: chiết bằng dung dịch đồng đều về độ ẩm của đất trong các trường CH3COONH4 1M, pH = 4,8 (tỷ lệ chiết rút hợp tương ứng mỗi công thức. 1:10, lắc trong 1h); hàm lượng Pb và Cd được Đất sau khi được trộn kim loại sẽ được ủ xác định bằng phương pháp quang phổ Plasma trong 1 tuần trước khi đặt thí nghiệm. Mỗi ghép nối khối phổ ICP-MS. công thức được lặp lại 3 lần/đợt, mỗi đợt Xác định hàm lượng chì và cadimi trong trồng 3 tháng (tháng thứ 4 cây ra hoa và già cây: đi, khả năng hấp thu kim loại nặng giảm Các loại cây được lấy đem về phòng thí nên trong bài báo đã chọn sau 3 tháng để nghiệm r a sạch, phân ra hai phần là phần lá, triển khai thí nghiệm), có 3 đợt trồng. Mỗi thân và phần gốc, rễ. Sấy khô các mẫu trong tủ 0 chậu thí nghiệm chứa 1kg đất khô không sấy ở nhiệt độ 60 C trong 2 ngày sau đó tán nhỏ khí, mỗi chậu trồng 1 cây. và trộn đều. - Cây được trồng trong chậu thí nghiệm là Phá hủy mẫu cây để phân tích hàm lượng cây con được gieo từ hạt, tương đồng nhau về chì cũng được thực hiện bằng phương pháp US chiều cao. Cây lu lu đực cao khoảng 8 cm gồm EPA 3051. Hàm lượng chì và cadimi trong 3-4 lá. dung dịch đó được xác định bằng phương pháp quang phổ phát xạ Plasma ICP-MS. Phương pháp phân tích trong phòng thí Các thí nghiệm đều được tiến hành với mẫu nghiệm trắng và mẫu lặp để đánh giá sự nhiễm bẩn do Phương pháp được s dụng để phân tích các hóa chất và môi trường xung quanh cũng như ch tiêu trong đất như sau: độ lặp lại của phương pháp. Kiểm tra hiệu suất thu hồi của quá trình phá mẫu bằng mẫu thêm pHKCl: xác định theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5979:2007, được đo bằng máy pH meter chuẩn. MI151 của hãng Martini (Rumani). 2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Đạm tổng số (N): xác định theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6498:1999. Số liệu được tổng hợp, phân tích và x lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
  4. 32 P.T.M. Phương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 29-35 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi: mg/kg) vượt giới hạn cho phép của KLN trong đất nông nghiệp theo QCVN 03:2015/BTNMT Các ch tiêu về khả năng sinh trưởng của của Bộ tài Nguyên và Môi trường. cây thí nghiệm: sinh khối của cây, khả năng hấp Kết quả nghiên cứu thu được khả năng sinh thu Pb và Cd trong các bộ phận của cây. trưởng và tích lũy Cd của cây lu lu đực được thể hiện ở Bảng 2. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Ở tất cả các công thức thí nghiệm cây lu lu đực vẫn phát triển được và tăng sinh khối, tuy 3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng Cd nhiên với hàm lượng Cd bổ sung khác nhau thì trong đất đến sinh khối và khả năng tích lũy Cd sinh khối của cây lu lu đực cũng khác nhau, cụ của cây lu lu đực thể: ở công thức ĐC sinh khối đạt 28,59 ± 3,53g/cây, khi bổ sung thêm Cd vào đất với Kết quả phân tích mẫu đất được s dụng hàm lượng 25mg /kg (CT1) thì sinh khối của trong nghiên cứu thể hiện ở Bảng 1. cây là 26,48 ± 2,71g/cây giảm còn 92,62% so Nhìn chung đất dùng trong nghiên cứu là với ĐC. Nếu tiếp tục tăng hàm lượng Cd lên đất hơi chua, có hàm lượng chất hữu cơ, dung 50-200 mg/kg thì sinh khối của cây giảm xuống tích hấp thu ở mức trung bình; thành phần cơ còn 78 - 35,96% so với ĐC. Điều này chứng tỏ giới (TPCG) là thịt nhẹ; hàm lượng N, P2O5, Cd là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự K2O cũng ở mức trung bình. Đây là dạng điển phát triển của cây. Tuy nhiên với hàm lượng Cd hình đất phù sa cũ của Đồng bằng Sông Hồng. không quá cao thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh khối của cây, cụ thể như ở CT1 và Hàm lượng chì tổng số (Pdts = CT2 sinh khối của cây tương ứng là 26,48 ± 145,02mg/kg) và cadimi tổng số (Cdts = 2,58 2,71g/cây và 22,30 ± 2,11g/cây. Bảng 1. Một số tính chất đất ban đầu trước khi s dụng trong nghiên cứu Thành As Pb Cd OM CEC N P2O5 K2O pH phần cơ tổng số tổng số tổng số (%) (mgđl/100gđ) (%) (%) (%) giới đất (mg/kg) (mg/kg) (mg/kg) 4,8 1,62 9,62 0,14 0,11 0,76 Thịt nhẹ 5,13 145,02 2,58 Bảng 2. Ảnh hưởng của hàm lượng Cd trong đất đến sinh khối và khả năng tích lũy Cd của cây lu lu đực Sinh khối (g) Tích lũy (mg/kg) Lượng Cd tích lũy Công Thân lá Rễ Tổng Thân lá Rễ trong cây thức (mg) ĐC 25,16 ± 2,31 3,43 ± 0,14 28,59 ± 3,53 21,32 ± 2,15 109,73 ± 2,11 0,913 CT1 23,24 ± 1,56 3,24 ± 0,14 26,48 ± 2,71 71,95 ± 5,14 383,73 ± 10,11 2,915 CT2 19,25 ± 1,12 3,05 ± 0,11 22,30 ± 2,11 152,52 ± 10,33 745,45 ± 11,14 5,210 CT3 12,56 ± 0,67 2,36 ± 0,12 14,92 ± 0,71 243,26 ± 17,12 905,08 ± 15,54 5,191 CT4 8,23 ± 0,23 2,05 ± 0,12 10,28 ± 0,23 325,69 ± 20,11 976,91 ± 20,12 4,683
  5. P.T.M. Phương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 29-35 33 Hình 1. Ảnh hưởng của hàm lượng Cd trong đất đến lượng tích lũy Cd trong thân và rễ cây lu lu đực. Từ bảng 2 cũng như nhìn vào hình 1 cho so với các công thức khác nhưng khả năng loại chúng ta thấy rằng hàm lượng Cd được bổ sung bỏ Cd ra khỏi đất là cao nhất. tăng lên thì khả năng tích lũy Cd trong cây lu lu đực tăng lên thể hiện ở cả thân và rễ. Ở CT1 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng Pb hàm lượng Cd tích lũy trong thân tăng 3.4 lần trong đất đến sinh khối và khả năng tích lũy Pb so với ĐC thì ở CT2 là 7.2 lần, CT3 là 11.4 lần của cây lu lu đực và CT4 là 15.3 lần. Tương tự đối với rễ cỏ khả năng hấp thu và tích lũy Cd ở các CT1, CT2, Kết quả thí nghiệm được tổng hợp ở bảng CT3 và CT4 tăng tương ứng so với ĐC tương 3 cho thấy sinh khối của cây lu lu đực tập ứng là 3,5; 6,8; 8,2 và 8,9 lần. Tuy nhiên, khả trung chủ yếu ở phần trên mặt đất, ở CT2 cây năng loại bỏ Cd ra khỏi đất lại tốt nhất với CT2 cho sinh khối lớn nhất (32,19 ± 3,19g/cây), (bổ sung 50mgCd 2+/kg đất), loại bỏ được tăng 12,59% so với ĐC. Ở CT4 và CT5 khi 5,21mg Cd/cây ra khỏi đất. Điều này có thể lí hàm lượng Pb trong đất tăng nhiều thì sinh khối giải vì ở CT2 sinh khối của cây lu lu đực là khá cây giảm tương ứng là 13,50% và 33,05% so cao (22,30 ± 2,11g/cây) nên tuy khả năng tích với ĐC. lũy Cd trong thân và rễ không phải là cao nhất Bảng 3. Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong đất đến sinh khối và khả năng tích lũy Pb của cây lu lu đực Sinh khối (g) Tích lũy (mg/kg) Lượng Pb tích lũy CT Thân lá Rễ Tổng Thân lá Rễ trong cây (mg) ĐC 25,16 ± 3,11 3,43 ± 0,54 28,59 ± 3,13 98,9 ± 2,11 324,82 ± 3,16 3,603 CT1 25,72 ± 3,15 3,75 ± 0,58 29,47 ± 3,15 125,82 ± 3,16 401,15 ± 6,26 4,740 CT2 28,04 ± 3,27 4,15 ± 0,65 32,19 ± 3,19 165,19 ± 5,24 539,72 ± 7,21 6,954 CT3 25,91 ± 2,67 3,82 ± 0,60 29,73 ± 3,15 278,54 ± 6,14 1255,37 ± 7,36 12,012 CT4 21,32 ± 2,53 3,41 ± 0,51 24,73 ± 2,17 293,95 ± 6,12 1304,15 ± 7,89 10,714 CT5 16,13 ± 2,11 3,01 ± 0,43 19,14 ± 2,11 311,27 ± 5,56 1902,73 ± 10,35 10,748
  6. 34 P.T.M. Phương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 29-35 Hàm lượng Chìtích lũy (mg/kg) Công thức thí nghiệm Hinh 2. Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong đất đến lượng tích lũy Pb trong thân lá và rễ cây lu lu đực. Khả năng hấp thu Pb ở rễ của cây lu lu đực Cd2+/kg đất và 3000 mg Pb2+/kg đất thì sinh lớn hơn ở phần thân lá, cụ thể ở giao động từ khối cây giảm tương ứng là 35,96% và 33,05% 3,19 lần (CT1) đến 6,11 lần (CT5). Nhìn chung so với đối chứng. khả năng hấp thu Pb của cây tăng khi hàm - Hiệu quả loại bỏ Cd và Pb của cây lu lu lượng Pb trong đất tăng. Khi bổ sung 3000 mg đực là rất tốt, khả năng tích lũy Cd và Pb ở rễ 2+ Pb /kg đất (CT5) thì khả năng tích lũy Pb cao hơn ở phần thân lá. Khả năng loại bỏ Cd ra trong thân và rễ cao nhất, tương ứng là 311,27 ± khỏi môi trường đất lớn nhất ở công thức bổ 5,56 mg/kg và 1902,73 ± 10,35 mg/kg. Tuy sung 50mg Cd 2+/kg đất (CT2), đạt 5,21mg/cây. nhiên khi hàm lượng Pb bổ sung vào đất tăng Khả năng loại bỏ Pb lớn nhất ở công thức bổ thì sinh khối của cây giảm xuống do đó lượng sung 1500 mg Pb2+ /kg đất (CT3), đạt 12,01 Pb mà cây lấy ra khỏi đất không phải là cao mg/cây. Đối với đất ô nhiễm cadimi hoặc chì nhất, ch đạt10,748 mg/cây. Trong khi đó ở thì cây lu lu đực có thể được s dụng như một 2+ công thức bổ sung 1500 mg Pb /kg đất (CT3) giải pháp hiệu quả, an toàn để x lý đất ô nhiễm tuy khả năng tích lũy Pb trong thân lá và rễ cadimi hoặc chì tương ứng ở mức khoảng tương ứng ch 278,54 ± 6,14 mg/kg và 1255,37 50mg/kg và 1500mg/kg. ± 7,36 mg/kg nhưng do sinh khối của cây tăng cao nên lượng Pb mà cây lấy ra được khỏi đất lại là cao nhất, đạt 12,01mg/cây. Tài liệu tham khảo [1] Đặng Đình Kim, Lê Đức, Trần Văn Tựa, Bùi Thị 4. Kết luận Kim Anh, Đặng Thị An (2011). X lý ô nhiễm bằng thực vật, NXB Nông nghiệp. Qua th nghiệm trên, chúng tôi rút ra được [2] Rufus L Chaney, Minnie Malik, Yin M Li, Sally L một số kết luận như sau: Brown, Eric P Brewer, J Scott Angle, Alan JM Baker. (1997). “Phytoremediation of soil metal”, - Cây lu lu đực đều sinh trưởng và phát triển Current Opinion in Biotechnology, 8(3): 279-84. được trong môi trường đất canh tác bị ô nhiễm [3] Chen Tongbin, Wei Chaoyang, Huang Zechun, Cd và Pb. Tuy nhiên với hàm lượng Cd và Pb Huang Qifei, Lu Quanguo, Fan Zilian (2002). bổ sung khác nhau thì sinh khối của cây lu lu “Arsenic hyperaccumulator Pteris vittata L. and đực cũng khác nhau. Trong nghiên cứu này its arsenic accumulation”, Chinese Science chúng tôi thấy nếu bổ sung vào đất 200mg Bulletin 47(11): 902-5.
  7. P.T.M. Phương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 4 (2016) 29-35 35 [4] Varsha M., Nidhi M. and Anurag M. (2010). [5] Đặng Xuyến Như và CS. (2003). Nghiên cứu xác Heavy metals in plants: phytoremediation: Plants định một số giải pháp sinh học (thực vật và vi sinh used to remediate heavy metal pollution. Agric. vật) để x lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước Biol. J. N. Am., 1(1): 40-46. thải ở Thái Nguyên.2002-2003. Đề tài cấp Bộ. Study on the Affect of Cadmium (Cd) and Lead (Pb) Concentration in Soil to the Growth and Accumulation of These Metals in Solanum Nigrum L. Pham Thi My Phuong1,3, Le Tat Khuong1, Dang Thi Kim Chi2, Nguyen Manh Khai3 1Institute of Regional Research and Development, Ministry of Science and Technology 2HanoiUniversity of Science and Technology, No. 1, Dai Co Viet, Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam 3VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam Abstract: This study evaluated Cd and Pb accumulation by Solanum nigrum L. plants grown in difference Cd and Pb concentration in soil in 3 months of the experiment, aiming to assess the affect of the metal concentration in soil to the plant's ability remediating to grow in Cd and Pb-contaminated soil for phytoremediation purpose. The biomass of Solanum nigrum L. at Cd concentration in soil of 50mg/kg were 22.30 ± 2.11g/a tree, cumulatived Cd content in leaves of Solanum nigrum L. were 152.52 ± 10.33 mg/kg, in root were 745.45 ± 11.14 mg/kg and its ability to remove Cd reached a peak of 5.21 mg/a tree. At Pb concentration in soil of 3000mg/kg, the ability of Pb accumulation’s highest in stems and roots, respectively 311.27 ± 5.56 mg/kg and 1902.73 ± 10.35 mg/kg. When Pb content in soils around 1500 mg/kg, the biomass of trees’s relatively large, reaching 29.73 ± 3,15g/a tree, Pb accumulation capacity in leaves was 278.54 ± 6.14 mg/kg, in the roots was 1255.37 ± 7.36 mg/kg and capable of removing Pb from the soil is highest, reached 12.01 mg/a tree. Keywords: Cadmium, lead, Solanum nigrum L, accumulation.