Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ngãi

pdf 12 trang Gia Huy 19/05/2022 2450
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_giai_phap_phat_huy_vai_tro_cua_doanh_nghi.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ngãi

  1. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trường ĐH Kinh tế - Luật Đồng chủ nhiệm: PGS.TS. Phạm Đăng Phước - Trường ĐH Phạm Văn Đồng Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Luật Năm nghiệm thu: 2019 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh mới có 4.864 doanh nghiệp đang hoạt động trong số khoảng 7.000 doanh nghiệp đăng ký mã số thuế. So với quy mô dân số, số doanh nghiệp ở Quảng Ngãi chỉ đạt mức 3,5 doanh nghiệp/nghìn dân, thấp hơn 2 lần so với cả nước. Đồng thời với số lượng còn khiêm tốn, hoạt động của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là về vốn, nhân lực, quản trị doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, và siêu nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh nhìn chung còn yếu, công nghệ còn lạc hậu và chậm được đổi mới, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Để có những quyết sách đúng và giải pháp khả thi, phù hợp với đặc điểm của địa phương và bối cảnh của từng giai đoạn phát triển cần thiết phải dựa trên những nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn. Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi” được triển khai thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về tình hình phát triển, vai trò của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua, các nhân tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất, xây dựng các giải pháp thu hút đầu tư, phát triển và phát huy vai trò của doanh nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn mới. II. MỤC TIÊU Xác định các luận cứ khoa học về vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng/địa phương, trong đó xem xét đến các khía cạnh của phát triển bền vững. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua. Đưa ra các định hướng cần ưu tiên thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp ở các khu vực và ngành kinh tế; đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư, phát triển và phát huy vai trò của doanh nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Cơ sở lý luận về vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp Vai trò của doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tác nhân chính trên thị trường quyết định 294 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  2. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 việc sử dụng nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ và phân phối phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Với chức năng chính yếu đó, có thể dễ dàng nhận thấy vai trò của doanh nghiệp: Tạo ra của cải cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy sự phát triển và thực hiện trách nhiệm xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp + Yếu tố bên trong doanh nghiệp Như là các phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp: vốn, lao động và công nghệ là những yếu tố cần phải có để cho một doanh nghiệp hoạt động. Một doanh nghiệp có vốn, nguồn nhân lực chất lượng và ứng dụng công nghệ phù hợp là một trong những nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp. + Yếu tố môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, môi trường kinh doanh có thể được chia thành 2 nhóm nhân tố: nhóm nhân tố liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (môi trường chính trị, xã hội; luật pháp; tham nhũng; mức độ cạnh tranh); nhóm nhân tố liên quan đến hạ tầng (cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ) Kết quả hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp có liên quan đến sự tương tác giữa doanh nghiệp và môi trường mà nó hoạt động. Trong đó, các yếu tố như: chất lượng thể chế, năng lực quản trị công; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh; chính sách tín dụng và thuế; cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 2. Thực trạng và vai trò của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.1. Tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Ngãi (2018) trong Niên giám thống kê Quảng Ngãi 2017, tổng số lượng doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12/2016 là 3.399 doanh nghiệp, so với năm 2010 tăng gấp 1,3 lần. Dù rằng Quảng Ngãi là địa phương có diện tích khoảng 1,35% diện tích cả nước, chiếm 6,33% diện tích Vùng duyên hải miền Trung nhưng về số lượng doanh nghiệp, Quảng Ngãi chỉ đạt mức 0,64% so với cả nước và mức 5,5% so với Vùng. Thêm vào đó, Quảng Ngãi có khoảng 2,57 doanh nghiệp trên mỗi 1000 dân, thấp hơn 2 lần so với cả nước (5,45 doanh nghiệp/1000 dân) và chỉ bằng khoảng 80% so với trung bình chung của Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Nếu so sánh với các trung tâm kinh tế của Việt Nam, quá trình phát triển doanh nghiệp tại Quảng Ngãi còn ở mức rất thấp; số doanh nghiệp ở Quảng Ngãi chỉ bằng khoảng 24% số lượng doanh nghiệp và thấp hơn 5 lần về số lượng doanh nghiệp trên 1000 dân so với Đà Nẵng; nếu so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh thì các chỉ số này ở mức rất thấp tương ứng lần lượt 1,9% về số doanh nghiệp và thấp hơn 8,1 lần về số lượng doanh nghiệp trên 1000 dân. Như vậy, nếu chỉ xét riêng về số lượng doanh nghiệp, Quảng Ngãi đứng ở vị thế của nhóm những địa phương rất thấp, ngay cả khi so với các địa phương lân cận khác trong Vùng, Quảng Ngãi vẫn ở mức chậm phát triển hơn nhiều. Nếu mức độ phát triển về số lượng doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đạt 10 điểm thì Đà Nẵng đạt mức 6,1 điểm, trung bình chung cả nước đạt khoảng 2,6 điểm, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt mức 1,6; trong khi đó Quảng Ngãi chỉ ở mức 1,2 điểm. LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 295
  3. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Bảng 1: Mức độ đóng góp vào GRDP tỉnh Quảng Ngãi của doanh nghiệp theo loại hình kinh tế (theo giá so sánh 2010) DN ngoài DN có vốn đầu Năm Chỉ tiêu DNNN NN tư nước ngoài Tổng Đóng góp vào 15.429.892 2.993.607 173.092 18.596.591 2010 GRDP (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 52,71 10,23 0,59 63,52 Đóng góp vào 21.803.029 6.078.504 778.314 28.659.874 2016 GRDP (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 48,65 13,56 1,74 63,95 Đóng góp vào 21.542.020 6.725.587 1.020.430 29.288.037 2017 GRDP (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 37,39 22,9 2,41 62,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ngãi năm 2017) 2.2. Vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi những năm qua 2.2.1. Đóng góp đối với tăng trưởng Trong những năm qua, mức đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào GRDP Quảng Ngãi là khá lớn (trên 60%), gấp hơn 1,5 lần so với cá thể trong giai đoạn 2010-2017. Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất trong việc đóng góp vào GRDP, đóng góp dao động từ 49 - 54%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hằng năm riêng sản phẩm của nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đã đóng góp khoảng 30 - 35% vào GRDP của tỉnh (theo giá hiện hành) và tạo ra trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Mức đóng góp của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vào GRDP của Quảng Ngãi được thể hiện ở bảng 1. Như vậy, qua phân tích chúng ta có thể khẳng định rằng khu vực doanh nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. Vì thế thúc đẩy sự phát triển của khu vực này sẽ tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian sắp đến. Để thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp thì bên cạnh phát triển doanh nghiệp nhà nước, Quảng Ngãi cần có chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2.2.2. Vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Cộng đồng doanh nghiệp đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Trong giai đoạn 1990 - 2000, doanh nghiệp phát triển chủ yếu trong ngành công nghiệp với vai trò quyết định là doanh nghiệp nhà nước, ở các ngành khác chỉ có hoạt động của cá thể, hộ gia đình hoặc các hợp tác xã nông, ngư nghiệp. Đến nay, doanh nghiệp đã xuất hiện trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, một số ngành như hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao cũng đã có doanh nghiệp đầu tư vốn và đóng góp cho ngân sách. Ba lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn nhất tại Quảng Ngãi là công 296 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  4. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 nghiệp chế biến chế tạo (luôn chiếm hơn 30%), vận tải và kho bãi (dao động khoảng 20%) và xây dựng (dao động khoảng 15%). Cụ thể trong năm 2017, 3 lĩnh vực này chiếm 69,24% tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn Quảng Ngãi với tỷ lệ tương ứng: công nghiệp chế biến chế tạo 35,64%; vận tải và kho bãi 18,44% và xây dựng 15,16%. 2.2.3. Đóng góp của doanh nghiệp vào nguồn thu ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi Số liệu về thu ngân sách tỉnh từ 2010 đến 2017 có thể thấy NSNN tỉnh Quảng Ngãi có sự biến động mạnh qua các năm. Nguồn thu NSNN tỉnh Quảng Ngãi bị phụ thuộc khá nhiều vào sự đóng góp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tỷ trọng đóng góp của các khoản thuế vào tổng thu ngân sách của Quảng Ngãi dao động từ 57% đến 98,1%. Những sắc thuế có giá trị đóng góp cao nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nguồn thu NSNN từ khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu ngân sách của Quảng Ngãi, tỷ trọng đóng góp của khối doanh nghiệp vào nguồn thu ngân sách chiếm từ 92,53% đến 97,75% trong giai đoạn 2010 - 2017. Trong đó, đóng góp vào NSNN tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu từ doanh nghiệp nhà nước, trong đó phần lớn là đóng góp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất luôn chiếm giá trị lớn qua các năm, cao nhất là 25.163.525 triệu đồng năm 2013, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước dao động từ 74,11% đến 92,59% vào tổng thu ngân sách. Đóng góp của các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, dao động từ 4,40% đến 19,57% và tăng dần qua các năm từ 2010 - 2017; đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài còn rất thấp, dao động từ 0,34% đến 3,26%. 2.2.4. Vai trò của doanh nghiệp đối với vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động Đối với vấn đề việc làm Với hơn 67.300 lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó có 49.988 lao động làm việc trong khu vực DN ngoài nhà nước và khoảng 3.216 lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. So với năm 2010, quy mô lao động làm tại khu vực doanh nghiệp ở Quảng Ngãi đã tăng khoảng 1,3 lần; trong đó, nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng nhanh nhất với khoảng 4,5 lần trong 6 năm; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phần lớn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn trong đó nổi bật là Doosan và các doanh nghiệp liên quan trong hoạt động sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nặng. Nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước mà phần lớn là các công ty TNHH là khu vực thu hút hơn 55% số lượng lao động trong khối doanh nghiệp ở Quảng Ngãi có tốc độ thu hút lao động cao hơn mức trung bình chung (khoảng 1,35 lần so với năm 2010), bên cạnh đó, nhóm doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước cũng là nhóm doanh nghiệp thu hút nhiều lao động và cũng có sự gia tăng nhanh việc thu hút lao động tại Quảng Ngãi (với tỷ lệ so với năm 2010 khoảng 1,48 lần). Trung bình lao động trong một doanh nghiệp ở Quãng Ngãi vào năm 2016 là 20 người. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, số lao động nữ đang làm việc tại các doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng thấp, dao động từ 29,91% đến 34,19%. Điểm đáng chú ý là từ năm 2014 tỷ lệ lao động nữ trong khu vực FDI cao hơn 50%, đến năm 2016 chiếm 64,7%. Đối với vấn đề thu nhập của người lao động Theo thống kê, thu nhập bình quân của người lao động làm việc tại khu vực kinh tế tư nhân thấp nhất so với các khu vực kinh tế còn lại, 5,29 triệu đồng/người/tháng so với 10 triệu LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 297
  5. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 đồng/người/tháng của doanh nghiệp FDI và 9,88 triệu đồng/người/tháng của doanh nghiệp nhà nước trong năm 2016. Tăng trưởng thu nhập trung bình của lao động trong doanh nghiệp khá cao, trung bình là 13,3% năm trong giai đoạn 2010 - 2016. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tuy có mức thu nhập bình quân thấp nhất nhưng thu hút nhiều lao động mới và có tốc độ tăng thu nhập là 12,4%/năm thấp hơn khu vực nhà nước - 13,6% không đáng kể và tương đương với khu vực FDI 12,2%. 2.2.5. Đóng góp của doanh nghiệp đối với mục tiêu xoá đói giảm nghèo và cải thiện an sinh xã hội Đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo là 9,39% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều), so với các tỉnh lân cận và trung bình cả nước thì tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn cao. Bên cạnh những hỗ trợ từ ngân sách, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chung tay hỗ trợ cộng đồng, tập trung vào các hạng mục: y tế, giáo dục, đền ơn đáp nghĩa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người nghèo Nhiều chương trình quyên góp, từ thiện, học bổng, nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, cứu trợ lũ lụt, dịch bệnh .được thực hiện. Chẳng hạn, công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) năm 2017 và 2018, đã dành 70 tỷ đồng để thực hiện các chương trình hỗ trợ chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ từ thiện. 2.2.6. Doanh nghiệp đối với vấn đề môi trường Trong 4 KCN, hiện chỉ có Khu Kinh tế Dung Quất, KCN VSIP và KCN Quảng Phú có trạm xử lý nước thải tập trung. Một số doanh nghiệp đã lập sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và môi trường đối với các doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại, xử lý nước thải. Chẳng hạn như Công ty Doosan Vina, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi, Công ty điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn - Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi đã đầu tư một nhà máy xử lý nước thải có công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay tại Việt Nam với công suất lên đến 11.000m3/ngày đêm. 3. Định hướng và giải pháp nhằm thu hút đầu tư, phát triển và phát huy vai trò của doanh nghiệp 3.1. Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư, phát huy vai trò của doanh nghiệp theo ngành kinh tế Công nghiệp cần đột phá trong phát triển Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp công nghiệp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt chú trọng khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của Tỉnh để phát triển công nghiệp, nhất là những lợi thế đã được định hình từ Khu kinh tế Dung Quất trong phát triển ngành công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ và sản phẩm từ ngành công nghiệp hoá dầu, cơ khí; kết nối với Khu kinh tế Chu Lai - Quảng Nam trong liên kết và tương hỗ trong phát triển công nghiệp chế tạo, ngành công nghiệp khí hoá lỏng, đón đầu những tác động lan toả của dự án Cá Voi Xanh. Khuyến khích 298 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  6. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp phía đông bắc tỉnh, nơi có điều kiện gắn kết với Quảng Nam và Đà Nẵng, kết nối với thị trường quốc tế bằng đường biển, có các dịch vụ về cảng biển và hạ tầng hỗ doanh nghiệp nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ra thị trường. Theo đó, Quảng Ngãi cần đặt ra mục tiêu là điểm đặt chân của các tập đoàn kinh tế lớn trong nước và thế giới, đặc biệt là các tập đoàn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ân Độ và Hoa Kỳ trong ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất ra các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, phục vụ thị trường thế giới như sản phẩm điện, điện tử (như trường hợp Thái Nguyên, Bắc Ninh với sự hiện dện của Samsung); xe máy, ô tô (như trường hợp Vĩnh Phúc với sự hiện diện của Toyota, Honda). Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và lựa chọn mô hình phù hợp với Quảng Ngãi Quảng Ngãi cần nắm bắt thời cơ và khai thác lợi thế riêng biệt, đặc biệt của đảo Lý Sơn kết hợp với các bãi biển, danh lam thăng cảnh trong đất liền cho phát triển du lịch. Trong giai đoạn ngắn và trung hạn, với những lợi thế và khác biệt của Quảng Ngãi, đặc biệt là vai trò của đảo Lý Sơn đã được định hình trên bản đồ du lịch trong nước, tỉnh cần thu hút đầu tư mở rộng không gian du lịch về phía đông băc, sau đó là phía nam và phía tây. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp để phát triển du lịch ở Quảng Ngãi cần có cách tiếp cận với mô hình phù hợp với các khu vực của tỉnh. Quảng Ngãi có thể kết hợp cả 2 mô hình phát triển du lịch cho địa phương. Một mặt, mô hình phát triển du lịch Hội An là mô hình phát triển phù hợp cho vùng huyện đảo Lý Sơn thúc đẩy sự tham gia của các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ phát triển dựa trên các tài nguyên bản địa, các giá trị văn hóa lịch sử. Mặt khác, với tài nguyên du lịch biển trên các vùng ở bờ, tỉnh có thể kết nối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn để thực hiện đầu tư tạo nên các điểm đến hấp dẫn tại địa phương. Bên cạnh phát triển du lịch, Quảng Ngãi cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông, thương mại vì sự phát triển của nó có tỉnh lan toả và hỗ trợ phát triển cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực và năng lực xã hội phát triển các dịch vụ công và dịch vụ xã hội khác Quảng Ngãi cần chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công thông qua hình thức chuyển giao cho các doanh nghiệp. Ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện, đặc biệt là ở địa bàn các huyện đối với hoạt động vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải; chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho các doanh nghiệp có đủ tiềm lực về chuyên môn và tài chính đối với hoạt động giáo dục đào tạo, y tế, tư vấn ; tư nhân hóa một số dịch vụ công theo những tiêu chí về quyền lợi và trách nhiệm có sự giám sát và bảo đảm lợi ích công cộng đối với các hoạt động giao thông vận tải, cung cấp nước sạch, chiếu sáng đường phố Phát triển nông nghiệp theo đó gắn sản xuất với thị trường và gắn nông nghiệp sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, gắn doanh nghiệp với người nông dân Tỉnh cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ vượt trội, đặc biệt là việc tiếp cận đất LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 299
  7. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 đai, hỗ trợ tín dụng và cần có các khoản đầu tư của Nhà nước vào phát triển các hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ phát triển nông nghiệp như giao thông nông thôn, thuỷ lợi, kho bãi, dịch vụ hậu cần sau thu hoạch, khai thác. Với lợi thế phát triển ngành thủy, hải sản, Quảng Ngãi cần ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá: đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản, trước hết là cảng cá Sa Huỳnh, cảng cá Sa Cần, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ; mở rộng vũng neo đậu tàu thuyền và trung tâm dịch vụ nghề cá Lý Sơn. Ngoài ra, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong nông nghiệp và ở nông thôn trong điều kiện hiện nay có nhiều cơ hội đem lại giá trị kinh tế cao và hỗ trợ phát triển du lịch địa phương. Để cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ở Quảng Ngãi cần gắn sản xuất nông nghiệp với ứng dụng công nghệ, hay thường được nói đến như là nông nghiệp công nghệ cao. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, địa phương cần phân bổ nguồn vốn nhà nước, và tập trung thu hút nguồn lực tài chính đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, và có chiến lược phát triển dài hạn, trước hết cần tập trung vào loại cây công nghiệp (cây quế, cây mì, cây mía, cây tôi, ) và ngành chăn nuôi như nuôi bò lấy sữa và thịt, nuôi trồng thuỷ sản, 3.2. Định hướng thu hút đầu tư và phát huy vai trò của doanh nghiệp theo thành phần kinh tế Phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và khu vực doanh nghiệp FDI cần được coi là định hướng chính yếu trong việc thu hút đầu tư, phát huy vai trò của doanh nghiệp ở Quảng Ngãi. Thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước để kinh tế tư nhân thật sự đóng vai trò là động lực quan trọng cho sự phát triển - xã hội Quảng Ngãi Việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp cận trên bốn hướng sau: Một là, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp hiện hữu trên địa bàn tỉnh phát triển lớn mạnh, sớm có được các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp và dịch vụ được xếp trong top doanh nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò đặc biệt đối với các địa phương trong việc tạo công ăn việc làm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Chính quyền cần xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa: hỗ trợ vốn, nguồn lực, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp; mặt bằng kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, vận tải, du lịch và cung ứng các dịch vụ cho hoạt động công nghiệp tại Tỉnh. Hai là, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đặc biệt là hình thành hệ sinh thái cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thu hút các bạn trẻ là con em của quê hương đang làm việc, học tập ở các nơi trong và ngoài nước về quê hương khởi nghiệp, đặc biệt là việc thành lập các doanh nghiệp công nghệ, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trên môi trường mạng internet - nơi mà ở đó không vị trí địa lý của công ty cung cấp dịch vụ không là yếu tố quan trọng cho sự phát các sản phẩm ra thị trường. Ba là, thúc đẩy và có những chính sách hỗ trợ cụ thể về thuế, tài chính, dịch vụ kế toán, 300 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  8. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 tiếp cận nguồn lực, thông tin thị trường,. để khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bốn là, thu hút các doanh nghiệp tư nhân ngoài tỉnh đến đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Quảng Ngãi. Sự tham gia của các doanh nghiệp đều cần được đặt trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Thu hút và phát huy vai trò của doanh nghiệp khu vực FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa vì ngoài chất lượng nguồn vốn còn vấn đề chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý. Quảng Ngãi đã nhận được sự đầu tư và hình thành Khu công nghiệp VSIP, đây là nhân tố rất quan trọng cho việc thu hút các dự án FDI khác vào Quảng Ngãi trong những năm tiếp theo. Việc thu hút doanh nghiệp FDI cũng cần đặt trong mục tiêu và yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển cho chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, tập trung phát triển những lĩnh vực đặc thù và có thế mạnh của tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài phải chuyển từ thu hút ít có điều kiện chọn lọc sang có chọn lọc và định hướng, FDI cần thực hiện theo hướng phát triển bền vững, giảm thiểu tiêu cực và tăng lợi ích tiềm năng cho nền kinh tế. Tăng cường thu hút doanh nghiệp FDI sở hữu công nghệ cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh. Tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường, loại bỏ các dự án kém và kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong tương lai. 3.3. Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư, phát huy vai trò của doanh nghiệp theo địa bàn Trong giai đoạn từ nay đến 2025, Quảng Ngãi cần sớm hình thành cực tăng trưởng và phát triển ở vùng đồng bằng, ven biển và hải đảo, đặc biệt là khu vực đông bắc của tỉnh với các địa bàn Thành phố Quảng Ngãi - Sơn Tịnh - Bình Sơn và Lý Sơn. Đây là khu vực có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; là khu vực có sự kết nối rất thuận lợi với các trung tâm phát triển trong và ngoài nước; phù hợp với với định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; với chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt đến vai trò của Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP và huyện đảo Lý Sơn. Mở rộng Khu kinh tế Dung Quất theo quy hoạch, hình thành Trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, găn với cảng nước sâu Dung Quất, sân bay Quốc tế Chu Lai. Định hình Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP không chỉ là trung tâm kinh tế, một cực tăng trưởng của Quảng Ngãi mà còn là cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phát triển huyện đảo Lý Sơn thành đảo du lịch xanh sạch đẹp, theo hướng bền vững sẽ tạo ra điểm nhấn quan trọng cho phát triển ngành du lịch của tỉnh và lan toả sang các ngành kinh tế khác. Quảng Ngãi cũng cần sớm hình thành, thu hút đầu tư triển khai các dự án phát triển hành lang kinh tế ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, nối Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định (Quảng Ngãi đóng vai trò trung tâm trong tam giác này) tạo mối liên kết phát triển khu vực Đông băc của tỉnh với khu vực phía Nam của tỉnh - nơi cũng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch và kinh tế biển, và rộng hơn là kết nối với các tỉnh lân cận, với vùng duyên hải LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 301
  9. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Nam Trung bộ và cả nước. Đồng thời, Thành phố Quảng Ngãi với vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương đối hoàn chỉnh, một trong những đầu mối giao thông quan trọng và trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển vùng đông bắc của tỉnh và cả các vùng khác. Do vậy, thu hút đầu tư phát triển Thành phố Quảng Ngãi cũng cần đặt trọng tâm trong chiến lược phát triển của tỉnh. Đối với vùng miền núi phía tây, tỉnh cần hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng này đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển vùng, ngành. Trong đó, cần sớm lập quy hoạch các vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị kinh tế cao; quy hoạch xây dựng phát triển các khu dân cư, điểm dân cư tập trung, rà soát lại quỹ đất, bố trí sắp xếp lại dân cư và phát triển theo mô hình nông thôn mới, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. 3.4. Các giải pháp tạo nền tảng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhằm phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi Để phát triển các doanh nghiệp hiện hữu trên địa bàn và thu hút đầu tư của doanh nghiệp mới vào tỉnh đặt ra nhu cầu bức thiết của việc cần phải cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn Quảng Ngãi. Theo đó, các chỉ số được đánh giá thấp như tính năng động, hiệu quả của quản trị công, hiệu quả thực thi chính sách, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, phát triển hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực trong kinh doanh, .là những vấn đề cần được ưu tiên cải thiện. 3.4.1. Đổi mới tư duy quản lý, cải thiện các yếu tố trong quản trị công địa phương Đổi mới tư duy quản lý Để phát huy vai trò động lực quan trọng của doanh nghiệp cho sự phát triển kinh tế-xã hội, Quảng Ngãi cần tiếp tục đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế. Trong đó, Chính quyền cần tôn trọng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh các quan hệ kinh tế trên thị trường, phát triển đầy đủ các loại thị trường và đề cao vai trò của thị trường để các nguồn lực trong nền kinh tế của tỉnh được phân bổ dựa trên hiệu quả; phát huy sự năng động của các thành phần kinh tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường; chính quyền quản lý không nhằm mục tiêu xác lập trật tự, kiểm soát nguồn lực trên địa phương mà cần xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp, đóng vai trò bàn đỡ cho các hoạt động kinh tế của người dân để thúc đẩy sự phát triển. Cải thiện các yếu tố trong quản trị công địa phương, xây dựng chính quyền năng động phục vụ doanh nghiệp Thứ nhất, các cải thiện về bộ máy thực thi chính sách của địa phương, đặc biệt đối với các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, cải thiện các chính sách trong phạm vi địa phương đồng thời với việc xem xét lại các chính sách hiện hữu. 3.4.2. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường và các nguồn lực 302 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  10. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 trong kinh doanh Chính quyền cần tích cực hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, kết nối thị trường, đặc biệt không chỉ các thị trường trong nước, mà còn các thị trường xuất khẩu. Đồng thời, quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng các chỉ dẫn địa lý, các thương hiệu mạnh cho các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương. Hình thành Quỹ hỗ trợ DNNVV tại địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương tiếp cận Quỹ của trung ương như: Quỹ hỗ trợ DNNVV hình thành và hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; hay Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Startup Vietnam Foundation (SVF). Đồng thời, cần phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Hội doanh nhân trẻ để làm tốt chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân tài phát huy hết khả năng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh. Quảng Ngãi cũng cần sắp xếp lại cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng và đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với trình độ cao và các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ đồng bộ, trọng tâm là xây dựng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Xây dựng chiến lược, kế hoạch khả thi trong việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa, doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Tiến hành quy hoạch, xây dựng, hình thành và phát triển một số cơ quan khoa học - công nghệ của tỉnh như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới, ở đó trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu, cải thiện kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi, công bằng và minh bạch trong tiếp cận đất đai. 3.4.3. Phát triển và cải thiện yếu tố hạ tầng kỹ thuật Tỉnh cần tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa các địa phương trong tỉnh và giữa Quảng Ngãi với các tỉnh trong khu vực. Cụ thể như: Về giao thông, đối với đường bộ, Nhóm nghiên cứu đề xuất tỉnh nên xem xét phân kỳ đầu tư, nâng cấp hệ thống các đừng trục dọc (7 tuyến chính), trục ngang (3 tuyến chính) của tỉnh. Bên cạnh đó, hiện nay, trên tuyến đường từ Quảng Ngãi - Đà Nẵng đã có đường cao tốc, đây là một điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các hoạt động giao thương của doanh nghiệp. Vận động sự ủng hộ của các cơ quan Trung ương để dự án cao tốc nối Quảng Ngãi với các tỉnh Bình Đình - Phú Yên - Khánh Hoá sớm triển khai; phối hợp các tỉnh Tây Nguyên nâng cấp quốc lộ 24; Quảng Ngãi cần sớm xúc tiến xây dựng hệ thống đường sắt kết nối Khu Kinh tế Dung Quất, cảng Dung Quất với hệ thống đường sắt Bắc - Nam để thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quốc và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá. Về đường hàng không, đối với Quảng Ngãi, việc tăng kết nối với sân bay quốc tế Chu Lai không chỉ thông qua kết nối cơ sở hạ tầng mà còn kết nối thông qua các hoạt động vận tải - kinh doanh, đặc biệt hoạt động vận tải khách du lịch, kết nối với các doanh nghiệp vận tải hàng không-doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, tỉnh cần nghiên cứu khôi phục lại sân bay Lý Sơn để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, kết hợp phát triển kinh tế, du lịch với quốc LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 303
  11. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 phòng và an ninh. Đối với đường thủy, phát triển cảng Dung Quất thành cảng chuyên dùng và tổng hợp container, thành cảng quốc tế. Tỉnh cần nghiên cứu phát triển các hệ thống giao thông đường thủy nội địa. Về cung cấp điện, bên cạnh duy trì nguồn điện và đảm bảo chất lượng mạng lưới cấp điện đáp ứng nhu cầu ở hiện tại, Quảng Ngãi cần tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên tận dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời để phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là ở khu vực ven biển và huyện đảo Lý Sơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sinh hoạt của người dân, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Về thông tin - truyền thông, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, dịch vụ thông tin - truyền thông ở các khu công nghiệp, khu dân cư mới. Triển khai các dịch vụ cơ bản của Chính phủ điện tử. Về cấp, thoát nước và xử lý nước thải, cải tạo hệ thống cấp nước và nâng công suất của nhà máy nước tại thành phố Quảng Ngãi; nhà máy nước Dung Quất. Đồng thời điều tra bổ sung và quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước tại các đô thị mới và các khu công nghiệp. Đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng xử lý nước thải tại các KCN, CCN và các cơ sở sản xuất công nghiệp để đảm bảo nước thải công nghiệp đều được thu gom, xử ý đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn trước khi xả thải xa môi trường. 3.4.4. Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư và thuế đối với doanh nghiệp Xây dựng danh mục các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Tiếp tục nghiên cứu và bổ sung danh mục ưu tiên đầu tư trên cơ sở đảm bảo phát triển bền vững và khai thác hiệu quả lợi thế của Quảng Ngãi đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu trực tiếp tại địa phương trên cơ sở tận dụng lợi thế của khu công nghiệp Việt Nam - Singapore và Khu kinh tế mở Dung Quất. Bên cạnh đó các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư và đầu tư bao gồm: sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hải sản, logistics, cảng biển và đặc biệt là phát triển du lịch. Xúc tiến đầu tư: Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án của nhà đầu tư có tiềm năng, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, dự án tận dụng lợi thế địa phương. Đa dạng hoá công tác xúc tiến đầu tư, trong đó chú trọng đến công tác khảo sát, nghiên cứu kênh thông tin được các nhà đầu tư tin cậy, thường xuyên khảo sát làm cơ sở xác định đúng hướng xúc tiến đầu tư, tránh lãng phí ngân sách. Về chính sách thuế: Để tiến đến một cơ cấu ngân sách bền vững, Quảng Ngãi cần quan tâm nhiều đến khía cạnh hành thu và chiến lược nuôi dưỡng nguồn thu tại địa phương. Với cấp độ địa phương, đặc biệt với số lượng doanh nghiệp chưa nhiều, việc nuôi dưỡng nguồn thu luôn là một nhân tố quan trọng trong tầm nhìn phát triển của địa phương. 3.4.5. Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường Quảng Ngãi đang thu hút nhiều dự án công nghiệp nặng, công nghiệp có rủi ro ô nhiễm cao. Quá trình tập trung các doanh nghiệp công nghiệp nặng hiện nằm dọc bờ biển mang lại những rủi ro đến các hoạt động kinh tế khác, đặc biệt là ngành du lịch và sinh kế của người 304 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  12. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 dân ở các khu vực có liên quan. Trong khi đó, ngành du lịch của tỉnh với các lợi thế về địa hình, địa chất đa dạng (công viên địa chất toàn cầu) cùng các di tích lịch sử và đảo Lý Sơn đang nổi lên như là các động lực tiềm năng cho ngành du lịch Quảng Ngãi phát triển mạnh. Kinh tế biển và du lịch không chỉ đóng một vai trò quan trọng đối với cơ cấu kinh tế Quảng Ngãi mà còn gắn kết chặt chẽ với sinh kế của người dân ở các khu vực ven biển. Theo quan điểm của Nhóm nghiên cứu, cần khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng giải pháp công nghệ sạch trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, và các thiết bị đảm bảo quy trình xử lý chất thải trước khi xả thải vào môi trường. Điều này đòi hỏi trước hết cần thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt để đầu tư, thứ đến là sự hỗ trợ của tỉnh cho doanh nghiệp hiện hữu cải tiến công nghệ, bảo vệ môi trường. Đối với các dự án mới xin cấp phép đầu tư, đặc biệt các dự án có nguy cơ xả thải chất thải độc hại ra môi trường, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường, và kiểm tra chặt chẽ việc xây dựng lắp đặt hệ thống dây chuyền công nghệ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. IV. KẾT LUẬN Tổng số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, theo số liệu của Cục Thống kê (2018), tính tại thời điểm 31/12/2016 là 3.399 doanh nghiệp, tăng gấp 1, 3 lần so với năm 2010. Khu vực doanh nghiệp đã có những đóng góp quan trong đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi: đóng góp 60% về GRDP; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp, ngành dịch vụ, du lịch. Doanh nghiệp cũng tạo việc làm và thu nhập cho 67.310 lao động, trong đó lao động làm việc tại khu vực kinh tế tư nhân có mức thu nhập là 5,29 triệu đồng/người/tháng, tương ứng khu vực doanh nghiệp FDI là 10 triệu đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 9,88 triệu đồng/người/tháng; đóng góp vào nguồn thu NSNN chiếm tỷ trọng rất cao, từ 92,53% đến 97,75% trong giai đoạn 2010 - 2017. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; Các kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép khẳng định rằng, doanh nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi những năm qua LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 305