Nghiên cứu độ đàn hồi vải dệt kim

pdf 5 trang Gia Huy 1910
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu độ đàn hồi vải dệt kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_do_dan_hoi_vai_det_kim.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu độ đàn hồi vải dệt kim

  1. NGHIÊN CỨU ĐỘ ĐÀN HỒI VẢI DỆT KIM Nguyễn Phương Thảo, Đỗ Kiều Trang, Trần Thị Thiên Hương, Nguyễn Ngọc Tố Uyên, Trương Ngọc Hiền Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ TÓM TẮT Nghiên cứu độ đàn hồi của vải dệt kim bằng phương pháp thực nghiệm như kéo giãn và may mẫu. Nhóm nghiên cứu đánh giá và đưa ra các tiêu chuẩn đàn hồi về ngoại quan, về độ căng để xây dựng bảng Hệ số đàn hồi trên một số loại vải dệt kim thông dụng. Từ khóa: dệt kim, phương pháp ,thực nghiệm, xây dựng, đàn hồi. 1 TỔNG QUAN Đối với sinh viên ngành May và TKTT, kỹ năng thiết kế và lắp ráp sản phẩm từ vải dệt kim là một trong những kỹ năng cần phải có. Như đã biết, vải dệt kim là loại vải có độ co giãn, đàn hồi cao và tùy thuộc vào từng loại vải mà có độ co giãn, đàn hồi khác nhau. Sau khi nghiên cứu về cấu trúc và độ đàn hồi của vải dệt kim, chúng tôi nhận thấy việc tính toán được thông số đàn hồi là một chỉ tiêu có vai trò quan trọng trong công tác thiết kế và sản xuất hàng may mặc từ vải dệt kim. Vì lí do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu độ đàn hồi của vải dệt kim bằng phương pháp thực nghiệm” theo hướng nghiên cứu phương pháp tính toán độ đàn hồi và thử nghiệm kết quả tính toán trong thực tế để. Do vậy, đề tài được thực hiện nhằm tạo ra một bảng hệ số về độ co giãn và đàn hồi của vải dệt kim trên một số loại vải. Từ đó nhóm nghiên cứu đánh giá và đưa ra các tiêu chuẩn đàn hồi cho quá trình thực nghiệm cụ thể như sau: Về ngoại quan Nếu vải trơn, không có hoa văn, ta quan sát hình dáng của vòng sợi, khi ta kéo giãn vòng sợi chỉ bị thay đổi nhỏ về hình dạng, không bị biến dạng; đường trụ vòng không bị xiên lệch nhiều. Nếu vải có hoa văn, hoa văn không bị thay đổi hoàn toàn kích thước và kiểu dáng, đặc biệt với hoa văn in không bị bể mặt, nứt hoa văn Về độ căng Vải không bị căng tức quá mức, vẫn giữ được độ thoải mái, an toàn cho người mặc. Sản phẩm khi mặc lên không bị nhăn. Sau đó nhóm tiến hành xây dựng phương pháp tính độ đàn hồi đó là dựa trên phương pháp kéo giãn cơ lý. Do phần lớn trang phục mặc chủ yếu chịu tác động của những lực cơ học và chủ yếu hướng chịu tác động theo chiều ngang cơ thể. Dựa trên đặc điểm này, chúng tôi đã 951
  2. thực hiện thí nghiệm. ơn nữa vùng bị tác động của lực kéo giãn nhiều nhất tại 3 vị trí ngực, eo, mông. Nhưng tại 3 vị trí này có thông số khác nhau vì vậy độ đàn hồi cũng khác nhau. Do đó, cần xác định độ đàn hồi phù hợp với từng vị trí. Vì điều kiện cơ sở vật chất không cho phép, chúng tôi đã dùng các phương pháp thủ công để thực hiện thí nghiệm kéo giãn, kết quả của thí nghiệm mang tính tương đối và minh hoạ. Chúng tôi đã tính toán độ dài mẫu chuẩn dựa trên trung bình của 3 số đo vòng ngực, eo, mông của size chuẩn: Độ dài mẫu chuẩn L = (Ngực + Eo + Mông)/12 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Kết quả hương pháp tính đ n hồi Phương pháp được xây dựng dựa trên phương pháp kéo giãn cơ lý.(3 lần ) Chưa kéo giãn Kéo giãn lần 1 Kéo giãn lần 2 Kéo giãn lần 3 Hình 1. Thí nghiệm kéo giãn Ghi nhận lại kết quả và tính toán độ chênh lệch Δ so với thông số chiều dài mẫu ban đầu: Δ = L1 – L trong đó: L1: độ dài mẫu sau kéo giãn Dựa vào Δ, tính toán phần trăm đàn hồi: % đàn hồi = Δ/ L khi đã có % đàn hồi, chúng tôi tính toán độ đàn hồi thực tế tại các vị trí ngực, eo, mông. Kết quả thực nghiệm Độ đàn hồi tại vị trí A = Số đo tại vị trí A x phần trăm đàn hồi 2.2 Mẫu vải Để tiến hành thực nghiệm, nhóm nghiên cứu tiến hành chọn 10 mẫu vải với kiểu dệt, trọng lượng, độ dày sao cho phù hợp với kiểu dáng và tính chất sản phẩm đầm ôm, đồng thời là các loại vải dệt kim phổ biến. 952
  3. 2.3 Mẫu thực nghiệm Mẫu sản phẩm là đầm body ôm sát thân, cổ tròn, không tay để nghiên cứu. Hình 1. Mẫu đầm ôm, không cổ, không tay 2.4 Tính độ đ n hồi của vải tại v trí Ngực, Eo, Mông, Lai Tính độ dài mẫu chuẩn. Manoquine size M có các số đo Ngực/Eo/Mông = 90/62/94 Độ dài chuẩn L = (90 + 60 + 94)/12 = 20,5 cm 3 THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM KÉO GIÃN Nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm kéo giãn, dựa vào tiêu chuẩn đàn hồi để dừng kéo giãn, ghi nhận số liệu và tính toán độ đàn hồi. (Bảng minh họa cho 3 mẫu vải) Bảng 2. Tính toán độ đàn hồi của vải thực nghiệm Thông số đ n hồi Độ dài STT Mã số chuẩn Kéo giãn % Kéo giãn % Kéo giãn % Mức 1 đ n hồi Mức 2 đ n hồi Mức 3 đ n hồi 1 TS-PTV 165 20,5 23 12.2 24,5 19,5 26 26,8 2 TS-PTV 186 20,5 22 7.3 23 12,2 24 17,1 3 TS-PTV 134 20,5 22,5 9.8 23,5 14,6 27,5 34,1 953
  4. 4 KÉO GIÃN Mã TS-PTV 165 Mô tả vải: vải dệt hoa một mặt phải, độ đàn hồi dọc và độ đàn hồi ngang nhiều, bề mặt nổi rõ vân hoa. Thí nghiệm kéo giãn Thông tin Trước kéo giãn Mức độ Mức độ Mức độ Mặt trước Mặ sau Bề mặ vải Hình 2. Kết quả thử nghiệm Mã 165 5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã rút ra một số kết quả như sau: - Tuỳ thuộc vào kiểu dệt và thành phần ơ, sợi mà vải có độ đàn hồi khác nhau. Trọng lượng và độ dày của vải cũng có ảnh hưởng lớn đến độ đàn hồi, một số mẫu thực nghiệm khi chúng tôi tiến hành kéo giãn mặt vải không bị biến dạng nhiều. 954
  5. - Trong các lần kéo giãn, thông số của mức độ 1 và mức độ 2 là thông số nằm trong ngưỡng đạt yêu cầu của ngoại quan trên mặt vải, thông số của mức độ 3 là thông số vượt ngưỡng. - Dựa vào phân tích ngoại quan mặt vải chúng ta có thể đưa ra thông số đàn hồi khá phù hợp cho sản phẩm. 6 KẾT LUẬN Đề tài “Nghiên cứu đ đ n hồi của vải dệt kim b ng phương pháp thực nghiệm” được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy các môn học trên vải dệt kim. Làm thế nào để có thể hiểu và vận dụng kiến thức một cách tối ưu và hiệu quả. Nhóm nghiên cứu mong rằng bộ catalogue này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các giảng viên và sinh viên. Đề xuất: kết quả nghiên cứu của đề tài nên được áp dụng trong giảng dạy các môn học có liên quan đến vải dệt kim ướng mở của đề tài: nên được tiếp tục đi sâu nghiên cứu thêm về độ đàn hồi dọc của vải. Ngoài ra, đề tài có thể mở rộng nghiên cứu theo hướng chế tạo bộ dụng cụ hỗ trợ công tác tính toán độ đàn hồi của vải TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tài liệu học tập môn Vật liệu dệt may, ThS. Trần Thị Kim Phượng (HUTECH)- 2018. [2] nghiem-2202466.html [3] cau-truc-vai-det-kim-den-tinh-dan-hoi-cua-no.htm [4] vai-det-kim-dan-tinh-cao-va-1489718.html [5] keo-dut-va-do-gian-dut 955