Nghiên cứu mở tuyến vận tải kết hợp du lịch và dịch vụ tới các đảo và nhà giàn ngoài khơi trên vùng biển Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu mở tuyến vận tải kết hợp du lịch và dịch vụ tới các đảo và nhà giàn ngoài khơi trên vùng biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_mo_tuyen_van_tai_ket_hop_du_lich_va_dich_vu_toi_c.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu mở tuyến vận tải kết hợp du lịch và dịch vụ tới các đảo và nhà giàn ngoài khơi trên vùng biển Việt Nam
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD NGHIÊN CỨU MỞ TUYẾN VẬN TẢI KẾT HỢP DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ TỚI CÁC ĐẢO VÀ NHÀ GIÀN NGOÀI KHƠI TRÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM NEW TRANSPORT ROUTES COMBINE TOURISM AND SERVICES TO OFFSHORE ISLANDS AND RIGS ON VIET NAM’S SEA Hoàng Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Hà GVHD: TS. Nguyễn Hữu Hùng Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam hanghoang6273@gmail.com TÓM TẮT Củng cố vấn đề chủ quyền biển đảo, nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của các đảo xa bờ là một trong những định hướng chiến lược hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó việc cung ứng thêm các nhu yếu phẩm cần thiết cho các chiến sĩ và nhân dân trên các đảo xa bờ, nhà giàn ngoài khơi đang rất cần thiết vì vậy trên cơ sở phân tích thực trạng về vấn đề tàu ra các đảo xa cũng như thiếu thốn các như yếu phầm cần thiết, từ đó nghiên cứu mở các tuyến vận tải kết hợp du lịch và dịch vụ theo 3 miền Tổ quốc nhằm tạo ra các chuyến tàu đinh tuyến, nối gần khoảng cách giữa đất liền và đảo xa. Từ khóa: Thực trạng kết hợp du lịch và dịch vụ tới đảo xa bờ; tuyến kết hợp; du lịch và dịch vụ; đảo xa bờ; nhà giàn ngoài khơi, vùng biển Việt Nam. ABSTRACT Consolidating maritime sovereignty issues, raising awareness of people about the importance of the offshore islands is one of the current strategic orientations of Vietnam. Besides the provision of additional necessary supplies for the soldiers and people on the offshore islands, the offshore rigs are needed, so on the basis of a current situation’s analysis on the issue of ship off the remote island and shortage of basic necessities, from that opening transport routes combine tourism and services into three national regions to create routing trains to shorten distance between land and remote islands. Keywords: current situation about combining tourism and services to offshore islands; combined routes; tourism and services; offshore rigs; Viet Nam’s sea. 1. Giới thiệu Tính cấp thiết và cấp bách của chủ đề nghiên cứu: do tình hình về vấn đề chủ quyền biển đảo đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, bên cạnh đó các đảo xa bờ và nhà giàn vẫn còn nhiều thiếu thốn về nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy chủ đề nghiên cứu muốn chạm đến những phần đang cần giải quyết nhất hiện nay. Các vấn đề mà nghiên cứu sẽ giải quyết: + tuyến hành trình ra các nhà đèn, nhà giàn và các đảo xa bờ + cỡ tàu trên từng chuyến vận chuyển. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Đặc điểm của vận tải biển (TS. Nguyễn Hữu Hùng, 2013, Giáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển). Vận tải biển có tính hội nhập cao Môi trường sản xuất rộng lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro Vận tải biển có thể chuyên chở mọi loại hàng trong buôn bán quốc tế 397
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Vận tải biển thích hợp với chuyên chở trên cự ly rất dài, khối lượng lớn Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn và giá cả rất thấp Vận tải biển không thích hợp với chuyên chở những hàng hóa đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh. 2.1.2. Đặc điểm của vận tải kết hợp hàng hóa và hành khách bằng đường biển. Có thể kết hợp giữa chuyên chở hàng hóa với dịch vụ du lịch để đạt hiệu quả khai thác cao hơn Thời gian hành trình và tuyến đường Yêu cầu đặc biệt về phương tiện vận chuyển Sự phát triển đi cùng sự phát triển của cơ sở vật chất tương ứng Thích hợp với xu thế phát triển vận tải đa phương thức 2.1.3. Các chi phí liên quan đến hình thức vận tải kết hợp hàng hóa và hành khách (TS. Nguyễn Hữu Hùng, 2013, Giáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển; PGS. TS. Đặng Công Xưởng, 2013, Giáo trình Đại lý tàu biển và giao nhận hàng hóa tại cảng). Tổng chi phí chuyến đi bao gồm chí cố định và chi phí biến đổi. Trong đó: Chi phí cố định bao gồm: Chi phí khấu hao, bảo hiểm, sửa chữa, lương thuyền viên, chi phí quản lý và chi phí khác. Chi phí biến đổi bao gồm: Chi phí nhiên liệu, nước ngọt, tiền ăn, cảng phí, 2.1.4. Giá thành và giá cước trong vận tải khách hàng (TS. Nguyễn Hữu Hùng, 2013, Giáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển). Quy luật kinh tế về giá cả - giá trị là môt trong hai quy luật cơ bản để xây dựng giá cược vận chuyển. Để xác định mức cước hợp lý trong điều kiện thị trường ổn định, người vận chuyển phải biết được mức chi phí mà mình đã bỏ ra cho một đơn vị vận chuyển với một điều kiện sản xuất nhất định. Chi phí mà tàu bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm vận chuyển hoặc cho một đơn vị vận chuyển được gọi là giá thành vận chuyển. 2.1.5. Sơ đồ tổ chức chạy tàu và lựa chọn phương án tối ưu (TS. Nguyễn Hữu Hùng, 2015, Giáo trình Khai thác tàu) Tổ chức chạy tàu theo chuyến vòng tròn khép kín (Network Liner Service). Lựa chọn phương án tối ưu dựa trên tính toán giá trị hiện tại ròng NPV. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Duy vật biện chứng áp dụng để định tuyến. 3.1.2. Phương pháp thống kê để thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu. 3.1.3. Tính toán, sử dụng các chỉ tiêu kinh tế. 3.1.4. So sánh, phân tích để lựa chọn phương án tối ưu. 4. Kết quả và đánh giá 4.1. Kết quả Đề xuất được các tuyến hành trình kết hợp du lịch và vận chuyển theo ba miền đất nước. - Dự chi chi phí theo chuyến cho từng tuyến tàu. - Lựa chọn được cỡ tàu phù hợp khai thác trên mỗi tuyến. - Tính toán sơ bộ được giá thành theo chuyến dựa trên số lượng hành khách chuyên chở. - Lập lịch vận hành cho từng chuyến hành trình. 398
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Kết quả được thể hiện khái quát ở Bảng 1 Bảng 1. Kết quả đề xuất tàu phù hợp với tuyến hành trình Miền Bắc Miền Trung Miền Nam TT Nội Dung T1 T2 T1 T2 T1 T2 1 DWT 1000 935 1450 1250 1470 1200 2 Vận tốc (HL/h) 14 14 14 13 14 14 3 Số khách (người) 80 80 165 90 160 110 4 Lượng hàng (T) 400 380 850 600 800 550 5 Tổng chi phí (tr.đ/ch) 170 166 888 442 820 356 6 Giá thành (tr.đ/người) 2,12 2,08 5,37 4,91 4,55 3,28 7 Giá cước (tr.đ/người) 2,54 2,5 6,44 5,89 5,46 3,89 4.2. Đánh giá Việc nghiên cứu mở tuyến du lịch kết hợp vận tải hàng hóa cung ứng cho các vị trí tiền tiêu trên vùng biển Việt Nam là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay nhằm tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đây là hoạt động mà các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang tiến hành và hướng tới. Việc xây dựng, nghiên cứu đề tài không chỉ dừng lại ở việc khai thác giá trị kinh tế mà còn mong muốn đóng góp nhiều giá trị có ý nghĩa sâu sắc hơn. Cụ thể trên các phương diện: Về an ninh quốc phòng: Góp phần gia tăng sự có mặt của người dân trên các đảo xa bờ, đảo có vị trí tiền tiêu; đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Về kinh tế: Thúc đẩy phát triển du lịch biển, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Về xã hội: Tạo điều kiện kết nối dân cư trên đất liền và đảo xa, tạo tiền đề phát triển đời sống dân cư tại các đảo xa bờ, làm sâu sắc thêm tình quân dân. Về giáo dục-đào tạo: Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, củng cố lòng yêu nước, tình yêu biển đảo quê hương; tạo điều kiện cho thanh niên, học sinh, sinh viên học tập và tìm hiểu thực tế tại các đảo xa bờ. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn tồn tại hạn chế khi chưa thống kê chính xác được nhu cầu du lịch của hành khách và lượng hàng chuyên chở theo mỗi chuyến ra các đảo do chưa có thông tin thống kê thực tế. Đồng thời vẫn chưa có dự phòng đầy đủ được những trở ngại có thể gặp khi đưa đề tài triển khai trong thực tế. Để hoàn thiện đề tài này cần nhiều thời gian nghiên cứu thông tin về dân sinh, nhu cầu du lịch cũng như dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ tham quan, nghỉ ngơi, du lịch tại các địa điểm mở tuyến du lịch. Đồng thời khảo sát kỹ hơn về giá cả nhiên liệu, cỡ tàu vận hành trên tuyến, tình hình tuyến đường và điều kiện thời tiết. 5. Kết luận Đề tài đã cơ bản đề xuất được tuyến hành trình và cỡ tàu phù hợp để kết hợp vận chuyển hành khách và dịch vụ cung ứng. Việc đưa đề tài áp dụng vào thực tiễn sẽ đóng góp nhiều lợi ích về kinh tế xã hội, đồng thời tăng cường củng cố an ninh quốc phòng và ý thức bảo vệ biển đảo quê hương. 399
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Với mong muốn có thể đưa đề tài vào thực tiễn, một số kiến nghị về hướng phát triển cho đề tài như sau: Về tổ chức: Tìm kiếm một tổ chức có nguồn lực tiềm năng về tài chính, nhân lực, kỹ sư, thuyền viên, đội ngũ quản lý, để thực hiện đề tài. Về chính sách: Việc lập các tuyến du lịch ra đảo xa sẽ gặp trở ngại lớn nhất về chi phí. Do đó rất cần các cơ chế và chính sách tạo điều kiện phát triển như các hình thức hỗ trợ về giá, thuế, hưởng cơ chế tài chính ưu đãi để đầu tư tàu theo Nghị Định 75/2011 của Chính phủ theo đó vốn vay lên tới 85% và thời hạn trả nợ 15 năm. Sự phối hợp của nhiều đơn vị: Tuyến du lịch tới các đảo mang tính chất quân sự, đảo tiền tiêu hay các nhà giàn rất cần sự phê duyệt và giúp đỡ của hải quân. Vì đề tài không chỉ nghiên cứu mở tuyến tàu ra đảo giúp người dân có cơ hội tiếp cận hơn với cuộc sống trên đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc mà còn tiết kiệm được phần nào chi phí trong việc vận chuyển cung ứng phẩm cho người dân và chiến sĩ trên đảo cũng như nhà giàn. Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác như : chính quyền địa phương ven biển, các công ty du lịch lữ hành, là hết sức cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS. Phạm Văn Cương (1195). Tổ chức và khai thác đội tàu biển, Trường Đại học Hàng Hải. [2] TS. Nguyễn Hữu Hùng (2013). Giáo trình Kinh tế vận chuyển đường biển, Nhà xuất bản Hàng Hải, Hải Phòng. [3] TS. Nguyễn Hữu Hùng (2015). Giáo trình Khai thác tàu, Nhà xuất bản Hàng Hải, Hải Phòng. [4] PGS. TS. Đặng Công Xưởng (2013). Giáo trình Đại lý tàu biển và giao nhận hàng hóa tại cảng, Nhà xuất bản Hàng Hải, Hải Phòng. [5] Cục Hàng Hải Việt Nam (2014). Đề án “Tái cơ cấu vận tải biển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đến năm 2010”. [6] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013). Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. [7] Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải khu vực phía Bắc (2016). Báo cáo chi phí tàu theo chuyến 3 tháng đầu năm 2016. 400