Nghiên cứu phát triển vận tải hàng hóa đa biên ở Việt Nam trên tinh thần của hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước tiểu vùng mê kông mở rộng (gms-cbta)

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 1620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu phát triển vận tải hàng hóa đa biên ở Việt Nam trên tinh thần của hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước tiểu vùng mê kông mở rộng (gms-cbta)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phat_trien_van_tai_hang_hoa_da_bien_o_viet_nam_tr.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu phát triển vận tải hàng hóa đa biên ở Việt Nam trên tinh thần của hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước tiểu vùng mê kông mở rộng (gms-cbta)

  1. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐA BIÊN Ở VIỆT NAM TRÊN TINH THẦN CỦA HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI VẬN CHUYỂN NGƯỜI VÀ HÀNG HÓA QUA LẠI BIÊN GIỚI CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG (GMS-CBTA). NGUYỄN THỊ HỒNG MAI Bộ môn Vận tải Đường bộ & Thành phố Trường Đại học Giao thông Vận tải Hmaivtdb@utc.edu.vn Tóm tắt: Nội dung bài báo tập trung vào nghiên cứu, rà soát những quy định của GMS- CBTA về vận tải hàng hóa qua lại biên giới các nước thành viên, những cơ hội và thách thức đối với thị trường vận tải hàng hóa của Việt Nam khi triển khai hiệp định. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp vận tải đa biên tận dụng tốt những lợi thế của Hiệp định, thực hiện đúng, đủ các quy định của GMS-CBTA mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác. Từ khóa: GMS-CBTA, Vận tải hàng hóa đa biên I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nhiều quan hệ hợp tác kinh tế, tự do thương mại, hàng hóa giữa các quốc gia được thiết lập. Năm 1992, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã có sáng kiến thành lập một hiệp hội, một chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Năm 1999, Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hoá qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS- CBTA) đã được thông qua. Với mục đích chính là tạo ra một hệ thống vận tải xuyên biên giới của tiểu vùng giúp việc vận chuyển người và hàng hoá qua lại các nước diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng và với chi phi hợp lý. Năm 2015, tất cả các nước thành viên tiểu vùng GMS đã hoàn tất phê chuẩn Hiệp định. Xuất phát từ nhu cầu phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động cũng như các cơ hội cạnh tranh của vận tải đường bộ ở Việt Nam, cần thiết phải có những chiến lược, chính sách và giải pháp thúc đẩy các hoạt động vận tải đường bộ quốc tế nói chung và vận tải đa biên nói riêng. Việc nghiên cứu các quy định trong hiệp định “Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hoá qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS- CBTA)” để đưa ra những chính sách, giải pháp phát triển phù hợp cho các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này là hết sức cần thiết. II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 1. Tổng quan về Hiệp định GMS-CBTA Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS-CBTA) ra đời năm 1999. Bắt nguồn từ Hiệp -778-
  2. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải định ba bên Việt Nam - Lào - Thái Lan về tạo thuận lợi cho vận tải bằng đường bộ giữa ba nước, Hiệp định CBTA đã dần được mở rộng với sự tham gia của các thành viên GMS còn lại gồm Campuchia, Trung Quốc và Myanmar lần lượt gia nhập vào các năm 2001, 2002 và 2003. Mục tiêu của Hiệp định GMS - CBTA nhằm tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các bên; Đơn giản hóa và hài hòa luật pháp, qui định, thủ tục và các yêu cầu liên quan tới vận tải hàng hóa và người qua lại biên giới để việc vận chuyển người và hàng hóa giữa các nước thành viên diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và với chi phí thấp hơn. Hiệp định gồm 20 Phụ lục và Nghị định thư. Nội dung chính của GMS - CBTA quy định về các hoạt động tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới tiểu vùng Mê Công mở rộng liên quan đến các thủ tục: - Vận tải hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước triển khai theo hình thức “Một cửa, một điểm dừng” - Xây dựng các tuyến đường hành lang nối các khu kinh tế trọng điểm bao gồm: hành lang kinh tế Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông Tây, hành lang kinh tế phía Nam. - Cấp giấy phép vận tải đường bộ GMS đi lại nhiều lần và sổ theo dõi tạm nhập (TAD) cho các doanh nghiệp vận tải của mỗi nước. - Thủ tục quá cảnh và thông quan nội địa. - Tạm nhập phương tiện vận tải. 2. Một số quy định về vận tải hàng hóa theo GMS-CBTA Đối với vận tải hàng hóa qua lại biên giới: Miễn kiểm tra chi tiết hải quan, ký quỹ bảo lãnh, áp tải hàng hóa ; Cho phép các bên ký kết tự do quá cảnh qua lãnh thổ của các nước để thực hiện việc vận chuyển; Các loại hàng hóa động, thực vật cần kiểm dịch thực hiện theo quy định của tổ chức Y tế thế giới WHO và tổ chức Nông lương thực thế giới FAO Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa: Phải có giấy đăng ký xe hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất phát gốc cấp; Phải thể hiện số đăng ký gắn cố định tại phía trước và phía sau xe; Phải có ký hiệu quốc gia nơi xe đăng ký đặt tại phía sau xe. Phương tiện phải đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành của nước xuất phát gốc về trang thiết bị an toàn, mức khí xả. Đối với trọng lượng, tải trọng trục và kích thước khi đi đến lãnh thổ của các bên ký kết phải tuân thủ quy định của nước chủ nhà. Phương tiện phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo yêu cầu của nước chủ nhà. Trao đổi thương quyền vận tải: Hiệp định quy định rõ tuyến vận tải và cửa khẩu xuất nhập cảnh, tự do hóa thị trường dịch vụ vận tải, cước vận tải do thị trường quyết định nhưng -779-
  3. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải cần tuân thủ các hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và chịu sự giám sát của Ủy ban hỗn hợp tránh nâng và hạ cước quá mức. 3. Thực trạng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường bộ của Việt Nam 3.1 Các hành lang kinh tế và các tuyến vận tải quốc tế theo quy định của GMS-CBTA Với lợi thế vị trí địa lí thuận lợi là cửa ngõ của Đông Nam Á, Việt Nam là đầu ra cũng như đầu vào quan trọng cho hàng hóa của Thái Lan, Lào, Myanma và các nước lân cận như Trung Quốc và Cam- pu- chia. Đường biên giới Việt Nam trên đất liền dài 3700 km qua 3 nước Trung Quốc, Lào và Cam- pu- chia với 25 cặp cửa khẩu quốc tế. Các tuyến đường và các cặp cửa khẩu chính của Việt Nam trong mạng lưới các tuyến đường vận chuyển theo quy định của CBTA bao gồm: Hình 1: Các tuyến đường tại NĐT số 1-CBTA 1.Tuyến hành lang kinh tế Bắc-Nam: Kunming-Mile-Yinshao-Kaiyuan-Mengzi-Heikou (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam). Cặp cửa khẩu: Heikou (Trung Quốc) - Lào Cai(Việt Nam) Tuyến: Nam Ninh - Hữu Nghị Quan - Hữu Nghị - Hà Nội. Cặp cửa khẩu: Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Hữu Nghị (Việt Nam) 2.Tuyến hành lang kinh tế Đông -Tây: Mawlamyine - Myawaddy (Mi-an-ma) - Mae Sot -Phitsanulok - Khon Kaen - Kalasin - Mukdahan (Thái Lan) - Savannakhet - Dansavanh (Lào) - Lao Bảo - Đông Hà - Huế - Đà Nẵng (Việt Nam). Cặp cửa khẩu: Dansavanh (Lào) - Lao Bảo (Việt Nam) 3. Tuyến hành lang kinh tế phía Nam: (Thái Lan) - Poipet - Sisophon - Pursat -Phnom Penh - Neak Loueng - Bavet (Cam-pu-chia) - Mộc Bài - Tp Hồ Chí Minh - Vũng Tàu (Việt Nam). Cặp cửa khẩu: Bavet (Cam-pu-chia) - Mộc Bài (Việt Nam) 4.Các hành lang/tuyến đường/cửa khẩu khác: Tuyến: Vientiane-Bolikhamxay (Lào) - Hà Tĩnh (Việt Nam). Cặp cửa khẩu: Nam Phao (Lào) - Cầu Treo (Việt Nam) -780-
  4. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Tuyến: Prek Chak - Hà Tiên - Kiên Lương - Rạch Giá -Cà Mau - Năm Căn. Cặp cửa khẩu: Prek Chak (Cam-pu-chia) - Hà Tiên (Việt Nam). 3.2 Hoạt động Vận tải - Thương mại giữa Việt Nam với các nước Tiểu vùng song Mekong Hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới trên đất liền ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới. Bảng 1: Thống kê khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ (Nghìn tấn) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Nội địa 877628.4 969721.0 1074450.9 1195863.9 1347276.8 Quốc tế 728431.6 804868.4 891794.3 992567.0 1118239.7 Nhìn chung qua các năm, khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ ngày càng tăng. Nhờ tính linh hoạt cũng như thời gian vận chuyển ngắn, vận tải đường bộ ngày càng phát triển, đặc biệt là vận tải đường bộ quốc tế. a- Vận tải bằng đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc có kim ngạch lớn nhất so với kim ngạch giữa Việt Nam và các nước tiểu vùng tiểu Mekong mở rộng. Tổng giá trị hàng hóa qua tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc gần mười năm trở lại đây tăng trưởng trung bình khoảng 32% và chiếm tỷ lệ 31,25% tổng kim ngạch thương mại song phương trong cùng giai đoạn, trong đó khối lượng hàng thông qua cửa khẩu chủ yếu thuộc các tỉnh: Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn chiếm 85% - 93,4%; các cửa khẩu thuộc các tỉnh Lai Châu, Cao Bằng và Hà Giang chỉ chiếm gần 6,6% - 15%. Bảng 2: Phương tiện vận tải hàng hóa qua lại tại một số tỉnh giữa Việt Nam và Trung Quốc Móng Cái Hữu Nghị (Lạng Lào Cai Năm thống kê Phương tiện (Quảng Ninh) Sơn) (Lào Cai) Xe Việt Nam 8.592 28.963 102.803 2017 Xe Trung Quốc 9.764 54.762 73.107 Xe Việt Nam 10.887 54.866 92.308 2018 Xe Trung Quốc 12.119 30.151 71.640 Xe Việt Nam 14.716 61.618 134.475 2019 Xe Trung Quốc 20.783 10.223 83.278 Nguồn: Tổng cục thống kê -781-
  5. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc một phần lớn được vận chuyển bằng đường bộ, đặc biệt là các mặt hàng nông sản (trái cây tươi), chiếm trên 50% tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới. b- Vận tải biên giới bằng đường bộ giữa Việt Nam và Lào Hiện nay, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở, thành lập được 9 khu kinh tế cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ của các tỉnh biên giới giữa hai nước. Hình 2: Kim ngạch XK và NK giữa Việt Nam và Lào Bảng 3: Số phương tiện qua các cửa khẩu Năm 2017 2018 2019 Lao Bảo 72 077 126 230 154 000 Cầu Treo 99 674 111 535 131 357 Cha Lo 142 677 165 828 185 127 Thương mại biên giới giữa Việt Nam với Lào cũng đạt được những tiến bộ nhất định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch hai chiều qua biên giới giữa Việt Nam và Lào từ năm 2011-2014 đều tăng trên 17%. Hàng hóa mua bán giữa hai nước được vận chuyển chủ yếu bằng phương tiện vận chuyển đường bộ. c- Vận tải biên giới bằng đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia được thực hiện qua 10 cửa khẩu quốc tế với 7 cặp cửa khẩu chính, 12 cửa khẩu quốc gia, có 25 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn. Bảng 4: Lượt phương tiện qua lại cửa khẩu Năm 2017 2018 2019 Xa Mát 1 843 2 348 3 789 -782- Mộc 144 428 193 000 235 000 Bài
  6. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Hình.3: Kim ngạch XK và NK (triệu USD) Nhìn chung hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Campuchia trong những năm qua đã có những bước phát triển tích cực, duy trì được tình trạng tăng trưởng ổn định qua các năm. d- Vận tải biên giới giữa Việt Nam và Thái Lan Việt Nam và Thái Lan tuy không có đường biên giới chung giữa 2 nước với nhau nhưng là đối tác của nhau trong hoạt động thương mại vận tải xuyên biên giới. Việt Nam đóng góp hơn 60% tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại xuyên biên giới đối với Thái Lan. Trong 5 năm (2014 - 2018), thương mại biên giới giữa Việt Nam và Thái Lan tăng 12%. Năm 2018, khối lượng hàng hóa qua lại xuyên biên giới giữa hai nước lên tới 1,3 triệu tấn, đóng góp hơn 60% tổng khối lượng hàng hóa thương mại xuyên biên giới của Thái Lan. e- Vận tải giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng Các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng đã ký kết Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới khu vực các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng để tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định GMS, với hạn ngạch mỗi nước cấp cho 500 phương tiện. 4. Cơ hội, thách thức của Việt Nam khi triển khai Hiệp định GMS - CBTA Với vị trí cửa ngõ phía Đông của Khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Việt Nam có vai trò quan trọng trong kết nối và phát triển khu vực kinh tế năng động. Hiệp định GMS-CBTA mở ra nhiều cơ hội phát triển bên cạnh đó là hàng loạt các thách thức với hoạt động vận tải của các nước trong khu vực trong đó có Việt nam. 4.1 Cơ hội - Thúc đẩy giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và các nước khác thuộc GMS; - Tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải đường bộ quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam có thể hoạt động được đến Thái Lan cũng như thị trường đầy tiềm năng là Myanmar. - Giải phóng nhanh các loại hàng hoá thông thường và rút ngắn thời gian xử lý thông quan cho người, phương tiện và hàng hoá, góp phần ổn định thị trường và giá cả, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, dịch vụ thương mại của doanh nghiệp Việt Nam. - Phát triển vận tải đa phương thức kết nối với các nước trong khu vực và cải thiện an toàn đường bộ cũng với đó kết hợp vận tải đường sắt. Trong khuôn khổ hợp tác này, Việt Nam đã và đang hoàn thành hàng loạt các kết nối hành lang đối ngoại quan trọng đặc biệt là với Trung Quốc, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển -783-
  7. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu, cũng như thu hút khách du lịch từ các nước GMS tới Việt Nam và ngược lại. 4.2 Thách thức - Mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại qua biên giới, hạ tầng vận tải đa phương thức chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ các bãi làm hàng, kho chứa hàng, khu vực kiểm tra hàng hóa tại các cửa khẩu kết nối. Hiện nay vẫn còn thiếu một số tuyến đường kết nối quan trọng. - Các chính sách, quy định quản lý cửa khẩu, các quy định về SPS, thương mại điện tử của các nước GMS còn nhiều khác biệt, gây khó khăn cho Việt Nam trong việc hài hoà các quy định nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại. - Chi phí cho trao đổi thương mại giữa các nước GMS vẫn còn sự khác biệt lớn do các biện pháp phi thuế quan; Quy trình thông quan chưa hiệu quả, thiếu hệ thống quá cảnh hải quan, dịch vụ logistics chưa tốt như ở Lào và Campuchia. Thiếu dữ liệu về các hoạt động logistics của GMS, bao gồm dữ liệu về chi phí và thời gian di chuyển container qua biên giới. - Hiệp định vận tải đường bộ song phương giữa Việt Nam với các nước láng giềng như Campuchia và Trung Quốc tiến triển chậm. Thậm chí, còn xảy ra tình trạng các bên ký kết nhưng không thực hiện theo hiệp định. 5. Một số giải pháp phát triển hoạt động vận tải đa biên trên tinh thần GMS-CBTA 5.1 Đối với Nhà nước Trên tinh thần hiệp định GMS- CBTA nhà nước đã đưa ra một số thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện hiệp định GMS – CBTA cũng như đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động vận tải đa biên. Thông tư 29/ 2019/ TT- BGTVT hướng thực hiện một số điều của hiện định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới các nước tiểu vùng sông Mê Công; TT 89/2014/TT- BGTVT bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT – BGTVT và mới đây nhất là văn bản số 2685/TCĐBVN-VT ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc chuẩn bị triển khai thực hiện Bản ghi nhớ “Thu hoạch sớm” Hiệp định GMS-CBTA. Trên tinh thần đó thì một số giải pháp được đề ra là: Thứ nhất, đối với quy trình, thủ tục cấp phép: Đơn giản hóa các thủ tục khi thông quan nhằm giảm tải ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới bằng việc phân cấp quản lý và điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới trực tiếp chỉ đạo và quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Thứ hai, về thủ tục hải quan cần thống nhất về mặt giấy tờ, áp dụng công nghệ thông tin trong khâu làm thủ tục, đẩy nhanh tiến độ trong thực hiện chương trình “Một điểm dừng” tại các cặp cửa khẩu, giảm thời gian thông quan và giảm các thủ tục khi hàng hóa và phương -784-
  8. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải tiện đi qua các cửa khẩu của các nước GMS. Phân định rõ các loại hình cửa khẩu được mở cho người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất - nhập qua biên giới. Quy định các loại hình cửa khẩu và hàng hóa của các nước được xuất nhập khẩu qua từng loại hình cửa khẩu. Thứ ba, đề xuất cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách, huy động các nguồn lực để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; Hiện đại hóa hệ thống kho, bãi, cảng các đầu mối logistic, áp dụng công nghệ nâng cao năng lực xếp dỡ, trung chuyển, đóng gói, xử lý container, Đặc biệt là xây dựng sơ sở hạ tầng trên các tuyến hàng lang kết nối các nướcGMS như hàng lang kinh tế Đông Tây, hành lang kinh tế Bắc Nam. Thứ tư, hoàn thiện chính sách về thuế, phí và lệ phí. Song song với đó cần có các chính sách thuận lợi hơn về dịch vụ thanh toán tiền tệ: mở thêm các các chi nhánh của các ngân hàng thương mại đầu tư tại các cửa khẩu biên giới. Thứ năm, Cơ quan quản lý Nhà nước cần cập nhật thường xuyên với độ mở cao hơn các quy định, đặc biệt là quy định của các nước mà doanh nghiệp vận tải của Việt Nam có hoạt động. Thứ sáu, Đẩy mạnh việc phát triển thương mại theo tuyến hành lang nhằm tạo nguồn hàng cho vận chuyển đường bộ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban điều phối vận tải quá cảnh quốc gia (NTTCC) nhằm giúp Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan có chính sách kịp thời trong việc phát triển tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Thứ bảy, hoàn thiện chính sách về thương nhân và cư dân biên giới: bằng việc thành lập Hiệp hội kinh doanh biên giới sẽ tạo ra thế và lực cho thương nhân kinh doanh thương mại biên giới nhằm tạo kênh hợp tác trao đổi hàng hóa; là cầu nối giữa Chính phú, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới. 5.2 Đối với doanh nghiệp Để tận dụng các cơ hội kinh doanh từ GMS - CBTA, các doanh nghiệp vận tải đường bộ và logistics Việt Nam cần có kế hoạch khắc phục các hạn chế hiện tại, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong lĩnh vực vận tải đa biên. Cụ thể: a- Đối với phương tiện và lái xe Phương tiện và người điều khiển phương tiện phải đáp ứng các tiêu chí mô tả trong Hiệp định CBTA về: + Đăng ký phương tiện + Giấy chứng nhận đăng kiểm + Yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn và khí thải + Giấy phép lái xe + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bên thứ 3 bắt buộc (đủ hiệu lực cho toàn bộ hành trình) -785-
  9. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Phương tiện luôn phải mang theo Giấy phép và TAD (bản chính) trong tất cả các hành trình xuyên biên giới. Các đơn vị vận tải phải ký cam kết trên trang 5 của Sổ theo dõi tạm nhập phương tiện, và hiểu rõ các điều kiện đã được quy định. Tuyến đường và tải trọng phải được lên kế hoạch kỹ càng. Phương tiện có thể nhập cảnh tại một cửa khẩu và xuất cảnh qua một cửa khẩu khác, nhưng chỉ có thể đi theo các tuyến đường đã mô tả trong Nghị định thư số 1 của Hiệp định CBTA. Luôn đảm bảo tình trạng an toàn kĩ thuật của phương tiện, thông tin niêm yết trên xe phải đầy đủ Hình 4: Sổ theo dõi Tạm nhập Phương tiện vận tải đúng quy định trước khi chạy xe. Đào tạo kĩ năng nghiệp vụ cho các lái xe, đảm bảo lái xe được đào tạo đầy đủ nắm vững các kiến thức cần thiết. Doanh nghiệp phải bố trí đủ số lượng lái xe theo Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Đảm bảo xe chạy đúng lộ trình xây dựng. Lái xe nắm rõ các tuyến đường, cửa khẩu được phép hoạt động, nắm rõ luật giao thông của các nước thuộc GMS, khi điều khiển phương tiện đi qua các nước phải cẩn trọng, chú ý đến các quy định hạn chế tốc độ, tín hiệu giao thông và an toàn đường bộ nói chung - cả đối với phương tiện tay lái nghịch đi trên các tuyến đường tay lái thuận (và ngược lại). Hướng dẫn các lái xe về các cách xử lí sự cố có thể gặp phải khi tham gia giao thông ở nước khác. Chấp hành quy định về thời gian chạy xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe, quy định về tốc độ, hành trình chạy xe, thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện phải lắp) đảm bảo luôn hoạt động. b- Đối với tổ chức hoạt động của doanh nghiệp Cần đổi mới nhận thức và phương pháp kinh doanh theo hướng tiếp cận thị trường. Chủ động trong tìm nguồn hàng hóa vận chuyển, hạn chế chạy xe rỗng qua đó giảm được chi phí, thu hút thêm được khách hàng mới cho doanh nghiệp. -786-
  10. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Đào tạo nhân lực chất lượng cao, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng cần nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên của mình. Cải thiện về công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối thông tin trong quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của xe trên hành trình. Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ. Tham gia các tổ chức như Hội đồng Kinh doanh GMS; Hiệp hội Vận tải hàng hóa GMS; Diễn đàn Hành lang kinh tế (ECF); và tham gia những sáng kiến cụ thể trong hoạt động phát triển vận tải xuyên biên giới, Thiết lập mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp trong khu vực, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận tải. Cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, cập nhật các thông tin liên quan về hoạt động vận tải, các điều luật, quy định của các nước GMS, kịp thời xử lý các tình huống có thể phát sinh của phương tiện mà doanh nghiệp quản lý khi đang tham gia hoạt động vận tải ở quốc gia khác. III. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hóa, vận tải đa biên ngày càng giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Sự ra đời của GMS-CBTA là bước tiến quan trọng trong giao thương hàng hóa xuyên biên giới giữa các nước Tiểu vùng song Mekong mở rộng. Nội dung bài báo đã trình bày những tinh thần cơ bản của Hiệp định. Qua nghiên cứu với tình hình thực tế ở Việt Nam, bài báo đã chỉ ra những cơ hội và thách thức với Việt nam khi triển khai Hiệp định. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng lợi thế, khắc phục những thách thức để phát triển giao thương hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực nói chung và hoạt động vận tải đường bộ xuyên biên giới nói riêng. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Greater Mekong Subregion Cross-Border Transport Agreement - GMS CBTA [2]. Greater Mekong Subregion Cross-Border Transport Facilitation Agreement, Instruments and Drafting History, 2011 Asian Development Bank. [3]. Bản ghi nhớ giữa chính phủ các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng về việc mở các tuyến đường và các cặp cửa khẩu theo nghị định thư số 1, Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới. [4]. Báo cáo những khó khăn vướng mắc về những kiến nghị trong vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Trung Quốc. -787-
  11. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải [5]. Báo cáo kết quả Hội nghị thường niên lần thứ 8 về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia. [6]. Giáo trình Nhập môn tổ chức vận tải ô tô - Nhà xuất bản GTVT 2008. [7]. Sở Công Thương các tỉnh biên giới Việt Nam (2010 - 2019). Báo cáo tình hình hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam với các nước có chung biên giới. [8]. Tài liệu tập huấn GMS- CBTA lần 2 tại TP HCM [9]. Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng. [10]. Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nướctiểu vùng Mê Công mở rộng. [11]. Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Lào, Campuchia (2010 - 2019). Báo cáo tình hình hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam với các nước có chung biên giới. -788-