Nghiên cứu tác động của FDI đến GDP cấp tỉnh: Tiếp cận từ mô hình số liệu mảng VAR
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tác động của FDI đến GDP cấp tỉnh: Tiếp cận từ mô hình số liệu mảng VAR", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_tac_dong_cua_fdi_den_gdp_cap_tinh_tiep_can_tu_mo.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu tác động của FDI đến GDP cấp tỉnh: Tiếp cận từ mô hình số liệu mảng VAR
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN GDP CẤP TỈNH: TIẾP CẬN TỪ MÔ HÌNH SỐ LIỆU MẢNG VAR IMPACTS OF FDI ON GDP OF PROVINCE: THE APPROACH FROM PANEL VAR MODEL Phạm Anh Tuấn, Phùng Duy Quang, Ngô Hồng Nhung Khoa Kinh tế, Trường Đại học Vinh, Nghệ An, Việt Nam hongnhung9486@gmail.com TÓM TẮT Sau khi tiến hành Đổi mới đến nay, kinh tế Việt Nam ngày một hội nhập sâu rộng. Với đóng góp quan trọng của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 đã tăng hơn 10 lần so với năm 1995. Cùng với đó, GDP tăng giúp cho các năm tiếp theo nền kinh tế sẽ được đầu tư nhiều hơn và dẫn đến nền kinh tế có khả năng phát triển cao hơn. Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình số liệu mảng động để đánh giá tác động trễ của GDP, cũng như tác động của FDI và trễ FDI đến GDP. Kết quả chỉ ra rằng, GDP và FDI của năm nay có tác động tích cực đến nền kinh tế năm kế tiếp. Từ khóa: GDP, FDI, Panel VAR. ABSTRACT Since the economic reform in 1986, Vietnam has integrated into the global economy widely and deeply FDI has contributed to the growth of GDP per capita.In particular, GDP per capita increased ten times since 1995 to 2015. This helps to make the economy more attractive to FDI. This helps to make the economy more attractive to FDI and to lead to the economic growth as a consequence. This study will use dynamic panel model to evaluate the lag effect of GDP, as well as the impact of FDI and the lag of FDI on GDP. The finding reveals that FDI and FDI of the studied year have an impact on the economic growth of the upcoming year. Keywords: GDP, FDI, Panel VAR. 1. Giới thiệu Sau chiến tranh, những năm 1980 kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng do mất nguồn viện trợ kinh tế từ các nước xã hội chủ nghĩa và sự hạn chế của kinh tế kế hoạch tập trung. Tại Đại hội Đảng năm 1986, Việt Nam chính thức thực hiện công cuộc Đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi Đổi mới Việt Nam đã dần thoát khỏi tình trạng nghèo đói và nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao. Quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ Đổi mới đến nay có thể chia làm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất từ 1986-1995, nhờ các chính sách kinh tế kịp thời đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Giai đoạn 1996-2005, Việt Nam đã tiến hành đổi mới sâu hơn và tương đối toàn diện. Tuy nhiên, trong giai đoạn này mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam còn hạn chế nên không phải chịu các tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và suy thoái kinh tế Mỹ năm 2001 như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Giai đoạn từ 2006-nay được đánh dấu bởi việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006 - cột mốc cho thấy việc Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Thời kỳ này kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, có năm tốc độ tăng trưởng trên 8% (nguồn Tổng cục thống kê), và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh với 20 tỷ USD vào năm 2007. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 đã làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm đi và tỷ lệ lạm phát tăng cao. Tốc độ tăng trưởng của GDP khu vực đầu tư nước ngoài liên tục cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của các khu vực khác. Tỷ trọng GDP khu vực nước ngoài trong GDP có xu hướng tăng dần theo thời gian. GDP khu vực FDI chiếm tỷ trọng ít nhất tuy nhiên đang tăng dần qua các năm, từ năm 1995 tỷ trọng GDP khu vực FDI là 13,27% tổng GDP ba khu vực, đến năm 2014 con số này là 19,88%. Giá trị nhập khẩu khu vực FDI càng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị nhập khẩu cả nước. Năm 1995, tỷ trọng 1258
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 giá trị nhập khẩu của khu vực FDI so với cả nước chỉ là 18%, đến năm 2014 con số này đã lên tới 57%. Giá tri xuất khẩu khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu (năm 1995 chỉ chiếm 27% nhưng đến năm 2014 đã chiếm đến 62,5%) (Nguồn, Tổng cục thống kê). Khu vực nước ngoài cũng là một nguồn mang lại công nghệ tốt hơn và năng suất cao hơn, nó được kỳ vọng sẽ truyền bá và lan tỏa sang khu vực trong nước theo thời gian. Theo những tính toán về nâng cao năng suất trong Báo cáo phát triển Việt Nam, khu vực FDI đạt được tốc độ tăng trưởng năng suất cao nhất. Nghiên cứu của Anwar và Nguyễn (2011), Nguyen và cộng sự (2005), Nguyễn và cộng sự (2008), Nguyễn (2008), Newman và cộng sự (2015), các doanh nghiệp nước ngoài có lan tỏa tích cực tới các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng lan tỏa của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tới khu vực trong nước còn khá hạn chế. Từ những kết quả nghiên cứu không đồng nhất về lan tỏa của các doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta cũng cần phải nhận thức rằng những ảnh hưởng lan tỏa không thể diễn ra tức thì, nó cần có độ trễ để có thể phát huy tác dụng. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Blomstrom và cộng sự (1992) và Borensztein và cộng sự (1998) đã chỉ ra rằng, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Một nền kinh tế với một tăng trưởng dương và liên tục trong một thời gian dài có nhiều khả năng thu hút các nhà đầu tư hơn là các nền kinh tế tăng trưởng chậm và trì trệ. Các nghiên cứu và mối quan hệ giữa vốn và tăng trưởng kinh tế chỉ ra rằng tổng đầu tư trong nước có thể thổi phồng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Coe và cộng sự (1997) đã chỉ ra rằng, mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và các nước nhận được đầu tư sẽ đạt được một số phát triển và thu được những lợi ích từ năng suất cao hơn. Khondoker (1997) đã điều tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và chỉ ra rằng các nước đang phát triển sẽ thu hút FDI nhiều hơn nếu có tốc độ tăng trưởng cao và nhiều chính sách thân thiện hơn. Tuy nhiên, cũng tồn tại những quan điểm lý thuyết mâu thuẫn dự đoán FDI trong sự hiện diện của thương mại, giá, tài chính và các biến dạng khác sẽ làm tổn thương đến sự phân bổ nguồn lực và dẫn đến tăng trưởng chậm lại (Carkovic và cộng sự, 2005; Zhang, 2001). Carkovic và cộng sự (2002) đã điều tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cho mẫu gồm 72 quốc gia và kết luận rằng FDI không tạo ra bất kỳ sự tăng trưởng độc lập nào về tăng trưởng kinh tế cho một trong hai loại quốc gia là phát triển và đang phát triển. Nomemberg và Mendonca (2004) chỉ ra rằng, tăng trưởng GDP mạnh có thể tạo ra dòng vốn FDI nhưng FDI không nhất thiết tạo ra tăng trưởng kinh tế. Các tác giả đã sử dụng Trung Quốc như một ví dụ để chứng minh quan điểm này. Trung Quốc rõ ràng là một trong các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất; điều này cũng đảm bảo Trung Quốc cũng là một trong các quốc gia nhận FDI lớn nhất. Sahara và cộng sự (2007) chỉ ra rằng, mặc dù đóng góp FDI là nhỏ khi so sánh với các yếu tố đóng góp tăng trưởng khác. Đối với trường hợp Việt Nam có thật sự FDI đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế và thật sự tăng trưởng kinh tế cũng thúc đẩy các nhà đầu tư đến với Việt Nam hay không? Bên cạnh đó, độ trễ của FDI như đã trình bày ở trên có tác động như thế nào đối với GDP của Việt Nam? Ngược lại, độ trễ của GDP thực sự cao có thu hút được nhiều hơn FDI hay không? Để trả lời câu hỏi, trong nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình Panel Var để xem xét tác động từ hai phía và đưa ra kết luận về câu hỏi trên. Cấu trúc bài báo này như sau: Mục 2 sẽ trình bày phương pháp luận về mô hình số liệu mảng VAR. Mục 3 sẽ trình bày số liệu thực nghiệm và phân tích kết quả. Mục 4 là kết luận của nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu Mô hình VAR xuất phát từ các nghiên cứu chuỗi thời gian trong kinh tế vĩ mô để thay thế cho mô hình phương trình đồng thời nhiều biến. Tất cả các biến trong hệ VAR được coi là nội sinh, mặc dù việc xác định các hạn chế dựa trên các mô hình lý thuyết hoặc các thủ tục thống kê có thể được áp dụng để loại bỏ tác động của các cú sốc ngoại sinh lên hệ thống. Với sự ra đời của mô hình VAR đối với số liệu mảng (Holtz-Eakin, Newey và Rosen, 1998), các mô hình số liệu mảng VAR đã được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. 1259
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Xét mô hình số liệu mảng VAR bậc p với chỉ định tác động cố định với hệ phương trình tuyến tính được xác định như sau: Yit 1 Y it 1 2 Y it 2 p Y it p X it u it e it (1) Trong đó, i 1,2, ,N , t1,2, ,T , Yit là véc tơ biến phụ thuộc; Xit là ma trận biến ngoại sinh; uit được chỉ định tác động cố định; eit là thành phần sai số với giả thiết E eit 0 , E e it e it , E e it e0, is t s . Từ tác động cố định ui là tương quan với trễ của biến phụ thuộc, do đó, thủ tục trung bình sai phân tiêu chuẩn ước lượng tác động cố định có thể loại bỏ khả năng bị chệch của hệ số. Theo đề xuất của Arellano và Bover (1995), nghiên cứu này sẽ sử dụng sai phân trung bình và vẫn giữ tính trực giao giữa các biến được biến đổi và các biến trễ. Sau đó, các biến trễ có thể được sử dụng như biến công cụ và các hệ số có thể được ước lượng bằng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments). Các biến nội sinh trong mỗi phương trình trong hệ được xử lý bằng sai phân cấp 1, mô hình đối với trễ bậc 2 của biến phụ thuộc cho biến ngoại sinh và không hệ số chặn được xác định như sau: YYYit 1 t 1 2 t 2 it (2) Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng hàm phản ứng xung và tập trung vào phản ứng của một biến đối với sự biến đổi của biến khác trong hệ thống, trong khi các cú sốc khác bằng 0. Trong mô hình này, giả thiết các biến động tài chính được xử lý nhân tố công nghệ trong mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển và mô hình chỉ xét đến trường hợp của Việt Nam mà không xem xét đến các cú sốc tài chính đến từ các quốc gia khác. 3. Kết quả thực nghiệm 3.1. Dữ liệu Nghiên cứu thực nghiệm sẽ tập trung nghiên cứu đối với trường hợp của các tỉnh Việt Nam. Phân tích dựa trên cơ sở số liệu về GDP, dân số, FDI trong giai đoạn 1997-2015 của 63 tỉnh thành được thu thập từ Tổng cục Thống kê. Những thông tin này bao gồm sản lượng tính theo giá cố định, giá trị vốn ròng ở một mức giá không đổi, sau đó, tiến hành logarit tự nhiên GDP và logarit tỷ số FDI trên dân số của mỗi tỉnh được ký hiệu là lnGDP và lnFDI với thống kê mô tả được trình bày trong bảng 1 dưới đây. Bảng 1 cho thấy FDI thực sự không đồng đều và dựa vào số liệu thì cho thấy FDI được tập trung chủ yếu vào các khu vực có tăng trưởng kinh tế cao. Bảng 1: Thống kê mô tả lnGDP và lnFDI của 63 tỉnh trong giai đoạn 1997-2015 Biến Số quan sát Trung bình Std. Dev Min Max lnGDP 1197 9.618 0.978 7.131 13.241 lnFDI 1197 -2.189 2.62 -7.967 2.875 Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi thời gian là bước quan trọng trước khi tiến hành phân tích tích hợp và quan hệ nhân quả để đảm bảo các điều kiện cần thiết. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (IPS: Kiểm định nghiệm đơn vị số liệu mảng :p<0.05; :p<0.01) FDI Bậc tích hợp GDP Bậc tích hợp Im, Pesaran & Shin -17.302 I(1) -4.77 I(1) 1260
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Đối với FDI và tăng trưởng GDP thì sau khi sai phân bậc 1 thì chuỗi dừng khi đó gọi đó là quá trình tích hợp I(1). Sau khi xác nhận tồn tại nghiệm đơn vị cho tất cả chuỗi số liệu được xem xét nghiên cứu, bước tiếp theo liên quan đến việc kiểm tra khả năng tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa FDI và GDP. Ở đây, chúng tôi sử dụng kiểm định đồng tích hợp của Pedroni cho số liệu mảng. Bảng 3: Kiểm định Pedroni đồng tích hợp cho số liệu mảng Statistics p-value Panel v-statistics 2.744 0.000 Panel rho-statistics -15.85 0.000 Panel PP-statistics -20.49 0.000 Panel ADF-statistics -13.17 0.000 Group rho-statistics -11.19 0.000 Group PP-statistics -22.54 0.000 Group ADF-statistics -9.29 0.000 Kiểm định Pedroni là kiểm định đồng tích hợp cho nhóm/mảng cho tất cả 63 tỉnh thành để điều tra mối quan hệ dài hạn giữa FDI và tăng trưởng GDP. Bảng 4: Kết quả kiểm định nhân quả Biến phụ thuộc lnGDP lnFDI Chi-sq Statistics p-value Chi-sq Statistics p-value lnFDI 3.117 0.07 lnGDP 34.983 0.000 Mối quan hệ nhân quả Granger lnGDP lnFDI Như vậy, từ kết quả của bảng 3 chỉ ra rằng tất cả các thống kê đều có ý nghĩa ở mức xác suất dưới 1% nên tồn tại sự hiện diện của đồng tích hợp giữa FDI và tăng trưởng GDP giữa các nền kinh tế của 63 tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ đồng tích hợp này là trong dài hạn. Để kiểm định vấn đề này, nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định nhân quả Granger dựa trên định nghĩa về mối quan hệ nhân quả trong chuỗi thời gian. Nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để kiểm định về đồng tích hợp và quan hệ nhân quả Granger. Việc sử dụng ECM cho phép phát hiện các mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn và dài hạn. Bảng 4 trình bày kết quả kiểm định nhân quả đối với số liệu mảng. Kết quả chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và GDP của Việt Nam. Như vậy, không chỉ FDI có tác động thúc đẩy đến phát triển kinh tế của Việt Nam mà chính sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam cũng dẫn đến sự thu hút FDI. Bảng 5 dưới đây trình bày kết quả hồi quy mô hình số liệu mảng VAR với độ trễ của cả hai biến lnGDP và lnFDI đều là trễ bậc 1. Hàng 1 của bảng 5 chỉ ra rằng trễ bậc 1 của hai biến lnGDP và lnFDI đều có tác động đến lnGDP của thời gian hiện tại. Hệ số của lnGDP trễ bậc 1 trong trường hợp này là 0.987 có ý nghĩa thống kê với mức xác suất p < 1%. Tức là, GDP của thời kỳ trước có tác động tích cực rất lớn đối với GDP của thời kỳ hiện tại. GDP của thời kỳ trước lớn không chỉ làm tăng khả năng đầu tư, xây dựng, đào tạo như vậy sẽ kéo theo GDP của thời kỳ hiện tại. Tuy nhiên, đối với FDI trễ một thời kỳ thì hệ số là 0.003 có ý nghĩa thống kê với mức xác suất dưới 10%. Như vậy, sau thời điểm FDI được thực hiện một năm thì FDI vẫn còn có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế của các tỉnh của Việt Nam. Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của khu vực FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. 1261
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Ngược lại, trong hàng 2 của bảng 5 chỉ ra rằng, trễ bậc 1 của biến lnGDP và lnFDI có tác động tích cực đến FDI có ý nghĩa thống kê với mức xác suất dưới 1%. Như vậy, rõ ràng nếu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng tăng cao và những năm trước đây lượng FDI vào Việt Nam đã cao thì khả năng lượng FDI vào Việt Nam ngày sẽ một tăng cao hơn. Bảng 5: Kết quả hồi quy Panel VAR (*: p<0.1; :p<0.05; :p<0.01) Biến phụ thuộc lnGDP-1 lnFDI-1 lnGDP 0.987 0.003* lnFDI 0.84 0.657 Để nhấn mạnh nhiều khẳng định trên, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa GDP và FDI thông qua đánh giá cú sốc. Từ Hình 1 chỉ ra rằng chỉ có tác động của các cú sốc của FDI đối với hai biến GDP và FDI là có xu hướng hợp nhất đặc biệt là tác động của các cú sốc FDI đối với chính nó. Điều này ngụ ý rằng, các cú sốc FDI tạo ra hiệu ứng tích cực về tăng trưởng kinh tế và tăng FDI. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế và FDI chưa thực sự có phản ứng tích cực với các cú sốc về tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, tầm quan trọng và mức độ phản ứng khác nhau nhưng kết quả này càng khẳng định thêm về nhận định của nghiên cứu. Hình 1: Đường đặc trưng xung giữa lnFDI và lnGDP 4. Kết luận Như vậy, nghiên cứu đã đánh giá tác động hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh Việt Nam trong giai đoạn 1997-2015 bằng mô hình số liệu mảng VAR. Kết quả chỉ ra rằng, đối với trường hợp Việt Nam thì FDI không những đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế mà trễ một thời kỳ của FDI cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế tại thời điểm hiện tại và trễ một thời kỳ có tác động tích cực đến việc thúc đẩy các nhà đầu tư đến với Việt Nam. Các kết luận chỉ ra rằng việc thu hút đầu tư nước ngoài và việc phát triển kinh tế Việt Nam có mối quan hệ nhân quả gắn liền với nhau. Vì vậy, cần phải tận dụng triệt để nguồn vốn FDI để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn nữa. Việc nền kinh tế phát triển nhanh lại sẽ kéo theo nguồn vốn FDI tăng lên. Do đó, cần phải có những chính sách hợp lý để thích ứng với mối quan hệ nhân quả này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anwar, S., & Nguyen, L.P. (2011). Foreign direct investment and export spillovers: Evidence from Vietnam. International Business Review, 20, 2, 177-193. [2] Blomstrom, M., Lipsey, R & Zejan, M. (1992). What explains developing country growth?. Cambridge, MA: NBER. 1262
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [3] Borensztein, E., De Gregorio, J., & Lee, J.W. (1998). How does foreign direct investment affect growth? Journal of International Economics, 45, 115-135. [4] Carkovic, M., & Levine, R. (2002). Does foreign direct investment accelerate economics growth? University of Minnesota Department of Finance working paper. [5] Carkovic, M., & Levine, R. (2005). Does foreign direct investment accelerate economic growth? In T.H. Moran, E.D.Graham & M.Blomstrom (Eds.), Does foreign direct investment promote development? (pp. 195-220). Washington, DC: Institute of International Economics. [6] Coe, D.T., Helpman, E., & Hoffmaister, A.W. (1997). North-South R&D spillover. Economic Journal, 107, 134-149. [7] Holtz-Eakin, D., Newey, W.&Rosen, H.S. (1998). Estimating vector autoregressions with panel data. Econometrica, 56(6), 1371-1395. [8] Im, K., Pesaran,M.H.,& Shin, Y. (2013). Testing for unit roots in heterogeneous panels. Journal of Econometrics, 115(1), 53-74. [9] Khondoker, A.M. (2007). Deteminants of foreign direct investment and its impact on economic growth in developing countries. MPRA paper No.9457. [10] Newman, C., Rand, J.T.T.,& Tarp, F. (2015). Technology transfers, foreign investment and productivity spillovers. European Economic Review, 76, 168-187. [11] Nguyen, A.N.,& Nguyen, T. (2008). Foreign direct investment in Vietnam: Is there any evidence of technological spillover effects. Development and Policies Research Center. [12] Nguyen, T.T.A., Vu, H., Tran, T., & Nguyen, H. (2005). The Impacts of Foreign Direct Investment on Economic Growth in Viet Nam. Hanoi: Science and Techniques Publishing House. [13] Nonmemberg, M.B., & Cardoso De Mendonca, M.J. (2004). The determinants of foreign direct investment in developing countries. In Proceedings of the 32th Brazilian Economics Meeting, Brazil. [14] Pedroni, P. (1999). Critical values for co-integration test in heterogeneous panel with multiple regressors. Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 61, 653-670. [15] Yao, F.O., & Peng, L. (2018). On the nexus of financial development, economic growth, and energy consumption in China: New perspective from a GMM panel VAR approach. Energy Economics, 71, 238-252. [16] Zhang, K.H. (2001). Does foreign direct investment promote economic growth? Evidence from East Asia and Latin America. Contemporary Economic Policy, 19, 175-185. 1263