Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tai biến mạch máu não cho người cao tuổi tại thị xã Bắc Kạn, năm 2011
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tai biến mạch máu não cho người cao tuổi tại thị xã Bắc Kạn, năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_truyen_tho.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tai biến mạch máu não cho người cao tuổi tại thị xã Bắc Kạn, năm 2011
- NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CẢI THIỆN HÀNH VI DỰ PHÒNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ XÃ BẮC KẠN, NĂM 2011 BSCK I Tạc Văn Nam Trung tâm Truyền thông GDSK Bắc Kạn. Tóm tắt nghiên cứu: Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tai biến mạch máu não ở người cao tuổi tại thị xã Bắc Kạn năm 2011” được trung tâm Truyền thông GDSK Bắc Kạn thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2011 tại 2 phường Nguyễn thị Minh Khai và phường Sông Cầu - thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, với mục tiêu chung là đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của người cao tuổi (NCT) trong dự phòng bệnh Tai biến mạch máu não (TBMMN) tại Thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hành vi dự phòng TBMMN cho NCT tại địa phương. Đối tượng nghiên cứu là 400 người cao tuổi (NCT). 1. Đặt vấn đề Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh gặp chủ yếu ở tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chi phí điều trị tốn kém, hiệu quả điều trị còn thấp. Ngày nay, mặc dù đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh TBMMN nhưng chưa có phương pháp nào được cho là đặc hiệu. Đây cũng là một trong các bệnh có khả năng dự phòng có hiệu quả, do đó chiến lược hiện nay coi dự phòng bệnh là chính. Biện pháp dự phòng chủ yếu là nhằm vào khống chế các yếu tố nguy cơ trong đó chủ yếu là xơ vữa động mạch não, tăng huyết áp và phòng những hoàn cảnh dễ gây ra TBMMN. Cho đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa có một nghiên cứu nào điều tra về kiến thức, thái độ và thực hành của người cao tuổi về dự phòng TBMMN. Hoạt động TTGDSK phòng chống bệnh TBMMN chưa được đưa vào nội dung tuyên truyền của các đơn vị y tế, nhất là y tế cơ sở. Thị xã Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, nơi tập trung đông đúc dân cư sinh sống, song qua khảo sát tại 8 xã/phường của thị xã thì các hoạt động tuyên truyền của Trung tâm y tế thường chỉ được triển khai khi có dịch bệnh phát sinh hoặc theo kế hoạch của các chương trình y tế quốc gia, chưa có nguồn kinh phí chi cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng TBMMN cho người cao tuổi. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Thực trạng hành vi dự phòng bệnh tai biến mạch máu não ở người cao tuổi tại Thị xã Bắc Kạn ra sao? Giải pháp nào để nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành cho người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng trong công tác dự phòng bệnh Tai biến mạch máu não Để trả lời các câu hỏi này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự 55
- phòng tai biến mạch máu não ở người cao tuổi tại thị xã Bắc Kạn năm 2011”. Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở quan trọng cho xây dựng kế hoạch TTGDSK từ đó giúp người cao tuổi dự phòng TBMMN tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng hành vi dự phòng TBMMN não ở người cao tuổi tại phường Nguyễn Thị Minh Khai và phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn năm 2011. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hành vi dự phòng TBMMN ở người cao tuổi tại tỉnh Bắc Kạn. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Chọn chủ đích 2 phường của thị xã Bắc Kạn (phường Nguyễn Thị Minh Khai và Phường Sông Cầu). Đây là 2 phường đều nằm ở trung tâm của thị xã Bắc Kạn nên thuận tiện cho việc triển khai nghiên cứu. Mặt khác, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ở 2 phường này có tính chất tương đối giống nhau. - Đối tượng nghiên cứu: là người cao tuổi (những người tuổi từ 60 trở lên – Theo Luật Người cao tuổi) sống tại 2 phường được chọn. + Tiêu chuẩn lựa chọn: NCT bao gồm cả nam và nữ, còn đi lại được, không có các biểu hiện suy giảm trí tuệ, sinh sống ổn định tại địa điểm nghiên cứu ít nhất là 1 năm khi bắt đầu điều tra nghiên cứu + Tiêu chuẩn loại trừ: NCT bị bệnh nặng, không tiếp xúc được, không có khả năng cung cấp thông tin, - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2011. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu: được tính dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: pq n Z 2 . 1 / 2 d 2 Trong đó: Z: là chỉ số giới hạn của khoảng tin cậy 95% là 1,96. p: là Tỷ lệ hiểu biết về dự phòng TBMMN của NCT = 0,5. q = 1 – p = 0,5. d = sai số tối đa 5% = 0,05. Thay vào các trị số ta có: n = 1,962.0,5.(1-0,5)/0,052 = 384. Với công thức trên, cỡ mẫu được tính là 384, làm tròn n = 400. Vì nghiên cứu được triển khai tại 2 phường nên mỗi phường chọn 200 người. 56
- - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn dựa theo danh sách NCT ở 36 tổ dân phố (17 tổ thuộc phường Nguyễn Thị Minh Khai và 19 tổ thuộc phường Sông Cầu) do Hội trưởng Hội NCT 2 phường cung cấp, có đủ tiêu chuẩn để có thể được chọn vào mẫu điều tra nghiên cứu ở 2 phường Nguyễn Thị Minh Khai và Sông Cầu (mỗi phường chọn 200 NCT theo tiêu chí chọn mẫu nêu trên). 3.3. Công cụ thu thập số liệu - Phiếu điều tra. - Dụng cụ đo HA: Ống nghe, huyết áp kế. - Phiếu chấm điểm đánh giá mức độ kiến thức, thái độ và thực hành. 3.4. Kỹ thuật thu thập số liệu - Đo huyết áp và ghi chép vào phiếu điều tra. - Phỏng vấn trực tiếp NCT theo phiếu điều tra. 3.5. Xử lý số liệu: Số liệu nhập vào máy bằng phần mềm vi tính EPIINFO 6.04. Thống kê mô tả bao gồm ước tính các tần số và tỷ lệ phần trăm được thực hiện. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiến thức về bệnh và cách dự phòng bệnh TBMMN - Kiến thức về bệnh TBMMN của NCT ở 2 phường tương đối tương đồng. Tỷ lệ NCT có kiến thức ở mức độ đạt chiếm 72%. - Tỷ lệ NCT biết được biểu hiện cơ bản về bệnh TBMMN chiếm 75%. - Số NCT biết được hoàn cảnh, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ cao gây TBMMN: Do tăng huyết áp (THA) là 79%, do uống rượu bia là 77%, do đi tiểu tiện về đêm là 72%, sau tắm lạnh đột ngột là 70,5%. Thấp nhất là tỷ lệ NCT biết nguyên nhân TBMMN là do thay đổi thời tiết là 35%, do BỆNH Đái tháo đường chỉ có 16% nói đúng. - Tỷ lệ NCT hiểu biết về thói quen nguy hại có thể gây THA và TBMMN do uống rượu bia là cao nhất chiếm 77%, nhưng yếu tố do ăn mặn lại chiếm tỷ lệ thấp 32,5%. 4.2. Thái độ trong dự phòng bệnh TBMMN, phòng chống THA và đái tháo đường - Thái độ của NCT về dự phòng TBMMN ở mức độ đạt chiếm tỷ lệ 73%. - Tỷ lệ NCT cho rằng bệnh TBMMN là nguy hiểm chiếm 75%, - Tỷ lệ có thái độ tích cực trong dự phòng TBMMN là 76%; - Có 65% cho rằng THA, đái tháo đường là nguy hiểm, - 42% cho rằng bệnh THA, đái tháo đường có thể phòng ngừa được. 4.3. Thực hành dự phòng bệnh TBMMN Các thực hành dự phòng bệnh TBMMN của NCT mới chủ yếu tập trung vào thực hành dự phòng và chống tái phát THA. Thực hành mức độ đạt theo bảng chấm điểm chiếm tỷ lệ 76%, không đạt là 24%: 57
- - Việc luyện tập TDTT, vận động thể lực hợp lý phòng ngừa THA, TBMMN là cao nhất chiếm 85%; - Thực hành chế độ ăn uống hợp lý có lợi cho sức khỏe, phòng bệnh TBMMN là 78%. - Tỷ lệ NCT thường xuyên đo HA là 77%. - Việc điều trị THA, đái tháo đường theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc là rất thấp chỉ chiếm 43% (Qua phỏng vấn đa phần NCT cho rằng khi HA tăng mới dùng thuốc khi ổn định thì dừng thuốc mà không phải thực hiện điều trị theo hướng dẫn của thuốc là điều trị lâu dài và suốt đời). - Tỷ lệ NCT cho rằng phải tránh lạnh đột ngột khi tắm chiếm 68%. - Tránh lạnh đột ngột khi đi tiểu tiện, đại tiện về đêm là 75,5%. - Tránh căng thẳng tâm lý là thấp nhất chiếm 40,5%. 5. Bàn luận 5.1. Về đối tượng và quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban CSSK ban đầu và Hội Người cao tuổi của 2 phường, đặc biệt là từ phía những NCT được chọn làm đối tượng nghiên cứu, do trước đây chỉ có những hoạt động khám bệnh miễn phí vào dịp kỷ niệm Ngày quốc tế Người cao tuổi 1 tháng 10 hằng năm. NCT ở 2 phường chưa được tiếp cận với các hoạt động điều tra, đo huyết áp và tư vấn về bệnh THA và TBMMN tại nhà nên hoạt động này được Hội NCT cho rằng rất có ý nghĩa. Đối tượng nghiên cứu ở đây tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi, đa phần là cán bộ hưu trí và có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm tỷ lệ (37,75%) cao hơn nhóm đối tượng có trình độ học vấn THCS và Tiểu học, nên nhận thức về bệnh và dự phòng bệnh TBMMN cũng tương đối cao. Qua đo huyết áp và điều tra 400 đối tượng nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ NCT trong nhóm nghiên cứu bị THA là khá cao chiếm 65,75%. Tuy rằng số liệu này chỉ có giá trị thống kê trong một quần thể nhất định không đại diện cho giá trị về tỷ lệ THA của NCT nhưng thực tế trong số đó đã có 33 đối tượng (8,25%) từng điều trị TBMMN thoáng qua, hiện sức khỏe đã hồi phục, không có di chứng. Kèm theo mắc bệnh đái tháo đường là 28 người (7%), bệnh tim mạch là 53 người (chiếm 13,25%) Thông tin của NCT tiếp nhận về bệnh THA và TBMMN chủ yếu là từ các phương tiện thông tin đại chúng (đài, ti vi); Trong Nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ NCT chưa đề cập tới vấn đề rất đáng quan tâm này, ngành Y tế chưa có các hoạt động truyền thông về chủ đề phòng bệnh TBMMN cho người dân cũng như NCT tại địa phương. Những số liệu trên cho thấy, yếu tố nguy cơ dẫn đến TBMMN tại các đối tượng này là rất cao, khi tỷ lệ bị mắc THA chiếm tới gần 2/3 số NCT được chọn nghiên cứu và đây là một thực tế đòi hỏi ngành y tế cần quan tâm tới việc CSSK cho NCT đề phòng TBMMN. 58
- 5.2. KAP của người cao tuổi về dự phòng TBMMN 5.2.1. Về kiến thức Xuất phát từ trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp chủ yếu là cán bộ hưu trí nên tỷ lệ NCT có những hiểu biết về bệnh và dự phòng bệnh TBMMN tương đối cao. Số đối tượng trả lời đúng một trong những biểu hiện cơ bản của bệnh TBMMN đạt 75%. NCT chủ yếu là biết tới biểu hiện của bệnh TBMMN là liệt nửa người, bất tỉnh hoặc méo miệng, không nói được. Điều này lý giải việc các đối tượng nghiên cứu mới chỉ biết các thông tin về bệnh qua đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, chưa được tư vấn hoặc tham dự truyền thông trực tiếp nên những biểu hiện khác của TBMMN nhất là những biểu hiện của tai biến thoáng qua là chưa rõ. Số đối tượng nghiên cứu biết được hoàn cảnh, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ cao gây TBMMN chủ yếu trả lời là do Tăng huyết áp chiếm 79%; sau uống rượu bia (77%); yếu tố do đi tiểu tiện về đêm là 72%, do tắm lạnh đột ngột là 70,5%, nhưng số NCT biết rằng Đái tháo đượng cũng có thể dẫn đến nguy cơ TBMMN lại rất thấp (chỉ chiếm 16%). Vì thực tế cho thấy các trường hợp đột quỵ xảy ra nhất là đối với nam giới thường là có liên quan tới hành vi uống rượu bia do đó các đối tượng thường suy luận và nêu rõ từ hành vi này sẽ có nguy cơ dẫn đến TBMMN. So sánh với nghiên cứu tương tự của Dương Minh Thu và Đàm Khải Hoàn năm 2005 tại 3 xã phường của thành phố Thái Nguyên thì tỷ lệ đối tượng NCT trả lời đúng một trong những biểu hiện cơ bản của bệnh TBMMN và biết được hoàn cảnh, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ cao gây TBMMN là do THA trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, nhưng tỷ lệ NCT cho rằng TBMMN và THA có nguyên nhân từ hành vi uống nhiều rượu, bia là cao hơn ( 77%; 45,3%). So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010) về “Hiểu biết, thực hành một số thói quen gây nguy cơ đột quỵ não của NCT tại hai xã Lam Điền và Trường Yên thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội”, tỷ lệ người nói đúng về 4 thói quen nguy cơ đột quỵ não là: uống nhiều rượu/bia (22,2%); ăn nhiều mỡ động vật (11,7%); hút thuốc lá/thuốc lào (9,3%) và ăn mặn (7,8%) còn lại 62,7% trả lời không biết thói quen nào. Qua đánh giá chấm điểm về kiến thức của NCT về bệnh và dự phòng TBMMN của chúng tôi thì số đối tượng đạt >50 % số điểm chiếm 72%, không đạt là 28%. Như vậy tỷ lệ NCT có hiểu biết chung về bệnh cũng như dự phòng bệnh tương đối cao. So sánh với nghiên cứu của tác giả Dương Minh Thu và Đàm Khải Hoàn năm 2005 [4], [17], thì tỷ lệ đạt tại nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến thức ở nghiên cứu này cao hơn chiếm 78,4% (bao gồm cả đạt ở mức độ khá và trung bình), không đạt là 21,6% . 5.2.2. Về thái độ Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ NCT cho rằng TBMMN là nguy hiểm chiếm 75%; tỷ lệ NCT có thái độ tích cực trong dự phòng TBMMN là 76%; chỉ có 65% cho rằng 59
- THA, đái tháo đường là nguy hiểm và 42% cho rằng THA, đái tháo đường có thể phòng ngừa được. Đánh giá về mức độ thái độ của NCT về dự phòng TBMMN ở 2 phường tương đương nhau (p>0,05). Thái độ về dự phòng TBMMN ở mức độ đạt của NCT chiếm tỷ lệ là 73%. So sánh với nghiên cứu của Dương Minh Thu và Đàm Khải Hoàn tại Thái Nguyên (năm 2005) thì tỷ lệ đạt về thái độ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn (73% so với 82,2%)(bao gồm cả đạt ở mức độ khá và trung bình), nhưng tỷ lệ NCT coi THA là nguy hiểm tại nghiên cứu này thấp hơn (75% so với 37,1 %). Như vậy, việc truyền thông về phòng, chống THA, đái tháo đường và TBMMN phải được triển khai sâu rộng, đồng bộ, tập trung vào cải thiện thái độ trong dự phòng tái phát, ăn, uống điều độ, vv nhằm giúp NCT có thái độ tích cực quan tâm cùng phòng tránh bệnh cũng như các biến chứng của bệnh THA và đái tháo đường là hai bệnh có tỷ lệ mắc cao và có liên quan chặt chẽ đến bệnh TBMMN. 5.2.3. Về thực hành Những đối tượng nghiên cứu đa số tập trung vào các biện pháp thực hành dự phòng TBMMN như: Luyện tập TDTT, vận động thể lực hợp lý chiếm 85%, cho thấy việc tập luyện TDTT được NCT trú trọng, thực tế ở tại 2 phường đã thành lập các câu lạc bộ dưỡng sinh và duy trì các hoạt động thường xuyên và thường có trên 50% số NCT tham gia. NCT thường xuyên đo HA chiếm 77%, chế độ ăn dầu ăn thay thế mỡ lợn để phòng THA và TBMMN chiếm 56%. Trong số đối tượng nghiên cứu tỷ lệ mắc THA khá cao chiếm 65,75% nên các thực hành dự phòng của NCT tập trung vào dự phòng THA. Tuy nhiên điều trị THA, đái tháo đường theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc chỉ chiếm 43%. Đa phần NCT cho rằng khi HA tăng mới dùng thuốc, khi ổn định thì dừng thuốc mà không phải là điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị lâu dài và suốt đời. NCT thực hành việc phòng bệnh TBMMN bằng cách tránh gió lùa và tránh những căng thẳng tâm lý còn thấp (40,5 và 46%). Như vậy có thể khẳng định rằng nhiều NCT còn chủ quan với các biện pháp phòng bệnh rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại rất hiệu quả là phòng tránh những yếu tố nguy cơ trong sinh hoạt hằng ngày như; tránh lạnh, nóng đột ngột, tránh căng thẳng tâm lý Mức độ đạt yêu cầu về thực hành của NCT trong dự phòng TBMMN ở 2 phường theo bảng chấm điểm chiếm tỷ lệ 76%, không đạt là 24%. So sánh với nghiên cứ của Dương Minh Thu và Đàm Khải Hoàn tại Thái nguyên năm 2005 là tương đương (bao gồm cả đạt ở mức độ khá và trung bình). Kết quả nghiên cứu cho thấy NCT cần được tiếp tục TTGDSK để có những hiểu biết đầy đủ về kiến thức, có thái độ tích cực và thực hành đầy đủ các biện pháp dự phòng TBMMN, không phải chỉ dừng lại những hiểu biết mơ hồ như một số đối tượng đã trình bày trong nghiên cứu. Thực tế, hiện nay nội dung này chưa được quan tâm, đa phần thông tin về bệnh, dự phòng bệnh là từ đài phát thanh, vô tuyến truyền hình là những 60
- phương tiện truyền thông tất cả NCT đều dễ dàng tiếp cận được. Truyền thông cho NCT cần được tiến hành sâu rộng, đa dạng, phong phú và đồng bộ hơn trên nhiều phương tiện và hình thức khác nhau. Để cải thiện thực hành phòng TBMMN tốt hơn cho NCT việc tổ chức câu lạc bộ thực hành tập luyện TDTT phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, cải thiện về tinh thần như hoạt động của Hội người cao tuổi, câu lạc bộ dưỡng sinh là rất cần thiết cho NCT thực hành hành vi tích cực trong công tác luyện tập, rèn luyện sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh tật. 6. Kiến nghị 6.1. Kiến nghị: - Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về lĩnh vực này nhất là các nghiên cứu can thiệp và đánh giá hiệu quả sau can thiệp về các biện pháp cải thiện hành vi dự phòng TBMMN cho NCT trên địa bàn tỉnh với quy mô lớn hơn, tầm cỡ hơn. - Quan tâm đầu tư cho lĩnh vực dự phòng TBMMN. 6.2. Đề xuất một số giải pháp: - Xây dựng mô hình điểm về hoạt động TTGDSK nhằm nâng cao kiến thức về TBMMN và tăng cường thực hành các hành vi dự phòng TBMMN cho NCT ở một số xã, phường sau đó đánh giá kết quả và từ đó nhân rộng ra các địa phương khác. - Sử dụng cả 2 hình thức TTGDSK trực tiếp và truyền thông gián tiếp qua các phương tiên thông tin đại chúng. Hoạt động TTGDSK cần tập trung vào các nội dung liên quan đến các yếu tố nguy cơ, biện pháp dự phòng và xử trí TBMMN để đảm bảo NCT có kiến thức, thái độ và thực hành đúng và đầy đủ liên quan đến TBMMN. - Để nâng cao hiệu quả các hoạt động TTGDSK cho NCT các nội dung TTGDSK cần được lồng ghép vào hoạt động thường xuyên của Hội Người cao tuổi. - Lồng ghép nội dung truyền thông về dự phòng TBMMN với việc phòng bệnh THA và Đái tháo đường vì 2 bệnh này cũng là nguyên nhân gây nên TBMMN. - Huy động nguồn lực từ các tổ chức, các dự án tổ chức những Hội thi Tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh TBMMN cho người dân nhất là những người đang sinh hoạt trong Hội người cao tuổi. - Phát triển các loại tài liệu TTGDSK chủ đề Dự phòng bệnh TBMMN, chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh TBMMN, phòng chống biến chứng của người bệnh THA, Đái tháo đường Tài liệu tham khảo 1. Ngô Hà (2002). Kiến thức - thực hành dự phòng TBMMN của bệnh nhân trên 60 tuổi tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế Quận Đống Đa Hà Nội năm 2002, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y tế Công cộng. 61
- 2. Đàm Khải Hoàn (2010), Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe ở miền núi phía Bắc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Vi Quốc Hoàng (2001), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân TBMMN tại BVĐK-TW Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y khoa Thái Nguyên. 4. Lương Văn Huế và cộng sự (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân TBMMN giai đoạn cấp điều trị tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2010, tr.7,8. 5. Trần Văn Huy và cộng sự (1992), "Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện Tai biến mạch máu não do Tăng huyết áp", Tạp chí Y học Việt Nam (số 6/1992), Tr.16 - 20. 6. Đoàn Mạnh Lâm (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp và kết quả điều trị bệnh Xuất huyết não tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010, tr. 6, 7. 7. Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010), Nghiên cứu về hiểu biết, thực hành một số thói quen gây nguy cơ đột quỵ não của người cao tuổi tại hai xã Lam Điền và Trường Yên thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 8. Đinh Thị Thìn (2002), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ gây TBMMN tại BVĐK trung tâm tỉnh Lạng Sơn. 9. Dương Minh Thu, Đàm Khải Hoàn và cộng sự (2005), Nghiên cứu xây dựng mô hình huy động câu lạc bộ người cao tuổi ở thành phố Thái Nguyên vào truyền thông phòng bệnh TBMMN, Đề tài NCKH cấp Bộ. 10. Ngô Quang Trúc và cộng sự (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tại biến mạch máu não tại tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ, mã số B2003 - 04 -21. 62