Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016

pdf 18 trang Gia Huy 2700
Bạn đang xem tài liệu "Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguon_tang_truong_nang_suat_lao_dong_cua_viet_nam_giai_doan.pdf

Nội dung text: Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016

  1. NGUỒN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân ThS. Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Phạm Ngọc Toàn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tóm tắt Nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang có một khoảng cách lớn về năng suất lao động giữa các ngành, cũng như so sánh với các nước khác trong cùng khu vực. Nghiên cứu này phân tích nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam dựa trên phương pháp SSA (Shift Share Analysis) cho thấy, động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 1997-2005 là sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn; thời kỳ 2006-2016 là sự gia tăng năng suất lao động của các ngành trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong thời kỳ 2001-2016, các ngành đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng năng suất lao động tổng thể là: công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú ăn uống. Từ khóa: Năng suất lao động, cơ cấu lao động, dịch chuyển lao động, cơ cấu ngành, hiệu ứng nội ngành, hiệu ứng dịch chuyển tĩnh, hiệu ứng dịch chuyển động. 1. Giới thiệu Trong hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có một thời kỳ tăng trưởng cao, được duy trì liên tục ngay cả khi kinh tế quốc tế phải đối mặt với suy thoái như khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008. Vượt qua những bất ổn diễn ra ở trong khu vực và trên thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá ấn tượng (đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc gia Châu Á, sau Qatar, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Bhutan và Ấn Độ trong thời kỳ 1995-2014 (APO, 2016)) và luôn cao hơn mức trung bình của khối SE N. Mặc dù tốc độ tăng trưởng gần đây đã có dấu hiệu chững lại (giai đoạn trước 2011 đạt khoảng 7%/năm, nhưng từ 2011 tới nay 87
  2. (2016) con số này chỉ dao động khoảng 6%/năm1). Những thành tựu tăng trưởng kinh tế đã đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu có thu nhập thấp trở thành một nước có mức thu nhập trung bình (năm 1986 Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD, năm 2008 con số này là 1,165 USD, và 2015 là 2,111 USD - theo số liệu của World Bank, data.worldbank.org). Thành tựu tăng tưởng đó được đóng góp bởi nhiều nhân tố. Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (2012) ước tính rằng nguồn lao động ngày càng lớn và sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo - chế biến và dịch vụ đã đóng góp khoảng 2/3 mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010. Khoảng 1/3 còn lại là kết quả của việc cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, với những thành tựu về tăng trưởng đã đạt được trong thời gian qua, khả năng dẫn dắt của hai nhân tố đầu đối với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng giảm. Sự gia tăng lực lượng lao động và sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp sẽ tiếp tục có đóng góp cho tăng trưởng, nhưng không còn là động lực cốt lõi dẫn dắt tăng trưởng trong chặng đường phía trước. Và để thay thế những nguồn tăng trưởng đang trở nên cạn kiệt, vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là phải biến NSLĐ trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp SS để phân tích nguồn gốc của những thay đổi NSLĐ và đánh giá vai trò của các nhân tố đến sự thay đổi của NSLĐ Việt Nam giai đoạn 1996-2016. Dựa trên các kết quả phân tích, bài viết cố gắng làm sáng tỏ những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện những nỗ lực nâng cao tốc độ tăng NSLĐ tổng thể trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động. Trước khi đi vào phân tích năng suất lao động Việt Nam, phần tiếp theo sẽ mô tả một cách ngắn gọn các nghiên cứu về nguồn tăng trưởng NSLĐ của quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Dựa trên kỹ thuật phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ theo phương pháp SS , mục đích chính của nghiên cứu là phân tách những nhân tố cấu thành nguồn tăng trưởng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2016. 1 Tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê 88
  3. 2. Tổng quan nghiên cứu Tăng trưởng NSLĐ là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia. Vì vậy, để tìm hiểu về nguồn lực tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu thường tập trung tìm hiểu NSLĐ tăng lên như thế nào, các yếu tố nào xác định sự thay đổi của năng suất, và vai trò của các yếu tố đó đối với tăng trưởng NSLĐ ở mỗi quốc gia. Khi tìm hiểu về các nhân tố xác định sự thay đổi năng suất, nhiều nghiên cứu cho rằng quá trình dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp gắn liền với quá trình tích lũy vốn của khu vực công nghiệp đã có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng NSLĐ (Schumpeter, 1939; Kuznets, 1977). Gần đây nhất, Dani Rodrik (2012) nhấn mạnh rằng tăng trưởng NSLĐ của một nền kinh tế có thể đạt được theo hai cách: cách thứ nhất là tăng trưởng năng suất của các khu vực kinh tế thông qua tích lũy vốn, thay đổi công nghệ và nâng cao hiệu quả phân bổ; cách thứ hai là dịch chuyển lao động giữa các ngành, từ các ngành năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao. Theo cách thứ hai, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào các mô hình thay đổi cơ cấu trong dài hạn và các dữ liệu sẵn có theo ngành để cố gắng định lượng và so sánh các hiệu ứng khác nhau tác động đến tăng trưởng năng suất ở các quốc gia, vùng lãnh thổ và các khu vực kinh tế. Một trong những phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu là phương pháp SS . Sử dụng phương pháp SSA, Yilimaz Kilicaslan (2005 đã phân tách các nhân tố cấu thành nguồn tăng trưởng NSLĐ của 46 quốc gia trong thời kỳ 1965- 1999 thành hai thành phần: thứ nhất là kết quả tăng trưởng năng suất trong nội bộ các ngành within effect 28 ngành , thứ hai là kết quả của việc tái phân bổ lao động giữa các ngành between effect . Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với hầu hết các quốc gia trong mẫu, thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành không có đóng góp cho tăng trưởng NSLĐ. Nói cách khác, tăng trưởng NSLĐ hoàn toàn được giải thích bởi tăng trưởng năng suất trong nội bộ các ngành trong thời kỳ nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng sử dụng phương pháp SS , Peneder 2003 đã phân rã tăng trưởng NSLĐ của Liên minh Châu u trong thời kỳ 1995-1999 và đi đến các kết luận thay đổi cơ cấu lao động tác động yếu đến tăng trưởng NSLĐ. Sử dụng phương pháp phân rã nguồn tăng trưởng NSLĐ (thành hai thành phần hiệu ứng nội ngành và hiệu ứng giữa các ngành đối với Ấn Độ và Trung Quốc giai đoạn 1980-2004, Saccone và Valli  đã chỉ ra rằng ở Trung 89
  4. Quốc, hiệu ứng nội ngành lấn át hiệu ứng giữa các ngành (thay đổi cơ cấu); còn ở Ấn Độ, hiệu ứng giữa các ngành có vai trò lớn hơn so với Trung Quốc mặc dù thành phần này chỉ bằng một nửa so với hiệu ứng nội ngành. Phương pháp SS đã được Nguyễn Thị Tuệ nh (2008) lần đầu tiên áp dụng phân tích tăng trưởng và thay đổi cơ cấu ở Việt Nam thời kỳ 1991-2006. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ nh và cộng sự đã nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp quan trọng vào nhịp tăng NSLĐ tổng thể của Việt Nam thời kỳ 1991-2006, trong đó tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành chủ yếu là do sự di chuyển lao động từ ngành có mức NSLĐ thấp sang các ngành có mức NSLĐ cao hơn. Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu đã có về NSLĐ đều thống nhất rằng đối với một nền kinh tế, tăng trưởng NSLĐ tổng thể có thể đạt được thông qua tăng trưởng NSLĐ của các khu vực và/hoặc di chuyển các nguồn lực từ khu vực năng suất thấp sang các khu vực có năng suất cao hơn. Hệ thống các nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng có thể vận dụng phân tích và đo lường các nhân tố xác định sự thay đổi của NSLĐ của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1996-2016. 3. Luận giải về phƣơng pháp SSA Để phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng phương pháp SS . Cho đến nay, có rất nhiều phiên bản khác nhau của phương pháp SS đã được áp dụng, và nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp phân tách yếu tố cấu thành - giống như trong nghiên cứu của Fagerberg (2000). Các ký hiệu được sử dụng: LP (Labor Productivity): năng suất lao động của nền kinh tế; LPi: năng suất lao động của ngành i ( ); Si: tỷ trọng lao động của ngành i trong tổng lao động của nền kinh tế ( ); T: chỉ số thời gian (t - 1 là năm cơ sở; t là năm so sánh); Khi đó, NSLĐ tổng thể của nền kinh tế được tính theo công thức: 90
  5. (1) Từ đó suy ra tốc độ tăng NSLĐ tổng thể - gọi là Gr(LP), có thể được phân tách thành ba thành phần riêng biệt: (2) Thành phần thứ nhất gọi là hiệu ứng nội ngành (within effect)2 đo lường những thay đổi NSLĐ của các ngành khi các ngành vẫn giữ được tỷ trọng lao động không đổi giống như ở năm cơ sở. Thành phần thứ hai gọi là hiệu ứng dịch chuyển tĩnh (static shift effect)3, được tính bằng tổng của những thay đổi tương đối của lao động mỗi ngành giữa năm t và năm t-1 với các trọng số là các giá trị ban đầu của NSLĐ (trong năm cơ sở) của ngành đó. Thành phần thứ ba, gọi là hiệu ứng dịch chuyển động (dynamic shift effect) hay thành phần tương tác, đo lường sự tương tác giữa những thay đổi của NSLĐ và những thay đổi trong phần chia lao động của các ngành4. Phần tiếp theo, bài viết sẽ áp dụng phương pháp SS để phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2016. 4. Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016 4.1. Năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế Trong nghiên cứu này, NSLĐ được tính bằng tỷ số của GDP (theo giá so sánh 2010) và số lao động4. Có thể thấy rằng NSLĐ của nền kinh tế Việt Nam liên tục được cải thiện trong thời kỳ 1996-2016 (Biểu đồ 1). 2 Do thay đổi NSLĐ trong nội bộ từng ngành. 3 Do thay đổi cơ cấu lao động trong từng ngành. 4 Ngành tăng cả NSLĐ và tỷ trọng lao động hoặc giảm cả NSLĐ và tỷ trọng lao động là có tín hiệu tốt; Ngành NSLĐ tăng nhưng tỷ trọng lao động giảm hoặc NSLĐ giảm nhưng tỷ trọng lao động tăng là có tín hiệu chưa tốt. 4 Với giả định rằng, GDP chỉ thay đổi chủ yếu do đóng góp của lao động (bao gồm cả lao động mới gia tăng và chuyển dịch lao động), không tính tới ảnh hưởng của vốn và kỹ thuật. Giả định này được đặt trong bối cảnh hiệu quả vốn của Việt Nam thời gian qua không cao, thậm chí giảm, còn kỹ thuật hầu hết cũng chỉ là áp dụng lại những kỹ thuật đã phổ biến trên thị trường thế giới nên tính ảnh hưởng đến NSLĐ không cao. 91
  6. Đơn vị: triệu VNĐ/lao động (giá so sánh 2010) Biểu đồ 1. Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996-2016 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê Biểu đồ 2 cho thấy khoảng cách lớn về NSLĐ giữa các ngành kinh tế ở Việt Nam. Nhìn chung, giai đoạn 1996-2016 NSLĐ của ngành công nghiệp gấp khoảng 4 đến 7 lần NSLĐ ngành nông nghiệp, NSLĐ ngành dịch vụ gấp khoảng 3 đến 5 lần NSLĐ ngành nông nghiệp. Xét theo xu thế biến động, NSLĐ bình quân toàn nền kinh tế liên tục tăng lên với mức tăng khá. Tuy nhiên, mức NSLĐ bình quân của nền kinh tế trong giai đoạn này vẫn thấp, chỉ cao hơn năng suất của ngành nông nghiệp và kém hơn hẳn so với mức năng suất của các ngành công nghiệp và dịch vụ. NSLĐ của Việt Nam thấp do nhiều nguyên nhân: những ngành có NSLĐ thấp lại chiếm tỷ trọng lao động cao (lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 42% tổng lao động có việc làm của Việt Nam vào năm 2016); chất lượng lao động mà biểu hiện trước hết ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp (theo Báo cáo Điều tra Lao động - Việc làm của Tổng cục Thống kê, tính đến quý 3/2016 có khoảng 80% lao động từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật); Năng suất thấp là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững của tăng trưởng. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh tăng cường hội nhập. Biểu đồ 2 cũng cho thấy, so với các ngành khác, ngành công nghiệp tuy có mức năng suất cao nhất, nhưng do tỷ trọng lao động thấp (khoảng 24% năm 2016), tốc độ thu hút lao động vào ngành chậm, không đủ để tạo ra sự chuyển biến về mặt cơ cấu. Hơn nữa, chất lượng lao động ngành công nghiệp còn hạn 92
  7. chế (Số liệu Niên giám Thống kê - Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2015 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đạt 17,7%, ngành xây dựng là 14,9%) nên không thể tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ đối với NSLĐ chung của nền kinh tế. Điểm đáng lưu ý là sự gia tăng NSLĐ của ngành công nghiệp, ngành đóng vai trò chủ đạo trong quá trình CNH, HĐH, còn thiếu nền tảng vững chắc. Biểu đồ 2. NSLĐ của các ngành và nền kinh tế Việt Nam (giá so sánh 2010) giai đoạn 1996-2016 Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê Bảng 1 cho thấy mức NSLĐ khá cao tập trung ở một số ngành như: khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt; hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Tuy nhiên, chỉ có các ngành thâm dụng tài nguyên như: khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt mới duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Ở các ngành dịch vụ như hoạt động kinh doanh bất động sản, ngân hàng tài chính bảo hiểm, NSLĐ đã giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, nhờ những nỗ lực nâng cao năng suất, NSLĐ của các ngành nông lâm thủy sản và ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã dần được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. 93
  8. Bảng 1. Năng suất lao động Việt Nam theo ngành Đơn vị: nghìn đồng Ngành 1996 2000 2005 2010 2015 2016 1 Nông, lâm, thủy sản 9.595 11.285 14.548 16.334 19.886 20.958 2 Khai khoáng 990.778 892.477 827.996 742.177 1.012.045 1165.891 3 Công nghiệp chế biến chế tạo 33.593 41.700 49.433 42.036 54.759 56.124 4 Xây dựng 67.629 56.804 46.226 42.669 50.112 50.258 Sản xuất và phân phối điện, 5 nước, khí đốt 133.432 167.909 206.326 310.291 479.172 519.768 Bán buôn và bán lẻ; D/vụ lưu 6 trú và ăn uống 42.303 40.904 45.429 34.488 40.646 43.261 Vận tải, kho bãi, thông tin 7 và truyền thông 34.688 36.102 38.109 48.957 58.638 63.775 BĐS & t/chính, n/hàng 8 và b/hiểm 971.941 951.270 893.675 697.603 585.034 544.589 9 Hoạt động dịch vụ khác 36.206 34.809 33.772 41.635 51.382 54.217 NSLĐ chung 24.926 29.663 37.139 43.994 54.426 57.373 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả theo số liệu của Tổng cục Thống kê So với một số quốc gia thuộc khối SE N, mức NSLĐ của Việt Nam còn rất khiêm tốn. So sánh với Singapore (nước có mức NSLĐ cao nhất Châu Á), NSLĐ của Việt Nam chỉ bằng 1/20 năm 2000, và bằng 1/14 năm 2014. Mặc dù có thể coi đây là một tín hiệu tương đối tích cực, song không thể phủ nhận thực tế là khoảng cách về NSLĐ của Việt Nam so với nền kinh tế thành công dẫn đầu trong khu vực ngày một xa hơn trong trong quá trình cố gắng thực hiện những nỗ lực “bắt kịp”. Với một số quốc gia khác trong khối SE N, NSLĐ của Việt Nam: năm 2000, bằng 1/8 Malaysia, 1/4 Thái Lan, 1/3 Indonesia, 1/2 Philippin, và so với trung bình của khối SE N bằng khoảng 1/3; năm 2010, bằng 1/6 Malaysia, 1/3 Thái Lan, 1/2 Philippin, và gần bằng một nửa NSLĐ của khối SE N; năm 2014, khoảng cách giữa NSLĐ của Việt Nam và các nền kinh tế khác trong khối SE N không những không được rút ngắn so với 2010 mà còn có dấu hiệu bị bỏ lại xa hơn. 94
  9. Bảng 2. So sánh mức NSLĐ của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới Mức NSLĐ (nghìn USD) Tên nƣớc và khối quốc gia 2000 2010 2014 Singapore 98,5 119,0 125,4 Nhật Bản 64,6 71,0 72,2 Hàn Quốc 42,2 58,8 61,8 Trung Quốc 6,1 15,6 21,0 Malaysia 38,8 50,2 54,4 Thái Lan 16,4 22,4 25,5 Philippines 11,9 14,4 16,9 Indonesia 13,5 19,5 23,0 Việt Nam 4,8 7,6 8,9 Lào 4,7 7,4 9,0 Campuchia 2,9 4,4 5,4 Myanmar 2,5 6,7 8,4 ASEAN 12,9 17,9 20,6 Ghi chú: GDP giá cơ bản trên 1 lao động theo sức mua tương đương 2011, tham chiếu năm 2014. Nguồn: APO Productivity Databook 2016, tr 65 4.2. Tăng trưởng năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế Quá trình tăng trưởng NSLĐ của các ngành và nền kinh tế qua các thời kỳ được minh họa trong Bảng 3. Có thể nhận thấy ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng NSLĐ trung bình hàng năm cao hơn hẳn so với các ngành khác trong thời kỳ 2001 - 2015. Thực tế này làm nảy sinh những lo ngại đối với quá trình CNH, HĐH của Việt Nam vì tốc độ tăng NSLĐ chậm chạp (thậm chí còn có biểu hiện tăng trưởng âm) của khu vực công nghiệp. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển chậm chạp của lao động ra khỏi nông nghiệp. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng NSLĐ của ngành dịch vụ đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực kể từ năm 2011. 95
  10. Bảng 3. Tốc độ tăng trƣởng NSLĐ của các ngành và nền kinh tế Đơn vị: % Thời kỳ 1997 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 Ngành Nông nghiệp 4,22 5,22 2,37 4,03 5,39 Công nghiệp 4,29 -0,69 -3,22 3,92 -1,00 Dịch vụ -0,50 0,57 0,34 2,66 5,51 Chung 4,47 4,60 3,45 4,36 5,41 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam tương đối cao trong so với các quốc gia trong khối SE N và khu vực châu Á (Bảng 4). NSLĐ của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình 5,4% (1995 - 2000); 5,6% (2000 - 2005) (đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Myanmar); 3,8% (2005 - 2014). Tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam bình quân cả thời kỳ 2000 - 2014 là 4,4%, cao hơn trung bình của khối SE N, nhưng thấp hơn Lào. Cho đến năm 2010, Lào vẫn đứng sau Việt Nam trong bảng xếp hạng về năng suất, nhưng với tốc độ tăng năng suất ngày càng lớn, Lào đã dần thu hẹp khoảng cách, nhanh chóng bắt kịp NSLĐ của Việt Nam vào năm 2012, và sau đó Việt Nam đã bị tụt lại phía sau. Bảng 4. So sánh tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới Tăng trƣởng NSLĐ các thời kỳ (%) Tên nƣớc và khối quốc gia 1995 - 2000 2000 - 2005 2005 - 2014 2000 - 2014 Singapore 3,5 3,2 0,9 1,7 Trung Quốc 7,1 8,7 9,0 8,9 Malaysia 1,1 3,6 1,8 2,4 Thái Lan 0,3 3,8 2,8 3,1 Philippines 2,6 1,2 3,2 2,5 Indonesia -1,5 4,0 3,7 3,8 Việt Nam 5,4 5,6 3,8 4,4 96
  11. Tăng trƣởng NSLĐ các thời kỳ (%) Tên nƣớc và khối quốc gia 1995 - 2000 2000 - 2005 2005 - 2014 2000 - 2014 Lào 3,9 4,1 4,9 4,6 Campuchia 3,2 4,9 4,0 4,3 Myanmar 5,3 10,4 7,8 8,7 ASEAN 0,3 3,5 3,2 3,3 Ghi chú: GDP theo giá cơ bản trên 1 lao động theo sức mua tương đương 2011 Nguồn: APO Productivity Databook 2016, tr 66 4.3. Nguồn tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016 Phần này trình bày kết quả tính toán dựa trên việc áp dụng phương pháp SS để phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016. Theo phương pháp này, tăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế được phân rã thành ba thành phần: hiệu ứng nội ngành, hiệu ứng dịch chuyển tĩnh và hiệu ứng dịch chuyển động. Để đánh giá những thay đổi của các thành phần đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể, chúng tôi gộp 21 ngành (theo VSIC 2007) thành 9 ngành bao gồm: (1) Nông nghiệp; (2) Khai khoáng; (3) Công nghiệp chế biến chế tạo; (4) Sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt; (5) Xây dựng; (6) Thương mại và dịch vụ lưu trú, ăn uống; (7) Vận tải, kho bãi, thông tin và truyền thông; (8) Hoạt động kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; (9) Các hoạt động khác. Biểu đồ 3. Nguồn tăng trƣởng NSLĐ ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả theo số liệu của Tổng cục Thống kê 97
  12. Trong thời kỳ 1997 - 2000, tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế phần lớn được giải thích bởi hiệu ứng dịch chuyển tĩnh (thành phần này đóng góp 86,8% cho tăng trưởng NSLĐ tổng thể (Bảng 5)). Như vậy, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng NSLĐ chung của nền kinh tế thời kỳ 1997 - 2000 là sự chuyển dịch lao động từ các ngành năng suất thấp sang các ngành năng suất cao. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính châu Á, NSLĐ của các ngành tăng lên, điều này góp phần mở rộng quy mô đóng góp của hiệu ứng nội ngành vào tăng trưởng NSLĐ chung trong các năm 1999, 2000 (Biểu đồ 3). Bảng 5. Nguồn tăng trƣởng NSLĐ ở Việt Nam qua các thời kỳ theo các thành phần Nguồn tăng trƣởng 1997 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2009 2011 - 2016 1,32 1,86 2,00 3,31 Tăng năng suất các ngành (29,5%) (40,4%) (58,5%) (79,2%) 3,88 3,50 1,57 0,99 Dịch chuyển cơ cấu (86,8%) (76,1%) (45,9%) (23,7%) -0,73 -0,76 -0,15 -0,12 Thành phần tương tác -16,3% (-16,5%) (-4,4%) (-2,9%) 4,47 4,60 3,42 4,18 Tăng trưởng NSLĐ trung bình (100%) (100%) (100%) (100%) Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trong thời kỳ 2001 - 2005, hiệu ứng nội ngành vẫn bị lấn át bởi hiệu ứng dịch chuyển tĩnh. Sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn tiếp tục có đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng năng suất toàn nền kinh tế (trung bình cả thời kỳ chiếm khoảng 76,1%). Đây là thời kỳ mà các ngành công nghiệp và dịch vụ, có NSLĐ cao hơn, đã thu hút được nhiều lao động hơn và sự thu hút này đã làm tăng phần chia lao động công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu lao động của nền kinh tế. Thời kỳ này, phần đóng góp của tăng NSLĐ nội bộ các ngành (hiệu ứng nội ngành) lớn hơn hẳn so với thời kỳ trước. Đến thời kỳ 2006 - 2009, nhân tố có ảnh hưởng chi phối đối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể là hiệu ứng nội ngành. Sự gia tăng NSLĐ của các ngành như: vận tải, kho bãi, thông tin và truyền thông; sản xuất và phân phối điện nước, khí đốt và các ngành như: nông nghiệp, và một số ngành dịch vụ khác đã lấn át sự suy giảm tăng trưởng của các ngành có mức NSLĐ cao như: khai khoáng; xây 98
  13. dựng; hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, và đã có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế. Cùng với sự suy giảm mức năng suất của các ngành vốn có mức NSLĐ cao, tăng trưởng NSLĐ chậm lại của các ngành khác đã làm giảm tốc độ tăng trưởng NSLĐ chung. Năm 2011 là thời điểm khởi đầu cho một thời kỳ tăng trưởng mới, sự gia tăng năng suất của nền kinh tế chủ yếu dựa vào sự cải thiện năng lực của các ngành kinh tế. Do những khó khăn về kinh tế, năm 2011 NSLĐ của ngành xây dựng giảm. Xu hướng giảm sút NSLĐ ở các ngành như: hoạt động kinh doanh BĐS; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trong thời kỳ 2011 - 2016 cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế thời kỳ này chủ yếu dựa vào sự gia tăng NSLĐ của ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển đáng kể của lao động vào khu vực công nghiệp cũng có đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng NSLĐ chung. Những cải cách cơ cấu nền kinh tế theo chiều sâu đã có tác dụng thúc đẩy nâng cao năng suất ở tất cả các ngành kinh tế. Mặc dù chuyển dịch cơ cấu tiếp tục có đóng góp tích cực cho tăng trưởng NSLĐ chung, nhưng phần đóng góp này không lớn như trong các thời kỳ trước. Trong giai đoạn nghiên cứu, ảnh hưởng của hiệu ứng dịch chuyển động (thành phần tương tác) đến tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế không đáng kể (Biểu đồ 3). Hơn nữa, kết quả tính toán còn cho thấy: trong các thời kỳ 1997 - 2000, 2001 - 2005 các ngành công nghiệp có đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng NSLĐ tổng thể; nhưng trong thời kỳ tiếp theo, 2006 - 2010 và 2011 - 2015, vai trò của ngành công nghiệp đã giảm xuống, và dịch vụ đã thể hiện phần đóng góp trội hơn vào tăng trưởng NSLĐ chung. Tầm quan trọng của các ngành dịch vụ trong thời kỳ 2006 - 2016 cũng có những đặc điểm khác biệt: thời kỳ 2006 - 2010, đóng góp lớn nhất của ngành dịch vụ đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể là do hiệu ứng dịch chuyển tĩnh, nghĩa là do sự mở rộng phần chia lao động dịch vụ trong cơ cấu lao động của nền kinh tế, sự thay đổi năng suất của các ngành dịch vụ làm giảm NSLĐ chung; thời kỳ 2011 - 2016, dịch chuyển cơ cấu vẫn đóng vai trò quyết định trong đóng góp của các ngành dịch vụ vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể, đồng thời sự cải thiện năng lực của các ngành dịch vụ sau khủng hoảng đã có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng . 99
  14. Các kết quả phân rã không chỉ cho thấy những thay đổi trong nguồn đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế mà còn giúp nhận diện được tầm quan trọng của các ngành đối với tăng trưởng (Biểu đồ 4). Trong thời kỳ 1997 - 2000, ngành khai khoáng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế, sau đó, tầm quan trọng của ngành đã giảm đi đáng kể trong những năm tiếp theo. Trong thời kỳ 2001 - 2016, tăng trưởng NSLĐ chung của nền kinh tế chủ yếu dựa vào sự cải thiện năng lực mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể là: ngành công nghiệp chế biến chế tạo; ngành bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú ăn uống. Biểu đồ 4. Nguồn tăng trƣởng NSLĐ theo ngành ở Việt Nam 1997 - 2016 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả theo số liệu của Tổng cục Thống kê Nghiên cứu kinh nghiệm của các nền kinh tế thành công ở châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy tăng NSLĐ của nội bộ các ngành mới là nguồn chính của tăng trưởng NSLĐ tổng thể nền kinh tế. Ở Trung Quốc, tăng NSLĐ nội bộ các ngành đóng góp trung bình 91%, chuyển dịch cơ cấu đóng góp 9% vào tốc độ tăng NSLĐ tổng thể trong giai đoạn 1990 - 2005. Tương tự, tăng NSLĐ nội bộ các ngành đóng góp 88%, chuyển dịch cơ cấu đóng góp 12% cho tăng trưởng NSLĐ ở Malaysia; các tỷ lệ này lần lượt là 85% và 15% ở Philippines. Việt Nam và Thái Lan là một trong số ít các quốc gia được so 100
  15. sánh mà những cải thiện về NSLĐ được hưởng lợi đáng kể từ chuyển dịch cơ cấu. Ở hai nước này, khoảng cách lớn về NSLĐ giữa các ngành đã hướng luồng lao động dịch chuyển đến các hoạt động có năng suất cao hơn và do đó nâng cao NSLĐ của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong xu hướng tăng NSLĐ chung của khu vực Châu Á, khi tăng năng suất của các ngành có ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối tốc độ tăng NSLĐ chung của toàn khu vực, thì tốc độ tăng năng suất chậm chạp và thiếu bền vững của các ngành kinh tế ở Việt Nam làm nảy sinh những lo ngại. Những thách thức về năng suất này cùng với sự phát triển chậm chạp của lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật có thể làm mờ hình ảnh Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, và có thể đe dọa đến sự tăng trưởng liên tục của Việt Nam. Bảng 6. So sánh nguồn đóng góp vào tăng trƣởng NSLĐ ở Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực Đơn vị: % Tên nƣớc/ Tốc độ tăng Đóng góp của tăng Đóng góp của vùng lãnh thổ NSLĐ tổng thể NSLĐ nội ngành chuyển dịch cơ cấu Singapore (1990 - 2005) 3,71 3,79 -0,08 Hàn Quốc (1990 - 2005) 3,89 5,29 -1,40 Trung Quốc (1990 - 2005) 8,78 7,79 0,99 Malaysia (1990 - 2005) 4,08 3,59 0,49 Thái Lan (1990 - 2005) 3,05 1,38 1,67 Philippines (1990 - 2005) 0,95 0,81 0,14 Châu Á (1990 - 2005) 3,88 3,31 0,57 Việt Nam (1996 - 2016) 3,52 1,55 1,97 Nguồn: Nguồn đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác được lấy từ nghiên cứu của Dani Rodrik; và của Việt Nam được tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê 4.4. Thách thức về năng suất lao động đối với Việt Nam Theo đánh giá của WB và OECD, Việt Nam đang ở ngã ba nơi phía trước có hai con đường, trong đó, một con đường hướng tới tốc độ tăng trưởng cao liên 101
  16. lục, tương ứng với tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng 7 - 8% /năm trong hai thập kỷ vừa qua. Con đường này dẫn đến một nền kinh tế công nghiệp hiện đại trong tương lai. Con đường kia là tăng trưởng chậm và kéo dài do các rào cản về cơ cấu - cùng với nó là sự chậm trễ trong việc đem lại những lợi ích thực sự của tăng trưởng cho các thế hệ tương lai. Đặc trưng quyết định con đường tăng trưởng thứ nhất của Việt Nam chính là tăng trưởng về NSLĐ. Trên con đường này, thách thức đặt ra là NSLĐ của Việt Nam phải liên tục tăng với tốc độ 6,3 - 7,3%, tức là tăng khoảng 1,4 lần so với hiện nay (tốc độ tăng NSLĐ Việt Nam năm 2016 là 5,31%). Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, nhưng không phải chưa từng có tiền lệ (vì NSLĐ Việt Nam đã từng tăng với tốc độ 6,96% năm 1996). Kết quả phân tích ở trên đã chỉ ra rằng, Việt Nam không thể tiếp tục nâng cao đóng góp của NSLĐ cho tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ vào dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ như trước đây, mà cần phải vào sự gia tăng NSLĐ mạnh mẽ của các ngành kinh tế. Như vậy, để giải bài toán năng suất, Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực của các ngành, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các hiệp định kinh tế và thương mại lớn như: Các Hiệp định thương mại tự do FT s, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), sự thành lập Cộng đồng Kinh tế SE N ( EC) đã mở ra nhiều cơ hội giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, gắn Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, sự thành lập cộng đồng SE N ngày 31/12/2015 sẽ tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn mới, các nước trong khu vực sẽ phải cạnh tranh dựa trên NSLĐ chứ không phải dựa vào chi phí nhân công rẻ. Tuy nhiên, so với các quốc gia thành viên SE N, NSLĐ của Việt Nam vẫn còn thấp, điều này cần đặt ra câu hỏi, làm thế nào để Việt Nam nắm bắt được những cơ hội do hội nhập mang lại? Một thách thức lớn trong việc nâng cao NSLĐ ở Việt Nam là sự hạn chế của chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 trong bảng các quốc gia châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm) (Minh Nguyệt, 2012). Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công việc không thể thực hiện một sớm một chiều, và vấn đề đặt ra là chừng nào ngành giáo dục và đào tạo còn chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước trong bối 102
  17. cảnh tăng cường hội nhập thì năng suất lao động thấp vẫn còn là lực cản lớn đối với sự phát triển đất nước. 5. Kết luận Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, được đánh giá là tích cực và đúng hướng mặc dù tốc độ còn chậm, đã giúp nền kinh tế Việt Nam thu được những kết quả nhất định trong quá trình từng bước cải thiện NSLĐ, nâng cao năng lực và giá trị nội tại của nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cạnh tranh gia tăng sẽ thúc đẩy các nguồn lực của nền kinh tế dịch chuyển theo hướng sử dụng hiệu quả hơn và hiệu quả phân bổ cao hơn. Khi các rào cản thương mại đã giảm, các ngành trong nền kinh tế phải hợp lý hóa, nâng cao năng lực, và trở nên hiệu quả hơn. Sự gia tăng năng suất tổng thể của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào sự tái phân bổ nguồn lực giữa các ngành, mà còn phụ thuộc vào những gì đang xảy ra trong nội bộ các ngành. Kết quả nghiên cứu cho thấy động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 1997 - 2005 là sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn. Trong thời kỳ 2006 - 2016, gia tăng năng suất của các ngành là nguồn chính giải thích cho tăng trưởng năng suất lao động tổng thể của nền kinh tế. Trong cả giai đoạn 1997 - 2016, luồng lao động dịch chuyển từ các hoạt động năng suất thấp sang các hoạt động năng suất cao có đóng góp to lớn cho sự gia tăng NSLĐ ở Việt Nam, chủ yếu là do khoảng cách lớn về năng suất giữa các ngành. Nhân tố này tuy đã có đóng góp tích cực cho cho tăng trưởng NSLĐ trong thời gian qua nhưng xu hướng hụt hơi của nhân tố này cũng đã bộc lộ từ năm 2012. Mặc dù chuyển dịch cơ cấu vẫn tiếp tục có đóng góp tích cực cho tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế vì tỷ trọng lao động nông nghiệp ở Việt Nam còn rất lớn và khoảng cách về NSLĐ giữa công nghiệp và nông nghiệp vẫn đang chưa được thu hẹp, nhưng sự tái phân bổ lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tất yếu sẽ suy giảm theo thời gian. Do đó, để bước vào giai đoạn tăng trưởng mới đầy sinh lực, trong chặng đường phía trước, Việt Nam cần đến sự đóng góp mạnh mẽ hơn nữa của yếu tố tăng NSLĐ nội bộ các ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các ngành công nghiệp chế biến chế tạo; ngành bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú ăn uống đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Do đó, các chính sách cần hướng vào việc tăng hiệu quả của các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế 103
  18. tạo (bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc, đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề) và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn. Tài liệu tham khảo 1. APO (2016), APO Productivity databook 2016. 2. Dani Rodrik 2012 , “Globalization, Structural Change, and Productivity Growth”, IFPRI Discussion Paper 01160. 3. Fagerberg, J. (2000), “Technological progress, structural change and productivity growth a comparative study”, Structural Change and Economic Dynamics, Vol.11 pp.393 - 411. 4. Ghani, Ejaz and Vivek Suri (1999), “Productivity Growth, Capital Accumulation, and the Banking Sector: Some Lessons from Malaysia”, Policy Research Working Paper, No. 2252, Washington, DC: The World Bank. 5. Kuznets, S. (1977), “Two Centuries of Economic Growth: Reflections on US Experience”, merican Economic Review, 67, 1-14. 6. Minh Nguyệt (2012), Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm về chất lượng lao động, truy cập ngày 25/8/2012 tại website: nam-chi-dat-37910-diem-ve-chat-luong-lao-dong-152726.html 7. Nguyễn Thị Tuệ nh (2008), Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam 16 năm (1991 - 2006) từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành, NXB Lao động, Hà Nội. 8. Peneder M 2003 , “Industrial structure and aggregate growth”, Structural Change and Economic Dynamics, vol 14, pp. 427 - 448. 9. Saccone, D. and V. Valli (2009), “Structural Change and Economic Development in China and India,” Working paper No. 7/2009, Dipartimento di Economia, Università di Torino, Italy. 10. Viện Nghiên cứu toàn cầu Mckinsey (2012). “Giữ nhịp tăng trưởng bền vững tại Việt Nam: Thách thức về năng suất”. 11. World Bank (2013), Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy. 12. Yilimaz Kilicaslan (2005 , “Industrial structure and labour markets a study on productivity growth”. 104