Nhận diện cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 7 trang Gia Huy 3220
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_dien_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_nguon_nhan_luc_nganh.pdf

Nội dung text: Nhận diện cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0091 NHẬN DIỆN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Đinh Kiệm1, Nguyễn Ngọc Duy Phương2, Trần Quốc Việt1 1Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII)TP. HCM 2Trƣờng Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. HCM dinh.kiem@gmail.com, nndphuong@hcmiu.edu.vn, viettranulsa66@gmail.com TÓM TẮT: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á với cơ sở hạ tầng kho bãi, hệ thống giao thông, cảng biển, cảng hàng không Nhìn chung, cùng với sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quy mô ngày càng gia tăng, dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay có điều kiện mở rộng ra tầm khu vực và quốc tế.Theo Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017, Việt Nam đang xếp ở vị trí 39/160 nƣớc với điểm số LPI (chỉ số năng lực quốc gia về logistics) và Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trƣờng có mức thu nhập tƣơng đƣơng. Theo dự báo, trong thập niên đến, sự phát triển của ngành logistic sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực, có tiềm lực và năng lực để đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển nền kinh tế thƣơng mại trên quy mô lớn. Đứng trƣớc cơ hội to lớn để phát triển vững mạnh hoạt động Logistics Việt Nam, nhƣng cũng gặp không ít thách thức đó là đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Nghiên cứu này sẽ đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức về nguồn nhân lực ngành logistic của nƣớc ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: Nguồn nhân lực ngành logistics, kinh tế hội nhập khu vực, Việt Nam. I. GIỚI THIỆU Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, với vận dụng chính sách kinh tế mở, nƣớc ta hiện đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics nhƣ: khối lƣợng trao đổi thƣơng mại toàn cầu gia tăng, xúc tiến ký kết thành công các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), gần đây nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) và Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Thêm vào đó trong cuộc chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung (2018), ngoài những tác động bất lợi còn có mặt thuận lợi đó là chuỗi cung ứng toàn cầu đã có sự chuyển dịch một số địa chỉ sản xuất, cung ứng đến Việt Nam với khối lƣợng đáng kể. Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á với cơ sở hạ tầng kho bãi, hệ thống giao thông, cảng biển, cảng hàng không đƣợc cải thiện. Nhìn chung, hoạt động logistics của Việt Nam hiện nay đang mở rộng, cùng với sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quy mô ngày càng gia tăng. Theo công bố của WB trong năm 2017, Việt Nam đang xếp ở vị trí 39/160 nƣớc với điểm số LPI (Chỉ số Năng lực quốc gia về logistics) đƣợc cải thiện đáng kể (đạt 3,27, điểm) - đứng thứ 3 trong khối ASEAN, chỉ sau Singapore (hạng 7) và Thái Lan (hạng 32). Về quản lý vận hành, Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trƣờng có mức thu nhập tƣơng đƣơng. Trong thập niên tới, sự phát triển của ngành logistics sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực, có tiềm lực và năng lực để đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển nền kinh tế thƣơng mại trên quy mô lớn. Bài nghiên cứu này nhóm tác giả đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức dƣới góc nhìn về nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đó gợi ý một số giải pháp phát triển. A. Tổng quan nguồn nhân lực Việt Nam Theo [1], Việt Nam đang vào thời kỳ “dân số vàng” nên lực lƣợng lao động của Việt Nam khá dồi dào, từ 15 tuổi trở lên đạt 55,46 triệu ngƣời. Chiếm gần 58 % trong tổng dân số. Trong số này tham gia hoạt động kinh tế là 54,36 triệu ngƣời. Mặc dù tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ nhƣng đến nay lao động phân bố ở nông thôn vẫn đƣợc xem là đông đảo, hiện chiếm khoảng 66,1 % lực lƣợng lao động. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế vẫn còn phân bố bất hợp lý: lao động ngành nông nghiệp hiện chiếm 34,7 % trong tổng lực lƣợng lao động, lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm 29,4 % và ngành dịch vụ chiếm 35,9 %. Các thập niên vừa qua, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lƣợng lao động đã có những cải thiện nhất định đặc biệt đối với các ngành kỹ thuật và dịch vụ, nhƣng nhìn chung cung lao động chất lƣợng còn thấp, tồn tại nhiều bất cập. Theo Tổng cục Thống kê, Quý II/2019 lực lƣợng lao động đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chỉ chiếm 22,37 % (lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10,82 %; cao đẳng chiếm 3,82 %; trung cấp chiếm 4,65 % và sơ cấp chiếm 3,08 % trong tổng lực lƣợng lao động). Số lƣợng lao động đã qua đào tạo chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, trong khi nhiều nƣớc, tỷ lệ đào tạo của lao động đã đạt trên 50 %.
  2. Đinh Kiệm, Nguyễn Ngọc Duy Phƣơng, Trần Quốc Việt 261 Bảng 1. Số lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật tham gia hoạt động kinh tế thời kỳ 2010-2019 2010 2015 2018 2019 1. Quy mô 7,44 10,96 12,36 12,70 Trong đó: Sơ cấp nghề 0,91 1,66 1,91 1,93 Trung cấp 2,48 2,74 2,98 2,59 Cao đẳng 0,95 1,53 2,05 2,05 Đại học, trên ĐH 2,73 4,38 5,43 5,91 2. Tỷ lệ so với tổng LLLĐ Sơ cấp nghề 14,63 20,29 21,5 22,37 Trung cấp 1,89 3,27 3,25 3,08 Cao đẳng 5,12 5,39 5.32 4,65 Đại học, trên ĐH 1,97 3,01 3,33 3,82 5,65 8,62 9,60 10,82 (Nguồn: Kỷ yếu HTKH quốc tế, năng suất và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế (2017)) Thực trạng về cơ cấu lao động tại Việt Nam: nhìn chung cơ cấu lao động theo bằng cấp Việt Nam đang thiếu trầm trọng, nhất là đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp nhƣ mô tả trong bảng 1. Nói cách khác, Việt Nam đang thừa một lƣợng lớn lao động trình độ cao (từ đại học trở lên), điều này phản ánh mức độ trầm trọng của thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" và sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Hình 1. Sơ đồ so sánh chỉ số chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam với một số nƣớc Đông Á và Đông Nam Á (Nguồn: Nhóm tác giả vẽ dựa trên số liệu Kỷ yếu HTKH quốc tế, Năng suất và đổi mới sáng tạo của nền Kinh tế Việt Nam, (2017)) Chất lƣợng nguồn nhân lực lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế; trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động và hội nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trƣờng lao động ngày càng lớn. Khi xem xét vấn đề thất nghiệp theo góc độ trình độ chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hƣớng gia tăng trong số lao động có trình độ cao. Khi đánh giá về chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chƣa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Theo nghiên cứu của [2] cũng cho thấy, mức độ đáp ứng về kỹ năng do thay đổi công nghệ của lao động trong các doanh nghiệp còn rất thấp. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế. Các năm qua, dù lực lƣợng lao động tăng khá nhanh nhƣng quy mô lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vẫn còn rất nhỏ so với
  3. 262 NHẬN DIỆN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hƣớng hiểu biết lý thuyết khá, nhƣng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trƣờng cạnh tranh công nghiệp. Thêm vào đó các chƣơng trình giáo dục chuyên môn và đào tạo nghề hiện nay còn nhiều bất cập. Chất lƣợng chƣơng trình giảng dạy của các trƣờng còn thấp, chƣa đào tạo đƣợc lao động có kỹ năng làm việc đáp ứng thực tế. Thực tế hiện nay, với chƣơng trình đào tạo của các trƣờng ĐH, sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam thƣờng thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm và nội dung đào tạo chƣa gắn liền trực tiếp với yêu cầu của doanh nghiệp. Về chƣơng trình đào tạo, phƣơng thức và nội dung giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chƣa cập nhật các công nghệ hiện đại mới đang đƣợc thế giới sử dụng. Trong nhà trƣờng, xây dựng nội dung chƣơng trình giảng dạy còn thiếu các chƣơng trình thực tế, dẫn đến thiếu cơ hội cho học sinh, sinh viên áp dụng những kiến thức đƣợc học vào các vấn đề cụ thể và thực tiễn của xã hội. B. Thực trạng nguồn nhân lực ngành logistic nước ta Ngành logistic ở nƣớc ta những năm vừa qua, do phát triển nóng nên nguồn nhân lực của hoạt động này đang gặp nhiều bất cập. Doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nƣớc còn non trẻ, năng lực hoạt động vừa yếu về chất lƣợng và thiếu về số lƣợng doanh nghiệp. Nguyên nhân chính do đây là một lĩnh vực hoạt động còn khá mới mẻ, nên hạn chế nhiều mặt: về quy mô doanh nghiệp, vốn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, hầu hết các doanh nghiệp logistic khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng nhƣ trình độ nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tầm mức quốc tế. Theo đánh giá của Bộ Công Thƣơng, năng lực của các doanh nghiệp logistic không đồng đều, thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động còn phân tán, không có tính hệ thống nên chƣa thuyết phục đƣợc chủ hàng chọn mua dịch vụ cung ứng logistics. Thực tế cũng cho thấy, hiện nay ngành logistic đang đứng trƣớc vấn đề nan giải chính là nguồn nhân lực, do phát triển mạnh và nhanh trƣớc yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, nên nguồn nhân lực chƣa chuyển biến kịp theo yêu cầu phát triển của ngành. Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành này càng đƣợc bộc lộ khi gần đây Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới (FTA). Theo các nhà quản lý, nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lƣợng mà còn yếu về chất lƣợng. Việt Nam với lợi thế có bờ biển dài trên 3260 km chạy dọc theo biển Đông, gắn liền với hệ thống cảng biển phân bố từ Vân Đồn cho đến Phú Quốc thuận lợi giao lƣu hàng hải quốc tế, Việt Nam có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vấn đề VN đang phải đối mặt đó chính là nguồn nhân lực logistics thiếu về số lƣợng, yếu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tính chuyên nghiệp không cao và cùng với đó là các chƣơng trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành này vẫn còn mang tính tự phát chắp vá, chƣa đƣợc chú trọng phát triển bài bản. Theo một khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM khảo sát đánh giá về những hạn chế về nguồn nhân lực ngành logistic Việt Nam, ý kiến từ các chuyên gia,nhà quản lý và các doanh nghiệp đã đƣa ra đánh giá: + Có 24,21 % cho rằng đang thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao + 35,28 % đánh giá tính chuyên nghiệp của NNL ngành logistic chƣa cao + 18,96 % cho rằng các trƣờng đại học chƣa có chuyên ngành đào tạo về nghiệp vụ logistic Cũng qua kết quả khảo sát nhƣng đối với lãnh đạo các doanh nghiệp logistic tại Việt Nam về khả năng đáp ứng và chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực logistic cũng ghi nhận, đánh giá nhƣ sau: + 30,0 % các doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên + 53,3 % doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistic + chỉ có 18,7 % doanh nghiệp cảm thấy hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Một nghiên cứu khác từ Viện Nghiên cứu và Phát triển của trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, cho thấy hiện nay có tới 80,26 % nhân lực trong các DN logistics đƣợc đào tạo thông qua các công việc hàng ngày; 23,6 % lao động tham gia các khóa đào tạo trong nƣớc; 6,9 % thuê các chuyên gia nƣớc ngoài đào tạo và tham gia các khóa đào tạo ở nƣớc ngoài là 3,9 %. Có đến 80,26 % nhân lực ngành logistics đƣợc đào tạo chuyên môn không chính thống thông qua việc trực tiếp thực hiện công việc hàng ngày. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện nguồn nhân lực logistic mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 40 % nhu cầu của ngành. Thực vậy, Theo Cục Hàng hải VN, năm 2014, Việt Nam có khoảng 1.200 DN đang hoạt động trong lĩnh vực logistics trong tổng số 300.000 DN cung ứng dịch vụ liên quan tới logistics, đa phần các DN đều thuộc nhóm DN vừa và nhỏ, trừ các DN quốc doanh và cổ phần có quy mô tƣơng đối lớn (từ 100 - 300 nhân viên), số còn lại trung bình từ dƣới 50 nhân viên, hoạt động còn nhiều hạn chế. Ƣớc tính sơ bộ, chỉ có khoảng 6.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu ngƣời hoạt động trong lĩnh vực logistic tại Việt Nam hiện nay. Về chất lượng nguồn nhân lực, vì ngành logistic là ngành kinh tế gắn với chuyên môn kỹ thuật đặc thù, đa dạng nên rất cần nguồn nhân lực có tr nh độ chuyên môn kỹ thuật cao và sâu. Yêu cầu cần đáp ứng về đào tạo các khóa ngắn hạn cho nhân viên logistics, theo VLA, các công ty rất chú trọng đến các mảng nhƣ chuỗi cung ứng (38,3 %), vận tải quốc tế (36,7 %), quản lý hệ thống thông tin (35 %).
  4. Đinh Kiệm, Nguyễn Ngọc Duy Phƣơng, Trần Quốc Việt 263 Bên cạnh đó, kinh nghiệm thế giới cho thấy nguồn nhân lực hoạt động logistics đa phần đƣợc đào tạo từ các trƣờng đại học, các học Viện chuyên về logistics, nhƣng ở nƣớc ta việc đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiều cán bộ quản lý đƣợc đào tạo và tái đào tạo và chủ yếu tích lũy kiến thức từ kinh nghiệm kinh doanh từ các chuyên ngành đào tạo khác chuyển sang, do đó thiếu bài bản và chất lƣợng, hiệu quả công việc gặp nhiều ảnh hƣởng. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các công việc liên quan tới logistics, phần lớn tốt nghiệp đại học với các chuyên ngành ngoài logistics. Về công tác đào tạo lực lƣợng lao động chuyên ngành logistics từ nhà trƣờng, hiện nay chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn nhƣ Hà Nội (Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, trƣờng Đại học GTVT Hà Nội, ) và TP. HCM (Trƣờng Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học RMIT Việt Nam, ) chủ yếu các nội dung về vận tải đa phƣơng thức, bảo hiểm trong ngoại thƣơng, giao nhận vận tải biển, quản trị logistics và chuỗi cung ứng Còn hầu hết đƣợc đào tạo cấp tốc, ngắn hạn ở các trung tâm đào tạo về logistics. Nhƣng do chƣa có chiến lƣợc thống nhất, cụ thể, nên số lƣợng đào tạo hàng năm mỗi cơ sở cũng chỉ cung cấp cho thị trƣờng lƣợng học viên tốt nghiệp cũng rất ít ỏi. Bên cạnh đó, đối với các chƣơng trình đào tạo, nâng cao tay nghề logistics ở Việt Nam hiện nay cũng chƣa bài bản và chƣa chuyên sâu. Một số trƣờng đại học nếu có chƣơng trình đào tạo về logistics thì đa số chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thƣơng, giao nhận vận tải, quản trị cung ứng hàng hóa. Ngay cả các chuyên gia đƣợc đào tạo hệ thống và chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển của ngành. Theo đánh giá của [3], với tốc độ tăng trƣởng ngành trung bình 30 % mỗi năm, nhân sự ngành logistics vẫn là bài toán khó của các DN trong ngành. Trƣớc một ngành dịch vụ đƣợc đánh giá có quy mô hoạt động lên đến 22 tỷ USD, chiếm 20,9 % GDP của cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng hàng năm từ 20-25 % (số liệu của World Bank, 2015) thì việc cân đối đáp ứng nguồn nhân lực cho logistic đang gặp vấn đề hết sức nan giải đối với thị trƣờng lao động nƣớc ta. C. Những cơ hội đối với nguồn nhân lực ngành logistics Theo báo cáo của [4], đánh giá chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam đƣợc xếp hạng 39/160 nƣớc tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vƣơn lên đứng thứ 3 trong các nƣớc ASEAN. Việt Nam cũng là nƣớc xếp hạng ở nhóm đầu trong các thị trƣờng mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất của Việt Nam kể từ khi WB thực hiện việc xếp hạng LPI từ năm 2007 đến nay. Ngoài ra theo Techinasia.com, khi xem xét các yếu tố lợi thế nội tại và xu hƣớng vận động của thị trƣờng quốc tế cùng với vị trí địa kinh tế, đã đƣa ra đánh giá Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia của khu vực Đông Nam Á có tiềm năng phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics. Qua đánh giá tổng quát, có thể thấy rằng lĩnh vực logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và có thể tham gia sâu hơn lĩnh vực logistics thế giới trong thời gian sắp tới. Hiện có lợi thế phát triển theo chiều rộng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hƣớng toàn cầu hóa, hoạt động logistics xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng ngày càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ và của toàn nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16 %, có quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Với lợi thế nằm trên trục giao thƣơng hàng hải thuận tiện, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để có thể trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa vận tải đƣờng biển quốc tế. Để phát huy các lợi thế, nhiều các cảng biển Việt Nam đã đƣợc đầu tƣ, xây dựng quy mô lớn, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 100.000 tấn; có 70 đƣờng bay quốc tế rất có lợi thế để phát triển hoạt động dịch vụ logistics. Qua thực tế cho thấy sự can thiệp của công nghệ thông tin (CNTT) vào trong cơ cấu hoạt động của các DN đã nói lên rằng chính CNTT đã tạo ra những thay đổi to lớn trong cách thức tổ chức quản lý DN. Những biến đổi này đã làm thay đổi hoàn toàn các quan niệm kinh doanh truyền thống, đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của DN và tìm kiếm sự khác biệt từ các hoạt động cung cấp dịch vụ. Dƣới tác động này kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng của cơ sở vật chất hạ tầng, sự tăng trƣởng của sức ép cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực và sự rút ngắn vòng đời sản phẩm. Sự phát triển nhanh và diễn ra trên quy mô rộng khắp của thƣơng mại điện tử đã thúc đẩy nhu cầu giao nhận hàng hóa không chỉ gia tăng về số lƣợng mà còn cả về chất lƣợng. Thống kê của Công ty Armstrong & Associates (Hoa Kỳ) cho thấy, thƣơng mại điện tử sẽ chiếm khoảng 7,2 - 7,5 % tổng doanh thu logistics thế giới trong thập niên tới. Ngoài ra, các chuyên gia cũng dự báo rằng, thƣơng mại điện tử xuyên biên giới sẽ có quy mô 1.000 tỷ USD vào năm 2020; khoảng 1 tỷ ngƣời trên giới sẽ trở thành "ngƣời tiêu dùng quốc tế" nhờ mua hàng nƣớc ngoài qua Internet. Tất yếu của xu thế này sẽ đem đến cơ hội cho logistics điện tử xuyên biên giới (CBEL). Đồng thời, theo [5] về kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế hƣớng đến để tận dụng các lợi thế, cơ hội hiện có để đƣa lĩnh vực logistics trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, gần đây tại Nghị quyết số 02/2020/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, đã đề ra một trong những mục tiêu cơ bản là nâng xếp hạng hiệu quả logistics thời gian tới lên 5 - 10 bậc, Đây cũng là cơ hội để ngành logistic có bƣớc chuyển mình nhảy vọt nâng tầm hoạt động dịch vụ của
  5. 264 NHẬN DIỆN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ mình trong thời gian sắp đến. Theo dự báo của hiệp hội DN dịch vụ logistic VN, trong 3 năm tới để duy trì tốc độ phát triển bình quân 15 %/năm, Về nguồn nhân lực, các DN dịch vụ logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, các DN sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Các công ty dịch vụ logistics ở Việt Nam đều đang thiếu nhân lực trình độ cao. Trong khi đó, hiện nay, nguồn cung cấp lao động cho ngành dịch vụ logistics chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 40 % nhu cầu thực tế. Đây là một yếu tố tích cực về cầu lao động thúc đẩy thị trƣờng lao động nƣớc ta phát triển. D. Những thách thức đối với nguồn nhân lực logistic Theo [6], Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đƣợc hình thành chủ yếu ở quy mô nhỏ, tới 90 % doanh nghiệp khi đăng ký có vốn dƣới 10 tỷ đồng (thấp hơn mức vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp cả nƣớc), 1 % có mức vốn trên 100 tỷ đồng, 1 % có mức vốn từ 50 đến 100 tỷ đồng, 3 % có mức vốn từ 20 đến 50 tỷ đồng và 5 % có mức vốn từ 10 đến 20 tỷ. Có tới 2.000 doanh nghiệp logistics là Công ty TNHH MTV quy mô nhỏ bé, trong đó chỉ có khoảng 10 % tham gia Hiệp hội DN dịch vụ Logistic, điều này cũng cho thấy sự liên kết hỗ trợ hệ thống còn hạn chế, thiếu hẵn sự liên kết để xây dựng chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực chung của ngành một cách bài bản và ổn định lâu dài. Do ngành dịch vụ logistic thời gian gần đây phát triển nhanh, các DN logistics VN thiếu sự chuẩn bị cho tổ chức bố trí nguồn nhân lực một cách bài bản, mang tính dài hạn, thiếu chủ động trong quá trình tiếp cận thị trƣờng lao động. Công tác nhân sự hiện nay còn nặng tính đối phó tình huống, chƣa có kế hoạch tuyển dụng định kỳ và thƣờng chỉ tuyển dụng khi nào cần, yêu cầu công việc chƣa rõ và chƣa đặt yếu tố chuyên môn lên hàng đầu, chƣa có chế độ lƣơng thƣởng, đãi ngộ phù hợp dẫn đến ngành logistics chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Điều này khiến lực lƣợng lao động trong ngành chƣa thực sự vững mạnh, chất lƣợng chuyên môn còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh. Nguồn nhân lực hiện nay đƣợc đào tạo và đến từ nhiều nguồn khác nhau. Đội ngũ lao động nghiệp vụ phần lớn đã tốt nghiệp đại học nhƣng từ những chuyên ngành ngoài logistics. Đội ngũ tham gia quản lý kinh nghiệm còn thiếu đang đƣợc các doanh nghiệp đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Phần lớn trong số họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, ít đƣợc cập nhật tri thức quản lý và công nghệ mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Ngoài ra, lực lƣợng lao động trực tiếp nhƣ bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi đa số có trình độ học vấn thấp, chƣa đƣợc đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp, chỉ có 1 - 2 % lực lƣợng nhân công này đƣợc ghi nhận có qua đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Bối cảnh toàn xã hội đang tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động khá mạnh mẽ vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistic, cụ thể tạo ra những thay đổi lớn trong cách tiếp thị sản phẩm và quản lý vận chuyển ở thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ toàn cầu. Vì trƣớc đây hầu nhƣ các sản phẩm muốn đi vào thị trƣờng đều dựa trên chuỗi cung ứng, nhƣng hiện tại với kỹ thuật Blockchains, tƣơng tác IoT và Big Data, các doanh nghiệp có mạng lƣới cung ứng dựa trên kỹ thuật số với nhiều kênh tích hợp. Trong xu hƣớng này, tính minh bạch, quản lý linh hoạt và ứng dụng công nghệ sẽ là tất yếu. Trong đó, minh bạch có nghĩa hệ thống thông tin vận chuyển từ kho gửi hàng đến kho nhận đƣợc tích hợp, cho phép tất cả các bên liên quan nắm bắt thông tin về chi phí và kiểm soát nhanh tình trạng hàng hóa. Theo các chuyên gia quốc tế tại Hội thảo Quốc tế Vận tải biển và Logistics châu Á [7], nhận định: “Công nghệ tạo động lực cho sự thay đổi trong hoạt động logistic, do đó Việt Nam cần gấp rút đầu tƣ cơ sở hạ tầng và công nghệ số trong lĩnh vực logistics, đồng thời nhanh chóng chuẩn bị tốt về đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao để thích ứng nếu thực sự muốn phát triển ngành logistic lên tầm khu vực và thế giới”. Theo [3] và [6], ngành logistics có mức tăng trƣởng cao khoảng 15-16 %. Số lƣợng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là khoảng 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng thủy nội địa, đƣờng hàng không Nhân lực logistics đang gặp nhiều bất cập khi vừa thiếu, vừa yếu, nhất là về ngoại ngữ, nghiệp vụ kỹ thuật sâu và năng lực quản lý. Trong giai đoạn 2015 - 2030, cả nƣớc cần tới 200.000 nhân sự, nhƣng các bộ đang đào tạo nhân sự logistics ở 3 cấp độ đại học, cao đẳng và trung cấp, chủ yếu là cao đẳng và trung cấp, chỉ có quy mô đáp ứng hàng năm từ 3.500 - 5.000 học viên và khoảng 10.000 - 15.000 lƣợt ngƣời ở các trình độ sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dƣới 1 tháng. Theo [6], hiệu quả trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistic của VN so với các nƣớc trong khu vực còn nhiều hạn chế, mức chi phí logistics ở Việt Nam cao gần gấp hai lần so với các nƣớc phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14 %. Tỷ lệ chi phí logistics trên GDP của Việt Nam chiếm đến 20,9 %, cao hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore. Với mức chi phí dịch vụ còn chƣa cạnh tranh tốt, chất lƣợng một số dịch vụ chƣa cao, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay nên năng suất lao động trong ngành còn thấp và sự cạnh tranh trên thị trƣờng lao động còn yếu. Trƣớc sự chuyển dịch lao động quốc tế và khu vực Asean nhƣ hiện nay, đang xãy ra tình trạng cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực cao, dẫn đến tình trạng biến động thị trƣờng nguồn cung. Việc chuyển dịch lao động xảy ra ngay thị trƣờng trong nƣớc và cả thị trƣờng khu vực. Hiện nay có xu hƣớng nguồn lao động chất lƣợng cao có khuynh hƣớng tìm kiếm các môi trƣờng làm việc tốt hơn, nơi chính sách đãi ngộ, an sinh xã hội hấp dẫn hơn trên thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc, trong đó thị trƣờng hẹp nhân lực ngành logistic cũng không là ngoại lệ. Nhiều chuyên gia lo ngại về nguy cơ “chảy máu chất xám” do xu hƣớng này đang là nguy cơ đối với nhân lực ngành logistic vốn đã thiếu lại phải đối mặt với nguy cơ dịch chuyển đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
  6. Đinh Kiệm, Nguyễn Ngọc Duy Phƣơng, Trần Quốc Việt 265 Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững phải có chính sách thu hút ngƣời tài và có cơ chế đãi ngộ tƣơng xứng để “giữ chân” họ. E. Gợi ý một số giải pháp Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phải chủ động đào tạo nhân lực theo hƣớng nâng cao kỹ năng để theo kịp những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra, chủ yếu là do những tiến bộ trong công nghệ và sự hội nhập ngày càng tăng của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo quốc tế cần đƣợc đầu tƣ nhiều hơn, nâng cao nhận thức trong giới lao động trẻ về các kỹ năng cần thiết trong ngành công nghiệp logistics. Về nội dung đào tạo, chú trọng hơn về hƣớng dẫn cách tiếp cận thị trƣờng, tạo cơ hội công việc thực tế để các sinh viên đang học hay mới ra trƣờng có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh trong nƣớc và quốc tế để các em đƣợc đào tạo thêm, chia sẻ và hỗ trợ kiến thức, có thêm kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra bổ trợ thêm nội dung trong chƣơng trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến vì logistics là một ngành công nghiệp toàn cầu và tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu. -Thứ hai, về chính sách phát triển, cần chú trọng đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực dịch vụ logistic, cần khơi thông và hoàn thiện hệ thống pháp quy, phát triển thị trƣờng đối với ngành logistics, tạo điều kiện để doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nhanh chóng vƣơn lên, bắt kịp trình độ phát triển của thế giới. Cụ thể, cần có các định hƣớng phát triển thích hợp đồng bộ cho khu vực dịch vụ logistic, trong đó có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; bổ sung thêm các văn bản dƣới luật nhằm cụ thể hóa khái niệm dịch vụ logistics trong Bộ luật Thƣơng mại. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ các trƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế, chính sách về đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng thƣơng mại, hạ tầng công nghệ thông tin tƣơng xứng và phù hợp với thực tiễn yêu cầu của hoạt động logistic hiện nay. Trong đó cần rà soát quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics kết nối hiệu quả với các hệ thống cảng biển, đƣờng giao thông trong nƣớc và khu vực, tạo thành những tuyến, luồng vận chuyển hàng hóa thuận lợi, hiệu quả cao. Trên một nền tảng phát triển cao và ổn định về kinh tế chuyên ngành sẽ gắn kết hữu cơ việc phân bố nguồn nhân lực hợp lý cả quy mô cũng nhƣ tỷ trọng góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ logistic phát triển bền vững trong thời gian tới. Thứ ba, tập trung đầu tƣ, hỗ trợ một số trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, các viện, các cơ sở đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo chuyên ngành logistics. Cần tiếp tục phát huy vai trò của các chƣơng trình đào tạo trung và ngắn hạn đƣợc thực hiện bởi các viện, trung tâm, hiệp hội và các công ty đào tạo có sự liên kết quốc tế. Ngoài ra đã tăng cƣờng liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và hợp tác với các công ty logistics quốc tế trao đổi kinh nghiệm về quản lý và đào tạo. Đồng thời, thống nhất với các nƣớc ASEAN khung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, tiến tới công nhận các văn bằng, chứng chỉ nghề về logistics nhằm vừa góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại chỗ vừa có thể tham gia trao đổi, phân công lao động quốc tế phục vụ ngành logistics trong nƣớc nói riêng và khu vực nói chung. Thứ tư, các DN cần có kế hoạch chủ động phát triển nguồn nhân lực cho đơn vị mình. Ngoài nội dung đào tạo trong nƣớc, tổ chức đƣa ngƣời đi tham quan, học hỏi ở nƣớc ngoài, có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Đặc biệt, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên trách với doanh nghiệp nhằm xác định chính xác nhu cầu lao động, đào tạo và tuyển dụng. Kết hợp với các cơ sở đào tạo, xây dựng kế hoạch tuyển dụng sớm và định kỳ nhằm tuyển dụng đƣợc ngƣời có năng lực phù hợp với nghiệp vụ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần. Gắn việc tổ chức sinh viên thực tập tại công ty, các công ty dịch vụ logistics lớn cần có chƣơng trình hỗ trợ sinh viên thực tập để hấp dẫn sinh viên vào công ty mình từ đó để có nhiều sự lựa chọn về nhân sự phù hợp. Thứ năm, ngƣời lao động cũng nên xác định rõ vị thế công việc, có định hƣớng công việc ngay từ khi đang trong quá trình đào tạo, cần năng động trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận việc làm tại các công ty dịch vụ logistics. Để nhanh chóng thích ứng công việc, ngoài việc tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, cần tích cực học hỏi trau dồi nghiệp vụ và kỹ năng làm việc để có thể đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn. Đối với đối tƣợng là lao động trực tiếp, gắn trách nhiệm của đơn vị quản lý, hƣớng đào tạo không chỉ kỹ năng làm việc mà còn phải đƣợc đào tạo cả tinh thần, thái độ làm việc cũng nhƣ thái độ chấp hành kỷ luật lao động. II. KẾT LUẬN Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, để đạt được mục tiêu phát triển của ngành logistics Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 15-20 %, tỷ trọng đóng góp vào GDP từ 8-10 %, xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia từ 50 trở lên đến năm 2025 như nội dung tại Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg của Chính phủ đã đề ra. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với các công cụ quản lý hiện đại đang thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngành dịch vụ logistic của nƣớc ta có thể vận dụng kinh nghiệm của các nƣớc để “đi tắt đón đầu” nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt vị thế kinh doanh tƣơng xứng trong chuỗi cung ứng logistic toàn cầu. Bài học kinh nghiệm thành công vƣợt trội của Singapore cho thấy là cần phải chú trọng đầu tƣ vào công nghệ và con ngƣời. Với bài nghiên
  7. 266 NHẬN DIỆN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ cứu phân tích dƣới góc nhìn từ cung ứng nguồn nhân lực trên đây nhóm tác giả mong muốn chia sẻ một vài ý kiến nhỏ trong sự nghiệp phát triển bền vững ngành dịch vụ logistic ở nƣớc ta trong giai đoạn sắp tới. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng cục Thống kê (2019). Báo cáo điều tra dân số và việc làm năm 2019. [2] Trịnh Thị Thu Hƣơng (2016). Đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng. [3] Bộ Công Thƣơng (2017). Báo cáo logistics Việt Nam 2017: Từ kế hoạch đến hành động. [4] Ngân hàng Thế giới (2018). Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Năng lực hoạt động logistics (LPI- Logistics Performance Index). [5] Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. [6] VLA. Cần một chiến lƣợc phát triển toàn diện nguồn nhân lực logistics Việt Nam, truy cập tại luc-logistics-viet-nam.vlr. [7] Báo cáo chuyên đề Hội thảo Quốc tế Vận tải biển và logistics châu Á (ICASL 2019- do Đại học RMIT Việt Nam đăng cai tổ chức). [8] Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Thủ Tƣớng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. [9] Trung tâm Thông tin và Dự báo KT_XH Quốc gia, Kỷ yếu HTKH quốc tế, năng suất và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam, (2017). RECOGNITION OF OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM’S LOGISTIC HUMAN RESOURCES IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION Dinh Kiem, Nguyen Ngoc Duy Phuong, Tran Quoc Viet ABSTRACT: Vietnam has a favorable geographical position to build transshipment centers of Southeast Asia with warehousing infrastructure, transportation systems, seaports, airports In general, the increase in scale of import and export of goods is increasing, Vietnam's logistics services are now able to expand to regional and international levels. According to the World Bank (WB) in 2017, Vietnam is ranked 39/160 countries with LPI (National Logistics Competency Index) and Vietnam is considered as a country which is better logistics service performance than other markets with similar income equivalent. It is predicted that in the coming decade, the development of logistics industry will help Vietnam quickly become a new production center in the region, having the potential and capacity to boost exports and develop the trade on a large scale. Facing a great opportunity to develop Vietnamese logistics activities, there are many challenges that meet the requirements of human resources. This study will deeply analyze the opportunities and challenges of our country's logistics human resources in the context of international integration.