Nhận diện kỹ thuật khai thác, chế tác đá qua dấu tích trên tường thành Tây Đô

pdf 8 trang Hùng Dũng 04/01/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện kỹ thuật khai thác, chế tác đá qua dấu tích trên tường thành Tây Đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_dien_ky_thuat_khai_thac_che_tac_da_qua_dau_tich_tren_tu.pdf

Nội dung text: Nhận diện kỹ thuật khai thác, chế tác đá qua dấu tích trên tường thành Tây Đô

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 NHẬN DIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC, CHẾ TÁC ĐÁ QUA DẤU TÍCH TRÊN TƢỜNG THÀNH TÂY ĐÔ Trƣơng Hoài Nam1 TÓM TẮT Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Di sản thể hiện bước phát triển mới về phong cách kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, kết hợp hài hòa giữa nguyên lý phong thủy phương Đông với thiên nhiên, kết hợp các yếu tố Việt Nam với các yếu tố Đông Á trong các công trình kiến trúc và cảnh quan đô thị của di sản. Việc khai thác, chế tác và vận chuyển đá xây dựng kinh thành Tây Đô là một vấn đề đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Giá trị của di sản đã được UNESCO công nhận tại Hội nghị lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới tổ chức tại Paris (Cộng hòa Pháp) năm 2011. Từ khóa: Thành Nhà Hồ, khai thác, chế tác đá. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành Nhà Hồ là tên thƣờng gọi của tòa thành bằng đá còn khá nguyên vẹn ở lƣu vực sông Mã và sông Bƣởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền Bắc Việt Nam. Thành còn có tên gọi khác nhƣ: thành An Tôn vì khu vực này vào cuối thời Trần có tên là động An Tôn, thành Tây Đô vì thành là kinh đô của nƣớc Đại Việt (1397 - 1400) và Đại Ngu (1400 - 1407); thành Phủ Thanh Hoá do nhà Minh đặt sau khi chiếm Đại Việt, Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh (Thăng Long), Thạch Thành vì thành đƣợc xây toàn bằng đá, thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai [2]. Thành Nhà Hồ đƣợc xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính Thái sƣ nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly [1]. “Đinh Sửu (Quang Thái) năm thứ mười (1397) Mùa xuân, tháng giêng sai lại bộ thượng thư kiêm thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn Xã Tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất” [1]. Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ bao gồm tòa Hoàng thành đá, đàn tế Nam Giao, La Thành rộng 155.5 ha và vùng đệm rộng 4.923 ha, đƣợc vƣơng triều Trần cho xây dựng năm 1397 “thể hiện sự trao đổi các giá trị nhân văn cùng sự phát triển mới trong kiến trúc, công nghệ và quy hoạch đô thị ở trong bối cảnh khu vực Đông Á và Đông Nam Á” [5]. Sự thay đổi trục chính tâm khác với tiêu chí xây thành truyền thống của Trung Quốc, việc sử dụng kỹ thuật xây dựng đá lớn là một thành tựu đột khởi trƣớc sau chƣa từng có ở Việt Nam, 1 Trưởng phòng Nghiệp vụ Di sản, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ 91
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 chứng minh quyết tâm mạnh mẽ của vƣơng triều Hồ trong công cuộc cách tân xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều bí ẩn về kỳ tích xây dựng kinh thành Tây Đô vẫn còn là vấn đề bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu. Do vậy, ở đây chúng tôi đề cập việc nhận diện kỹ thuật khai thác, chế tác đá thời Hồ qua dấu tích còn lại trên tƣờng thành đá kinh thành Tây Đô. 2. NỘI DUNG 2.1. Kết quả khảo sát Theo số lƣợng thống kê, đạc họa số lƣợng đá xây tƣờng Hoàng thành hiện có khoảng 25.000m3, tổng diện tích bề mặt đá là 10.111.000m2. Thành Nhà Hồ là một đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng đô thành Việt Nam. Đặc điểm này không chỉ thể hiện ở việc khai thác triệt để tính chất bền vững, uy nghiêm của vật liệu đá, mà còn thể hiện trong kỹ thuật khai thác, chế tác, kỹ thuật vận chuyển và xây xếp các khối đá khổng lồ. Đó cũng là sự thể hiện của nghệ thuật điều phối tạo nên sức mạnh tổng hợp để sáng tạo nên một tòa thành đá kỳ vĩ, đúng với ý đồ của tổng công trình sƣ, Phụ chính Thái sƣ nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly. Nhiều loại đá khác nhau (nhƣ đá vôi xanh, đá phiến, đá cuội) đƣợc tính toán sử dụng hợp lý đối với từng vị trí khác nhau của kiến trúc: Móng tƣờng thành, vòm cửa thành, tƣờng thành thì dùng loại đá xanh rắn chắc; sân nền, đƣờng đi đƣợc dùng các loại đá phiến; đá dăm và sỏi nhỏ thì đƣợc dùng để gia cố móng tƣờng thành và lớp tƣờng thành bên trong. Tháng 8 năm 2016, tôi đã trực tiếp thực hiện khảo sát và phát hiện đƣợc những dấu tích kỹ thuật khai thác, bóc, tách đá trên các phiến đá xây thành. Đồng thời tôi đã chụp ảnh, đánh số, ký hiệu cùng với cán bộ Trung tâm (ông Nguyễn Bá Giáp) tại những vị trí đã phát hiện dấu tích kỹ thuật trên, cụ thể: Bảng thống kê những dấu tích kỹ thuật trên một số phiến đá xây thành Tây Đô Kích thƣớc Bản TT Vị trí/Tên gọi Mô tả (cm) ảnh/Ký (dài×rộng×sâu) hiệu I Tƣờng thành phía Tây cổng Nam + Vị trí 1/ Khối Cách cổng thành Nam 95m về phía Tây, 160 x 78 16.TNH đá 1 khối đá có 3 rãnh đục chính cách nhau 13cm .S.01-02 (Ảnh 01) và hàng chục nhát đục phụ. - Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 11 x 9 x 10 11cm và nhỏ thu dần vào trong còn 3cm. - Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 11 x 8 x 9 11cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2,5cm. - Rãnh đục 3 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 10 x 7 x 85 10cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2cm. 92
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 - Vết đục phụ Có nhiều vết đục phụ, do rãnh đá đã bị nứt vỡ nên không đo đƣợc kích thƣớc. II Tƣờng thành phía Nam cổng Tây 1 Vị trí 1/ Khối Cách cổng thành Tây 300m về phía Nam, 240 x 50 16.TNH đá 1 khối đá có 2 rãnh đục chính cách nhau 65cm .W.03- (Ảnh 02) và một số nhát đục phụ. 04 a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 13 x 8 x 7 13cm và nhỏ thu dần vào trong còn 3cm. b Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 10 x 7 x 7 13cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2,5cm. c Vết đục phụ Có nhiều vết đục phụ, do rãnh đá đã bị nứt vỡ nên không đo đƣợc kích thƣớc. 2 Vị trí 2/ Khối Cách cổng thành Tây 30m về phía Nam, 140 x 65 16.TNH đá 2 khối đá có 2 rãnh đục chính cách nhau 42cm .W.05- (Ảnh 03) và một số nhát đục phụ. 06 a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 11 x 7 x 5 11cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2,5cm. b Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đã bị sứt vỡ, 10 x 7 x 45 đƣờng kính đo đƣợc còn lại bên trong rộng 2,5cm. c Vết đục phụ Có 20 vết đục phụ liền nhau, do rãnh đá đã 2 x 2 x 1 bị nứt vỡ nên không đo đƣợc kích thƣớc. III Tƣờng thành phía Bắc cổng Tây 1 Vị trí 1/ Khối Cách cổng thành Tây 20m về phía Bắc, khối 173 x 93 16.TNH đá 1 đá có 1 rãnh đục chính và một số vết nứt do .W.07 (Ảnh 04) tác động bên ngoài. a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 13 x 7 x 5 13cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2,5cm. b Vết đục phụ Không rõ nét do rãnh đá đã bị nứt vỡ nên không xác định cụ thể. 2 Vị trí 2/ Khối Cách cổng thành Tây 21m về phía Bắc, khối 350 x 63 16.TNH đá 2 đá có 2 rãnh đục chính nằm cách nhau 15cm .W.08 (Ảnh 04) và một số nhát đục phụ. a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 13 x 9 x 9 13cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2cm. b Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đã bị sứt vỡ 10 x 4 x 8 nửa phần trên, đƣờng kính đo đƣợc còn lại bên trong rộng 1cm. c Vết đục phụ Có 20 vết đục phụ, do rãnh đá đã bị nứt vỡ 2 x 2 x 1 nên không đo đƣợc kích thƣớc 93
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 3 Vị trí 3/ Khối Cách cổng thành Tây 280m về phía Bắc, 2 350 x 63 16.TNH đá 3 khối đá còn lƣu lại 2 rãnh đục chính sau khi .W.09- (Ảnh 05) đƣợc xếp xây tƣờng thành. 10 a Rãnh đục 1 Khối đá nằm ở phía trên có chiều dài 220cm 19 x 7 x 7 x 77cm, còn 1 rãnh đục chính hình Thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 7cm và nhỏ thu dần vào trong còn 3cm. b Rãnh đục 2 Khối đá nằm bên dƣới có chiều dài 245cm x 20 x 7 x 7 95cm, còn 1 rãnh đục chính hình Thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 7cm và nhỏ thu dần vào trong (do bị vôi vữa bám nên không đo đƣợc đƣờng kính bên trong). IV Tƣờng thành phía Nam cổng Đông 1 Vị trí 1/ Khối Khối đá thứ nhất cách cổng Đông 350m về 220 x 110 16.TNH đá 1 phía Nam, có chiều dài 220cm, cao 110cm. .E.11 (Ảnh 06) Khối đá này còn 4 rãnh đục chính, trong đó 3 rãnh đục ngang và 1 rãnh đục dọc. Khoảng cách giữa các rãnh đục không đều nhau, cách nhau 30cm và 12cm. Nhƣ vậy, nếu khối đá này đƣợc bóc tách xong sẽ có kích thƣớc chiều dài 128cm, rộng 110cm, sâu 130cm với khối lƣợng khoảng 5,03 tấn. a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài bị vỡ và nhỏ 7 x 2 x 3 (ngang) thu dần vào trong đƣờng kính đo đƣợc 2cm. b Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 10 x 7 x 8 (ngang) 10cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2cm. c Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đã bị sứt vỡ 8 x 2 x 8 (ngang) nửa phần trên, đƣờng kính đo đƣợc còn lại bên trong rộng 1,5cm. d Rãnh đục 3 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 19 x 7 x 8 (rãnh đục dọc)7cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2cm. e Vết đục phụ Có nhiều vết đục phụ, do rãnh đá đã bị nứt vỡ nên không đo đƣợc kích thƣớc. 2 Vị trí 2/ Khối Khối đá thứ hai nằm ở tƣờng thành phía 116 x 110 16.TNH đá 2 Nam cổng thành Đông (bên cạnh khối đá 1). .E.12 (Ảnh 06) Khối đá này có 1 rãnh đục chính và không có vết đục phụ. a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 15 x 7 x 8 15cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2cm. 94
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 3 Vị trí 3/ Khối Khối đá thứ ba ở tƣờng thành phía Nam của 315 x 95 16.TNH đá 3 cổng Đông, cách cổng Đông 365m về phía có chiều dài .E.13-14 (Ảnh 07) Nam. Khối đá này còn 2 rãnh đục chính. lần lƣợt là Khoảng cách giữa hai rãnh đục đo đƣợc là 11cm và 9cm, 23cm. Ngoài ra, có hàng chục nhát đục phụ chiều rộng hỗ trợ bóc tách nằm thẳng hàng hai bên, mỗi 7cm chiều sâu nhát đục có chiều dài 2cm. Điểm đặc biệt ở 8cm khối đá này là một ¼ khối đá sau khi đục bóc tách đƣợc tận dụng xây tƣờng thành đã bị bong vỡ tạo thành một mặt phẳng nhƣ ý đồ ban đầu của ngƣời thợ đá. a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 9 x 7 x 9 9cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2,5cm. b Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 10 x 7 x 8 10cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2cm. 4 Vị trí 4/ Khối Khối đá thứ tƣ ở tƣờng thành phía Nam của 118 x 107 16.TNH đá 4 cổng Đông (cách khối đá thứ ba 1,2m). Khối .E.15-16 (Ảnh 08) đá này còn 2 rãnh đục dọc chính. Khoảng cách giữa hai rãnh đục đo đƣợc là 12cm. Ngoài ra, có hàng chục nhát đục phụ hỗ trợ bóc tách nằm thẳng hàng hai bên, mỗi nhát đục có chiều dài 2cm tuy nhiên đã bị nứt vỡ và bào mòn không thật sự rõ nét. a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 10 x 7 x 8 10cm và nhỏ thu dần vào trong còn 1,5cm. b Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 13 x 8 x 8 10cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2,5cm. c Vết đục phụ Có nhiều vết đục phụ, do rãnh đá đã bị nứt vỡ nên không đo đƣợc kích thƣớc. 5 Vị trí 5/ Khối Khối đá thứ năm ở tƣờng thành phía Nam 209 x 47 x 110 16.TNH đá 5 của cổng Đông (cách khối đá thứ tƣ 5m). .E.17-18 (Ảnh 09) Khối đá này còn 3 rãnh đục chính, khoảng cách giữa hai rãnh đục đo đƣợc lần lƣợt là 30cm và 53cm. Ngoài ra, có hàng chục nhát đục phụ hỗ trợ bóc tách nằm thẳng hàng hai bên, mỗi nhát đục có chiều dài 2cm. a Rãnh đục 1 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 13 x 9 x 9 10cm và nhỏ thu dần vào trong còn 1,5cm. b Rãnh đục 2 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 10 x 7 x 8 10cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2,5cm. c Rãnh đục 3 Hình thang cân, miệng ngoài đƣờng kính 10 x 9 x 6 10cm và nhỏ thu dần vào trong còn 2,5cm. d Vết đục phụ Có 28 vết đục phụ, kích thƣớc mỗi vết đục 2,5 x 1,5 dài từ 1,5 đến 2,5cm. 95
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 1 2 3 4 Ảnh 1. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng Ảnh 2. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng thành phía Nam (16.TNH.S.01-02) thành phía Tây (16.TNH.W.03-04) 5 6 7 8 Ảnh 3. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng thành Ảnh 4. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng phía Tây (16.TNH.W.05-06) thành phía Tây (16.TNH.W.07-08) 9 10 11 12 Ảnh 5. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng thành Ảnh 6. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng phía Tây (16.TNH.W.09-10) thành phía Đông (16.TNH.E.11-12) 13 14 15 16 Ảnh 7. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng thành Ảnh 8. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng phía Đông (16.TNH.E.13-14) thành phía Đông (16.TNH.E.15-16) 17 18 Ảnh 9. Dấu vết bóc tách đá tại tƣờng thành phía Đông (16.TNH.E.17-18) Bản ảnh minh họa mô tả kỹ thuật khai thác, bóc tách, chế tác đá qua dấu tích tìm thấy trên các đoạn tƣờng xây Thành Nhà Hồ (Nguồn ảnh/tác giả: Trương Hoài Nam, chụp tại di sản Thành Nhà Hồ, tháng 8 năm 2016) 96
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 2.2. Một số nhận xét bƣớc đầu Qua dấu tích còn lƣu lại trên các khối đá tại các vị trí trên tƣờng thành phía Nam, phía Tây và phía Đông kết hợp với các nghiên cứu trƣớc đó nhƣ nghiên cứu khai quật công trƣờng đá cổ núi An Tôn, nghiên cứu khai quật Hào thành phía Nam, phía Bắc, khảo sát khu vực núi Xuân Đài tôi có một vài nhận xét: Thứ nhất, những dấu tích rãnh đục, bóc tách, chế tác đá còn lƣu lại trên tƣờng thành có sự tƣơng đồng và giống các vết đục trên các khối đá còn lƣu lại ở các mỏ đá tại công trƣờng khai thác đá cổ thuộc các dãy núi đá quanh vùng nhƣ núi An Tôn, núi Xuân Đài mà qua tài liệu báo cáo khai quật núi An Tôn năm 2012 của Viện Khảo cổ học Việt Nam, qua tài liệu khảo sát nghiên cứu các khu vực núi đá quanh di sản của Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ thể hiện. Thứ hai, nghiên cứu trên khẳng định thêm luận điểm có các công trƣờng “tinh chế” đá quanh chân tƣờng thành sau khi vận chuyển từ các công trƣờng khai thác đá, các mỏ đá về nhằm bóc tách, chế tác cho phù hợp với từng vị trí, đoạn tƣờng thành của các nhà khảo cổ học sau khi khai quật khu vực Hào thành phía Nam và phía Bắc là có cơ sở và tính thuyết phục. Thứ ba, tại vị trí tƣờng thành phía Đông, tôi đã khảo sát và nghiên cứu cho thấy qua vết tích các rãnh đục còn lƣu lại có thể khẳng định nếu khối đá đƣợc bóc tách xong sẽ có kích thƣớc chiều dài 1,28m, rộng 1,1cm, sâu 1,3m với khối lƣợng khoảng 5,5 tấn (Ảnh 7). Thứ tư, một số dấu tích có thể chỉ là những dấu vết kỹ thuật nhằm ghép đá tạo vẻ đẹp cho tƣờng thành, vì đá sau khi bóc tách, vận chuyển không tránh khỏi sứt, vỡ nên cần ghép, vá tạo thẩm mỹ và kỹ thuật. Hiện nay, qua công tác nghiên cứu, khai quật đã phát hiện dƣới chân tƣờng thành phía Nam, phía Bắc có các bãi đá cổ là những công trƣờng tinh chế đá cuối cùng trƣớc khi đƣa lên xếp xây dựng thành. Khảo cổ đã phát hiện hàng chục nghìn mảnh dăm cổ trong các lớp dăm cổ dày từ 10cm đến 15cm. Ngoài ra, qua công tác khai quật năm 2015, năm 2016 đã phát hiện ra các loại đục đá có kích thƣớc và tiết diện bản lƣỡi đục từ 2cm đến 3cm (tƣơng đƣơng các vết đục phát hiện trên các khối đá tƣờng thành đã khảo sát). Việc nghiên cứu kỹ thuật khai thác, chế tác vận chuyển đá xây dựng kinh thành Tây Đô là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đòi hỏi cần có chiến lƣợc, có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu để dần làm sáng tỏ, rõ ràng trên cơ sở các tƣ liệu khoa học, có tính xác thực và sự kiểm chứng. 3. KẾT LUẬN Cho đến nay, việc vận chuyển đá xây dựng kinh thành Tây Đô vẫn là một bí ẩn cần giải mã đối với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Năm 2011, việc tìm ra và khẳng định công trƣờng khai thác đá xây dựng thành Tây Đô tại khu vực núi An Tôn, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc phần nào giải đáp câu hỏi đá xây Thành Nhà Hồ lấy từ đâu (?) thì việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật chế tác, bóc tách 97
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 đá còn lƣu lại trên tƣờng Thành Nhà Hồ đã góp phần quan trọng bổ sung tƣ liệu, từng bƣớc làm sáng tỏ nghệ thuật khai thác, chế tác đá thời nhà Hồ, góp phần bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị di sản thế giới Thành Nhà Hồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại Việt sử ký toàn thƣ (1998), dịch theo bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), tập II, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [2] Phạm Xuân Huyên (1992), Những tên gọi của Thành Nhà Hồ, Nghiên cứu lịch sử, số 5 (264) , tr.71-75. [3] Lê Tạo (1992), Mấy ý kiến xung quanh việc xây dựng Tây Đô, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5. [4] Nguyễn Thị Thúy (2014), Thành Tây Đô - Di sản văn hóa thế giới, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [5] Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Hồ sơ khoa học di sản Thành Nhà Hồ đề cử UNESCO, Tài liệu lƣu tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ. INITIALLY IDENTIFYING THE TECHNIQUES OF STONE EXPLOITATION AND CRAFT THROUGH THE VESTIGES ON THE HO CITADEL’S WALL Truong Hoai Nam ABSTRACT The citadel of the Ho dynasty (the Ho citadel) is an unique stone architecture which is an unprecedented monument in Viet Nam. The exploitation, craft and transportation of stone to build the Tay Do citadel is a mystery that has given food for thoughts to researchers, scientists in the country and abroad. The heritage's value was recognized by UNESCO at the 35th meeting of the World Heritage Committee held in Paris (French Republic) in 2011. Key words: The Ho citadel, exploitation, craft. 98