Nhân lực trong phát triển kinh tế du lịch biển Hải Phòng, thực trạng và giải pháp

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2670
Bạn đang xem tài liệu "Nhân lực trong phát triển kinh tế du lịch biển Hải Phòng, thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_luc_trong_phat_trien_kinh_te_du_lich_bien_hai_phong_thu.pdf

Nội dung text: Nhân lực trong phát triển kinh tế du lịch biển Hải Phòng, thực trạng và giải pháp

  1. NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH BIỂN HẢI PHÒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUMAN RESOURCES IN DEVELOPING MARINE TOURISM IN HAIPHONG CITY, REALITY AND SOLUTIONS. TS. Nguyễn Hoài Nam Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Hải Phòng là thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch biển, trong những năm qua, du lịch biển của Hải Phòng đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của thành phố, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước tới Hải Phòng còn khiêm tốn, tỷ trọng khách quốc tế nhỏ, doanh thu du lịch biển và năng suất lao động du lịch biển còn thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên đó là nhân lực du lịch biển của Hải Phòng đang bộc lộ những hạn chế nhất định, là lực cản rất lớn đến tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch biến của thành phố. Trong phạm vi bài viết đã đề cấp tới những nội dung về tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế du lịch biển của Hải Phòng, thực trạng nhân lực du lịch biển, quan điểm và một số biện pháp phát triển kinh tế du lịch biển của Hải Phòng trong thời gian tới. Abstract Hai Phong has many favorable conditions for the development of marine tourism economy, in recent years, Haiphong marine tourism has achieved certain success. However, the achieved results aren’t commensurate with the potentials and advantages of the city, the number of domestic and foreign tourists arriving at Haiphong is modest, the proportion of international tourists is small, marine tourism revenue and labor productivity are low. One of the reasons isthat human resource of Haiphong marine tourism is revealing its limitations, being a main obstacle for improving productivity and product quality as well asmarine tourism service of the city. Within the scope of the article, the author mentionsthe contents of potential advantages in developing marine tourism economy of Haiphong, the situation of marine tourism human resource, viewpoints and some measures to promote marine tourism of Haiphong in the future. 1. Tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế du lịch biển của Hải Phòng Hải Phòng được xác định là một trong bẩy vùng trọng điểm du lịch của Việt Nam, có tiềm năng rất lớn và nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển có sức hấp dẫn cao với du khách trong nước và quốc tế, là nơi hội tụ đầy đủ những lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh thành trong cả nước và các quốc gia trên thế giới.Hải Phòng nằm ở ven bờ Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, có đường bờ biển dài khoảng 125 km và 400 đảo lớn nhỏ, đá ven bờ, chiếm khoảng 5,4% diện tích, với điều kiện tự nhiên rất phong phú, đa dạng có những nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt 977
  2. đới gió mùa, với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nơi có hơn 100 đình - đền - chùa gắn với những địa danh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển như: - Đồ Sơn: là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25m đến 130m. Đồ sơn là khu đô thị du lịch nằm trong hệ thống du lịch có chức năng quan trọng trong tổ chức không gian du lịch toàn quốc. - Quần đảo Cát Bà tập trung nhiều giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan, địa chất - địa mạo mang tầm quốc tế, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời cũng là vườn quốc gia và khu bảo tồn biển của Việt Nam, là nơi nghỉ dưỡng, tắm biển vui chơi giải trí thể thao trên biển, trên núi, câu cá, lặn biển, chơi golf, tham quan, nghiên cứu khu dự trữ sinh quyển, du lịch mạo hiểm, leo núi, lặn biển - Đảo Bạch Long Vỹ nằm ở trung tâm vịnh Bắc Bộ, cách đất liền Việt Nam khoảng 110km và cách đảo Hải Nam - Trung Quốc khoảng 130km. Ngoài ra, các huyện Thủy Nguyên, Tiên lãng cũng có nhiều tiềm năng có thể khai thác phát triển du lịch biển. Như vậy cho thấy, Hải Phòng có đầy đủ những điều kiện khách quan nhất định, cần thiết để phát sinh nhu cầu đi du lịch biển và để thực hiện thành công một chuyến hành trình du lịch biển của du khách. Từ đó có thể tổ chức khai thác và phát triển kinh tế du lịch biển trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của Hải Phòng, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 2. Thực trạng nhân lực trong phát triển kinh tế du lịch biển của Hải Phòng Nhân lực du lịch biển là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển kinh tế du lịch biển, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch biển. Nhân lực du lịch biển giữ vai trò quyết định đến sự phát triển ngành du lịch biển của một địa phương, góp phần xây dựng và phát triển hình ảnh địa phương, khẳng định chất lượng, kiến tạo ra những sản phẩm du lịch biển đặc sắc, đặc thù, đề xuất những ý tưởngmới, xây dựng và triển khai những chiến lược marketing có khả năng cạnh tranh cao nhằm quảng bá và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đạt được những mục tiêu về kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương cũng như mục tiêu định vị thương hiệu của điểm đến trong tâm trí du khách trong và ngoài nước. Theo cách phân loại nhân lực du lịch của ASEAN. Năm 2009, các Bộ trưởng Du lịch ASEAN đã thông qua các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau gọi tắt là MRA-TP về nghề du lịch. Ngày 9/11/2012, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch MRA-TP đã được ký kết tại Bangkok với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN, đã đồng ý cuối năm 2015 lao động du lịch trong ASEAN có thể dịch chuyển giữa những quốc gia với nhau. Để phục vụ cho mục đích này, ASEAN đã xác định 32 chức danh công việc của 6 nghề phổ biến trong ngành Du lịch là nghiệp vụlễ tân; Nghiệp vụbuồng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Đại lý lữ hành; Nghiệp vụ điều hành tour. Ở Việt Namhiện nay, các nhóm ngành, nghề chủ yếu trong du lịch cũng được chia thành 4 nhóm phân ngành: 1) Khách sạn - Nhà hàng; 2) Lữ hành; 3) Vận chuyển khách du lịch; 4) Dịch vụ khác. 978
  3. Do tính chất, trình độ phát triển và mức độ quản lý, nên hiện nay ngành Du lịch Việt Namcũng đề cập đến những ngành, nghề lao động trực tiếp trong du lịch: 1) Quản lý Nhà nước về du lịch và quản trị kinh doanh du lịch; 2) Giám sát, điều hành; 3) Nhân viên phục vụ. Nhân lực du lịch theokhông gian hoạt động và phục vụ, nhân lực du lịch chia thành 3 nhóm: + Nhân lực du lịch phục vụ tại các đầu mối giao thông: Là nhân lực phục vụ khách du lịch đi lại bằng phương tiện đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển để đến điểm du lịch tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như sân bay, nhà ga, cảng, các điểm dừng dọc đường, Các dịch vụ và phương tiện phục vụ khách du lịch bao gồm: Nhà hàng, quầy bar, cơ sở lưu trú, ngân hàng, viễn thông, các cửa hàng bán lẻ, và hoạt động của một số cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến phục vụ khách du lịch như bộ đội biên phòng, xuất nhập cảnh, hải quan + Nhân lực du lịch phục vụ tại các điểm đến du lịch: Nhóm nhân lực này được chia thành 3 nhóm: Nhân lực tại các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du khách cung cấp dịch vụ lưu trú (tại khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ); dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán Bar); dịch vụ giải trí, thể thao, rạp hát, sòng bạc, sân golf, công viên giải trí, viện bảo tàng, các sự kiện và hoạt động lễ hội; dịch vụ lữ hành, vận chuyển, đại lý lữ hành, phòng bán vé hàng không, xe tuyến, tàu hỏa, tàu thủy, taxi, xe cho thuê tự lái Nhân lực tại các doanh nghiệp hỗ trợ du lịch gồm nhân lực làm việc tại các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ do các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du khách như: Công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo, công ty bia rượu, nước giải khát, công ty phát hành thẻ tín dụng, công ty vận tải, thương mại bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vệ sinh môi trường, cung cấp điện, cấp thoạt nước, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, y tế Nhóm nhân lực là cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm đến tham gia vào hoạt động du lịch, như: hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức cộng đồng cư dân địa phương tham gia trong quá trình phục vụ khách du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. + Nhân lực tổng hợp làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về du lịch và hoạt động sự nghiệp du lịch: Nhân lực làm việc tại cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch có liên quan đến hoạch định chính sách, điều hành, kiểm soát, quản lý các dịch vụ phục vụ du lịch như: Cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa Nhân lực hoạt động sự nghiệp du lịch là nhân lực làm công tác nghiên cứu phát triển du lịch, đào tạo, dạy nghề cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch trực tiếp phục vụ du khách hoặc các doanh nghiệp hỗ trợ phục vụ du lịch. Có bảng số liệu về một số chỉ tiêu về nhân lực du lịch biển của Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 như sau: 979
  4. Bảng 01 : Một số chỉ tiêu về nhân lực du lịch biển của Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 Năm Năm Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 10.40 10.90 10.94 1 Tổng số lao động du lịch Người 12.600 12.850 0 0 0 Tổng số lao động ngoài du lịch 2 2230 2360 1276 1840 1040 biển 3 Tổng số lao động du lịch biển Người 8170 8540 9664 10760 11810 4 Số lao động du lịch biển dài hạn Người 7210 7450 8524 9490 10710 Số lao động du lịch biển mùa 5 Người 960 1090 1140 1270 1100 vụ Tỷ trọng lao động du lịch 6 biển/tổng lao động ngành du 78,55 78,34 88,33 85,39 91,9 % lịch tại Hải Phòng Tỷ trọng lao động du lịch biển 7 dài hạn/ tổng lao động du lịch % 88,25 87,23 88,2 88,19 90,68 biển Tỷ trọng lao động du lịch biển 8 mùa vụ/tổng lao động du lịch % 11,75 12,77 11,8 11,81 9,32 biển 2012/ 2013/ 2014/2 2015/2 2011 2012 013 014 Tốc độ tăng trưởng về lao động 9 4,8 0,36 15,17 1,98 du lịch Tốc độ tăng trưởng về lao động 10 % 4,52 13,16 11,34 9,75 du lịch biển Tốc độ tăng trưởng về lao động 11 % 3,32 14,41 11,37 12,85 du lịch biển dài hạn Tốc độ tăng trưởng về lao động 12 % 13,54 4,58 11,4 -13,38 du lịch biển mùa vụ Năng suất lao động bình quân Triệu du lịch biển qua các năm đồng 13 78,9 81,2 81,7 88,3 89,2 /người /năm Triệu Năng suất lao động bình quân đồng 14 469,9 480,9 989,8 529,1 1.069,7 du lịch ngoài du lịch biển /người /năm 980
  5. Tỷ lệ Năng suất lao động bình quân du lịch ngoài du lịch biển 15 5,95 5,92 12,11 5,99 11,99 so với Năng suất lao động bình Lần quân du lịch biển qua các năm Hướng dẫn viên và Thuyết 16 Người 2 7 7 9 9 minh viên du lịch tại Đồ Sơn Hướng dẫn viên và Thuyết 17 Người 7 13 13 23 71 minh viên du lịch tại Cát Bà 18 Tổng số doanh nghiệp lữ hành DN 48 52 58 60 63 19 Số DN Lữ hành quốc tế DN 12 13 14 18 14 20 Số DN Lữ hành nội địa DN 36 39 44 42 49 (Nguồn: Sở Du lịch Hải Phòng) Qua bảng số liệu cho thấy: + Số lao động du lịch toàn thành phố tăng qua các năm, trung bình mỗi năm có khoảng 550 người lao động gia nhập vào lĩnh vực du lịch. Con số này so với số lao động của toàn thành phố thì tỷ lệ này chưa lớn. + Số lao động du lịch biển có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng dao động từ 4,52% tới 13,16%. Điều này cho thấy, du lịch biển đã ngày càng thu hút nhiều lao động tham gia, đã tạo ra nhiều việc làm. + Số lượng lao động trong du lịch biển tại thành phố chiếm tỷ lệ lớn nhất tại Hải Phòng. Phân theo khu vực địa lý, du lịch biển tại Hải Phòng có 02 khu du lịch biển nổi tiếng Cát Bà và Đồ Sơn thuộc hai đơn vị hành chính của thành phố là huyện đảo Cát Hải và quận Đồ Sơn. Tỷ trọng lao động du lịch biển trong tổng lao động ngành du lịch qua các năm chiếm tỷ trọng lớn, dao động từ 78,34% tới 91,9%. Điều này cho thấy du lịch biển là ngành quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm của Hải Phòng. + Số lao động du lịch biển dài hạn có xu hướng tăng qua các năm tới tốc độ tăng trưởng dao động từ 3,32% tới 14,41%.Tỷ trọng lao động du lịch biển dài hạn trong tổng lao động du lịch biển qua các năm chiếm tỷ trọng lớn, dao động từ 87,23% tới 90,68%. Và tỷ trọng lao động du lịch biển mùa vụ trong tổng lao động du lịch biển qua các năm dao động từ 9,32% tới 12,77%. Điều này cho thấy lực lượng lao động du lịch biển tương đối ổn định. Đối với hoạt động du lịch biển, tính mùa vụ thể hiện rất rõ, thường là vào mùa hè số lượng khách du lịch đến biển rất đông, do đó nhu cầu thuê thêm người lao động phục vụ khách du lịch trong thời gian từ tháng 5 đến hết tháng 9 đông hơn nhiều so với những tháng còn lại. Số lao động mùa vụ này chủ yếu tập trung làm việc tại các cơ sở lưu trú hay các địa điểm du lịch, các nhà hàng và các công ty lữ hành. + Năng suất lao động bình quân du lịch biển qua các năm đều có xu hướng tăng đều từ 2011 tới 2015, dao động từ 78,9 Triệu đồng /người/năm tới 89,2 Triệu đồng /người/năm. Tuy nhiên, năng suất lao động bình quân du lịch biển qua các năm kém hơn so với năng suất lao động bình quân du lịch ngoài du lịch biển từ 5,92 lần tới 11,99 lần. Điều này cho thấy năng suất lao động bình quân du lịch biển qua các năm quá thấp, và chưa khai 981
  6. thác được những tiềm năng thế mạnh về du lịch biển của Hải Phòng. Lực lượng nhân lực du lịch biển chưa tạo được giá trị gia tăng cao. + Hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch tại Cát Bà có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2011 có 7 thì tới năm 2015 có 71. Điều này cho thấy nhu cầu cần có thuyết minh viên và hướng dẫn viên tại chỗ của du khách có xu hướng tăng lên. Để trở thành thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch thì phải trải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và được cấp giấy chứng nhận của Sở Du lịch cấp và quản lý. Hiện nay, Số lượng hướng dẫn viên và thuyết minh viên của Hải Phòng là 252 người, số hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại 2 khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà chiếm tỷ lệ lớn của thành phố. Đặc biệt là năm 2015, số lượng thuyết minh viên của huyện Cát Bà tăng lên nhanh chóng tăng từ 23 người năm 2014 lên đến 71 người năm 2015. Con số này tăng chủ yếu là do tăng lượng thuyết minh viên du lịch cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền tại địa phương nhằm thúc đẩy xúc tiến hoạt động du lịch biển của Cát Bà. Tại Đồ Sơn, số lượng hướng dẫn viên và thuyết minh viên tăng chậm hàng năm. Điều này cho thấy, địa phương chưa chú trọng việc đào tạo và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại chỗ. Đây là một hạn chế có thể thấy được trong phương hướng phát triển kinh tế du lịch biển tại Đồ Sơn. + Số lượng các doanh nghiệp lữ hành qua các năm đều tăng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 63 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đang hoạt động, trong đó: 14 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 44 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu đóng tại khu vực trung tâm thành phố, số ít nằm rải rác ở các quận huyện. Cát Bà hiện là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất cũng chỉ có 2 cơ sở kinh doanh lữ hành quốc tế và 1 cơ sở kinh doanh lữ hành nội địa. Tại địa bàn quận Đồ Sơn không có doanh nghiệp lữ hành quốc tế và có duy nhất 1 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Bảng 02 : Nhân lực ở các lĩnh vực kinh doanh du lịch biển tại Hải Phòng năm 2015 Số lượng Số nhân lực TT Chỉ tiêu Cơ sở (người) 1 Cơ sở lưu trú 309 7.300 2 Lữ hành 64 1.530 3 Khu, điểm du lịch 47 500 Doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch bằng phương 88 1.020 5 tiện thủy (bao gồm: doanh nghiệp có tàu vận chuyển khách du lịch tại Bến Bính, Đình Vũ, Cát Bà, Đồ Sơn) Cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn 6 26 1.310 phục vụ khách du lịch trên cơ sở tự nguyện 7 Nhà hàng nổi 9 150 Cộng 11.810 (Nguồn: Sở Du lịch Hải Phòng) Bảng số liệu trêncho thấy, số lượng lao động tập trung đông nhất vẫn là trong các cơ sở lưu trú tại các khu du lịch, tiếp đó là đến lao động trong các doanh nghiệp lữ hành, 982
  7. doanh nghiệp vận tải và các cơ sở dịch vụ ăn uống, các nhân viên du lịch tại các khu, điểm du lịch. Như vậy, để đánh giá về chất lượng nhân lực du lịch biển thì phải đánh giá chất lượng nhân lực ở nhiều lĩnh vực từ khâu đón tiếp, khâu vận chuyển đến khâu nghỉ dưỡng, ăn uống và phục vụ tại các địa điểm du lịch chứ không chỉ đánh giá nhân lực làm việc ở một khâu cụ thế nào. Trong những năm qua du lịch biển của Hải Phòng đã đạt được những thành công nhất định, đã tích cực khai thác và phát huy các lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế du lịch biển còn thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là donhân lực du lịch biển của Hải Phòngcòn nhiều hạn chế: Số lượng nhân lực du lịch biển của Hải Phòngcó sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành, chưa bắt kịp xu thế phát triển của khu vực và thế giới, thiếu tính chuyên nghiệp; Năng suất lao động của nhân lực du lịch biển quá thấp, giá trị gia tăng chưa cao;công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho du lịch biển còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; Công tác quản lý Nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch còn nhiều bất cập dẫn tới sức cạnh tranh về điểm đến du lịch biển của Hải Phòng không cao, sức hút du khách quốc tế yếu, doanh thu du lịch biển thấp, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, kết quả đạt được chưa tương xứng với những tiềm năng lợi thế của Hải Phòng Từ những phân tích trên cho thấy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển du lịch biển của Hải Phòng trong những năm tới đạt được những mục tiêu đã đề ra? Làm thế nào để phát triển du lịch biểntại Hải Phòng trong thời gian tới theo hướng bền vững, bảo tồn các giá trị di sản thiên nhiên? Làm thế nào để có được những lợi thế cạnh tranh dựa trên sự khác biệt, đạt đẳng cấp quốc tế; Làm thế nào để trở thành điểm đến lý tưởng trong tâm trí du khách trong và ngoài nước? 3. Quan điểm, mục tiêu và biện pháp phát triển nhân lực góp phần phát triển kinh tế du lịch biển của Hải Phòng tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2025 Theo tinh thần của nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 20/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020; Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của Hải Phòng như sau: - Quan điểm phát triển nhân lực du lịch của Hải Phòng: + Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế biển. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng đạt trình độ cao và nhanh chóng hội nhập quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch biển Hải Phòng. + Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và hợp tác đào tạo, khuyến khích liên kết và hợp tác đào tạo trong và ngoài nước, xây dựng các trung tâm cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế. 983
  8. + Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cụ thể cho từng đối tượng như công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, đội ngũ doanh nhân Phấn đấu đến năm 2020, Hải Phòng trở thành trung tâm đào tạo nhân lực kinh tế biển lớn của cả nước. + Gắn kết giữa hoạt động đào tạo và sử dụng nhân lực trong ngành. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực du lịch chất lượng cao theo nhu cầu xã hội, phù hợp với yêu cầu của thị trường. - Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch của Hải Phòng như sau: + Đến năm 2020 phấn đấu thu hút khách du lịch đến thành phố đạt 7,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 1,2 triệu lượt, khách nội địa là 6,3 triệu lượt; Doanh thu du lịch đạt 3.200 - 3.500 tỷ đồng/năm; Tổng số buồng lưu trú khách du lịch có từ 12.000 buồng trở lên, số khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên có 30 khách sạn, trong đó có 4 - 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao; Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch đạt 13.000 người. + Đến năm 2025: Tổng số lượt khách du lịch là 9 triệu lượt; trong đó, khách quốc tế là 2,4 triệu lượt, du khách nội địa là 6,6 triệu lượt; Doanh thu du lịch đạt 5.500 tỷ đồng/năm; Tổng số buồng lưu trú có từ 15.000 buồng trở lên; Số khách sạn từ 3 sao trở lên có 40 khách sạn, trong đó có 5 - 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao; Số lao động trực tiếp đạt 20.000 người. - Biện pháp phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng trong thời gian tới. Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng, để phát triển nhân lực du lịch biển trong thời gian tới đủ về số lượng, đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn quốc tế đáp ứng tốt những yêu cầu về phát triển du lịch biển của Hải Phòng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tếđạt được những mục tiêu đã đề ra, là tiền đề để phát triển kinh tế du lịch biển của thành phố một cách bền vững, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước, cần thực hiện một số biện pháp: + Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch trong đào tạo theo tiêu chuẩn ASEAN, nghiên cứu triển khai áp dụng tiêu chuẩn ASEAN đáp ứng yêu cầu của thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về du lịch trong ASEAN (MRA-TP), đảm bảo nhân lực dulịch biển của Hải Phòng trong thời gian tới có trình độ nghiệp vụ, tác phong làm việc đạt những kỹ năng tiêu chuẩn hóa trong khu vực. + Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong doanh nghiệp, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế cho nhân viên, để họ có khả năng đáp ứng được những yêu cầu phát triển du lịch biển của Hải Phòng trong xu thế hội nhập.Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực một cách thường xuyên và liên tục. + Thực hiện chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao làm việc tại ngành du lịch biển của thành phố. + Xây dựng cơ chế phối hợp toàn diện, đảm bảo tính hệ thốngcao giữa những định hướng của các cơ quan hoạch định và quản lý của Nhà nước, với nhà trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực, với những doanh nghiệp là nơi sử dụng nhân lực trong quá trình phát triển 984
  9. nhân lực trình độ cao, có tính chuyên nghiệp, đáp ứng được những yêu cầutrong xu hướng toàn cầu hóa của thị trường lao động du lịch biển. + Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực du lịch biển làm căn cứ hoạch định chính sách phát triển ngồn nhân lực du lịch biển đối với cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp trong tương lai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng từ năm 2011- 2015. 2. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. 3.Nghị quyết số 20/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 4.Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 5. Quy hoạch không gian biển thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Sở văn hóa, thể thao và Du lịch Hải Phòng, Báo cáo số 162/BC-SVHTTDL về tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011- 2020. 985