Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

pdf 10 trang Gia Huy 19/05/2022 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdau_tu_cho_nghien_cuu_va_phat_trien_o_cac_doanh_nghiep_viet.pdf

Nội dung text: Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

  1. ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Đặng Thu Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. NCS. Nguyễn Thị Lan Hương Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội Tóm tắt Bài viết tập trung đánh giá thực trạng nghiên cứu và phát triển (R&D) ở các doanh nghiệp Việt Nam thông qua kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Kết quả chỉ ra rằng hoạt động R&D đã ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng và đầu tư. Tuy nhiên mức độ đầu tư ở hẩu hết các doanh nghiệp còn rất khiêm tốn. Tỷ lệ các doanh nghiệp có bộ phận R&D chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do những khó khăn về vốn đầu tư, nhận thức về vai trò của R&D trong sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa rõ ràng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Để thúc đẩy hoạt động R&D nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, bài viết đưa ra một số đề xuất, kiến nghị chính sách nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn trên. Từ khóa: hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, năng lực cạnh tranh. 1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với các doanh nghiệp Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp tích lũy được các kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết để thực hiện đổi mới các quy trình (He and Wong, 2004; Zahra et al., 2006), hỗ trợ, mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại, phát triển hoạt động kinh doanh mới và cải thiện vị thế cạnh tranh (Hạnh, 2011). Muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đầu tư cho các hoạt động R&D vì đây là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Việc thực hiện hoạt động R&D cho dù bằng cách này hay cách khác thì mục tiêu cuối cùng cũng là giúp doanh nghiệp đổi mới các 509
  2. sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín và vị thế của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ở Việt Nam, mặc dù chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhưng số lượng các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư cho R&D ngày càng cao. “Tại nhiều nước trên thế giới, các DN luôn coi R&D là bộ phận không thể thiếu đối với DN. SAMSUNG, một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, mỗi ngày, có hơn một phần tư nhân viên SAMSUNG (khoảng 40 nghìn người) tham gia nghiên cứu và phát triển những thế hệ sản phẩm mới tốt hơn. Một chiến lược quan trọng giúp SAMSUNG đối đầu với môi trường kinh doanh đầy mạo hiểm và thương trường kinh doanh khốc liệt chính là sự chú trọng đầu tư vào R&D. Mỗi năm SAMSUNG đầu tư ít nhất 9% lợi nhuận từ bán hàng cho những hoạt động của viện nghiên cứu và phát triển” . ( Điều đó cho thấy hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, được thể hiện dưới nhiều khía cạnh: tăng khả năng đổi mới của doanh nghiệp, tăng cường năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, tăng vị thế và giá trị của doanh nghiệp, tạo sự gia tăng trong năng suất, giúp giảm giá thành và gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển nhanh. Tuy nhiên việc đầu tư và thực hiện các hoạt động R&D phải phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp. 2. Thực trạng đầu tƣ cho R&D ở các doanh nghiệp Việt Nam Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ( 2014) cho thấy, trong tổng số 7.450 doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ có 464 doanh nghiệp khẳng định là có các hoạt động nghiên cứu và phát triển (chiếm 6,23%). Kết quả này cho thấy số lượng các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến các hoạt động R&D là rất lớn. Nếu tính tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ thì tỷ lệ đó của các doanh nghiệp Việt Nam vào khoảng 0,2 - 0,5 doanh thu, trong đó đầu tư cho R&D chỉ khoảng 0,01% doanh thu. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tổ chức R&D, và chưa chủ động trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Minh, 2013) Một số nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng đa số các doanh nghiệp không tập trung nhiều vào R&D. Ngay cả đối với một số doanh nghiệp có quy mô lớn cũng đầu tư rất ít vào R&D so với tổng doanh thu của họ. 510
  3. Nghiên cứu của Công ty Cổ phần Monaco Tư vấn và Đầu tư ( 2014) cho thấy, trong 728 doanh nghiệp thuộc các ngành nông nghiệp, công nghệ thông tin và y dược được khảo sát thì tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động R&D của các doanh nghiệp cũng rất thấp. Cụ thể tỷ lệ chi phí cho R&D so với doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông là 2,97%, ngành nông nghiệp và thủy sản là 2,92% và ngành y dược cổ truyền là 2,75%. Trong khi đó, chỉ tiêu này của các ngành khác đạt mức 3,3%. Kết quả điều tra 300 doanh nghiệp công nghiệp (mỗi doanh nghiệp có ít nhất là 15 lao động trở lên) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ( 2016) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho thấy, có đến 58.5% số doanh nghiệp không có hoạt động chi cho R&D. Trong khi đó, chỉ có khoảng 14.2% các doanh nghiệp dành mức chỉ từ dưới 0,5% doanh số cho hoạt động này (Hình 1). Đồng thời, có 16.2% doanh nghiệp có mức chi từ 1,5% đến 2%. Tỷ lệ các doanh nghiệp còn lại có chi cho R&D ở các mức chỉ chiếm khoảng dưới 3%. Qua kết quả nghiên cứu định tính thì trong khoảng 03 năm gần đây, dường như không có doanh nghiệp công nghiệp nào xây dựng chiến lược R&D cho doanh nghiệp. Hình 1: Tỷ lệ đầu tƣ cho R&D của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2016 Một dấu hiệu đáng quan ngại đó là mức độ chi cho hoạt động R&D đang có 511
  4. xu hướng không được cải thiện trong khoảng ba năm gần đây trong các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp phản hồi qua khảo sát cho thấy, có đến 64% doanh nghiệp không có sự thay đổi trong tỷ lệ R&D so với tổng doanh số trong 3 năm trở lại đây. Trong khi đó, có khoảng 35% doanh nghiệp phản ánh tỷ lệ này có xu hướng tăng lên. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ các doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cho R&D có xu hướng giảm xuống (0.8%) (Hình 2). Kết quả khảo sát trên có thể được giải thích là do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây rất khó khăn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có xu hướng duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh để vượt qua khó khăn thay vì sử dụng nguồn lực cho đầu tư hoạt động R&D. Hình 2. Tỷ lệ R&D so với tổng doanh thu ở DN trong 3 năm gần đây Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2016 Xét về giá trị ước tính kinh phí đầu tư cho R&D trong các doanh nghiệp thấy rằng, trong số các doanh nghiệp có chi cho R&D có khoảng 9% doanh nghiệp dành dưới 100 triệu cho R&D và 37% dành mức chi cao hơn 100 triệu. Kết quả khảo sát hơn 200 doanh nghiệp trong khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (2015) cho thấy, chỉ có 22,8% doanh nghiệp chế tạo/chế biến và 25% doanh nghiệp lắp ráp có bộ phận R&D. Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư cho R&D cũng rất thấp: đầu tư từ 0-1% của doanh nghiệp chế biến và lắp ráp lần lượt là 19% và 16,6%; tiếp theo là đầu tư từ trên 0,5% đến 1% chiếm lần lượt là 12,3% và 14,8%). Đặc biệt, không có doanh 512
  5. nghiệp lắp ráp nào đầu tư từ 3% đến 4,5%. Trong khi đó, doanh nghiệp chế tạo/chế biến đầu tư từ 3-3,5% chiếm tỷ lệ khoảng 8,6%. Ngược lại, có tới trên 6% doanh nghiệp lắp ráp đầu tư từ trên 5% R&D/tổng doanh thu trong khi doanh nghiệp chế biến chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 1% (Bảng 1). Bảng 1: Tỷ lệ đầu tƣ cho R&D của các doanh nghiệp trong khu Công nghiệp và Chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội Tỷ lệ đầu tƣ cho Doanh nghiệp Doanh nghiệp Tính chung R&D/doanh thu chế biến/chế tạo lắp ráp 0% 22.86 25 23.53 Trên 0% - 0.5% 19.05 16.67 18.3 Trên 0.5% đến 1% 12.38 14.58 13.07 Trên 1% đến 1.5% 10.48 12.5 11.11 Trên 1.5% đến 2% 8.57 12.5 9.8 Trên 2% đến 2.5% 5.71 6.25 5.88 Trên 2.5% đến 3% 3.81 2.08 3.27 Trên 3% đến 3.5% 8.57 0 5.88 Trên 3.5% đến 4% 1.9 0 1.31 Trên 4% đến 4.5% 0.95 0 0.65 Trên 4.5% đến 5% 4.76 4.17 4.58 Trên 5% 0.95 6.25 2.61 Tổng số 100 100 100 Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015 513
  6. Nhìn chung tỷ lệ đầu tư cho R&D đa số chỉ dưới 1% trên tổng doanh thu. Điều này một phần là do doanh nghiệp chưa thấy được mức độ cần thiết phải triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển, họ có thể lựa chọn mua dây chuyền, máy mọc, thiết bị công nghệ trên thị trường để đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh. Hoặc có thể còn khó khăn về kinh phí nên chưa thể đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển được. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định nên nhiều doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) chưa thực sự mặn mà, hoặc nếu có thì phổ biến cũng chỉ đầu tư theo kiểu nhỏ giọt. Lý giải cho việc ít chú trọng đầu tư vào R&D của các doanh nghiệp, số liệu điều tra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cho thấy có tới 72.3% ý kiến cho rằng yếu tố chính tác động trực tiếp gây cản trở hoạt động R&D của doanh nghiệp là do chi phí của hoạt động R&D quá cao; 59.4% ý kiến cho rằng do thiếu nhân lực có trình độ; 28.9% là do thời gian thu hồi vốn dài 25.4% là sợ rủi ro cao; 13.3% không có công nghệ cần thiết trên thị trường, 5.5% thiếu sự hỗ trợ của luật pháp, Điều này phải ảnh rằng, các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động R&D, trong đó, yếu tố vốn và nhân lực cản trở nhiều nhất. Trong khi đó, các yếu tố bên ngoài gây cản trở yếu hơn, cụ thể yếu tố thuộc về thị trường và chính sách pháp luật, thủ tục hành chính ít tác động nhất trong hoạt động đầu tư R&D của doanh nghiệp Tương tự như vậy, 58,8% doanh nghiệp trong khu Công nghiệp và Chế xuất ở Hà Nội cho rằng đầu tư vào R&D có chi phí quá cao và thời gian thu hồi vốn lại quá dài. Ngoài ra một số yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây trở ngại cho đầu tư R&D. Chẳng hạn như có tới 56,7% doanh nghiệp thiếu thông tin về công nghệ và khoảng 57% cho rằng họ rất thiếu thông tin về thị trường; 50,7% cho rằng khó kiểm soát chi phí; “Theo bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, thì hiện nay hầu như các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng đến khâu sản xuất và định giá sản phẩm mà chưa tập trung vào các khâu tạo nên giá trị gia tăng như R&D, xúc tiến tiếp thị (P&M). Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, đối với R&D, nếu được phát huy tốt, có thể tạo ra tới 30-35% giá trị gia tăng cho hàng hóa, dịch vụ và P&M cũng có thể tạo ra 20-25% giá trị gia tăng cho hàng 514
  7. hóa, dịch vụ. Vì thế, nếu không đầu tư cho R&D doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm toàn cầu”. Những hạn chế về hoạt động nghiên cứu và phát triển đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá thành sản phẩm bởi các yếu tố này đều phụ thuộc vào công nghệ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến đầu tư vào R&D thì sẽ khó có khả năng phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. 3. Một số đề xuất và kiến nghị Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong việc xây dựng một Nhà nước kiến tạo, lấy hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp làm trung tâm. Trong giai đoạn vừa qua, kể từ khi có Luật Khoa học và Công nghệ (2000, sửa đổi 2013), Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động R&D, được thể hiện trong các điều của Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật Khoa học và Công nghệ (2000, sửa đổi 2013), Luật Công nghệ cao (2008, cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các điều Luật này. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế nhất định. Do đó, để tăng cường việc thực thi và hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư cho R&D của doanh nghiệp, trong thời gian tới Chính phủ nên tập trung hoàn thiện các nội dung chính sách sau: Thứ nhất, đối với chính sách huy động nguồn vốn ngân sách Nhà nước Huy động vốn từ ngân sách Nhà nước là một kênh huy động vốn quan trọng cho hoạt động R&D của doanh nghiệp, qua đó tạo động lực, kích thích doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư cho đổi mới công nghệ thông qua đầu tư cho hoạt động R&D. Do đó, Nhà nước cần tăng cường xây dựng và thực hiện “Chương trình quốc gia hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực đầu tư đổi mới công nghệ” vì hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta (bao gồm doanh nghiệp chế biến và lắp ráp) đều cần vốn để nghiên cứu phát triển cũng như để chuyển giao công nghệ nhưng thường khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân sách do vậy trong khuôn khổ chương trình, Nhà nước nên tập trung vốn để đầu tư đổi mới công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm, cải tiến đổi mới quy trình sản xuất và chuyển giao công nghệ, 515
  8. Thực tế cho thấy, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là đầu tư mang tính chất dài hạn, có rủi ro cao nhưng lợi nhuận mang lại có thể lớn. Chính vì vậy, cần phải rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp, đưa ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Các doanh nghiệp được lựa chọn cần phải công khai để doanh nghiệp có trách nhiệm với các khoản vốn được đầu tư. Việc đầu tư cho các doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp chứ không nên phụ thuộc vào quy mô các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ, phân bổ ngồn vốn cho các doanh nghiệp nên được thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (theo tiêu chí nhất định) hoặc thông qua cạnh tranh tự do để lựa chọn được các doanh nghiệp có yêu cầu thực sự hoặc cũng có thể thông qua hình thức chỉ định doanh nghiệp tùy theo mục tiêu của chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn. Việc huy động và phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các doanh nghiệp tuy cũng có những ưu điểm nhất định như chủ động sử dụng được nguồn vốn vào lĩnh vực được khuyến khích nhưng chính sách này cũng có một số hạn chế như: ngân sách của Nhà nước có hạn; chính sách cũng có thể không mang lại những tác động tích cực; chính sách cũng tạo ra những chi phí cơ hội nhất định (vì nếu ngân sách sử dụng vào việc này thì sẽ không sử dụng vào việc khác). Thứ hai, đối với chính sách khuyến khích gián tiếp của Nhà nước Mục đích của chính sách này là khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chính sách có thể thực hiện thông qua các hình thức sau: - Giảm hoặc miễn thuế đối với các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Cung cấp tín dụng ưu đãi hoặc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chính sách này phù hợp chủ yếu với những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần hỗ trợ vốn - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về lợi ích của R&D đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiêp đẩy nhanh việc hình Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghệp, xây dựng ngân sách R&D theo hướng phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho hoạt động R&D. - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thành lập bộ phận hoặc trung tâm R&D tại doanh nghiệp và có cán bộ chuyên trách về bộ phận này. 516
  9. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, cải tiến quy trình kỹ thuật nếu các cá nhân hay doanh nghiệp có những ý tưởng sáng tạo mới, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp nên cân nhắc và xem xét để đầu tư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tạo môi trường thuận lợi để kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, thử nghiệm, thảo luận và phát triển các ý tưởng, đồng thời có cơ chế khen thưởng để khuyến khích sự hăng say nhiệt tình của các thành viên trong việc đề xuất các ý tưởng mới. Thứ ba, đối với chính sách huy động các nguồn vốn xã hội khác - Khuyến khích các doanh nghiệp thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu và phát triển cho thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ và chương trình của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ như Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ, - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, thuê các chuyên gia công nghệ nước ngoài đến làm việc, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. - Khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty trong nước và nước ngoài cùng góp vốn hình thành các quỹ đầu tư, trong đó có đầu tư mạo hiểm và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển được phân bổ một phần trong quỹ này. Tài liệu tham khảo 1. Công ty Cổ phần Monaco Tư vấn và đầu tư (2014) “Báo cáo đánh giá đầu kỳ dự án Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp” 2. Phạm Ngọc Minh (2013) “Đầu tư cho R&D và đổi mới sáng tạo - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” truy cập ngày 11/3/2017 luan/Dau-tu-cho-R-D-va-doi-moi-sang-tao-Giai-phap-nang-cao- nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-48944.html. 3. He, Z.-L., and P.-K.Wong (2004), Exploration vs. exploitation: An empiricaltest of the ambidexterity hypothesis. Organization Science 15 (4): 481-94. 517
  10. 4. Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Thị Hạnh (2011), “Đánh gía ảnh hưởng của R&D đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng mô hình DEA”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng. 5. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2015), “Báo cáo kết quả khảo sát về tác động của chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội”. 6. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2016), “Báo cáo sơ kết thực trạng nghiên cứu và phát triển và tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” 518