Tối ưu hóa mô hình Logistics ngược – áp dụng trong điều kiện Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Tối ưu hóa mô hình Logistics ngược – áp dụng trong điều kiện Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftoi_uu_hoa_mo_hinh_logistics_nguoc_ap_dung_trong_dieu_kien_v.pdf

Nội dung text: Tối ưu hóa mô hình Logistics ngược – áp dụng trong điều kiện Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 TỐI ƯU HÓA MÔ HÌNH LOGISTICS NGƯỢC – ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM THE OPTIMIZATION OF REVERSE LOGISTICS MODEL – ITS APPLICATION IN VIETNAMESE CONDITIONS ThS. Đặng Thị Ly, ThS. Phan Thị Thanh Quyên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: dtly@kontum.udn.vn pttquyen@kontum.udn.vn Tóm tắt Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, logistics ngược được coi như là một vũ khí chiến lược giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh, giữ vững được vị trí của mình và ngày một thành công hơn trên thương trường. Tuy nhiên, hoạt động logistics ngược vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư đúng mức. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các mô hình và quy trình logistics ngược đã được nghiên cứu và ứng dụng tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, bài viết đề xuất một mô hình logistics ngược tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam, đồng thời như một giải pháp hữu hiệu và hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, thỏa mãn khách hàng tốt hơn và hạn chế tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường. Từ khóa: Logistics ngược, thu hồi, tối ưu hóa Abstract In today's harsh competitive environment, reverse logistics is a strategic weapon that helps Vietnamese enterprises to achieve competitive advantage, adhere to their position and become more successful on the market. However, reverse logistics has not been concerned properly by enterprises yet. Based on the analysis, evaluation of reverse logistics models and processes that have been studied and applied in advanced countries around the world, the paper proposes an optimal reverse logistics model in Vietnamese conditions. In addition, it is an effective solution to help companies to cut costs, increase sales, better customer satisfaction, and limit the impact of production on the environment. Keywords: Reverse logistics, return, optimization 1. Giới thiệu Với tốc độ phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số thế giới và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, khối lượng sản phẩm phải loại bỏ và rác thải cần xử lý tăng lên nhanh chóng. Hệ quả là chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng được rút ngắn và tỷ lệ thu hồi sản phẩm ngày càng cao bởi sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chính phủ nhiều nước đã ban hành nhiều quy định nghiêm ngặt về hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ môi trường. Vì vậy, logistics ngược nhằm thu hồi và tái chế sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, từ lâu logistics ngược được biết đến dưới dạng một hệ thống quản lý và thu hồi rác thải chính thức do Nhà nước điều hành. Song song với đó là hoạt động thu hồi phi chính thức của tư nhân để gia tăng thu nhập, tìm kiếm và tận dụng phế liệu phục vụ tái sản xuất. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với chủ trương xã hội hóa công tác môi trường đô thị, tại Việt Nam đã xuất hiện các doanh nghiệp quản lý môi trường. Chức năng quản lý của Nhà nước về môi trường và rác thải chuyển sang cho các doanh nghiệp này, hình thành nên thị trường thu hồi rác thải. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp này chỉ thu hồi và xử lý được một phần nhỏ những sản phẩm loại bỏ và rác thải của các ngành, doanh nghiệp, cửa hàng và hộ gia đình. Mặt khác, hiện nay, tại các doanh nghiệp Việt Nam, logistics ngược mới chỉ tập trung vào việc thu hồi sản phẩm từ khách hàng để đổi trả, sửa chữa, bảo hành hoặc thu hồi bao bì để tái sử dụng. Bên cạnh đó, thu hồi là công đoạn ảnh hưởng rất lớn đến sự 625
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 thành công của hoạt động logistics ngược, tuy nhiên việc thu hồi sản phẩm tái chế còn đơn lẻ, manh múng, chưa tạo được mạng lưới và sự đồng bộ giữa các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng, hệ quả là tỷ lệ thu hồi và tái chế rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Các doanh nghiệp chưa có nhận thức sâu sắc về vai trò của logistics ngược cũng như việc vận hành và duy trì một mô hình logistics ngược chuyên nghiệp trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Nhất là trong bối cảnh quan điểm phát triển bền vững đã trở thành đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và nội dung cam kết thể hiện trong các công ước, nghị định quốc tế được ký kết. Từ thực trạng trên cho thấy, việc đầu tư nghiên cứu và xây dựng một mô hình logistics ngược phù hợp với đặc thù nền kinh tế tại Việt Nam là hết sức cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả quốc gia. Bởi, vận hành một mô hình logistics ngược hiệu quả là một giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường. Từ đó giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, đồng thời góp phần xây dựng một quốc gia phát triển mà thân thiện với môi trường. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Logistics ngược và xây dựng mô hình logistics ngược luôn nhận được sự quan tâm không chỉ các nhà nghiên cứu mà kể cả các doanh nghiệp, chính vì thế đã có rất nhiều bài viết tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh chủ đề này. Tác giả Olorunniwo đã có bài viết về “Chia sẻ thông tin và các hoạt động cộng tác trong logistics ngược” với mục đích điều tra cách sử dụng công nghệ thông tin và quản lý chuỗi cung ứng đã tác động như thế nào đến hiệu quả của logistics ngược (Olorunniwo, 2010). Bên cạnh đó, cũng có tác giả đã xem xét ứng dụng thực tế của logistics ngược trong việc tái sử dụng thùng chứa (Leo, 1995). Để tối ưu hóa việc ứng dụng mô hình logistics ngược đối với các hàng hóa được phân phối theo chính sách mua lại hàng, Samir đã nghiên cứu việc quản trị chuỗi hàng hóa bị trả lại trong logistics ngược thông qua việc ước tính tỷ lệ hàng bán bị trả lại(Samir, 2006). Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các ứng dụng của logistics ngược, một số tác giả cũng đã đề xuất và xây dựng mô hình logistics ngược để phù hợp với các điều kiện có thể áp dụng. Như trong nghiên cứu về “Mô hình mô phỏng mạng lưới logistics ngược” (Kara, 2007). Trong đó, dựa trên mô hình logistics ngược thu hồi lại các thiết bị gia dụng hết giá trị sử dụng tại khu vực đô thị Sydney, tác giả đã xây dựng nên mô hình mô phỏng logistics ngược và tiến hành tính toán, so sánh, phân tích các đối tượng tham gia vào mô hình để giảm thiểu chi phí thu hồi. Ngoài ra, Mostafa cũng đã nghiên cứu “Mô hình tối ưu hóa chuỗi logistics ngược trong điều kiện môi trường ngẫu nhiên bằng việc sử dụng thuật toán di truyền” ứng dụng tại Tehran, Iran (Mostafa, 2012). Tác giả đã xem xét tác động của những yếu tố khác nhau trong chuỗi logistics ngược thông qua mô hình quy hoạch tuyến tính đa nguyên, trên cơ sở đó vận dụng thuật toán để giải quyết bài toán tối ưu hóa chi phí trong điều kiện không chắc chắn của hoạt động logistics ngược. Guo-Jun Ji (2008) đã có một bài nghiên cứu về logistics ngược với tiêu đề “Quản trị hoạt động logistics ngược dựa trên mô hình doanh nghiệp ảo và quản trị hành vi khiếu nại”. Cũng sử dụng thuật toán, nhưng Ehsan lại vận dụng thuật toán Memetic trong điều kiện ngẫu nhiên nhằm đề xuất một mô hình logistics ngược phù hợp với đặc trưng kinh tế Iran (Ehsan, 2015). Trong điều kiện kinh tế của Nga, Kurbatova (2016) đã đề xuất phương án tối ưu hóa logistics ngược thông qua bài viết “Tối ưu hóa logistics ngược chuỗi hàng hóa bị trả lại dựa trên phân loại và mô hình hóa logistics ngược”. Trong bối cảnh các nước tiên tiến trên thế giới coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường và quan tâm đến logistics ngược thì tại Việt Nam cụm từ này còn khá mới mẻ và không được chú trọng cũng như đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, cũng chưa có một mô hình cụ thể để logistics ngược hoạt động một cách hiệu quả. 626
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 2.2. Cơ sở lý thuyết Logistics ngược chưa có sự đồng nhất về định nghĩa (Fernandez, 2003), các định nghĩa chỉ xem xét các khía cạnh khác nhau như: kinh tế, môi trường, hoặc tiếp cận trên cả hai khía cạnh kinh tế và môi trường (Rogers, 1999). Trên khía cạnh kinh tế thì logistics ngược là quy trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, và các thông tin liên quan từ nơi tiêu thụ đến nơi sản xuất với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách hợp lý (Rogers, 1999). Hay logistics ngược cũng được định nghĩa là “Một chuỗi cung ứng được thiết kế lại để quản lý hiệu quả luồng sản phẩm hoặc các bộ phận dành cho tái sản xuất, tái chế hoặc thải bỏ và sử dụng hiệu quả các tài nguyên” (Dowlatshahi, 2000). Trên khía cạnh môi trường thì Rose cho rằng các vấn đề về môi trường ngày càng được quan tâm, việc quản lý môi trường nhằm giảm gánh nặng chất thải bằng cách loại bỏ các sản phẩm dùng một lần và kiểm soát việc thu hồi sản phẩm. Điều này bao gồm tái sử dụng, tái sản xuất và tái chế vật liệu được xác định bởi các đặc tính của sản phẩm vào cuối vòng đời (Rose, 1998). Kết hợp cả quan điểm kinh tế và môi trường, Thierry đã đặt ra thuật ngữ “Quản lý phục hồi sản phẩm”, điều này nhấn mạnh sự phục hồi của giá trị kinh tế và sinh thái của phế liệu, sản phẩm (Thierry, 1995). Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng logistics ngược là “Sự chuyển động của hàng hóa từ người tiêu dùng sang nhà sản xuất” (Murphy, 1986). Hệ thống logistics ngược phức tạp hơn các hệ thống logistics xuôi. Sự phức tạp này xuất phát từ mức độ không chắc chắn cao về số lượng và chất lượng của sản phẩm thu hồi (Gungor, 1999). Logistics ngược ngày càng được quan tâm vì yếu tố môi trường và lý do kinh tế (Haberland, 1997). Logistics ngược ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm bằng cách giảm gánh nặng cho môi trường thông qua việc đưa những sản phẩm ở cuối vòng đời sang vị trí bắt đầu (Toffel, 2003). Ngoài ra, logistics ngược có tầm quan trọng về mặt kinh tế, ví dụ: giá trị của sản phẩm thu hồi mang lại cho khu vực bán lẻ của Hoa Kỳ đã trên 100 tỷ USD trong những năm gần đây (Stock, 2002). Từ quan điểm chiến lược, nhiều công ty đã bắt đầu xem xét logistics ngược như là tiềm năng để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, đưa ra các sáng kiến (Marien, 1998). Quy trình logistics ngược gồm 4 giai đoạn chính: thu hồi, kiểm tra, xử lý và phân phối lại. Logistics ngược có thể được sử dụng như một chiến lược cạnh tranh, một trung tâm lợi nhuận, một trung tâm thu hồi tài sản, và là một công cụ để cải thiện sự hài lòng của khách hàng (Olorunniwo, 2010). Logistics ngược cũng mang lại những tác động sâu rộng đến sức khỏe con người và môi trường, và do đó tăng cường trách nhiệm công dân của một công ty (Defee, 2009). Các tài liệu trước đây mô tả ba động lực chính cho việc sử dụng logistics ngược: kinh tế, trách nhiệm công dân và pháp luật (Brito, 2004). Các lực lượng kinh tế cho thấy các hoạt động logistics ngược như tái sản xuất, tái sử dụng vật liệu và làm mới sản phẩm có khả năng cải thiện khả năng sinh lời thông qua giảm thiểu chi phí, tiếp cận phân khúc người tiêu dùng mới và tăng doanh thu. Ngay cả khi không có lợi nhuận tức thì, logistics ngược có thể hữu ích để tạo ra các tiềm năng như cải thiện hình ảnh của công ty, lường trước các vấn đề về luật pháp hoặc tạo lợi thế cạnh tranh (Stock, 2002). Logistics ngược đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như máy photocopy (Krikke, 1999a), máy ảnh đơn (Toktay, 2000), linh kiện động cơ phản lực (Guide, 1998), điện thoại di động (Jayaraman, 1999), phụ tùng ô tô (vanderLaan, 1997) và thùng chứa (Kelle, 1989). Trong tất cả các trường hợp, một trong những mối quan tâm chính là đánh giá xem liệu việc thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng có hấp dẫn về mặt kinh tế hơn là loại bỏ sản phẩm hay không. Ngoài ra, logistics ngược lại cũng được thực hiện rộng rãi trong ngành công nghiệp phần cứng máy tính (Ravia, 2005) và trong các thiết bị gia dụng (Kara, 2007). 627
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Các sản phẩm không sử dụng, bao bì, rác thải Nguyên liệu Người tiêu Chế tạo Phân phối thô dùng Sửa chữa Sản Kiểm tra phẩm Tân trang đã qua sử Bảo dưỡng Tháo gỡ dụng Tái sản xuất Tái chế Loại bỏ Hình 1: Sơ đồ dòng chảy của hoạt động logistics ngược Nguồn: (Krumwiede, 2002) 2.3. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này, tác giả tiến hành tổng hợp các mô hình logistics ngược đã được nghiên cứu và ứng dụng tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, từ đó tiến hành phân tích và đánh giá các ưu điểm nổi bậc cũng như những hạn chế còn tồn tại của từng mô hình. Trên cơ sở đó đưa ra mô hình logistics ngược tối ưu phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 3. Xây dựng mô hình logistics ngược trong điều kiện Việt Nam Với đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngày nay, thu hồi hàng hóa, phế liệu sản xuất, bao bì là một hiện tượng phổ biến mà các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ truyền thống và trực tuyến cũng như các nhà cung cấp dịch vụ logistics thường xuyên phải đối diện. Đặc biệt, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ứng dụng mô hình logistics ngược sẽ là hướng đi đúng đắn đối với những doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Có thể thấy rằng, việc tập hợp và thu hồi hàng hóa đóng vai trò chủ chốt trong sự thành bại của chuỗi logistics ngược và cần được vận hành một cách có hệ thống và thống nhất. Tuy nhiên, thực tế hoạt động thu hồi hàng hóa được các doanh nghiệp ở Việt Nam thực hiện một cách rời rạc, chưa xây dựng được mạng lưới hỗ trợ, dẫn đến tỷ lệ thu hồi không cao. Để hỗ trợ cho công tác thu hồi, tác giả Samir (2006) ở Ấn Độ đã đề xuất một mô hình logistics ba bậc thang, đa thời đoạn với ba trung tâm chính lần lượt là: hàng bán bị trả lại, trung tâm thu hồi, khu vực xử lý thực hiện đối với hàng hóa có áp dụng chính sách mua lại (thông thường là hàng đổi lấy hàng). Những trung tâm thu hồi được chỉ định là những thành phần tham gia vào kênh phân phối như đại lý, cửa hàng bán lẻ. Do yêu cầu khác nhau về vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng của nhân viên mà khu vực xử lý được phân loại thành hai khu vực tách biệt, bao gồm: nơi chuyên sữa chữa, tân trang và nơi chuyên tái sản xuất. Yếu tố chi phí, vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị và chi phí vận chuyển sẽ được xem xét khi đưa ra quyết định về việc thiết kế, đặt trụ sở những văn phòng xử lý hàng hóa khi đã được thu hồi. Có thể nhận thấy, đối tượng nghiên cứu của tác giả Samir chỉ là những hàng hóa được doanh nghiệp bán theo chính sách mua lại hàng và trung tâm xử lý trong mô hình không bao gồm nơi chuyên xử lý, tiêu hủy những hàng hóa không còn khả năng sử dụng. Trong khi đó, đối với thực trạng ô nhiễm 628
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 môi trường rác thải của Việt Nam hiện nay cùng với xu hướng nền kinh tế “xanh”, việc doanh nghiệp nên quan tâm và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý hàng hóa sẽ là chiến lược phát triển lâu dài. Do đó, nhóm tác giả đề xuất một mô hình logistics ngược tổng quan áp dụng đối với tất cả các loại hàng hóa đã qua sử dụng bởi người tiêu dùng mà có khả năng cần phải thu hồi để xử lý trước khi được tiếp tục sử dụng hoặc tiêu hủy. Trung tâm 1 Trung tâm 2 Trung tâm 3 Hàng hóa đã qua sử dụng Thu hồi Xử lý Phân phối Hình 2: Mô hình logistics ngược tổng quan trong điều kiện Việt Nam Nguồn: Xây dựng của tác giả Mặc dù những sản phẩm cần phải thu hồi và xử lý trong quá trình sản xuất cũng là một đối tượng quan trọng của chuỗi logistics ngược, tuy nhiên nhóm tác giả không đề cập trong mô hình này. Đồng quan điểm với tác giả Samir, cần phải xây dựng một mạng lưới các trung tâm thu hồi mà thành phần chủ chốt là các trung gian tham gia vào kênh phân phối hàng hóa. Bên cạnh đó, mỗi chủ thể trong xã hội là một trung tâm thu hồi nhỏ có ý thức, trách nhiệm thu gom và tập hợp những hàng hóa cần phải xử lý đến những địa điểm tập trung khác. Bên cạnh nơi chuyên sữa chữa, tân trang và tái sản xuất, trung tâm xử lý cần thiết phải bổ sung thêm một khu vực thứ ba là nơi chuyên xử lý và tiêu hủy những hàng hóa không còn sử dụng được hay rác thải. Điều này được tái hiện chi tiết trong nghiên cứu về “Mô hình mô phỏng mạng lưới logistics ngược” của Kara (2007). Tác giả Kara đã xây dựng mô hình mô phỏng mạng lưới logistics ngược để thu hồi lại các thiết bị gia dụng hết giá trị sử dụng trong khu vực đô thị Sydney dựa trên mô hình đang được ứng dụng tại thành phố này. Cụ thể, mạng lưới logistics ngược mà tác giả sử dụng dựa trên cấu trúc thu hồi các thiết bị gia dụng hiện có tại khu vực đô thị Sydney với ba đối tượng tham gia chính vào quá trình thu hồi là: cộng đồng địa phương, các nhà bán lẻ và hộ kinh doanh. Giả định được đặt ra cho chiến lược thu hồi các thiết bị gia dụng là tất cả cộng đồng địa phương, các hộ kinh doanh sẽ vận chuyển các sản phẩm thu hồi được tới một trạm trung chuyển dịch vụ rác thải - New South Wales gần nhất (WS-NSW). Trung tâm này có nhiệm vụ sẽ tách và phân loại những sản phẩm này trước khi chuyển sang trung tâm tháo gỡ. Còn các nhà bán lẻ sẽ thu gom và giao trực tiếp đến trung tâm tháo gỡ. Tại đây, chúng sẽ được đưa vào tái sản xuất hoặc bỏ đi. Dễ dàng nhận thấy, mô hình logistics ngược ứng dụng tại Sydney là mô hình cụ thể hóa hoạt động của trung tâm thu hồi và trung tâm xử lý trong mô hình logistics ngược tổng quan. Như đã đề xuất ở trên, tất cả mọi thành viên trong xã hội đều tham gia vào quá trình thu gom hàng hóa được mô tả trong mô hình logistics ngược của Kara. Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành tách biệt một trạm trung chuyển dịch vụ rác thải (chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra và phân loại hàng hóa trước khi xử lý) sẽ phát sinh thêm chi phí vận chuyển từ trung tâm thu hồi đến trạm trung chuyển. Đồng thời, cũng phát sinh thêm cả chi phí bốc dỡ, lưu kho bãi trong thời gian chờ kiểm tra và phân loại. Đây cũng là hiện trạng chung của việc vận hành mô hình logistics ngược ở Việt Nam. 629
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Hộ KD cá thể WS-NSW Rác thải Trung tâm Cộng đồng tháo gỡ Ngư ời tiêu Rác thải dùng Nhà bán lẻ Rác thải Tái sản xu ất Hình 3: Mô hình hoạt động logistics ngược tại khu vực đô thị Syddnney Nguồn: (Kara, 2007) Do đó, để tiết kiệm những khoản chi phí này, việc kiểm tra và phân loại nên được thực hiện bởi chính những thành viên thuộc trung tâm thu hồi. Vì đặc thù của một số hàng hóa, rác thải, để phân loại được chính xác, cá nhân đó cần phải có những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Vậy nên, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một chính sách tuyển dụng cũng như đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động logistics ngược, tập trung đầu tư nguồn lực vào tuyên truyền, giáo dục nâng caao ý thức và kiến thức của cộng động. Như vậy, trên cơ sở mô hình logistics ngược tổng quan, kết hợp nghiên cứu và phân tích mô hình logistics ngược tại khu vực đô thị Sydney, nhóm tác giả đề xuất mô hình logistics ngược chi tiết phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Cụ thể, mô hình được xây dựng gồm có ba trung tâm: trung tâm hàng hóa đã qua sử dụng, trung tâm thu hồi và trung tâm xử lý. Trong đó, trung tâm thứ nhất bản chất là một trung tâm dữ liệu về những hààng hóa đang được sử dụng bởi người tiêu dùng trên khắp cả nước. Việc thu thập và lưu trữ thông tin này sẽ là nguồn đầu vào hữu ích phục vụ công tác ước ttính và xác định những chỉ số quan trọng cũng như tối ưu hóa mô hình logistics ngược của doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Trung tâm thu hồi thực hiện cả hai nhiệm vụ thu hồi và kiểm tra, phân loại. Tương tự như mô hình logistics ngược tại khu vực đô thị Sydney thì đối tượng tham gia vào giai đoạn thu hồi bao gồm cộng đồng, hộ kinh doanh và tất cả các kênh phân phối hàng hóa như đại llý, nhà bán lẻ. Tại trung tâm xử lý, các hàng hóa đã qua sử dụng sau khi được thu gom, kiểm tra và phân loại sẽ được chuyển đến những khu vực xử lý khác nhau một cách hợp lý bao gồm: khu tái sản xuất (tái chế, chế tạo lại, nâng cấp), khu khôi phục, tân trang, sửa chữa và khu tiêu hủy. Những hàng hóa sau khi đã hoàn tất quy trình xử lý sẽ được lưu thông lại trên thị trường qua mạng lưới cáác kênh phân phối đã thiết lập trước đó và chuỗi logistics ngược vẫn được lặp lại liên tục và xuyên suốt. Quay ttrở lại nghiên cứu cách thức vận hành và duy trì hiệu quả mô hình logistics ngược, tác giả Samir (2006) tập trung vào việc quản trị hiệu quả dòng sản phẩm bị trả lại thông qua việc ước lượng tỷ lệ hàng bị trả lại và xác định vị trí, khu vực cần thu hồi. Đồng thời xử lý và đưa ra những phương án giải quyết cụ thể cho từng tình huống giả định tại những thời điểm khác nhau. Tỷ lệ hàng bán bị trả lại được xác định cho từng giai đoạn đối với từng trung tâm thu hồi dựa trên: số lượng hàng hóa đang được khách hàng sử dụng, vòng đời trung bình của hàng hóa và nhu cầu tiêu thụ dự đoán. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của chỉ số chính sách bảo vệ môi trường (EPPI), chỉ số xanh và hệ số tiện ích (GIUF) cũng được xem xét. Ứng dụng mô hình tối ưu hóa sẽ giúp nhà quản ttrị đưa ra những quyết định quan trọng về cách thức thực hiện, địa điểm để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm xử lý kịp thời lượng hàng hóa được chuyển về từ trung tâm thu hồi trong điều kiện giới hạn cho phép nhằm thu được lợii ích nhiều nhất. 630
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Cộng đồng Tái SX Hàng hóa Phân đã qua sử Khôi phục, tân Hộ kinh doanh Phân loại phối dụng trang lại Nhà bán lẻ Tiêu hủy Tái sử dụng Trung tâm thu hồi Trung tâm xử lý Hình 4: Mô hình logistics ngược chi tiết trong điều kiện tại Việt Nam Nguồn: Xây dựng của tác giả Như vậy, việc ước tính tỷ lệ hàng hóa bị trả lại trong mô hình của tác giả Samir hay tỷ lệ hàng hóa cần phải được thu hồi nói chung là cơ sở nền tảng để điều hành một mạng lưới các thành phần tham gia trong chuỗi logistics ngược, giúp nhà quản trị chủ động trong việc lập kế hoạch cũng như phân bổ nguồn lực hợp lý. Tuy nhiên, giải được bài toán đa biến này là vấn đề nan giải, nhất là khi hệ thống thông tin, dữ liệu về hàng hóa đang được sử dụng (số lượng, chủng loại, thời hạn sử dụng, khu vực hay địa phương đang được sử dụng) không đầy đủ. Nếu như ở Ấn Độ và một số quốc gia trên thế giới, hàng năm chính phủ đều thực hiện khảo sát (NRS) về số lượng người tiêu dùng đang sở hữu hàng hóa theo từng chủng loại, từ đó ước tính số lượng hàng hóa đang được sử dụng. Đây là dữ liệu đầu vào quan trọng để các doanh nghiệp ước tính tỷ lệ hàng hóa bị trả lại. Tuy nhiên ở Việt Nam, dữ liệu này không tồn tại, nếu có thì các cuộc khảo sát này cũng không mang tầm cỡ quốc gia, không thường xuyên và chỉ khảo sát cho một số loại hàng hóa nhất định. Do đó, việc cả doanh nghiệp và Nhà nước tập trung xây dựng và hoàn thiện trung tâm thứ nhất trong mô hình logistics ngược tổng quan – trung tâm dữ liệu về hàng hóa đang được sử dụng bởi người tiêu dùng là điều kiện cần thiết để vận hành được mô hình. Mặt khác, tác giả Guo-Jun Ji (2008) đã khẳng định quản trị hành vi khiếu nại (SCM) của khách hàng là một giải pháp hiệu quả trong việc vận hành chuỗi logistics ngược. Bởi việc tiếp nhận và xử lý những phàn nàn, góp ý hay phản hồi của người tiêu dùng về hàng hóa sẽ góp phần hoàn thiện không chỉ sản phẩm mà còn dịch vụ khách hàng. Đồng thời giảm tỷ lệ hàng bán bị trả lại, giảm chi phí phát sinh liên quan đến khâu thu hồi và xử lý. Vậy nên, các doanh nghiệp Việt Nam nên củng cố và hoàn thiện khâu quản trị hành vi khiếu nại của khách hàng - một mắc xích quan trọng trong quản trị chuỗi logistics ngược. Có thể nhận thấy, đặc trưng của hoạt động logistics ngược là mọi thứ đều không chắc chắn (thời điểm, địa điểm, lý do phát sinh cũng như cách thức xử lý). Chính tính thích ứng, linh hoạt và kịp thời này mà để vận hành hiệu quả trung tâm thu hồi và trung tâm xử lý, cần thiết phải thiết kế và xây dựng được một mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp, các thành phần khác nhau thông qua một 631
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 mạng máy tính hay xây dựng một mô hình doanh nghiệp ảo (virtual enterprise), trong đó sẽ có một doanh nghiệp đóng vai trò là đầu tàu, điều hành hoạt động của các thành viên còn lại (Guo-Jun Ji, 2008). Mô hình doanh nghiệp ảo này sẽ được nhân rộng và hoàn thiện theo thời gian, cuối cùng đích đến là một hệ thống liên kết bền vững giữa các thành viên thực hiện các khâu thu hồi và xử lý trong chuỗi logistics ngược trên khắp cả nước và quốc tế. Việc ứng dụng mô hình doanh nghiệp ảo trong logistics ngược sẽ tận dụng được nguồn vật lực và nhân lực tối ưu nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành, giúp doanh nghiệp thu được lợi ích nhiều nhất. Doanh nghiệ p nòng cốt Doanh Doanh Doanh Doanh Doanh Doanh nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp 1 2 3 n-2 n-1 n Trung tâm thu hồi Doanh nghiệp ảo 1 Trung tâm xử lý Doanh nghiệp ảo 2 Doanh nghiệp ảo m Hình 5: Cấu trúc doanh nghiệp ảo ứng dụng trong mô hình logistics ngược Nguồn: Xây dựng của tác giả 4. Những rào cản, khó khăn khi áp dụng mô hình logistics ngược tại Việt Nam Một trong những vấn đề được xem như rào cản lớn là thiếu nhận thức về lợi ích của logistics ngược. Ngay cả các công ty biết về logistics ngược họ cũng không xem trọng hoặc không quan tâm đến vai trò của nó. Để mô hình logistics ngược có thể được vận hành một cách hiệu quả tại Việt Nam thì không chỉ doanh nghiệp mà đòi hỏi cần có sự chung tay của cộng đồng. Cộng đồng đóng vai trò là người thu gom – thực hiện giai đoạn đầu của quá trình logistics ngược. Trong khi đó phần lớn người dân Việt Nam chưa có ý thức và hiểu biết về cụm từ “logistics ngược” cũng như lợi ích của nó. Logistics ngược góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường, thế nhưng một lượng lớn người Việt Nam chưa có ý thức đối với môi trường. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết họ cũng chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời về phía Nhà nước chưa có các quy định chế tài về vấn đề này. Do đó, việc triển khai logistics ngược với sự tham gia của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại. Ở một số quốc gia trên thế giới, để thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động logistics ngược với mục đích bảo vệ môi trường, chính phủ đưa ra các quy định về nghĩa vụ pháp lý trong việc thu hồi các chất thải bao bì của mình. Châu Âu là một trong những nơi đã rất tích cực hưởng ứng hoạt động ý nghĩa này. Ví dụ: vào năm 1991, Đức áp đặt chương trình thu hồi bắt buộc khi đưa ra “Pháp lệnh tránh chất thải bao bì”. Trong luật này, nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi, phân loại và tái chế bao bì sản phẩm của họ. Vài năm sau, Liên minh châu Âu đã thực thi “Chỉ thị về chất thải bao bì và đóng gói.” Theo thông báo này, mỗi công ty trong các nước thành viên có 5 năm để tuân thủ các yêu cầu liên quan đến chất thải bao bì. Cụ thể, tối thiểu 50% chất thải phải được thu hồi, 25% trong số đó được tái chế, ngoài ra phải tái chế ít nhất 15% cho mỗi loại chất liệu (Toffel, 2003). 632
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Một khó khăn khác đối với logistics ngược tại Việt Nam là thiếu nguồn lao động có chất lượng, được đào tạo các kiến thức cần thiết để tham gia vào hoạt động này. Nguồn nhân lực trong ngành logistics Việt Nam nói chung và logistics ngược nói riêng hiện nay còn yếu và thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Trình độ tay nghề logistics và tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong ngành còn thấp. Một thực trạng hiện nay là số lượng sinh viên theo học ngành này còn ít và số cơ sở đào tạo còn hạn chế. Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có 23 cơ sở đào tạo về chuyên ngành logistics hoặc gần chuyên ngành logistics ở cấp đại học/sau đại học và cơ sở dạy nghề về logistics. Ngoài ra, lực lượng giảng viên vẫn đang thiếu và mỏng nên chủ yếu là các chuyên gia từ ngành khác sang giảng dạy khiến kiến thức truyền tải vẫn chưa nhiều. 5. Những thuận lợi và cơ hội khi áp dụng mô hình logistics ngược tại Việt Nam Bên cạnh những khó khăn vẫn có những cơ hội và thuận lợi cho hoạt động logistics ngược. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Song song cùng với sự phát triển của những ngành kinh tế mũi nhọn, ngành logistics và logistics ngược sẽ được đầu tư và quan tâm hơn để vừa hướng đến mục tiêu lợi nhuận của các công ty và doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển bền vững chung và đặc biệt là bảo vệ môi trường. Vận tải là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến logistics. Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia là điều kiện thuận lợi để phát triển logistics nói chung và logistics ngược nói riêng. Ngoài ra, việt Nam có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc sẽ thuận lợi hơn cho sự phát triển của logistics ngược. Những lo ngại về môi trường, việc giảm chất thải, ô nhiễm, và sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không thể tái tạo sẽ khiến cho nhu cầu về các sản phẩm và quy trình mua hàng mang tính bền vững tăng lên. Do đó, pháp luật sẽ ngày càng trở nên nghiêm ngặt về vấn đề môi trường đồng thời tâm lý và hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi theo hướng lựa chọn những thương hiệu có ý thức bảo vệ môi trường. Các chuyên gia mua hàng và các nhà nhập khẩu ở các nước cũng sẽ có xu hướng làm việc với các nhà cung cấp có quy trình hướng đến bảo vệ môi trường, mua các sản phẩm có tính bền vững. Khi đó, hoạt động logistics ngược sẽ càng trở nên quan trọng và cần được chú trọng đầu tư hơn. Thương mại điện tử Việt Nam được nhìn nhận là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn khi lượng người dùng internet đang ngày càng tăng mạnh và được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Khi đó, logistics ngược sẽ là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp thương mại điện tử, bởi các lý do khác nhau dẫn đến việc thu hồi bao gồm: các sản phẩm bị hỏng, lỗi, không khớp với mô tả hoặc nhận sản phẩm sai, giao nhầm địa chỉ, khiếu kiện khiếu nại khác Như vậy, trong thời gian tới, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và điều kiện thuận lợi để áp dụng và phát triển logistics ngược. 6. Kết luận Logistics ngược đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và góp phần cải thiện môi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và cộng đồng Việt Nam vẫn chưa nhận thức rõ và chưa quan tâm đến điều đó. Có thể thấy rằng, các hoạt động logistics ngược tại Việt Nam còn mang tính chất khởi phát, rời rạc, và chưa hiệu quả, đồng thời cũng chưa mang lại tác động tích cực, rõ ràng đối với môi trường. Do đó, cần thiết phải có mô hình logistics ngược phù hợp với các điều kiện của Việt Nam và mang lại hiệu quả thực sự. Để có thể vận hành hiệu quả và duy trì ba trung tâm của mô hình logistics ngược tổng quan, bên cạnh các doanh nghiệp thì Nhà nước cần phải xây dựng trung tâm dữ liệu về thông tin hàng hóa 633
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 đang được người tiêu dùng nắm giữ hay sử dụng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực về kiến thức logistics ngược nói chung và về kỹ năng nghề nghiệp cần thiết nhằm thực hiện công việc kiểm tra, phân loại và xử lý hàng hóa, rác thải. Việc quản trị hành vi khiếu nại của khách hàng và ứng dụng mô hình doanh nghiệp ảo trong việc xây dựng một mạng lưới các thành viên tham gia vào trung tâm thu hồi và xử lý là giải pháp tối ưu trong việc vận hành hiệu quả chuỗi logistics ngược tại doanh nghiệp. Việc kết nối các kênh phân phối, các doanh nghiệp khác tham gia vào mô hình logistics ngược sẽ giúp doanh nghiệp linh động, thích ứng kịp thời với những thay đổi không lường trước của hoạt động logistics ngược thông qua việc huy động và sử dụng nguồn lực của các thành viên tham gia. Mặt khác, Nhà nước nên phát huy tối đa vai trò chủ đạo trong hoạt động logisctics nói chung và logisics ngược nói riêng thông qua phát triển kế cấu hạ tầng logistics bằng cách hình thành các trung tâm logistics đặt ở những đầu mối giao thông. Ngoài ra, cần mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế, phát triển các trục nối với các nước láng giềng. Tóm lại, để ứng dụng và vận hành thành công mô hình logistics ngược tại Việt Nam, doanh nghiệp cần nhận định đúng đắn về vai trò của logistics ngược trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường, Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cũng như hỗ trợ về mặt tài chính, thậm chí trở thành một thành viên tham gia vào chuỗi logistics ngược. Và hơn ai hết, mỗi một cá nhân trong xã hội cần có ý thức về trách nhiệm của mình trong hoạt động của logistics ngược và chủ động trở thành một mắc xích trong chuỗi logistics ngược. Làm được điều này, Việt Nam sẽ là quốc gia phát triển mà vẫn thân thiện với môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Defee, C.C., Esper, T. and Mollenkopf, D. (2009), "Leveraging closed-loop orientation and leadership for environmental sustainability", Supply Chain Management: An International Journal, 14(2), pp. 87-98. [2]. Dowlatshahi, S. (2000), "Developing a theory of reverse logistics", Interfaces,, 30(3), pp. 143-154. [3]. Ehsan, Y., Hesamaddin, N., Morteza ,G. and Mostafa, Z. (2015), "A Flexible Integrated Forward/ Reverse Logistics Model with Random Path-based Memetic Algorithm", Iranian Journal of Management Studies, 8(2), pp. 287- 313. [4]. Fernandez, I., The concept of reverse logistics. A review of literature., in Paper presented at the 15th Annual NOFOMA'03 Conference Oulu. 2003: Finland. [5]. Guide, V. D. R., & Srivastava, R. (1998), "Inventory buffers in recoverable manufacturing", Journal of Operations Management,, 16, pp. 551–568. [6]. Gungor, G., Gupta, S.M. (1999), "Issue in environmentally conscious manufacturing and product recovery: a survey", Computers and Industrial Engineering, 36, pp. 811-853. [7]. Haberland, S., Mager, A. , Waltemath, A. (1997), "Logistics as a principal element in creating a recycling economy", Logistic Spectrum, pp. 19-23. [8]. Jayaraman, V., Guide, V. D. R., & Srivastava, R. (1999), "A closed-loop logistics model for use within a recoverable manufacturing environment", Journal of Operational Research Society, 50(5), pp. 497–509. [9]. Kara, S., Rugrungruang, F., Kaebernick, H. (2007), "Simulation modelling of reverse logistics networks", Production Economics, 106, pp. 61-69. [10]. Kelle, P., & Silver, E. A. (1989), "Forecasting the returns of reusable containers", Journal of Operations Management, 8, pp. 17-35. [11]. Krikke, H., van Harten, A., & Schuur, P. (1999a), "Business case Oce´: reverse logistics network re- design for copiers", OR Spektrum, 21, pp. 381–409. [12]. Krumwiede, D.W. and Sheu, C. (2002), "A model for reverse logistics entry by third-party providers", Omega, 30(5), pp. 322-333. 634
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 [13]. Leo, K. and Gaby V. (1995), "Returnable containers: an example of reverse logistics", International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, 25(2), pp. 56-68. [14]. Marien, EJ. (1998), "Reverse logistics as competitive strategy", Supply Chain Manag Rev, [15]. Mostafa, H. and Emad, R. (2012), "An Optimization Model for Reverse Logistics Network under Stochastic Environment Using Genetic Algorithm", International Journal of Business and Social Science, 3(12), pp. 249-264. [16]. Murphy, P. (1986), "A preliminary study of transportation and warehousing aspects of reverse distribution", Transportation Journal, 34(1), pp. 48–56. [17]. Olorunniwo, F. O. and Li, X. (2010), "Information sharing and collaboration practices in reverse logistics", Supply Chain Management: An International Journal, 15(6), pp. 454-462. [18]. Ravia, V., & Tiwarib, M. K. (2005), "Analyzing alternatives in reverse logistics for end-of-life computers: ANP and balanced scorecard approach", Computers & Industrial Engineering, 48, pp. 327–356. [19]. Rogers, D.S. and Tibben-Lembke, R.S. (1999), Going Backwards: Reverse Logistics Trends and Practices, Reverse Logistics Executive Council, USA. [20]. Rose, C. M., Masui, K (1998), Proceeding of the DETC ‘98 ASME Design for Manufacturing Symposium, Atlanta, USA. [21]. Samir, K. S., Sahay, B. S., Srivastava, R. K. (2006), "Managing product returns for reverse logistics", International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, 36(7), pp. 524-546. [22]. Stock, J., Speh, T. and Shear, H. (2002), "Many happy (product) returns", Harvard Bus Rev, 80(7). [23]. Toffel, M. W. (2003), "The growing strategic importance of end-of-life product management", Calif Manage Rev, 45(3), pp. 102-142. [24]. Thierry, M., Salomon, M., Nunnen, J. and Wassenhove, L. (1995), "Strategic issues in product recovery management", Calif Manage Rev 37(2). 635