Nhập khẩu hàng Trung Quốc của Việt Nam: Nhìn nhận và đánh giá

pdf 10 trang Gia Huy 2890
Bạn đang xem tài liệu "Nhập khẩu hàng Trung Quốc của Việt Nam: Nhìn nhận và đánh giá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhap_khau_hang_trung_quoc_cua_viet_nam_nhin_nhan_va_danh_gia.pdf

Nội dung text: Nhập khẩu hàng Trung Quốc của Việt Nam: Nhìn nhận và đánh giá

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NHẬP KHẨU HÀNG TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM: NHÌN NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ ThS. Phạm Thị Dự Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại duphamvuc@gmail.com TÓM TẮT Việt Nam nhập siêu lớn từ Trung Quốc không còn là câu chuyện mới, nhưng trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang "dậy sóng", nhu cầu đa dạng hóa thị trường càng trở nên cấp thiết. Đ y c ng chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam đang phụ thuộc nặng nề vào nguyên vật liệu, công nghệ và máy móc của Trung Quốc khi mà chúng chiếm tỷ trọng lớn, mang tính chi phối trong các yếu tố đầu vào cho các hoạt động sản xuất và chế biến tại Việt Nam. Điều đáng nói hơn là hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam có chất lượng trung bình và thấp, nhiều mặt hàng độc hại cho sức khỏe và môi trường. Xuất phát từ những lý do trên, bài viết này tác giả tập trung đưa ra những nhìn nhận và đánh giá tình hình nhập khẩu hàng Trung Quốc của Việt Nam từ đó đề xuất một số gợi ý giải pháp giảm nhập siêu từ Trung Quốc. Từ khóa: nhập khẩu, Việt Nam, Trung Quốc ABSTRACT Vietnam trade deficit from China is no longer a new story, but in the context of the South China Sea situation is "up-wave", needs to diversify markets become more urgent. This is also an opportunity for Vietnam enterprises gradually get rid of dependence on China. Vietnam is heavily dependent on raw materials, machinery and technology of China when they accounted for a large proportion, the dominant nature of the inputs for the production and processing in Vietnam. It is worth mentioning that more Chinese goods imported into Vietnam with medium and low quality, many items toxic to human health and the environment. Stemming from the above reasons, this article focuses authors give recognition and assessment of the situation of China's imports from Vietnam that suggest some solutions suggested reducing the trade deficit from China. Keywords: imports, Vietnam, China 1. Đặt Vấn Đề Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn là thị trƣờng dẫn đầu trong nhóm thị trƣờng nhập khẩu của Việt Nam và có xu hƣớng tăng rõ rệt kể từ năm 2010. Trong vòng 3 năm 2010-2013, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc luôn chiếm khoảng 25%- 28% tổng kim ngạch nhập khẩu, cao nhất và cao hơn hẳn các nƣớc và thị trƣờng lớn khác (gấp 2,5 lần Nhật Bản, gấp gần 2 lần Hàn Quốc, cao hơn 20% so với thị trƣờng ASEAN). Xét về cơ cấu nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, 60% là hàng hóa trung gian, 20% là máy móc thiết bị và 20% còn lại là hàng tiêu dùng. Các hàng hóa trung gian nhập khẩu không phải chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc, mà còn đƣợc sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp của Việt Nam. So sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc cho thấy, kim ngạch nhập khẩu thƣờng gấp 3 – 4 lần kim ngạch xuất khẩu và có xu hƣớng tăng. Điều đó cho thấy Việt Nam nhập siêu lớn từ Trung Quốc, kéo theo hệ lụy gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Vì vậy, đòi hỏi cần có cái nhìn khách quan, đa chiều và đánh giá đúng tình hình nhập khẩu hàng Trung Quốc của Việt Nam để đƣa ra những giải pháp căn cơ khắc phục tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. 2. Nhìn Lại Quan Hệ Thƣơng Mại Hai Chiều Việt - Trung Từ khi hai nƣớc bình thƣờng hóa quan hệ năm 1991, hoạt động thƣơng mại đã gia tăng nhanh chóng, nhƣng diễn biến theo các chiều hƣớng khác nhau. Kim ngạch xuất khẩu trong 108
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) thập niên 90 của thế kỷ trƣớc đạt gần 4,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 4,3 tỷ USD, xuất siêu 600 triệu USD. Nhƣng từ đầu thế kỷ XXI, quan hệ mậu dịch giữa hai nƣớc diễn ra theo chiều hƣớng ngƣợc lại. Năm 2001, xuất khẩu đạt hơn 1,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 1,6 tỷ USD, nhập siêu gần 200 triệu USD. Từ đó đến nay, trong khi bình quân hàng năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 28,6%, thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 18%, nên tình trạng nhập siêu gia tăng nhanh chóng. Năm 2013, kim ngạch thƣơng mại hai chiều đạt 50,2 tỷ USD, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, trong đó Việt Nam xuất khẩu 13,3 tỷ USD, nhập khẩu 36,9 tỷ USD, nhập siêu 23,6 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2011 (13,8 tỷ USD). Với kim ngạch thƣơng mại hai chiều hơn 50 tỷ USD, thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai bên là hiển nhiên, nhất là giữa nƣớc ta với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, nhƣ Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Do vậy, cảnh giác là cần thiết, nhƣng cũng cần thấy rằng, các doanh nghiệp nƣớc này không dễ từ bỏ thị trƣờng tiềm năng đã đem lại nhiều lợi nhuận cho họ. Các vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi phải có phƣơng pháp tiếp cận đa chiều, khách quan nhằm tìm ra giải pháp đúng để vừa tiếp tục mở rộng quan hệ thƣơng mại hai chiều có lợi cho nƣớc ta, vừa khắc phục đƣợc những hạn chế trong xuất khẩu và nhập khẩu với Trung Quốc. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu khía cạnh nhập khẩu hàng Trung Quốc của Việt Nam. Trung Quốc hiện đang là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Điều đó đƣợc thể hiện trong vị trí của Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu và cơ cấu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. 2.1. Vị trí của Trung Quốc trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam Thị trƣờng Trung Quốc là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD (tăng 22,0% so với năm 2012). Trong năm 2013, có 3 thị trƣờng xuất khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc) là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và 3 thị trƣờng nhập khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 52% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc) là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nƣớc. Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%; nhóm hàng dệt may, giày dép các loại, chiếm gần 13,0%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, chiếm khoảng 10,0%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. Ngƣợc lại, phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam lại đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trƣờng này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. Trung Quốc vẫn là thị trƣờng nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Cán cân thƣơng mại của Việt Nam đối với thị trƣờng này vẫn trong xu hƣớng thâm hụt lớn do sự chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng đáng kể. Cụ thể, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc tăng 100 lần trong hơn 10 năm qua. Điều này đƣợc chứng minh bằng con số nhập siêu từ Trung Quốc 210 triệu USD năm 2001 đến năm 2013 đã tăng lên 21,6 tỷ USD. Trong ba năm 2010 - 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trung bình hàng năm 800 triệu USD, nhƣng nhập khẩu tăng 3 - 3,5 tỷ USD/năm. Riêng năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 28,4% trong khi xuất khẩu chỉ tăng 7,0% nên mức nhập siêu đối với thị trƣờng này đã lên tới 23,8 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 44,5%). Điều đó cho thấy, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc thƣờng gấp 3 – 4 lần giá trị xuất khẩu. 109
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2.2. Về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Việt Nam Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2013 là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc và tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 28,4%). Tính đến hết tháng 8/2014 nhập khẩu từ Trung Quốc đã lên tới khoảng 27,06 tỷ USD, tăng15,77% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ thị trƣờng Trung Quốc, lên đến 17,26 tỷ USD, trung bình mỗi tháng kim ngạch nhập siêu là 2,16 tỷ USD/tháng. Dự tính năm 2014 con số nhập khẩu từ Trung Quốc có thể chạm mốc 40 tỷ USD. Cụ thể, báo cáo của Bộ Công thƣơng cho thấy có 7 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trở lên: đứng đầu là máy móc thiết bị 5 tỷ USD tăng 27,97%, điện thoại linh kiện đạt 3,71 tỷ USD tăng 2,66%; riêng máy tính linh kiện điện tử đạt 2,73 tỷ USD giảm 4,95%, Đặc biệt, dù sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dƣơng 981 tại biển Đông, việc đa dạng hóa thị trƣờng, giảm nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc đã đƣợc nói đến nhiều nhƣng thực tế nhiều mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu từ Trung Quốc nhập về vẫn tăng, nhƣ vải các loại tăng 24,06%, đạt 3,03 tỷ USD; sắt thép các loại tăng 26,88%, đạt 2,07 tỷ USD 2.3. Cơ cấu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc Hiện Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu, vải các loại, xơ sợi dệt các loại, nguyên phụ liệu dệt may da giày, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo, thức ăn gia súc và nguyên liệu Xét về cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, 60% là hàng hóa trung gian, 20% là máy móc thiết bị và 20% còn lại là hàng tiêu dùng. - Nhập khẩu hàng tiêu dùng: chiếc tăm, đôi đũa, cái kim, cuộn chỉ, Dù là nƣớc xuất khẩu tre và các sản phẩm từ tre rất lớn, nhƣng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng đƣợc sản xuất từ nguyên liệu này. Cùng với đó là một lƣợng lớn tăm, đũa từ Trung Quốc lên đến hàng nghìn tấn thẩm lậu vào nội địa mà không đƣợc kiểm soát. Về điều này, các chủ cơ sở sản xuất tăm tre trong nƣớc cho biết vấn đề không phải làm tăm, đũa khó, mà cái khó là tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ cho sản phẩm. Không cạnh tranh đƣợc về giá cả, mẫu mã của Trung Quốc, nhiều làng nghề tăm tre truyền thống chấp nhận bỏ thị trƣờng mà lẽ ra đó phải là thế mạnh. Ngay nhƣ chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho các chợ miền Bắc và một số tỉnh miền Trung có thời điểm hàng Trung Quốc chiếm tới 90%, tiểu thƣơng tại chợ đã từng lên tiếng chê doanh nghiệp Việt Nam thua kém doanh nghiệp Trung Quốc khi không thể sản xuất cái kim, cuộn chỉ, sản xuất các sản phẩm hoa quả khô trong khi nguồn nguyên liệu dồi dào đồng thời cũng không biết cách tiếp thị, phân phối, làm khó tiểu thƣơng. Doanh nghiệp Trung Quốc biết cách bán hàng tiếp thị đến từng tiểu thƣơng ngƣời Việt. Họ sẵn sàng bán từ 2-3 đôi dép, cho phép đổi lại nếu lỗi, hỏng trong khi doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu phải mua với số lƣợng từ 200-300 đôi dép/lần. Hàng Trung Quốc đã phủ khắp các chợ, cửa hàng tạp hóa vùng ven, siêu thị, trung tâm thƣơng mại Ngƣời bán hàng luôn ƣu ái hàng Trung Quốc hơn vì hai tiêu chí mẫu mã và giá cả. Hàng hóa Trung Quốc hiện đã tràn ngập vào thị trƣờng Việt Nam, thậm chí từ bao lì xì, dây thun, chiếc tăm, nơ buộc tóc, giày dép, quần áo cũng nhập từ Trung Quốc và duy trì nền kinh tế đƣợc coi là phụ thuộc trong hầu hết các lĩnh vực. - Nhập khẩu nguyên, vật liệu để phục vụ các ngành sản xuất trong nước Thậm chí, đến ngành chủ lực nhƣ sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, sản xuất da giày, dệt may cũng phụ thuộc nguyên liệu đầu vào đến xuất khẩu. Theo đó, đầu vào cho sản xuất lúa gạo nhƣ giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu của Việt Nam đều đƣợc nhập khẩu tới hơn 50% từ 110
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Trung Quốc. Ở một số tỉnh phía Bắc còn gieo trồng 100% giống lúa nhập khẩu từ Trung Quốc mặc dù giống lúa này có giá bán cao hơn so với giống lúa trong nƣớc, chất lƣợng kém hơn, hàm độ dinh dƣỡng không bằng nhƣng lại cho năng suất và sản lƣợng cao hơn hẳn. Nguồn phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chiếm tới 49% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này, tức là khoảng hơn 2 triệu tấn, tƣơng đƣơng 0,8 tỷ USD. Cùng với đó, Trung Quốc cũng là thị trƣờng nhập khẩu chính thuốc trừ sâu, chiếm 49,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 3,8% so với thị phần của năm 2012. Không chỉ nông nghiệp, sản xuất công nghiệp ở các ngành sản xuất da giày, dệt may cũng trong tình trạng tƣơng tự. Mặc dù dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Nhƣng hiện nay gần nhƣ hoàn toàn phụ thuộc vào nƣớc ngoài: 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu. Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trƣờng này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. 3. Đánh Giá Chung Về Nhập Khẩu Hàng Hóa Trung Quốc Của Việt Nam Dựa trên thực tế tình hình nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Việt Nam trong thời gian vừa qua, bài viết đƣa ra những đánh giá về kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa Trung Quốc mà Việt Nam đã nhập khẩu, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới tình trạng Việt Nam nhập siêu ngày càng tăng từ Trung Quốc. 3.1. Về kim ngạch nhập khẩu Vấn đề thực sự của nhập siêu với Trung Quốc là nhập khẩu từ nƣớc này đang trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất thƣờng ngày (bao hàm cả ý nghĩa cung cấp công nghệ) của các doanh nghiệp nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Chỉ 20% kim ngạch nhập khẩu là hàng tiêu dùng. Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp bản địa. Có khả năng Việt Nam rơi vào hiệu ứng giải công nghiệp hóa sớm khi chỉ xuất khẩu đƣợc sang Trung Quốc các hàng hóa dựa vào tài nguyên và nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm. Về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn. 3.2. Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu Về 20% hàng tiêu dùng, không thể phủ nhận hàng của Trung Quốc có mẫu mã, kiểu dáng khá hấp dẫn, giá cả khá cạnh tranh, chi phí vận chuyển về Việt Nam thấp hơn các thị trƣờng khác, nên quần áo, đồ chơi, hoa quả, thực phẩm Trung Quốc đã tràn vào thị trƣờng nƣớc ta, góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của một số tầng lớp dân cƣ. Tuy vậy, tình trạng nhập khẩu quá nhiều hàng tiêu dùng từ Trung Quốc, chủ yếu thông qua tiểu ngạch, một phần là buôn lậu qua biên giới, đã kìm hãm sự phát triển của công nghiệp nƣớc ta. Về 20% máy móc - thiết bị, cần dựa trên điều tra để có đƣợc số liệu thống kê về tình trạng công nghệ, giá cả sản phẩm nhập khẩu của từng ngành hàng, đối chiếu với năng lực ngành cơ khí chế tạo trong nƣớc và sản phẩm cùng loại có thể nhập khẩu từ những nƣớc khác để đƣa ra những nhận định chính xác, từ đó có chủ trƣơng và hƣớng dẫn doanh nghiệp trong nƣớc lựa chọn đúng đắn trƣớc khi có nhu cầu nhập khẩu hàng từ Trung Quốc. Một số doanh nghiệp cho rằng, không ít máy móc, thiết bị của Trung Quốc phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam, có những thứ chất lƣợng tốt, giá cả thấp hơn sản phẩm cùng loại của các thị 111
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG trƣờng khác. Tuy nhiên, đáng tiếc là, không ít máy móc, thiết bị của Trung Quốc không bảo đảm chất lƣợng vẫn đƣợc đƣa vào nƣớc ta. Về 60% hàng trung gian với kim ngạch nhập khẩu gia tăng nhanh chóng, ở đây có nhân tố khách quan. Đó là, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến tăng nhanh, thì công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, nên phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu, linh kiện. Nhân tố chủ quan là do gần với ―công xƣởng lớn của thế giới‖, nên việc nhập khẩu hàng hóa trung gian khá dễ dàng từ Trung Quốc đã trở thành thói quen của một số nhà sản xuất Việt Nam, cho dù kéo dài tình trạng đó làm hạn chế giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để từ bỏ thói quen đó, phải thay đổi tƣ duy theo hƣớng sáng tạo, tìm kiếm mô hình sản xuất hiệu quả nhất trong điều kiện hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Việt Nam nhập khẩu những nguyên liệu, máy móc là đầu vào cho quá trình sản xuất còn chấp nhận đƣợc. Nhƣng nhập cả que tăm, đôi đũa cùng rất nhiều hàng hóa mà Việt Nam đã sản xuất tốt thì không ổn. Ngay cả với nguyên vật liệu đầu vào, các doanh nghiệp Việt cũng nên cân nhắc tìm nguồn khác ngoài Trung Quốc để đa dạng hóa, tránh rủi ro. Một thực tế đã tồn tại nhiều năm qua trong nền kinh tế Việt Nam là Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản, thủy sản, lúa gạo, khoáng sản tự nhiên sang Trung Quốc với giá rẻ sau đó nhập các sản phẩm đã qua chế biến và máy móc thiết bị từ Trng Quốc với giá cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro là Việt Nam phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc, nếu nhƣ Trung Quốc sử dụng vị thế là ngƣời xuất cũng nhƣ ngƣời nhập lớn kinh tế Việt Nam sẽ thiệt thòi. Chính sách mua rẻ, bán rẻ, xuất khẩu thô và nhập khẩu các sản phẩm đã qua chế biến, máy móc của Việt Nam thể hiện cách làm ăn dựa vào kinh tế tài nguyên, tƣ tƣởng "chụp giật" trong kinh doanh, không tính toán làm ăn lâu dài theo quy tắc thị trƣờng. Dựa vào kinh tế tài nguyên thƣờng mang lại lợi nhuận nhanh hơn cho doanh nghiệp, thay vì phải nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến các sản phẩm có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao. Nguồn tài nguyên bao giờ cũng có giới hạn và đến một lúc sẽ cạn kiệt và Viêt Nam lại phải dùng đô la để nhập về chính những sản phẩm mà chúng ta đã xuất khẩu trong tƣơng lai không xa. Đặc biệt quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông đang căng thẳng, cách ứng xử của Trung Quốc rất ngang ngƣợc thì rõ ràng các nhà hoạch định chính sách thị trƣờng, thƣơng mại cần tỉnh táo và có sự chuẩn bị để định hƣớng lại thị trƣờng theo hƣớng đa dạng hóa thị trƣờng xuất nhập khẩu, không để hàng hóa Việt Nam bị lệ thuộc vào thị trƣờng của một nƣớc. 3.3. Nguyên nhân của việc Việt Nam nhập siêu ngày càng nhiều từ Trung Quốc Việc Việt Nam nhập siêu ngày càng nhiều từ Trung Quốc xuất phát từ rất nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, song có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản sau: 3.3.1. Trung Quốc sử dụng “chiến lược giá rẻ” Chiến lƣợc giá rẻ của Trung Quốc thành công và cạnh tranh đƣợc với các hàng hóa trong nƣớc cũng nhƣ hàng hóa từ các nguồn khác trên thị trƣờng Việt Nam là bởi: Hàng hóa Trung Quốc đƣợc sản xuất với khối lƣợng cực lớn làm chi phí sản xuất trên một đầu sản phẩm nhẹ đi rất nhiều; Hàng hóa đƣợc sản xuất bằng những nguyên liệu tái sinh giá rẻ, sử dụng công nghệ đã đƣợc nội địa hóa; Tiền công lao động cũng rất rẻ, tận dụng đƣợc lực lƣợng lao động dồi dào Ngoài ra, còn một lý do nữa mà ít ngƣời thấy đƣợc là Trung Quốc sản xuất ra nhiều cấp độ chất lƣợng hàng hóa: loại tốt, loại trung bình và loại chất lƣợng thấp với giá cực rẻ. Ngƣời ta lấy lãi của cấp độ này bù cho cấp độ khác, lấy lãi thu ở đầu vụ để bù cho hàng hóa bán ở cuối vụ và trái vụ. Trung Quốc thƣờng xuất khẩu sang Việt Nam hàng hóa giá rẻ trong khi đó xuất khẩu sang một vài thị trƣờng khó tính khác hàng hóa chất lƣợng cao hơn. 3.3.2. Trung Quốc đã khá thành công trong chính sách thương mại với Việt Nam 112
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Trong thƣơng mại và đầu tƣ, Trung Quốc có nhiều thủ pháp xúc tiến giành lợi thế xuất khẩu nhƣ khuyến mại, ứng hàng cho thƣơng nhân nhập khẩu, thanh toán bù trừ, hoàn đổi tiền tệ để khuyến khích thƣơng nhân Việt Nam nhập khẩu. Tại các diễn đàn hợp tác biên mậu, các chuyên gia Trung Quốc từng khuyến khích sử dụng nhân dân tệ để buôn bán. Việc sử dụng nhân dân tệ với các dịch vụ đổi tiền tự phát ở biên giới dã kích thích nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam cũng làm tăng kim ngạch nhập khẩu. Các nhà đầu tƣ, nhà thầu Trung Quốc luôn khảo sát rất kĩ thị trƣờng Việt Nam rồi bỏ thầu giá thấp, hứa hẹn thời gian hoàn thành nhanh nhằm trúng thầu để đƣa máy móc thiết bị giá rẻ, lạc hậu vào Việt Nam; rồi dây dƣa kéo dài để điều chỉnh giá, vốn đầu tƣ và cung cấp các thiết bị không đúng yêu cầu. Hậu quả của các dự án trên là tiến độ nhiều dự án ngừng trệ, chất lƣợng công trình không bảo đảm. Trung Quốc khi đƣa bất kỳ loại hàng hóa nào đó họ đƣa hàng kém chất lƣợng sang Việt Nam đầu tiên. Sau khi bán đƣợc và đối với ngƣời dân mua chán rồi không mua nữa lập tức Trung Quốc cải tiến chất lƣợng khá hơn, thay đổi mẫu mã để đƣa sang. Thậm chí lúc nào dừng hẳn, lúc đƣa sang nhiều, đƣa sang ít đều có nhạc trƣởng còn Việt Nam thì thiếu nhạc trƣởng, riêng chuyện này đã là hỗ trợ cho biên mậu. Hàng hóa của Việt Nam vào lúc họ mở cửa lúc họ kiểm soát cũng nằm trong chiến lƣợc, cách điều hành của họ. Cũng phải nói rằng với cách quản lý nhƣ vậy hàng hóa của Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam bằng nhiều con đƣờng và tất nhiên gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam. 3.3.3. Nhu cầu về hàng hóa Trung Quốc ở Việt Nam - Về hàng tiêu dùng: Thị trƣờng hàng tiêu dùng ở Việt Nam có 3 cấp độ: hàng cấp độ 1 là những mặt hàng có chất lƣợng rất cao của những thƣơng hiệu lớn từ các nƣớc nhƣ Ý, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản Trong phân khúc này hàng Việt Nam chƣa với tới đƣợc. Cấp độ 2 là những hàng hóa phục vụ cho tầng lớp có thu nhập trung bình khá trở lên. Rất mừng là với chính sách ƣu tiên của nhà nƣớc, cuộc vận động ―Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam‖ cho đến nay chúng ta đã có nhiều mặt hàng chiếm lĩnh đƣợc phân khúc này. Cụ thể là trong các siêu thị, hàng hóa của Việt Nam đã chiếm số lƣợng lớn. Nhƣng ở cấp độ 3 là những mặt hàng có chất lƣợng trung bình, thấp với giá rẻ hoặc cực rẻ để cung cấp cho đại đa số ngƣời dân vùng nông thôn rộng lớn và dân nghèo thành thị trong suốt thời gian qua hàng Trung Quốc giá rẻ đã gần nhƣ chiếm trọn phân khúc này. - Về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị: nhập siêu từ Trung Quốc tăng là do nhiều chủng loại vật tƣ, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho đầu tƣ xây dựng và cho sản xuất, trong đó kể cả cho gia công để xuất khẩu, chúng ta vẫn phải nhập khẩu, nhất là trong ngành dệt may, da giày, điện tử, năng lƣợng. Với lợi thế giá rẻ, chi phí vận tải thấp, những loại hàng hóa này của Trung Quốc có nhiều lợi thế xâm nhập thị trƣờng Việt Nam. 3.3.4. Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam Suốt thời gian vừa qua tƣ tƣởng của nhiều doanh nghiệp Việt đều hƣớng về xuất khẩu, làm thế nào có đƣợc sản phẩm xuất khẩu mới là oai và quên mất thị trƣờng nội địa. Gần đây do sự khủng hoảng của thị trƣờng thế giới những doanh nghiệp này mới bắt đầu nhớ ra thị trƣờng nội địa nhƣng họ lại lấy mặt hàng không xuất khẩu đƣợc để bán cho ngƣời Việt Nam. Với cách làm đó, thì không thể chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng nội địa. Có thể khẳng định rằng nhiều hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam chƣa thật phù hợp với nhu cầu của từng tầng lớp dân cƣ, đặc biệt là những đối tƣợng có thu nhập trung bình và thấp. Ví dụ nhƣ sản phẩm quần áo Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 mấy năm gần đây đã có sự cải thiện rất tốt phù hợp với nhu cầu của nam giới, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tinh tế, đa dạng, luôn thay đổi của phụ nữ và trẻ em. 113
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4. Đề Xuất Một Số Gợi Ý Giải Pháp Giảm Nhập Siêu Hàng Trung Quốc Của Việt Nam Việt Nam nhập siêu càng lớn từ Trung Quốc thì tình trạng phụ thuộc ngày càng nhiều. Vấn đề kinh tế Việt Nam phụ thuộc kinh tế Trung Quốc đã đƣợc đặt ra mạnh mẽ và quyết liệt vào thời điểm Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dƣơng 981 vào vùng biển Việt Nam. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra cần giảm phụ thuộc vào Trung Quốc mang tính cấp thiết cả về ý nghĩa chính trị và kinh tế. 4.1. Khẳng định vị thế của hàng Việt Nam trên sân nhà Nếu Việt Nam không vƣơn lên để đáp ứng những nhu cầu của ngƣời tiêu dùng thì chắc chắn hàng Trung Quốc vẫn có lý do để tồn tại. Đây là điều doanh nghiệp phải thay đổi nhằm làm thế nào có đƣợc những hàng hóa phù hợp với từng đối tƣợng, từng vùng miền khác nhau. Thêm nữa, muốn đƣa hàng Việt vào các chợ truyền thống, cách buôn bán của các nhà kinh doanh sản xuất Việt Nam cũng phải thay đổi. Doanh nghiệp không thể nào bán theo lô, bán số lƣợng lớn vì bà con buôn bán chợ Đồng Xuân mỗi ngƣời chỉ có 4m2 cho cả ngƣời ngồi lẫn hàng hóa. Nhịp độ giao hàng giữa cơ sở sản xuất và các hộ kinh doanh cũng phải thay đổi để linh hoạt hơn Các thƣơng nhân Trung Quốc làm đƣợc rất tốt, trong khi đó các nhà sản xuất Việt Nam lại chƣa làm đƣợc điều này với chính đồng bào của mình. Việt Nam không thể cạnh tranh bằng hàng giá rẻ hơn so với hàng Trung Quốc, nhƣng hoàn toàn chúng ta có thể cạnh tranh bằng hàng có chất lƣợng tốt hơn, an toàn hơn, có nguồn gốc rõ ràng hơn. Nhiều mặt hàng chúng ta đã lấy lại thị trƣờng bằng cách này, cụ thể nhƣ đồ gốm sứ, giai đoạn đầu khi mới mở cửa tràn lan khắp nơi hàng xuất xứ Trung Quốc giá rẻ nhƣng chóng hỏng và không an toàn. Khi chúng ta thay đổi các mô hình sản xuất và kinh doanh để có đƣợc những mặt hàng chất lƣợng cao nhƣ hàng từ làng nghề Bát Tràng, gốm xứ Minh Long thì ngƣời tiêu dùng không lựa chọn hàng Trung Quốc nữa. Hiện nay trong một số nhóm hàng nhƣ: đồ điện tử, đồ chơi trẻ em, dây thắt lƣng da, cặp và nẹp tóc, hàng hoa quả khô cần phải học tập kinh nghiệm thành công của các ngành hàng khác để nâng cao sức cạnh tranh chiếm lại thị trƣờng. 4.2. Về cơ chế, chính sách thương mại của Việt Nam Hàng năm Việt Nam phải chi ra hàng chục tỷ USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu. Do vậy, để hạn chế nhập siêu, Việt Nam phải bớt vay vốn của Trung Quốc và phải tỉnh táo trong thu hút đầu tƣ, mua sắm máy móc của Trung Quốc. Việt Nam phải đa dạng hóa thị trƣờng nhập khẩu và đa dạng hóa nhà đầu tƣ. Khi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, chẳng hạn nhƣ các nhà đầu tƣ là các tập đoàn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, chúng ta cần thỏa thuận và có chính sách khuyến khích họ tham gia phát triển các dự án sản xuất nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu của họ. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp chúng ta giảm phụ thuộc và giảm nhập siêu từ một thị trƣờng cụ thể. Trong chính sách biên mậu, Việt Nam cần gia tăng việc xuất nhập khẩu bằng con đƣờng chính ngạch, khuyến khích các doanh nghiệp kí kết các hợp đồng làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp Trung Quốc. Quản lý chặt tiểu ngạch bằng cách xử lý nghiêm hàng hóa không rõ xuất xứ, hàng hóa gian lận thƣơng mại, hàng kém chất lƣợng, hàng giả ngay từ cửa khẩu. Những mặt hàng không đảm bảo chất lƣợng hoặc gây nguy hại đến môi trƣờng, sức khỏe ngƣời tiêu dùng phải kiên quyết tiêu hủy hoặc buộc tái xuất. Lập hàng rào kĩ thuật hoặc đƣa lên ―danh sách đen‖ những mặt hàng cấm nhập Tƣớc giấy phép kinh doanh, mạnh tay trừng trị các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, dùng hàng Trung Quốc giả hàng nƣớc khác. Khuyến khích doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa chế biến sâu, giá trị gia tăng cao. Đặc biệt khi xây dựng các chính sách kinh tế, thƣơng mại phải hạn chế các nguy cơ bị lợi dụng từ phía Trung Quốc. 114
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Cần thiết lập ngay các hàng rào kỹ thuật nhƣ: đa dạng hóa danh mục hàng xuất khẩu, tăng năng suất để thúc đẩy ngành công nghiệp trong nƣớc, từ đó hạn chế nhập thiết bị, máy móc; xây dựng các quy định về hóa chất, phụ gia; quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trƣờng, Nhƣng cần lƣu ý là Việt Nam đã tham gia vào WTO rồi thì cần áp dụng hàng rào kỹ thuật nhƣ thế nào để đảm bảo các nguyên tắc của WTO và không ảnh hƣởng cũng nhƣ làm tổn thƣơng chính hàng xuất khẩu của nƣớc mình. Áp dụng hàng rào kỹ thuật nhƣ đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, đảm bảo chất lƣợng hàng hoá cũng cần tránh ảnh hƣởng đến kết cấu hàng hóa trong nƣớc. Chính sách tìm thị trƣờng thay thế: Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn có thị trƣờng ASEAN, rộng hơn là thị trƣờng châu Á. Việc xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nƣớc đang rất thuận tiện. Đối với lĩnh vực máy móc thiết bị, lâu nay doanh nghiệp chọn nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng từ Trung Quốc bởi giá rẻ nhƣng không bền. Trong khi đó, công nghệ từ các nƣớc phát triển nhƣ châu Âu giá lại cao. Dù vậy, khi FTA Việt Nam - EU đƣợc ký kết, doanh nghiệp xuất khẩu vào châu Âu không chỉ đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi mà các doanh nghiệp có thể nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại từ châu Âu với mức giá rẻ hơn nhiều so với trƣớc. Đối với ngành dệt may, thị trƣờng Ấn Độ kỳ vọng trở thành đối tác tiềm năng và bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam theo hƣớng hợp tác đôi bên cùng có lợi. 4.3. Cần xây dựng một nền sản xuất chủ động và có năng lực Trƣớc tiên cần tăng sức cạnh tranh và nâng cao sản xuất mặt hàng trong nƣớc có thể sản xuất. Không nhất thiết chúng ta phải nhập những mặt hàng đơn giản nhƣ đôi đũa, cái tăm. Tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam là nhân tố quan trọng nhất. Cụ thể, các doanh nghiệp của Việt Nam cần quan tâm, chú trọng đến bản quyền, thƣơng hiệu sản phẩm trong nƣớc cần đƣợc đăng ký cẩn thận, đặc biệt với những hàng hóa truyền thống đã có tên tuổi; hạn chế việc kinh doanh chênh lệch giá từ những thƣơng lái Trung Quốc theo con đƣờng tiểu ngạch không chính thức. Chất lƣợng là nhƣợc điểm lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc và cũng là một mấu chốt quan trọng cho chiến lƣợc cạnh tranh với hàng Trung Quốc của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam phải bƣớc ra khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc, kể cả lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, thực hiện tái cấu trúc nông nghiệp: Việt Nam có Hiệp định EPA với Nhật Bản trong đó Nhật Bản giảm thuế cho Việt Nam gần nhƣ tuyệt đối trong đó thị trƣờng nông sản Nhật Bản mở cửa cho Việt Nam. Điều kiện ở đây là sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trƣờng Nhật Bản.Cho nên câu trả lời ở đây có thể thấy nếu Việt Nam thay đổi đƣợc, kiểm soát đƣợc tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lƣợng sản phẩm thì riêng thị trƣờng Nhật Bản cũng đã có một dung lƣợng đủ lớn để xuất khẩu sang. Hay nhƣ Hàn Quốc cũng là một điều kiện tƣơng tự mà cũng có nhiều nhu cầu về nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có. Khi TPP mở ra thì Việt Nam gần nhƣ là nƣớc nông sản nhiệt đới duy nhất cung cấp nhiều sản phẩm. Tất nhiên còn có Malaysia nhƣng sản phẩm của nƣớc này diện hẹp hơn so với Việt Nam trong khối TPP. Do vậy đây cũng là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu nhƣng cái chính là Việt Nam vẫn phải tự giải đáp bài toán của mình là không phải bán trên cơ sở nguyên liệu thô giá rẻ, chất lƣợng tồi mà phải bán sản phẩm chất lƣợng cao, cố gắng có giá trị gia tăng cao hơn, vì lợi ích của chính mình.Trong trƣờng hợp đó thì tìm thị trƣờng hoàn toàn không khó. Việt Nam dần phải chủ động nguồn nguyên liệu. Trƣớc mắt chƣa thể chủ động nguồn nguyên liệu trong nƣớc, chúng ta có thể tận dụng lợi thế trong việc sử dụng nguyên liệu của các nƣớc trong khu vực. Liên đoàn Dệt may Đông Nam Á (AFTEX) đang có chƣơng trình liên minh dịch vụ trọn gói ASEAN. Theo đó, các nƣớc có thế mạnh về nguyên liệu nhƣ Indonesia, Thái Lan sẽ liên kết với Việt Nam là nƣớc có ngành may tốt để tạo chuỗi liên kết. 115
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Với chuỗi này, Việt Nam vừa đƣợc hƣởng lợi thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu đầu vào bằng 0, nếu xuất sang thị trƣờng Nhật và sắp tới là châu Âu sẽ đƣợc hƣởng thuế suất 0% (theo Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - EU). Trƣớc mắt, các nƣớc ASEAN khó cạnh tranh với Trung Quốc về giá nhƣng có thể tăng sức cạnh tranh bằng việc tăng chất lƣợng. Với việc hƣởng thuế 0% ở cả đầu vào và đầu ra, chất lƣợng nguyên liệu bảo đảm, doanh nghiệp may mặc sẽ lợi nhiều hơn so với mua nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc. Song song đó, có thể giải bài toán nguyên liệu ngành dệt may bằng cách đẩy mạnh đầu tƣ cho nguyên liệu hóa dầu mà Việt Nam đang có nhiều lợi thế phát triển. Xơ sợi tổng hợp chiếm khoảng 50%-60% nguyên liệu dệt may. Hiện ngoài dự án sản xuất xơ sợi tổng hợp của liên doanh Petrolimex - Vinatex Đình Vũ, cả nƣớc có khoảng 6-7 dự án sản xuất xơ sợi polyester, đáp ứng đƣợc khoảng 50%-60% nhu cầu xơ sợi tổng hợp cho ngành may mặc và sẽ vƣơn lên mức 100% nếu có chính sách phát triển tốt. Với ngành nhựa, các doanh nghiệp đang phải phụ thuộc đến 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Kế hoạch tự cấp nguyên liệu nhựa cũng đã đƣợc đem ra bàn thảo từ nhiều năm nay nhƣng đến nay vẫn chƣa triển khai. Các doanh nghiệp nhựa trong nƣớc không đủ lực để đầu tƣ sản xuất nguyên liệu mà phải kêu gọi sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia. Muốn vậy, cần phải có chính sách ƣu đãi đầu tƣ, các cam kết hỗ trợ của Chính phủ để thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Khoảng 5-7 năm nữa, ngành nhựa có thể giảm phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập. Doanh nghiệp có thể chủ động kích thích sản xuất trong nƣớc nhƣ đặt hàng, đấu thầu trong nƣớc trƣớc khi nhập khẩu. Doanh nghiệp cần kiên trì thúc đẩy nhau sản xuất và tiêu thụ cho nhau những sản phẩm nhƣ vải cho dệt may, sắt thép cho xây dựng Cùng với đó, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hình ảnh tin cậy trƣớc các đối tác, đặc biệt là đối tác nƣớc ngoài. Doanh nghiệp cần phải nội địa hóa nguyên liệu đầu vào để tăng cƣờng quản lý chuỗi cung ứng; cần chủ động tham gia sản xuất các mặt hàng công nghiệp phụ trợ, sản phẩm trung gian trong chuỗi giá trị. Phát triển công nghiệp phụ trợ và tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu sẽ giảm đƣợc nhập siêu. 4.4. Tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mới Việt Nam đã thực hiện chủ trƣơng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa thị trƣờng bằng việc đẩy nhanh kí kết nhiều hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng nhƣ TPP, FTA với EU, Hàn Quốc, Nga Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch khai phá thị trƣờng mới, tận dụng lợi thế của những thị trƣờng đã đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu; thoát khỏi quỹ đạo sử dụng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự chuyển hƣớng của dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ra khỏi Trung Quốc để đến các thị trƣờng có điều kiện sản xuất tƣơng đƣơng nhƣng bớt rủi ro hơn diễn ra rõ nét trong những năm qua. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tƣ với triển vọng gia nhập TPP trong những năm tới, trong khi Trung Quốc thì không tham gia hiệp định này. Trên thực tế, thu hút vốn FDI ròng của Trung Quốc đã liên tục sụt giảm kể từ năm 2008 trở lại đây trong khi ở Việt Nam, dòng vốn FDI có sự khởi sắc. Trong điều kiện nƣớc ta đang đàm phán các FTA mới, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang tìm cách chuyển từ xuất khẩu hàng hóa sang đầu tƣ, điển hình là các dự án dệt, nhuộm, may quy mô lớn để tận dụng ƣu đãi mà nƣớc ta đƣợc hƣởng khi các FTA này có hiệu lực. Trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế thì quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là tất yếu. Vấn đề là phải bảo đảm sự hợp lý, hiệu quả trong quan hệ thƣơng mại quốc tế. Một mặt Việt Nam phải giảm sự lệ thuộc bất lợi, bất an và rủi ro, mặt khác không kém quan trọng là khai thác những lợi ích, lợi thế và hiệu 116
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) ứng tích cực trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc. Điều chỉnh là một quá trình nhƣng phải làm ngay không chờ những bất trắc xảy ra. 5. Kết Luận Để quan hệ thƣơng mại phát triển bền vững, không thể kéo dài tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc với mức nhập siêu quá lớn nhƣ hiện nay. Việt Nam không thể không hợp tác kinh tế với Trung Quốc, nhƣng không thể bỏ trứng vào một giỏ, phải tỉnh táo để cải thiện cán cân thƣơng mại tiến tới cân bằng. Đã đến lúc, Việt Nam phải xây dựng một nền kinh tế tự chủ, chuyển từ quan hệ lệ thuộc trên cả ba mặt quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ, tín dụng, thành quan hệ tƣơng thuộc, tức là hai bên cùng có lợi. Đây là vấn đề đã đƣợc bàn đến từ nhiều năm nay, nhƣng kết quả đạt đƣợc vẫn nằm ngoài mong muốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Công Thƣơng, Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng năm, truy cập từ [2] Cách nào hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, truy cập từ dau-tu/cach-nao-han-che-nhap-sieu-tu-trung-quoc-201405120754071806ca33.chn [3] Cách hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, truy cập từ han-che-nhap-sieu-tu-trung-quoc [4] Baodautu (2014), Cấp tốc lựa chọn đối tác thay thế, truy cập từ toc-lua-chon-doi-tac-thay-the.html [5] Hải quan Việt Nam, Cơ sở d liệu thống kê, truy cập từ [6] Baomoi (2014), Thương mại với Trung Quốc – Nhập khẩu vẫn gấp ba lần xuất khẩu, truy cập từ ba-xuat-khau/45/14712368.epi [7] Baodatviet (2014), Việt Nam vẫn nhập cây tăm, sợi chỉ từ Trung Quốc, truy cập từ quoc-3056398/ 117