Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất, nhập cà phê giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EU28)

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2160
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất, nhập cà phê giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EU28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_kim_ngach_xuat_nhap_ca_phe_giua_viet.pdf

Nội dung text: Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất, nhập cà phê giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EU28)

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP CÀ PHÊ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU28) ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING IMPORT AND EXPORT COFFEE BETWEEN VIETNAM AND THE EU (EU28) Nguyễn Trịnh Thanh Nguyên Khoa Kinh tế, Đại học Tây Nguyên; thanhnguyentnu@gmail.com Bùi Ngọc Tân Khoa Kinh tế, Đại học Tây Nguyên; bomtan@gmai.com Tóm tắt Bài viết cung cấp các thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2008-2018 bao gồm các thông tin chủ yếu về sản lượng, giá trị, giá cả và thuế xuất cũng như cơ cấu sản phẩm cà phê giữa Việt Nam và từng nước thuộc EU28. Đồng thời, bài viết xây dựng và áp dụng mô hình “Lực hấp dẫn trong thương mại - Gravity Model for Trade” để phân tích các yếu tố tác động lên kim ngạch xuất nhập, khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28. Kết quả định lượng cho thấy các yếu tố về tổng thu nhập quốc nội, quy mô dân số, sự ổn định của tiền tệ, thuế nhập khẩu mà châu Âu áp dụng cho cà phê Việt Nam có tác động tích cực lên giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, ngược lại, yếu tố về khoảng cách và mối quan hệ lịch sử có tác động tiêu cực đến giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU28). Từ khóa: mô hình “gravity model for trade”; thị trường liên minh châu Âu (EU28); xuất, nhập khẩu cà phê. Abstract Our study provides the updated information about imports and exports coffee between Vietnam and the EU during the period of 2008-2018 which is mainly focused on quality, value, price and duties as well as the type of coffee products between Vietnam and EU member states. Moreover, we apply “Gravity model for trade” to build up and analyze some main factors which influence on the total trade value of coffee between Vietnam and EU28. The results show that these factors namely GDP, Population, Exchange Rate and EU Taxation for importing Vietnamese coffee have positive impacts on total trade value of coffee between Vietnam and EU28. In opposite side, other factors namely distance, historical relationship have negative impacts on total trade value of coffee of these partners. Key words: export and import of coffee; “gravity model for trade”; the EU market. 1. Lời giới thiệu Liên minh châu Âu (EU28) {1} là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam (đặc biệt là cà phê nhân xô/cà phê nguyên liệu) (Hiệp hội cà phê châu Âu, 2019), chiếm 40% trong tổng sản lượng và 30% về tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (Báo Vneconomy, 2019). Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang EU28 liên tục tăng trưởng ở mức cao trong giai đoạn 2008-2015: từ khoảng 769.5 triệu Euro năm 2008 tăng lên đến 1.187 tỷ Euro năm 2015 (Ủy ban châu Âu-EC, 2019). Xu hướng tăng trưởng giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này có dấu hiệu chậm lại và bão hòa trong giai đoạn 3 năm tiếp theo (2016-2018) dao động ở mức 1.3 tỷ Euro một năm và gần như toàn bộ các nước thành viên của Liên minh châu Âu đều có hoạt động nhập khẩu cà phê (chủ yếu cà phê nguyên liệu) từ Việt Nam, trong đó 5 nước Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh là những khách hàng lớn, tryền thống chiếm đến hơn một phần hai giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU28). Mặc dù là nước sản xuất cà phê song Việt Nam vẫn nhập khẩu một số cà phê nguyên liệu và cà phê đã qua chế biến của các nước thành viên của EU28 với tổng giá trị nhập khẩu liên tục tăng cao từ khoảng 0.24 triệu Euro năm 2008 lên đến 1.17 triệu Euro năm 2018. Việt Nam nhập khẩu cà phê của EU28 chủ yếu từ Pháp, Đức và Ý (EC, 2019). Nhiều nghiên cứu {2} đã tiến hành để phân tích về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian qua đã góp phần đánh giá vai trò, tiềm năng, khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt 107
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Nam trên thị trường thế giới nói chung và một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu nói riêng. Đồng thời, những nghiên cứu này cũng góp phần định hướng chính sách và cung cấp các giải pháp cho chính phủ Việt Nam, các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê nhằm nâng cao chất lượng, giá trị, và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về xuất, nhập khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU28 chưa có nhiều và gần như chưa có các nghiên cứu mang tính định lượng xem xét và đánh giá các yếu tố tác động lên kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và thị trường EU28. Vì vậy, nội dung chính của bài viết này sẽ tập trung để làm rõ thêm một số vấn đề như sau: - Phân tích về hoạt động xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2008 – 2018. - Áp dụng “Gravity Model for Trade” để đánh giá các yếu tố tác động lên giá trị thương mại (tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu) của cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU28). - Đề xuất chính sách/giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu đặc biệt với việc thực thi Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Bài viết thu thập số liệu từ các nguồn như từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ủy Ban châu Âu (EC), cơ sở dữ liệu của Liên minh châu Âu (Eurostat), Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), và dựa trên các nghiên cứu, phân tích trước đây về thị trường cà phê châu Âu cũng như về hoạt động xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28 để cung cấp các thông tin và nhận định về nhu cầu cà phê của thị trường EU28 và các quy định của Liên minh châu Âu về nhập khẩu cà phê. Tác giả sử dụng mô hình “Gravity Model for Trade” để xây dựng và đánh giá yếu tố tác động lên mối tương quan giữa giá trị xuất, nhập khẩu cà phê của Việt Nam và liên minh châu Âu (EU28) trong giai đoạn 2008 – 2018 {3}. Kỳ vọng của mô hình là tác động tích cực của việc gia tăng thu nhập, gia tăng quy mô dân số cũng như việc giảm thuế nhập khẩu lên kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu. 2. Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU28 giai đoạn 2008 – 2018 2.1. Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê nhân xô Trong giai đoạn 2008-2018, xuất khẩu cà phê nguyên liệu của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu gia tăng cả về kim ngạch và sản lượng. Trong đó, từ 2008 đến 2012, sản lượng xuất khẩu hàng năm tăng mạnh (từ mức 512.4 ngàn tấn năm 2008 lên mức trên 719 ngàn tấn năm 2012) và có sự biến động không ổn định ở các năm tiếp theo (tăng giảm thất thường) với sản lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất vào năm 2018 (trên 770 ngàn tấn). Giá trị kim ngạch xuất khẩu ở giai đoạn này có mức thấp nhất là trên 635 triệu Euro năm 2011 và đạt mức cao nhất là khoảng 1.355 tỷ Euro vào năm 2017. Giữa các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU28), Đức là nước có sản lượng và giá trị nhập khẩu cà phê nhân xô cao nhất từ Việt Nam với giá trị nhập khẩu cà phê nhân xô cao nhất là trên 500 triệu Euro vào năm 2017 (xem chi tiết ở bảng 1). Nguyên nhân là do Đức được coi là trung tâm nhập khẩu cà phê nguyên liệu và là “trạm trung chuyển” cà phê nguyên liệu của EU28 (phần lớn cà phê nguyên liệu của Việt Nam cũng tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu qua cảng Hamburg của Đức). Tây Ban Nha và Ý là hai thị trường chiếm tỷ trọng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nguyên liệu lơn tiếp theo của Việt Nam tại EU28. Những năm gần đây, Việt Nam đã dần mở rộng sang các thị trường mới ở EU28 như Latvia, Lithuania, quốc đảo Síp. Các nước ở Đông và Trung Âu như Ba Lan, Bulgari hay Romania cũng có mức nhập khẩu tăng khá nhanh trong những năm gần đây (những quốc gia thuộc Hội đồng Tương trợ kinh tế-COMECON có số lường người Việt sinh sống và định cư khá lớn như Ba Lan, Cộng hòa Séc có thể là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam bằng việc kết nối với cộng đồng người Việt kinh doanh tại các quốc gia này để quảng bá, tìm kiếm và tiếp cận các nhà nhập khẩu trực tiếp). 108
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Đồ thị 1 thể hiện xu hướng tăng lên của sản lượng cà phê xuất bán hàng năm của Việt Nam sang EU28 với mức tăng khá chậm nhưng ổn định. Trong khi đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân xô của Việt Nam sang EU28 giai đoạn 2008-2018 có biến động khá phức tạp với mức tăng giảm thất thường với biên độ lớn, nguyên nhân chính là do sự biến động phức tạp của giá cả cà phê thế giới. Một trong những yếu tố làm kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ở mức thấp là do giá bán cà phê Robusta-loại cà phê được canh tác và sản xuất chủ yếu của Việt Nam-thường có mức giá thấp nhất trong các loại cà phê bán ra trên thị trường thế giới. Thêm vào đó do thiếu khả năng xuất bán trực tiếp và chất lượng cà phê thường được đánh giá thấp nên giá cà phê của Việt Nam còn thấp hơn mức bán của giá cà phê Robusta bình quân trên thế giới (ICO, 2019). 2.2. Cơ cấu các mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU28 Cà phê Việt Nam xuất sang liên minh châu Âu chiếm gần như tuyệt đối là cà phê nguyên liệu (cà phê nhân xô chưa rang xay) với tỷ trọng chiếm trên 99% tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu hàng năm trong giai đoạn 2008 đến 2014. Những năm gần đây tỷ trọng cà phê nhân xô xuất bán đã dần giảm xuống ở mức khoảng 97% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm (giai đoạn 2015-2018, xem chi tiết ở bảng 3). Việc chỉ xuất bán cà phê nguyên liệu một phần nguyên nhân là do Việt Nam đang thiếu công nghệ chế biến cà phê hiện đại (chế biến sâu) cũng như thiếu các nhãn hàng, công ty chế biến cà phê uy tín có khả năng trực tiếp tiếp cận và thâm nhập vào thị trường liên minh châu Âu (một thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm với các quy định khắt khe và đồng bộ để kiểm soát chất lượng các mặt hàng nhập khẩu nhất là thực phẩm và đồ uống). Mặt khác, cà phê Việt Nam xuất sang EU28 chiếm đến gần 95% là cà phê Rubusta (là loại cà phê không được ưa chuộng tại thị trường EU28) dẫn đến khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam ở thị trường này khá thấp (mặc dù đứng thứ 2 về sản lượng cà phê nhân xô được EU28 nhập khẩu nhưng giá bán cà phê nhân xô của Việt Nam gần như thấp nhấp tại thị trường này). Việc xuất khẩu cà phê nhân xô của Việt Nam vào EU28 thường phải thông qua các công ty trung gian và từ các công ty trung gian này cà phê nhân xô của Việt Nam mới tiếp cận vào thị trường EU28. Nguyên nhân là do năng lực xây dựng các kênh phân phối trực tiếp vào EU28 của Việt Nam còn khá yếu dẫn đến các nhà sản xuất, xuất khẩu và chế biến cà phê của Việt Nam thiếu các thông tin phản hồi trực tiếp từ khách hàng về sản phẩm để có thể cải thiện sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU28, giai đoạn 2008-2018 1,600,000,000 1,400,000,000 1,200,000,000 Sản lương Xuất khẩu VN sang 1,000,000,000 EU28 (kg) 800,000,000 Kim ngạch xuất khẩu cà phê 600,000,000 Việt Nam sang EU28 (EURO) 400,000,000 200,000,000 0 8 0 2 4 6 7 8 0 1 1 1 01 01 01 20 2009 20 2011 20 2013 2 2015 2 20 2 Hình 1: Sản lượng, Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên minh châu Âu, giai đoạn 2008-2018 Nguồn: (EC, 2019) 109
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 110 Bảng 1: Tổng giá trị cà phê nhân xô Liên minh châu ÂU nhập khẩu từ Việt Nam, giai đoạn 2008-2018 Đơn vị tính: EURO EU/Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Austria 3,041,740 1,384,450 2,009,120 4,818,122 5,264,286 5,599,653 5,179,176 5,304,831 2,675,276 4,440,776 2,565,294 Belgium 104,567,720 59,601,276 64,967,549 93,244,252 110,102,267 84,990,731 70,553,386 99,375,296 81,842,979 111,277,649 107,562,985 Bulgaria 9,678,200 6,602,685 6,862,807 7,702,117 8,741,875 8,906,374 11,685,165 11,619,767 11,486,721 12,898,649 15,213,130 K Croatia 3,140,099 1,905,683 2,652,622 3,432,255 4,429,677 7,439,480 6,222,540 6,111,383 4,784,326 3,815,269 2,280,625 ỷ y Cyprus 0 0 29,678 0 0 697 575 0 0 2,654 3,800 ế u H Czech 4,073,806 3,899,054 3,862,582 4,495,418 5,015,070 4,803,362 6,052,614 5,969,135 4,449,544 2,558,954 3,452,373 ộ Denmark 3,460,908 2,293,842 3,010,217 4,656,628 3,130,439 2,605,141 2,769,571 3,025,064 2,856,553 2,747,310 4,237,896 i th Estonia 0 370 6,604 0 0 0 0 0 3,153 0 0 ả o qu Finland 1,439,034 1,481,577 2,422,734 2,456,652 2,501,220 2,335,271 1,466,436 2,126,804 1,751,050 1,121,654 983,206 ố France 44,241,080 48,446,164 34,705,128 39,277,865 72,708,860 68,455,093 83,903,690 69,919,752 74,647,872 87,523,561 69,290,359 c t ế Germany 248,092,413 207,358,166 242,261,991 328,671,781 479,903,220 358,231,474 409,292,737 410,385,946 479,506,382 500,081,561 429,422,025 “Th Greece 3,104,880 3,733,439 2,920,433 6,081,496 8,297,899 7,048,166 6,814,734 7,269,519 9,622,395 3,950,082 5,780,413 Hungary 217,557 0 0 44,245 298,657 100,440 112,875 48,119 76,967 43,454 51,613 ươ ng m ng Ireland 0 0 1,261 79 185,948 179,013 237,274 197,876 564,973 1,216,919 747,349 Italy 120,208,593 109,952,304 109,418,231 154,339,782 205,682,656 182,641,540 193,353,089 215,644,675 218,837,375 236,883,521 218,929,965 ạ i và ph i và phân Latvia 0 30,788 0 0 35,528 61,070 514,018 751,711 702,487 524,195 511,455 Lithuania 0 0 0 0 0 0 0 0 224,085 296,329 429,937 Luxemboug 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Malta 0 0 0 0 0 0 0 312 0 0 0 ố Netherlands 13,962,865 13,415,284 16,534,992 30,313,753 28,076,427 23,204,312 16,560,366 13,484,576 12,248,457 14,439,957 12,707,288 l i” ầ Poland 8,720,307 5,173,015 4,974,276 18,328,201 7,264,951 14,111,374 19,342,092 23,192,464 23,404,704 24,132,716 20,111,152 n n 2 Portugal 8,934,641 9,788,689 10,673,518 16,263,907 20,616,248 23,076,156 19,919,495 24,253,696 23,519,104 26,188,420 28,639,377 ă Romania 9,568,474 6,425,432 7,563,439 11,745,903 14,663,168 13,502,807 10,001,966 10,378,309 8,189,397 8,188,635 6,013,328 m 2020 Slovakia 553,520 651,166 650,685 861,053 1,143,446 995,878 366,408 425,232 722,626 295,609 587,271 Slovenia 2,768,605 2,012,645 2,522,383 2,027,496 928,039 3,363,888 2,702,853 3,029,797 1,267,694 2,644,628 3,708,235 Spain 139,159,858 111,645,711 112,167,528 153,953,575 203,910,646 209,641,074 208,530,681 218,839,356 217,768,348 226,129,616 227,686,168 Sweden 3,245,351 2,758,574 2,655,555 4,294,647 5,054,790 3,902,333 4,237,848 4,018,175 5,329,900 4,892,076 5,505,119 UK 37,332,506 36,646,952 34,895,778 58,747,912 79,112,826 67,751,010 46,953,402 52,234,692 56,107,298 78,748,638 92,198,071 EU28 769,512,157 635,207,266 667,769,111 945,757,139 1,267,068,143 1,092,946,337 1,126,772,991 1,187,606,487 1,242,589,666 1,355,042,832 1,258,618,434 Nguồn: European Commission (EC), Trade Market Access Database 2019 Lưu ý: Số liệu được truy suất theo tổng các mã hàng “090111; 090112; 090121; 090122” (bộ quy chuẩn mã hàng của Liên minh châu ÂU và dữ liệu của Ủy Ban châu Âu). Xem chi tiết tại: [2014]&fromLink=undefined 110
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Bảng 2: Tổng giá trị xuất và nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU28), giai đoạn 2008-2018 ĐVT: EURO Chỉ số/Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Xuất khẩu cà phê VN sang EU28 769,512,157 635,207,266 667,769,111 945,757,139 1,267,068,143 1,092,946,337 1,126,772,991 1,187,606,487 1,242,589,666 1,355,042,832 1,258,618,434 Nhập Khẩu cà phê của VN từ EU28 240,375 800,881 979,012 567,127 1,097,618 893,467 804,716 1,722,984 2,282,347 1,257,631 1,175,970 K ỷ y Tổng kim ngach cà ế u H phê VN và EU28 769,752,532 636,008,147 668,748,123 946,324,266 1,268,165,761 1,093,839,804 1,127,577,707 1,189,329,471 1,244,872,013 1,356,300,463 1,259,794,404 ộ Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp dựa trên cơ sở dữ liệu của Ủy ban châu ÂU về xuất, nhập khẩu cà phê với Việt Nam (EC, 2019) i th ả Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường EU28 theo cơ cấu mặt hàng cà phê, giai đoạn 2008-2018 o qu ố ĐVT: EURO c t ế Năm/Mã hàng cà phê 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 “Th Mã - 090111 768,442,589 633,861,604 666,921,669 943,362,535 1,263,911,384 1,084,143,455 1,120,426,688 1,162,468,363 1,218,840,005 1,323,736,267 1,230,872,737 ươ m ng Mã - 090112 950,253 1,227,850 702,125 2,164,938 2,737,627 8,450,541 6,029,565 24,637,682 23,275,274 30,574,973 27,089,678 ạ ph i và phân Mã - 090121 117,938 109,393 140,229 189,795 224,669 310,208 286,007 435,465 438,445 569,698 608,550 Mã - 090122 1,377 2,016 4,875 974 45,850 5,341 6,050 8,826 8,725 121,111 794 ố Mã - 090190 - 6,403 213 38,897 148,613 36,792 24,681 56,151 27,217 40,783 46,675 l i” ầ EU28 769,512,157 635,207,266 667,769,111 945,757,139 1,267,068,143 1,092,946,337 1,126,772,991 1,187,606,487 1,242,589,666 1,355,042,832 1,258,618,434 n n 2 Tỷ trọng cà phê ă nguyên liệu (%) 99.86 99.79 99.87 99.75 99.75 99.19 99.44 97.88 98.09 97.69 97.80 m 2020 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của Ủy ban châu Âu (EC, 2019) Trong đó: Mã hàng* Tên loại cà phê Mã 090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo một tỷ lệ nào đó; Mã 090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất cà-phê-in; Mã 090121 Cà phê nhân đã rang, chưa khử chất cà-phê-in Mã 090122 Cà phê nhân đã rang, đã khử chất cà-phê-in 111 Mã 090190 Các loại khác (cà phê chế biến: cà phê đã rang xay; cà phê hòa tan và các loại cà phê khác); 111
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 2.3. Một số quy định của Liên minh châu Âu về nhập khẩu cà phê của Việt Nam Liên minh châu Âu áp dụng chung hệ thống thuế quan cho các nước thành liên dựa trên “hệ thống đồng nhất”. Tỷ lệ và chính sách thuế quan phụ thuộc vào độ nhạy cảm của sản phẩm đối với nền kinh tế của Liên minh châu Âu và được phân thành ba nhóm thuế quan chính như sau: (1) Mức thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN): về biểu thuế, các nước thành viên EU nhập khẩu cà phê áp dụng chung một mức thuế. (2) Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) có mức thuế thấp hơn hoặc mức thuế là 0% đối với một số sản phẩm lựa chọn có xuất xứ từ các nước đang phát triển. (3) Các ưu đãi đặc biệt: được áp dụng đối với các nước kém phát triển nhất (LDCs). Ngoài ra EU còn đưa ra cách tiếp cận ưu đãi thương mại cho các nước xuất khẩu, trong đó, các chương trình được áp dụng cho 37 nước xuất khẩu cà phê được hưởng mức thuế xuất 0% cho tất cả các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào EU. Mặc dù vậy, không phải tất cả các nước đang phát triển xuất khẩu cà phê đều được hưởng những ưu đãi thuế quan nêu trên. Trong đó, cà phê Việt Nam nhập khẩu vào EU vẫn chịu các mức thuế xuất cụ thể như sau: Bảng 4: Thuế xuất của EU đối với các mặt hàng cà phê nhập khẩu từ Việt Nam Loại cà phê theo Mã cà phê* 090112 090121 090122 090111 210112 Thuế xuất EU áp cho Việt Nam (%) 4.8 2.6 3.1 3.1 8 Nguồn: EC, 2019 Ngoài thuế hải quan, mức tiêu dùng cà phê tại các nước nhập khẩu có thể còn phụ thuộc vào thuế gián tiếp, đặc biệt là thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) và thuế đánh vào một số mặt hàng tiêu thụ nội địa. Thuế VAT rất khác nhau giữa các nước thuộc Liên minh châu Âu, chẳng hạn mức thuế VAT áp dụng cho cà phê hòa tan chưa lọc caffeine các nước nhập khẩu: Áo 10%, Bulgaria 20%, Đan Mạch, Hungaria 25%, Estonia 20%, UK, Ireland, Malta, quốc đảo Sip (Cyprus) 0%. Liên minh châu Âu cũng áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ việc sản xuất và tiêu dùng cà phê của các nước thành viên. Các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng được các tiêu chí về “hệ thống chuẩn mực” bao gồm 5 nhóm tiêu chí là: hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm; hệ thống tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; hệ thống tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm; hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và hệ thống tiêu chuẩn về lao động. Cà phê được Liên minh châu Âu đưa vào nhóm mặt hàng thực phẩm và do vậy nền tảng pháp lý cho sản phẩm này là “Luật chung về Thực Phẩm” (Khung pháp lý 178/2002 của Ủy Ban châu Âu). Cà phê cũng như các mặt hàng thực phẩm khác phải được truy xuất về nguồn gốc toàn bộ chuỗi cung ứng để đảm bảo an toàn thực phẩm và cho phép sự can thiệp thích hợp trong trường hợp mất an toàn thực phẩm hoặc các rủi ro về nhiểm bẩn, nhiễm bệnh. Thực phẩm bị đánh giá là là thiếu an toàn sẽ bị từ chối nhập khẩu vào EU. 3. Mô hình “Gravity model for trade” đánh giá các nhân tố tác động đến giá trị xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU28) 3.1. Mô hình, cơ sở nghiên cứu và nguồn dữ liệu 3.1.1. Giới thiệu về mô hình “Gravity Model for Trade” Trong những năm gần đây, mô hình “Gravity Model for Trade” đã được sử dụng khá phổ biến để phân tích khuynh hướng và kết quả của hoạt động ngoại thương. Tenbergen (1962) có thể được xem là người khởi xướng việc áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn vào phân tích các dòng giao thương quốc tế (tương tự như định luật vạn vật hấp dẫn của Newton). Mô hình này đã được các nhà nghiên cứu ứng dụng và phát triển để định lượng hóa các dòng thương mại song phương giữa các nền kinh tế. Nguyên lý cơ bản của mô hình là quan hệ thương mại song phương phụ thuộc vào độ lớn của hai nền kinh tế và khoảng cách của chúng. Mô hình chung được xây dựng như sau (Krugman và Maurice, 2006): 112
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 β1 β2 β3 TRij = αGDPi GDPj /DIS Trong đó: + TRij: tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu (tổng giá trị thương mại) của nước i và nước j + GDPi; GDP j: tổng giá trị quốc nội của nước i; tổng giá trị quốc nội của nước j + DISij: khoảng cách giữa i và j (thường đo bằng khoảng cách giữa thủ đô của hai nước). + Hệ số tương quan β thể hiện mức độ tác động cả từng yếu tố lên kim ngạch thương mại song phương (cho ví dụ nếu tổng sản phẩm quốc nội của nước j tăng 1% thì xuất khẩu sẽ tăng β2%). Vì vậy, về cơ bản đây là mô hình xem xét các yếu tố tác động lên dòng thương mại toàn cầu, bao gồm các nhóm yếu tố tác động tích cực như độ lớn nền kinh tế (GDP, GNP, thu nhập bình quân đầu người, với phân tích kỳ vọng là các quốc gia có thu nhập cao hơn, có mức độ tăng trưởng tốt hơn thì có khuynh hướng gia tăng về thương mại và ngược lại) và nhóm các yếu tố tác động tiêu cực như khoảng cách giữa các nền kinh tế (do tác động đến chi phí, thời gian vận chuyển và các chi phí khác trong thương mại). Các nhà nghiên cứu kinh tế đã phát triển mô hình với sự mở rộng các yếu tố tác động như: quy mô dân số hoặc vốn hỗ trợ để phát triển thương mại vào nhóm các yếu tố đại diện cho độ lớn nền kinh tế; thuế quan (thuế xuất, nhập khẩu) vào nhóm nhân tố tác làm hạn chế đến thương mại giữa các quốc gia. 3.1.2. Ứng dụng mô hình “Gravity Model for Trade”để phân tích quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu: Một số nghiên cứu ứng dụng mô hình này đã được thực hiện để đánh giá mối tương quan về thương mại giữa Việt Nam và toàn liên minh châu Âu (EU28) hoặc giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU hoặc về các nhóm mặt hàng cụ thể giữa châu Âu và Việt Nam. Nguyễn Bình Dương (2014, 2016) đã áp dụng mô hình để đánh giá quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế Việt Nam và châu Âu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối tương quan về mặt thuế quan (cụ thể nếu giảm đi 1% thuế xuất của Châu Âu hoặc Việt Nam sẽ dẫn đến sự tăng lên giá trị thương mại hai chiều lần lượt là 0.52% và 0.95%). Tác giả cũng đã nêu lên các nguyên nhân có thể làm tăng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu đặc biệt là thông qua việc cải cách chính sách về ngoại thương và việc nâng cao năng lực tiếp nhận của Việt Nam về khoa học kỹ thuột hiện đại từ châu Âu. Tuy nhiên, cùng với việc thực thi EVFTA, Việt Nam sẽ phải chấp nhận việc giảm nguồn thu từ thuế và tăng áp lực cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa cũng như việc phụ thuộc khá lớn từ xuất khẩu hàng hóa giá rẻ dưới dạng nguyên liệu thô và nhập khẩu hàng hóa giá cao dưới dạng thành phẩm có thể đẩy Việt Nam vào một vị thế khó khăn trong đẩy mạnh thương mại và cạnh tranh với hàng hóa châu Âu. Mô hình này cũng đã được áp dụng để phân tích về quan hệ thương mại dịch vụ giữa châu Âu và Việt Nam (Phạm Văn Nhớ, Vũ Thanh Hương, 2014). Nghiên cứu này đã mở rộng mô hình với các yếu tố tác động là thu nhập bình quân đầu người, quy mô dân số, tỷ giá hối đoái thực, mối quan hệ lịch sử giữa các nước thành viên EU28 và Việt Nam. Kết quả định lượng chỉ ra dòng thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và cách nước thành viên EU28 chịu sự phụ thuộc vào chính sách tỷ giá hối đoái. Việc tăng lên của tỷ giá hối đoái thực sẽ khuyến khích Việt Nam gia tăng nhập khầu dịch vụ từ châu Âu. Tuy nhiên, gần như chưa có nghiên cứu ứng dụng mô hình này để phân tích các yếu tố tác động lên tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Do vậy, phần tiếp theo của bài viết góp phần ứng dụng mô hình “Gravity model for Trade” để phân tích và đánh giá các yếu tố tác động lên tổng kim ngạch cà phê Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng như phân tích kỳ vọng về sự gia tăng kim ngạch khi thuế nhập khẩu cà phê của Liên minh châu Âu từ Việt Nam và ngược lại sẽ dần về 0% khi EVFTA được thực thi. 113
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 3.1.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu Mô hình nghiên cứu được xây dựng để định lượng mối tương quan về tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28 với các yếu tố tác động bao gồm: + Tổng sản phẩm quốc nội: GDP (của Việt Nam và của các nước thành viên EU28). + Dân số của Việt Nam và của các nước thành viên EU28 + Khoảng cách giữa Việt Nam (Hà Nội) và các nước thành viên EU28 (thủ đô của các nước thành viên EU28) + Tỷ giá hối đoái: giữa VND và USD; tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ của các nước thành viên EU28 và USD. + Thuế nhập khẩu cà phê nhân xô của châu Âu từ Việt Nam và ngược lại. + Yếu tố về mối quan hệ lịch sữ giữa Việt Nam và các nước thành viên châu Âu (quan hệ về thuộc địa, quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên châu Âu đã từng tham gia “Hội đồng Tương trợ kinh tế-COMECON ”). Trong đó: Mô hình được xây dựng cụ thể như sau: LnTi,j,t = ao + a1ln(GDPi,t*GDPj,t) + a2ln(POPi,t*POPj,t) + a3DISi,j + a4ln(EXRi,t*EXRj,t) + a5lnTXi,j,t + a6lnTXj,i,t + a7HISi,j + ei,j,t Ti,j,t: Là tổng giá trị xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và nước j trong năm t; GDPi,t : là tổng quốc nội của Việt Nam trong năm t; GDPj,t: là tổng quốc nội của nước j trong năm t; POPi,t: là tổng dân số Việt Nam trong năm t; POPj,t: là tổng dân số của nước j trong năm t; DISi,j: là khoảng cách từ Việt Nam (Hà Nội) đến nước j (thủ đô của nước j); TXi,t:: thuế nhập khẩu cà phê Việt Nam áp cho EU28 vào năm t; TXj,t:: là thuế nhập khẩu cà phê EU28 áp cho Việt Nam vào năm t; EXRi,t: tỷ giá của VND so với USD vào năm t; EXRj,t: tỷ giá của đồng tiền nước j so với USD vào năm t; HISi,j: quan hệ lịch sử của Việt Nam và nước j; i: Việt Nam; j: 1,2,3, , 28 (gồm 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu); t: 2008, 2009, 2010, , 2018. ei,j,t: sai số hiệu chỉnh Dữ liệu về tổng giá trị xuất, nhập khẩu cà phê và thuế xuất {10}; nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và các nước thành viên EU28 hàng năm trong giai đoạn 2008-2018 được thu thập và trích dẫn từ cơ sở dữ liệu về thương mại của Ủy Ban Châu Âu (EC, 2019) và tổng cục Hải quan Việt Nam; dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội hằng năm (theo giá hiện hành) và quy mô dân số theo năm (giai đoạn 2008-2018) được truy suất từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2019); dữ liệu về tỷ giá hối đoái bình quân theo năm trong giai đoạn 2008-2018 được truy suất từ cơ sở dữ liệu của UNCTAD (Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển, Tầm nhìn 2020); số liệu về khoảng cách được lấy từ website www.distancefromto.net; quan hệ về lịch sử giữa Việt Nam và EU28 (được tính có quan hệ thuộc địa với Pháp, có quan hệ thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế gồm: Bulgari; Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Romania và Đức). 3.2. Kết quả và Phân tích mô hình Kết quả định lượng của mô hình hồi quy tương quan nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA để phân tích các yếu tố tác động đến tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28 theo 3 phương pháp cụ thể như sau: 114
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 3.2.1. Poled OLS (Phương pháp bình phương tối thiểu) . reg lnt lnGDPij lnPOPij DISijkm lnEXR lnTXij lnTXji HIS note: lnTXij omitted because of collinearity Source SS df MS Number of obs = 258 F(6, 251) = 81.61 Model 1283.06815 6 213.844691 Prob > F = 0.0000 Residual 657.721103 251 2.6204028 R‐squared = 0.6611 Adj R‐squared = 0.6530 Total 1940.78925 257 7.55170914 Root MSE = 1.6188 lnt Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] lnGDPij ‐.1612528 .19844 ‐0.81 0.417 ‐.5520726 .2295669 lnPOPij 2.053667 .2703664 7.60 0.000 1.521191 2.586143 DISijkm .0002678 .0001585 1.69 0.092 ‐.0000444 .0005801 lnEXR .2587844 .0888004 2.91 0.004 .0838955 .4336733 lnTXij 0 (omitted) lnTXji ‐.4412055 .4291097 ‐1.03 0.305 ‐1.28632 .4039091 HISij ‐.5119065 .3485672 ‐1.47 0.143 ‐1.198396 .1745828 _cons ‐45.82568 4.538923 ‐10.10 0.000 ‐54.76491 ‐36.88645 Kết quả định lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu cho thấy hầu hết các yếu tố tác động của mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa lên giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU28) ngoại trừ yếu tố thuế nhập khẩu cà phê mà Việt Nam áp cho các mặt hàng cà phê từ châu Âu bị loại bỏ khỏi mô hình. Yếu tố tác động “tiêu cực” lên giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28 bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thuế nhập khẩu cà phê của Việt Nam vào liên minh châu Âu và mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và các nước thành viên EU28. Yếu tố tác động tích cực lên giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28 bao gồm sự biến động về dân số của Việt Nam và các nước EU28, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước EU28 và sự thay đổi về tỷ giá hối đoái. 3.2.2. Fixed effect panel (Mô hình tác động cố định) . xtreg lnt lnGDPij lnPOPij DISijkm lnEXR lnTXij lnTXji HIS,fe note: DISijkm omitted because of collinearity note: lnTXij omitted because of collinearity note: HISij omitted because of collinearity Fixed‐effects (within) regression Number of obs = 258 Group variable: id Number of groups = 27 R‐sq: Obs per group: within = 0.1208 min = 1 between = 0.7156 avg = 9.6 overall = 0.5437 max = 11 F(4,227) = 7.80 corr(u_i, Xb) = ‐0.9361 Prob > F = 0.0000 lnt Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] lnGDPij 1.322448 .3560245 3.71 0.000 .6209131 2.023984 lnPOPij ‐3.574378 2.815563 ‐1.27 0.206 ‐9.122358 1.973603 DISijkm 0 (omitted) lnEXR ‐.1311733 .493125 ‐0.27 0.790 ‐1.102861 .8405145 lnTXij 0 (omitted) lnTXji .2431713 .2792179 0.87 0.385 ‐.307019 .7933616 HISij 0 (omitted) _cons 68.17234 86.675 0.79 0.432 ‐102.6181 238.9628 sigma_u 6.2056237 sigma_e .74365192 rho .98584284 (fraction of variance due to u_i) F test that all u_i=0: F(26, 227) = 38.30 Prob > F = 0.0000 . 115
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Kết quả mô hình định lượng theo phương pháp cố định các yếu tố tác động có đến 3 yếu tố bị loại bỏ là khoảng cách giữa Việt Nam và các nước EU28, thuế nhập khẩu cà phê của các nước EU28 vào Việt Nam và yếu tố mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và các nước EU28. Yếu tố tác động tiêu cực lên mô hình bao gồm sự biến động dân số và sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Thuế nhập khẩu cà phê EU28 áp lên các sản phẩm cà phê của Việt Nam có tác động tích cực lên giá trị xuất, nhập khẩu cà phê giữa EU 28 và Việt Nam-kết quả này ủng hộ cho kỳ vọng của tác giả là việc giảm thuế nhập khẩu cà phê (nguyên liệu) của châu Âu đối với Việt Nam sẽ làm gia tăng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê. Tuy nhiên điểm hạn chế của mô hình này là có đến 3 yếu tố bị loại bỏ khỏi mô hình 3.2.3. Random effect pane (Mô hình tác động ngẫu nhiên) Kết quả định lượng của mô hình theo phương pháp tác động ngẫu nhiên cho thấy hầu như tất cả các yếu tố đều có ý nghĩa giải thích cho mô hình nghiên cứu ngoại trừ yếu tố thuế nhập khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường EU28 là bị loại bỏ khỏi mô hình. Yếu tố tác động tích cực lên mô hình bao gồm sự thay đổi của giá trị tổng sản phẩm quốc nội (giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và các nước EU28 tăng thì làm cho giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê tăng lên), sự tăng lên của quy mô dân số của Việt Nam và EU28 cũng làm tăng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cà phê, sự ổn định và sự gia tăng giá trị tiền tệ của Việt Nam và các nước EU28 (so với đồng đô la Mỹ) cũng có tác động tích cực lên mô hình, thuế nhập khẩu cà phê của Việt Nam vào châu Âu cũng có tác động tích cực lên mô hình. Yếu tố về khoảng cách (liên quan chủ yếu đến chi phí vận chuyển) có tác động tiêu cực lên giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cà phê của Việt Nam và các nước EU28 (điều này có nghĩa là khoảng cách giữa các nước EU28 với Việt Nam càng lớn, chi phí vận chuyển càng cao thì làm cho giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê càng giảm đi). Ngoài ra, yếu tố về quan hệ lịch sử cũng có tác động tiêu cực đến giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê (điều này cho thấy các nước thuộc EU28 có mối quan hệ lịch sử với Việt Nam có xu hướng giảm trong kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê). . xtreg lnt lnGDPij lnPOPij DISijkm lnEXR lnTXij lnTXji HIS,re note: lnTXij omitted because of collinearity Random‐effects GLS regression Number of obs = 258 Group variable: id Number of groups = 27 R‐sq: Obs per group: within = 0.1085 min = 1 between = 0.7569 avg = 9.6 overall = 0.6269 max = 11 Wald chi2(6) = 96.74 corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000 lnt Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] lnGDPij .8738509 .2649253 3.30 0.001 .3546069 1.393095 lnPOPij 1.323669 .5120764 2.58 0.010 .3200174 2.32732 DISijkm ‐7.31e‐06 .0005329 ‐0.01 0.989 ‐.0010519 .0010372 lnEXR .1390182 .2498793 0.56 0.578 ‐.3507362 .6287725 lnTXij 0 (omitted) lnTXji .2908356 .2592265 1.12 0.262 ‐.2172391 .7989102 HISij ‐.2171766 1.113624 ‐0.20 0.845 ‐2.399839 1.965486 _cons ‐75.14601 10.83647 ‐6.93 0.000 ‐96.3851 ‐53.90691 sigma_u 1.8139176 sigma_e .74365192 rho .85610908 (fraction of variance due to u_i) 116
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 So sánh kết quả của mô hình định lượng theo 3 phương pháp, tác giả lựa chọn kết quả theo mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên là phù hợp và có thể giải thích tốt nhất cho kết quả của mô hình nghiên cứu. Nguyên nhân là do kết quả của mô hình theo phương pháp này thì các yếu tố tác động có ý nghĩa giải thích cho mô hình cũng như mức độ tin cậy của mô hình cao hơn. 4. Kết luận và kiến nghị Hoạt động xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU28) trong giai đoạn 2008-2018 có sự gia tăng đáng kể về sản lượng và kim ngạch. Trong đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nguyên liệu sang thị trường EU28. Kết quả của mô hình hồi quy tương quan áp dụng “Gravity Model for Trade” cho thấy yếu tố về sự gia tăng thu nhập tổng sản phẩm quốc nội, quy mô dân số, và sự ổn định của tiền tệ đã có tác động tích cực lên giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Yếu tố thuế nhập khẩu mà Việt Nam áp dụng cho các sản phẩm cà phê của châu Âu không có ý nghĩa giải thích trong mô hình nghiên cứu. Điều này có thể lý giải là do Việt Nam có giá trị nhập khẩu cà phê từ EU28 quá ít so với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê và thuế xuất áp dụng gần như không thay đổi trong thời gian nghiên cứu. Yếu tố thuế nhập khẩu mà EU28 áp cho các sản phẩm cà phê của Việt Nam có ý nghĩa giải thích không đồng nhất ở 3 phương pháp định lượng của mô hình. Tuy nhiên, phương pháp định lượng FE và RE thì yếu tố thuế nhập khẩu cà phê của EU28 áp dụng cho các mặt hàng cà phê Việt Nam có tác động tích cực còn phương pháp Pooled OLS thì có kết quả ngược lại (tác động tiêu cực lên giá trị xuất, nhập khẩu cà phê). Thực tế cho thấy, thuế xuất lên cà phê nguyên liệu của Việt Nam nhập khẩu và thị trường EU28 đã được giảm trong giai đoạn 2008-2018 xuống mức khá thấp (từ 2.6% đến 4.8%) ngoại trừ thuế xuất của cà phê đã qua chế biến là còn ở mức khá cao khoảng 8%. Việc giảm thuế xuất về 0% theo Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có thể không có nhiều ý nghĩa tác động lên giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28 do Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nguyên liệu sang thị trường này (chiếm tỷ trọng đến hơn 90% tổng giá trị kim ngạch là cà phê nguyên liệu). Mặt khác với chỉ số cạnh tranh về sản phẩm cà phê của Việt Nam bị giảm thấp cộng với các yếu tố về hàng rào phi thuế quan cũng như các yêu cầu kiểm định rất khắt khe về chất lượng sản phẩm cà phê từ hiệp định EVFTA và nhu cầu cà phê sạch, canh tác bền vững, cà phê chuyên biệt của khách hàng châu Âu có thể làm cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU28 ngày càng khó khăn. Mặc dù Việt Nam đã áp dụng hàng loạt giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nguyên liệu, gia tăng giá trị cà phê đã qua chế biến cũng như có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận thị trường EU28 nhưng vẫn đòi hỏi phải tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng cà phê nguyên liệu (từ khâu canh tác, thu hoạch và sơ chế để có thể đáp ứng được việc truy xuất nguồn gốc cà phê nguyên liệu của EU28); đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp chế biến cà phê (đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng châu Âu: chủ yếu là cà phê pha máy, cà phê hòa tan, cà phê dạng viên nén); xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam; tiếp cận trực tiếp với các khách hàng lớn, truyền thống cũng như tìm cơ hội đối với một số thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể có được sự hổ trợ của cộng đồng người Việt định cư, kinh doanh tại các nước EU28 (thực tế có một số lượng khá đông người Việt định cư và có các hoạt động kinh doanh thương mại, phân phối, bán lẻ các mặt hàng thực phẩm tại một số nước thuộc EU28 như Pháp, Đức, cộng hòa Séc, Ba Lan ); các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến cà phê cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức phát triển cà phê hoặc hỗ trợ thương mại của các nước thành viên EU28; cộng với việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh cũng như học hỏi các bài học thành công trong việc phát triển thương hiệu, phát triển thị trường của các đối thủ cạnh tranh như Brazil, Indonesia, để Việt Nam có thể cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và gia tăng giá trị, lợi nhuận của việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU28. Bài viết mới chỉ tập trung phân tích và áp dụng mô hình “Gravity Model for Trade” cho tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu cà phê giữa Việt Nam và EU28 nên kết quả của mô hình chưa cho thấy được mức độ tác động của các yếu tố lên giá trị kim ngạch xuất khẩu hoặc nhập khẩu của riêng Việt 117
  12. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Nam hoặc của riêng EU28. Bài viết còn thiếu các kiểm định nâng cao để có độ tin cậy tốt hơn và lựa chọn được mô hình tối ưu. Mặt khác, yếu tố thuế xuất được lấy điển hình cho thuế xuất của mặt hàng cà phê nguyên liệu (chưa phân biệt thuế xuất cụ thể cho từng nhóm mặt hàng cà phê) do đó có thể chưa thấy được sự tác động của thuế xuất lên các nhóm mặt hàng khác nhau. Do vậy, có thể tiếp tục phát triển nghiên cứu theo chủ đề này để bổ sung cho các khía cạnh hạn chế của bài viết. Các giải pháp của bài viết mới chỉ nêu ở dạng khái quát và có thể tiếp tục nghiên cứu chi tiết theo các nhóm giải pháp. Ghi chú {1} Năm 2007 với việc kết nạp thêm Bulgari và Romania, Liên minh châu Âu có tổng cộng 27 thành viên. Năm 2013, liên minh châu Âu kết nạp thêm Croatia nâng tổng số thành viên lên 28 (EU28). Các thành viên liên minh châu Âu bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgari, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, România, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh Quốc* (Anh Quốc đang trong tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu). {2} Nghiên cứu của Bùi Thanh Tráng & Lê Tấn Bửu (2015) chỉ ra có 6 nhân tố chính được xem là có tác động đến Hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam, đó là: (1) Năng lực quản lý công ty, (2) Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu, (3) Chiến lược marketing xuất khẩu, (4) Đặc điểm thị trường cà phê thế giới, (5) Ðặc điểm thị trường cà phê trong nước, và (6) Mối quan hệ kinh doanh. Tầm quan trọng của mỗi nhân tố có tác động khác nhau, trong đó nhân tố có mức trung bình cao nhất là mối quan hệ kinh doanh (mean =4.783), kế đến là đặc điểm thị trường cà phê thế giới, và năng lực quản lý công ty. Nghiên cứu của Tô Thị Kim Hồng (2016) cho thấy giá cà phê Việt Nam vận động theo cùng xu hướng với giá cà phên trên thị trường quốc tế, xu hướng này càng trở nên rõ nét hơn khi Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta. Hồng (2016) quan sát và phân tích 34 năm biến động của giá cà phê (từ 1981 đến 2014), cho thấy giá cà phê biến động có tính chu kỳ tăng 5 năm và chu kỳ giảm 7 năm. Kết quả phân tích mô hình logarit kép có thể thấy giá xuất khẩu của Brazil có vai trò rất lớn trong việc dự báo giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Khi giá cà phê Brazil tăng 1%, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng 0.31%. {3} Tác giả lựa chọn giai đoạn nghiên cứu “2008-2018” là do từ 2007 Liên minh châu Âu đã có 27 thành viên do vậy các số liệu được tổng hợp cho Liên minh châu Âu từ 2008 gần như mang tính đại diện cho EU28 (riêng Croatia gia nhập vào năm 2013 song để thuận tiện cho việc xử lý số liệu nên tác giả vẫn đưa Croatia vào hệ thống dữ liệu và bảng biểu thống kê của bài viết). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thanh Tráng & Lê Tấn Bửu (2015), “Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Đại học Kinh tế journal of Science, Vol.4, No.3 2. Chu Khôi (2019), “Kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm 22.3%”, Báo VNeconomy trực tuyến (truy xuất ngày 12 tháng 11 năm 2019). Xem chi tiết tại: 2019103122301879.htm 3. Krugman, P.R. & Maurice, O. (2006), “International Economics-Theory and Policy “, Pearson Addision Wesley, Boston. 4. Nguyễn Bình Dương (2016), “Vietnam-EU Free Trade Agreement: Impact and Policy Implications for Vietnam”, Working paper, World Trade Institute, No.7/2016 5. Nhớ, P.V. & Hương, V.T. (2014), “Analyzing the Determinants of Services Trade Flow between Vietnam and European Union: Gravity Model Approach”, VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 30, No. 5E, p.51-64 6. Tô Thị Kim Hồng (2016), “Sự biến động giá và Khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới”, Van Hien university 7. Timbergen, J. (1962), “Shaping the World Economy: Suggestions for an International Economic Policy”, New York: The Twentieth Century Fund. Thành phố Hồ Chí Minh, Số 6. 8. Thai D.T. (2006), “A Gravity model for trade between Vietnam and twenty-three European countries”. 9. Trọng Tuấn (2019), “EVFTA cơ hội tăng xuất khẩu cà phê Việt”, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp trực tuyến (truy xuất ngày 12 tháng 11 năm 2019). Xem chi tiết tại: cho-ca-phe-viet/c/32020678.epi 118