Những “điểm sáng” trong triển vọng kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2017

pdf 5 trang Gia Huy 2910
Bạn đang xem tài liệu "Những “điểm sáng” trong triển vọng kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_diem_sang_trong_trien_vong_kinh_te_thu_do_ha_noi_nam_2.pdf

Nội dung text: Những “điểm sáng” trong triển vọng kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2017

  1. NHỮNG “ĐIỂM SÁNG” TRONG TRIỂN VỌNG KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘI NĂM 2017 ThS. Nguyễn Minh Tuân Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội Tóm tắt: Trong bối cảnh kinh tế đất nước năm 2016 có nhiều khó khăn, Hà Nội đã duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối khá (8,2%). Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinh tế xã hội nói chung của Hà Nội vẫn đang phải đối đầu với nhiều thách thức to lớn đòi hỏi có những giải pháp tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn. Bài báo sẽ phân tích và chỉ ra những thách thức trong phát triển KTXH của Hà Nội và đề xuất những giải pháp để phát triển kinh tế trong năm 2017 và những năm tiếp theo. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, Hà Nội, triển vọng phát triển. 1. Thực trạng kinh tế Thủ đô năm 2016 Theo phân tích của các chuyên gia, cũng như báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND Thành phố cho rằng năm 2016, mặc dù trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức và có những việc khó khăn đột xuất, thành phố Hà Nội đã cố gắng, quyết tâm cao, đổi mới công tác điều hành, đưa ra nhiều giải pháp kịp thời để khắc phục khó khăn, đạt được kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến khá toàn diện: kinh tế tăng trưởng khá đạt 8,2%; thu ngân sách đạt 103,8% dự toán. Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư FDI, do đó đã tăng cả về số dự án, vốn đăng ký và giải ngân; PCI xếp thứ 24/63, tăng 2 bậc và xếp hạng cao nhất từ khi công bố chỉ số PCI; Vốn đăng ký của các dự án ngoài ngân sách Nhà nước đạt 423,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 163 dự án trong nước với 161,246 nghìn tỷ đồng; 445 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 2,8 tỷ USD (tương đương 58,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2015), vốn thực hiện đạt 1,2 tỷ USD; doanh nghiệp thành lập mới đăng ký với số vốn 203,76 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 277.950 tỷ đồng, tăng 10%. Giới thiệu danh mục 52 dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP và 43 dự án theo hình thức xã hội hóa với tổng mức đầu tư khoảng 711 nghìn tỷ đồng; an sinh xã hội được đảm bảo. 435
  2. Mặc dù năm 2016 khép lại, kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều mặt tích cực, nhưng theo các chuyên gia cùng như HĐND Thành phố nhận định, kinh tế Thủ đô vẫn còn nhiều thách thức cần Thành phố tập trung giải quyết: Sản xuất kinh doanh còn không ít khó khăn, số doanh nghiệp phải tạm ngừng, nghỉ hoạt động chưa giảm so với năm trước. Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GRDP, GRDP/người, đầu tư xã hội, xuất khẩu) dự báo không đạt kế hoạch. Việc ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm còn ít; sản phẩm nông, lâm, thủy sản có chất lượng cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Công nghiệp vẫn tăng trưởng nhưng có xu hướng tăng chậm dần, tính cạnh tranh thấp. Chỉ số cải cách hành chính giảm so với năm trước, xếp thứ 9/63. TTHC trên một số lĩnh vực chưa được đơn giản hóa để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, phá sản còn lớn. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa hay thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chậm. Về nông nghiệp, nông thôn: Một số ý kiến cho rằng, nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp còn thấp, đầu tư còn dàn trải nên việc xây dựng nền nông nghiệp lớn, công nghệ cao gặp nhiều khó khăn. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn ít do còn một số vướng mắc1. Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng chưa thực sự tạo cơ chế hấp dẫn thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn vào nông nghiệp, nông thôn. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến phức tạp, vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ đã ảnh hưởng đến sản xuất, năng suất nông nghiệp. Việc triển khai Luật Hợp tác xã chậm, hiệu quả thấp, nên kinh tế tập thể trong nông nghiệp chậm phát triển. Một số ý kiến phản ánh tình trạng ở một số nơi triển khai, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư quá nhiều cho hạ tầng dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, mà chưa quan tâm đầu tư nhiều cho các tiêu chí tác động trực tiếp đến mức sống của người dân. 1 Khó tích tụ ruộng đất; thiếu chính sách hình thành và kêu gọi đầu tư hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao; môi trường đầu tư kinh doanh chưa đủ minh bạch, rõ ràng và ổn định; các doanh nghiệp chưa chủ động nắm bắt, triển khai và thích nghi công nghệ cao và các trang thiết bị liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao trong điều kiện công nghệ luôn thay đổi và biến động hàng ngày; hệ thống chính sách và hành lang pháp lý đảm bảo quyền lợi giữa doanh nghiệp và nông dân chưa cụ thể, rõ ràng. 436
  3. Trong thương mại, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến vẫn phức tạp, gây thiệt hại lớn đến việc sản xuất, kinh doanh. Mất an toàn thực phẩm vẫn còn diễn ra khá phổ biến, chưa được khắc phục một cách triệt để như: tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón trong trồng trọt; chế biến thực phẩm bẩn, luôn là vấn đề nhức nhối. Phát triển du lịch Thành phố chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; công tác xúc tiến, quảng bá thu hút du lịch còn hạn chế; sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa phong phú; dịch vụ du lịch thiếu chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. 2. Triển vọng và các giải pháp phát triển kinh tế Thủ đô năm 2017 Năm 2017 dự báo kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều rủi ro2. Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng, khó lường. Ở trong nước, bên cạnh thuận lợi vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp trong khi Việt Nam đang tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Đối với Hà Nội, tỷ lệ điều tiết ngân sách điều chỉnh giảm (từ 42% còn 35%) sẽ hạn chế về nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của Thành phố. Tuy nhiên với nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện của Thành phố như: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI, trọng tâm là các lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư. Tăng cường xúc tiến đầu tư, các giải pháp huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết số 35 của Chính phủ. Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức về hội nhập quốc tế. Hỗ trợ nâng cao thương hiệu doanh nghiệp. Tạo chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích ứng dụng 2 Nhiều tổ chức quốc tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng của nhiều nền kinh tế lớn và kinh tế toàn cầu. Trong Báo cáo cập nhật kinh tế toàn cầu công bố ngày 21/9/2016, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hạ xuống mức 2,9% trong năm 2016 (tháng 6/2016 dự báo tăng trưởng 3%) và 3,2% trong năm 2017 437
  4. công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, khuyến nông, sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã kiểu mới và các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau sắp xếp, thoái vốn, cổ phần hóa. Về phát triển các lĩnh vực dịch vụ: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện hiệu quả việc trao đổi, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương góp phần ổn định thị trường. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng mẫu mã hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển các lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, viễn thông, các dịch vụ giám định khoa học, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, Tập trung triển khai hai dự án logistics theo quy hoạch tại các huyện Sóc Sơn, Phú Xuyên. Thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đa dạng hóa nguồn lực phát triển du lịch, đầu tư hạ tầng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Tăng cường quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội tại các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm. Về phát triển công nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu các ngành công nghiệp, tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư lấp đầy các khu, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực cơ điện tử, chế tạo máy, phương tiện vận tải. Về phát triển nông nghiệp và nông thôn: Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu tăng thêm 22 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu. Diện tích lúa chất lượng cao 60.000 ha; diện tích rau các loại 32.000 ha, trong đó 43% trồng rau an toàn. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thành lập doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, các mô hình sản 438
  5. xuất theo hướng liên kết chặt chẽ kinh tế hộ với doanh nghiệp, thị trường. Đảm bảo công tác phòng chống lụt bão và phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục củng cố, hỗ trợ và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp. Tạo điều kiện cho hộ nông dân dồn điền đổi thửa, cho thuê đất, tích tụ tập trung đất. Về khoa học - công nghệ: Chú trọng phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT-XH và quốc phòng - an ninh. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ: Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên. Triển khai đảm bảo tiến độ các đề tài, dự án theo phương thức tuyển chọn, xét chọn. Với những biện pháp trên, dự báo tăng trưởng GRDP được dự báo tăng: 8,5 - 9,0%; GRDP bình quân đầu người: 86 - 88 triệu đồng; Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: 11-12%; Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu: 4 - 5%. Tài liệu tham khảo - Báo cáo Kinh tế xã hội của UBND thành phố Hà Nội tháng 12/2016 - Báo cáo cập nhật kinh tế toàn cầu của tổ chức OECD tháng 9/2016 439