Những kỹ thuật làm đẹp kỳ lạ thời phục hưng

pdf 5 trang Gia Huy 2210
Bạn đang xem tài liệu "Những kỹ thuật làm đẹp kỳ lạ thời phục hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_ky_thuat_lam_dep_ky_la_thoi_phuc_hung.pdf

Nội dung text: Những kỹ thuật làm đẹp kỳ lạ thời phục hưng

  1. NHỮNG KỸ THUẬT LÀM ĐẸP KỲ LẠ THỜI PHỤC HƯNG Nguyễn Gia Hân, Phạm Yến Nhi Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên TÓM TẮT Được xem là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật và văn hóa châu Âu – thời kỳ Phục ưng đánh dấu những thay đổi mạnh mẽ về trang phục và tiêu chuẩn sắc đẹp tại châu Âu. Trong đó, người ảnh hưởng tới tiêu chuẩn sắc đẹp của phụ nữ là Nữ hoàng Elizabeth I. Nhiều quy cách làm đẹp kỳ lạ đã ra đời trong gia đoạn này. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ giới thiệu tiêu chí và một số cách làm đẹp kỳ lạ của phụ nữ thời kỳ Phục ưng. Từ khóa: Renaissance, Elizabeth I, làm đẹp, độc hại, kỳ lạ. 1 BỐI CẢNH XÃ HỘI THỜI PHỤC HƯNG Khi bước sang giai đoạn hậu kỳ trung đại, xuất hiện giai cấp tư sản mới có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội. Ở giai đoạn này, con người đã nhận thức được bản chất của thế giới, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại giáo lý Kito – giáo lý mang nặng quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến. Đồng thời ở thời kỳ này con người được tự do vươn tới cái đẹp, họ không những không xấu hổ mà còn yêu mến và tự hào về nó. Xã hội lúc bấy giờ có nhiều sự thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội. Phục Hưng là một phong trào văn hóa ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống trí thức ở châu Âu trong suốt thế kỷ XV đến XVI. Bắt đầu ở vùng đất Plorăng trù phú và ôn hoà ở Ý, sau đó lan ra phía Bắc và phía Tây trong một cuộc mở rộng văn hóa chậm chạp khoảng hai thế kỷ rưỡi, nó gây ảnh hưởng trên văn học, triết học, nghệ thuật, chính trị, khoa học, lịch sử, tôn giáo, và đã đưa nhân loại chạm đến đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực về triết học, kiến trúc, văn hoá và nghệ thuật. Những cá nhân tiêu biểu thời kỳ này được gọi là những con người “khổng lồ”. Đó là: - Leonardo Da Vinci vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kỹ sư nổi tiếng; - Shakespeare là nhà soạn kịch vĩ đại, Những sự kiện chính trị quan trọng cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Các vị vua cai trị các quốc gia và sử dụng giới nghệ sĩ Phục Hưng như một dấu hiệu quyền lực cũng đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ này. Mặc dù có nhiều vị vua ảnh hưởng đến thời trang Phục Hưng, nhưng các vị vua Tudor của Anh có lẽ có ảnh hưởng quan trọng nhất đến thời trang Tây Âu trong thế kỷ 16. Và trong số các vị vua này, người có ảnh hưởng nhất đến trang phục nữ là nữ hoàng Elizabeth I. 1003
  2. Hình 1. Nữ hoàng Elizabeth I 2 THỜI HOÀNG KIM ELIZABETH I: CÁC TIÊU CHUẨN SẮC ĐẸP Elizabeth I (1533-1603) là Nữ hoàng Anh và Ireland từ năm 1588 cho đến khi bà qua đời vào năm 1603. Bà là vị vua cuối cùng trong năm vị quốc vương của Nhà Tudor. Trong thời gian trị vì, ngoài chiến thắng của Anh trước Tây Ban Nha năm 1588 gắn liền với Eliazabeth, là một trong những chiến thắng quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh. Thì trong lĩnh vực văn hóa, với tư cách là Nữ hoàng - người phụ nữ quyền lực nhất nước Anh thời bấy giờ, phong cách của Elizabeth đã tạo nên “diện mạo” mới cho những người phụ nữ của những năm thời kỳ Phục ưng. 2.1 Diện mạo mới Có thể thấy được những người phụ nữ trong xã hội kể cả quý tộc hay thường dân đều cố gắng bắt chước phong cách của bà. Trang phục mang phong cách của Elizabeth đã phát triển trong suốt thời kỳ trị vì của bà, từ những đường nét đơn giản mà duyên dáng, đến những kiểu váy bó eo hẹp, tay phồng, có bèo nhún được mặc trong những năm sau này. Nữ hoàng Elizabeth I rất thích quần áo, đến nỗi khi qua đời bà đã có hơn 3.000 chiếc áo choàng và khăn choàng đầu trong tủ quần áo của mình. Mặc dù chưa bao giờ được coi là một đại mỹ nhân nhưng phong cách của bà vẫn được nhiều người ngưỡng mộ và bắt chước. Ảnh hưởng của Elizabeth đối với thời trang vượt qua cả trang phục của phụ nữ. Bà ấy là một phụ nữ nhỏ bé - ngực nhỏ và eo nhỏ. Do đó, thời trang làm nổi bật hình bóng của một 1004
  3. thân dài, phẳng và hẹp. Ngay cả nam giới cũng mặc áo nịt ngực để tạo cho họ vòng eo săn chắc, họ cố gắng làm cho cơ thể của họ phù hợp với chế độ này. 2.2 Tiêu chuẩn của vẻ đẹp thời Elizabeth I Xu hướng về vẻ đẹp thời kỳ Phục ưng là mái tóc màu nhạt, nước da xanh xao, đôi mắt sáng, môi đỏ và vầng trán cao. Những đặc điểm này của Elizabeth đã khiến những người phụ nữ khác phải bắt chước chúng. Nước da trắng ngần tượng trưng cho sự giàu có và quý phái, họ cho rằng chỉ những người phụ nữ quý tộc và giàu sang mới không cần phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời, và phụ nữ phải trải qua rất nhiều thời gian mới có được vẻ ngoài này. Nước da nhợt nhạt của bà ấy khiến phụ nữ phải bôi phấn trắng lên mặt nhiều hơn trước. Họ còn vẽ các tĩnh mạch giả lên da để nổi bật tính “trong suốt” của làn da và màu đỏ của Sulphide thủy ngân là lựa chọn phổ biến nhất để tô màu đỏ cho môi. Lông mày và đường chân tóc cao đã được nhổ để lộ ra vầng trán cao. Mái tóc vàng đỏ oăn của Elizabeth đưa ra một thách thức đối với các người phụ nữ khác, nhiều công thức nhuộm và tẩy trắng đã ra đời khi họ cố gắng đạt được vẻ ngoài tương tự. Thậm chí, khi Elizabeth già đi, do ăn quá nhiều đồ ngọt đã khiến răng của bà bị sâu và đen, nhưng sức ảnh hưởng của bà vào thời điểm này đã lan rộng đến mức những người phụ nữ còn làm đen răng của họ để bắt chước vẻ ngoài của bà. Hình 2. Vẻ đẹp đặc trưng của phụ nữ thời Phục ưng 1005
  4. 3 NHỮNG KỸ THUẬT LÀM ĐẸP KỲ LẠ CỦA PHỤ NỮ THỜI PHỤC HƯNG Vào thời Trung Cổ, phụ nữ tẩy trắng da bằng cách sử dụng bột mì có chì, nhưng đến thời Phục ưng, phụ nữ để có được làn da trắng đã sử dụng những kỹ thuật còn kỳ lạ hơn. Mỹ phẩm trong Thời đại Phục Hưng bao gồm các loại bột làm từ chì trắng, thủy ngân và màu đỏ son (có nguồn gốc từ chu sa). Phụ nữ thời đại này rất coi trọng sự xanh xao. Làn da trắng ngà rất được mong muốn, vì vậy những phụ nữ không có được làn da trắng tự nhiên đã sử dụng bột chì trắng để đạt được điều đó. Trước tiên họ thoa trứng sống lên mặt như kem lót, tiếp theo trộn chì và giấm với nhau tạo thành hỗn hợp thoa đều lên mặt và cổ. Để có khuôn mặt giống xác chết, họ đã lấy sơn màu xanh lam thoa lên các đường gân mỏng trên trán và ngực. Ở lớp cuối cùng, họ phủ thêm một lớp lòng trắng trứng. Thậm chí họ còn đắp đỉa vào tai, những con đỉa sẽ hút sạch máu trên đầu, khiến mặt họ càng trắng hơn. Theo thời gian, hỗn hợp làm đẹp này sẽ làm lỗ chân lông trên khuôn mặt trở nên bự hơn. Các mảng da bắt đầu bong ra thì ngay lập tức, họ sẽ trang điểm đè lên. Hai má cũng vậy. Đôi khi, thủy ngân được thêm vào bột chì trắng và thoa lên vùng má để có được ửng hồng tự nhiên. Ngoài làn da, còn có rất nhiều công thức làm trắng răng kỳ lạ trong thời kỳ Phục ưng. Một trong số đó là công thức làm trắng bằng đá, gạch và than đá. Những người phụ nữ đã trộn đá bọt, gạch và than đá rồi chà xát mạnh lên răng, giúp họ làm trắng răng. Tuy nhiên, dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth I, những người phụ nữ lại sơn màu răng đen cho giống với bà. Họ còn cho rằng chỉ có những người giàu sang, phú quý mới có thể ăn nhiều đồ ngọt để bị sâu răng. Một chuẩn mực cái đẹp khác dưới thời Nữ hoàng Elizabeth là vầng trán cao. Vào giữa thế kỷ 15, tóc được kéo ra sau trán, ngày nay thường được gọi là búi tóc, nằm ở phía sau đầu. Phụ nữ cạo trán và lông mày của họ. Vì vầng trán rộng và cao là một đặc điểm cơ bản của vẻ đẹp trong thời đại đó. Nhiều phụ nữ ưa thích vầng trán cao tự nhiên đã nhổ tóc để có được hiệu quả như mong muốn. Lông mày cần duy trì độ sáng và thoáng, vì vậy chúng thường được cắt tỉa hoặc thậm chí cắt bớt để đảm bảo rằng chúng không quá nổi bật. Lông mi ngắn và mỏng. Những cô gái tóc vàng là vẻ đẹp trong thời đại này rất được săn đón. Điều đó buộc những phụ nữ có mái tóc sẫm màu phải tìm ra cơ chế làm sáng tóc .Thuốc nhuộm da nghệ tây và hành tây, cũng như các nguyên tố như phèn, lưu huỳnh và soda, thường được sử dụng cho mục đích này. Những người phụ nữ để có những lọn tóc vàng oăn ấy đã thoa hỗn hợp đó lên tóc, tiếp theo là đội một chiếc mũ tên là Solana và ngồi phơi dưới nắng cả một buổi chiều. Nhiều cô gái có mái tóc màu đen và trầm đã gội đầu hàng tuần với hỗn hợp vôi sống để tẩy tóc. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này không có nhiều tác dụng. Nó yêu cầu nhiều giờ dưới trời nắng nóng, đây là cơ chế làm nóng để kích hoạt chất tẩy trắng. Quá trình này rất phức tạp bởi vì phụ nữ cũng muốn giữ cho làn da của họ nhợt nhạt và không bị tác động bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, họ phải ngồi ngoài hàng giờ trong trang phục dày cộp để bảo vệ làn da và đội mũ để bảo vệ khuôn mặt. Những chiếc mũ Solana có tác dụng cho phép tia nắng mặt trời phát huy tác dụng của chúng trong việc tẩy màu tóc. 1006
  5. Thật không may, những quy trình tẩy trắng này không hề hoàn hảo và thường dẫn đến một số sắc thái màu tóc khá bất thường, từ màu vàng bạch kim đến màu đỏ cà rốt. Ngoài ra, quá trình tẩy tóc thường làm tóc bị hư tổn nghiêm trọng, khiến tóc khô, giòn và dễ gãy. Hình 3. Cô gái có vầng trán cao đặc trung thời kỳ Phục Hưng Một số phụ nữ chọn cách đơn giản là giấu những đường chân tóc và những lọn tóc sẫm màu của họ dưới những chiếc mũ hoặc mũ đính đá quý. Những người khác nhận thấy rằng những bộ trang phục cầu kỳ của thời đại này cho phép họ che đi khuyết điểm vầng trán cao, đồng thời làm nổi bật sự giàu có của họ trong cuộc sống. Hầu hết phụ nữ thời Phục hưng đều vén tóc sát vào da và tết tóc, thường được thiết kế rất cầu kỳ. Màu đỏ chu sa thường được sử dụng trên môi, có thể để tự nhiên hoặc nhuộm thành màu đỏ đầy đặn, rõ nét và quyến rũ. 4 KẾT LUẬN Mặc dù có nhiều lối là đáng lo ngại, những người phụ nữ phải đối mặt với nhiều lo ngại về sức khỏe nhưng họ vẫn phải cố gắng sống theo tiêu chuẩn sắc đẹp của xã hội. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải nhiều chỉ trích từ xã hội, người ta cho rằng những người phụ nữ chỉ cố gắng làm hài lòng chồng hoặc dụ dỗ đàn ông. “ hông có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp” - Câu nói này đ ng dành cho mọi thế hệ mỹ nhân, thậm chí từ thời Phục Hưng. Bởi vì rất ít người tự nhiên sinh ra đã sở hữu sắc vóc cân đối hay làn da hoàn Mỹ. Các mỹ nhân thời ưa muốn xinh đẹp hơn đều phải trải qua quá trình làm đẹp công phu thậm chí còn mạo hiểm cả mẹ sống theo những cách kỳ vậy không ai ngờ đến. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] The Book of the Courtier: George Bull (London 1967). [2] I Ragionamenti: Raymond Rosenthal (Toronto 2005). [3] A colorful history of cosmetics (2017). 1007