Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phan_tich_tac_dong_cua_chuyen_dich_co_cau_nganh_den_tang_tru.pdf
Nội dung text: Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH ĐẾN TĂNG TRƢỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ANALYZING THE IMPACTS OF ECONOMIC RESTRUCTURING ON SOCIAL LABOR PRODUCTIVITY GROWTH IN VIETNAM Trần Thị Thu Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thuhuyen@neu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (dưới góc độ cơ cấu giá trị sản lượng) đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam trên cơ sở số liệu của Tổng Cục Thống kê từ năm 1995 - 2018. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng do Lê Huy Đức (2019) đề xuất nhằm phân rã tăng trưởng năng suất lao động xã hội (NSLĐXH) và giải thích cơ chế ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng năng suất bao gồm: chuyển dịch cơ cấu sản lượng; thay đổi chất lượng tăng trưởng đo bằng tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất; thay đổi giá trị sản xuất bình quân một lao động; tổng hợp tác tương tác giữa chuyển dịch cơ cấu với thay đổi hệ số giá trị gia tăng; và thay đổi giá trị sản xuất/lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 1995-2018, NSLĐXH của Việt Nam tăng trưởng chủ yếu do đóng góp của yếu tố thay đổi giá trị sản xuất/lao động, còn thay đổi hệ số giá trị gia tăng và chuyển dịch cơ cấu sản lượng có tác động cản trở tăng trưởng năng suất của nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ rằng, tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu dựa vào mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở gia tăng quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học công nghệ và lao động có kỹ năng; chuyển dịch cơ cấu sản lượng còn chậm; các ngành có hệ số giá trị gia tăng thấp còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu là căn cứ đưa ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh hơn nữa quá trình tái cấu trúc ngành kinh tế theo hướng nâng cao NSLĐXH ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Năng suất lao động xã hội, tái cấu trúc ngành kinh tế, hệ số giá trị gia tăng, Việt Nam. ABSTRACT This study measures the impact of economic restructuring (from the perspective of output value structure) on social labor productivity growth in Vietnam based on data collected from the General Statistics Office from 1995 to 2018. The research uses the growth accounting method proposed by Le Huy Duc (2019) to devides the growth of social labor productivity and explains the influence of the factors contributing to productivity growth including: output restructuring; changing the quality of economic growth measured by the value added to gross output ratio; changing the gross output value per worker; combination of interactions between structural change and change in the value added; and change in the average gross output value. The research results show that, in the period of 1995-2018, Vietnam's social labor productivity growth was mainly due to the contribution of changing average gross output per worker but changes in the value-added coefficient and the output structure in fact hinder productivity growth of the economy. This proves that Vietnam's growth in recent years is mainly based on expanding production scale on the basis of increasing the use of inputs, not relying on public knowledge and science technology and skilled labor; output restructuring is still slow; low value added ratio sectors still have a large proportion in the economy. The research results are the basis for giving directions and solutions to further promote the economic restructuring process towards increasing the social labor productivity in Vietnam in the next time. Keywords: Social labor productivity, economic restructuring, value-added coefficient, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng NSLĐXH là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của một quốc gia. NSLĐXH chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng nâng cao năng suất lao động xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là 1145
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 hướng đi tất yếu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vào tăng trưởng NSLĐXH là thực sự cần thiết. Cho đến nay đã có nhiều phương pháp đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH, nhưng một phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng của ngành (ShiftShare Analyis - SSA). Phương pháp này đã được nhiều tác giả sử dụng nhằm lượng hóa đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vào tăng trưởng NSLĐXH cũng như năng suất lao động các ngành ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế như: độ chính xác không cao và mới chỉ bóc tách được đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động, do đó chưa giải thích được đầy đủ nguồn gốc của tăng trưởng năng suất. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ giới thiệu một phương pháp mới đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH nhưng không dựa trên chuyển dịch cơ cấu lao động mà là chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành và vận dụng vào phân tích thực nghiệm ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2018. Nội dung bài viết được kết cấu như sau: phần tiếp theo là trình bày tổng quan các nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH trên thế giới và ở Việt Nam; phần 3 là giới thiệu phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu phân tích; phần cuối cùng là kết luận và một số kiến nghị. 2. Tổng quan nghiên cứu Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH là chủ đề đặc biệt thu hút được sự quan tâm nghiên cứu ở các các nước phát triển và các nước đang phát triển. Về mặt lý thuyết, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng sự di chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn là nhân tố chính dẫn tới tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế. Mô hình hai khu vực của Lewis (1954) lý giải NSLĐ tăng nhanh ở các nước kém phát triển thông qua quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Theo ông, ở những nước kém phát triển, khu vực nông nghiệp thường chiếm phần lớn lao động với công nghệ sản xuất lạc hậu, tiền công thấp dẫn đến dư thừa lao động. Trong khi đó, khu vực công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến) có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn do công nghệ sản xuất hiện đại hơn sẽ dần thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang và đây là yếu tố giúp cải thiện NSLĐ của nền kinh tế. Kuznets (1966) tìm hiểu các tác nhân dẫn đến việc di chuyển nguồn lực trong nội bộ ngành công nghiệp và kết luận rằng: sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng của các phân ngành đã tạo nên quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành và toàn bộ nền kinh tế. Theo thời gian, một số ngành sẽ bị thu hẹp dần (ngành nông nghiệp), đồng thời một số ngành khác sẽ được mở rộng (ngành công nghiệp và dịch vụ). Chính sự tái phân bổ nguồn lực giữa các ngành sẽ tạo động lực cho tăng trưởng năng suất. Về mặt kiểm chứng, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhìn chung, các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng của ngành (Shift Share Analysis - SSA) do Fabricant đề xuất vào năm 1942. Phương pháp này chủ yếu phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất do di chuyển lao động giữa các ngành kinh tế. Fabricant (1942) đã vận dụng phương pháp SSA để bóc tách đo lường đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng suất ngành công nghiệp chế biến của Hoa Kỳ thời kỳ 1899-1939. Phương pháp này về sau đã được khai thác và vận dụng rất nhiều vào phân tích đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng suất tổng thể nền kinh tế hay của một ngành. Phương pháp được tóm tắt như sau: Giả sử nền kinh tế có n ngành. Gọi Y (t) là tổng sản lượng (GDP) của nền kinh tế năm t và Y (t 1) là (t) (t 1) (t) (t 1) tổng sản lượng năm (t+1); L và L là tổng lực lượng lao động thực tế năm t và (t+1); Li và Li (t) (t 1) là lực lượng lao động ngành i năm t và năm (t+1) (i=1;n); Yi và Yi là sản lượng đầu ra của ngành i 1146
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Y (t) Y (t 1) năm t và năm (t+1); LP(t) là năng suất lao động xã hội năm t; LP(t 1) là năng suất lao L(t) L(t 1) (t) (t 1) (t) Yi (t 1) Yi động xã hội năm (t+1); LPi (t) là năng suất lao động ngành i năm t ( i= (1; n); LPi (t 1) là Li Li L(t) năng suất lao động ngành i năm (t+1) ; S (t) i là tỷ trọng lao động làm việc ở ngành i năm t; i L(t) L(t 1) S (t 1) i là tỷ trọng lao động làm việc ở ngành i năm (t+1). Khi đó: i L(t 1) Y (t) n Y (t) L(t) LP(t) ( i )( i ) LP(t) S (t) (t) (t) (t) i i L i 1 Li L Y (t 1) n Y (t 1) L(t 1) n LP(t 1) ( i )( i ) LP(t 1) S (t 1) (t 1) (t 1) (t 1) i i L i 1 Li L i 1 n n (t 1) (t) LP LP LP ( LPi * Si ) Si * LPi i 1 1 1 Tốc độ tăng NSLĐXH được xác định là: n n (t 1) (t) (t) (t 1) (t) (t) (LPi LPi ) * Si (Si Si ) * LPi i 1 i 1 G(LP) n n (1) (t) (t) LPi LPi i 1 i 1 Công thức (1) cho biết tốc độ tăng trưởng NSLĐXH là tổng của hai số hạng. Số hạng thứ nhất chính là tác động của tốc độ tăng năng suất của nội bộ ngành, số hạng thứ hai là tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành tới G(LP). Chuyển dịch cơ cấu xuất hiện khi có sự di chuyển lao động giữa các ngành kinh tế. Nếu như sự di chuyển lao động đóng góp vào tăng trưởng năng suất chung thì tác động này là tích cực và có dấu dương. Ngược lại, sự phân bổ lại lao động làm giảm tốc độ tăng năng suất chung thì đó là tác động tiêu cực, có dấu âm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chuyển dịch các nguồn lực giữa các ngành không có đóng góp vào tăng trưởng năng suất do các tác động tích cực và tiêu cực triệt tiêu lẫn nhau (khi đó số hạng thứ hai trong (1) bằng 0). Để đo lường chính xác hơn tác động của chuyển dịch cơ cấu theo hai phương án trên, Bart van Ark (1995) dựa vào phương pháp của Fabricant (1942) để tách tác động chuyển dịch cơ cấu ( số hạng thứ hai trong (1)) thành hai tác động riêng. Phương trình (1) trở thành: n n n (t) (t 1) (t) (t 1) (t) (t 1) (t) (t) (t 1) (t) LPi (Si Si ) ( LPi LPi )(Si Si ) Si (LPi LPi ) G(LP) i 1 i 1 i 1 (2) LP(t) LP(t) LP(t) Phương trình (2) đánh giá tốc độ tăng NSLĐXH dựa trên ba bộ phận: vế đầu tiên bên phải phương trình biểu hiện “hiệu ứng chuyển dịch tĩnh”, vế thứ hai biểu hiện “hiệu ứng chuyển dịch động” và vế thứ ba là “hiệu ứng nội sinh”. Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh đo lường tốc độ tăng NSLĐXH thông qua chuyển dịch cơ cấu lao động hướng tới những ngành có NSLĐ cao hơn, sử dụng trọng số là giá trị NSLĐ của ngành ở năm đầu tiên trong thời kỳ nghiên cứu. Theo Chenery và cộng sự (1986), các ngành công nghiệp nhẹ có mối quan hệ 1147
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 giữa vốn trên lao động thấp hơn so với các ngành công nghiệp nặng, và vì những ngành tập trung nhiều vốn thường có NSLĐ cao hơn nên sự dịch chuyển lao động từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng sẽ có xu hướng làm tăng NSLĐXH. Mặt khác, hiệu ứng chuyển dịch tĩnh có vai trò rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nông nghiệp với đặc trưng mật độ dân số cao, công việc lại chỉ tập trung theo mùa vụ trong năm nên hiện tượng dư thừa lao động diễn ra phổ biến. Do đó, nếu lao động chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp có NSLĐ thấp sang khu vực công nghiệp có NSLĐ cao hơn sẽ được coi là “phần thưởng cơ cấu” của một quốc gia đang phát triển (Timmer và Szirmai, 2000). Điều này có nghĩa giả thiết “phần thưởng cơ cấu” được xây dựng trên cơ sở kỳ vọng đóng góp của hiệu ứng chuyển dịch tĩnh vào tốc độ tăng NSLĐXH của nền kinh tế là dương. n (t) (t 1) (t) LPi (Si Si ) i 1 0 LP(t) Khác với hiệu ứng chuyển dịch tĩnh chỉ hướng tới ngành có NSLĐ cao, hiệu ứng chuyển dịch động đo lường tốc độ tăng NSLĐXH dựa trên sự thay đổi cả về NSLĐ lẫn tốc độ tăng NSLĐ của ngành. Nếu lao động chuyển dịch sang ngành vừa có NSLĐ cao vừa có tốc độ tăng NSLĐ cao thì sẽ làm tăng NSLĐXH, hiệu ứng tương tác mang tính tích cực sẽ được khuếch đại hơn. Ngược lại, nếu lao động chuyển dịch từ các ngành phát triển năng động với tốc độ tăng NSLĐ cao sang các ngành truyền thống đặc trưng với tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn thì có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng trưởng lùi về kinh tế. Baumol (1967) gọi đây là “gánh nặng cơ cấu” trong quá trình phân phối lại lực lượng lao động theo ngành. Do vậy, khi xuất hiện gánh nặng cơ cấu thì hiệu ứng chuyển dịch động sẽ mang dấu âm. n (t 1) (t) (t 1) (t) ( LPi LPi )(Si Si ) i 1 0 LP(t) Hiệu ứng cuối cùng trong tăng NSLĐXH là hiệu ứng nội sinh, phản ánh NSLĐXH được cải thiện trong điều kiện không có sự chuyển dịch lao động, quy mô lao động làm việc tại mỗi ngành trong nền kinh tế là không đổi trong thời kỳ nghiên cứu. Bộ phận này có thể coi là yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), vì ngoài nhân tố chuyển dịch cơ cấu ngành, tăng NSLĐ còn là kết quả của việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, cải tiến hiệu quả kỹ thuật thông qua cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng, tay nghề của người lao động, gia tăng mức trang bị vốn cho lao động, và tất cả ảnh hưởng của các yếu tố này đã được tính gộp trong hiệu ứng nội sinh. Phương pháp SSA đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ nay để phân tích cho nhiều nền kinh tế trên thế giới trong các thời kỳ phát triển khác nhau. Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ ra rằng: ở các nước có nền kinh tế đang phát triển thì chuyển dịch cơ cấu ngành đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng NSLĐXH, nhưng ở các nước có nền kinh tế phát triển thì chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bart van Ark (1995) phân tích tăng trưởng NSLĐXH của tám nền kinh tế Tây Âu1 giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, từ 1950 - 1990, và so sánh với Hoa Kỳ. Kết quả bóc tách tăng trưởng NSLĐXH theo ba cấu thành như trình bày ở phương trình (2) được thực hiện cho hai giai đoạn, từ 1950-1973 và từ 1973 - 1990. Sau đó so sánh kết quả của hai giai đoạn để đánh giá sự thay đổi của từng cấu phần đóng góp vào tăng trưởng NSLĐXH. Kết quả cho thấy, ở các nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn thì tăng trưởng năng suất nội ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng NSLĐXH. Song, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vẫn có ý nghĩa lớn đối với các nước có tỷ trọng lao động nông nghiệp cao như Tây Ban Nha và Ý trong cả giai đoạn 1950 - 1990. Saccone và Valli (2009) phân rã nguồn tăng trưởng NSLĐXH của Ấn Độ và Trung 1 Đan Mạch, Tây Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Pháp. 1148
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Quốc giai đoạn 1980 - 2004 thành hai thành phần: hiệu ứng nội sinh và hiệu ứng chuyển dịch. Kết quả chỉ ra rằng, hiệu ứng nội sinh lấn át hiệu ứng chuyển dịch ở Trung Quốc; còn ở Ấn Độ, hiệu ứng chuyển dịch có đóng góp lớn hơn so với Trung Quốc mặc dù thành phần này chỉ bằng một nửa so với hiệu ứng nội sinh. Để đo lường đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng NSLĐ chung cũng như bóc tách đóng góp của từng cấu phần theo phương pháp SSA vào NSLĐ riêng của từng ngành, Ark và Timmer (2003) đã chia nền kinh tế của bảy nước châu Á nói trên thành 10 ngành và tính toán cho bốn giai đoạn 1963 - 1973, 1973 - 1985, 1985 - 1996 và 1985 - 2001. Nhìn chung, đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể đã thay đổi theo các giai đoạn phân tích. Xu hướng chung là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng NSLĐXH ở tất cả các nước, là động lực của tăng trưởng trong suốt giai đoạn 1963 - 2001. Ngay cả đối với Nhật Bản và các nền kinh tế NICs như Hàn Quốc và Đài Loan, đóng góp của ngành chế tạo vẫn còn rất lớn, đặc biệt là ở Hàn Quốc. Trong giai đoạn 1985 - 2001, công nghiệp chế tạo vẫn đóng góp tới 60% tăng trưởng NSLĐXH ở Hàn Quốc. Timmer và Vries (2008) cũng đưa ra kết luận tương tự khi phân tích đóng góp của 10 ngành vào tăng trưởng NSLĐXH của 19 nước đang phát triển ở châu Á và Mỹ Latinh giai đoạn 1950 - 2005, bao gồm nhóm nước tăng tốc độ tăng trưởng và nhóm giảm tốc độ tăng trưởng. Kết quả phân rã cho thấy, nhóm nước tăng tốc độ tăng trưởng thì tăng trưởng nội ngành đóng góp vào tăng trưởng NSLĐXH là chính và đóng góp của chuyển dịch cơ cấu là khá nhỏ trong tăng trưởng NSLĐXH. Trong đó, ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến, chế tạo là những ngành chính đóng góp vào sự gia tăng tốc độ tăng trưởng NSLĐXH của những nước này. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu vận dụng phương pháp SSA để lượng hóa tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2007) đã sử dụng phương pháp SSA tổng quát và số liệu chính thức của Tổng Cục Thống kê để lượng hóa đóng góp của ngành và của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng NSLĐ tổng thể của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2006. Kết quả phân tích khẳng định đóng góp tích cực của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng NSLĐ tổng thể trong giai đoạn 1991 - 2006. Xét theo thời gian ba kỳ kế hoạch, tăng NSLĐ nội ngành đóng góp giảm dần vào tốc độ tăng NSLĐXH, trong khi đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành tăng lên. Năm 2006, xu hướng này trở nên cân bằng hơn và tăng NSLĐ các ngành đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng năng suất. Tiếp tục phân rã nguồn tăng trưởng NSLĐXH của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013. Kết quả tính toán cho thấy, đóng góp thuần của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng NSLĐXH hoàn toàn là do di chuyển lao động từ ngành có mức NSLĐ thấp sang ngành có mức NSLĐ cao hơn. Trái lại, hiện tượng di chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn (đặc biệt trong năm 2009, 2010) đã làm cho cấu phần động triệt tiêu phần nào đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Kết quả này cũng giống với kết quả thu được đối với giai đoạn 1991 - 2006. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu vẫn có tác động mạnh tới tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2013, trong đó tác động chủ yếu đến từ “hiệu ứng chuyển dịch tĩnh” (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2015). Trong nghiên cứu về “Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Nguyễn Thị Lan Hương (2012) cũng khẳng định rằng chuyển dịch cơ cấu ngành có ảnh hưởng rất mạnh tới tăng trưởng năng suất, tới thu nhập và tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2009; và xu thế là “hiệu ứng chuyển dịch tĩnh” đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng NSLĐXH so với “hiệu ứng chuyển dịch động”. Mặc dù phương pháp SSA tổng quát đã được vận dụng nhiều trên thế giới nhưng không tránh khỏi những hạn chế. Hạn chế trước hết là phương pháp SSA cần được giả thiết rằng sự di chuyển lao động giữa các ngành không làm thay đổi năng suất lao động của các ngành. Thứ hai, mô hình SSA mới bóc tách được tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng NSLĐXH mà chưa tách được tác động của các nguồn lực khác như vốn, công nghệ Chính do hạn chế này mà phương pháp chưa cho phép giải thích được đầy đủ nguồn gốc của tăng trưởng năng suất. Do đó, trong nghiên cứu “An analysis of the contribution of economic restructuring to social labor productivity growth: A case study of 1149
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Vietnam”, Lê Huy Đức (2019) đã đề xuất phương pháp đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH nhưng không dựa trên chuyển dịch cơ cấu lao động mà là chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành. Phương pháp này phân rã tăng trưởng NSLĐXH thành bảy cấu phần: (1) Chuyển dịch cơ cấu; (2) Thay đổi hệ số giá trị gia tăng; (3) Tăng giá trị sản xuất/lao động; (4) Chuyển dịch cơ cấu và hệ số giá trị gia tăng; (5) Thay đổi hệ số giá trị gia tăng và giá trị sản xuất/lao động; (6) Chuyển dịch cơ cấu và tỷ lệ giá trị sản xuất/lao động; (7) Tương tác tổng hợp của 3 yếu tố chuyển dịch cơ cấu - hệ số giá trị gia tăng - giá trị sản xuất/lao động. Ông sử dụng phương pháp phân rã để lượng hóa tác động của chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành đến tăng trưởng NSLĐXH Việt Nam giai đoạn 2000 - 2016. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố tăng giá trị sản xuất/lao động đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Còn thay đổi hệ số giá trị gia tăng và chuyển dịch cơ cấu ngành có tác động bất lợi và đang là yếu tố cản trở tăng NSLĐXH. Trong tác động bất lợi đó thì tác động “tĩnh” có tỷ trọng đóng góp cao hơn tác động “động”. Tuy nhiên, số liệu phân tích trong nghiên cứu này là chuỗi số liệu rời rạc tại các năm 2000, 2007, 2012 và 2016 (là các năm bảng I-O công bố) và chỉ tiêu giá trị gia tăng và giá trị sản xuất được tính quy đổi ra đồng USD căn cứ vào tỷ giá hối đoái liên ngân hàng trung bình tương ứng tại các năm đó. Do đó, chưa phản ánh chính xác sự tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lượng đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu phân tích 3.1. Phương pháp nghiên cứu Từ tổng quan nghiên cứu đã trình bày ở mục 1, nghiên cứu vận dụng phương pháp phân rã do Lê Huy Đức (2019) đề xuất. Phương pháp này hạch toán tăng trưởng năng suất lao động xã hội theo cách tiếp cận từ cơ cấu sản lượng theo ngành thông qua sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị sản lượng đầu ra, tỷ lệ giá trị sản lượng bình quân một lao động và tỷ lệ giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản lượng của các ngành. Phương pháp này không nhằm bổ sung hay thay thế phương pháp ShiftShare Analyis (SSA) vì trong phương pháp SSA biến số trung tâm là cơ cấu lao động, còn trong phương pháp này là cơ cấu sản lượng theo ngành. Tuy nhiên, với cách tiếp cận mới này cho phép khắc phục được nguy cơ sai số trong tính toán; tính đến tổng hợp các yếu tố tăng trưởng chứ không chi riêng di chuyển lao động và do đó giải thích toàn diện hơn về nguồn gốc của tăng trưởng năng suất. Phương pháp được tóm tắt như sau: Giả sử nền kinh tế có n ngành Gọi X (t) , X (t 1) là tổng GTSX của nền kinh tế năm t và năm (t+1). L(t) , L(t 1) là tổng lực lượng lao động thực tế năm t và (t+1). (t) (t 1) Li và Li là lực lượng lao động ngành i năm t và năm (t+1) (i=1;n). X s i là tỷ trọng GTSX của ngành i trong tổng GTSX của toàn bộ nền kinh tế (X), ( i= (1; n). i X VAi vi là tỷ lệ GTGT của ngành i với VAi là GTGT ngành i. X i Năng suất lao động xã hội tính theo GDP n n VAi vi X i n GDP i 1 i 1 X LP visi L L L L i 1 Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động giữa hai thời điểm so sánh được xác định là: 1150
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 (t 1) (t) X n (t 1) (t 1) X n (t) (t) v s v s LP LP (t 1) i 1 i i (t) i 1 i i G(LP) t 1 t L L (1) (t) LP X n (t) (t) t v s (t) i 1 i i L (t 1) (t) (t 1) X (t) X x (t 1) ; x (t) Đặt L L là giá trị sản xuất trung bình tính trên một lao động của nền kinh tế ở thời điểm (t+1) và t; Khi đó, biểu thức (1) được viết lại như sau: (t 1) n (t 1) (t 1) (t) n t t (t 1) (t) x v s x v s LP LP i i i i G(LP) i 1 i 1 (2) (t) (t) n t (t) LP x v si i 1 i Hệ thức (2) có thể được phân rã dưới dạng sau: n n n (t) (t) (t 1) (t) (t) (t) (t 1) (t) (t) (t) (t 1) (t) x vi (si si ) x si (vi vi ) vi si ( x x ) i 1 i 1 i 1 G(LP) n n n (t) (t) (t) (t) (t) (t) (t) (t) (t) x vi si x vi si x vi si i 1 i 1 i 1 n n (t) (t 1) (t) (t 1) (t) (t) (t 1) (t) (t 1) (t) x (si si ) ( vi vi ) si ( vi vi ) (x x ) i 1 i 1 n n (t) (t) (t) (t) (t) (t) x vi si x vi si i 1 i 1 n n (t) (t 1) (t) (t 1) (t) (t 1) (t) (t 1) (t) (t 1) (t) vi ( si si ) (x x ) (vi vi ) ( si si ) (x x ) i 1 i 1 (3) n n (t) (t) (t) (t) (t) (t) x vi si x vi si i 1 i 1 Biểu thức (3) phân rã tăng trưởng năng suất lao động thành 7 phân thức bộ phận: Phân thức thứ nhất trong biểu thức (3) phản ánh tổ hợp các chênh lệch tỷ trọng các ngành trong tổng thể nền kinh tế giữa thời kỳ (t+1) và thời kỳ (t) với trọng số là tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành và tỷ lệ tăng giá trị sản xuất bình quân trên một lao động ở thời kỳ gốc. Hệ thức này cho thấy, nếu tăng tỷ trọng ở ngành có tỷ lệ giá trị gia tăng cao và tương ứng giảm tỷ trọng ở ngành có tỷ lệ giá trị gia tăng thấp hơn sẽ tác động làm tăng NSLĐXH, tức giá trị phân thức này sẽ > 0 và ngược lại, giá trị phân thức sẽ < 0 nếu tăng tỷ trọng ở ngành có tỷ lệ giá trị gia tăng thấp. Giá trị phân thức thứ nhất này thể hiện mức đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lượng vào tăng trưởng năng suất. Tương tự như trong phương pháp SSA, tác động dạng này ta gọi là “hiệu ứng chuyển dịch tĩnh”, nghĩa là chỉ xét tác động trong trường hợp có sự thay đổi đơn thuần về cơ cấu ngành theo sản lượng. Phân thức thứ 2 phản ánh tổ hợp các chênh lệch tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành giữa thời kỳ (t+1) và thời kỳ (t) với trọng số là tỷ trọng của các ngành và giá trị sản xuất bình quân trên một lao động ở thời kỳ gốc. Hệ thức này phản ánh NSLĐXH sẽ được tăng lên khi tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành được cải thiện trong điều kiện không có chuyển dịch cơ cấu ngành và thay đổi giá trị sản xuất trung bình của lao động. Trong trường hợp này, tăng trưởng NSLĐXH là kết quả của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế bằng nhiều biện pháp khác nhau như giảm tỷ lệ sản xuất gia công, tăng tỷ trọng sản xuất chế biến sâu, tăng hàm lượng công nghệ, Biến động của năng suất lao động xã hội trong trường hợp này là kết quả của “nâng cao chất lượng tăng trưởng nội ngành”. 1151
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Phân thức thứ 3, phản ánh phần đóng góp vào tăng trưởng NSLĐXH do tăng mức giá trị sản xuất bình quân của một lao động ở thời kỳ (t+1) trong khi cơ cấu ngành và tỷ lệ giá trị gia tăng các ngành không thay đổi. Việc tăng mức giá trị sản xuất bình quân trên một lao động có thể do mở rộng quy mô các ngành sản xuất gia công cho nước ngoài, tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế trong khi các ngành có giá trị gia tăng thấp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của nền kinh tế. Phân thức thứ 4, không chỉ thể hiện tổ hợp những thay đổi về tỷ trọng các ngành mà còn bao gồm cả sự thay đổi về tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành. Hệ thức này phản ánh phần đóng góp do tương tác giữa sự thay đổi tỷ trọng các ngành và giá trị gia tăng của các ngành. Theo đó, giá trị của hệ thức > 0 khi sự chuyển dịch cơ cấu theo cách tăng tỷ trọng ở ngành có mức tăng tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn. Dạng tác động này cũng được gọi là “hiệu ứng chuyển dịch động”. Phân thức thứ 5, phản ánh phần đóng góp của việc tăng giá trị sản xuất trung bình trong trường hợp có tác động tương tác với thay đổi tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành. Rõ ràng, việc tăng mức giá trị sản xuất trung bình chỉ có thể làm tăng NSLĐXH khi tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành được cải thiện. Phân thức thứ 6, thể hiện tác động tương tác giữa tăng giá trị sản xuất trung bình và sự thay đổi tỷ trọng các ngành đến tăng trưởng NSLĐXH. Sự đóng góp này sẽ > 0 khi tăng giá trị sản xuất ứng với việc tăng tỷ trọng các ngành có tỷ lệ giá trị gia tăng cao và giảm tỷ trọng các ngành có tỷ lệ giá trị gia tăng thấp. Phân thức thứ 7, phản ánh tổng hợp đóng góp của cả 3 yếu tố là chuyển dịch cơ cấu ngành, thay đổi tỷ lệ giá trị gia tăng các ngành và thay đổi suất giá trị sản xuất trung bình trên một lao động trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Rõ ràng, khi mức giá trị sản xuất trung bình trên một lao động tăng lên, tăng trưởng năng suất sẽ > 0 khi sự chuyển dịch cơ cấu ngành hướng vào việc tăng tỷ trọng các ngành có tỷ lệ giá trị gia tăng cao, và càng được khuếch đại lên khi tăng tỷ trọng vào các ngành có mức tăng tỷ lệ giá trị gia tăng cao. Việc phân rã nhịp độ tăng NSLĐXH theo biểu thức (3) cho phép bóc tách mức đóng góp của 3 yếu tố gồm: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thay đổi tỷ lệ giá trị gia tăng các ngành và giá trị sản xuất trung bình trên lao động đến tăng trưởng NSLĐXH. Trong trường hợp giá trị sản xuất trung bình trên một lao động không thay đổi, biểu thức (3) trở về dạng ngắn gọn sau đây: n n n (t) (t 1) (t) (t) (t 1) (t) (t 1) (t) (t 1) (t) vi (si si ) si (vi vi ) (si si ) ( vi vi ) i 1 i 1 i 1 (4) G(LP) n n n (t) (t) (t) (t) (t) (t) vi si vi si vi si i 1 i 1 i 1 Rõ ràng, việc hạch toán đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành và tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành trong trường hợp này trở nên đơn giản và rõ ràng hơn. Như vậy, biểu thức (3) đã giải thích được cơ chế tác động của các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng năng suất bao gồm: chuyển dịch cơ cấu sản lượng; thay đổi hệ số giá trị gia tăng; thay đổi giá trị sản xuất/lao động; tổng hợp tác tương tác giữa chuyển dịch cơ cấu với thay đổi hệ số giá trị gia tăng; và thay đổi giá trị sản xuất/lao động. 3.2. Mô tả dữ liệu phân tích Vận dụng phương pháp phân rã được trình bày ở trên, nghiên cứu sử dụng bộ số liệu của Tổng Cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 về tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tính đến thời điểm 1/7 hàng năm và chỉ tiêu giá trị giá trị gia tăng, giá trị tổng giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế (gồm có ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) theo giá so sánh năm 2010. Biểu thức (3) được tính toán dựa vào số liệu thu thập nhằm đánh giá mức độ tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lượng đến tốc độ tăng năng suất lao động xã hội của Việt Nam. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng các ngành được tính bằng tỷ số giữa giá trị sản xuất các ngành và tổng đầu ra của nền kinh tế. Hệ số giá trị gia tăng của các ngành được tính bằng tỷ số giữa giá trị gia tăng và giá trị sản xuất của ngành (theo giá cơ bản). 1152
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Ở phương pháp này tăng trưởng NSLĐXH được phân rã thành 7 yếu tố cấu thành: (1) Chuyển dịch cơ cấu; (2) Thay đổi hệ số giá trị gia tăng; (3) Tăng giá trị sản xuất/lao động; (4) Chuyển dịch cơ cấu và hệ số giá trị gia tăng; (5) Thay đổi hệ số giá trị gia tăng và giá trị sản xuất/lao động; (6) Chuyển dịch cơ cấu và tỷ lệ giá trị sản xuất/lao động; (7) Tương tác tổng hợp của 3 yếu tố CDCC – hệ số giá trị gia tăng – giá trị sản xuất/lao động. Hoặc có thể tổng hợp thành 3 yếu tố là: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thay đổi hệ số giá trị gia tăng các ngành và giá trị sản xuất bình quân một lao động theo hiệu ứng tĩnh và hiệu ứng động. 2. Kết quả nghiên cứu Bảng 1 thống kê một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018. Trong đó, NSLĐXH được tính theo giá hiện hành, còn tốc độ tăng trưởng NSLĐXH, hệ số giá trị gia tăng (VA/GO) và giá trị sản xuất bình quân một lao động (GO/L), tốc độ tăng GO/L được tính theo giá so sánh năm 2010. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 NSLĐXH Tốc độ tăng Hệ số giá Giá trị sản xuất bình Tốc độ tăng GTSX Năm (triệu đồng/ NSLĐXH trị gia tăng quân lao động bình quân lao lao động) (%) (%) (trđ/lao động) động (%) 1995 7.63 6.78 54.60 40.26 8.08 1996 8.85 6.58 53.88 43.49 8.01 1997 9.96 5.64 53.18 46.55 7.03 1998 11.22 4.09 52.65 48.93 5.12 1999 12.16 3.30 52.03 51.15 4.55 2000 12.82 1.76 51.11 52.98 3.58 2001 13.64 3.31 50.08 55.87 5.44 2002 14.83 3.37 49.03 58.99 5.59 2003 16.50 3.87 48.05 62.51 5.97 2004 18.74 4.72 47.13 66.75 6.77 2005 21.37 4.31 46.01 71.32 6.86 2006 24.14 3.71 44.80 75.97 6.52 2007 27.58 3.92 43.54 81.22 6.90 2008 34.78 2.58 42.51 85.33 5.06 2009 37.89 2.57 41.80 89.01 4.31 2010 43.99 3.40 40.78 94.34 6.00 2011 55.21 4.07 39.71 100.84 6.88 2012 63.11 3.98 38.82 107.26 6.37 2013 68.65 3.71 38.64 111.73 4.17 2014 74.66 4.66 38.47 117.45 5.12 1153
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2015 79.35 6.64 38.23 126.03 7.31 2016 84.47 5.27 37.78 134.28 6.54 2017 93.22 6.08 37.18 144.71 7.77 2018 102.16 6.13 36.72 155.51 7.46 Bình quân 39.04 4.35 44.86 84.27 6.14 1995 - 2018 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK Bảng 1 cho thấy NSLĐXH của Việt Nam tăng liên tục từ năm 1995 - 2018, NSLĐXH bình quân của nền kinh tế đạt 39,04 triệu đồng/lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng NSLĐXH lại không ổn định, thể hiện ở sự tăng hoặc giảm tăng trưởng năng suất hàng năm và trong cả giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng NSLĐXH bình quân của toàn nền kinh tế đạt 4,35%/năm. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất bình quân một lao động có xu hướng tăng liên tục qua các năm, điều đó chứng tỏ quy mô của nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Nhưng ngược lại hệ số giá trị gia tăng có xu hướng giảm dần từ năm 1995 (54,6%) đến năm 2018 (36,72%), đặc biệt là hệ số giá trị gia tăng ngành công nghiệp khá thấp (chỉ đạt 26,79% năm 2018). Tốc độ tăng của giá trị sản xuất bình quân lao động luôn cao hơn tốc độ tăng NSLĐXH ở tất cả các năm và khoảng cách đó nới rộng ra từ năm 2000 - 2012. Điều đó chứng tỏ rằng hiệu quả sản xuất của nền kinh tế thấp, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, nền kinh tế mới chỉ gia tăng về quy mô mà chưa chú trọng đến chất lượng tăng trưởng. Để lượng hóa tác động của chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam, nghiên cứu phân rã nguồn tăng trưởng NSLĐXH theo biểu thức (3), kết quả thể hiện ở bảng 2: 1154
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 2: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trƣởng NSLĐXH Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 Chuyển dịch cơ cấu Thay đổi VA/GO Chuyển dịch cơ cấu Tƣơng tác tổng hợp Tốc độ Chuyển dịch cơ cấu Thay đổi VA/GO Thay đổi GO/L và thay đổi VA/GO và GO/L và thay đổi GO/L của 3 yếu tố Năm tăng NSLĐXH Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng (Điểm %) đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp đóng góp (Điểm %) (%) (Điểm %) (%) (Điểm %) (%) (Điểm %) (%) (Điểm %) (%) (Điểm %) (%) (Điểm %) (%) 1995 6.78 -0.051 -0.745 -1.145 -16.878 8.083 119.176 -0.008 -0.119 -0.093 -1.364 -0.004 -0.060 -0.001 -0.010 1996 6.58 -0.150 -2.286 -1.162 -17.667 8.011 121.778 -0.014 -0.210 -0.093 -1.415 -0.012 -0.183 -0.001 -0.017 1997 5.64 -0.164 -2.902 -1.123 -19.926 7.030 124.694 -0.014 -0.244 -0.079 -1.401 -0.011 -0.204 -0.001 -0.017 1998 4.09 -0.047 -1.140 -0.934 -22.857 5.119 125.295 -0.003 -0.066 -0.048 -1.170 -0.002 -0.058 0.000 -0.003 1999 3.30 -0.230 -6.965 -0.958 -29.020 4.546 137.712 -0.003 -0.088 -0.044 -1.319 -0.010 -0.317 0.000 -0.004 2000 1.76 -0.190 -10.800 -1.550 -87.891 3.580 202.977 -0.013 -0.727 -0.055 -3.146 -0.007 -0.387 0.000 -0.026 2001 3.31 -0.185 -5.594 -1.819 -54.981 5.440 164.470 -0.019 -0.568 -0.099 -2.991 -0.010 -0.304 -0.001 -0.031 2002 3.37 -0.153 -4.546 -1.927 -57.145 5.590 165.739 -0.019 -0.567 -0.108 -3.194 -0.009 -0.254 -0.001 -0.032 2003 3.87 -0.278 -7.180 -1.687 -43.643 5.970 154.425 -0.021 -0.536 -0.101 -2.605 -0.017 -0.429 -0.001 -0.032 1155 2004 4.72 -0.251 -5.327 -1.661 -35.214 6.774 143.595 -0.014 -0.288 -0.113 -2.385 -0.017 -0.361 -0.001 -0.019 2005 4.31 0.037 0.853 -2.398 -55.655 6.856 159.126 -0.023 -0.530 -0.164 -3.816 0.003 0.058 -0.002 -0.036 2006 3.71 -0.033 -0.881 -2.569 -69.174 6.516 175.493 -0.030 -0.819 -0.167 -4.508 -0.002 -0.057 -0.002 -0.053 2007 3.92 -0.069 -1.773 -2.698 -68.920 6.903 176.316 -0.027 -0.695 -0.186 -4.758 -0.005 -0.122 -0.002 -0.048 2008 2.58 0.069 2.656 -2.426 -94.028 5.063 196.275 -0.007 -0.263 -0.123 -4.761 0.003 0.134 0.000 -0.013 2009 2.57 -0.177 -6.877 -1.489 -58.006 4.311 167.936 -0.006 -0.245 -0.064 -2.501 -0.008 -0.297 0.000 -0.011 2010 3.40 -0.183 -5.373 -2.237 -65.711 5.996 176.126 -0.025 -0.736 -0.134 -3.940 -0.011 -0.322 -0.002 -0.044 2011 4.07 -0.154 -3.779 -2.435 -59.796 6.884 169.045 -0.042 -1.022 -0.168 -4.117 -0.011 -0.260 -0.003 -0.070 2012 3.98 -0.043 -1.087 -2.173 -54.662 6.366 160.141 -0.031 -0.792 -0.138 -3.480 -0.003 -0.069 -0.002 -0.050 2013 3.71 0.041 1.095 -0.483 -13.027 4.174 112.483 -0.002 -0.051 -0.020 -0.544 0.002 0.046 0.000 -0.002 2014 4.66 -0.241 -5.185 -0.194 -4.175 5.116 109.840 0.000 0.000 -0.010 -0.214 -0.012 -0.265 0.000 0.000 2015 6.64 -0.558 -8.410 -0.062 -0.934 7.308 110.126 -0.006 -0.093 -0.005 -0.068 -0.041 -0.615 0.000 -0.007 2016 5.27 -0.428 -8.122 -0.756 -14.357 6.543 124.232 -0.014 -0.265 -0.049 -0.939 -0.028 -0.531 -0.001 -0.017 2017 6.08 -0.451 -7.415 -1.101 -18.117 7.767 127.829 -0.018 -0.291 -0.086 -1.407 -0.035 -0.576 -0.001 -0.023 2018 6.13 -0.513 -8.370 -0.720 -11.749 7.462 121.816 -0.011 -0.183 -0.054 -0.877 -0.038 -0.625 -0.001 -0.014 1995- 4.35 -0.183 -4.173 -1.488 -40.564 6.142 147.777 -0.015 -0.392 -0.092 -2.372 -0.012 -0.252 -0.001 -0.024 2018 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Vụ Tài khoản QG, Tổng cục Thống kê bằng phương pháp phân rã
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Từ bảng 2 có thể thấy rằng tăng trưởng NSLĐXH của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 chủ yếu do tăng giá trị sản xuất bình quân trên một lao động (GO/L), tỷ trọng đóng góp của GO/L bình quân chiếm 147,78% trong tăng trưởng NSLĐXH. Còn đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành cũng như hệ số giá trị gia tăng của các ngành phần lớn mang dấu âm, tức là làm giảm tăng trưởng NSLĐXH. Kết quả này cho thấy, nền sản xuất của Việt Nam trong 24 năm qua chủ yếu vẫn dựa vào mở rộng quy mô trên cơ sở tăng quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào, nền sản xuất vẫn ở trình độ gia công cho nước ngoài nên giá trị gia tăng thấp, tăng trưởng của nền kinh tế lệ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài. Mặc dù trong 24 năm qua đóng góp của tăng giá trị sản xuất bình quân một lao động vào tăng trưởng NSLĐXH là lớn nhất nhưng xu hướng không ổn định. Giá trị sản xuất bình quân lao động có xu hướng tăng mạnh từ 119,18% năm 1995 đến 202,98% năm 2000, sau đó giảm xuống 143,6% năm 2004, rồi lại tăng đến 196,28% năm 2008, rồi lại giảm mạnh xuống 109,84% năm 2014, đến năm 2018 chiếm 121,82%. Tương ứng với các mốc thời gian đó thì đóng góp của hệ số giá trị gia tăng và chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng NSLĐXH có chiều hướng ngược lại. Điều này cho thấy phần đóng góp của chuyển dịch cơ cấu sản lượng và hệ số giá trị gia tăng bị lấn át, không những không được cải thiện mà còn có chiều hướng giảm sút. Nhận định này càng được khẳng định thêm khi hệ số giá trị gia tăng chung của nền kinh tế liên tục giảm từ 54,6% năm 1995 xuống còn 36,72% năm 2018 (bảng 1) và chuyển dịch cơ cấu sản lượng của các ngành có xu hướng chậm dần, giai đoạn 1995 - 2006 đạt 20,6% sang đến giai đoạn 2007 - 2018 đạt 11,9% (hình 1). Sự suy giảm hệ số giá trị gia tăng của các ngành kết hợp với chuyển dịch cơ cấu sản lượng chậm trong thời gian qua và không hướng vào việc nâng cao tỷ trọng của các ngành có hệ số giá trị gia tăng cao đã có tác động tiêu cực đến tăng trưởng NSLĐXH. Trong thời kỳ nghiên cứu, sự biến động của hệ số giá trị gia tăng các ngành diễn ra theo chiều hướng xấu, các ngành có mức suy giảm hệ số giá trị gia tăng là phổ biến trong giai đoạn 1995 - 2018 (hình 2). Hình 1: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế giai đoạn 1995 - 2018 (%) Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK Hình 2: Biến động hệ số giá trị gia tăng của các ngành kinh tế, 1995 - 2018 (%) Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK Hệ số giá trị gia tăng của các ngành có chiều hướng suy giảm có thể được lý giải do: (i) chi phí 1156
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 trung gian của các ngành vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế và có biểu hiện tăng nhanh từ năm 2000 - 2013; (ii) và giá trị sản xuất (GO) của các ngành luôn tăng nhanh hơn giá trị gia tăng (VA). Hình 3 cho thấy, tốc độ tăng GO luôn cao hơn tốc độ tăng VA của các ngành ở tất cả các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Khoảng cách này lớn nhất ở ngành công nghiệp và hiện nay vẫn khá lớn, còn ở ngành dịch vụ và ngành nông nghiệp đã có xu hướng thu hẹp dần từ năm 2012 - 2018. Bên cạnh đó, mặc dù ngành công nghiệp có tốc độ tăng VA và tăng GO cao nhất so với hai ngành còn lại nhưng nhịp độ tăng trưởng của ngành lại không ổn định qua các năm, hệ số giá trị gia tăng của ngành công nghiệp thấp nhất trong ba ngành. Điều này phản ánh chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là thấp và không bền vững. Hình 3: Tốc độ tăng VA và tốc độ tăng GO của các ngành, 1995 - 2018 (%) Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK Bảng 2 mới cho biết đóng góp của các yếu tố thành phần đến tăng NSLĐXH mà chưa chỉ ra được đóng góp thuần của các yếu tố, đồng thời chưa cho biết tác động độc lập và tương tác giữa các yếu tố. Để thấy rõ hơn đóng góp của chuyển dịch cơ cấu sản lượng đến tăng trưởng NSLĐXH trong giai đoạn 1995 - 2018, bài viết tiếp tục phân rã cơ chế tác động thành tác động “tĩnh” và tác động “động”. Tác động “tĩnh” được hiểu là tác động do sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng ngành có hệ số giá trị gia tăng cao và giảm tỷ trọng của ngành có hệ số giá trị gia tăng thấp hơn, còn tác động “động” tạo ra bởi việc tăng tỷ trọng của ngành có tốc độ tăng hệ số giá trị gia tăng cao hơn đồng thời giảm tỷ trọng của ngành có tốc độ tăng hệ số giá trị gia tăng thấp hơn. Nói cách khác, tác động "động" được tạo ra khi một ngành vừa tăng nhanh được hệ số giá trị gia tăng, vừa tăng được tỷ trọng của mình trong tổng thể nền kinh tế. Tất nhiên, trong trường hợp ngược lại, khi sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo cách tăng tỷ trọng vào ngành vừa có hệ số giá trị gia tăng thấp vừa có tốc độ suy giảm hệ số giá trị gia tăng nhanh thì sẽ gây nên sự bất lợi lớn đối với tăng trưởng NSLĐXH. Bảng 3 sau đây sẽ phân rã đóng góp của 2 dạng thức đó theo từng yếu tố. 1157
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 3: Phân tích đóng góp tĩnh và động đến tăng NSLĐXH giai đoạn 1995-2018 Đơn vị tính: Điểm % Nền kinh tế Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Đóng Đóng Đóng Năm Tốc độ tăng CD CD VA VA CD CD VA VA CD CD VA VA CD CD VA VA GO/L góp GO/L góp GO/L góp GO/L NSLĐXH tĩnh động tĩnh động tĩnh động tĩnh động tĩnh động tĩnh động tĩnh động tĩnh động ngành ngành ngành 1995 6.78 -0.05 -0.01 8.08 -1.14 -0.09 0.82 -1.29 -0.09 2.56 -0.34 -0.03 3.02 1.27 0.08 2.18 -0.47 -0.04 2.94 -0.04 0.00 3.34 -0.34 -0.03 1996 6.58 -0.15 -0.03 8.01 -1.16 -0.09 0.64 -1.39 -0.10 2.44 -0.29 -0.02 3.33 1.57 0.09 2.25 -0.53 -0.04 2.60 -0.33 -0.02 3.32 -0.35 -0.03 1997 5.64 -0.16 -0.03 7.03 -1.12 -0.08 0.58 -1.15 -0.07 2.05 -0.24 -0.02 3.08 1.51 0.08 2.07 -0.54 -0.04 1.98 -0.53 -0.03 2.91 -0.35 -0.02 1998 4.09 -0.05 -0.01 5.12 -0.93 -0.05 0.38 -0.73 -0.03 1.44 -0.29 -0.01 2.41 1.16 0.05 1.58 -0.36 -0.02 1.29 -0.48 -0.02 2.10 -0.29 -0.01 1999 3.30 -0.23 -0.01 4.55 -0.96 -0.04 0.83 -0.16 -0.01 1.25 -0.25 -0.01 2.32 1.23 0.04 1.45 -0.38 -0.02 0.16 -1.30 -0.05 1.85 -0.33 -0.01 2000 1.76 -0.19 -0.02 3.58 -1.55 -0.06 0.07 -0.52 -0.01 0.98 -0.37 -0.01 1.44 1.09 0.01 1.19 -0.82 -0.03 0.26 -0.76 -0.02 1.41 -0.37 -0.01 2001 3.31 -0.19 -0.03 5.44 -1.82 -0.10 0.18 -0.84 -0.03 1.47 -0.39 -0.02 1.91 1.15 0.02 1.85 -1.06 -0.06 1.22 -0.49 -0.02 2.13 -0.37 -0.02 2002 3.37 -0.15 -0.03 5.59 -1.93 -0.11 0.45 -0.68 -0.03 1.47 -0.29 -0.02 1.43 0.81 0.01 1.94 -1.26 -0.07 1.50 -0.28 -0.01 2.18 -0.37 -0.02 1158 2003 3.87 -0.28 -0.04 5.97 -1.69 -0.10 0.26 -0.89 -0.04 1.54 -0.33 -0.02 2.20 1.20 0.03 2.09 -1.06 -0.06 1.41 -0.59 -0.03 2.34 -0.29 -0.02 2004 4.72 -0.25 -0.03 6.77 -1.66 -0.11 0.48 -0.82 -0.04 1.70 -0.33 -0.02 2.56 1.11 0.04 2.43 -0.95 -0.06 1.67 -0.54 -0.03 2.65 -0.38 -0.03 2005 4.31 0.04 -0.02 6.86 -2.40 -0.16 0.32 -0.91 -0.05 1.68 -0.37 -0.03 1.81 0.87 0.02 2.51 -1.49 -0.10 2.18 0.08 0.00 2.67 -0.54 -0.04 2006 3.71 -0.03 -0.03 6.52 -2.57 -0.17 0.23 -0.93 -0.05 1.55 -0.32 -0.02 1.36 0.87 0.01 2.40 -1.81 -0.12 2.12 0.02 0.00 2.57 -0.44 -0.03 2007 3.92 -0.07 -0.03 6.90 -2.70 -0.19 0.27 -0.89 -0.05 1.60 -0.37 -0.03 1.43 0.83 0.01 2.54 -1.84 -0.13 2.22 -0.02 0.00 2.76 -0.49 -0.03 2008 2.58 0.07 0.00 5.06 -2.43 -0.12 0.42 -0.42 -0.02 1.14 -0.26 -0.01 0.23 0.18 0.00 1.87 -1.73 -0.09 1.93 0.31 0.01 2.06 -0.43 -0.02 2009 2.57 -0.18 -0.01 4.31 -1.49 -0.06 -0.18 -0.82 -0.02 0.96 -0.29 -0.01 1.28 0.67 0.01 1.56 -0.92 -0.04 1.47 -0.03 0.00 1.79 -0.28 -0.01 2010 3.40 -0.18 -0.04 6.00 -2.24 -0.13 0.12 -0.85 -0.04 1.30 -0.27 -0.02 1.52 0.92 0.01 2.19 -1.52 -0.09 1.77 -0.25 -0.01 2.51 -0.45 -0.03 2011 4.07 -0.15 -0.06 6.88 -2.44 -0.17 0.32 -0.82 -0.05 1.45 -0.24 -0.02 1.77 1.14 0.02 2.53 -1.79 -0.12 1.98 -0.47 -0.03 2.91 -0.40 -0.03 2012 3.98 -0.04 -0.04 6.37 -2.17 -0.14 0.16 -0.84 -0.04 1.31 -0.25 -0.02 1.91 1.11 0.02 2.36 -1.49 -0.09 1.91 -0.32 -0.02 2.71 -0.43 -0.03 2013 3.71 0.04 0.00 4.17 -0.48 -0.02 0.22 -0.57 -0.02 0.83 -0.02 0.00 1.31 0.11 0.00 1.56 -0.35 -0.01 2.18 0.51 0.02 1.78 -0.12 -0.01 2014 4.66 -0.24 -0.01 5.12 -0.19 -0.01 0.46 -0.45 -0.02 0.99 -0.05 0.00 2.00 0.25 0.01 1.91 -0.17 -0.01 2.20 -0.04 0.00 2.21 0.03 0.00 2015 6.64 -0.56 -0.05 7.31 -0.06 0.00 0.42 -0.90 -0.07 1.38 0.00 0.00 3.55 0.93 0.06 2.75 -0.18 -0.01 2.67 -0.60 -0.05 3.18 0.12 0.01 2016 5.27 -0.43 -0.04 6.54 -0.76 -0.05 0.09 -1.02 -0.07 1.19 -0.02 0.00 2.56 0.79 0.04 2.52 -0.74 -0.05 2.62 -0.20 -0.01 2.83 0.00 0.00 2017 6.08 -0.45 -0.05 7.77 -1.10 -0.09 0.37 -0.87 -0.07 1.35 -0.04 0.00 2.81 0.80 0.04 3.04 -0.99 -0.08 2.89 -0.39 -0.03 3.38 -0.07 -0.01 2018 6.13 -0.51 -0.05 7.46 -0.72 -0.05 0.45 -0.70 -0.05 1.25 -0.04 0.00 3.06 0.78 0.04 2.95 -0.66 -0.05 2.61 -0.60 -0.04 3.27 -0.02 0.00 1995-2018 4.35 -0.18 -0.03 6.14 -1.49 -0.09 0.35 -0.81 -0.04 1.45 -0.24 -0.01 2.10 0.93 0.03 2.15 -0.96 -0.06 1.91 -0.31 -0.02 2.54 -0.29 -0.02 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK bằng phương pháp phân rã
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Từ bảng 3 có thể thấy rằng, tăng trưởng NSLĐXH giai đoạn 1995 - 2018 chủ yếu do đóng góp của thay đổi giá trị sản xuất bình quân lao động là 6,14 điểm %, đóng góp thuần của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH là -0,21 điểm %, đóng góp thuần của thay đổi hệ số giá trị gia tăng đến tăng trưởng NSLĐXH là -1,58 điểm %. Kết quả này có nghĩa là thay đổi giá trị sản xuất bình quân lao động làm tăng trưởng NSLĐXH tăng 6,14 điểm %, chuyển dịch cơ cấu ngành làm tăng trưởng NSLĐXH giảm 0,21 điểm %, thay đổi hệ số giá trị gia tăng có tác động làm tăng trưởng NSLĐXH giảm 1,58 điểm %. Như vậy, cả chuyển dịch cơ cấu sản lượng và thay đổi hệ số giá trị gia tăng đều có tác động bất lợi đến tăng trưởng NSLĐXH, trong đó tác động bất lợi chủ yếu từ thay đổi hệ số giá trị gia tăng. Bình quân giai đoạn 1995 - 2018 thay đổi giá trị sản xuất bình quân lao động đóng góp 141,17%; thay đổi hệ số giá trị gia tăng đóng góp -36,3%; chuyển dịch cơ cấu đóng góp -4,86% vào tăng NSLĐXH. Kết quả này cho thấy tác động bất lợi cho tăng trưởng NSLĐXH từ thay đổi hệ số giá trị gia tăng của các ngành là rất lớn. Điều đó càng khẳng định thêm rằng mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua vẫn chủ yếu theo chiều rộng; chất lượng tăng trưởng thấp; chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành có xu hướng chậm dần, các ngành có hệ số giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng năng suất của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu cũng chủ yếu do thay đổi giá trị sản xuất bình quân lao động. Trong giai đoạn 1995 - 2018, ngành công nghiệp - ngành dịch vụ - ngành nông nghiệp đóng góp bình quân vào tăng trưởng NSLĐXH lần lượt là 2,1 điểm % - 1,91 điểm % - 0,35 điểm %. Trong đó, yếu tố chuyển dịch cơ cấu sản lượng của ngành công nghiệp - ngành dịch vụ - ngành nông nghiệp lần lượt đóng góp vào tăng trưởng NSLĐXH là 0,96 điểm %; -0,33 điểm %; -0,85 điểm %. Tức là chuyển dịch cơ cấu sản lượng ngành công nghiệp làm tăng trưởng NSLĐXH tăng 0,96 điểm %; chuyển dịch cơ cấu sản lượng ngành dịch vụ và ngành nông nghiệp làm tăng trưởng NSLĐXH giảm 0,33 điểm % và giảm 0,85 điểm %. Còn thay đổi hệ số giá trị gia tăng của các ngành đều có tác động kìm hãm tăng trưởng NSLĐXH, đóng góp của thay đổi hệ số giá trị gia tăng ngành công nghiệp - ngành dịch vụ - ngành nông nghiệp tương ứng là -1,02 điểm %; -0,31 điểm %; -0,25 điểm %; có nghĩa là thay đổi hệ số giá trị gia tăng ngành công nghiệp - ngành dịch vụ - ngành nông nghiệp làm tăng trưởng NSLĐXH giảm 1,02 điểm %; giảm 0,31 điểm % và giảm 0,25 điểm %. Điều đó cho thấy tác động kìm hãm tăng trưởng năng suất của nền kinh tế từ thay đổi hệ số giá trị gia tăng của ngành công nghiệp là lớn nhất. Kết quả này phản ánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản lượng của Việt Nam trong thời gian qua, đó là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ. Mặc dù ngành công nghiệp có tỷ trọng giá trị sản xuất lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế nhưng hệ số giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp đều thấp, đặc biệt ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng hệ số giá trị gia tăng lại thấp nhất trong nền kinh tế. 3. Kết luận và kiến nghị giải pháp Nghiên cứu vận dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng NSLĐXH do Lê Huy Đức (2019) đề xuất để phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018. Phương pháp này phân rã nguồn tăng trưởng NSLĐXH thành 7 phân thức cấu thành từ các yếu tố: chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành, thay đổi hệ số giá trị gia tăng của các ngành và thay đổi giá trị sản xuất bình quân một lao động. Các phân thức cấu thành lại được gộp lại và biểu thị mức đóng góp “thuần” của yếu tố bao gồm tác động “tĩnh” và tác động “động”. Từ cách phân tách như vậy, mô hình phản ánh rõ ràng và đầy đủ mức đóng góp của các yếu tố nói chung và của chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lượng nói riêng đến tăng trưởng NSLĐXH. Tuy mô hình không thể hiện sự di chuyển của bất kỳ yếu tố nguồn lực nào cụ thể, nhưng chính thông qua quá trình chuyển dịch tỷ trọng các ngành trong tổng đầu ra đã mở ra một giới hạn lớn hơn về khả năng lựa chọn các tổ hợp nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng NSLĐXH theo hướng hiệu quả và bền vững. Đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với quá trình tái cấu trúc ngành kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: 1159
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thứ nhất, tăng trưởng NSLĐXH của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu do yếu tố tăng giá trị sản xuất bình quân một lao động quyết định. Bình quân giai đoạn 1995 - 2018, thay đổi giá trị sản xuất trên một lao động đóng góp 141,17% vào tăng trưởng năng suất của nền kinh tế. Điều này chứng minh mô hình tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng dựa vào mở rộng quy mô trên cơ sở tăng quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào. Thứ hai, nhìn chung chuyển dịch cơ cấu ngành có tác động bất lợi đến tăng trưởng NSLĐXH vì giá trị đóng góp thuần phần lớn đều mang dấu âm (ngoại trừ năm 2005, 2008 và 2013), trong đó tác động “tĩnh” có tỷ trọng lớn hơn tác động “động”. Bình quân giai đoạn 1995 - 2018, chuyển dịch cơ cấu đóng góp -4,86% vào tăng trưởng NSLĐXH, trong đó tác động “tĩnh” đóng góp -4,22% và tác động “động” đóng góp -0,65%. Kết quả này là do tác động của 2 quá trình: một là chưa giảm được tỷ trọng các ngành có hệ số giá trị gia tăng thấp và hai là chưa tăng được tỷ trọng của những ngành có tốc độ tăng hệ số giá trị gia tăng cao. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành còn chậm, những ngành có hệ số giá trị giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Thứ ba, mức đóng góp thuần của thay đổi hệ số giá trị gia tăng vào tăng trưởng năng suất có giá trị âm, tức là có tác động bất lợi cho tăng trưởng NSLĐXH, trong đó tác động “tĩnh” có đóng góp lớn hơn tác động “động”. Bình quân giai đoạn 1995 - 2018, thay đổi hệ số giá trị gia tăng đóng góp -36,3% vào tăng trưởng NSLĐXH, trong đó tác động “tĩnh” đóng góp -34,2% và tác động “động” đóng góp -2,1%. Do sự suy giảm hệ số giá trị gia tăng của các ngành, dẫn đến hậu quả là không chỉ tác động “tĩnh” tạo nên bất lợi lớn cho tăng trưởng năng suất mà cùng với chuyển dịch cơ cấu sản lượng, tác động “động” của nó cũng kìm hãm rất lớn đến NSLĐXH. Như vậy, tác động bất lợi cho tăng trưởng năng suất từ hệ số giá trị gia tăng của các ngành là rất lớn. Điều này càng chứng minh chất lượng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua là thấp. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố về vốn, tài nguyên và lao động năng suất thấp; chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học công nghệ và lao động có kỹ năng. Như vậy, từ kết quả phân tích đặt ra yêu cầu là cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình tái cấu trúc ngành kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, NSLĐXH và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu được đề xuất như sau: Thứ nhất, cần chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ở những ngành có hệ số giá trị gia tăng lớn hơn, giảm tỷ trọng ở những ngành có hệ số giá trị gia tăng thấp, đồng thời chú ý lựa chọn các ngành có tốc độ tăng hệ số giá trị gia tăng cao để nâng cao tỷ trọng của chúng nhằm đẩy nhanh quá trình gia tăng NSLĐXH. Chẳng hạn như: giảm nhanh hơn nữa tỷ trọng của ngành nông nghiệp bằng cách phát triển nhanh các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Trong nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các phân ngành theo hướng tạo lập các phân ngành có giá trị gia tăng cao, di chuyển lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Thứ hai, cần tận dụng tốt hơn lợi thế so sánh của các ngành và tăng cường áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng ở các ngành. Chẳng hạn như: trong công nghiệp – xây dựng, ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng chế biến, mang lại giá trị gia tăng cao, tập trung đầu tư khoa học – công nghệ hiện đại để tăng nhanh tỷ lệ giá trị gia tăng ở một số phân ngành có lợi thế. Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm chi phí trung gian và sử dụng lao động hợp lý. Thứ ba, cần tăng cường hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Thứ tư, cần tăng cường gắn kết giữa hội nhập quốc tế với tái cơ cấu ngành. Hội nhập quốc tế có thể đóng vai trò tích cực giúp thu hút nguồn lực (vốn, công nghệ, tri thức ) cho tái cơ cấu ngành kinh tế. 1160
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ark, B.V. (1995), Sectoral growth accounting and structural change in postwar Europe, Research Memorandum GD-3, GGDC, University of Groningen. [2]. Ark B.V. and Timmer M.(2003), Asia’s Productivity Performance and Potential: The ontribution of Sectors and Structural Change, Universityof Groningen & Conference Board. [3]. Broadberry, Stephen (2006): Agriculture and Structural Change: Lessions From The UK Experience in An International Context, IEHC 2006 Helsinki, Session 60. [4]. Chenery, H.B. and Taylor, L. (1986), Development Patterns among Countries and over time, Review of Economics and Statistics, 50(4): 487-521. [5]. Fabricant S. (1942), Employment in Manufacturing, 1899-1939, An Analysis of its Relation to the Volume of Production, National Bureau of Economic Research, New York. [6]. Kuznets S. (1966), Modern Economic Growth, CT: Yale University Press, New Haven. [7]. Lewis, W.A. (1954), Economic Development with Unlimited Suppliesof Labour, Manchester School of Economic and Social Studies, 22, pp.131-191. [8]. Le Huy Duc (2019), An analysis of the contribution of economic restructuring to social labor productivity growth: A case study of Vietnam, Journal of Economics and Development, Vol. 21, Special Issue, pp.51-68. [9]. Timmer M. And Szirmai A. (2000), Productivity Growth in Asian Manufacturing: The Structural Bonus Hypothesis Examined, Groningen Growth and Development Centre, Eindhoven Centre for Innovation Studies. [10]. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và CDCC ngành tới tăng trưởng năng suất ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ. [11]. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2015), Chuyển dịch cơ cấu ngành và đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành vào chất lượng tăng trưởng của Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ. [12]. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Ảnh hưởng của CDCC ngành của nền kinh tế tới TTKT ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. [13]. Nguyễn Quốc Tế và Nguyễn Thị Đông (2013), Đo lường tăng năng suất lao động ở Việt Nam bằng phương pháp phân tích tỉ trọng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 273, tr.17-25. [14]. Tổng cục thống kê Việt Nam (1995-2018), Niên giám thống kê các năm từ 1995 đến 2018, NXB Thống kê. [15]. UNIDO (2013), Industrial Development Report 2013. [16]. Viện năng suất Việt Nam (2017), Báo cáo năng suất Việt Nam 2017, nang-suat-viet-nam-2017.htm 1161