Phát triển các khu kinh tế - động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

pdf 9 trang Gia Huy 2380
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển các khu kinh tế - động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_cac_khu_kinh_te_dong_luc_thuc_day_kinh_te_viet_na.pdf

Nội dung text: Phát triển các khu kinh tế - động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

  1. PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ - ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP DEVELOPING ECONOMIC ZONES - MOTIVATION FOR PROMOTING THE ECONOMY OF VIETNAM IN THE INTEGRATION PERIOD ThS. Lê Thị Lan – ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt Kể từ năm 2003, Khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam ra đời đánh dấu cho sự phát triển của một mô hình kinh tế mới mang tính chất đột phá về mô hình phát triển cũng như các chính sách ưu đãi để tận dụng lợi thế tự nhiên vào tạo động lực phát triển của các vùng. Sau 12 năm hình thành và phát triển các Khu kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu ban đầu khá tốt. Bên cạnh đó, các Khu kinh tế cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy hội nhập kinh tế bằng cách việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất nhập khẩu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng mô hình đô thị mới hiện đại Bài viết đánh giá thực trạng phát triển và những đóng góp của các Khu kinh tế trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập, đồng thời, chỉ ra những hạn chế của Khu kinh tế Việt Nam từ đó đề ra một số khuyến nghị về chính sách để các mô hình mới này triển hơn nữa. Từ khóa:Khu kinh tế Việt Nam, hội nhập kinh tế Abstract The first coastal economic zone of Vietnam established in 2003, marking a new breakthough economic development model as well as incentives to take natural advantagesand development motivation of the region. After 12 years of establishment and development, the economic zones of Vietnam have achieved initial success. In addition, the economic zones also contribute significantly to the promotion of economic integration by attracting foreign investment , export promotion, and economic restructuring towards industrialization and buildinga new modern urban model. Key words:the economic zone of Vietnam, economic integration 785
  2. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO.Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ (Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, 2016). Hội nhập kinh tế thế giới đã giúp Việt Nam đi tắt đón đầu bằng cách sử dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ của thế giới để phát triển kinh tế cũng như đặt ra nhiều thử thách trong điều kiện hội nhập trong đó có việc xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển.Khu kinh tế ven biển (KKT) là mô hình mới có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa kinh tế. Khu kinh tế Chu Lai là Khu kinh tế mở đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 2003 nhằm tạo ra điều kiện và môi trường đặc biệt thuận lợi cho đầu tư và phát triển sản xuất công nghiệp. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập 18 KKT với tổng diện tích đất liền và mặt nước biển hơn 730.000 ha trong đó 15 KKT đã đi vào hoạt động. Tính đến hết năm 2015 các KKT cả nước thu hút được khoảng 300 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ USD và khoảng 840 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 566 nghìn tỷ đồng (Vụ quản lý KKT, 2015). Các doanh nghiệp trong KKT Việt Nam đã đạt doanh thu gần 10 tỷ USD (9,442 tỷ USD), đóng góp vào ngân sách 1.844 triệu USD, tạo việc làm thường xuyên cho 150 nghìn lao động (Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2015). Sự ra đời và phát triển của các KKT đã đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đó là chủ trương đúng đắn, góp phần tích cực chuyển một bộ phận lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn (khu vực có năng suất lao động thấp) sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Các KKT là động lực góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KKT VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về KKT Với những lợi thế so sánh về vị trí địa lý cũng như các điều kiện khác về tài nguyên thiên nhiên và quốc phòng an ninh Chính phủ chủ trương cho phép thành lập và phát triển các KKT biển Việt Nam. Đây được xem như là một bước ngoặt đột phá trong phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế các địa phương có biển nói riêng., hiện có 18 Khu kinh tế ven biển được phê duyệt trong quy hoạch phát triển Khu kinh tế ven biển của cả nước đến năm 2020 với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 730.553 ha (tương đương 7.305,53 km2), bằng khoảng 2,2% tổng diện tích của cả nước. Trong đódiện tích của 15 Khu kinh tế ven biển đã đi vào hoạt động là 628,982 ha 786
  3. Bảng 1: Danh sách các KKT Việt Nam Năm Diện Dân số 2014 Ước Dân số Stt Khu kinh tế Tỉnh/ TP thành tích (ha) (người) 2020 (người) lập 1 Chu Lai Quảng Nam 2003 32040 241,844 383,777 2 Dung Quất Quảng Ngãi 2005 45332.0 330,000 395,000 4 3 Vân Phong Khánh Hòa 2005 149,550 238,000 260,000 4 Nhơn Hội Bình Định 2005 12,000 84,000 155,000 5 Nghi Sơn Thanh Hóa 2006 18611.8 150,000 200,000 6 Vũng Áng Hà Tĩnh 2006 22,781 54,049 59,200 7 Chân Mây- Lăng Cô Thừa Thiên Huế 2006 27,108 38,890 90,000 8 Phú Quốc Kiên Giang 2007 58,923 109,000 380,000 9 Vân Đồn Quảng Ninh 2007 217,133 42,100 150,000 10 Đông Nam Nghệ An 2007 400,000 150,000 250,000 11 Đình vũ- Cát Hải Hải Phòng 2008 22541.8 106,823 310,000 3 12 Hòn La Quảng Bình 2008 10,000 44,000 45,000 13 Nam Phú Yên Phú Yên 2008 20,730 116,000 180,000 14 Định An Trà Vinh 2009 15,403 161,000 206,000 15 Năm Căn Cà Mau 2011 10,802 34,496 45.000 Tổng 682,982 1,900,202 3,108,977 Nguồn: Vụ quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch – Đầu tư 2.2.Tình hình thu hút đầu tư của các KKT Việt Nam Phát triển có hiệu quả các Khu kinh tế gắn liền với việc thực thi cơ chế chính sách mới đã góp phần ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Sau hơn 10 năm kể từ khi Khu kinh tế Việt Nam đầu tiên ra đời, các Khu kinh tế ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Đến năm 2015, các Khu kinh tế trong cả nước thu hút được khoảng 1,140 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 1400 nghìn tỷ đồng. Trong đó 300 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ USD và khoảng 840 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 566 nghìn tỷ đồng (Bảng ). Tổng vốn FDI vào các Khu kinh tế bằng hơn 40% tổng vốn FDI vào KCN, tổng vốn trong nước vào Khu kinh tế gấp 1,5 lần so với tổng vốn đầu tư trong nước vào KCN (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2012). Trong đó, có một số dự án lớn, quan trọng tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Dung Quất như: Nhà máy lọc dầu số 1 và số 2, Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, nhà máy cơ khí Doosan, các nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn, Vũng Áng, Nhà máy xi măng Nghi Sơn. 787
  4. ảng 2. : Tình hình đầu tư kinh doanh vào các KKT Việt Nam Đơn Chỉ tiêu 2006 2010 2011 2012 2013 2014 2015 vị Tổng số dự án 153 529 459 839 823 1,023 1,140 Tổng vốn đầu tư đăng tỷ 120,63 585,686 1,262,816 1,035,300 1,199,286 1,322,632 1,394,165 ký đồng 2 Tổng vốn đầu tư đã - 42,984 57,392 252,717 312,734 456,797 550,378 thực hiện Tỷ lệ VĐT thực hiện/ % 7.34 4.54 24.41 26.08 34.54 39.48 VĐT đăng ký Đầu tư nước ngoài dự Số dự án 3 86 104 173 199 247 300 án triệu Tổng vốn đầu tư đăng ký 816 14,229 33,574 29,183 36,105 36,995 39,000 USD Tổng vốn đầu tư đã thực " - 1,022 1,577 4,678 6,982 13,496 16,500 hiện Đầu tư trong nước dự Tổng số dự án 150 443 355 666 624 776 840 án tỷ 107,60 Tổng vốn đầu tư đăng ký 316,488 576,127 431,441 445,479 545,959 566,000 đồng 0 Tổng vốn đầu tư đã thực " - 23,649 25,144 155,914 166,959 173,462 200,000 hiện Tỷ giá bình quân 15,970 18,919 20,453 20,692 20,878 20,994 21,235 Nguồn: Xử lý số liệu từ Vụ quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch – Đầu tư * Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Luỹ kế đến cuối năm 2014, các KKT trên cả nước thu hút được 262 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 38,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 13,6 tỷ USD, bằng 35,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó riêng kế hoạch 3 năm 2012 - 2014 đã có thêm 111 dự án FDI mới được cấp GCNĐT và giải ngân thêm khoảng 8,4 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 3 năm này là 11,1 tỷ USD trong đó có một số dự án đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực điện tử, năng lượng, lọc dầu, hóa dầu, luyện kim, lốp xe của các Tập đoàn Formosa, LG, Samsung, Bridgestone, Technostar, Idemitsu Kosan, Mitsui. * Tình hình thu hút đầu tư trong nước Luỹ kế đến cuối năm 2014, các KKT trong cả nước thu hút được 821 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 581,1 ngàn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 217,4 ngàn tỷ đồng, bằng 37,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó riêng 3 năm 2012 - 2014 đã có thêm 292 dự án đầu tư mới được cấp GCNĐT và giải ngân thêm khoảng 55,8 ngàn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp mới và tăng thêm trong kỳ kế hoạch 3 năm này là 210,8 ngàn tỷ đồng trong đó có một số dự án đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực dầu khí, hóa dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, ô tô, du lịch, nghỉ dưỡng của các Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Trường Hải, Vingroup 788
  5. Hình 1: Tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh vào các KKT Việt Nam Vốn ĐKĐT (Nghìn tỷ đồng) Vốn ĐTTH (Nghìn tỷ đồng) Tổng số dự án 1,394 1,263 1,323 1,199 1,035 1,140 1,023 839 823 0,586 0,550 0,457 529 459 0,253 0,312 0,043 0,057 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nguồn: Vụ quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch – Đầu tư 2.3. Đóng góp của các KKT trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập Sau hơn 10 năm kể từ khi KKT đầu tiên được thành lập, các KKT Việt Nam đã đạt được những kết quả ban đầu khá ấn tượng. Doanh thu giai đoạn 2012-2015 khoảng 10.000 triệu USD. Đặc biệt năm 2012 có sự tăng trưởng vượt bậc từ 2.387 triệu USD lên 10.028 triệu USD tức là gấp 5 lần và gấp gần 10 lần so với năm 2011 (1.097 triệu USD). Có được kết quả này là do những dự án lớn như Nhà máy Lọc Hóa dầu Dung Quất, Nhà máy xi măng Nghi Sơn đi vào hoạt động. Giai đoạn 2012-2015 doanh thu tương đối ổn định là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và chưa có dự án mang tính đột phá nào có sản phẩm mới. Tuy nhiên, liên tục từ năm 2003-2015 các KKT Việt Nam đóng góp vào Ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên với tỷ lệ khá nhanh, ngay trong giai đoanh 2012-2015 khi doanh thu có lúc giảm nhẹ thì các khoản nộp ngân sách vẫn tiếp tục tăng. Năm 2014 các KKT đóng góp vào Ngân sách nhà nước là 1844 triệu USD chiếm tỷ lệ gần 5% tổng thu ngân sách quốc gia (817.200 tỷ đồng) tăng hơn 300 lần so với năm 2011. Bên cạnh đó các KKT cũng góp phần không nhỏ vào lưu thông quốc tế.Giá trị xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm. Đến năm 2014 giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KKT Việt Nam là 2.157 triệu USD và giá trị nhập khẩu là 5.254 triệu USD. Mặc dù mấy năm gần đây cán cân thanh toán của các KKT có xu hướng nhập siêu nhưng điều này cũng có thể lý giải được là do các dự án trong các KKT còn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện vì vậy cần nhập khẩu các dây truyền công nghệ có giá trị lớn. 789
  6. Hình 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KKT ĐVT: Tỷ USD 1. Doanh thu 2. Giá trị xuất khẩu 3. Giá trị nhập khẩu 4. Nộp ngân sách 12,000 10,000 10,280 10,000 9,615 9,442 8,000 6,000 5,254 5,500 4,000 2,157 2,387 2,585 2,500 2,000 1,973 1,900 1,097 1,513 1,495 1,059 1,209 727 1,844 369573 608 0 33252850 59 93 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nguồn: Vụ quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch – Đầu tư Việc xây dựng và phát triển KKT góp phần khai thác và phát huy thế mạnh của các vùng duyên hải, qua đó góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền vùng biển Việt Nam, gắn chặt giữa phát triển kinh tế với giữ vững an ninh quốc phòng. Việc đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh ra các vùng ven biển là một giải pháp quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả quỹ đất trong nội địa, tránh việc sử dụng đất lúa, đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Các KKT ven biển mặc dù mới được hình thành và phát triển được 12 năm nhưng một số KKT cũng đã sớm hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng cơ bản, thu hút được một số dự án đầu tư quan trọng, quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp then chốt như: cơ khí, ôtô, lọc dầu, hóa dầu, nhiệt điện, thép, đóng tầu, xi măng, điện tử, du lịch, dịch vụ logistics bước đầu phát huy vai trò động lực trong phát triển kinh tế địa phương và vùng, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ra biển Đông và gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển. 2.4. Những đóng góp của KKT trong việc thúc đấy quá trình hội nhập kinh tế Sau hơn 10 năm phát triển các KKT Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, Các KKT Việt Nam là diểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Sau 12 năm cac KKT đã thu hút được khoảng 300 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 39 tỷ USD, tức trung bình 130 triệu USD/ dự án. Như vậy, đa số là các dư án FDI có qui mô lớn, trong đó có dự án lớn nhất nước đó là nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (9 tỷ USD) Thứ hai, Các KKT góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.Sự phát triển của các KKT góp phần tăng nguồn thu ngân sách và thúc đẩy xuất nhập khẩu với quy mô ngày càng mở rộng. Hơn nữa, trong qui hoạch các KKT có các khu phi thuế quan, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hang hóa xuất nhập khầu. Trong thời gian tới các dự án lớn đi vào hoạt động sẽ góp phần lớn hơn nữa vào cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. 790
  7. Thứ ba, Các KKT đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển mới (tăng tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp). Các khu kinh tế đã thu hút được các dự án công nghiệp có qui mô lớn, có tính trọng điểm để phát triển các ngành có thế mạnh như nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nhà máy thép Doosan (Dung Quất), Khu liên hợp thép Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cảng nước sâu Vân Phong (Khánh Hòa) Thứ tư, các KKT Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc giải bài toán việc làm và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là xu hướng phát triển phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế. Các KKT hiện nay đang hình thành và phát triển mạnh mẽ, dần dần khẳng định vai trò và vị trí của mình vào nền kinh tế địa phương và quốc gia. Đây cũng là điểm đến của người lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Đến nay các KKT đã giải quyết việc làm cho gần 150 nghìn lao động ở các trình độ khác nhau. Bên cạnh đó sự phát triển của các KKT với các lính vực công nghệ cao đòi hỏi phải có các chuyên gia giỏi và lành nghề. Đây chính là cơ hội và là động lực để người lao động chất lượng cao phát triển. Thứ năm, các KKT góp phần thúc đẩy phát triển đô thị hiện đại và bảo vệ môi trường.Mô hình này phù hợp với xu hướng phát triển các đô thị hiện đại trên thế giới. Theo qui hoạch các khu đô thị sẽ phát triển song hành với các KKT. Điều này một mặt để tạo sự cân bằng xã hội, mặt khác tạo sự ổn định và phát triển bền vững về nguồn nhân lực cho khu kinh tế. Hiên nay các KKT đang bước đầu hình thành các khu vực đô thị, khu dịch vụ, khu vực dân cư tập trung. Đây sẽ là nền tảng để phát triển các đô thị hiện đại sau này. Hiên nay các Khu đô thị được quy hoạch ngay từ khi hình thành KKT nên khá khoa học cũng như được bố trí các hạ tầng về môi trường hợp lý 2.5. Những điểm còn hạn chếvà một số khuyến nghị về chính sách phát triển KKT Việt Nam Thứ nhất, hiệu quả đem lại từ các KKT chưa thực sự rõ nét. Sự phát triển của các KKT vẫn diễn ra với tốc độ chậm, chưa thực sự tạo nên động lực thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển và tạo động lực đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Thứ hai, có tình trạng chạy đua phát triển theo kiểu phong trào, bùng nổ theo một giai đoạn phát triển nhất định, dẫn đến sự phân tán các nguồn lực đầu tư, không đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển (cả vốn trung ương và vốn địa phương), thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, cơ chế chính sách thiếu tính đồng bộ Thứ ba, mới chỉ có số ít KKT có điều kiện thuận lợi để phát triển như Chu Lai, Dung Quất, Đình Vũ, Nghi Sơn Tuy nhiên, còn nhiều các KKT khác vẫn đang trong tình trạng mới hoàn thành quy hoạch chung và đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, kỹ thuật và phải mặt vói những thách thức về xã hội như phát triển bền vững, đô thị hóa, chuyển đổi có cấu ngành nghề Thứ tư, việc đầu tư vốn nhà nước vào phát triển 15 KKT đang dẫn tới sự dàn trải, phân tán các nguồn lực, hiệu quả đầu tư thấp. Hầu hết các KKT đều được thành lập dựa trên việc phát huy yếu tố bên trong và kỳ vọng với các tiềm năng sẵn có, cùng với đầu tư của Nhà nước Trong điều kiện phát triển hiện nay, kỳ vọng như thế không còn phù hợp. 791
  8. Để các KKT Việt Nam phát triển xứng tầm và góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập, các nhà hoach định chính sách cho KKT cần quan tâm đến các vấn đề sau: Một là, Xác định lợi thế đầu tư và định hướng chiến lược mũi nhọn để tạo sự khác biệt cho từng KKT. Điều này sẽ là cơ sở hoạch định chính sách phát triển cho các KKT, tránh tình trạng chồng chéo và cạnh tranh lẫn nhau trong việc thu hút đầu tư của các KKT Thứ hai,Hoàn thiện khung chính sách riêng cho KKT. KKT là một mô hình kinh tế mở và được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đột phá. Tuy nhiên các chính sách dành cho KKT vẫn đang được điều chỉnh cùng chung 1 nghị đinh là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP cùng với các khu công nghiệp và Khu chế xuât. Điều này dẫn đến trong con mắt của các nhà đầu tư, KKT không thực sự có sự khác biệt Thứ ba,Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đây là yếu tố quan trọng nền tảng cho một nền đại công nghiệp và các đô thị hiện đại.Vì vậy cần được quan tâm đầu tư đúng tầm. Thứ tư,Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các KKT Việt Namđể thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế Thứ năm, Tiếp tục đầu tư có trọng điểm và có bản sắc riêng cho các KKT.Giai đoạn 2012-2015 đã có 5 KKT được đầu tư trọng điểm. Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã quyết định chọn 8 khu kinh tế được ưu tiên tập trung đầu tư gồm: nhóm khu kinh tế Chu Lai - Dung Quất (Quảng Nam, Quảng Ngãi), khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hoá), khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang), khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên), khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và khu kinh tế Định An (Trà Vinh). Đây là chính sách đúng đắn cần được duy trì. 3.KẾT LUẬN KKT là mô hình phát triển mới mang tính đột phá cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế thế giới. Sau hơn 10 năm hoạt động các KKT đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng. Để các KKT Việt Nam phát huy thế mạnh nội lực sẵn có và xứng tầm là động lực kinh tế trong khu vực cần có những chính sách đồng bộ từ chính phủ và sự nỗ lực của các địa phương trong việc thực thi các chính sách này để KKT thực sự là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập 792
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ kế hoạch đầu tư (2015). Báo cáo tổng kết triển khai đề án rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven viển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015 và đề xuất lựa chọn trong giai đoạn 2016-2020 2. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và KKT. 3. Vụ quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch đầu tư (2015). Báo cáo tình hình hoạt động của các KKT Việt Nam 4. Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định số 1353/QĐ-TTg, ngày 23/9/2008 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các KKTVB của Việt Nam đến năm 2020 5. Thủ tướng Chính phủ (2012). Công văn số 1231/TTg-KTTH, ngày 17/8/2012 về Đề án rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số KKTVB để tập trung đầu tư giai đoạn 2013-2015 793