Phát triển doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung trong mối tương quan với cả nước

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2510
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung trong mối tương quan với cả nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_doanh_nghiep_vung_bac_trung_bo_va_duyen_hai_mien.pdf

Nội dung text: Phát triển doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung trong mối tương quan với cả nước

  1. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CẢ NƯỚC TO DEVELOP ENTERPRISES IN RELATION BETWEEN THE NORTH CENTRAL COAST REGION AND THE WHOLE COUNTRY ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh TS. Lê Nữ Minh Phương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ niên giám thống kê để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp (DN) ở vùng Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền Trung (BTB&DHMT) giai đoạn 10 năm từ 2008 - 2017 trong mối tương quan so sánh với cả nước. Kết quả cho thấy tốc độ phát triển của DN vùng BTB & DHMT ở các chỉ tiêu nghiên cứu về số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. theo xu hướng tăng lên tương tự với xu hướng doanh nghiệp cả nước. Năm 2008 vùng BTB&DHMT chỉ có 27.334 DN thì đến năm 2017 con số này là 73.705 DN, tăng bình quân 5.152 DN/năm đạt tốc độ phát triển bình quân là 111,65%/năm trong khi đó của cả nước là 112,63%. Tuy nhiên, xét về quy mô, năng lực sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh bình quân/doanh nghiệp thì xu hướng phát triển của doanh nghiệp vùng BTB&DHMT lại thấp hơn so với bình quân chung cả nước và chủ yếu là DN với quy mô vừa và nhỏ. Điều này cho thấy những khó khăn nhất định của khu vực doanh nghiệp ở vùng BTB&DHMT. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vùng BTB&DHMT trong thời gian đến. Từ khóa: Doanh nghiệp; giai đoạn 2008 - 2017; Bắc Trung Bộ & Duyên Hải Miền Trung; cả nước. Abstract Keywords: firm, period 2008 - 2017, North Central Coast region, Vietnam. 852
  2. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam (VN) hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, hệ thống các doanh nghiệp (DN) được xem là bộ phận quan trọng nhất, đóng góp quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Đến năm 2020, xây dựng DN VN có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh (Chính phủ, 2016) (Bộ KH&ĐT sách trắng DN VN, 2019) . Trong mối quan hệ tương quan với sự phát triển của cả nước, khu vực DN của vùng Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung (BTB&DHMT) cũng không nằm ngoài xu thế trên. Tính đến năm 2018 toàn vùng có 95.558 DN đang hoạt động tăng 8,7% so với năm 2017 có 87.898 DN đang hoạt độngBộ KH & ĐT sách trắng DN VN, 2019). Năm 2017, BTB&DHMT có 73.705 DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh với tổng vốn sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp đạt 2.014,48 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 1,68 triệu lao động với thu nhập bình quân/tháng của người lao động là 5,95 triệu đồng; góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (NGTK 2018). Vì vậy, trên cơ sở những mốc chính trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong đó đặc biệt là gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và gần đây tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng khác; bài viết này đề cập đến sự phát triển của các DN BTB&DHMT trong giai đoạn 10 năm từ 2008 - 2017. Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp bức tranh tổng quan về xu hướng phát triển doanh nghiệp vùng BTB&DHMT, từ đó thấy được mức độ phát triển và vị thế của doanh nghiệp vùng BTB&DHMT so với cả nước và đề xuất một số kiến nghị góp phần phát triển khu vực doanh nghiệp vùng trong thời gian đến. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Trong phạm vi của bài viết nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, phù hợp với những dữ liệu thống kê về DN theo vùng nghiên cứu sử dụng định nghĩa doanh nghiệp của Việt Nam (NGTK, 2018) như sau: Doanh nghiệp: Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân. Doanh nghiệp đang hoạt động: Là doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký, có mã số thuế, đang thực hiện việc kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh: Là doanh nghiệp trong năm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, có kết quả tạo ra hàng hóa, dịch vụ và có doanh thu hoặc phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh. Thuật ngữ này không bao gồm DN đang đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; DN đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không phát sinh doanh thu, chi phí SXKD; DN tạm ngừng và ngừng hoạt động có thời hạn Phát triển số lượng các doanh nghiệp thể hiện số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép tăng theo thời gian. Tiêu chí đánh giá qui mô doanh nghiệp thường được đánh giá thông qua số lao động, vốn và tài sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu đánh giá sự phát triển 853
  3. của doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu trong đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của Thủ tướng chính phủ năm 2018 (Thủ tướng Chính phủ, 2018). Cụ thể; trong phạm vi của nghiên cứu tập trung vào nhóm các chỉ tiêu sau: (1) Mức độ phát triển về số lượng doanh nghiệp; (2) Mức độ phát triển về lao động; (3) Mức độ thu hút vốn đầu tư và tài chính và (4) Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù có nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về thuật ngữ kinh doanh, nhưng theo điều 3 của Luật doanh nghiệp 2014 thì “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Kết quả hoạt động kinh doanh được phản ánh đầu ra của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước thuế. Theo chuẩn mực kế toán số 14: “Doanh thu và thu nhập khác” thì doanh thu được hiểu là: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu với tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề được rất nhiều nhà quản lý kinh tế quan tâm. Mọi hoạt động của bất cứ DN nào cũng hướng tới mục tiêu hiệu quả. Có nhiều khái niệm về hiệu quả kinh doanh do điều kiện giới hạn về số liệu nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. 2.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu chính thức được sử dụng từ Niên giám thống kê Việt Nam từ năm 2008 đến 2018 và sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019. Bên cạnh đó, các nhận định và phân tích về doanh nghiệp từ một số nghiên cứu về doanh nghiệp của các Tạp chí có liên quan cũng được chú ý và tham khảo. b. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp mô tả thống kê và phân tích theo chuỗi thời gian là cơ sở để làm rõ quá trình phát triển của doanh nghiệp vùng BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017. 3. Kết quả nghiên cứu Số liệu bảng 1 cho thấy sự phát triển về số lượng DN giai đoạn 2008 - 2017 của vùng BTB&DHMT so với cả nước. Cụ thể, năm 2008 cả nước có 192.179 DN và đến năm 2017 cả nước có 560.417 DN tương ứng bình quân mỗi năm tăng 40915 DN đạt tốc độ phát triển bình quân là 112,63%/năm. Cùng với xu thế đó, năm 2008 vùng BTB&DHMT chỉ có 27.334 DN thì đến năm 2017 con số này là 73.705 DN, tăng bình quân 5.152 DN/năm đạt tốc độ phát triển bình quân là 111,65%/năm. Như vậy, tốc độ phát triển số 854
  4. lượng DN bình quân/năm của vùng BTB&DHMT là không chênh lệch nhiều so với bình quân chung cả nước. Bảng 1: Phát triển số lượng DN của vùng BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017 Tốc độ phát triển liên Số lượng Tỷ trọng DN hoàn và bình quân/năm BTB&DHM Năm (DN) (%) T so với cả BTB&DH BTB&DH Cả nước Cả nước nước (%) MT MT 2008 192.179 27.334 14,22 2009 236.584 33.139 23,11 21,24 14,01 2010 279.360 37.740 18,08 13,88 13,51 2011 324.691 42.679 16,23 13,09 13,14 2012 346.777 45.312 6,80 6,17 13,07 2013 373.213 48.767 7,62 7,62 13,07 2014 402.326 50.897 7,80 4,37 12,65 2015 442.485 56.010 9,98 10,05 12,66 2016 505.059 63.861 14,14 14,02 12,64 2017 560.417 73.705 10,96 15,41 13,15 Bình quân/năm GĐ 2008-2017 40915 5152 112,63 111,65 - (Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2008 đến 2018). Đồ thị 1. Tỷ trọng doanh nghiệp phân bố theo vùng kinh tế của cả nước Mặc dù số lượng DN vùng BTB&DHMT vẫn tăng đều qua các năm nhưng xét tỷ trọng DN của vùng so với cả nước thì lại có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Nếu năm 2008, số lượng DN BTB&DHMT chiếm 14,22% thì đến năm 2017 chỉ còn 13,15%. Xu hướng này của vùng BTB&DHMT giống với 3 vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Tây Nguyên và Đồng Bằng sông Cửu Long nhưng ngược lại với 2 vùng: Đồng Bằng Sông 855
  5. Hồng và Đông Nam Bộ. Như vậy, xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp tiếp tục tập trung vào 2 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; vì đây là 2 vùng có 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (đồ thị 1). Nhìn chung, những nguyên nhân chính cho sự phát triển theo chiều hướng tốt lên của DN cả nước nói chung và DN vùng BTB&DHMT nói riêng là nhờ sự cải thiện về môi trường đầu tư, cơ chế chính sách chung của Nhà nước cũng như chính sách thu hút đầu tư của từng địa phương đã tạo điều kiện cho DN phát triển. Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam PCI 2018 cho thấy chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh thành tại Việt Nam đã duy trì được đà cải thiện trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể chi phi không chính thức tiếp tục được cắt giảm, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp đang dần bình đẳng hơn và thủ tục hành chính thay đổi theo hướng tích cực (Edmund J.Malesky & cộng sự , 2019). 3.2. Mức độ phát triển về năng lực sản xuất của doanh nghiệp BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017 3.2.1. Mức độ phát triển về vốn Số liệu bảng 2 cho thấy quy mô vốn của DN vùng BTB&DHMT và cả nước đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008 - 2017. Cụ thể, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp vùng BTB&DHMT đã tăng từ 271,64 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 4,43% so với cả nước) năm 2008 lên 2014,48 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 6,56% so với cả nước) năm 2017, bình quân mỗi năm tăng 193,64 nghìn tỷ đồng tương ứng tốc độ phát triển bình quân là 124,94%/năm. cao hơn tốc độ phát triển quy mô vốn của doanh nghiệp cả nước (119,60%/năm). Bảng 2: Quy mô vốn của DN vùng BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017 Số lượng Tốc độ phát triển liên Tỷ trọng vốn hoàn và bình quân/năm của DN Năm (Tỷ đồng) (%) BTB&DHM BTB&DH BTB&DH T so với cả Cả nước Cả nước MT MT nước (%) 2008 6.132.999 271.643 4,43 2009 7.936.671 415.309 29,41 52,89 5,23 2010 10.841.067 537.917 36,59 29,52 4,96 2011 13.622.801 698.530 25,66 29,86 5,13 2012 15.189.802 867.437 11,50 24,18 5,71 2013 17.764.438 1.001.107 16,95 15,41 5,64 2014 19.677.247 1.189.970 10,77 18,87 6,05 2015 22.144.211 1.524.944 12,54 28,15 6,89 2016 26.049.661 1.755.537 17,64 15,12 6,74 2017 30.704.462 2.014.487 17,87 14,75 6,56 Bình quân/năm GĐ 2008- 2.730.163 193.649 119,60 124,94 - 2017 (Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2008 đến 2018). 856
  6. (Tỷ VNĐ) Đồ thị 2. Quy mô vốn bình quân/DN phân bố theo vùng kinh tế của cả nước Tuy nhiên, để thấy rõ hơn chúng ta xem xét quy mô vốn bình quân/doanh nghiệp theo các vùng kinh tế. Đồ thị 2 cho thấy quy mô vốn bình quân/DN BTB&DHMT thấp thua bình quân chung cả nước và thấp nhất trong các vùng kinh tế (năm 2008) và chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên (năm 2017). Kết quả này cho thấy, DN vùng BTB&DHMT chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên; tốc độ tăng quy mô vốn của DN vùng BTB&DHMT là cao hơn so với bình quân chung cả nước; vốn bình quân/DN của vùng năm 2017 (27,33 tỷ đồng) tăng gần 2,8 lần so với năm 2008 (9,94 tỷ đồng); nếu năm 2008 quy mô vốn bình quân/DN cả nước là 31,91 tỷ đồng gấp 3 lần quy mô vốn bình quân/DN BTB&DHMT thì năm 2017 chỉ gấp 2 lần. Sự gia tăng về số lượng DN là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng quy mô vốn sản xuất của khu vực doanh nghiệp với xu hướng tích cực là DN của vùng được thành lập sau có quy mô vốn lớn hơn trước. 3.2.2. Mức độ phát triển về lao động Ngoài quy mô vốn thì quy mô về lao động cũng thể hiện năng lực sản xuất của các DN. Số liệu bảng 3 cho thấy, tốc độ phát triển bình quân năm về qui mô lao động của doanh nghiệp vùng BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017 là 106,16%/năm không chênh lệch nhiều so với tốc độ phát triển của cả nước (106,48%/năm). Cụ thể, năm 2008 doanh nghiệp vùng BTB&DHMT đã thu hút và tạo việc làm cho 981,35 nghìn lao động (chiếm tỷ trọng 11,90%); đến năm 2017 số lao động tăng lên 1680,88 nghìn lao động (chiếm tỷ trọng 11,58%) tương ứng bình quân mỗi năm tăng tạo thêm việc làm cho 77,725 nghìn lao động. Bảng 3: Quy mô lao động của DN vùng BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017 Tốc độ phát triển liên Số lượng Tỷ trọng DN hoàn và bình quân/năm BTB&DHM Năm (Lao động) (%) T so với cả BTB&DH BTB&DH Cả nước Cả nước nước (%) MT MT 2008 8.246.239 981.352 11,90 2009 8.718.967 1.023.785 5,73 4,32 11,74 2010 9.830.896 1.192.381 12,75 16,47 12,13 2011 10.895.600 1.261.135 10,83 5,77 11,57 2012 11.084.899 1.305.249 1,74 3,50 11,78 857
  7. 2013 11.565.915 1.334.080 4,34 2,21 11,53 2014 12.134.985 1.403.275 4,92 5,19 11,56 2015 12.856.856 1.503.638 5,95 7,15 11,70 2016 14.012.276 1.640.828 8,99 9,12 11,71 2017 14.512.179 1.680.880 3,57 2,44 11,58 Bình quân/năm GĐ 2008-2017 696.216 77.725,3 106,48 106,16 - (Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2008 đến 2018). (ĐVT: Người) Đồ thị 3. Quy mô lao động bình quân/DN phân bố theo vùng kinh tế của cả nước Đồ thị 3 cho thấy quy mô lao động bình quân/DN theo vùng kinh tế. Năm 2017 số lao động bình quân/DN của vùng BTB&DHMT là 22,81 người giảm so với năm 2008 (35,90 người). Điều này có nghĩa số lượng việc làm mới tạo ra bình quân/doanh nghiệp gần đây có xu hướng giảm cũng giống với xu hướng chung của cả nước và các vùng khác; cho thấy các doanh nghiệp mới thành lập sẽ có quy mô lao động ngày càng thu nhỏ; lợi thế về nguồn lao động có xu thế bị thay đổi. Xu hướng này cho thấy rằng sản xuất cần nhiều nhân công chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác theo chi phí thấp hay các ngành sản xuất dựa vào lao động nay đã không còn đúng nữa. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng và kết nối kỹ thuật số thì lợi thế về lao động nhiều, giá nhân công thấp dần bị mất đi ở Việt Nam nói chung và vùng BTB&DHMT nói riêng. 3.2.3. Mức độ phát triển về giá trị tài sản cố định Số liệu bảng 5 cho thấy tỷ trọng giá trị TSCĐ của DN BTB&DHMT so với cả nước chiếm khoảng 8,13%; tổng giá trị TSCĐ của các doanh nghiệp vùng năm 2017 đạt 1135,48 nghìn tỷ đồng so với năm 2005 (143,76 nghìn tỷ đồng) bình quân tăng 110,19 nghìn tỷ đồng/năm với tốc độ phát triển bình quân là 125,81%/năm. Như vậy, sự mở rộng về quy mô DN và quy mô vốn của DN vùng BTB&DHMT dẫn đến mức đầu tư cho TSCĐ cũng phải tăng theo để đáp ứng yêu cầu phát triển. 858
  8. Bảng 4: Quy mô TSCĐ của DN vùng BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017 Tốc độ phát triển liên Số lượng Tỷ trọng DN hoàn và bình quân/năm BTB&DHM Năm (Tỷ đồng) (%) T so với cả BTB&DH BTB&DHM Cả nước Cả nước nước (%) MT T 2008 2.814.026 143.760 5,11 2009 3.706.584 236.828 31,72 64,74 6,39 2010 4.658.942 302.615 25,69 27,78 6,50 2011 5.590.695 362.409 20,00 19,76 6,48 2012 6.097.088 435.480 9,06 20,16 7,14 2013 7.623.121 503.069 25,03 15,52 6,60 2014 8.450.173 644.119 10,85 28,04 7,62 2015 10.466.760 878.515 23,86 36,39 8,39 2016 12.551.024 1.011.941 19,91 15,19 8,06 2017 13.962.092 1.135.484 11,24 12,21 8,13 Bình quân/năm GĐ 2008- - 2017 1.238674 110.191,6 119,48 125,81 (Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2008 đến 2018). (ĐVT: Tỷ đồng) Đồ thị 4. Quy mô TSCĐ bình quân/DN phân bố theo vùng kinh tế của cả nước So sánh giữa các vùng kinh tế trong cả nước, đồ thị 4 cho thấy xu thế chung của cả nước và các vùng là quy mô trang bị TSCĐ tăng lên trong giai đoạn 2008 - 2017. Giá trị TSCĐ bình quân/doanh nghiệp của cả nước năm 2017 là 24,91 tỷ đồng trong khi đó của vùng BTB&DHMT là 15,41 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình hình trang bị TSCĐ cho sản xuất kinh doanh vùng BTB&DHMT còn thấp; vì vậy trong thời gian đến DN cần có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Giá trị TSCĐ bình quân/lao động của cả nước năm 2017 là 0,96 tỷ đồng trong khi đó của vùng BTB&DHMT là 0,68 tỷ đồng. 859
  9. 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Số liệu bảng 5 cho thấy, doanh thu của DN cả nước và vùng BTB&DHMT đều có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2008 doanh thu của DN cả nước là 5.384,27 nghìn tỷ đồng; đến năm 2017 tăng lên 20.664,32 tỷ đồng tương ứng tăng 1.697,78 nghìn tỷ đồng/năm đạt tốc độ phát triển bình quân là 116,12%/năm. Bảng 5: Quy mô doanh thu của DN vùng BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017 Số lượng Tốc độ phát triển liên hoàn Tỷ trọng DN và bình quân/năm (%) BTB&DHMT Năm (Tỷ đồng) BTB&DHM BTB&DHM so với cả nước Cả nước Cả nước T T (%) 2008 5.384.268 342.960 6,37 2009 5.900.322 406.968 9,58 18,66 6,90 2010 7.487.724 572.442 26,90 40,66 7,65 2011 10.301.985 806.132 37,58 40,82 7,83 2012 11.167.844 912.065 8,40 13,14 8,17 2013 12.201.747 1.027.263 9,26 12,63 8,42 2014 13.516.042 1.163.203 10,77 13,23 8,61 2015 14.949.181 1.277.387 10,60 9,82 8,54 2016 17.436.430 1.407.160 16,64 10,16 8,07 2017 20.664.322 1.513.980 18,51 7,59 7,33 Bình quân/nă m GĐ 2008- 1.697.784 130.113 116,12 117,94 - 2017 (Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2008 đến 2018). Tương tự, tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp BTB&DHMT năm 2008 là 342,96 nghìn tỷ đồng; đến năm 2017 tăng lên 1513,98 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 7,33%) tương ứng tăng bình quân mỗi năm 130.113 nghìn tỷ đồng với tốc độ phát triển bình quân là 117,94%/năm. (ĐVT: Tỷ đồng) Đồ thị 5. Quy mô doanh thu bình quân/DN phân bố theo vùng kinh tế của cả nước 860
  10. Đồ thị 5 cho thấy doanh thu bình quân/doanh nghiệp giữa các vùng kinh tế cũng có xu hướng tăng lên, tuy nhiên quy mô doanh thu bình quân/DN BTB&DHMT thấp thua bình quân chung cả nước và thấp nhất trong các vùng kinh tế. Năm 2017 doanh thu bình quân/DN của vùng BTB&DHMT là 20,54 tỷ đồng tăng so với năm 2008 nhưng thấp hơn bình quân chung cả nước (36,87 tỷ đồng). Năm 2017 lợi nhuận trước thuế bình quân/doanh nghiệp là 0,43 tỷ đồng thấp thua 3,6 lần so với bình quân chung cả nước; tỷ suất lợi nhuận của DN vùng BTB&DHMT là 2,11% trong khi đó của cả nước là 4,24% (bảng 6). Bảng 6: Quy mô lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận của DN vùng BTB&DHMT giai đoạn 2008 - 2017 LN trước thuế bình Tỷ suất lợi nhuận quân/doanh nghiệp So sánh So sánh Năm (tỷ đồng) (%) (lần) (lần) BTB&DH BTB&DH Cả nước Cả nước MT MT 2009 1,38 0,35 3,99 5,39 2,77 1,95 2010 1,28 0,36 3,56 4,53 2,32 1,95 2011 1,03 0,17 6 3,16 0,89 3,55 2012 1,03 0,16 6,67 3,13 0,76 4,12 2013 1,31 0,26 4,94 3,91 1,24 3,15 2014 1,38 0,32 4,39 4,04 1,36 2,97 2015 1,25 0,51 2,46 3,63 2,2 1,65 2016 1,41 0,49 2,86 3,99 2,2 1,81 2017 1,56 0,43 3,6 4,24 2,11 2,01 (Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2008 đến 2018). Tóm lại những số liệu này cho thấy, mặc dù tốc độ phát triển quy mô số lượng doanh nghiệp; quy mô vốn & trang bị TSCĐ, quy mô lao động là ở mức cao hơn so với bình quân chung của cả nước nhưng kết quả và hiệu quả kinh doanh của DN vùng BTB&DHMT nhìn chung còn thấp. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, DN vùng BTB&DHMT tập trung và phát triển chủ yếu với quy mô là nhỏ và siêu nhỏ. Trong giai đoạn 10 năm từ 2008 - 2017 sự phát triển của khu vực doanh nghiệp vùng BTB&DHMT theo các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển như số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động, tổng tài sản và doanh thu có xu hướng tăng lên theo xu hướng chung của cả nước. Những nguyên nhân chính cho sự phát triển theo chiều hướng tốt lên của DN cả nước nói chung và DN vùng BTB&DHMT nói riêng là nhờ sự cải thiện về môi trường đầu tư, cơ chế chính sách chung của Nhà nước cũng như chính sách thu hút đầu tư của từng địa phương đã tạo điều kiện cho DN phát triển. Chỉ riêng 5 năm từ khi thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Việt 861
  11. Nam đã có 18 cải cách được ghi nhận. Theo WB năm 2018, môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện 13 bậc so với năm 2016, từ thứ 82 lên thứ 69 trong tổng số 190 nền kinh tế được khảo sát (Bộ KH&ĐT, 2019). Tuy nhiên, xét về quy mô, năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân/doanh nghiệp thì xu hướng phát triển của doanh nghiệp vùng BTB&DHMT lại thấp hơn so với bình quân chung cả nước, điều này cho thấy những khó khăn nhất định của khu vực doanh nghiệp ở vùng BTB&DHMT. Ngoài ra, các nguyên nhân nội tại như các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu nhỏ và vừa, phát triển chủ yếu dựa vào vốn và lao động, mức trang bị TSCĐ và công nghệ còn thấp cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến xu hướng DN vùng BTB&DHMT là thấp thua cả nước về cả quy mô doanh nghiệp cũng như kết quả và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. 4.2. Giải pháp và kiến nghị Phần lớn các DN của vùng BTB&DHMT là các doanh nghiệp thuộc qui mô nhỏ và siêu nhỏ; giá trị doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận còn thấp; vì vậy để góp phần phát triển cho khu vực doanh nghiệp từ đó phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng BTB&DHMT trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp: Thứ nhất, kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, phát triển hệ thống logistics trong vùng, kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng. Thứ hai, các tỉnh, thành phố trong vùng tiếp tục hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Thứ ba, cần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng thị trường, đảm bảo nguồn cung lao động chất lượng trong bối cảnh tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Về phía các doanh nghiệp cần ưu tiên ổn định sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất; tập trung vào lĩnh vực chính; tiếp tục chủ động trong việc tìm hiểu sâu các quy định của hội nhập kinh tế quốc tế từ đó tận dụng cơ hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê 2. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2019); Tìm hiểu về chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới tài liệu hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ; truy cập từ A0i% 20li%E1%BB%87u%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d%E1%BA%ABn%20EoD B-final(3).pdf 3. Chính phủ (2016); Nghị quyết về hỗ trợ & phát triển DN đến năm 2020; NQ số 35/CP ban hành ngày 16 tháng 5 năm 2016; Hà Nội. 4. Edmund J.Malesky & cộng sự (2018), Báo cáo chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh 862
  12. Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 5. Tổng cục Thống kê (2018, 2017, 2016, 2015, 2014, 2013, 2012, 2010, 2009, 2008), Niên giám thống kê Quốc gia, Nhà xuất bản Thống kê. 6. Thủ tướng, chính phủ (2018); Phê duyệt đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp; Quyết định số 1255/QĐ-TTg ban hành ngày 26 tháng 9 năm 2018 863