Phát triển khu kinh tế ven biển – từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 4770
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển khu kinh tế ven biển – từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_khu_kinh_te_ven_bien_tu_ly_thuyet_den_thuc_tien_v.pdf

Nội dung text: Phát triển khu kinh tế ven biển – từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 65 PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Dung1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Đối với Việt Nam, việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế ven biển nhằm phát huy lợi thế sẵn có, tạo động lực phát triển các vùng kinh tế trọng điểm luôn đóng vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, thành tựu của các khu kinh tế ven biển ở nước ta còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đề ra. Bài báo tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách xây dựng và vận hành khu kinh tế ven biển ở Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế này trong thời gian tới. Từ khóa: Khu kinh tế, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế 1. MỞ ĐẦU Xét theo nghĩa rộng, tất cả các khu vực địa lý được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đều được gọi là khu kinh tế (KKT). Theo nghĩa hẹp, KKT là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, xây dựng theo hướng kinh doanh tổng hợp (gồm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục ) và hướng ngoại; hoạt động theo mô hình “khu trong khu” (gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu đô thị ). Quan điểm nghiên cứu của tác giả bài báo theo nghĩa hẹp của khái niệm KKT. Ở Việt Nam, vai trò của mô hình KKT ở các vùng ven biển (còn gọi là KKT ven biển) đối với phát triển kinh tế vùng và cả nước đã được đặt ra từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Vào năm 2003, định hướng phát triển kinh tế dựa trên việc xây dựng các KKT được hiện thực hóa khi KKT ven biển đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành 1 Nhận bài ngày 01.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Ngọc Dung; Email: nndung@daihocthudo.edu.vn
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 66 lập, đó là KKT mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã có 16 KKT được thành lập và đi vào hoạt động, được phân bố ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả 03 miền Bắc, Trung, Nam với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên tới 814.792 ha1. Trải quả hơn một thập kỷ, sự phát triển của các KKT ven biển với những ưu đãi về đất đai, hạ tầng, chính sách thuế , đã góp phần mang lại những thành tựu nhất định trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các KKT ven biển còn thấp, cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập, chưa thể hiện được vai trò “đầu tàu kinh tế” như mục tiêu và yêu cầu đề ra. Bài toán phát triển KKT ven biển nhằm tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, vùng và cả nước cho đến nay vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng. Do đó, nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn liên quan đến mô hình KKT, từ đó xác định hướng đi phù hợp, hiệu quả và bền vững cho sự phát triển của mô hình này ở Việt Nam là vấn đề mang tính cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến phát triển KKT Từ những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm cực tăng trưởng lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Pháp François Perroux (1903-1987) và tiếp tục được các nhà kinh tế sau này kế thừa và phát triển, đã trở thành nền tảng quan trọng cho việc phân tích các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế vùng. Theo đó, việc hình thành các “cực tăng trưởng” từ những nơi có tiềm năng phát triển nhất của vùng, tạo sức lan tỏa ra các khu vực xung quanh được coi là bước đi hiệu quả trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế vùng. Việc phát triển các cực tăng trưởng này có tác dụng hút dòng hàng hóa nguyên liệu và lao động của các khu vực khác trong vùng, thậm chí ngoài vùng, tạo nên một tập hợp các liên kết kinh tế giữa cực tăng trưởng với các vùng xung quanh [1]. Lý thuyết này đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các mô hình phát triển cân đối theo không gian và mô hình ưu tiên tập trung phát triển kinh tế cho các vùng tụt hậu tỏ ra không còn hiệu quả trong điều kiện nguồn lực là hữu hạn. Trung Quốc là một điển hình trong việc xây dựng thành công các cực tăng trưởng là các đặc KKT, thành phố mở cửa ở các vùng ven biển, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong phạm vi nội vùng cũng như các vùng lân cận trong nội địa. Bài học đầu tiên của Trung Quốc là vấn đề lựa chọn địa điểm xây dựng ĐKKT. Các ĐKKT của Trung Quốc được lựa chọn xây dựng ở những địa điểm có vị trí rất đặc biệt, tạo thuận lợi cho chiến lược mở rộng 1 Nguồn: Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 67 giao lưu kinh tế với bên ngoài. Hầu hết các ĐKKT được xây dựng ở các khu vực ven biển, gần với các khu vực kinh tế, tài chính năng động; đồng thời, là những nơi tập trung nhiều Hoa Kiều như Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan. Với lợi thế đó, các ĐKKT sẽ trở thành địa bàn thu hút đầu tư của các Hoa Kiều và những nhà tư bản từ những nơi đó vào đại lục. Ví dụ, địa điểm xây dựng các ĐKKT là Thâm Quyến và Sán Đầu gần với Hồng Kông, Chu Hải gần Macao và Hạ môn gần Đài Loan. Riêng đối với ĐKKT Hải Nam, tuy không nằm kề các khu vực có lợi thế về vốn và công nghệ như 4 ĐKKT trên, nhưng ĐKKT Hải Nam lại nằm trọn trên một tỉnh, với vị trí biển đảo hết sức thuận lợi cho giao lưu kinh tế với nước ngoài; đồng thời Hải Nam có thể mở rộng các hoạt động du lịch nói riêng và các dịch vụ quốc tế nói chung. Song song với vấn đề lựa chọn địa điểm là vấn đề lựa chọn đối tác ưu tiên để thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào ĐKKT. Trong giai đoạn đầu thành lập ĐKKT, Trung Quốc chỉ rõ những đối tượng ưu tiên trước hết trong chính sách khuyến khích thu hút đầu tư chính là hơn 60 triệu người Hoa và Hoa Kiều đang sinh sống tại Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao. Sau nữa là những nhà đầu tư có khả năng đem đến cho Trung Quốc nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên toàn cầu. Chiến lược này đã đem lại những kết quả: Hồng Kông, Đài Loan và Macao đã trở thành đối tác đầu tư quan trọng đối với các ĐKKT Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua. Nếu như lý thuyết cực tăng trưởng là cơ sở lý luận để giải thích thành công của Trung Quốc trong việc phát triển các ĐKKT và các thành phố ven biển trong công cuộc cải cách kinh tế và mở cửa hội nhập với thế giới của nước này, thì lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael E.Porter (1990) được nêu ra trong cuốn The Competitive advantage of nations1 là cơ sở để lý giải thành công của Hàn Quốc chính sách phát triển các KKT tự do ở nước này vào đầu những năm 2000 dựa trên chiến lược phát triển cụm liên kết ngành trong KKT. Theo Michael E.Porter, cụm liên kết ngành (cluster) là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp có liên kết với nhau, các nhà sản xuất chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ và các thể chế liên quan về một lĩnh vực nhất định, hiện diện trong một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Việc hình thành các cụm liên kết ngành trong một không gian địa lý xác định sẽ góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của một quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Vận dụng lý thuyết này, nhiều chuyên gia chỉ rõ: thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc phát triển các cụm công nghiệp, KCN, KKT riêng lẻ chưa thực sự phát huy hết hiệu quả mà phải dựa vào một mô hình hay tiếp cận mới đó là phát triển các cụm liên kết ngành (Cluster development). Xây dựng mô hình KKT tự do ven biển gắn với phát triển cụm liên kết ngành là bước đi quan trọng của Hàn Quốc nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn lực từ bên 1 Phiên bản tiếng Việt “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, Nxb Trẻ, 2008
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 68 ngoài và tạo ra những bước phát triển dài hạn cho các KKT tự do của nước này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2003 là năm đánh dấu sự hình thành của 3 KKT tự do đầu tiên của Hàn Quốc là Incheon, Busan-Jinhae và Gwangyang. Sau 5 năm, kể từ khi hình thành KKT đầu tiên, Chính phủ Hàn Quốc quyết định thành lập thêm 3 KKT tự do mới là Yellow Sea, Saemangeum-Gunsan và Daegu-Gyeongbuk. Chiến lược của Hàn Quốc trong phát triển KKT tự do là xác định lĩnh vực ưu tiên trên cơ sở lợi thế của từng khu nhằm tránh sự cạnh tranh giữa các KKT và giúp các KKT phát huy một cách tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của mình. Bảng 1: Lĩnh vực ưu tiên đầu tư của các KKT tự do ở Hàn Quốc Năm Diện tích Khu kinh tế thành Ngành nghề thu hút đầu tư (km2) lập Phát triển lĩnh vực logistics, kinh doanh dịch vụ Incheon 2003 290,4 (global business service), du lịch nghỉ dưỡng và giải trí, công nghệ cao Phát triển lĩnh vực vận tải biển, công nghiệp có Busan-Jinhae 2003 104,8 hàm lượng kỹ thuật cao, du lịch và dịch vụ gắn với biển Phát triển lĩnh vực vận tải biển, sản phẩm thép và Gwangyang 2003 90,5 hóa chất, du lịch và dịch vụ Phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh Yellow Sea 2008 55 học và vận tải biển Saemangeum- Phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, 2008 66,9 Gunsan tái tạo, du lịch và dịch vụ cho khách Trung Quốc Daegu- Phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghiệp 2008 39,5 Gyeongbuk thời trang, công nghệ thông tin Nguồn: Trần Duy Đông, Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế tự do ở Hàn Quốc, đăng ngày 24/3/2011, Tạp chí Khu Công nghiệp Việt Nam Trong năm 2014, tổng đầu tư vào các KKT tự do của Hàn Quốc, bao gồm cả đầu tư trong và ngoài nước, đạt gần 58.000 tỷ won (khoảng 55 tỷ USD) [6]. Có thể nói, lợi thế về vị trí địa lý, quy hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể, nhân lực trình độ cao, môi trường kinh doanh và môi trường sống mang chuẩn mực quốc tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài là những yếu tố then chốt làm nên thành công của các KKT tự do ở Hàn Quốc. 2.2. Thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam và vấn đề đặt ra
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 69 Tính đến cuối năm 2015, ở Việt Nam có 16 KKT được thành lập và đi vào hoạt động, gồm 02 KKT thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng; 03 KKT thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; khu vực Duyên hải miền Trung sở hữu số lượng lớn nhất, lên tới 11 KKT. Ngoài ra, vào năm 2010, có thêm 02 KKT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KKT ven biển đến năm 2020, gồm KKT ven biển Thái Bình (Thái Bình) và Ninh Cơ (Nam Định) Bảng 2: Các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam Thời điểm Stt Khu kinh tế Địa điểm Diện tích (ha) thành lập (*) 1 Chu Lai Quảng Nam 5/6/2003 27.040 2 Dung Quất Quảng Ngãi 21/3/2005 10.300 3 Nhơn Hội Bình Định 14/6/2005 12.000 4 Chân Mây-Lăng Cô Thừa Thiên Huế 05/01/2006 27.108 5 Vũng Áng Hà Tĩnh 3/4/2006 22.781 6 Vân Phong Khánh Hoà 25/4/2006 150.000 7 Nghi Sơn Thanh Hóa 15/5/2006 18.611,8 8 Vân Đồn Quảng Ninh 31/5/2006 55.133 9 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 11/6/2007 18.826,47 10 Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng 10/1/2008 21.600 11 Nam Phú Yên Phú Yên 29/4/2008 20.730 12 Hòn La Quảng Bình 10/6/2008 10.000 13 Định An Trà Vinh 27/4/2009 39.020 14 Năm Căn Cà Mau 23/11/2010 11.000 15 Phú Quốc Kiên Giang 22/5/2013 58.923 16 Đông Nam Quảng Trị Quảng Trị 16/9/2015 23.792 (*) Tính tại thời điểm Chính phủ ban hành Quyết định thành lập KKT Nguồn: Tập hợp từ website của Ban Quản lý các khu kinh tế Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay tỷ lệ lấp đầy các KKT ven biển mới đạt 9%, tổng doanh thu hằng năm đạt khoảng 6-8 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 70 hàng năm chỉ khoảng 500-600 triệu USD1. Đánh giá về vai trò của các KKT ven biển, các chuyên gia kinh tế cho rằng chỉ có KKT Dung Quất với Dự án nhà máy lọc hóa dầu, bước đầu thể hiện được vai trò động lực phát triển kinh tế vùng, vai trò này của các KKT còn lại được thể hiện hết sức mờ nhạt. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Quản lý KKT, sự phát triển của KKT vốn được coi là kiểu mẫu này đang có dấu hiệu chững lại bởi mới chỉ phát triển dựa vào “xương sống” của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mà chưa tìm được hướng đi mới [5]. Trên cơ sở các lý thuyết về khoa học vùng và liên kết vùng, cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong những năm gần đây, đang đặt ra yêu cầu về đổi mới tư duy quản lý vùng kinh tế nói chung và quan điểm phát triển KKT nói riêng, trong đó có các KKT ven biển. Theo đó, việc phát triển các KKT ven biển phải được đặt trong tổng thể quy hoạch và cơ cấu kinh tế vùng và phải tạo ra được những động lực phát triển có tính đột phá cho toàn vùng và nền kinh tế. Từ năm 2008 cho đến nay, vấn đề này đã được đề cập trong quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về định hướng phát triển các KKT ven biển ở nước ta; trong đó nhấn mạnh một trong những điều kiện để thành lập KKT là “có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến các khu vực xung quanh”. Tuy nhiên, trong thực tiễn phát triển các KKT ven biển ở nước ta hiện nay, việc thực thi quan điểm chỉ đạo nêu trên của Chính phủ còn hạn chế và gặp nhiều trở ngại. Hầu hết các KKT ven biển được thành lập và đi vào hoạt động hiện nay đều thuộc địa bàn của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã, trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu còn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên rất khó có thể đạt được mục tiêu thúc đẩy kinh tế nội vùng và ngoại vùng phát triển. Mặt khác, việc phát triển theo trào lưu, không tính đến những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể vùng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho vấn đề quản lý, tập trung nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KKT ven biển. Thực trạng này dẫn đến sự phân tán các nguồn lực đầu tư, không đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển (cả vốn trung ương và vốn địa phương), thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, cơ chế chính sách thiếu tính đồng bộ. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Các khu kinh tế giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Các khu này đóng vai trò như những cánh cửa lớn, thu hút nguồn lực từ bên ngoài, tạo ra bước phát triển đột phá cho nền kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các KKT với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, thể chế hành chính, pháp lý 1 Nguồn: Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 71 thông thoáng và đặc biệt là có tính kết nối thành chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu, vẫn luôn là địa chỉ và điểm đến tin cậy đối với các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Các KKT ven biển ở Việt Nam được xây dựng với mục tiêu đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài nhằm tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho kinh tế các vùng ven biển và cả nước. Tuy nhiên, với việc đầu tư dàn trải, mang tính cục bộ địa phương, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hiệu quả hoạt động của các KKT ven biển ở nước ta hiện nay còn thấp, chưa tương xứng với quy mô và yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, việc phát triển mang tính phong trào, thiếu tính liên kết trong phát triển kinh tế vùng đã và đang là những bất cập và trở ngại trong chiến lược phát triển KKT ven biển nói riêng và các vùng kinh tế ven biển nói chung ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đề ra của chính sách phát triển các KKT ven biển, trong quy hoạch phát triển KKT, cần tính đến các điều kiện về lợi thế địa kinh tế, khả năng cạnh tranh trong nước, khả năng liên kết vùng, tạo ra sự cạnh tranh với các KKT trong khu vực và quốc tế. Một điểm quan trọng khác là cần phải đánh giá tính khả thi trong huy động nguồn lực tài chính trên cơ sở xem xét vai trò của khu vực tư nhân và các nhà đầu tư chiến lược. Với các KKT hiện đang hoạt động, cần xác định tiêu chí và thực hiện phân hạng, phân loại các KKT một cách khách quan, khoa học; trên cơ sở đó, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên cho từng KKT; xây dựng cơ chế, chính sách tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trước hết đối với những KKT có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng, lợi thế, có khả năng trở thành các “cực tăng trưởng”, tạo tác động lan tỏa tới các khu vực xung quanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo đánh giá khảo sát về tính liên kết vùng trong liên kết kế hoạch tại trung ương và địa phương của Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Tr.8 2. Công văn 1231 TTg-KTTH, ngày 17/08/2012 v/v rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số Khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư giai đoạn 2013 – 2015. 3. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế 4. Quyết định số 1353/QĐ-TTg, ngày 23/9/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” 5. Nguyễn Kim Anh (2011), “Phát triển khu kinh tế biển – Không thể “phong trào”, Báo điện tử Việtnam+, Tr.2 6. Thu Anh, “Thỏi nam châm Incheon”, Báo điện tử Chính phủ ra ngày 24/4/2015, Tr.1
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 72 7. Douglas Zhihua Zeng (2010), “Building Engines for Growth and Competitiveness in China: Experience With special economic zones and industrial cluster”, Published by Worldbank, Tr.29- 36 DEVELOPING THE COASTAL ECONOMIC ZONES – FROM THEORY TO PRACTICE OF VIET NAM Abstract: In Vietnam, the construction and development of coastal economic zones (CEZs) to promote existing advantages and motivate the development of key economic regions have played an important role in the national economic development strategy. However, so far, after more than 10 years in operation, the CEZs in our country have gained limited achievements, failed to meet the initial objectives and requirements. In this article, we focus on studying theoretical and practical issues relating to the construction and operation of coastal economic zones in Vietnam. According to the research, we review assessments and recommendations to improve the effectiveness of CEZs in the next time. Keywords: Economic zones, coatal economic zones, free economic zones, special economic zones