Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa (Tập 2)

pdf 522 trang Gia Huy 19/05/2022 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa (Tập 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_kinh_te_va_kinh_doanh_ben_vung_trong_dieu_kien_to.pdf

Nội dung text: Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa (Tập 2)

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 1 HỘI THẢO QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA (Tập 2) (PROCEEDINGS THE SECOND INTERNATIONALCONFERENCE ON THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION (SEDBM 2019) Volume 2)
  2. 2 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 3 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HỘI THẢO QUỐC TẾ PHÁTTRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA (Tập 2) (PROCEEDINGS THE SECOND INTERNATIONAL CONFERENCE ON THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION (SEDBM 2019) Volume 2) NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
  4. Welcome Notes Dear Friends and Colleagues, We are pleased to welcome you to the 2nd International Conference: “Sustainable Economic Development and Business Management in The Context of Globalisation” (SEDBM 2019). The 2nd International Conference SEDBM 2019 brings together the world-leading experts in finance, accounting, audit, economic and business administration, serving as a point of convergence for researchers, practitioners and policymakers to meet, share and exchange their ideas. The 2nd International Conference SEDBM 2019 will strive to offer not only plenty of networking opportunities, providing you with the opportunity to interact with the leading researchers from both academia and universities, but also an environment to engage in stimulating discussions about research topics and practices. We are especially honoured to have: Associate Professor Simone Domenico Scagnelli - School of Business and Law, Commerce Discipline, Edith Cowan University, Australia. PH.D., Senior Lecturer Jaime Yong, Course coordinate for Finance, School of Business and Law, Edith Cowan University, Australia. We are indebted to members of the Organizing Committee for their support to make this International Conference a great success. We wish you all an intellectually stimulating and productive conference! On behalf of the Organizing Committee, Nguyen Trong Co
  5. 4 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA ASSOCIATE PROFESSOR NGUYEN TRONG CO PRESIDENT OF ACADEMY OF FINANCE Assoc. Prof. Nguyen Trong Co is the President of Academy of Finance. He has been working for the Academy since his graduation and in different positions such as lecturer, Head of Financial Analysis Department, Deputy Head of Human Resources Department before becoming Vice President of the Academy. He was nominated as the President of Academy of Finance in 2014 and has been in that position to present. He is the Editor-in-Chief of the Journal of Finance and Accounting Research, Vice President of the Scientific Board of Finance Research and member of the Scientific Board ofBanking Research. He was awarded the honor membership of FCPA Australia. Assoc. Prof. Nguyen Trong Co is the author/co-author of more than 21 valuable textbooks and reference books such as “Financial Analysis”, Finance Publishing House, 2017; “Auditing Management and the use of Mineral Resources for Sustainable Development in Vietnam”, Finance Publishing House, 2016, etc. He has completed and published more than 20 research projects covering a wide range of research topics such as corporate finance, public finance and technological market, etc. He has also published more than 70 articles in both local and international journals.
  6. 2 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 5 ASSOCIATE PROFESSOR SIMONE DOMENICO SCAGNELLI SCHOOL OF BUSINESS AND LAW, COMMERCE DISCIPLINE, EDITH COWAN UNIVESITY, AUSTRALIA Dr Scagnelli got awarded his Ph.D in 2005 from the University of Turin, in Italy, with a thesis focussing on the accountability and measurement issues of Management Information Systems. Prior to joining ECU as Associate Professor, Dr Scagnelli was Associate Professor at the Department of Management, University of Turin, Italy, and was the Head of International Relations and Director of the International Bachelor in Business & Management. From 2012 to 2018, he was also Adjunct Professor of Financial & Managerial Accounting at ESCP Europe, one of the top Business Schools in the World. Dr Scagnelli’s research has been mostly in Accounting, with a particular focus on Corporate Social Responsibility. He has presented at leading international conferences and published in scholarly international journals such as the Australian Accounting Review, Corporate Social Responsibility and Environmental Management, and Pacific Accounting Review. His international research partnerships span the countries of Italy, UK, Germany, Russia, Australia and Japan, where has obtained a number of research grants.He has also supervised research students to completion at the PhD level. Dr Scagnelli has also developed an extensive experience in the industry. Prior to joining Academia, he was associate partner at a leading Italian Law and Accounting firm, providing advisory services to national and multinational companies in the Automotive, Aerospace and ICT industries.
  8. 2 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
  9. 6 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA PH.D., SENIOR LECTURER JAIME YONG COURSE COORDINATOR FOR FINANCE, SCHOOL OF BUSINESS AND LAW, EDITH COWAN UNIVESITY, AUSTRALIA Jaime started as a sessional academic at ECU, Perth Institute of Business and Technology and Curtin University. She has been with ECU on a full-time basis since 2009 and has been granted the Award of Excellence in Postgraduate Teaching in 2013. Her research focus is on direct and securitised real estate investments in Australia and implications on portfolio choices. In addition, her research areas and interests may also include: commercial real estate, index construction, real estate investment trusts (REITs), asset pricing, and portfolio allocation. Over the past decade she has taught economics and finance units at both the undergraduate and postgraduate level. Currently, Dr. Jaime Yong is also a member of the Financial Services Institute of Australasia (FINSIA)
  10. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 7 MỤC LỤC 1. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG VỚI DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA Nguyễn Bình Minh - Nguyễn Đức Tiến - Đào Trọng Tấn - Nguyễn Bảo Ngọc - Nguyễn Việt Dũng 11 2. ĐỒNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Phan Trọng Nghĩa 19 3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỘT SỐ QUỐC GIA THÀNH VIÊN ASEAN Nguyễn Thị Thúy Nga 31 4. ĐỔI MỚI CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Vương Thị Thu Hiền - Vũ Thị Tâm Thu 39 5. KIỂM SOÁT CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM NHẰM ĐẢM BẢO SỰ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hà 52 6. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU DÙNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ Nguyễn Đình Chiến 58 7. THÚC ĐẨY ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG DỊCH VỤ ĐẠI LÝ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Tuấn 71 8. TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC ĐẾN CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nguyễn Thị Việt Nga 79 9. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Vũ Quốc Dũng - Nguyễn Thị Phương Tuyến 92 10. CÁC MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA RỦI RO HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Đặng Thị Thu Giang - Phạm Quỳnh Trang - Phan Hà My 104 11. PHÂN TÍCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Phùng Minh Đức - Phạm Văn Nghĩa 115 12. CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Phạm Thị Tường Vân 123 13. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG QUY TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Phạm Thị Tường Vân 131 14. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Lê Thanh Hà 148 15. CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 158 Tô Hoàng 158
  11. 8 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 16. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Ngô Thị Thu Hương - Nguyễn Thi Mai Hương 170 17. THỊ TRƯỜNG VỐN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN CỦA CÁC NƯỚC Nguyễn Thanh Nhã - Nguyễn Thanh Tùng 180 18. BÀN LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN KẾ TOÁN KHI ÁP DỤNG IFRS Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Thảo 185 19. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆM KỲ KIỂM TOÁN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN KHI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Nguyễn Thị Lan Anh - Nguyễn Văn Đông 193 20. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025. Nguyễn Thị Minh Hòa 206 21. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đoàn Ngọc Xuân 216 22. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO KINH TẾ VĨ MÔ SỬ DỤNG KỸ THUẬT GIẢM CHIỀU DỮ LIỆU VÀ CHỈ SỐ DẪN BÁO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Cù Thu Thủy - Đỗ Thị Lan Hương 224 23. MYANMAR - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nhữ Trọng Bách - Đào Duy Thuần - Cao Minh Hạnh 234 24. KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG KHUNG KHỐNG CHẾ CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ NHẰM CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Lê Quang Thuận 248 25. PHÁT TRIỂN NGHỀ KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 Nguyễn Thu Hoài 259 26. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG GHI NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HIỆN NAY TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nhữ Thị Hồng 274 27. TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TƯ NHÂN TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM Phạm Quỳnh Mai 279 28. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 286 Nguyễn Thị Tuyết 286 29. VAI TRÒ CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM 295 Lưu Huyền Trang 295 30. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CẢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM Nguyễn Đình Minh Hiếu - Lưu Huyền Trang 303 31. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG NGÀNH DU LỊCH 312 Võ Thị Vân Khánh 312 32. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THEO THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Phạm Thị Thu Hường - Phạm Thị Nga 320
  12. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 9 33. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Kiều Thị Tuấn 333 34. KINH TẾ XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phạm Thái Hà 343 35. PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ MALAYSIA - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Trần Phương Dịu - Lương Thu Thủy 355 36. GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Bùi Văn Vần - Bùi Thu Hà 360 37. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI TỈNH LÀO CAI 370 Phạm Thị Nga - Phạm Thị Thu Hường 370 38. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH CỦA CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM VINASOY Trần Thị Hiên 383 39. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 393 Nghiêm Văn Bảy 393 40. TÁC ĐỘNG LAN TỎA TỪ KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐẾN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM Lê Thị Hồng Thúy 400 41. ÁP LỰC VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Minh Phong - Nguyễn Trần Minh Trí 409 42. SỰ THIẾU HỤT TOÀN CẦU NHÂN LỰC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN Trần Trọng Nguyên - Đàm Thanh Tú 419 43. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC - MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO QUỐC GIA Đào Thị Minh Thanh - Nguyễn Ngọc Lan 426 44. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: XEM XÉT TỪ CÁCH TIẾP CẬN BẢNG I-O Trần Lan Hương 433 45. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 440 Nguyễn Thị Thu Hương - Phạm Nguyễn Mỹ Linh 440 46. PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Đỗ Thị Nâng 458 47. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG, THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP XANH VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Trần Thị Thanh Thủy 467 48. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM BỀN VỮNG Nguyễn Tiến Thuận 475 49. XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỒNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC TIỄN Dương Đức Thắng 481 50. THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM Bùi Tiến Hanh - Lê Thị Đan Dung 489
  13. 10 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 51. DU LỊCH XANH - “ CHÌA KHÓA” PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Thanh Huyền 497 52. QUỸ DOANH NGHIỆP NỘI - MẮT XÍCH CÒN THIẾU CỦA HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP Vũ Khắc Hùng 501 53. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA 509 Dương Quốc Quân - Đỗ Thị Thu Hiền 509
  14. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 11 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG VỚI DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA Nguyễn Bình Minh* Nguyễn Đức Tiến Đào Trọng Tấn Nguyễn Bảo Ngọc Nguyễn Việt Dũng TÓM TẮT - Dựa trên mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman(1988), nghiên cứu này nhằm xây dựng và kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố gồm: giá cảm nhận, cơ sở vật chất, nhân viên lữ hành; chương trình tham quan và sự tin cậy của công ty với sự thỏa mãn của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch lữ hành. Kết quả phân tích mô hình hồi qui bội (MRA - Multiple Regression Analysis) sử dụng dữ liệu khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch lữ hành tại Hà Nội (n = 472) cho thấy các giả thuyết nhóm nghiên cứu đưa ra đều được chấp nhận. Cụ thể, hai yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn của khách hàng là nhân viên và giá cảm nhận; ba yếu tố: tin cậy; chương trình; cơ sở vật có tác động mạnh gần như nhau. Từ khóa - Chất lượng dịch vụ; Sự thỏa mãn, Giá cảm nhận; Cơ sở vật chất; Du lịch lữ hành. ABSTRACT - Based on the service quality model of Parasuraman (1988), this study aims to test the relationship between perceived price, facilities, tourguides, tour programs, business’s reliability and travellers’ satisfaction. The data is collected from the population of travellers in Hanoi (n=472) and the results of the Multiple Regression Analysis (MRA) illustrates all supported hypothesises. Specifically, tourguides followed by percieved price are the most significant antecedents of customer’s satisfaction on tourism services. Business’s reliability; tourism program; facilities have affected at the same level. Key words - Service quality; Satisfaction; Perceived price Facilities; Tourism program; 1. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU Sự thỏa mãn của khách hàng, chất lượng dịch vụ, đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Nhiều mô hình về sự thỏa mãn của khách hàng cũng đã được phát triển và đề * Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông. Tác giả nhận phản hồi: Email: binhminh279@gmail.com; Mobile: 0936355699 ĐH Kinh tế Đã Nẵng. Tác giả nhận phản hồi: Email: ndtien@ac.udn.vn; Mobile: 0914054329 Công ty CP Tavi Interntaional. Tác giả nhận phản hồi: Email: daotrongtanhn@gmail.com; Mobile: 0902106683 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông. Tác giả nhận phản hồi: Email: nguyenbaongoc23091991@gmail.com; Mobile: 0837898686 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông. Tác giả nhận phản hồi: Email: vietdungptit@gmail.com; Mobile: 0936319698
  15. 12 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA xuất nhiều nhân tố tác động tới sự thỏa mãn. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về sự thỏa mãn của khách hàng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính ngân hàng, viễn thông, thủy sản, siêu thị (Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hưng 2007; Nguyễn Thành Công, Phạm Ngọc Thúy 2007, Hồ Huy Tựu & cộng sự 2007, Nguyễn Thị Mai Trang 2006). Các nghiên cứu này đã có những tổng kết về mô hình cũng như tìm ra được các biến có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự thỏa mãn của khách hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch lữ hành nói chung không còn nhiều. Các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng trong ngành này có thể đã thay đổi nhiều so với những kết quả nghiên cứu trước đây. Chính vì vậy, nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà hoạt động thực tiễn có những góc nhìn mới về từng loại đối tượng, từng phân khúc khách hàng trên thị trường. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giá cảm nhận Đối với người tiêu dùng, giá là cái bị từ bỏ để đạt được một sản phẩm. Các bộ phận của giá bao gồm: giá của đối tượng, giá phi tiền tệ được cảm nhận, và cái từ bỏ. Nghiên cứu này định nghĩa và đo lường khái niệm giá dưới góc độ là giá cảm nhận của người tiêu dùng được giải thích theo cách mà có ý nghĩa với họ (Zeithaml, 1988). 2.2. Chất lượng dịch vụ Có nhiều định nghĩa về chất lượng dịch vụ. Theo Edvardsson, Thomsson và Ovretveit (1994) thì chất lượng dịch vụ là sự đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ và làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Một nghiên cứu được nhiều người biết đến nhất, được nhiều người công nhận và sử dụng đến ngày nay là nghiên cứu của Parasuraman và các cộng sự (1988, 1991). Theo các tác giả này, chất lượng dịch vụ được định nghĩa là: “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ”. Từ những định nghĩa trên ta có thể thấy một số đặc điểm về chất lượng dịch vụ. Thứ nhất, chất lượng dịch vụ khó đánh giá hơn chất lượng sản phẩm hữu hình. Thứ hai, nhận thức về chất lượng dịch vụ của khách hàng là kết quả của quá trình so sánh giữa sự mong đợi của khách hàng với những hoạt động cụ thể của tổ chức nhằm đáp ứng những mong đợi của họ. Thứ ba, những đánh giá về chất lượng dịch vụ không chỉ được tạo ra từ dịch vụ mà còn bao hàm những đánh giá về quá trình cung cấp dịch vụ của nhà cung ứng dịch vụ đối với khách hàng 2.3. Sự thỏa mãn Sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lý thuyết cũng như hoạt động thực tiễn của marketing. Các lý thuyết marketing đều nhấn mạnh đến việc mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng và từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự thỏa mãn của khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng để các doanh nghiệp hướng tới và cố gắng bằng mọi cách nhằm thỏa mãn nhu cầu rất khác nhau của từng đối tượng khách hàng cá nhân cũng như tổ chức. Có rất nhiều định nghĩa về sự thỏa mãn của khách hàng từ các nghiên cứu khác nhau như: Westbrook (1980), Brown (1992), Bitner và Hubbert (1994), Bachelet (1995), Oliver (1997), Philip Kotler (2001), Zeithaml và Bitner (2003). Nghiên cứu này coi sự thỏa mãn của khách hàng là trạng thái cảm xúc mà ở đó nhu cầu, mong muốn và mong đợi của khách hàng về một sản phẩm hay dịch
  16. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 13 vụ được đáp ứng bằng hoặc trên mức mong đợi. Sự thỏa mãn của khách hàng có những điểm sau. Thứ nhất, sự thỏa mãn của khách hàng là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi cảm giác trước khi sử dụng, trong khi sử dụng và sau khi sử dụng dịch sản phẩm hoặc dịch vụ. Thứ hai, sự thỏa mãn của khách hàng mang tính cảm xúc sau những trải nghiệm của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ. Thứ ba, sự thỏa mãn của khách hàng mang tính kì vọng. 2.4. Các khái niệm chung về lữ hành Hiện nay tồn tại hai cách hiểu và tiếp cận về khái niệm lữ hành. Cách tiếp cận thứ nhất: Lữ hành (Travel) được hiểu là tất cả sự di chuyển, đi lại của con người và những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Hiểu theo nghĩa rộng này thì lữ hành (travel) và du lịch (tourism) có nghĩa gần tương đương nhau, thuật ngữ “du lịch lữ hành” (travel and tourism) để chỉ chung cho các hoạt động di chuyển, đi lại của con người với mục đích du lịch [6]. Cách tiếp cận thứ hai: Lữ hành, ở phạm vi hẹp hơn, được phân biệt với các hoạt động du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí là tổ chức các chương trình du lịch (tour). Thuật ngữ “du lịch lữ hành” hoặc “lữ hành” được hiểu theo nghĩa hẹp, được ghi trong Luật du lịch Việt Nam (2005), “là hoạt động mà ở đó xây dựng, mua bán và tổ chức toàn bộ hoặc một phần chương trình du lịch được diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của du khách”. Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động gồm khảo sát, nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, tiến hành bán các chương trình du lịch cho khách hàng, đại lý trung gian, tổ chức các chương trình du lịch và hướng dẫn du khách trong suốt quá trình diễn ra chương trình du lịch đó. Kinh doanh lữ hành gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. Từ khái niệm kinh doanh lữ hành, có thể hiểu kinh doanh lữ hành nội địa là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động gồm khảo sát, nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nội địa, tiến hành bán các chương trình du lịch cho khách hàng, đại lý trung gian, tổ chức các chương trình du lịch nội địa và hướng dẫn du lịch cho khách nội địa đi du lịch trong nước. 2.5. Mô hình nghiên cứu có liên quan Parasuraman và cộng sự (1988,1991) đã khởi xướng và sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và kiểm định thang đo các thành phần của chất lượng dịch vụ (gọi là thang đo SERVQUAL). Thang đo SERVQUAL được điều chỉnh và kiểm định ở nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Cuối cùng thang đo SERVQUAL bao gồm 22 biến để đo lường 5 thành phần của chất lượng dịch vụ, đó là: độ tin cậy (reliability), tính đáp ứng (responsiveness), tính đảm bảo (assurance), phương tiện hữu hình (tangibles) và sự đồng cảm (empathy). Parasuraman và cộng sự (1991) khẳng định rằng SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về chất lượng dịch vụ, đạt giá trị và độ tin cậy, và có thể được ứng dụng cho mọi loại hình dịch vụ khác nhau. Một nghiên cứu nổi tiếng khác, đồng thời cũng được ứng dụng nhiều trên thế giới và Việt Nam là nghiên cứu của Gronroos (1984). Trong nghiên cứu này tác giả đã đề xuất hai thành phần của chất lượng dịch vụ là: chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật được hiểu là sự phản ánh kết quả của quá trình cung cấp dịch vụ hoặc là những gì mà khách hàng nhận
  17. 14 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA được trong quá trình sử dụng dịch vụ. Chất lượng chức năng được hiểu là: dịch vụ được thực hiện như thế nào trong quá trình quá trình tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. 2.6. Các nghiên cứ về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn là hai khái niệm phân biệt (Bitner, 1990; Boulding et al., 1993). Tuy vậy, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng có liên hệ chặt chẽ với nhau (Parasuraman et al., 1988). Những nghiên cứu điển hình về sự tác động của chất lượng dịch vụ đến sự thỏa mãn của khách hàng bao gồm Peter và Olson (1990), Homburg và Giering (2001), Anderson và cộng sự (1994), Mc Quitty và cộng sự (2000), (Cronin & Taylor, 1992). Trong thực tế, cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu khác đã kiểm định thang đo của Parasuraman với nhiều loại hình dịch vụ cũng như tại nhiều quốc gia khác nhau. Kết quả cho thấy các thành phần của chất lượng dịch vụ không thống nhất với nhau ở từng ngành dịch vụ và từng thị trường khác nhau như những nghiên cứu của các tác giả Bojanic (1991); Cronin và Taylor (1992); Dabholkar và cộng sự (1996); Lassar và cộng sự (2000); Mehta và cộng sự (2000); Nguyễn và cộng sự (2003). Ví dụ, nghiên cứu của Mehta và cộng sự (2000) tại Singapore cho thấy chất lượng dịch vụ siêu thị chỉ bao gồm hai thành phần: phương tiện hữu hình và nhân viên phục vụ. Nguyễn và cộng sự (2003) kiểm định SERVQUAL cho thị trường khu vui chơi giải trí ngoài trời tại TPHCM thì chất lượng dịch vụ bao gồm bốn thành phần: độ tin cậy, khả năng phục vụ của nhân viên, sự đồng cảm, và phương tiện hữu hình. Một nghiên cứu nữa cũng được nhiều người biết đến trong chất lượng dịch vụ bán lẻ đó là công trình của Dabholka và cộng sự (1996). Công trình này dựa trên kết quả của Parasuraman và kết luận chất lượng dịch vụ bán lẻ gồm năm thành phần chính: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, nhân viên phục vụ, giải quyết khiếu nại và chính sách của cửa hàng. Bên cạnh các nghiên cứu trong và nước ngoài có liên quan đến chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng thì cũng có một số nghiên cứu trong nước về chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn của khách hàng về du lịch nội địa như: Đặng Hải Hà (2011); Nguyễn Khắc Minh Trường (2012); Trần Thị Thái (2012); Trương Thị Thùy Linh (2013); Đinh Quốc Hưng (2013); Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014); Hồ Thị Ngọc Hiền (2015); Lê Thị Thu Hoài (2015) 2.7. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá và sự thỏa mãn Tác động của giá lên sự thỏa mãn nhận được sự quan tâm ít hơn nhiều so với vai trò của sự kỳ vọng và các cảm nhận thực hiện, nhưng các đề xuất dựa vào giá đối với sự thỏa mãn được đề nghị nghiên cứu và thực hành khá rộng rãi. Tuy nhiên, các ấn phẩm về sự thỏa mãn chỉ cung cấp một cái nhìn rất hạn chế liên quan đến tác động có thể có của các quyết định về giá lên sự thỏa mãn của người tiêu dùng. Từ đó, Voss et al. (1998) đã xác định vai trò của giá đối với sự thỏa mãn. Họ cho rằng các cảm nhận về giá sau khi mua có tác động dương lên sự thỏa mãn và bản thân nó chịu ảnh hưởng dương của các cảm nhận về giá trước khi mua, mặt khác cảm nhận giá trước khi mua cũng có tác động dương lên sự thỏa mãn. 2.8. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Từ các nghiên cứu và lý thuyết như đã trình bày ở trên, tác giả có những giả thuyết và mô hình nghiên cứu như sau: H1: Cơ sở vật chất tổ chức tham quan có tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng H2: Nhân viên phục vụ có tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng H3: Chương trình tham quan có tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng H4: Sự tin cậy có tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng
  18. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 15 H5: Giá cảm nhận có tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng Hình 1. Mô hình nghiên cứu 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Việc xây dựng các thang đo dựa trên thang đo của các nghiên cứu trong và ngoài nước. Kích thước mẫu trong nghiên cứu n = 472 được thu thập bằng hai phương pháp phát bảng hỏi, điều tra qua mạng với thang đo Likert 5 (1 là rất không đồng ý; 2 không đồng ý; 3 bình thường; 4 đồng ý; 5 rất đồng ý). Các đối tượng được hỏi là các khách hàng có tour du lịch lữ hành tại Hà Nội. Có 5 biến độc lập; 01 biến phụ thuộc. Cụ thể, Biến cơ sở vật chất tổ chức tham quan có: 04 quan sát; Biến nhân viên phục vụ có 07 quan sát; Biến chương trình tham quan có 03 quan sát; Biến sự tin cậy có 05 quan sát; Biến Giá cảm nhận có 03 quan sát; Biến sự thỏa mãn có 03 quan sát. Phiếu hỏi sau khi thu về sẽ được mã hóa và tiến hành trên phần mềm SPSS. Các kỹ thuật phân tích chính trong nghiên cứu gồm: kiểm tra hệ số tin cậy thang đo Alpha Cronbach; kiểm tra hệ số tương quan và kiểm tra kết quả hồi qui. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả độ tin cậy của các thang đo Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ta thấy đa phần các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan với biến tổng lớn 0.3. Điều này đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Cụ thể độ tin cậy của các thang đo như sau: Biến cơ sở vật chất tổ chức tham quan: 0.942; Biến nhân viên phục vụ: 0.928; Biến chương trình tham quan: 0.801; Biến sự tin cậy: 0.847; Biến Giá cảm nhận: 0.939; Biến sự thỏa mãn: 0.775 4.2. Ma trận hệ số tương quan Sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo, các nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Trước khi kiểm định mô hình, kiểm địn hệ số tương quan Person được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc. Dựa vào ma trận tương quan (Bảng 2), ta thấy đa số các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc của mô hình, các giá trị hệ số tương quan đều nằm trong khoảng từ 0 đến 0,8. Do đó, có thể tạm kết luận rằng mối quan hệ giữa các biến là có ý nghĩa và có thể dùng phương pháp khác để kiểm định các mối quan hiện này.
  19. 16 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA CO SO CHUONG TIN HAI NHAN VIEN VAT GIA TRINH CAY LONG CHAT NHANVIEN 1 CHUONG TRINH .510 1 CO SO VAT .677 .440 1 CHAT TIN CAY .598 .736 .522 1 GIA .796 .693 .741 .702 1 HAI LONG .949 .487 .661 .573 .765 1 . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Bảng 1. Ma trận hệ số tương quan 4.3. Kết quả phân tích hồi qui các biến độc lập với sự thỏa mãn của khách hàng Trước hết, mô hình hồi quy được thực hiện để kiểm định mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của khách hàng với các khía cạnh của chất lượng dịch vụ. Nhìn vào Bảng 2 ta nhận thấy mô hình có ý nghĩa thống kê kê (F=7,059, p<0,000) và giải thích được 76,6% sự biến thiên của sự thỏa mãn của khách hàng. Trong mô hình này, có các biến tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng gồm: nhân viên (.0723, p ≤ 0.001); Chương trình (.056; p ≤ 0.01); Cơ sở vật chất (.052; p ≤ 0.05); Tin cậy (.059; p ≤ 0.05); Giá (.214; p ≤ 0.01). Như vậy, các giả thuyết từ H1 đến H5 đều được chấp nhận. Kết quả được tóm tắt ở Bảng 2. Phương trình và sig Mô hình Biến Nhân viên .723 Chương trình .056 Cơ sở vật chất .052* Tin cậy 059* Giá .214 R2 điều chỉnh .766 F 7.059 N = 472; p ≤ 0.1; *p ≤ 0.05; p ≤ 0.01; p ≤ 0.001 Tất cả hệ số tương quan đã được chuẩn hóa Bảng 2. Kết quả hồi qui giữa các biến độc lập và sự thỏa mãn của khách hàng
  20. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 17 5. BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tất cả 5 yếu tố nhân viên, chương trình du lịch; cơ sở vật chất, tin cậy và giá đều có tác động thuận chiều đến sự thỏa mãn của khách hàng. Hai yếu tố có tác động mạnh nhất là nhân viên (.0723) và giá (.214). Tiếp theo là hai yếu tố tin cậy (.059) và chương trình du lịch lữ hành (.056). Yếu tố cơ sở vật chất (.052) có tác động yếu nhất trong năm yếu tố. Do tính chất đặc thù của ngành nghề, nên yếu tố nhân viên trong du lịch nói chung và du lịch lữ hành nói riêng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Chất lượng của chuyến du lịch một phần phụ thuộc vào năng lực của nhân viên. Chính vì vậy, các công ty cần tạo điều kiện thuận lợi bồi dưỡng năng lực của nhân viên cũng như tuyển chọn, giữ chân được những nhân viên có kinh nghiệm, yêu nghề. Ngoài yếu tố nhân viên, các công ty du lịch lữ hành cũng cần chú ý đến mức giá và chương trình du lịch vì đây là một trong những điểm khách hàng quan tâm đồng thời giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt và tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác. Yếu tố cơ sở vật chất cũng là điều các doanh nghiệp lữ hành cần quan tâm vì nó cũng giúp tạo nên sự thỏa mãn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Apoorva Palkar (2004), Determinants of Customer Satisfaction for Cellular Service Providers, Vol. 28, No,1, Jan-March 2004. [2] Bitner, M.J. (1990), “Evaluating service encounters: The effects of physical surroundings and employee responses”, Journal of Marketing, Vol. 54, April, pp. 69-82. [3] Boulding, W., Kalra, A., Staelin, R and Zeithaml, V.A. (1993), “A dynamic process model of service quality: from expectation to behavioral intentions”, Journal of Marketing Reasearch, Vol. 30, February, pp. 7-27. [4] Edvardsson, B., Thomasson, B., and Ovretveit, J. (1994), Quality in service. Maidenhead, McGraw Hill. [5] Eli M.Noam, The Quality of regulation in Regulating Quality: A Proposal for an Intergrated Incentive Approach to Telephone Service Performance, in Price Caps and Incentive Regulation in Telecommunications, ed. Micheal Einhorn (Boston: Kluwer Academic Publishers, 1991) 168-189 [6] Gronroos, C. (1984), Strategic Management and Marketing in the Service Sector [7] Kim Moon-Koo., et al,. (2004), “The effects of customer satisfaction and switching barrier on customer loyalty in Korean Mobile Telecommunication services”, Telecommunication Policy, Vol. 28, pp. 145-159. [8] Parasuraman, A. V. A. Zeithaml, & L.L.Berry (1988), “SERQUAL: A multiple-Item scale for measuring consumer perceptions of service quality”, Jounal of Retailing. [9] Parasuraman, A., Zeithaml, V.A., and Berry, L.L.(1985), “A conceptual model of service quality and its implications for future reseach”, Journal of Marketing, Vol. 49, Fall, pp.41-50.
  21. 18 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA [10] Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng. (2007), Nghiên cứu sự trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thông tin di động tại thị trường TP.HCM. Đọc từ news.php?id=491 ngày 02/03/2010. [11] Wen-Hai Chih & Tzy-Wen Tang & I-Ju Chen (2002), The Service Quality Perceptional Analysis of Mobile Phone User in Mainland China, National Dong Hwa University.
  22. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 19 ĐỒNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Phan Trọng Nghĩa* TÓM TẮT: Nghiên cứu nhằm làm rõ sự đồng biến động giá cổ phiếu và qua đó đánh giá mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng bộ dữ liệu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 2007 đến năm 2017, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng biến động đồng bộ cao với biến động chung của thị trường. Điều này cho thấy giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi các thông tin vĩ mô chung của toàn thị trường và ít phản ánh các thông tin vi mô thuộc về yếu tố đặc thù của công ty niêm yết. Từ khóa: đồng biến động giá cổ phiếu, công ty niêm yết ABTRACT: This study aims to clarify stock price synchronicity and thereby evaluate synchronicity level of stock prices of companies listed on Vietnamese stock market. The study exploited data set of companies listed on the Hanoi Stock Exchange and Ho Chi Minh City Stock Exchange between 2007 and 2017. Result shows there is a high synchronicity between stock prices and market variation. This shows that the stock prices of companies listed on Vietnam‘s stock market are greatly influenced by general macro information from overall market. In contrast, the stock prices reflected weakly micro information which belong to specific factors of listed companies. Key words: Stock price synchronicity, listed firms 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thị trường chứng khoán được xem là hiệu quả về chức năng nếu thị trường đó góp phần hướng các dòng vốn đầu tư đến những nơi sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế và do vậy đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự hiệu quả về chức năng của thị trường phụ thuộc phần lớn “hiệu quả thông tin” (Informational efficiency) của thị trường, theo đó giá cổ phiếu phải phản ánh đúng những thông tin liên quan và việc giao dịch các chứng khoán dựa trên các thông tin đặc thù của công ty được hiểu là quá trình chuyển hóa các thông tin vào giá cổ phiếu và qua đó nó làm cho giá cổ phiếu có tính thông tin (Informativeness). Một thị trường hiệu quả là thị trường mà ở đó giá cả các chứng khoán sẽ phản ánh đầy đủ mọi thông tin có * Khoa Tài chính Ngân hàng & Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quy Nhơn, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email: phan- trongnghia@qnu.edu.vn. Điện thoại: 0989785738
  23. 20 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA liên quan, khi giá các cổ phiếu ít (hoặc không) phản ánh đúng các thông tin liên quan đến giá trị của các công ty, giá các cổ phiếu sẽ có xu hướng đồng biến động với nhau (Synchronicity) và tạo nên xu hướng đồng biến động chung của thị trường (Roll, 1988; Morck và cộng sự, 2000; Jin và Myers, 2006). Tại Việt Nam, thị trường đã xuất hiện hiện tượng đầu tư theo tâm lý “đám đông”, “bầy đàn”; môi trường thông tin kém minh bạch; tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các công ty niêm yết biến động đồng bộ với nhau khi thị trường có những thay đổi của môi trường vĩ mô như: lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng của nền kinh tế. Những biểu hiện trên cho thấy tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi giá cổ phiếu trên thị trường có tính thông tin thấp hay các cổ phiếu có xu hướng biến động cùng chiều với nhau và làm cho giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của công ty. Điều này làm cho thị trường chứng khoán kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư và thị trường chứng khoán khó trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. Dựa trên cơ sở tổng hợp dữ liệu về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết và chỉ số của thị trường. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá mức độ đồng biến động giá cổ phiếu, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu, giúp thị trường chứng khoán hoạt động một cách lành mạnh, ổn định và thể hiện đầy đủ vai trò của nó đối với nền kinh tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu rút ra từ thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bổ sung thêm minh chứng về sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các quốc gia đang phát triển. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Quan điểm về đồng biến động giá cổ phiếu Sự biến động giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn của mức độ hiệu quả của thị trường và qua đó nó sẽ ảnh hưởng đến sự đồng biến động chung của thị trường. Một thị trường hiệu quả là thị trường mà ở đó giá cả các chứng khoán sẽ phản ánh đầy đủ mọi thông tin có liên quan. Khi giá cổ phiếu ít (hoặc không) phản ánh đúng những thông tin thuộc về yếu tố đặc thù của công ty thì biến động giá cổ phiếu lại phụ thuộc phần lớn vào các thông tin chung của thị trường, điều này làm cho giá cổ phiếu tăng hay giảm lại phụ thuộc vào cổ phiếu của các công ty khác trên thị trường. Dẫn đến hiện tượng giá cổ phiếu của các công ty cùng tăng hoặc cùng giảm (hiện tượng này được gọi là đồng biến động giá cổ phiếu ). Khi giá cổ phiếu phản ánh phần lớn các thông tin thuộc về đặc thù của công ty, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu dựa trên phân tích kết quả hoạt động của công ty cũng như các thông tin công bố liên quan đến công ty. Theo đó, giá cổ phiếu của công ty có sự đồng biến động thấp do giá cổ phiếu chịu tác động của phần lớn các nhân tố bên trong công ty và ít chịu tác động bởi các nhân tố thuộc về thị trường hay là các nhân tố thuộc về bên ngoài công ty (Roll, 1988). Ngược lại, khi giá cổ phiếu của công ty phản ánh ít các thông tin thuộc về công ty và chịu tác động rất lớn từ các thông tin bên ngoài hay từ thông tin chung của thị trường, khi đó giá cổ phiếu của các công ty sẽ có xu thế biến động đồng bộ với nhau, hay còn gọi là sự đồng biến động giá cổ phiếu, và tạo nên xu thế đồng biến động chung của thị trường (Roll, 1988; Morck và cộng sự, 2000; Jin & Myers, 2006).
  24. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 21 Như vậy, đồng biến động giá cổ phiếu là một chỉ tiêu dùng để phản ánh khả năng chuyển hóa các thông tin thuộc về đặc thù của công ty vào giá cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu ít (hoặc không) phản ánh các thông tin liên quan đến giá trị công ty và việc tăng (giảm) giá phụ thuộc rất lớn vào các thông tin chung của toàn thị trường, điều này dẫn đến hiện tượng giá cổ phiếu của các công ty trên thị trường có thể cùng tăng (hoặc cùng giảm) và hiện tượng này được gọi là đồng biến động giá cổ phiếu - Stock Price Synchronicity (SYNCH). 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng biến động giá cổ phiếu Sự đồng biến động giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi 2 nhóm nhân tố cơ bản: các nhân tố ở góc độ vĩ mô và các nhân tố vi mô thuộc về bản thân các công ty niêm yết. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã cho thấy các nhân tố ở góc độ vĩ mô tác động làm tăng đồng biến động ở các nước đang phát triển là: môi trường thể chế yếu, sự thiếu bảo vệ cho quyền lợi của nhà đầu tư (Morck, Yeung và Yu, 2000; Dang, Moshirian và Zhang, 2015), môi trường thông tin không minh bạch (Jin và Myers, 2006; Fernandes và Ferreira, 2009; Dang, Moshirian và Zhang, 2015), sự hội nhập thấp về mặt kinh tế, tài chính vào nền kinh tế thế giới (Li và cộng sự, 2004). Đối với các quốc gia đang phát triển, thông tin do công ty công bố ra công chúng thường ít tin cậy, lượng thông tin được công bố bị hạn chế, không kịp thời, và không có nhiều giá trị. Nhà đầu tư khó tiếp cận những thông tin hữu ích cho việc đầu tư. Thêm vào đó, việc bảo vệ không đầy đủ quyền lợi của nhà đầu tư làm cho họ không có động lực để thu thập và phân tích thông tin. Kết quả là giá cổ phiếu trên thị trường ít chứa đựng thông tin đặc thù công ty có liên quan đến giá trị, và do vậy có xu hướng đồng biến động cao với thị trường. Ở cấp độ vi mô thì môi trường thông tin có ảnh hưởng lớn đến sự đồng biến động giá cổ phiếu. Các nghiên cứu của Piotroski và Roulstone, (2004); Hutton và cộng sự, (2009); Gul, Kim, và Qiu, (2010) cho thấy môi trường thông tin của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng hay giảm sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty so với sự biến động chung của thị trường. Khi môi trường thông tin minh bạch giúp giảm chi phí thu thập thông tin, nhà đầu tư bên ngoài dễ dàng tiếp cận với những thông tin liên quan đến cổ phiếu và giao dịch dựa trên những thông tin đó. Từ đó làm tăng tính thông tin trong giá cổ phiếu và cổ phiếu ít có xu hướng đồng biến động với thị trường. Ngoài ra, các yếu tố thuộc về đặc điểm quản trị của công ty cũng có ảnh hưởng đến sự đồng biến động giá cổ phiếu. Gul, Kim, và Qiu (2010); Gul, Cheng, và Leung (2011) chỉ ra rằng một số đặc điểm trong mức độ quản trị doanh nghiệp có liên quan đến sự đồng biến động giá cổ phiếu cao ở Trung Quốc; Ding, Hou, Kuo và Lee (2013) chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu có thể giải thích các mức độ khác nhau của SYNCH. Đứng trên góc độ vi mô thì cấu trúc sở hữu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến SYNCH. Cấu trúc sở hữu giúp cải thiện tính thông tin trong giá cổ phiếu; nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và tăng chất lượng các thông tin của doanh nghiệp công bố (He và cộng sự, 2013); giúp giải quyết vấn đề người đại diện trong hoạt động của các công ty niêm yết và hạn chế vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán; giúp giảm thiểu chi phí trong việc thu thập thông tin và qua đó giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư, Tác động của cấu trúc sở hữu đến đồng biến động giá cổ phiếu thông qua 2 cơ chế sau: Một là, cấu trúc sở hữu tác động đến đồng biến động thông qua cơ chế cải thiện quản trị công ty. Thông qua cấu trúc sở hữu có thể giúp cho các công ty quản trị tốt hơn (tăng hiệu quả hoạt động, minh bạch trong việc công bố thông tin) làm tăng chất lượng và số lượng thông tin công ty cụ thể
  25. 22 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA công bố cho các nhà đầu tư bên ngoài. Kết quả là, các nhà đầu tư có thể xây dựng các quyết định định giá và đầu tư dựa trên các thông tin công ty cụ thể thay vì thông tin chung của toàn thị trường. Nói cách khác, biến động tỷ suất sinh lời của các công ty ít có khả năng là do các yếu tố có tính hệ thống của toàn thị trường gây ra. Như vậy, quản trị công ty tốt hơn giúp chuyển hóa các thông tin đặc thù của công ty vào trong giá cổ phiếu và làm tăng tính thông tin trong giá và làm giảm đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Với cơ chế này, thì ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến đồng biến động sẽ mạnh hơn trên các công ty có quản trị công ty yếu hơn. Hai là, cấu trúc sở hữu sẽ góp phần cải thiện môi trường thông tin. Thông qua cấu trúc sở hữu giúp giảm chi phí trong việc thu thập thông tin đặc thù của công ty và khuyến khích các nhà đầu tư giao dịch dựa trên các thông tin mà họ thu thập được. Cải thiện môi trường thông tin sẽ giúp cho việc chuyển hóa các thông tin cụ thể của công ty vào giá cổ phiếu dễ dàng hơn, qua đó hạn chế sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Với cơ chế này, thì ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến đồng biến động giá cổ phiếu sẽ mạnh hơn (rõ ràng hơn) trên các công ty ít minh bạch hơn. 2.1.3 Đo lường đồng biến động giá cổ phiếu Kể từ khi Roll (1988) phát triển lý thuyết sử dụng R2 như là một chỉ tiêu để xem xét sự đồng biến động giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Morck và cộng sự (2000) chỉ ra rằng R2 cao hơn ở các quốc gia kém phát triển so với các quốc gia phát triển là do tại các quốc gia kém phát triển có sự hạn chế trong việc bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư. Nghiên cứu của Jin và Myers (2006) bổ sung thêm về mặt lý thuyết ở điểm R2 cao là do sự kém minh bạch của thông tin kết hợp với việc yếu kém trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp và yếu kém trong bảo vệ nhà đầu tư là nguyên nhân làm cho R2 cao hơn. Hơn nữa, Jin và Myers (2006) cho thấy rằng cổ phiếu với R2 cao hơn có nhiều rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu hơn. Đồng biến động giá cổ phiếu (SYNCH) là một biến được đo lường gián tiếp thông qua mô hình hồi qui tỷ suất sinh lời thị trường và không thể quan sát trực tiếp. SYNCH được sử dụng như một biện pháp đo lường khả năng chuyển hóa các thông tin thuộc về đặc thù của công ty vào giá cổ phiếu và qua đó nó phản ánh mức độ hiệu quả của thông tin. Đồng biến động giá cổ phiếu của mỗi công ty thường được đo lường bằng R2 của mô hình thị trường hoặc được đo bằng R2 đã điều chỉnh. Dựa trên phương pháp của Roll (1988), Morck và cộng sự (2000), Jin & Myers (2006). Cụ thể trong nghiên cứu này tác giả sử dụng R2 từ hồi qui mô hình thị trường sau đây: rrit,,=++αβ i i* Mt, ε it (1) Trong đó: ri,t : Tỷ suất lợi tức của cổ phiếu i trong tuần thứ t của mỗi năm. rM,t : Tỷ suất lợi tức của danh mục thị trường trong tuần thứ t của mỗi năm. Danh mục thị trường được xác định là toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên TTCK. Giá trị R2 của mô hình được luận giải: khi R2 cao tức là biến động của tỷ suất lợi tức của cổ phiếu doanh nghiệp được giải thích bởi các thông tin từ thị trường nhiều hơn là các thông tin của doanh nghiệp. Giá trị của R2 nằm trong khoảng biến động từ 0-1. Theo cách tiếp cận trong nghiên cứu của Morck và cộng sự (2000), Jin & Myers (2006) biến đổi logarit giá trị R2 được dùng để đo lường sự đồng biến động giá cổ phiếu:
  26. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 23 R2 Ψ=ln(i ) (2) i 1− R2 i Ngoài đo lường sự đồng biến động giá cổ phiếu dựa vào R2 như trên, nghiên cứu này còn sử dụng một biến đo lường bổ sung là hệ số β (Beta) của mô hình (1) theo cách tiếp cận của Lang & Maffet (2011). Các lý thuyết cho thấy R2 giữ một vai trò quan trọng trong một loạt các chính sách của công ty, chẳng hạn như chính sách đầu tư, nguy cơ chống thâu tóm sáp nhập, cơ cấu hội đồng quản trị, và giao dịch nội gián (Chen và cộng sự, 2007; Fernandes và Ferreira, 2009; Ferreira và Laux, 2007; Ferreira và cộng sự, 2011). Một tỷ lệ cao hơn của R2 thì tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp được giải thích bởi các thông tin chung của toàn thị trường hơn là các thông tin thuộc về đặc thù của doanh nghiệp. 2.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội của thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2017. Tuy nhiên do đặc thù ngành nghề kinh doanh, đặc điểm tài chính kế toán và các yêu cầu đặc thù trong việc quản lý hoạt động của các định chế tài chính có sự khác biệt đáng kể so với các công ty thuộc các ngành nghề khác, nên mẫu nghiên cứu không bao gồm các công ty niêm yết là các định chế tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, quĩ đầu tư, công ty bảo hiểm). Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và dữ liệu về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Dữ liệu được tác giả thu thập từ Công ty StoxPlus - công ty chuyên thu thập và phân tích dữ liệu tài chính tại Việt Nam. 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng mẫu gồm các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội của thị trường chứng khoán Việt Nam để tính toán, ước lượng giá trị tỷ suất sinh lời hàng tuần của từng cổ phiếu. Tính toán tỷ suất sinh lời hàng tuần của thị trường. Trên cơ sở tính toán tỷ suất sinh lời tuần của từng cổ phiếu và tỷ suất sinh lời tuần của thị trường, tác giả hồi qui mô hình thị trường của R2 theo mô hình của Morck và cộng sự (2000); Jin & Myers (2006). Sau đó tác giả tiến hành biến đổi logarit giá trị R2 để đo lường sự đồng biến động giá cổ phiếu. Từ kết quả hồi qui mô hình tỷ suất sinh lời, tác giả xác định được giá trị beta (β) để đánh giá mức độ đồng biến động giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam theo cách tiếp cận của Lang & Maffet (2011). Việc đo lường đồng biến động giá cổ phiếu dựa trên hồi qui mô hình thị trường được thực hiện thông qua các bước sau: Bước 1: Dựa vào dữ liệu về giá đóng cửa của cổ phiếu, tỷ suất lợi tức của cổ phiếu i ở tuần thứ t của mỗi năm được tính như sau: ri,t = ( giá đóng cửa tuần t - giá đóng cửa tuần (t-1))/giá đóng cửa tuần (t-1)
  27. 24 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Số quan sát tỷ suất lợi tức hàng tuần sẽ phụ thuộc vào số tuần giao dịch thực tế trong năm, một công ty sẽ có tối đa là 52 quan sát ri,t trong một năm. Tỷ suất lợi tức danh mục thị trường ở tuần t được tính như sau: rM,t = tỷ suất lợi tức trung bình của toàn bộ cổ phiếu niêm yết của thị trường tại tuần t của mỗi năm Bước 2: Hồi qui mô hình thị trường (1) cho từng cổ phiếu ở từng năm để tính ra giá trị R2 Bước 3: Đo lường đồng biến động giá cổ phiếu theo công thức: 2 Ri Ψ=i ln(2 ) 1− Ri 3. Kết quả nghiên cứu Bảng 3.1: Thống kê mô tả đồng biến động giá cổ phiếu Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị Biến Số quan sát trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất Be ta (β) 5679 1.023864 1.084673 -6.406054 9.27015 Logarit (R2/1-R2) 5679 -2.688022 2.452311 -21.74169 2.322745 hay ( Ψi ) Nguồn: Tính toán dựa trên Stata 2 2 Thống kê mô tả biến logarit (R /1-R ) hay( Ψi ) của mẫu nghiên cứu cho thấy giá trị thấp nhất là -21,742, giá trị cao nhất là 2,323 và mức độ phân tán của hệ số Ψi là 24,52% cho thấy độ ổn định 2 2 của hệ số Ψi là nhỏ. Đo lường đồng biến động giá cổ phiếu bằng cách biến đổi logarit (R /1-R ) theo công thức (2) thì đồng biến động giá cổ phiếu trung bình của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu là -2,688, giá trị ước lượng này cho thấy đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong phạm vi giá trị đồng biến động giá cổ phiếu của các nghiên cứu trước đây (Hsin & Tseng, 2012; He và cộng sự, 2013; Hamdi & Cosset, 2014) được thực hiện tại các nước đang phát triển. Điều này cho thấy rằng giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam có xu hướng biến động đồng bộ với biến động chung của toàn thị trường và biến động của thị trường có ảnh hưởng lớn đến biến động giá của cổ phiếu niêm yết, phần lớn biến động trong giá cổ phiếu được giải thích bởi các thông tin chung của toàn thị trường. Bảng 3.1 cho thấy hệ số beta có giá trị nhỏ nhất là -6,406 và giá trị lớn nhất là 9,27. Giá trị trung bình là 1,024 và mức độ phân tán của hệ số beta là 1,085. Đo lường đồng biến động giá cổ phiếu bằng giá trị hệ số β từ hồi qui mô hình (1), thì giá trị hệ số β = 1,024. Điều này hàm ý rằng, biến động trong tỷ suất sinh lời của cổ phiếu là do biến động chung của toàn thị trường gây ra, biến động tỷ suất lợi tức của cổ phiếu phụ thuộc lớn vào biến động chung của thị trường và ít chịu tác động bởi các thông tin thuộc về đặc thù của công ty. Như vậy, tại thị trường chứng khoán Việt Nam có tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu của các công
  28. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 25 ty niêm yết và biến động trong giá cổ phiếu của công ty có xu hướng đồng bộ với biến động chung của toàn thị trường. Như vậy, cả hai thước đo của sự đồng biến động giá cổ phiếu đều cho thấy rằng tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động tỷ suất lợi tức cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn bởi các thông tin vĩ mô toàn thị trường hay giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có mức độ đồng biến động cao với biến động của thị trường. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những phát hiện được rút ra bởi các nghiên cứu trước như: Morck và cộng sự (2000); Jin & Myers (2006); Fernandes & Ferreira (2008); Dang, Moshirian & Zhang (2015). Kết quả rút ra từ nghiên cứu ủng hộ thêm lập luận về nguyên nhân dẫn đến đồng biến động giá cổ phiếu cao ở các nước có nền kinh tế đang phát triển đó là môi trường thông tin kém minh bạch và sự yếu kém trong bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường đang ở dạng cận biên và mức độ bất cân xứng thông tin lớn cũng là một nguyên nhân làm gia tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường. Kết quả này phù hợp với phát hiện của Jin & Myers (2006) đó là R2 cao ở những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, quyền sở hữu của các nhà đầu tư cá nhân không được bảo vệ, ở những quốc gia mà có sự kém phát triển của hệ thống tài chính. R2 sẽ cao hơn ở các quốc gia mà không có sự minh bạch trong thông tin công bố của các công ty niêm yết. Kết quả này cũng phù hợp với phát hiện trong nghiên cứu của Morck và cộng sự (2000) đó là R2 cao hơn ở các nước có nền kinh tế mới nổi. Tại các quốc gia này các chỉ số vĩ mô, các sự kiện chính trị và những tin đồn trong nước có thể gây ra biến động giá cổ phiếu toàn thị trường. Ngoài ra, ở những quốc gia mà hạn chế trong các qui định liên quan đến việc bảo vệ các nhà đầu tư, sẽ xuất hiện hiện tượng bất cân xứng thông tin và một số đối tượng có lợi thế hơn về thông tin sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ chính việc có lợi thế thông tin đó. Vì vậy, thông tin thị trường và thông tin của công ty sẽ không được phản ánh hết vào trong giá cổ phiếu, làm giảm đi sự biến động giá của cổ phiếu và từ đó giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào sự vận động giá của các cổ phiếu khác trên thị trường và làm tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu của toàn thị trường. Môi trường thông tin của công ty niêm yết kém minh bạch, tính chính xác của thông tin về tình hình tài chính mà công ty niêm yết công bố không cao, điều này ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhà đầu tư. Hệ quả là, nhà đầu tư ít quan tâm đến các thông tin thuộc về đặc thù của công ty mà chủ yếu là dựa vào các thông tin thuộc về yếu tố vĩ mô chung của toàn thị trường để làm cơ sở cho quyết định đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư trên thị trường phần lớn là cổ đông nhỏ, các cổ đông nhỏ là nhà đầu tư cá nhân khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin của công ty niêm yết, đầu tư theo xu thế “đám đông”, chủ yếu dựa vào thông tin chung của thị trường để ra quyết định đầu tư. Các yếu tố trên kết hợp với nhau và làm gia tăng mức độ đồng biến động trên thị trường. Sự khác biệt về các qui định của điều kiện niêm yết, công bố thông tin sẽ tác động đến mức độ đồng biến động giá cổ phiếu tại mỗi Sở giao dịch. Tác giả phân tích sự khác nhau về mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
  29. 26 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Bảng 3.2: Đồng biến động giá cổ phiếu phân loại theo Sở giao dịch Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị Biến Số quan sát trung chuẩn nhỏ nhất lớn nhất bình HOSE Be ta (β) 2661 1.058449 1.022236 -6.406054 9.27015 Logarit (R2/1-R2) 2661 -2.40029 2.275963 -21.74169 1.784928 hay ( Ψi ) HNX Be ta (β) 3018 0.9933696 1.13618 -5.713532 8.489588 Logarit (R2/1-R2) 3018 -2.941718 2.571687 -18.89588 2.322745 hay ( Ψi ) Nguồn: Tính toán dựa trên Stata Bảng 3.2 cho thấy giá trị Logarit (R2/1-R2) của HOSE cao hơn so với HNX, ngoài ra hệ số Be ta (β) của HOSE là 1,058 trong khi đó của HNX là 0,993. Điều này cho thấy rằng mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là cao hơn so với các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Với qui định về qui mô vốn đối với các công ty niêm yết tại HOSE là cao hơn so với HNX, các công ty có qui mô vốn càng lớn (thể hiện thông qua giá trị vốn hóa thị trường cao) thì đồng biến động giá cổ phiếu càng lớn (Piotroski & Roulstone, 2004). Biến động trong giá cổ phiếu của các công ty có qui mô vốn lớn thường là chỉ dấu phản ánh xu hướng của các thông tin vĩ mô của nền kinh tế và biến động giá cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn có xu hướng dẫn dắt biến động của thị trường, chính điều này càng làm gia tăng sự đồng biến động trên thị trường. Qui mô của công ty thường được dùng là chỉ tiêu để phản ánh môi trường thông tin của công ty, khi mà môi trường thông tin của các công ty niêm yết không minh bạch và kết hợp với sự yếu kém của môi trường thể chế trong vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư sẽ làm gia tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Mặc dù có sự đồng biến động cao hơn nhưng mức độ phân tán của hệ số đo lường đồng biến động giá cổ phiếu tại HOSE là thấp hơn so với HNX. Để đánh giá mức độ đồng biến động giá cổ phiếu giữa các năm, tác giả phân tích đồng biến động giá cổ phiếu từng năm trong giai đoạn nghiên cứu 2007-2017 như sau: Bảng 3.3: Đồng biến động giá cổ phiếu theo năm nghiên cứu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017 Giá trị trung bình của đồng biến động giá cổ phiếu Năm 2 2 Đo lường bằng Logarit (R /1-R ) hay ( Ψi ) 2007 -1.363621 2008 -0.0003385
  30. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 27 2009 -0.5665148 2010 -0.915845 2011 -2.122655 2012 -2.028037 2013 -3.479981 2014 -2.801835 2015 -3.589342 2016 -3.828376 2017 -4.287174 Nguồn: Tính toán của tác giả Đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam là cao nhất vào năm 2008 với giá trị của Ψi là -0,0003385, thấp nhất năm 2017 với giá trị của Ψi là -4,287174 và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu 2007-2017. Trong giai đoạn 2008- 2010 đồng biến động giá cổ phiếu có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm là chậm và vẫn là giai đoạn có mức độ đồng biến động cao nhất trong khoảng thời gian nghiên cứu. Năm 2013 đồng biến động giá cổ phiếu giảm với tốc độ mạnh và sau đó có xu hướng giảm đều qua các năm đến năm 2017. Đồng biến động giá cổ phiếu cao nhất trong giai đoạn 2008-2009 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các bất ổn của nền kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thâm hụt ngân sách và thâm hụt vãng lai cao, lạm phát leo thang, Năm 2008 chỉ số VN-Index có sự biến động lớn và tạo ra chênh lệch giữa giá trị cao nhất và thấp nhất của VN-Index là 634,22 điểm. Những ảnh hưởng bất lợi của môi trường vĩ mô của năm 2008 tiếp tục tác động đến thị trường chứng khoán trong năm 2009 và làm cho chỉ số VN-Index đạt mức thấp nhất là 236 điểm trong năm 2009. Những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và tác động cộng hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán, làm giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường sụt giảm và gây ra sự đồng biến động cao trong giai đoạn này. 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 4.1 Kết luận Nghiên cứu đã chỉ ra hai cách thức đo lường đồng biến động giá cổ phiếu là thông qua hệ số beta (β) hoặc thông qua hệ số Ψ . Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy rằng với cả 2 cách đo lường trên thì mức độ đồng biến động là cao đối với các công ty niêm yết hay giá cổ phiếu của các công ty biến động đồng bộ với biến động chung của thị trường. Từ kết quả nghiên cứu hàm ý rằng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi các thông tin vĩ mô chung của toàn thị trường và ít phản ánh các thông tin thuộc về đặc thù của các công ty niêm yết. Ngoài ra, khi xem xét đồng biến động giá cổ phiếu theo từng sở giao dịch thì sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có mức độ đồng biến động giá cổ phiếu cao hơn so với sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong giai đoạn nghiên cứu thì đồng biến động giá cổ phiếu cao nhất là năm 2008, thấp nhất là năm 2017 và có xu hướng giảm dần trong cả giai đoạn nghiên cứu.
  31. 28 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 4.2 Hàm ý nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã cho thấy các nhân tố ở góc độ vĩ mô tác động làm tăng SYNCH ở các nước đang phát triển là: môi trường thể chế yếu, sự thiếu bảo vệ cho quyền lợi của nhà đầu tư (Morck, Yeung & Yu, 2000; Dang, Moshirian & Zhang, 2015), môi trường thông tin không minh bạch (Jin &Myers, 2006; Fernandes & Ferreira, 2009; Dang, Moshirian & Zhang, 2015), sự hội nhập thấp về mặt kinh tế, tài chính vào nền kinh tế thế giới (Li và cộng sự, 2004). Đối với các quốc gia đang phát triển, thông tin do công ty công bố ra công chúng thường ít tin cậy, lượng thông tin được công bố bị hạn chế, không kịp thời, và không có nhiều giá trị. Nhà đầu tư khó tiếp cận những thông tin hữu ích cho việc đầu tư. Thêm vào đó, việc bảo vệ không đầy đủ quyền lợi của nhà đầu tư làm cho họ không có động lực để thu thập và phân tích thông tin. Kết quả là giá cổ phiếu trên thị trường ít chứa đựng thông tin đặc thù công ty có liên quan đến giá trị, và do vậy có xu hướng đồng biến động cao với thị trường. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy xét trên khía cạnh vi mô, sự đồng biến động giá cổ phiếu cao cho thấy môi trường thông tin của công ty kém minh bạch, nhà đầu tư bên ngoài khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin của công ty niêm yết và làm tăng chi phí trong việc thu thập thông tin của nhà đầu tư. Thị trường có sự đồng biến động cao sẽ không khuyến khích nhà đầu tư trong việc thu thập, phân tích thông tin của các công ty niêm yết và giao dịch dựa trên các thông tin mà mình thu thập được từ đó làm gia tăng biến động đồng bộ trong giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường. Ngoài ra, sự kém minh bạch trong môi trường thông tin của công ty niêm yết dẫn đến một số cổ đông nội bộ có lợi thế hơn về mặt thông tin, sẽ trục lợi cho bản thân và tạo ra giao dịch nội gián và làm tăng các hiện tượng tiêu cực trên thị trường chứng khoán.Trên góc độ công ty niêm yết, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các nhân tố liên quan đến vấn đề quản trị công ty và môi trường thông tin của công ty có ảnh hưởng đến đồng biến động giá cổ phiếu (Hutton và cộng sự, 2009; Gul &cộng sự, 2010; Kim & Shi, 2012). Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc sở hữu và nhân tố đặc thù thuộc về các công ty niêm yết đến đồng biến động giá cổ phiếu là khác nhau giữa các quốc gia khác nhau, và giữa các thể chế khác nhau (Morck và cộng sự, 2000; Jin & Myers, 2006; Fernandes & Ferreira, 2008; He và cộng sự, 2013). Do vậy, để hạn chế mức độ đồng biến động giá cổ phiếu thì cần phải cải thiện môi trường thông tin; cải thiện môi trường thể chế và tăng cường bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán; tăng cường mức độ hội nhập với thị trường tài chính thế giới; nâng cao quản trị công ty theo thông lệ quốc tế và tăng sự minh bạch trong công bố thông tin của các công ty niêm yết. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, sở hữu nhà nước càng cao thì sự minh bạch trong thông tin cung cấp cho nhà đầu tư càng kém và cũng đồng nghĩa là tính thông tin trong giá cổ phiếu càng thấp và làm gia tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, đối với các công ty có sở hữu vốn của nhà nước cần phải cải thiện môi trường thông tin của công ty, tăng tính minh bạch trong công bố thông tin của công ty để qua đó hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu cũng như phụ thuộc vào biến động chung của thị trường. Ngoài ra, cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua lộ trình thoái vốn của nhà nước tại các tập đoàn, các doanh nghiệp nhà nước theo 2 cấp độ: Thứ nhất, thoái vốn ở những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối trên 50%; Thứ hai, thoái vốn đầu tư ngoài ngành đối với các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước . Thông qua việc giảm dần tỷ lệ sở hữu
  32. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 29 nhà nước tại các doanh nghiệp và nâng cao quản trị công ty tại các doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp làm giảm đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Ngoài ra, với các lợi thế của nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp cải thiện tính thông tin và làm giảm đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp (nâng cao quản trị rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động, minh bạch trong việc công bố thông tin). Như vậy cần có các chính sách khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chiến lược) đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài góp phần hạn chế rủi ro của thị trường chứng khoán. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo bởi các qui định pháp lý của nhà nước và thông qua sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài giúp giảm sự đồng biến động, tăng tính thanh khoản của thị trường, nâng cao quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết, hoàn thiện các qui định pháp lý liên quan đến sở hữu nước ngoài và giúp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong dài hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen, Q., Goldstein, I., Jiang, W. (2007),‘Price informativeness and investment sensitivity to stock price’,Review of Financial Studies, 20, pp.619-650. 2. Dang, T. L., Moshirian, F., Zhang, B. (2015),‘Commonality in news around the world’, Journal of Financial Economics, 116, pp. 82-110. 3. Ding, R., Hou, W., Kuo, J. M., Lee, E. (2013),‘Fund ownership and stock price informativeness of Chinese listed firms’,Journal of Multinational Financial Management,23,pp. 166-185. 4. Fernandes, N., Ferreira, M. A. (2009),‘Insider trading laws and stock price informativeness’, Review of Financial Studies, 22, pp. 1845-1887. 5. Ferreira, M. A., Laux, P. A. (2007),‘Corporate governance, idiosyncratic risk, and information flow’,Journal of Finance, 62, pp. 951-989. 6. Ferreira, D., Ferreira, M.A., Raposo, C.C. (2011),‘Board structure and price informativeness’, Journal of Financial Economics, 99, pp. 523-545. 7. Gul, F. A., Cheng, L. T. W., Leung, T. Y. (2011),‘Perks and the informativeness of stock prices in the Chinese market’,Journal of Corporate Finance, 17, pp. 1410-1429. 8. Gul, F.A., Kim, J.B., Qiu, A.A. (2010),‘Ownership concentration, foreign shareholding, audit quality and stock price synchronicity: evidence from China’, Journal of Financial Economics, 95, pp. 425-442. 9. Hamdi, B.N., Cosset, J. C. (2014),‘State ownership, political institutions, and stock price informativeness: Evidence from Privatization’,Journal of Corporate Finance, 29, pp. 179-199. 10. He, W., Li, D., Shen, J., Zhang, B. (2013),‘Large foreign ownership and stock price informativeness around the world’,Journal of International Money and Finance, 36, pp. 211-230. 11. Hsin, C. W., Tseng, P. W. (2012),‘Stock price synchronicities and speculative trading in
  33. 30 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA emerging markets’,Journal of Multinational Financial Management, 22, pp. 82-109. 12. Hutton, A. P., Marcus, A. J., Tehranian, H. (2009),‘Opaque financial report, R2, and crash risk’,Journal of Financial Economics, 94, pp. 67-86. 13. Jin, L., Myers, S. C. (2006),‘R2 around the world: New theory and new tests’,Journal of Financial Economics, 79, pp. 257-292. 14. Lang, M., Maffett, M. (2011),‘Transparency and liquidity uncertainty in crisis periods’, Journal of Accounting and Economics,52, pp. 101-125. 15. Li, K., Morck, R., Yang, F., Yeung, B. (2004),‘Firm-specific variation and openness in emerging markets’,Review of Economics and Statistics, 86, pp.658-669. 16. Morck, R., Yeung, B., Yu, W. (2000),‘The information content of stock markets: Why do emerging markets have synchronous stock price movement?’, Journal of Financial Economics, 58,pp. 215-260. 17. Piotroski, J. D., Roulstone, D. T. (2004),‘The influence of analysts, institutional investors, and insiders on the incorporation of market, industry, and firm-specific information into stock prices’,The Accounting Review, 79, pp. 1119-1151. 18. Roll, R. (1988), ‘R2’,Journal of Finance, 43, pp. 541-566.
  34. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 31 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỘT SỐ QUỐC GIA THÀNH VIÊN ASEAN Nguyễn Thị Thúy Nga* TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình cho số liệu mảng để nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và biến động thị trường chứng khoán cho một số thị trường mới nổi ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, thời kỳ tháng 3/2010 đến tháng 5/2019. Mô hình POLS (Pooled Ordinary Least Square) là mô hình phù hợp với số liệu đã thu thập. Kết quả nghiên cứu khẳng định mối quan hệ tác động ngược chiều giữa lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán đến lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán tại 6 quốc gia trên. Từ khóa: biến động thị trường chứng khoán, thay đổi tỷ giá hối đoái, thị trường mới nổi ASEAN, số liệu mảng 1. GIỚI THIỆU Trong suốt hai thập kỷ vừa qua, các quốc gia trong nền kinh tế mới nổi đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, phải kể đến là sự đổ vỡ thị trường chứng khoán năm 1987, khủng hoảng tiền tệ ở châu Á năm 1997, khủng hoảng tiền tệ Mexico năm 1994 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Các sự kiện trên đã mang đến những biến động lớn trong nền kinh tế, ảnh hưởng của chúng đã nhanh chóng lan rộng sang các nền kinh tế mới nổi khác và làm tăng lên đáng kể biến động tỷ giá hối đoái; do đó mức độ rủi ro của các danh mục quốc tế thể hiện bởi thu nhập của chứng khoán nước ngoài trên đồng nội tệ cũng tăng theo. Mối liên kết động giữa tỷ giá hối đoái và biến động giá chứng khoán từ lâu đã là chủ đề thu hút nhiều nghiên cứu. Có rất nhiều cách tiếp cận kinh tế nghiên cứu chủ đề này để xem có hay không biến động trên thị trường ngoại hối tác động lên (hoặc bị ảnh hưởng bởi) hành vi trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về mối liên kết động giữa tỷ giá hối đoái và biến động thị trường chứng khoán có xu hướng tập trung vào thị trường các quốc gia phát triển, rất ít nghiên cứu tập trung vào thị trường kinh tế mới nổi. Tác giả tập trung vào thị trường kinh tế mới nổi ASEAN nói chung và đặc biệt là VN nói riêng để xem xét có tồn tại mối liên kết động giữa tỷ giá hối đoái và biến động thị trường chứng khoán hay không? Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xem xét liệu rằng mối liên kết động có khác nhau giữa các nước không cùng chế độ tỷ giá hối đoái để đưa ra những giải pháp quản lý kinh tế vĩ mô cũng như quản lý danh mục đầu tư quốc tế hiệu quả (Nguyễn Thị Liên Hoa, Lương Thị Thúy Hường, 2014). * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email: nguyenthithuynga@hvtc.edu.vn
  35. 32 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Mối quan hệ giữa thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán: Nền tảng lý thuyết Những lý thuyết kinh tế từ trước đến nay cho rằng có rất nhiều cách để thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối có thể tương tác với nhau, điều đó làm cho các nghiên cứu thực nghiệm về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường trên càng trở nên hấp dẫn hơn. Hướng tiếp cận lý thuyết trong các nghiên cứu thường đi theo một trong hai hình thức chính: Hướng tiếp cận “Flow-Oriented” (Dornbush và Fisher, 1980) và hướng tiếp cận “stock -oriented” (Branson,1983; Frankel, 1983). Hướng tiếp cận “flow-oriented” khẳng định mối quan hệ tích cực (tương quan dương) giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán. Sự hạ giá đồng tiền địa phương (tỷ giá tăng do yết giá trực tiếp) dẫn đến khả năng cạnh tranh lớn hơn cho các doanh nghiệp trong nước, khi đó hàng hóa xuất khẩu của họ sẽ rẻ hơn trong giao dịch quốc tế. Xuất khẩu nhiều hơn sẽ gia tăng thu nhập nội địa và do đó giá chứng khoán của các công ty sẽ tăng do giá trị công ty được đại diện bởi hiện giá các khoản thu nhập trong tương lai tăng lên. Theo hướng tiếp cận “Stock- Oriented”, tỷ giá hối đoái được xác định bởi cung và cầu của các tài sản tài chính như cổ phiếu hay trái phiếu. Hướng tiếp cận này công nhận tồn tại mối tương quan âm giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái bằng cách xem xét danh mục đầu tư quốc tế đa dạng và vai trò của sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong việc cân bằng cung cầu của tài sản tài chính trong nước và nước ngoài. Theo cách đó, sự gia tăng thu nhập giá chứng khoán trong nước sẽ dẫn đến đánh giá cao đồng nội tệ thông qua 2 kênh chính là trực tiếp và gián tiếp. Kênh trực tiếp quy định rằng khi giá chứng khoán nội địa tăng lên sẽ khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế xem xét lại lựa chọn danh mục đầu tư của họ. Đặc biệt hơn, họ sẽ cùng nhau mua nhiều tài sản nội địa và bán tài sản nước ngoài để có nhiều nội tệ sẵn sàng cho việc mua nhiều tài sản nội địa hơn, và do đó đồng tiền nội địa sẽ sụt giá. Ý tưởng chính cho kênh gián tiếp là sự tăng lên trong tài sản chứng khoán nội địa sẽ gia tăng sự giàu có. Nhu cầu gia tăng giữa các nhà đầu tư nội địa dẫn đến việc lãi suất sẽ cao hơn. Do đó, lãi suất cao hơn làm tăng nhu cầu nước ngoài với đồng nội tệ để mua tài sản nội địa mới, khi đó lần lượt dẫn đến tăng giá đồng nội tệ. 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm tính dễ biến động của tỷ giá hối đoái và thị trường chứng khoán Hướng tiếp cận theo lý thuyết của các tác giả hầu như không mang lại những bằng chứng thuyết phục để chứng minh mối quan hệ đồng thuận hay nhân quả giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán, vì vậy đã có nhiều tác giả nghiên cứu thực nghiệm mang tính thuyết phục hơn bằng các mô hình kinh tế phức tạp. Các nghiên cứu tiêu biểu như Phylaktis và Ravazzolo trong “Stock prices and exchange rate dynamics” năm 2005 phân tích mối tương quan động ngắn hạn và dài hạn giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng đồng liên kết và đa biến Granger kiểm tra quan hệ nhân quả đối với một số quốc gia khu vực Thái Bình Dương thời kỳ 1980 - 1998. Đầu tiên, các tác giả tìm thấy không có mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và thị trường chứng khoán nội địa ở các quốc gia. Thứ hai, nghiên cứu cũng chỉ ra thị trường chứng khoán Mỹ được xem là “biến nguyên nhân” quan trọng truyền dẫn các biến động đến thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán và giữa giá chứng khoán Mỹ và tỷ giá hối đoái thực của các quốc gia khu vực
  36. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 33 Thái Bình Dương có mối tương quan dương cho những năm sau năm 1990. Sau cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra giá cổ phiếu và thị trường ngoại hối có mối liên quan tích cực. Flanvin và cộng sự (2008) trong nghiên cứu “On the stability of domestic financial market linkages in the presence of time-varing volatility” sử dụng hướng tiếp cận chuyển đổi Markov với các thị trường khu vực Đông Á và thấy rằng những cú sốc bắt nguồn từ thị trường chứng khoán hay thị trường ngoại hối và ảnh hưởng đến các thị trường khác nhau trong thời gian thị trường có nhiều sóng gió. Bên cạnh đó, ở thị trường các quốc gia mới nổi tác giả Chkili Walid và các cộng sự trong nghiên cứu “Stock market voltatility and exchange rates in emerging countries: A Markov- state switching approach” năm 2011 đã sử dụng mô hình EGARCH chuyển đổi Markov (MS - EGARCH) để xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và biến động thị trường chứng khoán thời kỳ tháng 12 năm 1994 đến tháng 3 năm 2009 cho bốn thị trường là Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Mexico. Kết quả của nghiên cứu cung cấp nhiều bằng chứng về tồn tại biến động bất đối xứng trong thị trường chứng khoán, hiệu ứng lan tỏa biến động giữa hai thị trường và mối quan hệ phụ thuộc của xác suất chuyển đổi trạng thái trên thị trường chứng khoán vào biến động tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, tổng quan nghiên cứu cho thấy, chưa có nghiên cứu về số liệu mảng nào được thực hiện để nghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán ở một nhóm các quốc gia trong cùng khu vực hay nhóm các quốc gia có các thị trường tài chính có những nét tương đồng. Nghiên cứu này thực hiện khoảng trống thực nghiệm nêu trên. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu thu thập Về số liệu giá chứng khoán, nghiên cứu tập trung vào chỉ số đại diện tương ứng với các quốc gia theo tháng như sau: Indonesia là Downjones Indonesia (IDDOW), Malaysia là FTSE Malaysia Kuala Lumpur Composite Index (KLSE), Philippines là PSEi composite (PSI), Singapore là FTSE Straits Times Singapore (STI), Thái Lan là SET Index (SETI) và Việt Nam là VN-Index (VNI). Về số liệu tỷ giá hối đoái, nghiên cứu tiến hành thu thập tỷ giá hối đoái danh nghĩa trung bình theo tháng của đồng tiền các quốc gia quốc gia so với USD (yết giá trực tiếp), bao gồmtỷ giá USD với đồng tiền các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam lần lượt là USD/IDR, USD/MYR, USD/PHP, USD/SGD, USD/THB, USD/VND. Số liệu chứng khoán và tỷ giá được niêm yết trên trang Giai đoạn nghiên cứu từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2019.Loạt chỉ số chứng khoán và tỷ giá hối đoái (yết giá trực tiếp) được thu thập và tính toán thành hai chỉ số là lợi nhuận tài sản thị trường chứng khoán (ri,t) và tỷ lệ thay đổi trong tỷ giá hối đoái (ei,t) được tính như sau: rit,=100 × ln( ppit / it,1− ) eit,=100 × ln( ffit / it,1− ) Trong đó pi,t là chỉ số giá chứng khoán cho thị trường chứng khoán i vào thời điểm t; ri,t là lợi suất thị trường chứng khoán; fi,t là tỷ giá hối đoái của đồng tiền i tại thời điểm t và ei,t là tỷ lệ thay đổi trong tỷ giá hối đoái (tăng giá hay giảm giá danh nghĩa).
  37. 34 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này thực hiện hồi quy theo số liệu mảng với sự trợ giúp của phần mềm STATA. 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Để thực hiện các lệnh thống kê trong STATA, các quốc gia được mã hóa: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam lần lượt thành các ký hiệu từ 1 đến 6. Trước tiên, chúng ta nhìn nhận sự biến động của chỉ số thị trường chứng khoán mỗi quốc gia và biến động của tỷ giá đồng tiền mỗi quốc gia so với đồng Đô la Mỹ qua các Hình 1 và 2 sau đây. DensityGraphs036.1.2125rstock4 by id -20-1001020 Hình 1. Đồ thị chỉ số thị trường chứng khoán của các quốc gia Densityrexchange_rateGraphs0.6.836.2.41254 by id -10010-55 Hình 2. Đồ thị tỷ giá của đồng tiền các quốc gia so với USD
  38. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 35 Bảng thống kê mô tả sau đây được thực hiện cho từng biến nghiên cứu theo từng quốc gia. id mean min max sd N 1 .5338562 -10.90918 12.38765 4.501593 110 2 .2028839 -7.18949 7.280691 2.581036 110 3 .8404959 -8.876945 13.9495 4.2579 110 4 .0697614 -10.01739 9.383364 3.780178 110 5 .6553132 -15.52151 8.469388 4.15059 110 6 .5942921 -13.04414 14.81349 5.389256 110 Total .4827671 -15.52151 14.81349 4.188039 660 Bảng 1. Mô tả thống kê chỉ số thị trường chứng khoán theo quốc gia Các quốc gia đều lợi suất chứng khoán trung bình dương, thể hiện trong giai đoạn nghiên cứu 2010 đến 2019, các thị trường hoạt động đều có hiệu quả. Hiệu quả trung bình cao nhất là thị trường chứng khoán Philippines. Việt Nam có lợi suất chứng khoán trung bình đứng ở mức thứ 3 trong 6 nước. id mean min max sd N 1 .4103044 -6.795733 6.063893 2.052296 110 2 .227848 -7.427262 9.390473 2.399581 110 3 .1300045 -3.560929 3.878847 1.547899 110 4 -.0163946 -4.225367 8.214195 1.732757 110 5 -.0233405 -3.787027 4.07285 1.63975 110 6 .1855504 -1.203674 6.838577 .8514963 110 Total .1523287 -7.427262 9.390473 1.768853 660 Bảng 2. Mô tả thống kê biến động tỷ giá theo quốc gia so với Đô la Mỹ Các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều lợi suất tỷ giá trung bình dương, trong khi Singapore và Thái Lan lại có lợi suất tỷ giá trung bình âm trong giai đoạn nghiên cứu 2010 đến 2019. Lợi suất trung bình cao nhất là thị trường Indonesia. Việt Nam có tỷ giá trung bình đứng ở mức thứ 3 trong 6 nước. Với dữ liệu mảng như trong bài viết, có 3 mô hình có thể phù hợp là mô hình ước lượng bình phương tối thiểu gộp (Pooled Ordinary Least Square - POLS), mô hình với tác động ngẫu nhiên (Random Effect - RE) hoặc mô hình tác động cố định (Fix Effect - FE). Để lựa chọn một mô hình phù hợp, tác giả thực hiện qua các bước sau đây. Ở đây, tác giả lựa chọn biến phụ thuộc là lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán, biến độc lập là lợi suất chỉ số ngoại hối. Trước tiên thực hiện hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên, thu được kết quả, như trong Bảng 3.
  39. 36 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Random-effects GLS regression Number of obs = 660 Group variable: id Number of groups = 6 R-sq: Obs per group: within = 0.2337 min = 110 between = 0.0131 avg = 110.0 overall = 0.2306 max = 110 Wald chi2(1) = 197.16 corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000 rstock Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] rexchange_rate -1.136863 .0809644 -14.04 0.000 -1.29555 -.9781752 _cons .6559439 .1436361 4.57 0.000 .3744223 .9374655 sigma_u 0 sigma_e 3.6754682 rho 0 (fraction of variance due to u_i) Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình RE Dựa trên kết quả ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên, để lựa chọn mô hình phù hợp, chúng ta thực hiện kiểm định sau: Giả thuyết H0: Mô hình POLS là phù hợp Đối thuyết H1: Mô hình POLS là không phù hợp Lời giải của bài toán kiểm định có được nhờ kết quả trong Bảng 4. Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects rstock[id,t] = Xb + u[id] + e[id,t] Estimated results: Var sd = sqrt(Var) rstock 17.53967 4.188039 e 13.50907 3.675468 u 0 0 Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 0.00 Prob > chibar2 = 1.0000 Bảng 4. Kết quả lựa chọn mô hình POLS Vì giá trị xác suất rất lớn, gần 1, nên với mức ý nghĩa 5%, ta tạm thời chấp nhận giả thuyết H0, nên mô hình POLS là phù hợp. Tiếp theo, chúng ta thực hiện ước lượng mô hình POLS, kết quả như trong Bảng 5.
  40. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 37 rstock Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] rexchange_rate -1.136863 .0809644 -14.04 0.000 -1.295842 -.9778828 _cons .6559439 .1436361 4.57 0.000 .3739035 .9379843 Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình POLS Trong mô hình trên, các giá trị xác suất đều rất nhỏ, thể hiện các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0.05. Bước tiếp theo chúng ta thực hiện các kiểm định cần thiết cho mô hình POLS. Đầu tiên là kiểm định, phương sai sai số thay đổi. Kết quả kiểm định này như trong Bảng 6. White's test for Ho: homoskedasticity against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(2) = 2.33 Prob > chi2 = 0.3127 Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test Source chi2 df p Heteroskedasticity 2.33 2 0.3127 Skewness 4.37 1 0.0366 Kurtosis 9.01 1 0.0027 Total 15.70 4 0.0035 Bảng 6. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi Trong mô hình trên, các giá trị xác suất lớn hơn 0.05, nên với mức ý nghĩa 0.05, ta chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, tạm thời chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là mô hình POLS không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kiểm định tiếp theo là kiểm định hiện tượng tự tương quan, kết quả như trong Bảng 7. Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first order autocorrelation F( 1, 5) = 0.181 Prob > F = 0.6881 Bảng 7. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Giá trị xác suất trong kiểm định này lớn hơn 0.05, nên với mức ý nghĩa 0.05, ta chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, tạm thời chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là mô hình POLS không có hiện tượng tự tương quan. Các ước lượng và kiểm định trên khẳng định mô hình POLS hoàn toàn phù hợp trong việc mô tả và phân tích tác động của lợi suất tỷ giá các nước châu Á được nghiên cứu lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán tương ứng.
  41. 38 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA KẾT LUẬN Như vậy mô hình mô tả mối quan hệ giữa lợi suất tỷ giá các nước châu Á được nghiên cứu lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán tương ứng, trong đó có Việt Nam, giai đoạn tháng 3/2010 đến tháng 5/2019 là: rstockit = 0.66−+ 1.14*rexchange _ rateit u it Trong đó, uit là sai số của mô hình. Mô hình cho thấy trong giai đoạn 2010-2019, tại 6 quốc gia ASEAN được nghiên cứu, tác động của lợi suất tỷ giá là thống nhất tại các quốc gia, và tác động đó là ngược chiều đến lợi suất chỉ số chứng khoán. Các nhà đầu tư trên một hoặc cả hai thị trường không chỉ cần quan tâm tới diễn biến trên mỗi thị trường, mà phải quan tâm tới diễn biến trên cả hai thị trường và tác động qua lại giữa chúng. Thông tin trên mỗi thị trường có thể được sử dụng như các chỉ báo để tìm hiểu và dự báo cho hiệu quả đầu tư trên thị trường còn lại. Cụ thể, do hai chỉ số thị trường biến động ngược chiều, nên khi thị trường này giảm điểm, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào thị trường còn lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Branson, W.H. (1983), Macroeconomic determinants of real exchange risk, In: Herring, R.J. (Ed.), Managing Foreign Exchange Risk, Cambridge University Press. Chkili Walid, Aloui Chaker, Aloui Chaker and John Fry (2011), “Stock market volatility and exchange rates in emerging countries: A Markov-state switching approach”, Emerging Markets Review, 12, 272-292. Dornbush, Fisher (1980), “Exchange rates and the current account”, The American Economic Review 70, 960-971. Flavin, T. J., Panopoullou, E., Unalmis, D. (2008), “On the stability of domestic financial market linkages in the presence of time-varing volatility”, Emereging Market Review, Vol. 9, Issue 4, pp. 280-301. Frankel, J. (1983), “Monetary and portfolio balance models of exchange rate determination”, In Bhandari, J., Putnam, B. (Eds.), Economic Interdependence and Flexible Exchange Rates, MIT Press, Cambridge, MA, pp. 84-114. Nguyễn Thị Liên Hoa, Lương Thị Thúy Hường (2014), “Mối liên kết động giữa tỷ giá hối đoái và biến động thị trường chứng khoán các quốc gia mới nổi ASEAN”, Phát triển và Hội nhập, số 17(27), tr. 31-35. Phylaktis, K., Ravazzolo, F. (2005), Stock prices and exchange rate dynamics,Journal of International Money and Finance 24, 1031-1053. Sustainable Economic Development and Business Management in the context of Globalization, SEDBM 2019, Ha Noi, Vietnam
  42. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 39 ĐỔI MỚI CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Vương Thị Thu Hiền* Vũ Thị Tâm Thu TÓM TẮT: Cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở Việt Nam thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, quy mô NSNN ngày càng mở rộng. Chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, đã động viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực từ sản xuất và tài nguyên, đất đai. Tuy nhiên, trong cơ cấu thu NSNN còn nhiều thách thức. Cơ cấu thu NSNN chưa hoàn toàn bền vững, việc thực hiện giảm thuế theo các cam kết hội nhập gây sức ép không nhỏ đối với nguồn thu NSNN trong tương lai. Tốc độ thu NSNN giảm dần, do hiệu quả nền kinh tế chưa cao. Nguồn thu NSNN chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất - kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số khoản thu không ổn định như: thu từ dầu thô, thu từ đất Từ các kết quả phân tích định tính, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam theo hướng bền vững. Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, các giải pháp khác như cải cách cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công, chú trọng hơn đến việc nuôi dưỡng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống điều hòa ngân sách là những giải pháp quan trọng để hướng đến cơ cấu thu ngân sách bền vững. Từ khóa: đổi mới, Ngân sách Nhà nước; Thuế; Cơ cấu thu ngân sách; Tính bền vững ABTRACT: The structure of state budget revenue in Vietnam over the past time has had positive changes, the scale of state budget is increasingly expanding. The policy of encouraging the state budget continued to be perfected, rationally and timely mobilizing resources from production, natural resources and land. However, there are many challenges in the structure of state budget revenues. The structure of state budget revenue has not been completely sustainable, the implementation of tax reduction in accordance with integration commitments puts considerable pressure on future state budget revenues. The rate of state budget collection gradually decreased, due to low economic efficiency. State budget revenue has not really originated from production - business results, economic restructuring Some unstable revenues such as revenue from crude oil, revenue from land From the results of qualitative analysis, the article has proposed some solutions to renovate the structure of state budget revenue in Vietnam in a sustainable manner. Besides solutions to complete tax policy and modernize tax administration, other solutions such as reforming economic structure, improving the efficiency of management and use of public assets, paying more attention to nourishing revenues and improving the efficiency of the budget stablizing system These are important solutions to a sustainable revenue structure. * Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Điện thoại: 0935163338 - Email: vuongthuhienhvtc@gmail.com Kho bạc Hà Nội, Việt Nam.
  43. 40 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 1. THỰC TRẠNG CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 1.1. Những tác động tích cực của cơ cấu thu NSNN đến tính bền vững NSNN Thứ nhất, cơ cấu thu ngân sách đảm bảo nguyên tắc căn bản về cân đối ngân sách là thu thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên và góp phần tích lũy cho chi đầu tư phát triển. Hình 1. Thu thường xuyên và chi thường xuyên giai đoạn 2006 - 2018 Nguồn: Quyết toán NSNN hàng năm Thứ hai, quy mô thu ngân sách ngày càng mở rộng. Qui mô thu ngân sách tăng cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội và cải cách hệ thống chính sách thu ngân sách, đạt mức 24% GDP trong những năm gần đây; qua đó góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tăng chi ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Quy mô NSNN ngày càng mở rộng. Tổng thu NSNN đạt bình quân 26,34% GDP trong giai đoạn 2006 - 2010 (mục tiêu kế hoạch là 20 - 21% GDP) và đạt bình quân 23,56% GDP trong giai đoạn 2011 - 2015 (mục tiêu kế hoạch là 22 - 23% GDP). Trung bình 3 năm 2016 - 2018, tổng thu đạt 24,91% GDP, cao hơn so với mức bình quân 23,57% GDP của giai đoạn 2011 - 2015. Thứ ba, cơ cấu thu NSNN đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn với sự tăng dần về tỷ trọng của thu nội địa; thu cân đối từ XNK và thu từ dầu thô đều có xu hướng giảm. Chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, đã động viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực từ sản xuất và tài nguyên, đất đai. Cơ cấu thu NSNN ngày càng bền vững hơn theo hướng tăng tỷ trọng từ các nguồn thu từ sản xuất - kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản (dầu thô) và thu từ xuất - nhập khẩu. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN đã tăng từ mức trung bình 67,7% giai đoạn 2011 - 2015 lên 80% giai đoạn 2016 - 2018, riêng năm 2018 đạt 81,67%. Tỷ trọng thu nội địa tăng do hoạt động sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế có hiệu quả hơn, số lượng doanh nghiệp mới thành lập gia tăng, Nhà nước áp dụng các ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho sản xuất - kinh doanh phát triển thuận lợi.
  44. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 41 Tỷ trọng thu dầu thô giảm còn 3 - 4% tổng thu NSNN, so với trung bình 13,4% của giai đoạn 2011 - 2015. Thu từ dầu thô giảm do giá dầu thô trong giai đoạn vừa qua ở mức thấp và nỗ lực cơ cấu nền kinh tế thông qua việc giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu thô. Tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu so với tổng thu NSNN giảm trung bình từ 20,06% giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 17,7% giai đoạn 2011 - 2015 và hơn 14% giai đoạn 2016 - 2018. Tỷ trọng thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu trong các năm gần đây ngày càng giảm do Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình. Hình 2. Cơ cấu thu NSNN theo nguồn, 2011 - 2018 (%) Nguồn: Tính toán theo số liệu Bộ Tài chính Thứ tư, trong cơ cấu thu NSNN theo các thành phần kinh tế, thu từ doanh nghiệp FDI và thu từ DNNN đang có xu hướng giảm, trong khi thu từ khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, trở thành khu vực có tỷ trọng cao nhất trong hai năm 2017 - 2018 cho thấy hiệu quả của chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Hình 3. Thu từ các khu vực kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2018 Nguồn: Quyết toán NSNN hàng năm
  45. 42 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Thứ năm, trong các khoản thu nội địa, tỷ trọng nguồn thu từ thuế vẫn chiếm lớn nhất. Số thu từ thuế, phí, lệ phí (bao gồm cả dầu thô) trung bình giai đoạn 2006 - 2018 đạt 22,69% GDP; mức thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí (không bao gồm dầu thô) đạt trung bình 19,23% GDP trong cả giai đoạn và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Hình 4. Cơ cấu thu NSNN theo khoản thu (%) giai đoạn 2006 - 2018 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Tài chính các năm Thứ sáu, các khoản thu từ thuế cũng được cải thiện theo hướng hợp lý hơn. Thuế gián thu ngày càng đóng vai trò quan trọng, tỷ trọng các khoản thuế trực thu giảm dần trong thu ngân sách, nhằm thực hiện chính sách kiến tạo lại môi trường đầu tư, kinh doanh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Hình 5. Tỷ trọng thuế tiêu dùng và thuế thu nhập trong cơ cấu thu NSNN (%) Nguồn: Tính toán từ số liệu công khai ngân sách của Bộ Tài chính Bên cạnh các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, nhờ đẩy mạnh việc quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công, đặc biệt là đất đai, số thu từ việc khai thác nguồn lực tài sản công cũng tăng dần qua các năm. Số thu từ tiền sử dụng đất năm 2018 ước đạt 146,6 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với
  46. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 43 năm 2011; số thu từ tiền thuê đất năm 2018 ước đạt 32 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm 2011. Thứ bảy, cơ cấu các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân định rành mạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, tỷ trọng thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp có xu hướng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương và khuyến khích các địa phương tăng cường quản lý thu thuế. Thu ngân sách địa phương (NSĐP) có xu hướng tăng cả về quy mô và tỷ trọng, vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương (NSTW) được bảo đảm. Hình 6. Cơ cấu thu NSNN theo phân cấp giai đoạn 2006 - 2017 Nguồn: Tính toán từ Quyết toán NSNN nhiều năm 1.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CƠ CẤU THU NSNN ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG NSNN Thứ nhất, cơ cấu thu NSNN chưa hoàn toàn bền vững, nhất là tỷ trọng thu từ xuất -nhập khẩu còn cao, khoảng 15% tổng thu NSNN. Việc thực hiện giảm thuế theo các cam kết hội nhập gây sức ép không nhỏ đối với nguồn thu NSNN trong tương lai. Thứ hai, cơ cấu thu không thường xuyên chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu NSNN, trung bình 10,52% trong giai đoạn 2016 - 2018. Mặc dù thu ngân sách nhiều năm vượt dự toán nhưng chủ yếu nhờ vào các khoản thu không thường xuyên. Trung bình giai đoạn 2011 - 2018, vượt thu không thường xuyên chiếm 62% tổng số vượt thu NSNN. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu không thường xuyên là thu tiền sử dụng đất. Khoản thu này luôn vượt dự toán rất nhiều và có tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN, tăng từ 6,5% năm 2014 lên 11,1% năm 2018. Điều này cho thấy NSNN vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu không bền vững. Hơn nữa, số liệu thu ngân sách thường xuyên bao gồm cả các khoản thu khác, trong khi những khoản này khó có thể coi là thu thường xuyên. Về bản chất, các khoản thu này là tiền bán tài sản (chủ yếu là đất), đây là nguồn thu rất không bền vững. Trong tương lai gần, nguồn thu này sẽ nhanh chóng cạn kiệt và ảnh hưởng lớn đến bền vững NSNN nếu không có phương án bù đắp bội chi hiệu quả hơn. Nếu loại bỏ những khoản thu này thì nguyên tắc bền vững NSNN trong giai
  47. 44 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA đoạn vừa qua không được đảm bảo. Thứ ba, quy mô thu ngân sách có xu hướng giảm dần, trong khi nhu cầu chi vẫn rất lớn, dẫn tới cân đối thu - chi NSNN ngày càng căng thẳng. Nguồn thu NSNN chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất - kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số khoản thu không ổn định như thu từ bán dầu thô, thu từ đất Thứ tư, cơ sở nền tảng động viên nguồn thu vào NSNN chưa vững chắc. Tuy thu NSNN có sự tăng trưởng khá qua từng năm và cơ cấu nguồn thu đã có sự cải thiện. Nhưng cơ cấu nguồn thu trong nước tăng chậm và chưa bù đắp được đủ nhu cầu chi do hiệu quả nền kinh tế còn thấp; nguồn thu NSNN chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất, kinh doanh, từ hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu phụ thuộc yếu tố bên ngoài (như thu từ bán dầu thô, thu thuế xuất nhập khẩu, ); ngân sách địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ đất, từ xổ số kiến thiết và trợ cấp của ngân sách cấp trên. Tốc độ thu NSNN giảm dần, do hiệu quả nền kinh tế chưa cao. Nguồn thu NSNN chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất - kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số khoản thu không ổn định như thu từ bán dầu thô, thu từ đất Thứ năm, trong cơ cấu thu NSNN theo thành phần kinh tế, đóng góp từ các DNNN sụt giảm mạnh mẽ, tỷ lệ đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng giảm (một phần do các hoạt động chuyển giá). Trong cơ cấu theo khu vực, tỷ trọng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp. Trong giai đoạn 2013 - 2018, thu từ khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh chỉ chiếm tỷ trọng 17 - 19% tổng thu NSNN, chưa đạt được 20% tổng thu NSNN. Do đặc trưng của khu vực kinh tế này là phần lớn các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, vốn mỏng, sức cạnh tranh yếu, nên kết quả sản xuất - kinh doanh phục hồi chậm. Ngoài ra, khả năng chấp hành quy định về kế toán, hóa đơn chứng từ cũng còn hạn chế, khá nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, thất thu từ khu vực này còn tương đối lớn, nếu áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả hơn thì sẽ góp phần tăng số thu, tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực ngoài quốc doanh trong tổng thu NSNN. Thứ sáu, cơ cấu thu NSNN của Việt Nam theo sắc thuế còn chưa cân đối so với yêu cầu của một cơ cấu thu bền vững, chưa ổn định thể hiện việc sử dụng chưa thật có hiệu quả nguồn lực quốc gia. Tỷ trọng thuế gián thu tuy khá tương đồng với các nước đang phát triển có thu nhập thấp song vẫn là khá cao xét theo xu thế phát triển; tỷ trọng thuế TNCN quá thấp; tỷ trọng thuế TNDN khá cao, thể hiện gánh nặng thuế đối với các doanh nghiệp còn lớn; tỷ trọng thuế tài sản còn thấp thể hiện chưa khai thác hết khả năng tăng thu Thứ bảy, trong cơ cấu thu NSNN theo phân cấp, tỷ trọng thu NSTW ngày càng giảm và nhiều khả năng sẽ không đạt được mục tiêu 60% - 65% trong giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ trọng thu ngân sách của các địa p hương tăng lên đáng kể nhưng không xuất phát từ việc thay đổi phân cấp ngân sách theo hướng để lại nguồn thu nhiều hơn cho địa phương mà chủ yếu do các địa phương tập trung khai thác các nguồn thu được phân chia 100% cho NSĐP. Cơ cấu thu theo phân cấp còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa gắn được quyền hạn với trách nhiệm của cấp chính quyền địa phương (theo nguyên tác nên gắn thu trên địa bàn với chi trên địa bàn để tăng cường trách nhiệm giải trình, hiệu qủa, hiệu lực của các quyết định thu - chi).