Phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại

pdf 8 trang Gia Huy 3000
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_mo_hinh_can_bang_tong_the_voi_da_nhom_doi_tac_thu.pdf

Nội dung text: Phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ VỚI ĐA NHÓM ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) được xem là một trong những công cụ quan trọng và đáng tin cậy để phân tích tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đến nền kinh tế của các quốc gia. Tuy vậy, đến nay phần lớn các mô hình CGE cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa thường xem các đối tác thương mại là một thực thể hợp nhất. Do đó việc phân tích tác động của từng hiệp định FTA riêng lẽ hoặc tác động kết hợp của một số hiệp định nhất định gặp nhiều khó khăn. Bài viết này phát triển mô hình CGE đa nhóm đối tác thương mại với điểm khác biệt so với các mô hình trước đây là cho phép các chủ thể trong nước lựa chọn, thay thế sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau; đồng thời cho phép các nhà sản xuất trong nước lựa chọn, quyết định lượng hàng hóa xuất khẩu đến các quốc gia khác nhau để tối đa hóa các lợi ích của mình. Mô hình phù hợp để phân tích tác động riêng lẻ của từng hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, cho phép so sánh mức độ tác động của các hiệp định khác nhau cũng như tác động tổng hợp đan xen của quá trình thực thi nhiều hiệp định một cách đồng thời. Mô hình rất cần thiết cho nghiên cứu các đề tài liên quan đến tự do hóa thương mại trong bối cảnh nguồn lực của nền kinh tế bị giới hạn và tác động của một hiệp định FTA có thể có tác động khuyếch đại hoặc lấn át tác động tích cực của các hiệp định khác. Từ khóa: Mô hình CGE, Đa nhóm đối tác thương mại, Multi-trading parner. 1. Giới thiệu Trong các mô hình cân bằng tổng thể (CGE) cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa được phát triển trước đây, hoạt động nhập khẩu của các ngành sản phẩm được mô phỏng dựa vào hàm Armington (1969). Theo đó, các chủ thể trong nền kinh tế được giả định luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình khi quyết định lựa chọn mua hàng hóa từ nguồn hàng được sản xuất trong nước và nguồn hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thể giới (Rest of the world - ROW). Tương tự như vậy, các doanh nghiệp trong nước cũng xem xét lựa chọn việc cung ứng hàng do mình sản xuất ra cho thị trường nội địa hay xuất khẩu ra phần còn lại của thế giới (ROW) nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đặc điểm cơ bản của các mô hình trên là xem phần còn lại của thế giới -ROW là một thực thể hợp nhất (Single trading parner). Điều đó có nghĩa các mô hình này không cho phép phân biệt nguồn gốc nhập khẩu của hàng hóa từ các quốc gia khác nhau hoặc đích đến khác nhau của hàng hóa xuất khẩu. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, mô hình CGE đa và đang trở thành một trong những công cụ quan trọng và đáng tin cậy để mô phỏng, phân tích tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đến nền kinh tế của các quốc gia. Tuy vậy, với các mô hình CGE chỉ xem các đối tác thương mại là một thực thể hợp nhất, việc phân tích tác động của từng hiệp định FTA riêng lẽ hoặc tác động kết hợp của một số hiệp định nhất định gặp nhiều khó khăn. Bài viết này trình bày cơ sở lý thuyết, sự cần thiết và yêu cầu thực tiễn của việc phát triển mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại (multi-trading parner). Mô hình này cho phép mô phỏng nền kinh tế mở và mối liên hệ về thương mại của nó với nhiều đối tác thương mại khác nhau. Theo đó, nhập khẩu và xuất khẩu được mô hình hóa một cách chi tiết theo từng quốc gia cụ thể với các mức giá và thuế suất nhập 14
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khẩu tương ứng. Mô hình cho phép các chủ thể trong nước ưu tiên lựa chọn sử dụng hàng nhập khẩu từ một quốc gia cụ thể để thay thế cho mặt hàng nhập khẩu đó từ các quốc gia khác căn cứ vào mức giá tương đối của hàng nhập khẩu giữa các quốc gia. Các doanh nghiệp cũng có thể ưu tiên xuất khẩu hàng hóa của mình sang quốc gia có giá bán cao hơn một cách tương đối hoặc có những ưu đãi hơn về thuế quan và phi thuế quan so với các quốc gia khác. Phát triển mô hình CGE theo đa nhóm đối tác thương mại là những cơ sở quan trọng để mô phỏng và phân tích tác động của việc thực thi từng hiệp định thương mại tự do (ví dụ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) đến luồng hàng hóa xuất nhập khẩu, sản lượng sản xuất của các ngành, đầu tư, thu ngân sách của chính phủ, cũng như phúc lợi của các nhóm hộ gia đình Theo giả định nền kinh tế mở, qui mô nhỏ và chấp nhận giá, giá thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu là không đổi, nhưng giá của hàng hóa nội địa được quyết định nội sinh dựa vào quan hệ cung - cầu đối với từng loại hàng hóa. Mô hình có thị trường ngoại hối, nơi cung cầu ngoại tệ quyết định tỷ giá, và do đó quyết định giá hàng nhập khẩu bằng bản tệ. Phần Hai và phần Ba của bài viết này sẽ giới thiệu cụ thể cách thức xây dựng mô hình nhập khẩu và xuất khẩu từ nhiều nước đối tác riêng lẽ. Trong Phần bốn, bài viết sẽ trình bày các hướng ứng dụng của mô hình để phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh của Việt Nam. 2. Phát triển mô hình CGE với hoạt động nhập khẩu từ nhiều nước đối tác Giống như các mô hình CGE thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, mô hình này cho phép các chủ thể trong nước lựa chọn sử dụng giữa hàng hóa được sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu thông qua hàm CES (Constant Elasticity of Substitution). Điểm khác biệt và là điểm nhấn của mô hình này là cho phép thay thế sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau (Feenstra, Luck, Obsfeld và Russ, 2014) để phục vụ nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại tự do khác nhau đến nền kinh tế. Căn cứ vào giá cả của hàng sản xuất trong nước và giá bình quân hàng nhập khẩu, các chủ thể xác định nhu cầu về số lượng hàng nội địa và hàng nhập khẩu trong mỗi kỳ. Tiếp đó, họ tiếp tục phân bố chi tiết lượng hàng nhập khẩu đã được xác định cho nhiều nước khác nhau trên cơ sở giá cả của hàng hóa đó ở từng nước. Như vậy, mô hình này không chỉ cho phép thay thế lẫn nhau giữa hàng hóa được sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu, mà còn cho phép thay thể lẫn nhau giữa hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều nguồn (Balistreri, Edward, Ayed and Carol, 2010). Các mối quan hệ này được biểu diễn theo sơ đồ sau đây: Trong đó Pj là giá bình quân của hàng hóa j; Q j là tổng nhu cầu của các chủ thể trong nước đối với hàng hóa j; PD j là giá bán trong nước của hàng hóa j; PM j là giá nhập khẩu bình quân của hàng hóa j; PM jp là giá nhập khẩu của hàng hóa j từ quốc gia p; D j là nhu cầu đối với lượng hàng hóa j sản xuất trong nước; M j là nhu cầu đối với lượng hàng hóa j nhập khẩu; M jp là nhu cầu đối lượng hàng hóa j được nhập 15
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khẩu từ quốc gia p;  j là hệ số co giãn thay thế (CES) giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu;  j là hệ số co giãn thay thế giữa hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau. Do hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, giá nhập khẩu từ mỗi nước theo nguyên tệ, ký m hiệu là PW jp , là biến ngoại sinh và được giả định không đổi. Giá nhập khẩu từ mỗi nước bằng bản tệ là m biến nội sinh, thay đổi theo biến động của tỷ giá hối đoái ER và thuế suất thuế nhập khẩu t jp , được xác định như sau: m m PM jp ER  PW jp(1 t jp ) , ( p 1, z ) Khi đó, giá nhập khẩu bình quân của hàng hóa j được xác định: 1 z 1  1  j 1  j j PM O j  PM j  jp jp p 1 Trong đó O j là tham số hiệu suất thay thế;  jp là tỷ trọng hàng hóa j nhập khẩu từ mỗi quốc gia. Mối quan hệ giữa nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu: Ở cấp độ đầu tiên, mô hình giả định rằng hàng nhập khẩu và hàng nội địa có thể được thay thế nhau không hoàn hảo và được kết hợp thành một loại hàng hóa duy nhất. Tổng cầu của các chủ thể trong nước đối với hàng hóa j cho sản xuất, tiêu dùng cuối cùng của các nhóm hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ và cho hoạt động đầu tư, ký hiệu là Q j , được xác định như sau: Q X C G Inv j i ji r jr j j Hàm hệ số đàn hồi thay thế (CES) được sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa nhu cầu đối với hàng hóa nội địa ( D j ) và hàng nhập khẩu ( M j ). Các chủ thể trong nền kinh tế căn cứ vào giá của hàng nội địa và giá hàng nhập khẩu để xác định nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu để cực tiểu hóa chi phí theo hàm CES (Armington, 1969; Huchet, Marilyne and Esmaeil, 2009): Minimize PjQ j PD j D j PM j M j  j  1  1 j j  j 1   Với Q j B j  j D j j (1  j )M j j Hàm Lagrange đối với bài toán tối thiểu hóa chi phí này như sau:  j  1  1  j j  j 1   L PD j D j PM j M j  Q j B j  j D j j (1  j )M j j   Từ điều kiện bậc nhất (First Order Condition - FOC) của bài toán tối ưu trên, ta suy ra nhu cầu đối với hàng hóa j được sản xuất trong nước  j 1  j  j  j 1  j  j 1  j 1  j D j B j  j PD j  j PD j (1  j ) PM j  Q j à hàm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu:  j  PM M B  j 1(1  ) j j Q j j j j Pj 16
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Các chủ thể trong nước xác định nhu cầu của mình đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu tùy thuộc tổng nhu cầu về loại hàng hóa đó ( Q j ), giá của hàng sản xuất trong nước ( PD j ) và giá bình quân hàng nhập khẩu ( PM j ), độ lớn của tham số hiệu suất thay thế ( B j ) và tỷ trong hiện tại của nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước trong tổng nhu cầu ( j ). Khi giá của hàng sản xuất trong nước tăng lên tương đối so với giá hàng nhập khẩu đối với một loại hàng hóa nào đó, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ hướng nhu cầu của mình về hàng nhập khẩu. Mức độ thay thế từ hàng sản xuất trong nước sang hàng nhập khẩu (hoặc ngược lại) tùy thuộc vào độ lớn của hệ số co giãn thay thế  j . Mối quan hệ giữa nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau: Ở cấp độ thứ hai, mô hình cho phép mô phỏng sự lựa chọn và phân bố nhu cầu nhập khẩu đối từng loại hàng hóa theo nhiều nguồn cung từ các quốc gia khác nhau sao cho có lợi nhất. Mô hình cũng dựa trên giả định rằng hàng hóa nhập khẩu từ các nguồn cũng có thể thay thế lẫn nhau, sử dụng hàm hệ số đàn hồi  thay thế (CES) với j là hệ số đàn hồi thay thế hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau. Bài toán tối ưu có thể được trình bày như sau: Tối thiếu hóa PM j M j PM j1M j1 PM j2 M j2 PM jzM jz Thỏa mãn điều kiện ràng buộc:  j  1  1  1 j j j  j 1  j  j  j M j O j  j1M j1  j2M j2  jzM jz với z  j  jp 1 p 1 và z M jp M j p 1 Hàm Lagrange cho bài toán tối ưu trên như sau: L PM j1M j1 PM j2 M j2 PM jzM jz  j  1  1  1 j j j  j 1     M j O j  j1M j1 j  j2 M j2 j  jzM jz j Từ điều kiện bậc nhất (FOC) của bài toán tối ưu trên và công thức xác định giá bình quân hàng nhập khẩu: 1 1  j 1  j  j 1  j  j 1  j 1  j PM j Oj  j1 PM j1  j2 PM j2  jz PM jz  ta có thể xác định được nhu cầu nhập khẩu hàng hóa j từ quốc gia p theo công thức tổng quát sau: 17
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng  PM j M O  j 1 jp   j M p 1, z jp j PM j1 j j 3. Phát triển mô hình CGE với hoạt động xuất khẩu đến nhiều nước đối tác Sản phẩm đầu ra của từng ngành được giả định bán trên cả thị trường trong nước và nước ngoài. Trong mô hình này, người sản xuất căn cứ vào giá bán trên các thị trường nước ngoài và các chính sách ưu đãi khác để cân nhắc phân phối lượng hàng hóa xuất khẩu đến từng nước khác nhau. Như vậy, tương tự như đối với nhập khẩu mô hình không chỉ cho phép chuyển đổi giữa cung ứng hàng hóa cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài, mà còn cho phép chuyển đổi giữa lượng hàng xuất khẩu sang các quốc gia khác nhau (Imbs, Jean and Isabelle, 2010). Các mối quan hệ này được biểu diễn theo sơ đồ sau đây: * Trong đó Pj là giá bán bình quân của hàng hóa j người sản xuất thu được từ tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; X j là sản lượng hàng hóa j được sản xuất; PE j là giá xuất khẩu bình quân của hàng hóa j; PE jp là giá xuất khẩu của hàng hóa j đến quốc gia p; S j là lượng hàng hóa j được tiêu thụ trong nước; E j là lượng hàng hóa j xuất khẩu; E jp là lượng hàng hóa j được xuất khẩu đến quốc gia p;  j là hệ số co giãn chuyển đổi (CET) giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;  j là hệ số co giãn chuyển đổi giữa hàng hóa được xuất khẩu đến các quốc gia khác nhau. Giá xuất khẩu theo nguyên tệ thu về từ từng thị trường xuất khẩu khác nhau là biến ngoại sinh, ký hiệu e là PW jp . Vì đây là mô hình CGE cho một quốc gia (single country model) nên thuế suất thuế nhập khẩu của các đối tác thương mại không được thể hiện bằng các biến cụ thể trong mô hình. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi thuế suất nhập khẩu của các đối tác thương mại (ví dụ có sự giảm thuế cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết), với giá bán không đổi so với trước nhưng phần thu về sau khi trừ thuế nhập khẩu phải nộp cho nước đối tác sẽ có sự thay đổi. Do vậy, về mặt kỷ thuật, ta có thể điều chính giá xuất khẩu bằng nguyên tệ ( ) để mô phỏng tác động của chính sách này. Giả định thêm rằng không có trường hợp tái xuất các hàng hóa đã được nhập khẩu, vì vậy hàng hóa xuất khẩu chỉ bao gồm hàng được sản xuất trong nước. Giá xuất khẩu đo bằng nội tệ của từng loại hàng hóa thu về từ mỗi quốc gia là khác nhau và là hàm của tỷ giá hối đoái: e e PE jp ER  PWjp (1 t jp) ( p 1, z ) Khi đó giá xuất khẩu bình quân của từng loại hàng hóa sẽ được xác định bằng công thức sau đây: 1 1  j 1  j  j 1  j  j 1  j 1  PE U j  PE  PE  PE j j  j1 j1 j2 j2 jz jz  18
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Một cách khái quát, ta có: 1 z 1  j 1  j 1  j PE U j  PE j  jp jp p 1 Trong đó U j là tham số hiệu suất chuyển đổi;  jp là tỷ trọng hàng hóa j xuất khẩu đến từng quốc gia. Tương tự như đối với nhập khẩu, ta xem xét hoạt động xuất khẩu từng loại hàng hóa sang các nước đối tác dưới 2 cấp độ sau đây: Mối quan hệ giữa tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu: Ở cấp độ thứ nhất, doanh nghiệp lựa chọn việc cung ứng hàng hóa sản xuất ra cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu nhằm tối đa hóa lợi ích của mình. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và cung cho sử dụng nội địa được giả định thông qua hàm hệ số đàn hồi thay thế hằng số (CET). Mỗi doanh nghiệp phân phối sản phẩm đầu ra của nó giữa thị trường trong nước và xuất khẩu để tối đa hóa thu nhập theo hàm CET: * Maximize Pj X j PD j S j PE j E j  j \ 1  1 j j  j 1 Với  j  j X j N j  jS j (1  j )E j Hàm Lagrange đối với bài toán này như sau:  j  1  1  j j  j 1   L PD jS j PE j E  X j N j  jS j j (1  j )E j j   Từ điều kiện bậc nhất (FOC) của bài toán tối ưu trên đây, ta xác định được hàm cung cho xuất khẩu đối với từng mặt hàng:   PE E N 1  j (1  ) j j X j j j * j Pj và hàm cung cho tiêu dùng nội địa:  PD S N 1  j   j j X j j j * j Pj Như vậy có thể thấy rằng các doanh nghiệp xác định lượng cung ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên cơ sở của tổng sản lượng sản xuất ( X j ), giá của hàng sản xuất trong nước ( PD j ) và giá bình quân hàng xuất khẩu ( PE j ), độ lớn của tham số hiệu suất chuyển đổi ( N j ) và tỷ trong hiện tại của lượng cung ứng cho tiêu dùng trong nước trong tổng sản lượng sản xuất ( j ). Khi giá bán trong nước tăng lên tương đối so với giá xuất khẩu đối với một loại hàng hóa nào đó, doanh nghiệp sẽ hướng sang cung ứng cho thị trường nội địa. Mức độ chuyển đổi từ thị trường xuất khẩu sang thị trường nội địa (hoặc ngược lại) tùy thuộc vào độ lớn của hệ số co giãn chuyển đổi . Mối quan hệ trong việc phân bố lượng hàng xuất khẩu đến các quốc gia khác nhau: Ở cấp độ thứ hai, mô hình mô phỏng sự lựa chọn và phân bố lượng hàng xuất khẩu đối từng loại hàng hóa theo nhiều thị trường khác nhau sao cho có lợi nhất. Mô hình dựa trên giả định rằng hàng hóa xuất 19
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng  khẩu đi các nước cũng có thể chuyển đổi lẫn nhau, sử dụng hàm hệ số đàn hồi thay thế (CET) với j là hệ số đàn hồi chuyển đổi hàng hóa xuất khẩu giữa các nước khác nhau. Bài toán tối ưu có thể được trình bày như sau: Tối đa hóa: PE j E j PE j1E j1 PE j2E j2 PE jzE jz Thỏa mãn điều kiện ràng buộc:  j  1  1  1 j j j  j 1    E j U j  j1E j1 j  j2 E j2 j  jzE jz j với z  j  jp 1 p 1 và z E jp E j p 1 Hàm Lagrange cho bài toán tối ưu trên như sau: L PE j1E j1 PE j2 E j2 PE jzE jz  j  1  1  1 j j j  j 1     E j U j  j1E j1 j  j2 E j2 j  jzE jz j Từ điều kiện bậc nhất (FOC) của bài toán tối ưu và công thức xác định giá bình quân hàng xuất khẩu 1 1  j 1  j  j 1  j  j 1  j 1  j PE j U j  j1 PE j1  j2 PE j2  jz PE jz  ta xác định được hàm xuất khẩu của hàng hóa j đến quốc gia p theo công thức tổng quát như sau:  PE j 1  j jp  j E U j  E p 1, z jp PE jp j j 4. Ứng dụng của mô hình trong phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến cơ cấu các ngành kinh tế của Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được các thành tựu ấn tượng trong vòng 3 thập niên gần đây nhờ vào chính sách mở cửa nền kinh tế và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Đến nay, Việt Nam ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế song phương và đa phương, đặc biệt là việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Thứ nhất, là thành viên của khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam đã tham gia ký kết thành lập các FTA như ASEAN - Hàn Quốc (2002), ASEAN - Trung Quốc (2002), ASEAN - Nhật Bản (2003), ASEAN - Ấn độ (2003) và ASEAN - Australia/New Zealand (2009). Thứ hai, sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam đã ký thỏa thuận FTA song phương với nhiều đối tác, tiêu biểu như Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (2009), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (2014) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (2015) và 20
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng gần đây nhất là các Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam – EU Việc ký kết và thực thi các hiệp định nêu trên đã có những tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Việt Nam, đến luồng hàng hóa thương mại giữa Việt Nam và các nước có liên quan, đến các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế cũng như thu nhập và phúc lợi của người dân Mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại như đã trình bày ở các phần trên cho phép mô phỏng mối quan hệ thương mại một cách cụ thể giữa Việt Nam với các đối tác. Mô hình phù hợp để phân tích tác động riêng lẻ của từng hiệp định đến nền kinh tế Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau. Mỗi hiệp định thương mại tự do gắn liền việc thực thi các cam kết với một nước cụ thể (ví dụ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản) hoặc một nhóm nước (ví dụ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP). Trong đó từng hiệp định đều có các điều khoản liên quan đến việc Việt Nam cam kết dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với từng loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau của các quốc gia đối tác theo một lộ trình cụ thể. Đồng thời các quốc gia đối tác cũng cam kết gỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Có thể thấy, mô hình cân bằng tổng thể với đa nhóm đối tác thương mại như đã được trình bày trên là mô hình phù hợp để mô phỏng tác động của việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng hóa của các nước và ngược lại theo lộ trình cam kết trong điều kiện giả định các yếu tố khác không thay đổi để khu biệt tác động của từng hiệp định riêng lẻ. Do vậy mô hình cũng cho phép so sánh mức độ tác động của các hiệp định khác nhau đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như tác động tổng hợp đan xen của quá trình thực thi nhiều hiệp định một cách đồng thời. Mô hình rất cần thiết cho các nghiên cứu các đề tài có liên quan trong bối cảnh nguồn lực của nền kinh tế bị giới hạn và tác động của một hiệp định FTA có thể có tác động hỗ trợ hoặc lấn át tác động tích cực của các hiệp định khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Armington, P.A. (1969), A Theory of Demand for Products Distinguished by Place of Production, IMF Staff Papers, No 16. [2] Balistreri, Edward J., Ayed Al-Qahtani, and Carol A. Dahl (2010), Oil and Petroleum Product Armington Elasticities: A New-Geography-of-Trade Approach to Estimation, The Energy Journal 31 (3), pp. 415. [3] Feenstra, Robert C., Philip Luck, Maurice Obstfeld, and Katheryn N. Russ (2014), In Search of the Armington Elasticity, Working Paper 20063 - National Bureau of Economic Research. [4] Huchet-Bourdon, Marilyne and Esmaeil Pishbahar (2009), Armington Elasticities and Tarif Regime: An Application to European Union Rice Imports, Journal of Agricultural Economics 60.3, pp. 586 [5] Imbs, Jean and Isabelle Mejean (2010), Trade Elasticities: A Final Report for the European Commission, European Economy - Economic Papers 432. 21