Chính sách thương mại tự do và một số vấn đề cần điều chỉnh đối với nền kinh tế Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2190
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách thương mại tự do và một số vấn đề cần điều chỉnh đối với nền kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchinh_sach_thuong_mai_tu_do_va_mot_so_van_de_can_dieu_chinh.pdf

Nội dung text: Chính sách thương mại tự do và một số vấn đề cần điều chỉnh đối với nền kinh tế Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI TỰ DO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Free trade policy and things to adjust to the Vietnamese economy Th.S Nguyễn Thị Thu Trang A Khoa Kế toán-Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng. Email: trangtcnh9@gmail.com TÓM TẮT Tới nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thƣơng mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đƣợc xem là một trong những nƣớc có nền kinh tế hƣớng xuất khẩu mạnh mẽ nhất trong khối các nƣớc ASEAN. Trong tiến trình này có sự tác động không nhỏ của các hiệp định thƣơng mại tự do đã đƣợc ký kết, chính sách thƣơng mại tự do nhiều đổi mới. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập, sự thay đổi của thị trƣờng quốc tế, những chính sách về thƣơng mại tự do cũng cần có những điều chỉnh phù hợp. Từ khóa: Thƣơng mại tự do, tự do hóa thƣơng mại, chính sách thƣơng mại. ABSTRACT To date, Vietnam has established trade relations with more than 200 countries and territories, considered to be one of the countries with the 91
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 most powerful export-oriented economies among ASEAN countries. In this process, there was a significant impact of free trade agreements signed, free trade policies were renewed. However, in the process of integration, changes of the international market, the policies on free trade also need to be adjusted accordingly. Keywords: Free trade, trade liberalization, commercial policies 1. Đặt vấn đề Chính sách thƣơng mại là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà một chính phủ sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại quốc tế của quốc gia mình trong thời kì nhất định, phù hợp với định hƣớng phát triển KTXH của quốc gia đó. Chính sách thƣơng mại tự do là chính sách mà trong đó nhà nƣớc không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thƣơng, mở cửa hoàn toàn thị trƣờng nội địa để cho hàng hóa và tƣ bản đƣợc tự do lƣu thông giữa trong và ngoài nƣớc, tạo điều kiện cho thƣơng mại phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, những quan hệ hợp tác đa phƣơng, song phƣơng và nhiều điều chỉnh của nền kinh tế thế giới xuất hiện, kéo theo đó những yêu cầu về đổi mới chính sách thƣơng mại tự do ở Việt Nam. Những điều chỉnh này nhằm giúp cho thị trƣờng Việt Nam có những thích ứng phù hợp với kinh tế thế giới, vừa đảm bảo đúng định hƣớng: Kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. 2. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu Bài báo nhằm mục đích nghiên cứu về những chính sách cho thƣơng mại tự do ở Việt Nam, đồng thời làm rõ những yêu cầu cần điều chỉnh liên quan cho phù hợp với tình hình mới. Để thực hiện bài báo này cùng với những quan sát về chính sách thƣơng mại tự do ở Việt Nam, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu công cụ sau: 92
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sƣu tầm tài liệu, nghiên cứu chính sách, thống kê, phân loại tổng hợp, so sánh đánh giá thông tin và đƣa ra nhận xét. - Phƣơng pháp phân tích nội dung: Thông qua những loạt bài viết, bài nghiên cứu, chính sách về thƣơng mại tự do ở Việt Nam và Thế giới để có những nhìn nhận đánh giá thực tiễn về tình hình áp dụng chính sách thƣơng mại tự do ở Việt Nam, đồng thời đề xuất những điều chỉnh phù hợp. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Những thành tựu trong tiến trình tự do thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thƣơng mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đƣơng đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phƣơng châm ―đa dạng hoá, đa phƣơng hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển‖. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. - Về quan hệ hợp tác song phƣơng, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 200 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thƣơng mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trƣờng của các nƣớc và vùng lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thƣơng mại song phƣơng, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phƣơng với các nƣớc và các tổ chức quốc tế.[2] 93
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Về hợp tác đa phƣơng và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhƣ Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đƣợc đẩy mạnh và đƣa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thƣơng mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phƣơng. Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bƣớc đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này. Tự do hóa thƣơng mại và hội nhập đã tác động tích cực tới tăng trƣởng kinh tế. Với kim ngạch xuất, nhập khẩu gấp hơn 1,5 lần GDP trong những năm gần đây, Việt Nam đƣợc xem là quốc gia có nền kinh tế với ―độ mở ‖ khá cao. Các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) nối tiếp nhau diễn ra trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Cho thấy: Các FTA thế hệ mới có phạm vi rộng hơn, nội dung đều vƣợt ra ngoài cam kết về thƣơng mại, dịch vụ và một phần đầu tƣ, đề cập nhiều đến thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trƣờng, lao động, DN nhà nƣớc, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và cả những quy định ―ngoài kinh tế‖ hay ―kinh tế chính trị‖. Các FTA này khi có hiệu lực sẽ ảnh hƣởng rất mạnh tới thể chế của các bên liên quan. Tham gia các FTA giúp chúng ta có cơ hội cơ cấu lại xuất, nhập khẩu lành mạnh hơn, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trƣờng. Thƣơng mại hai chiều giữa Việt Nam và các đối tác sẽ tăng cao sau khi có FTA. TPP hiện đƣợc coi là ―hiệp định của thế kỷ XXI‖, hƣớng tới một sân chơi mới nhằm tạo ra các tiêu chuẩn mới cho thƣơng mại, đầu tƣ, hội nhập kinh tế quốc tế nên tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra rất cao. Đây cũng là một hiệp định có vị trí và tầm chiến lƣợc quan trọng nhất đang đƣợc đàm phán tại thời điểm hiện nay trên thế giới. TPP sẽ tạo điều kiện cân bằng lại quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các khu vực 94
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 thị trƣờng trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trƣờng nhất định. Bên cạnh đó, quan hệ thƣơng mại tự do với các thị trƣờng lớn sẽ tạo đột phá cho xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận các thị trƣờng rộng lớn, nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ca-na-đa với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, đặc biệt của các tập đoàn đa quốc gia. 3.2. Các chính sách pháp luật điều chỉnh thương mại tự do ở Việt Nam Theo thống kê, hiện có 12 Luật và khoảng gần 200 Nghị đinh, văn bản liên quan điều chỉnh tự do thƣơng mại ở Việt Nam bao gồm: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, Luật thƣơng mại, Luật quản lý ngoại thƣơng, Luật đấu thầu, Luật kinh doanh bất động sản, Luật chứng khoán, Luật các công cụ chuyển nhƣợng, Luật giao dịch điện tử, Luật chuyển giao công nghệ, Luật cạnh tranh, Luật trọng tài thƣơng mại Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đã góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và hƣởng lợi từ sự tăng trƣởng xuất khẩu đáng kể từ FDI, đóng góp quan trọng vào GDP và kim ngạch xuất khẩu (65%). Luồng kiều hối chuyển về cũng ngày càng gia tăng. Về cơ bản, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chính sách đầu tƣ thƣơng mại, tự do thƣơng mại của Việt Nam đầy đủ, hành lang pháp lý tƣơng đối vững vàng, tạo điều kiện cho hội nhập. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình tự do thƣơng mại có nhiều điểm phát sinh, cần có sự giải quyết đúng đắn về chính sách. Thứ nhất: Thƣơng mại điện tử phát triển, trong khi đó, đây vẫn là thách thức với thị trƣờng trong nƣớc, các hƣớng dẫn thi hành Luật liên quan còn có chỗ lúng túng. 95
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Thứ hai: Quy mô doanh nghiệp Việt Nam nhỏ. Với số vốn đăng ký thành lập bình quân khoảng 6 tỷ đồng/DN (chƣa đến 300.000 USD/DN), tuyệt đại đa số DN Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, chƣa thể vƣơn tầm ra đến khu vực, nên từ trƣớc đến nay, họ ít quan tâm tới hội nhập. Vài năm gần đây, mỗi năm có đến 50.000 DN - 60.000 DN ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân, nhƣng có nguyên nhân sâu xa là một bộ phận lớn các DN không chịu nổi sức ép của hội nhập. Đây là cái giá phải trả khi chúng ta ―mở cửa‖ thị trƣờng. Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng vì các FTA thế hệ mới sẽ có những tiêu chuẩn cao vƣợt quá sức chịu đựng của các nhóm dễ bị tổn thƣơng (nông dân, DN nông nghiệp, DN vừa và nhỏ) và các đối tƣợng xã hội nhạy cảm (ngƣời lao động, ngƣời bệnh, ). Thứ ba: Khi hàng rào thuế quan đƣợc gỡ bỏ nhƣng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm chất lƣợng kém, ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ đƣợc sản xuất trong nƣớc. Để tối ƣu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Thứ tƣ: Hiểu biết về luật trọng tài quốc tế của các doanh nghiệp trong nƣớc đôi khi còn hạn chế, vì thế, nếu có tranh chấp thƣơng mại, các doanh nghiệp trong nƣớc còn lúng túng, không có hƣớng giải quyết, thậm chí, không biết phải nhờ vào các bên liên quan nào để hỗ trợ pháp luật, pháp lý liên quan để giải quyết tranh chấp. 3.3. Những giải pháp để hoàn thiện chính sách cho thương mại tự do Đầu tiên, cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh, nhằm tăng năng suất và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu. Với những ngành sẽ mở rộng sau FTA thế hệ mới, nhân tố quan trọng nhất là đảm bảo sự dịch chuyển tự do của các nguồn lực sản xuất nhƣ lao động, vốn, đất đai và các tài nguyên khác để các ngành này có thể tiếp cận chúng. Với những ngành kém lợi thế sau hội nhập, đẩy 96
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 mạnh tái cơ cấu các ngành này nhằm tăng hiệu quả cũng là một định hƣớng cần đƣợc quan tâm hơn. Luật Thƣơng mại và các cơ chế, chính sách quản lý rất cần đƣợc bổ sung và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thực hiện thuận lợi hóa thƣơng mại. Luật Thuế xuất, nhập khẩu cũng cần đƣợc sửa đổi cho thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp và các bộ luật hiện hành; tƣơng thích với các cam kết và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán cũng nhƣ Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đã đƣợc phê duyệt. Cùng với đó, cần tháo gỡ các vƣớng mắc, bất cập, chồng chéo, bảo đảm tính thống nhất, đầy đủ, đồng bộ và khả thi. Thƣ hai, các thể chế hành chính, kinh tế liên quan cũng cần có sự thay đổi. Cải cách thể chế môi trƣờng kinh doanh cần có bƣớc đi phù hợp, nhƣng phải đặt trong mối quan hệ hệ thống: việc làm trƣớc phải mở đƣờng cho việc làm sau, không tạo ra xung đột pháp lý và mâu thuẫn chính sách. Với xuất phát điểm thấp, nguồn lực hạn chế, nền kinh tế Việt Nam ―có đặc thù riêng‖, làm sao để nền kinh tế này tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ kinh doanh tốt của thế giới mà các nƣớc đi trƣớc phải mất cả vài trăm năm để có. Thể chế hành chính phải có những điều khoản đòi hỏi các cơ quan và chức vụ hành chính phải chịu trách nhiệm cuối cùng về các sai phạm hành chính trong phạm vi quyền quản lý của mình. Do đó thủ tục hành chính cũng phải đƣợc thể chế hóa và đòi hỏi thực thi nghiêm minh. Bên cạnh đó cũng rất cần một đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, đƣợc đào tạo cơ bản, có đạo đức nghề nghiệp. Thứ ba, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Các trung tâm, hiệp hội phải có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), DN mới thành lập trong việc đào tạo nhân lực, kỹ năng quản lý, quản trị, tiếp cận thị trƣờng, cung cấp thông tin về thị trƣờng cũng nhƣ môi trƣờng đầu tƣ, thủ tục hành chính. Đặc biệt, các trung tâm này phải hỗ trợ DN cả tiếp cận nguồn vốn thông qua việc phối hợp 97
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 chặt chẽ với Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV ở địa phƣơng và các quỹ tài chính khác dành cho khu vực DN này. Yêu cầu bức thiết là cần phải nhanh chóng triển khai áp dụng các hệ thống quản lý môi trƣờng, nhƣ ISO 14.000, HACCP, thực hiện quản lý tốt (GMP), thực tiễn nuôi trồng tốt (GAP). Cần có một luật hỗ trợ DNNVV, kết nối DNNVV với chuỗi giá trị toàn cầu. Xử lý vấn đề tỷ giá, lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay từ ngân hàng. Không chỉ có vấn đề hạ lãi suất mà quan trọng là làm sao cải tiến các thủ tục cho vay, tạo điều kiện cho DN không chỉ bằng tài sản thế chấp mà cần phải định hƣớng vào việc cho các DN sáng tạo, vào những dự án, lĩnh vực có tiềm năng. Cần chuẩn bị và minh bạch hóa sổ sách, kế toán, theo dõi thông tin, phối hợp công bố thông tin, nhân lực am hiểu luật lệ, vận động hành lang, ngoại giao, điều chỉnh cả những yếu tố không phải yếu tố thƣơng mại nhƣ những nội dung liên quan tới lao động, quyền sở hữu trí tuệ Do đó, việc thực hiện các cam kết trong FTA thế hệ mới đòi hỏi những thay đổi về chính sách và luật pháp trong nƣớc. 4. Kết luận Những năm qua, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lƣới các hiệp định thƣơng mại tự do. Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 hiệp định thƣơng mại tự do, trong đó có 10 hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 3 hiệp định đã ký kết hoặc kết thúc đàm phán nhƣng chƣa có hiệu lực, 4 hiệp định đang đàm phán. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, việc thực hiện các hiệp định thƣơng mại tự do trong thời đại mới cũng đặt ra một số thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nhƣ: Thách thức về thể chế, cạnh tranh, nguồn nhân lực, các luật pháp liên quan, mà phải có giải pháp đồng bộ trong nhiều vấn đề thì Việt Nam mới có những hành lang pháp lý và 98
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 các nguồn lực liên quan chủ động nhất cho tiến trình hội nhập và thực hiện các hiệp định tự do hóa thƣơng mại, đảm bảo sự phát triển của đất nƣớc phù hợp với xu thế kinh tế thế giới. Tài liệu tham khảo [1] Theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Ngoại Giao [2] Theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Ngoại Giao 3. 2217/ 4. 130/Nhung-tac-dong-cua-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-doi-voi.aspx 5. thuong-mai-157746.aspx 6. Nguyễn Thị Thu Hà, DN Việt Nam trƣớc cơ hội và thách thức hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Tạp chí Con số và sự kiện, số 4/2016 (507). 99