Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam cơ hội và thách thức

pdf 13 trang Gia Huy 4600
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam cơ hội và thách thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_mo_hinh_kinh_te_chia_se_o_viet_nam_co_hoi_va_thac.pdf

Nội dung text: Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam cơ hội và thách thức

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ Ở VIỆT NAM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Developing sharing economic model in Vietnam oppotuni- ty and challenge TS.Nguyễn Bích Thủy, TS. Lê Mai Trang Trường Đại học Thương Mại TÓM TẮT Kinh tế chia sẻ bắt đầu phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây nhƣ là một mô hình kinh tế mới mang lại nhiều lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ, ngƣời tiêu dùng và ngƣời kinh doanh. Mô hình này mở ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi cách thức kinh doanh, cơ hội để thâm nhập vào các thị trƣờng vốn đã định hình và đang trong tình trạng trì trệ. Từ khóa: kinh tế chia sẻ, nhà cung cấp ứng dụng kinh tế chia sẻ ABSTRACT Sharing economy has developed in Vietnam since some recent years as a new model of economy bringing about much benefit for platform providers, consumers and enterprises. The model creates chances for Vietnamese enteprises to change how to do business, to make entrance into a divided and stagnated market. Key words: sharing economy, platform provider 463
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 1. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHIA SẺ 1.1.Sự cần thiết Kinh tế thế giới dựa trên thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất hàng loạt, vốn đƣợc ƣa chuộng suốt thế kỷ 19 và 20, đã bộc lộ một số vấn đề về chi phí sản xuất, lãng phí tiêu dùng, tận dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất. Trong khi đó, ngày nay, ngƣời mua và ngƣời bán ngày càng có xu hƣớng tận dụng tốt hơn các sản phẩm và nguồn lực sản xuất của nền kinh tế. Kinh tế chia sẻ ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó. Theo đó, kinh tế chia sẻ tạo nên chuỗi hệ thống giá trị kinh doanh, hợp tác giữa các bên để tạo ra giá trị cho sản phẩm, mỗi một cá nhân trong chuỗi đó sẽ hƣởng một phần giá trị tạo ra trong chuỗi và cùng chia sẻ với nhau. Tiền đề thúc đẩy kinh tế chia sẻ là sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nền tảng vững chắc giúp thông tin liên lạc trở nên dễ dàng, việc chuyên chở hàng hóa giữa các quốc gia đƣợc bảo đảm và thuận lợi, thúc đẩy các liên kết kinh tế trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho kinh tế chia sẻ phát triển. Tuy là nền kinh tế hội nhập muộn hơn nhiều nƣớc khác trên thế giới, nhƣng Việt Nam lại là nền kinh tế cởi mở, sẵn sàng hội nhập và tiếp thu những biến đổi của kinh tế thế giới. Kinh tế chia sẻ đƣợc quan tâm ở Việt Nam từ những năm 2013 nhờ sự thành công của Uber và Grab (công ty cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thƣơng mại điện tử về vận tải hành khách), và nhanh chóng đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam đón nhận và vận dụng trong nhiều ngành không chỉ ở lĩnh vực vận tải mà cả ở các lĩnh vực dịch vụ nhà ở, du lịch, giáo dục, bệnh viện, thực phẩm Kinh tế chia sẻ đã trở thành một xu hƣớng phát triển của kinh tế thế giới và tận dụng kinh tế chia sẻ sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc tận dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, khả năng trực tiếp cung cấp sản phẩm cho ngƣời mua nhờ thông tin thông suốt và năng lực vận tải toàn cầu. Tạp chí Times của Mỹ năm 2011 đã bình chọn mô hình kinh tế chia sẻ là một trong 10 ý tƣởng đổi mới nhất 464
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 mang lại lợi ích cho cộng đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam là cần thiết, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bài viết tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế chia sẻ ở Việt Nam trong những năm qua, phân tích chỉ ra các vấn đề tồn tại làm cản trở sự phát triển của ứng dụng kinh tế chia sẻ ở Việt nam, qua đó tìm ra nguyên nhân để đề xuất các giải pháp thúc đẩy ứng dụng phát 1.2.Khái niệm kinh tế chia sẻ Kinh tế chia sẻ là một phƣơng thức kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ đƣợc chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, giúp kết nối mới giữa ngƣời mua (ngƣời dùng) và ngƣời bán (ngƣời cung cấp) đối với một hoạt động kinh tế. Theo nghĩa rộng, kinh tế chia sẻ thể hiện sự thay đổi phƣơng thức chuyển giao sản phẩm từ chỗ chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm sang cung cấp hệ thống dịch vụ sản phẩm theo yêu cầu. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sản phẩm sẽ kết nối với nhau để cung cấp sản phẩm với điều kiện tốt nhất. Để thực hiện đƣợc mô hình kinh tế chia sẻ đòi hỏi mọi dịch vụ phải đƣợc tiêu chuẩn hóa và số hóa làm nền tảng để mở rộng trên quy mô và phạm vi lớn, tạo nên sự kết nối giữa các bên cung cấp dịch vụ và trung gian trên toàn thế giới. Hai là, cần phải có dữ liệu đầy đủ về các bên cung cấp dịch vụ. Ba là, tâm lý sẵn sàng chia sẻ giữa những ngƣời tiêu dùng, đặc biệt là sự tin tƣởng vào công nghệ kỹ thuật số và có trách nhiệm với việc phát triển dịch vụ kinh tế chia sẻ. Bốn là, quy định pháp lý tạo hành lang cho kinh tế chia sẻ. 1.3. Động lực phát triển kinh tế chia sẻ Nền kinh tế chia sẻ đƣợc bắt đầu manh nha khái niệm năm 1995, khởi điểm tại Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất ―chia sẻ ngang hàng‖ nhƣng không rõ rệt. Rất nhanh chóng, kinh tế chia sẻ phát triển thành một mô hình kinh tế, tạo thành chuỗi hệ thống giá trị kinh doanh, 465
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 có sự hợp tác giữa các bên để tạo ra giá trị, mỗi một cá nhân trong đó sẽ hƣởng một phần phần giá trị và chia sẻ với nhau. Thứ nhất, Nền móng cho sự xuất hiện của mô hình ―kinh tế chia sẻ‖ là sự phát triển nhanh chóng của internet, tạo nền tảng giúp kết nối đƣợc giao dịch trên toàn thế giới. Các nguồn dữ liệu đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, dƣới nhiều hình thức từ số liệu thống kê, đến mô tả, hình ảnh, video Có đến gần 50% dân số thế giới ngày nay sử dụng internet để liên kết nối với ngƣời thân, bạn bè, để làm việc, thực hiện các giao dịch mua bán. Hai là, lối sống hợp tác. Garret Hardin (1968) chỉ ra rằng nếu mỗi cá nhân trong cộng đồng hành động độc lập vì lợi ích của bản thân, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, hậu quả sẽ là nguồn lực chung bị lãng phí. Trong khi đó, Kelly (2014) cho rằng hệ thống kinh tế tƣ bản chủ nghĩa không thể phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế và vì vậy mô hình kinh tế mới nhƣ kinh tế chia sẻ ra đời là tất yếu. Ba là, lợi ích đạt đƣợc của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ môi trƣờng, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dƣ thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ. Đây chính là những yếu tố khiến kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tƣơng lai, sẽ không chỉ là một thị trƣờng ngách hay một hiện tƣợng nhất thời mà là tƣơng lai của môi trƣờng kinh doanh toàn cầu. 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KINH TẾ CHIA SẺ Ở VIỆT NAM Tại Việt Nam, những năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ kinh tế chia sẻ làm thay đổi cách thức vận hành hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Sự xuất hiện của 2 hãng dịch vụ Grab và Uber cũng đã khiến cho các hãng vận tải hành khách lớn nhƣ Mai Linh hay Vinasun, Taxi Group phải lập tức thay đổi cung cách vận hành để cạnh tranh nhƣ cung cấp ứng dụng di động cho phép gọi xe taxi không cần thông qua tổng đài, 466
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 dịch vụ đƣa đón bằng đội xe Fortuner, Innova đời mới không có nhãn hiệu hay biển taxi. Ngoài ra, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhƣ dịch vụ cung cấp nền tảng cho phép ngƣời dùng tự xây dựng tour Việt Nam cung cấp cho khách du lịch thế giới (Trippme), cung cấp ứng dụng điện thoại kết nối ngƣời dùng với các nhà cung cấp dịch vụ nhƣ sửa chữa điện tử, điện lạnh, xây dựng (Rada); dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ điển hình nhƣ cung cấp nền tảng kết nối bên cho vay và ngƣời đi vay nhƣ huydong.com Tận dụng mạng internet bùng nổ dƣới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội, Việt Nam đang phát triển về tối ƣu hóa thông tin (review nhà trọ, review quán ăn, chia sẻ cách chữa bệnh ), hàng đổi hàng giữa doanh nghiệp, chia sẻ kĩ năng (doanh nghiệp training cho nhau, ngƣời dùng mở khóa học nhỏ), mạng lƣới freelancer, chia sẻ những hàng hóa có giá trị nhỏ (chia sẻ quần áo trẻ em, chia sẻ sách ). Sử dụng các dữ liệu lớn để phân tích thông tin khách hàng, lựa chọn và đƣa ra quyết định. Vài năm trở lại đây, nhiều sàn giao dịch đã hình thành cả trong lĩnh vực nông nghiệp với tham vọng ứng dụng kinh tế chia sẻ để giải quyết các vấn đề mà hiện nay hình thức kinh tế truyền thống chƣa giải quyết đƣợc nhƣ: nâng cao vai trò, quyền quyết định của ngƣời nông dân trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu nông sản, đƣa khoa học kỹ thuật đến cho nông dân, minh bạch thông tin về thị trƣờng, cung cầu giá cả Trung tâm Hợp tác quốc tế và nuôi trồng thủy sản bền vững (ICAFIS), thuộc Hội nghề cá Việt Nam và Tổ chức Oxfam phối hợp Công ty CP Công nghệ và Đầu tƣ Cửu Long cho ra mắt ―Sàn giao dịch tôm Việt‖. Sàn giao dịch tôm Việt sẽ giúp ngƣời bán chủ động hơn trong các giao dịch mua bán sản phẩm. Thông tin về giá tôm, chất lƣợng, kích cỡ tôm, hình thức thanh toán, thời điểm giao hàng sẽ đƣợc niêm yết công khai trên sàn giao dịch, giúp giảm thiểu các rủi ro về thị trƣờng, ổn định sản xuất cho ngƣời nuôi tôm tại Việt Nam. Sàn giao dịch sẽ miễn phí sử dụng cho ngƣời nuôi tôm tham gia dự án chuỗi giá trị tôm bền vững (Hình 1). 467
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Hình 1. Sàn giao dịch tôm Việt Nguồn: Hình 2. Sàn giao dịch nông nghiệp, thực phẩm, thủy sản sạch Việt Nam Nguồn: Việc hình thành sàn giao dịch này, sẽ giúp giải quyết đƣợc một bài toán khó cho ngành tôm là sản phẩm đƣợc giao dịch trực tiếp giữa ngƣời bán/mua, không phải qua các khâu trung gian. Ngoài ra, sàn giao dịch cũng giúp giải quyết việc thiếu thông tin cung/cầu thị trƣờng thông qua các phân tích, đánh giá và nhận định về thị trƣờng đƣợc cập nhật lên sàn. Một sàn giao dịch nông sản khác mới đƣợc phát triển phục vụ cho cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu là GCAECO. Sàn giao dịch nông nghiệp, thực phẩm, thủy hải sản sạch Việt Nam GCAECO chính thức đƣợc xem là sàn giao dịch nông sản đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ Blockchain để truy suất nguồn gốc nông sản và lịch sử giao dịch. (Hình 2) 468
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Sàn GCAECO sẽ chia làm 4 chủng loại gian hàng khác nhau: Gian hàng phổ thông (không có giấy tờ quy chuẩn), gian hàng quy chuẩn (gian hàng có giấy tờ quy chuẩn về chất lƣợng nông sản), gian hàng xuất khẩu (gian hàng có đầy đủ giấy tờ về điều kiện xuất khẩu) và gian hàng có truy xuất nguồn. Về vấn đề đảm bảo chất lƣợng, bƣớc đầu ngƣời mua và ngƣời bán sẽ tự chịu trách nhiệm với nhau. Tuy nhiên, sang quý I/2019, sàn GCAECO bắt đầu sàng lọc các gian hàng đủ tiêu chuẩn để kí kết đảm bảo chất lƣợng. Khi đó, bất kì khiếu nại của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm sẽ do sàn chịu trách nhiệm. Trong vấn đề xuất khẩu nông sản, một yếu tố trọng yếu là phải đáp ứng đƣợc các rào cản kỹ thuật mà các thị trƣờng nhập khẩu đòi hỏi. Do đó vấn đề chuyển giao kỹ thuật cao trong nông nghiệp cần đƣợc đáp ứng. Sàn giao dịch tri thức NOVELINK đƣợc xây dựng để hỗ trợ chuyển giao và phát triển thƣơng mại cho các sản phẩm nông nghiệp (địa chỉ giao dịch Nghiên cứu của Công ty Nielsen (năm 2013) với hơn 30.000 ngƣời tiêu dùng trực tuyến trên 60 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ đã cho thấy, kinh tế chia sẻ có tiềm năng lớn để phát triển tại Việt Nam. Theo khảo sát này, 75% ngƣời Việt Nam cho biết, họ thích ý tƣởng về mô hình kinh doanh này, (Số liệu này là 85% tại Philippines, 84% tại Thái Lan, 74% tại Malaysia, 67% tại Singapore), cao hơn 9% so với con số trung bình toàn cầu là 66%; 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ (Đồ điện tử là thứ đƣợc ngƣời dùng Việt Nam ƣa thích chia sẻ nhất. 42% nói họ sẽ cho thuê thiết bị điện tử để lấy tiền, sau đó là xe ôtô, xe máy, nhà ở ). Chỉ có 18% từ chối chia sẻ tài sản cá nhân của mình. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát của Facebook và Morning Consult cũng ghi nhận 77% doanh nghiệp nhỏ trên Facebook cho biết sử dụng 469
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ứng dụng nền tảng này để tăng doanh số bán hàng và khoảng 76% do- anh nghiệp nhỏ có thể tuyển dụng nhân viên thông qua ứng dụng Face- book. Hiện có khoảng 78 triệu ngƣời dùng Facebook trên thế giới có kết nối với doanh nghiệp Việt Nam. Theo nghiên cứu của Nielsen (2014) cho thấy Việt Nam là một trong những nƣớc có tỷ lệ ngƣời sử dụng dịch vụ chia sẻ cao nhất (76%). Hình 3 cho thấy Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về tỷ lệ ngƣời dân sử dụng dịch vụ kinh tế chia sẻ chỉ sau Ai cập (77%), Ấn Độ (78%), Hồng Kong, Brazil (78%), Mexico, Bulgaria (79%), Thái Lan (84%), Phili- pin (85%), Slovenia (86%), Inđônêxia (87%) và Trung Quốc (94%). Số liệu này cho biết rằng doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng đang rất ―cởi mở‖ trong việc sử dụng kinh tế chia sẻ. Hình 3. Các nƣớc có tỷ lệ ngƣời dân sử dụng dịch vụ kinh tế chia sẻ cao nhất thế giới 100% 50% 0% Tỷ lệ người sử dụng kinh tế chia sẻ Nguồn: Nielsen (2014) Ban đầu khi tiếp cận với nền kinh tế chia sẻ, ngƣời dân Việt Nam còn dè dặt vì sợ chất lƣợng dịch vụ không đảm bảo, sợ mất tài sản Đây là biển hiện thƣờng thấy đối với bất cứ cộng đồng nào khi tiếp xúc với mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, theo thời gian, ngƣời Việt Nam đã dần chấp nhận và đánh giá cao chất lƣợng dịch vụ của nhiều nhà cung cấp dịch vụ kinh tế chia sẻ. 470
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3. CƠ HỘI ỨNG DỤNG KINH TẾ CHIA SẺ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Đề án thúc đẩy mô hình Kinh tế chia sẻ đƣợc thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt ngày 12/8/2019 với mục tiêu đảm bảo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống. Động thái này cho thấy một chuyển biến trong nhận thức và hành động của Chính phủ trong việc công nhận hình thức kinh doanh mới trên cơ sở tận dụng các nguồn lực, tài nguyên còn dƣ thừa trong xã hội nhằm tối ƣu hóa tài nguyên cũng nhƣ các hoạt động kinh tế dựa trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự phát triển của mạng Internet. Quan điểm nhất quán là không cần thiết phải có các chính sách riêng biệt cho hình thức kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ do kinh tế chia sẻ không phải là một bộ phận tách rời hoặc một thành phần kinh tế riêng trong nền kinh tế. Kinh tế chia sẻ là thách thức hay vận hội tùy thuộc vào tƣ duy quản lý nhà nƣớc, nhận thức của các nhà cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch vụ. Diện mạo mới này sẽ mở ra cơ hội cho nền kinh tế phát triển nếu quản lý nhà nƣớc theo kịp nó. Bài học từ quốc gia láng giềng Trung Quốc, nơi có 600 triệu ngƣời tham gia nền kinh tế chia sẻ với giá trị giao dịch lên đến hàng trăm tỷ USD trong năm 2016 (Shuai Yang, 2016) cũng chỉ ra rằng, không nên ngƣợc đãi với mô hình kinh tế chia sẻ. Cụ thể, Chính phủ nƣớc này không những không cấm, mà đã tận dụng cơ hội để biến nền kinh tế chia sẻ thành đòn bẩy mới cho nền kinh tế trong nƣớc, khi là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành luật liên quan đến kinh tế chia sẻ, thúc đẩy xây dựng Trung Quốc kỹ thuật số, trong đó ủng hộ sự sáng tạo dựa trên Internet. Cơ hội đang rộng mở với các doanh nghiệp sẵn sàng đổi mới, sáng tạo, đón đầu của Việt Nam bởi lẽ: Thứ nhất, kinh tế chia sẻ còn khá mới, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Vì vậy, sẽ là cơ hội cho các start-up của Việt Nam và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thay đổi cách thức kinh doanh trên thị trƣờng. Thứ hai, mỗi thị trƣờng về cơ 471
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 bản sẽ có đặc thù nên cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và ứng dụng kinh tế chia sẻ ở thị trƣờng Việt Nam. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp trẻ Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội lập nghiệp và rất nhiệt huyết tìm kiếm ý tƣởng mới trong kinh doanh thông qua các nền tảng công nghệ, giúp giải quyết các vấn đề mà cách kinh doanh truyền thống chƣa giải quyết đƣợc nhƣ gia tăng quyền hạn cho các doanh nghiệp nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh, thay đổi cách thức marketing, mua bán sản phẩm, tạo ra luồng thông tin ngày càng công khai, minh bạch giữa ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất Không phủ nhận rằng, bên cạnh những ƣu điểm, mô hình chia sẻ cũng bộc lộ một số hạn chế về hài hòa lợi ích các bên, thiếu các chế tài về bảo hiểm, vấn đề trốn thuế, đạo đức kinh doanh và quản lý chất lƣợng các dịch vụ chia sẻ. Tuy vậy, dƣới góc độ quản lý, phải khai thác triệt để giao dịch này vì đây là cách thức giao dịch có thể kiểm soát đƣợc và khá minh bạch, mô hình này chắc chắn vẫn sẽ có tác động mạnh tới tƣơng lai của nền kinh tế và việc khắc phục hạn chế cần phải: Về phía chính phủ: Thứ nhất, xây dựng một hành lang pháp lý, cơ chế vận hành chặt chẽ, linh hoạt cho phát triển kinh tế chia sẻ. Đề án thúc đẩy mô hình Kinh tế chia sẻ đã huy động toàn xã hộigiao rõ trách nhiệm cho các Bộ, ban, ngành các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng thực hiện các quyết định của Thủ tƣớng chính phủ, bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối điều phối theo dõi và phối hợp giữa các bộ, ngành; Bộ Tài chính đảm nhiệm việc xây dựng hành lang pháp lý cho thuế; Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện kinh doanh với loại hình dịch vụ kinh tế chia sẻ.; Bộ Công Thƣơng xây dựng chính sách phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững; Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu các nội dung liên quan đến dịch vụ công nghệ thông tin xuyên biên giới; Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xây dựng quy định các giao dịch thanh toán xuyên biên giới thông qua cổng thanh toán do Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép; Bộ Văn 472
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu pháp luật liên quan về dịch vụ chia sẻ phòng ở, mô hình kết hợp căn hộ - khách sạn; Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát hệ thống luật pháp và các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nƣớc về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội nghiên cứu về việc làm, thu nhập, an sinh xã hội (bao gồm cả bảo hiểm xã hội), quan hệ lao động, địa vị pháp lý của các bên và đề xuất các giải pháp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động tham gia mô hình kinh tê chia sẻ; Bộ Xây dựng nghiên cứu, rà soát pháp luật liên quan về mô hình kết hợp văn phòng - khách sạn; Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng nghiên cứu đề xuất các quy định, xác định rõ trách nhiệm của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ trong việc thực hiện các yêu cầu về sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ ngành và địa phƣơng đảm bảo an ninh, trật tự và bảo mật thông tin trong thực hiện kinh tế chia sẻ đảm bảo bình đẳng và khuyến khích đổi mới sáng tạo; Bộ Tƣ pháp phối hợp với các bộ, ngành làm rõ bản chất hoạt động kinh tế chia sẻ thuộc về lĩnh vực dân sự và/hoặc lĩnh vực chuyên ngành; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế chia sẻ; Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng chính sách thúc đẩy các mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (nhƣ thƣ viện điện tử dùng chung, nguồn học liệu mở, đào tạo từ xa qua mạng ); Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng chính sách thúc đẩy các mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực y tế (nhƣ sử dụng chung các trang thiết bị y tế, chẩn đoán từ xa ); Viện Hàn lâm khoa học xã hội nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình kinh tế chia sẻ; Các bộ, ngành khác rà soát trong chức năng quản lý nhà nƣớc của bộ, ngành để xác định các vấn đề liên quan đến kinh tế chia sẻ, xây dựng đề án, quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh tế chia sẻ và đề xuất chính sách sửa đổi, bổ sung phù hợp; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát các hoạt động theo 473
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 mô hình kinh tế chia sẻ trên địa bàn, thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý đã đƣợc quy định. Hệ thống pháp luật sẽ giúp điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ, vừa đảm bảo môi trƣờng thuận lợi cho nó phát triển, vừa tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa nền kinh tế này với mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống, giúp Chính phủ Việt Nam kiểm soát đƣợc khoản thuế từ các công ty cung ứng dịch vụ và ―ngƣời chia sẻ tài sản‖ – đây đƣợc coi là nguồn thuế lớn mà nhiều quốc gia đã không thể kiểm soát đƣợc. Thứ hai, tận dụng các thành tựu khoa học của cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế chia sẻ. Một là, cần tập trung đầu tƣ phát triển mạng lƣới internet để tạo nền tảng tốt cho sự phát triển và thành công của kinh doanh chia sẻ. Hai là, nâng cấp đảm bảo tính bảo mật tài khoản thanh toán trực tuyến, cả về số lƣợng và chất lƣợng, bởi, đặc thù cơ bản của kinh doanh chia sẻ chính là các giao dịch thông qua mạng lƣới trực tuyến. Ba là, quy định rõ ràng về bảo mật thông tin, đây sẽ là nền tảng cơ sở để thiết lập Dữ liệu lớn phục vụ cho kinh tế chia sẻ. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại cơ hội rất lớn cho Việt Nam đƣợc tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, giúp Việt Nam bắt kịp nhanh chóng với thế giới. Thứ ba, lấy các doanh nghiệp, các start-up làm nòng cốt để phát triển các ứng dụng kinh tế chia sẻ. Cần phải khuyến khích, tạo điều kiệnn bằng các ―sân chơi‖ chuyên nghiệp để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn đầu tƣ, cơ hội quảng bá ý tƣởng sáng tạo và mua bán các ý tƣởng sáng tạo này. Về phía doanh nghiệp: Thứ nhất, đối với các chủ thể muốn khởi nghiệp với mô hình kinh tế chia sẻ, cần có những bƣớc chuẩn bị về nguồn cung, đào tạo nhân lực và xây dựng niềm tin để tạo dựng thƣơng hiệu. Trong đó, việc đào tạo nhân lực đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định tới sự thành – bại của doanh nghiệp. 474
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Thứ hai, cần phải thay đổi về tƣ duy nhận thức về sự phát triển kinh tế chia sẻ. Coi mô hình kinh tế chia sẻ là sự phát triển tất yếu, xuất phát từ đòi hỏi khách quan của nền kinh tế khi giải quyết bài toán về hiệu quả, về sự lãng phí. Các dịch vụ kinh tế chia sẻ sẽ tạo nên sự cạnh tranh tốt cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Tóm lại, Kinh tế chia sẻ là xu hƣớng của thế giới dƣới tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam đang đứng trƣớc cơ hội ―đi tắt, đón đầu‖, bắt kịp với nền kinh tế thế giới, vì vậy, chính phủ và doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thích ứng và tận dụng những lợi ích mà kinh tế chia sẻ mang lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Belk, R. (2014). You are what you can access: Sharing and col- laborative consumption online. Journal of Business Research, 67(8), 1595–1600. 2. Bershidsky, L. (2016, January 4). Millennials Are Buying Cars After All. Bloomberg , p.1. Retrieved February 16, 2017, from: buying-cars-after-all 3. Busbud. (2012). Comparing Airbnb and Hotel Rates Around the Globe, 18–19. Retrieved February 16, 2017, from: 4. Nielsen (2013), The Nielsen Global Survey of Share Communi- ties, Báo cáo nghiên cứu ứng dụng kinh tế chia sẻ trên thế giới, Au- gust 14 and September 6, 2013. 5. Nielsel (2014), Is sharing a new buying?, Báo cáo kinh tế của Nielsen, tháng 5 năm 2014. 6. Nielsen (2014), Know your consumer grow your business: 2013 Pocket reference book: Vietnam, Báo cáo của Nielsen, năm 2013. 7. Quyết định 999/QĐ-TTg 2019 về Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ 475