Phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam thời 4.0 – điển hình ngành công nghệ thông tin

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 2450
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam thời 4.0 – điển hình ngành công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_cho_nganh_kinh_te_mui_nhon_cua_vie.pdf

Nội dung text: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam thời 4.0 – điển hình ngành công nghệ thông tin

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN CỦA VIỆT NAM THỜI 4.0 – ĐIỂN HÌNH NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ThS. Nguyễn Thị Lệ Đại học Thương mại TÓM TẮT Nguồn nhân lực luôn được coi là trái tim cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển nguồn nhân lực càng trở lên quan trọng để các doanh nghiệp có thể ứng dụng tốt công nghệ cho sự phát triển các lĩnh vực kinh doanh của mình. Công nghệ thông tin là một ngành có vai trò quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt trong bối cánh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ có sự phát triển và được ứng dụng rất rộng rãi vào các lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để đưa ngành công nghệ thông tin phát triển đúng theo mục tiêu phát triển ngành này được chính phủ phê duyệt theo quyết định số 392/QĐ-TTg. Từ khóa: nguồn nhân lực, ngành công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0 ABSTRACT Human resources are always considered the heart for the development of businesses in particular and the whole economy in general. In the context of the industrial revolution 4.0, the development of human resources has become more and more important for businesses to apply technology well for the development of their business fields. Information technology is an important industry for Vietnam in the period of industrialization and modernization. Especially in the context of the industrial revolution 4.0, technology has developed and applied widely in the fields of the economy. Therefore, the development of information technology human resources in Vietnam in the current period is necessary to bring the information technology industry to develop in accordance with the development objectives of this industry approved by the government No. 392 / QD-TTg. 1. Lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin 1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực công nghệ thông tin Theo Liên Hợp quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” (TLTK 7, tr2). Theo thuyết lao động xã hội: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động hoặc hẹp hơn là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động” (TLTK 10, tr 7-8). Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”. (TLTK 6, tr12). Theo GS. TS Bùi Văn Nhơn: “Nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp là số người trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương”. (TLTK 8,tr72). Các khái niệm trên đều đề cập tới người lao động về số lượng và chất lượng của người lao động. Họ co khả năng tạo 218
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ra được những sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Và có thể hiểu nguồn nhân lưc tại các doanh nghiệp là toàn bộ người lao động làm việc trong tổ chức đó theo một cơ cấu xác định, với khả năng lao động và tiềm năng sáng tạo vô hạn, được tổ chức quản lý và phát triển nhằm thúc đẩy vai trò nguồn lực hạt nhân trong quá trình thực thi sử dụng mạng của tổ chức. Công nghệ thông tin (CNTT) là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin gồm tri thức, sự kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh. Vì vậy, CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, của con người. CNTT và truyền thông (ICT) bao gồm 4 trụ cột cấu thành: ứng dụng ICT, nguồn nhân lực ICT, công nghiệp ICT và cơ sở hạ tầng ICT. Lĩnh vực ứng dụng ICT gồm: kinh tế, xã hội, quản lý và những kết quả ứng dụng như : chính phủ điện tử , giáo dục điện tử, truyền thông và giải trí điện tử Công nghiệp ICT gồm Công nghiệp phần mềm (CNPM), Công nghiệp phần cứng(CNPC), Công nghiệp điện tử cùng các nhân tố hỗ trợ như trí thức, thông tin, dữ liệu . CNPC bao gồm: máy tính, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. CNPM là một ngành kinh tế nhằm nghiên cứu, xây dựng phát triển , sản xuất và phân phối các sản phẩm phần mềm, cung cấp các dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tư vấn các giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì cho người tiêu dùng Nguồn nhân lực ICT gồm : người lãnh đạo, người sử dụng, Doanh nghiệp và chuyên gia. Cơ sở hạ tầng ICT gồm: điện thoại di động, cố định, internet, băng thông, cước. Bốn thành phần này có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ tạo nên sức mạnh ICT, được thúc đẩy và phát triển bởi 3 chủ thể là người sử dụng, Doanh nghiệp và Chính phủ. 1.2. Lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ thông Phát triển nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa hẹp là việc gia tăng quy mô nguồn nhân lực. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, năng suất lao động tăng cao hơn. Tổ chức lao động quốc tế đã đưa ra: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là chiếm lĩnh ngành nghề hay vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân” [TLTK8, tr.3]. Theo Theo Susan D.Strayer trong sách “Cẩm nang quản lý nhân sự” (2010) thì công việc nhân sự bao gồm hai bộ phận: “Quản lý nhân sự” và “Phát triển nhân sự” [TLTK11, tr.53]. Điều đó phản ánh vai trò của phát triển nguồn lực con người đang trở lên quan trọng hơn. Theo những xu hướng mới, “Quản trị nhân lực” sẽ dần chuyển hoá thành “Quản trị tài năng”, trong khi, “Phát triển nhân lực” dần chuyển hoá thành “Phát triển tài năng”, để tương thích với nền kinh tế tri thức trong kỷ nguyên mới. Rõ ràng, tư duy về phát triển nguồn nhân lực đang có sự thay đổi rất mạnh mẽ. Đặc biệt với ngành công nghệ thông tin việc phát triển đội ngũ nhân lực càng trở nên cấp thiết. Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp công nghệ thông tin là tổng thể các nỗ lực nhằm nâng cao vai trò của nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chú trọng tầm nhìn dài hạn, nhờ đó gia tăng các giá trị bền vững cho cả ngân hàng, người lao động và xã hội. 2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu Về nguồn dữ liệu, tác giả thu nhập nguồn dữ liệu từ những địa chỉ tin cậy, những thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp. Các số liệu trong bài viết được tổng hợp từ Sách Trắng công nghệ thông tin. Qua đó, tác giả có bức tranh toàn cảnh về ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn mà bài viết phân tích. 219
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Về phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên những số liệu dã có, tác giả đi vào việc khái quát thực trạng ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, phân tích thực trạng của nhân lực ngành công nghệ và đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển ngành này trong thời gian tới. 3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam 3.1. Tình hình phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam Trong những năm gần đây, ngành này đã thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà với sự đóng góp ấn tượng về tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện ở công nghiệp phần cứng điện tử, công nghiệp phần mềm và nội dung số đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân gần 30%/năm. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế 4.0, việc phát triển ngành này càng trở nên cấp thiết khi mà thủ tướng chính phủ đã ra quyết định phê duyệt phát triển ngành công nghệ thông tin đến năm 2020 tầm nhìn năm 2025. Tuy nhiên, nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam chưa đạt được trình độ chuẩn như mong muốn. Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế Thế giới mới đây công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cánh mạng 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao và xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines. Dẫn lời của tác giả Ngọc Bích (TTXVN): “Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, công nghệ thông tin chính là "chìa khóa" của sự thay đổi, là đòn bẩy giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực.”. Những năm gần đây, với việc mong muốn xây dựng chính phủ điện tử cũng như đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu của doanh nghiệp và người dân nên hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã có những đầu tư khá lớn. Việt Nam là một quốc gia có hạ tầng CNTT và viễn thông tiên tiến. Năm 2016, cả nước đạt số thuê bao di động/100 dân là 139,2/100 dân mà số thuê bao cố định chỉ đạt 6,04/100 dân và có xu hướng ngày càng đi xuống. Xu thế này cũng hợp với xu hướng chung của thế giới trước những giá trị sử dụng to lớn mà điện thoại di động mang lại cho cuộc sống hàng ngày nhờ những nội dung phong phú và tương tác trực tiếp mọi nơi, mọi lúc. Số lượng người sử dụng internet trên thị trường băng rộng cố định tăng nhanh làm nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm ngành công nghệ thông tin. Theo thống kê của bộ thông tin và truyền thông số người sử dụng internet đã tăng đến 50,23 triệu người trong năm 2016. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây. Đến năm 2017, số doanh nghiệp phần cứng, điện tử đăng ký hoạt động là trên 3.404 doanh nghiệp, doanh nghiệp phần mềm là trên 7.433 doanh nghiệp và doanh nghiệp nội dung số là 2.700 doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập lớn như vậy cho thấy thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam là rất tiềm năng. Doanh thu mà ngành công nghiệp công nghệ thông tin đem lại lên tới trên 67.693 triệu USD trong năm 2017. Ngành công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở phục vụ nhu cầu trong nước mà đa tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài với kim ngạch đạt 6.789 triệu USD và ngành này đã đóng góp cho ngân sách khoảng 93 nghìn tỷ đồng năm 2016. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước giúp cho việc giảm thiểu các thủ tục hành chính cũng như các chi phí phát sinh. Tính đến năm 2016, tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ công chức thuộc cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ là 87,94% và ở các ủy ban nhân dan tỉnh, tình phố trực thuộc trung ương là 95,26%.Tỷ lệ máy tính kết nối internet là trên 94%. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông đến năm 2016, 100% các cơ quan nhà nước đã có trang/cổng thông tin điện tử, có đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, có mạng nội bộ. Các dịch vụ công trực tuyến đã được nghiên cứu và triển khai như: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, kê khai hóa đơn thuế qua mạng, đấu thầu qua mạng, đăng ký kinh doanh qua mạng, đăng ký giao dịch đảm bảo, cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2017, chỉ có 45% các doanh nghiệp có website, 99,64% doanh nghiệp đã kê khai thuế điện tử (694.000 doanh nghiệp) và 95,31% doanh nghiệp làm thủ tục hải quan điện tử. 220
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Ngành công nghệ thông tin phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của sở hữu trí tuệ và sự sáng tạo, cả hia điều này đều khó để định giá và trao đổi trên thị trường tài chính. Trong đó nội dung thông tin và phương thức thể hiện đóng vai trò quyết định, hạ tầng công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng với sự phát triển nhất là hạ tầng băng thông rộng. Khi hội nhập và trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, internet sẽ không còn giới hạn nào và sự lấn sân của các nhà cung cấp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Do đó, rất cần có sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bản quyền sở hữu trí tuệ. 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam Theo số liệu thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông (2017), tính đến năm 2016, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đã thu hút được trên 780 nghìn người lao động trong đó: 568 nghìn người lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử; 97 nghìn người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm; 47 nghìn người làm trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số và 68 nghìn người làm trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin (trừ bán buôn và phân phối). Và mức lương của người lao động trong ngành công nghệ thông tin ở mức khá cao so với mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu thống kê năm 2017, thu nhập bình quân 1 lao động trong lĩnh vực phần cứng, điện tử là 3.866 USD/người/năm, lĩnh vực phần mềm là 6.849 USD/người/năm; lĩnh vực nội dung số là 6.189 USD/người/năm; lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin là 5.609 USD/người/năm. Với mức lương khá cao như vậy, ngành công nghệ thông tin vẫn giữ vai trò là ngành “hot” trong việc thu hút lực lượng lao động tham gia vào như: Lập trình ứng dụng điện thoại, quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ sư phần mềm, thiết kê game video, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính, phát triển và thiết kế website, thông tin y tế kỹ thuật, quản lý công nghệ. Nhân lực cho ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 4.0 ở nước ta là vẫn đề rất cần sự quan tâm vì hiện nay nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong ngành này là rất lớn và cấp bách, vượt qua khả năng đáp ứng của ngành đào tạo nhân lực. Trong báo cáo của Measureing the Informaton Society 2014 của ITU, chỉ số kỹ năng CNTT – TT của VN năm 2011 đứng ở vị trí 108/152 và năm 2012 là 99/152 nhưng 2013 lại là 101/152. Điều này cho thấy mặc dù kỹ năng công nghệ thông tin ở Việt Nam có tăng theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhưng việc chạy đua trong cuộc cách mạng 4.0 của nhân lực Việt Nam so với nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn những hạn chế. Theo phát biểu của ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (14/11/2018): “Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế Thế giới mới đây công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cánh mạng 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. So sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines.” Hiện nay, khoảng cách giữa nội dung đà tạo và yêu cầu của nhà tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn khá lớn. Theo con số thống kê tháng 12/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có 277 trường đại học, học viện và cao đẳng đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin. Và hiện nay, các trường đại học chưa có nhiều khoa học, môn học chuyên sâu về công nghệ nội dung số. Theo thông tin từ Văn phòng hỗ trợ du học Viet Future: “Dự báo đến năm 2020, nếu vẫn giữ tốc độ phát triển như hiện nay, VN sẽ thiếu 400.000 nhân sự ngành CNTT, tức là mỗi năm các công ty thiếu 80.000 nhân sự. Trong khi đó, mỗi năm nước ta chỉ có khoảng 32.000 SV ngành CNTT tốt nghiệp. Nhưng trong số đó, lại có rất ít sinh viên đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp.” Sinh viên ngành công nghệ thông tin nói riêng và khối kỹ thuật nói chung có nhược điểm là thiếu nghiêm trọng kiến thức xã hội về môi trường công nghiệp. Do vậy, ngay cả khi đã được tuyển dụng, sinh viên mới ra trường gần như không có hiểu biết về cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu ra quyết định của doanh nghiệp và do đó không hiểu được lộ trình nghề nghiệp của bản thân và không khớp được lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp. Hơn nữa, trình độ ngoại ngữ của người lao động là một trở lực khá lớn cho việc tham gia vào làm việc tại các doanh nghiệp IT lớn, có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. 221
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bên cạnh đó, mặt bằng chung chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học công nghệ mới chỉ đáp ứng được yêu cầu nhỏ của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ thông tin. Phần lớn, các doanh nghiệp này khi sử dụng lao động mới ra trường đều cần một khoảng thời gian nhất định để đào tạo, huấn luyện thêm kỹ năng làm việc cũng như trình độ chuyên môn. Hơn thế nữa, ý thức, thái độ và trách nhiệm của nhân lực trong ngành này cũng không ổn định, tính chất công việc có nhiều biến đổi làm cho người lao động có tâm lý nhảy việc. Theo điều tra của Viện nghiên cứu quốc tế Stanford, người ta chỉ cần 25% kiến thức chuyên môn, còn lại là 75% kỹ năng mềm để đạt được thành công trong công việc. Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông (đặc biệt là nội dung số), người lao động cần phải am hiểu về tâm lý người dùng, tư duy sáng tạo, truyền thông thương hiệu, Nhưng những kiến thức này hầu hết các trường kỹ thuật chưa cho sinh viên tiếp cận và trải nghiệm. Ở Việt Nam mô hình kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục và đào tạo nhân lực đã được triển khai. Nhưng trong ngành công nghệ thông tin hoạt động này vẫn chưa được triên khai một cách mạnh mẽ. Hoạt động liên kết mới chỉ dừng lại ở một số trường, một số cơ sở đào tạo. Thậm chí, nước ta cũng đa có sự đẩy mạnh kết hợp giữa các trường với các dự án quốc tế trong việc phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam: “Từ ngày 24/3 đến 02/4/2017, PGS. TS. Huỳnh Công Pháp, Trưởng khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng (SICT) kiêm Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ thông tin – Đại học Đà Nẵng (CIT) cùng đoàn công tác của Đại học Đà Nẵng (PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng, TS. Lê Thị Mỹ Hạnh, ThS. Lê Hà Như Thảo) đã đến làm việc tại Trường đại học Turku-Phần Lan theo lời mời từ phía đối tác với nguồn tài trợ từ dự án quốc tế ICTentr (Supporting Entrepreneurial Development in the Field of IT in Vietnamese HEIs). Dự án quốc tế ICTentr được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu (European Commission) và được triển khai thực hiện bởi các đối tác thành viên gồm Đại học Đà Nẵng, Trường ĐH Turku (Phần Lan), Trường ĐH Léon (Tây Ban Nha), Trường ĐH Dublin (Ireland), Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM. Dự án ICTentr với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin cho các trường đối tác của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua hàng loạt các hoạt động khác nhau theo hướng gắn chặt hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, khởi nghiệp, đảm bảo chất lượng, sáng tạo, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học. Trong chuyến công tác này, ngoài các nội dung triển khai trong khuôn khổ dự án ICTentr, PGS. TS. Huỳnh Công Pháp và ThS. Lê Hà Như Thảo đã làm việc và trao đổi để xây dựng đề xuất cho các dự án hợp tác mới cùng phía Trường ĐH Phần Lan, trong đó trọng tâm đề xuất các dự án hợp tác nghiên cứu, dự án ứng dụng công nghệ mới trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy. Dự kiến trong thời gian đến các đề xuất dự án mới sẽ được nộp để nhận các nguồn tài trợ từ các nguồn quỹ tài tợ quốc tế hỗ trợ cho việc triển khai.” Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam: Ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đầu tư đào tạo nguồn nhân lực lên tới 5% quỹ lương, mức cao nhất họ dành cho đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin là 4,7% và đa số là 1,2 đến 3%. Trong khi đó, theo khảo sát và bình chọn Top 125 doanh nghiệp đã thực hiện đào tạo và đạt được hiệu quả đào tạo tốt nhất ở Mỹ (2014) là 5,84% quỹ lương. Theo hiệp hội đào tạo và phát triển của Mỹ các doanh nghiệp nên dành trung bình là 3- 5% quỹ lương cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp mình (www.trainingmag.com, số 1,2 năm 2014, 2015). Bên cạnh đó, việc xây dựng doanh nghiệp có một văn học học tập liên tục và tạo được động lực cho người lao động chủ động học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin, kiến thức để làm tốt công việc sẽ là cho kinh phí đầu tư cho đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp hiệu quả hơn. Các hình thức mà các doanh nghiệp thường áp dụng trong việc đào tạo công việc cho người lao động là: Đào tạo trong công việc (chỉ dẫn, luân chuyển, thuyên chuyển công việc, cố vấn, hỗ trợ); Đào tạo ngoài công việc (thuê giảng viên bên ngoài, giảng viên nội nội bộ qua những lớp kỹ năng, đào tạo trực tuyến qua hệ thống máy tính nối mạng tại doanh nghiệp; cử người lao động đi đào tạo ngắn hạn tại các tổ chức trong và ngoài nước). Tuy nhiên, hình thức đào tạo trực 222
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tuyến trong công việc đem lại hiệu quả cao trong công việc do tính chất sản phẩm và dịch vụ luôn thay đổi và rất khó tìm ra các khóa học đào tạo phù hợp. 4. Giải pháp phát triển nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ thông tin. Cần đưa và giới thiệu về ngành công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục ngay từ bậc Trung học. Như vậy học sinh có điều kiện tiếp cận và định hướng phát triển nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai. Các trường đại học, cao đẳng, cần nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo tốt hơn để có thể nâng cao cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cho người học. Cần cho sinh viên được trải nghiệm với những yếu tố liên quan đến lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng giúp cho sinh viên có được những ý tưởng mới cho phát triển những sản phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, nhà trường cũng cần bồi dưỡng cho sinh viên những lợi ích của sự tìm hiểu và định hướng cho công việc trong tương lai và gắn bó lâu dài với các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các chương trình đào tại các trường đại học và hệ thống các phòng thực hành là rất cần thiết đối với sinh viên ngành công nghệ thông tin. Phát triển bộ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp đối với nhân lực ngành công nghệ thông tin qua những tiêu chuẩn về kiến thức, năng lực, thái độ cho từng nhóm ngành thuộc ngành công nghệ thông tin. Có như vậy, các trường sẽ xây dựng được các tài liệu phù hợp phục vụ cho nguồn nhân lực muốn tham gia vào lĩnh vực công nghệ thông tin và chủ động học hỏi để gia nhập và phát triển được trong lĩnh vực mà mình đã lựa chọn. Thứ hai, tăng cường liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin để có thể tiết kiệm thời gian cho người học, đồng thời nâng cao năng lực thực tiễn cũng như thu nhập cho người học. Mục tiêu của việc tăng cường này sẽ giúp cho hoạt động giáo dục và đào tạo của các trường bám sát vào mục tiêu của xã hội và giúp cho thị trường lao động ngành công nghệ thông tin tránh được tình trạng “thừa mà lại thiếu”. Khi thực hiện việc liên kết với các doanh nghiệp, người học vừa có được những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm tại nơi làm việc do đó chất lượng của nguồn lực được nâng cao hơn. Đồng thời, người lao động có được nguồn thu nhập qua các công việc làm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp cho độ hấp dẫn của ngành công nghệ thông tin càng tăng hơn. Đây là lý do để ngành có thể đảm bảo được số lượng nguồn lao động trong tương lai. Khi cả số lượng và chất lượng nguồn lực đều được đảm bảo sẽ là tiền đề cho ngành công nghệ thông tin duy trì được vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay diễn ra như vũ bão. Thứ ba, tăng cường liên kết với các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo công nghệ thông tin. Qua các chương trình hợp tác này, đội ngũ giảng viên các trường đại học sẽ được nâng cao hơn về trình độ chuyên môn để truyền đạt lại cho người học. Thực tế với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, có rất nguồn dữ liệu, tài nguyên mở trên thế giới nhưng Việt Nam lại không thể khai thác hết. Do đó, với việc liên kết với các dự án, các giảng viên các trường đại học, cao đẳng, sẽ được tiếp cận và chuyển giao những kiến thức thực tiễn hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động giảng dạy tại trường. Đồng thời, qua các dự án này sẽ làm cho năng lực ngoại ngữ của giảng viên cũng như sinh viên các trường đào tạo công nghệ thông tin được nâng cao hơn. Qua đó, nhân lực nước ta có thể nghiên cứu tạo ra những sản phẩm không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước và còn là nhu cầu của người dân trên thế giới. Điều này, sẽ làm nâng cao chỉ số về ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ tư, nâng cao chất lượng nhân lực tại các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần luôn gắn đào tạo với chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình. Chiến lược kinh doanh sẽ định hướng cho vấn đề đào tạo vì hoạt động quản trị nguồn nhân lực bao gồm cả đào tạo đều nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực luôn gắn liền với các hoạt động quản trị nhân lực khác như tuyển dụng, đánh giá, lương thưởng, hệ thống thăng tiến, hệ thống quản trị nhân tài, của doanh nghiệp. Và để có được hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cao trong doanh nghiệp, họ cần có hệ thống tuyển dụng và đánh giá tốt. Doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức đào tạo chi phí ít như đào tạo nội bộ với nguồn giảng viên là những nhà quản lý có kinh nghiệm và 223
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng những nhân viên làm việc hiệu quả. Kết hợp với đào tạo trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc của nhân viên. Doanh nghiệp cần hướng tới đào tạo nguồn nhân lực về chất lượng chứ không phải là số lượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ thông tin gồm động lực học tập, năng lực bản thân, văn hóa học tập liên tục trong doanh nghiệp và sự hỗ trợ của người quản lý. Doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên mới ngay từ khi nhân sự bắt đầu làm việc với các chương trình đúng hướng và tăng cường sự kết nối. Nhà quản lý cần sử dụng những công cụ cả về tài chính (lương) và phi tài chính (thưởng) kịp thời để khuyên khích động lực học tập của nhân viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hình thành và phát triển văn hóa học tập trong doanh nghiệp và khuyến khích nhân viên chủ động học tập. Việc tìm hiểu về doanh nghiệp, về văn hóa, định hướng, mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ giúp cho nhân viên biết họ đang ở vị trí nào, đang đi đến đâu và cần làm gì. Qua đó, họ biết tự hào với sản phẩm, với doanh nghiệp mà mình đang cống hiến, biết yêu công việc và từ đó họ cố gắng, nỗ lực hết mình để phát triển bản thân. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin cần ứng dụng mô hình 10-20 – 70: 10% học tập theo chương trình mà doanh nghiệp tổ chức, 20% từ những người khác và 70% học tập từ những kinh nghiệp thực tế hay học trong công việc. Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp công nghệ thông tin bởi nó sẽ giúp nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bắt kịp được với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, nhu cầu của khách hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Thông tin và Truyền thông, “Hiện trạng và định hướng chính sách công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2013”. [2] Bộ Thông tin và Truyền Thông, 2017, “Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2017”, NXB Thông tin và Truyền thông. [3] Thủ tướng chính phủ, 2017, “Quyết định 392/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển ngành CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. [4] Bô Thông tin và Truyền thông, 2017, “Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2016”, Hội tin học Việt Nam [5] Văn phòng hỗ trợ du học Viet Future, “Công nghệ thông tin (CNTT): Mãnh đất màu mỡ, nhưng không phải ai cũng là nông dân”, cập nhật 20/2/2019, manh-dat-mau-mo-nhung-khong-phai-ai-cung-3429 [6] Trần Xuân Cầu (2014), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [7] Tạ Ngọc Hải, Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực [8] Bùi Văn Nhơn (2006), Giáo trình Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư Pháp, Hà Nội [9] Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. [10] Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình nguồn nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội [11] Susan D.Strayer (2010), Cẩm nang Quản trị Nhân sự, NXB Lao động, Hà Nội. 224