Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phat_trien_thi_truong_bao_hiem_viet_nam_trong_tien_trinh_hoi.pdf
Nội dung text: Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
- PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ DEVELOPING VIETNAM INSURANCE MARKET IN INTERNATIONAL INTEGRATION PROGRESSION ThS. Nguyễn Tiến Hùng Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Tóm tắt Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có hơn 20 năm hình thành, phát triển, hội nhập hiện đang bước qua một giai đoạn mới với mức độ cam kết tự do hóa rộng và sâu hơn khi Việt Nam tham gia vào các hiệp ước tự do thương mại đa phương (Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương(TPP), .). Các hiệp định tự do thương mại với việc thúc đẩy hình thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư tăng trưởng mạnh sẽ tạo cơ hội cho thị trường bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên, cũng sẽ có không ít những thách thức. Bài viết nhắm đến mục tiêu nhận diện quá trình phát triển thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từ đó, nhận diện các bất cập và khuyến nghị các giải pháp nhằm vượt qua bất cập, thách thức. Từ khóa: Hội nhập, Toàn cầu hóa, Tự do hóa, Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Thị trường bảo hiểm. Abstract Vietnam’s insurance market has more than 20 years of development, integration is now entering a new phase with the level of commitment to liberalization when Vietnam deeply engages in multilateral trade liberalization agreements (The Asean Economic Community - AEC, Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP, ). FTAs will promote the market and form joint production facility that encourages business investment and strong growth will provide opportunities for developing the insurance market. However, there will be not a few challenges. The paper aims to recognizethe development of Vietnam’s market in the context of the intergration, thereby, identifying gaps and proposing solutions to overcome these shortcomings and challenges. Keywords: Integration, Globalization,Liberalization, ASEAN Economic Community,Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, Insurance Business Activities, Insurance Market. Giới thiệu / introduction Năm 2016, hàng loạt các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới đi vào giai đoạn hoàn tất đàm phán mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Trong các hiệp định đó, ngoài nội dung về lộ trình cắt giảm thuế quan thì một trong những nội dung hết sức quan trọng là các cam kết liên quan đến đầu tư, dịch vụ tài chính mà trong đó là hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến dịch vụ xuyên biên giới, hiện diện 478
- thương mại, tiêu dùng lãnh thổ, tự do dịch chuyển lao động chuyên ngành, đã được các bên đưa ra thảo luận và đưa vào các quy định (hoặc phụ lục bảo lưu không tương thích). Điều đó cho thấy việc nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Cơ sở lý thuyết và khung nghiên cứu / theoretical basis andanalysis framework Lý thuyết về hội nhập kinh tế (Viner, 1950) xem xét việc các nước thành viên khi tham gia vào một liên minh kinh tế thì sẽ có lợi hay bị thiệt hại cũng như có chăng sự hội tụ về thu nhập bình quân đầu người. Theo Venables (2003), các thỏa thuận hội nhập kinh tế khu vực tùy vào mức độ phát triển của khu vực cũng như các nước thành viên mà kết quả sẽ khác nhau thông qua lợi thế so sánh. Nhiều mô hình hội nhập trong quá khứ như khu vực kinh tế chung Tây Phi, Mỹ La tinh, Trung Mỹ, châu Âu, Đông Á, hay gần đây là Đông Nam Á có những thành công và thất bại. Luận điểm của Venables là những nước có lợi thế so sánh trung bình khi hội nhập sẽ hiệu quả những nước quá chênh lệnh.Nếu là khu vực đã phát triển thì mang lại hiệu quả nhưng nếu là khu vực kém phát triển thì sẽ phản tác dụng. Đó chính là điều cần cẩn trọng với hội nhập theo trục "Nam-Nam" khi mà nước giàu hơn sẽ chiếm thị phần sản xuất với chi phí của nước nghèo hơn. Tuy nhiên, những nước có thu nhập thấp hơn sẽ hưởng lợi nhiều hơn trong việc hội nhập. Trong một nghiên cứu khác về tác động của hội nhập, Stiglitz (2010) cho rằng hội nhập tài chính hoàn toàn là không tối ưu. Hội nhập về kinh tế cũng được nhìn dưới góc độ tác động đến tiêu thụ nội địa cũng như dao động tăng trưởng GDP (Imbs, 2006). Một nhánh nghiên cứu về hội nhập hướng đến so sánh mô hình của EU và những gợi ý cũng như bài học cho khu vực Đông Á (ADB 2013, Kawai 2005, Ahmed et al. 2009, Kim 2014, Volz 2013, Pasadilla 2008). Dựa trên mô hình lý thuyết "neofunctionalism" và "liberal intergovernmentalism", Kim (2014) hoài nghi về mô hình châu Âu cho Đông Á, tuy nhiên không vì thế mà không phát huy những lợi ích của hội nhập kinh tế, nhất là vấn đề ngoại thương, đầu tư trực tiếp, luân chuyển dòng vốn, cũng như lợi ích từ việc đa dạng hóa rủi ro.Ngay cả mô hình EU sau một thời gian được cổ xúy cũng phải chịu nhiều chỉ trích với cuộc khủng hoảng châu Âu. Volz (2013) chỉ ra một số vấn đề của EU như thống nhất tiền tệ nhưng không thống nhất về trình độ phát triển của thị trường cũng như hợp tác vĩ mô giữa các quốc gia thành viên. Khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng không vì thế bỏ qua sự hội nhập về kinh tế tài chính khu vực mà cần có mô hình riêng cho mình. Các nghiên cứu trên thế giới về hội nhập nói chung cho thấy một bức tranh toàn cảnh nhưng thiếu sự đánh giá riêng cho từng quốc gia và từng nganh,̀ trong đó có ngành bảo hiểm thương mại - một ngành có sự hội nhập mạnh mẽ trong ba thập kỷ qua của Việt Nam. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, có nhiều hội thảo khoa học được tổ chức, công bố nhiều nghiên cứu về tác động của hội nhập quốc tế. Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu đa phần đề cập đến tác động của hội nhập ở phạm vi rộng đến phát triển kinh tế, các ngành kinh tế lớn, đến thị trường lao động,thị trường dịch vụ tài chính nói chung, ở đó, thị 479
- trường bảo hiểm được coi là một lĩnh vực hẹp. Việc nghiên cứu sâu về lĩnh vực bảo hiểm thương mại thường là nội dung chương trình làm việc của cơ quan quản lý nhà nước và nghề nghiệp về bảo hiểm (Cục Quản lý, Giám sát Bảo Hiểm, Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam) và một số trường đại học có đào tạo chuyên ngành bảo hiểmchủ yếu hướng vào mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của người tổ chức,vẫn còn thiếu những nghiên cứu mang tính toàn diện về tác động của hội nhập đến thị bảo hiểm thương mại - một lĩnh vực đang dần chứng tỏ có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: Hội thảo “Công tác đào tạo chuẩn hóa cán bộ thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức kết hợp Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức (10/2014); Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020” do Cục Quản Lý Giám Sát Bảo Hiểm - Bộ Tài chính tổ chức (11/2015); Hội thảo "Gia nhập AEC, TPP: Cơ hội và thách thức cho thị trường bảo hiểm Việt Nam” do Trường Đại học Kinh tế TP. HCM tổ chức (05/2016). Trong phạm vi bài viết này, tác giả tiến hành: Hệ thống hóa những công bố nghiên cứu về hội nhập và ảnh hưởng của xu thế hội nhập đến thị trường dịch vụ nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng, đặc biệt là những nghiên cứu thực chứng gắn với thực tiễn hoạt động của các nước khu vực Đông Nam Á, Châu Á như: Vandermerwe, S., & Chadwick, M.,1989; Wilkins, M. ,2009; P. F. Chen, Lee, & Lee, 2012; Chen, S. S., Cheng, S. C., Pan, G., & Wu, T. P. ,2013; Sadhak, H.,2005, Phân tích tác động của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đến thị trường bảo hiểm Việt Nam thông qua việc phân tíchcać cam kết của các FTAs; Mô tả và đánh giá quá trình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế; Trên cơ sở đó, thảo luận những vấn đề bất cập của thị trường và khuyến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. THẢO LUẬN KẾT QUẢ&KHUYẾN NGHỊ/RESULTS, DISCUSSION AND POLICY IMPLICATION 1. Thị trường bảo hiểm trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 1.1. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thị trường bảo hiểm Chúng ta nhận thấy rằng Việt Nam cũng như các thành viên TPP đã tham gia vào rất nhiều các thỏa thuận kinh tế, thương mại khu vực trước đó. Ví dụ như các nước TPP đều là thành viên cả WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và Việt Nam là nước mới nhất ra nhập vào năm 2007. Ngoài ra, các nước thành viên TPP còn tham gia vào APEC (Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương), ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) và rất nhiều thỏa thuận tự do thương mại (FTA) khác.Với xu hướng toàn cầu hóa, nền kinh tế dần được hợp nhất bởi các dòng thương mại, hoạt động sản xuất xuyên quốc gia, đầu tư tài chính, 480
- kéo theo sự chuyển dịch của nguồn vốn, công nghệ, lao động, hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn quốc tế(Sadhak, 2005). Nó cũng chính là sự tăng cường các mối quan hệ xã hội một cách rộng khắp, tạo mối liên kết với các vùng địa phương theo cách mà các sự việc, hiện tượng xảy ra tại thị trường này được định hình bởi các sự kiện, hiện tượng xảy ra tại vùng miền khác hoặc ngược lại(Archibugi & Iammarino, 2002). Ngành bảo hiểm là một phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia và là một trong những trụ cột chính của thị trường tài chính. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu (P. F. Chen, Lee, & Lee, 2012) như góp phần ổn định kinh tế, bảo vệ các loại tài sản, tính mạng con người và là một kênh đầu tư hiệu quả. Giống như các lĩnh vực dịch vụ, hoạt động của bảo hiểm không nằm ngoài xu hướng toàn cầu hóa. Nghiên cứu về lịch sử hoạt động của các doanh nghiệp đa quốc gia trong bảo hiểm từ thế kỷ 19 cho đến thời điểm hiện tại, Wilkins (2009)nhận định từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ 1, các doanh nghiệp bảo hiểm đa quốc gia từ Anh, châu Âu, Mỹ và Canada đều thiết lập hoạt động kinh doanh của mình trên toàn thế giới và có được nguồn doanh thu khổng lồ từ thị trường các nước. Ngoài ra, phân tích kết quả 8 nước Đông Á trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2008, S. S. Chen, Cheng, Pan, and Wu (2013) khẳng định mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa hoạt động toàn cầu hóa với các hoạt động của bảo hiểm tại các nước Thái Lan, Malaysia, Philippines - những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam. Sự hội nhập của Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới mà gần đây nhất là tham gia vào các FTAs thế hệ mới như: Việt Nam - Liên minh Châu Âu - EVFTA (2015), Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP, Cộng đồng Kinh tế Asean - AEC (2015), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP. Đó chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, mà trong đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam chắc chắn sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ. ASEAN VN - WTO FTAs HOA KỲ Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1 - Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Xu hướng toàn cầu hóa thị trường bảo hiểm Việt Nam khiến mức độ cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp ở các thị trường (trong khu vực Asean và thế giới) sau khi khai thác thị trường quốc gia đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường sang các nước mới nổi khác, đặc biệt là thị trường còn rất mới như Việt Nam. Bên cạnh đó, 481
- công nghệ mới giúp doanh nghiệp có thể bán sản phẩm tại bất kỳ thời điểm nào ở bất kỳ vị trí nào khi điều kiện cho phép (Vandermerwe & Chadwick, 1989). Điều này cho thấy, nếu thị trường bảo hiểm Việt Nam không chủ động hội nhập thì có thể Việt Nam có thể mất thị phần ngay trên sân nhà. 251659264251660288 ATIGA ASEAN-Trung Quốc VN - Nhật Bản VIỆT NAM ASEAN-Hàn Quốc VN - Chi Lê ASEAN - Ấn Độ VN - Hàn Quốc ASEAN-Úc-New VN - EAEU FTA Zealand ASEAN-Nhật Bản EVFTA RCEP Việt Nam - EFTA ASEAN-HK TPP Nguồn: Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính Hình 2 - Mạng lưới FTAs Việt Nam đã và đang đàm phán 1.2. Các cam kết của FTAs liên quan đến thị trường bảo hiểm 1.21. AEC Ngày 22/11/2015, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc chính thức thành lập AEC.Cộng đồng ASEAN xây dựng một AEC bao gồm 04 trụ cột: tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất chung thống nhất, tạo lập một khu vực kinh tế cạnh tranh cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cân bằng, xây dựng một khu vực hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu.Đối với lĩnh vực dịch vụ baỏ hiểm, các quốc gia thành viên AEC đã cam kết tự do hóa mạnh mẽ theo 4 phương thức cung cấp thương mại dịch vụlà: (1) Cung cấp dịch vụ xuyên biên giới: Các doanh nghiệp bảo hiểm từ các nước ASEAN có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức ở nước ASEAN khác; (2) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Các cá nhân, tổ chức trong ASEAN có thể tự do mua các dịch vụ bảo hiểm ở các nước ASEAN khác; (3) Hiện diện thương mại: Các doanh nghiệp bảo hiểm ASEAN được mở công ty, chi nhánh hoạt động ở nước ASEAN khác; (4) Hiện diện thể nhân: Lao động bảo hiểm có tay nghề có thể tự do kiếm việc làm, cung cấp dịch vụ ở các nước ASEAN khác. 482
- Bảng 1. Danh mục lĩnh vực bảo hiểm được các nước trong AEC cam kết tự do hóa Lĩnh vực Các quốc giađã cam kết thực hiện tự do hóa vào năm 2015 Bảo hiểm nhân thọ Indonesia, Philippines Bảo hiểm phi nhân thọ Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam Tái bảo hiểm Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam Môi giới bảo hiểm Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam Các ngành dịch vụ hỗ Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam trợ của bảo hiểm Nguồn: Ngô Trung Dũng, 2014 Các nước đã cam kết mức độ tự do hoá cơ bản về lĩnh vực bảo hiểm để tiếp tục hướng tới mục tiêu tự do hoá toàn bộ vào năm 2020. Tuy nhiên, do thực tế làcác nước thành viên đang ở những trình độ phát triển khác nhau nên hiệp hội ASEAN chấp nhận tự do hóa theo công thức “ASEAN trừ X” cho phép các nước thành viên đã sẵn sàng chuẩn bị sẽ hội nhập ngay trong khi một số nước khác sẽ tham gia sau. Đối với cam kết theo phương thức 1 (cung cấp dịch vụ qua biên giới), các nước còn hạn chế mở cửa như Brunei, Indonesia, Myanmar và Singapore. Đối với cam kết theo phương thức 3 (hiện diện thương mại), đa số đều hạn chế về tỷ lệ vốn góp, không cho phép thành lập chi nhánh nước ngoài, sử dụng quyền xem xét đơn xin thành lập trên cơ sở lợi ích kinh tế. Đối với phương thức 4 (hiện diện thể nhân), hâù hết các nước vâñ còn đang hạn chế. Việt Nam hiện tại có cam kết khá cao khi đã thực hiện tự do hóa, như mở cửa cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dịch vụ vận tải qua biên giới (phương thức 1), không có hạn chế đối với phương thức 2 (tiêu dùng ngoài nước), cho phép thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (phương thức 3) Trong Hội nghị thượng đỉnh bảo hiểm ASEAN lần thứ nhất tại Singapore của Hội đồng Bảo hiểm ASEAN (AIC) và Ban thư ký ASEAN (ASEC) vaò tháng 9,10/2014 đã thống nhất cam kết các cơ quan quản lý trong khu vực ủng hộ quá trình tự do hoá, liên kết khu vực trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 1.22. TPP Hiệp địnhthương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt là TPP) khởi xướng bởi 4 nước Brunei, Chile, Newzealand và Singapore vào 2005. Khởi động từ tháng 3/2010, sau 21 phiên chính thức cũng như thêm nhiều phiên giữa kỳ, vàongày 5/10/2015 tại Atalanta (Hoa Kỳ), Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia (Mỹ, Úc, NewZealand, Singapore, Chile, Brunei, Việt Nam, Peru, Malaysia, Mexico và Canada, Nhật)đã đạt được sự nhất trí cao về tất cả các vấn đề vướng mắc, chính thức kết thúc đàm phán. Các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc cũng đã bày tỏ mong muốn được gia nhập TPP. Hiệp ước có nguy cơ khai tử khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 23/1/2016 đã ký lệnh rút khỏi TPP. Tuy nhiên, trong một động thái mới đây, Bộ trưởng ngoại giao Chile đã thông báo sẽ mời bộ trưởng các nước tham gia TPP và một số nước khác như Trung Quốc, Hàn quốc nhóm họp vào thời gian gần nhất nhằm tìm kiếm 483
- một khuôn khổ thương mại mới không có Mỹ. Như vậy, dù TPP có tiếp tục hay không, dù Mỹ có tham gia hay không thì những gì đã đạt được của nó sẽ là khuôn mẫu cho việc xúc tiến các FTAs thế hệ mới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Khác với nguyên tắc Chọn - Cho của WTO hay AEC, nguyên tắc đàm phán TPP Chọn - Bỏ, từ các cam kết chung, từng quốc gia thành viên chọn ra các lĩnh vực để bỏ ra ngoài không cam kết mở cửa hoặc cam kết mở cửa có giới hạn, đưa vào các bảo lưu riêng. Điều này, giúp cho việc tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên có thể đạt được ở mức độ cao nhất. Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Đối với ngành bảo hiểm, TPP được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và của cả hoạt động chức năng của cơ quan quản lý nhà nước. Tương tự như AEC, các cam kết tự do hóa có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm thương mại gồm 4 phương thức (bảng 1), tuy nhiên, việc đàm phán của TPP đi sâu về các chi tiết như sau: Cam kết liên quan đến mở cửa thị trường; Cam kết đối xử quốc gia và cam kết đối xử tối huệ quốc; Cam kết liên quan đến cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới; Cam kết về việc cung ứng các dịch vụ bảo hiểm mới; Cam kết liên quan đến doanh nghiệp nhà nước; Camkết về nhân sự quản lý cấp cao và ban giám đốc Cam kết các biện pháp minh bạch thông tin; Cam kết về cấp phép nhanh các dịch vụ bảo hiểm; Cam kết về cung cấp bảo hiểm bởi các đơn vị bảo hiểm bưu điện. 1.23. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP Nguồn: VCCI, Trung tâm WTO Hình 3 - So sánh tương quan thành viên của TPP và RCEP RCEP được khởi động năm 2012 với sự góp mặt của 16 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu đối tác thương mại của khối là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. RCEP là môt thỏa thuận thương mại rộng lớn, điều chỉnh các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.16 quốc gia 484
- thành viên của RCEP chiếm tới 45% dân số và hơn ¼ nền kinh tế thế giới, tương đương với khoảng 75 nghìn tỷ USD. Đến nay, đã trãi qua 16 vòng đàm phán, các nước tham gia RCEP đã tán đồng 2 "Chương quy định" về hợp tác kinh tế và kỹ thuật và SME và trong quá trình đàm phán các vấn đề quan trọng về (thương mại) hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư, luân chuyển lao động Khi TPP có nguy cơ khai tử vì Mỹ rút khỏi, RCEP với quy mô và nội dung hướng đến được coi là một FTA có ý nghĩa thay thế. 2. Quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn hội nhập (2007- 2016) Từ khi Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 được ban hành, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có hơn hai thập niên ra đời và phát triển. Sau những bước đi chập chững của giai đoạn đầu hình thành, ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam đã chuyển mình bước sang giai đoạn hội nhập quốc tế mà bắt đầu từ việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Đến nay, tiến trình hội nhập sẽ tiếp tục một giai đoạn mới với mức độ sâu hơn khi Việt Nam tham gia các hiệp ước tự do thương mại đa phương thế hệ như AEC, RCEP. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể thấy rõ ở 2 khía cạnh: Tăng trưởng nhanh chóng về lượng thể hiện ở số lượng doanh nghiệp, quy mô doanh số, sô ́ lượng lao động chuyên ngành, số lượng dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho người tiêu dùng; Thay đổi, hoàn thiện về chất: Cơ cấu dịch vụ ngày hoàn thiện với đầy đủ các lĩnh vực từ bảo hiểm gốc phi nhân thọ đến nhân thọ, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm; Năng lực thị trường nói chung, năng lực doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng củng cố với nguồn lực tài chính cao (tổng tài sản, tổng dự phòng nghiệp vụ, vốn góp, quốc tế hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong khu vực); Sự thâm nhập của các nhà bảo hiểm vào nền kinh tế ngày càng nhiều, ổn định và hiệu quả (vốn đầu tư trở lại nền kinh tế, đóng góp trong GDP). 2.1. Quy mô thị trường tăng trưởng Bảng 2-Quy mô thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 (1) Ngoại trừ tỷ trọng trong GDP tính bằng %, các chỉ tiêu còn lại có đơn vị tính là tỷ đồng. (2) Ước tính Nguồn: Bộ Tài chính, Thị trường bảo hiểm Việt Nam (nhiều số), Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu (nhiều số), Tạp chí Tài chính online, Website Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 485
- Trên bản đồ ngành bảo hiểm toàn cầu, thị trường bảo hiểm Việt Nam là một trong những quốc gia duy trì mức độ tăng trưởng cao và ổn định, đặc biệt là những năm gần đây 2015, 2016 khi mà thị trường thế giới có sụt giảm đáng kể (-4,7%). (Swissre, Sigma No 3/2016, p.38). Bảng 3 - So sánh quy mô thị trường Việt Nam trong AEC, 2015 Nguồn: Swissre, Sigma No 3-2016 Năm 2016, thị trường Việt Nam có mức tăng trưởng chung là trên 25%, tăng gấp 4,9 lần so với năm 2007 đạt 86.049 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ luôn duy trì mức từ 10%/năm, tốc độ tăng trưởng thị trường nhân thọ có chậm laị trong thời gian hậu khủng hoảng (2008) nhưng có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng mạnh từ 2012 đến nay, đặc biệt 2 năm 2015, 2016 có mức tăng trưởng ngoạn mục trên 30% (Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm). Bảng 4 - So sánh quy mô thị trường Việt Nam với một số nước trên thế giới, 2015 Nguồn: Swissre, Sigma No 3-2016 Tuy nhiên, trong bức tranh chung của ngành bảo hiểm thương mại khu vực và thế giới, thị trường Việt Nam có quy mô và trình độ phát triển rất “khiêm tốn”. Trong AEC, 486
- riêng trong lĩnh vực phi nhân thọ (lĩnh vực cam kết tự do hóa mạnh nhất), thị trường Việt Nam chỉ mới đuổi kịp phía sau Philippines và vẫn coǹ sau khá xa Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand ở nhiều phương diện (Swissre, Sigma no 3/2016). Bảng 5 - So sánh quy mô thị trường Việt Nam trên thế giới, châu Á và khu vực Nếu xét trong TPP, thị trường bảo hiểm Việt Nam gần như không đáng kể bên cạnh những “người khổng lồ” top đầu thế giới: Mỹ, Nhật, Úc, Canada. Nếu Mỹ rút khỏi TPP, thì khoảng cách sẽ thu hẹp đáng kể nhưng với việc có thể tham gia của các nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc thì Việt Nam có thể bất lợi hơn. 2.2. Cơ cấu thị trường, năng lực tài chính và nguồn nhân lực Năm 2016, thị trường có 61 doanh nghiệp, tăng 1,5 lần so với 2007, với đủ thành phần kinh tế. Trong đó, có 18 doanh nghiệp nhân thọ, 29 doanh nghiệp phi nhân thọ, 1 chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 11 doanh nghiệp môi giới. Nhiều tập đoàn bảo hiểm, môi giới bảo hiểm hàng đầu thế giới đa ̃ được cấp phép hoạt động tại thị trường Việt Nam, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt có đến 16/17 công ty bảo hiểm nhân thọ có 100% vốn nước ngoài. Bảng 6 - Cơ cấu thị trường theo lĩnh vực hoạt động, 2007-2016 Nguồn: Bộ Tài chính, Thị trường bảo hiểm Việt Nam (nhiều số) 487
- Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, năng lực tài chính của các doanh nghiệp ngày càng vững chắc. Giá trị tổng tài sản ước đạt 239.193tỷ đồng (tăng 4,2 lần so với 2007, tăng 18,2% so với năm 2015), trong đó, khối phi nhân thọ ước đạt 67.585 tỷ đồng, khối nhân thọ ước đạt 171.828 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 52.720tỷ đồng, tăng 17.6% so với năm 2015. Dự phòng nghiệp vụ đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng (gâṕ 4 lần so với 2007). Bảng 7 - Năng lực tài chính thị trường Việt Nam, 2007-2016 Nguồn: Bộ Tài chính, Thị trường bảo hiểm Việt Nam (nhiều số), Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu (01/2014, 01/2016), Tạp chí Tài chính online Để đáp ứng cho hoạt động của thị trường, số lượng lao động của ngành cũng không ngừng tăng lên tương ứng, năm 2015, ngành bảo hiểm có hơn 585 nghìn lao động (so với 2007, tăng gấp 4,5 lần). Tuy nhiên, nguồn nhân lực tăng phục vụ chủ yếu cho hệ thống phân phối, tập trung ở số đại lý bảo hiểm, đặc biệt là đại lý nhân thọ.Lao động Việt Nam bị cho là có năng suất thấp, thiếu kỹ năng, chưa đáp ứng tiêu chuẩn tay nghề cao của các nhà tuyển dụng quốc tế. Số nhân viên tăng chậm, trung bình chỉ khoảng 10%/năm. Vì vậy, có tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao cho mảng quản trị (rủi ro, đầu tư), quản trị nghiệp vụ chuyên sâu, chuyên viên đánh giá rủi ro cho cácdoanh nghiệp bảo hiểm. 2.3. Đóng góp cho nền kinh tế Đến nay, doanh thu bảo hiểm đã chiếm xấp xỉ 2,5% của GDP. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tốt chức năng là tấm lá chắn tài chính cho người tham gia bảo hiểm trước rủi ro bất ngờ xảy ra, năm 2016, đã bồi thường và trả tiền bảo hiểm đạt 26.737 tỷ đồng (tăng gâṕ 4 lần so với 2007). Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2016 ước đạt 186.572 tỷ đồng, tăng 16,49% so với năm 2015, trong đó từ khối phi nhân thọ ước đạt 34.449 tỷ đồng còn khối nhân thọ ước đạt 152.123 tỷ đồng. 2.4. Thực hiện quốc tế hóa hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các tập đoàn bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc tế cũng như các hiệp hội bảo hiểm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khối ASEAN. Đi đầu trong hoạt động quốc tế hóa là Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). Năm 2008, BIC hợp tác với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI). Năm 2009, BIC tiếp tục mở rộng sang Campuchia thông qua liên kết với Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam. BIC trở thành công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có mạng lưới hoạt động trên cả 3 nước Đông Dương. Năm 2013, BIC đã tăng tỷ lệ sở hữu tại LVI, mở rộng kinh doanh tại Lào và Campuchia, đã đạt những kết quả kinh doanh rất tốt. Taị Lào, LVI đạt 11,5 triệu USD (tăng trưởng 28% so với năm 2013), góp 25% 488
- doanh thu phí bảo hiểm gốc và lợi nhuận của BIC. Lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm của LVI luôn lớn hơn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính. Tại Campuchia, công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam cũng có thị phần đứng thứ 4 trên tổng số 7 doanh nghiệp bảo hiểm tại nước này. Ngoài ra, BIC còn tiếp tục mở rộng hoạt động của mình sang Myanmar trong thời gian gần đây. Năm 2010, doanh nghiệp bảo hiểm Lanexang Insurance được thành lập thông qua liên doanh giữa Công ty cô ̉ phần Bưu Điện (PTI) và Ngân hàng Phát triển Lào (LDB). Sau 3 năm hoạt động, doanh thu của Lanexang Insurance đạt 1,7 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên 2 triệu USD năm 2015. Dựa vào lực lượng khách hàng trong lĩnh vực bưu chính viễn thông củaPTI, đồng thời, thông qua sự hợp tác với LDB (ngân hàng quốc doanh hàng đầu tại Lào), Lanexang Insurance có thể tận dụng xây dựng được mạng lưới mạnh để tiếp cận thị trường bảo hiểm Lào. Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Sài gòn - Hà nội (BSH) có bước đầu xâm nhập thị trường nước ngoài. Theo đó, BSH sẽ sớm thành lập công ty TNHH 100% vốn của BSH tại Lào. BSH tập trung xây dựng thị trường của mình tại các trung tâm kinh tế lớn với lượng dân cư đông đúc và kinh tế khá giả bao gồm Thủ đô Vientiane, TP. Pakse và 2 tỉnh Savanakhet, Luang Prabang. Một số doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng có những hoạt động để quốc tế hóa ra thị trường nước ngoài như MIC và Bảo Minh. Bảo Minh bước đầu đang có những hoạt động kết hợp cùng Bảo Việt hợp tác với Công ty Bảo hiểm Dhipaya (Thái Lan), Công ty Môi giới bảo hiểm ENC Plus (Hàn Quốc). MIC cung̃ vừa được cấp giấy phép liên doanh với một công ty bảo hiểm nhân thọ Thái Lan. 3. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế Trong bức tranh chung của ngành bảo hiểm thương mại khu vực và thế giới, thị trường Việt Nam có quy mô và trình độ phát triển rất “khiêm tốn”. Tương quan so sánh đó cho thấy có nguy cơ, Việt Nam lại là nơi nhập khẩu dịch vu ̣ tài chính nói chung, dịch vụ bảo hiểm nói riêng từ các quốc gia thành viên khác. Để hội nhập một cách hiệu quả, các giải pháp cần được nghiên cứu thực hiện ngaytừ bây giờ. Chúng tôi cho rằng có hai nhóm giải pháp quan trọng tác động vào tiến trình hội nhập của thị trường bảo hiểm: (1) Một là, nhóm giải pháp tác động vào môi trường ngành của thị trường bảo hiểm. Trong đó, việc hoàn thiện môi trường pháp lý sẽ là vấn đề mấu chốt để taọ hành lang cho việc hội nhập nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả; (2) Hai là, nhóm giải pháp tác động vào các yếu tố nội tại - các nguồn lực của thị trường nhằm năng lực cạnh tranh của thị trường. Trong đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về lượng, đảm bảo về chất là vấn đề then chốt. 3.1. Kiện toàn khuôn khổ pháp luật chuyên ngành Các lĩnh vực cam kết hội nhập, trong đó, danh mục cam kết mở cửa(“chọn cho” đối vớiAEC hoặc “chọn bỏ” đối với các FTAs thế hệ mới khác) cần được “nhúng” vào khung pháp lý với đầy đủ những quy định chặt chẽ, tạo ra một môi trường thống nhất vừa đảm 489
- bảo thực hiện cam kết vừa giữ quyền tự chủ của chính phủ, duy trì các biện pháp thận trọng nhằm bảo vệ người mua bảo hiểm, bảo đảm an toàn và sự toàn vẹn của hệ thống tài chính nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng. Hệ thống văn bản pháp luật hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hệ thống pháp luật khác có liên quan cần tiếp tục được kiện toàn trên cơ sở rà soát lại các văn bản lập pháp, lập quy chuyên ngành bảo hiểm, khảo sát, phân tích thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập, vấn đề mà công tác kiện toàn khung pháp lý cần tập trung là thiết lập hệ thống giaḿ sát thận trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. 3.2. Chuẩn bị nguồn nhân lực bảo hiểm cho hội nhập Khi hội nhập, cam kết về tự do dịch chuyển lao động có tay nghề cũng phải thực hiện. Trong tình hình lao động Việt Nam năng suất còn thấp, thiếu kỹ năng, chưa đáp ứng tiêu chuẩn tay nghề cao của các nhà tuyển dụng quốc tế thì việc nhập khẩu lao động có chuyên môn cao là điều khó tránh khỏi. Việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, cho thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam nói riêng là một vấn đề thật sự cấp thiết. 3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực cho trung gian bảo hiểm Từ khi gia nhâp̣ WTO đến nay, nguồn nhân lực tăng chủ yếu tập trung ở số đại lý bảo hiểm, đặc biệt là đại lý nhân thọ. Số nhân viên tăng chậm, trung bình chỉ khoảng 10%/năm. Nhân lực tăng trưởng phục vụ chủ yếu cho hệ thống phân phối bảo hiểm nhân thọ (đaị lý nhân thọ). Trong các thỏa ước FTAs gần đây, Việt Nam vẫn giữ thị trường lao động đại lý cho lao động Việt Nam. Điều này đặt ra một bài toán cho vấn đề đào tạo nhằm không chỉ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn đại lý do pháp luật quy định mà còn đảm bảo số lượng đại lý khi thị trường tăng trưởng mạnh, đáp ứng yêu cầu tay nghề khi làm việc cho các chi nhánh, công ty bảo hiểm quốc tế. Bảng 8 - Thị trường lao động ngành bảo hiểm Việt Nam, 2007-2015 Nguồn: Bộ Tài chính, Thị trường bảo hiểm Việt Nam (nhiều số) Việc hội nhập hướng đếntaọ một thị trường thống nhất sẽ thông qua việc tạo điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ xuyên biên giới giữa các thành viên nhưng phải qua nhà môi giới bảo hiểm có giấy phép hoạt động tại quốc gia sở tại. Điều này cho thấy khi Việt Nam có tiềm năng trở thành dư địa cho các dịch vụ bảo hiểm từ các thanh̀ viên xuyên biên giới thì chắc chắn các nhà môi giới sẽ tiếp tục “đổ bộ” vào và vì vậy nhu cầu nhân lực có tay nghề cao cho lĩnh vực môi giới bảo hiểm ở Việt Nam sẽ tăng cao. Nếu không chuẩn bị nguồn nhân lực cho thị trường lao động này thì theo phương thức 4 (tự do 490
- dịch chuyển lao động) sẽ không tránh khỏi làn sóng lao động của các nước thành viên khác tràn vào Việt Nam. 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực nghiệp vụ chuyên sâu và quản trị doanh nghiệp bảo hiểm,nguồn nhân lực quản lý vĩ mô thị trường Hiện tại, còn thiếu hụt nhân lực chất lượng cao cho mảng quản trị (rủi ro, đầu tư)doanh nghiệp bảo hiểm va ̀ quản trị nghiệp vụ chuyên sâu (chuyên viên định phí cho cả hai lĩnh vực nhân tho ̣ và phi nhân thọ, chuyên viên đánh giá rủi ro trong một số ngành công nghệ cao) cho các doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn quốc tế hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm ra khu vực AEC và châu Á. Hội nhập cung̃ đòi hỏi cơ quan quản lý nha ̀ nước đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam phải kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực của đội ngũ quản lý, giám sát.Baì toán về đào tạo vì vậy không chỉ đặt ra cho các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn cho ngành đào tạo (các học viện, trường đại học, ) và chiến lượcquốc gia nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực bảo hiểm. Những vấn đề cần chú trọng là: (1) Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chức danh trong bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm; (2) Hình thành hệ thống chứng chỉ nghề nghiệp bảo hiểm có giá trị công chứng của quốc gia; (3) Tăng cường chất lượng đào tạo chuyên ngành baỏ hiểm tại các cơ sở đào tạo đại học, học viện, cao đẳng hiện có, đảm bảo tính tương thích và liên thông với hệ thống chứng chỉ nghề nghiệp bảo hiểm. Về lâu dài, cần nghiên cứu hình thành mộthọc viện quốc gia bảo hiểm nhằm đảm trách khâu đào tạo tiếp tục cho nhân lực của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường. 3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, chiến lược kinh doanh không rõ ràng, phương thức bán hàng, kênh bán hàng vẫn tập trung vào kênh truyền thống, chưa tận dụng hết công nghệ hiện đại trong khai thác và tương tác với khách hàng, năng lực quản trị doanh nghiêp̣ kém, đặc biệt, quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động, kinh doanh của chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Thị trường bảo hiểm cần thiết phải có một cuộc tái cấu trúc, sắp xếp lại các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tồn tại các doanh nghiệp hoạt động yếu kém kéo dài nhiều năm. Bên cạnh đó, để thâm nhập thị trường cać nước trong khu vực ASEAN, châu lục và toàn cầu, cać doanh nghiệp Việt Nam cần có chất lượng hoạt động tốt được công nhâṇ từ các tổ chức xếp hạng uy tín thế giới. Hiện nay số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam được xếp hạng còn ít và đây là trở ngại lớn đối khi hôị nhập ra khu vực. Muốn vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải xây dựng và hoàn hiện mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) nhằm có thể nhận diện, đánh giá, giám sát, báo cáo và giảm thiểu các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Những vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm la:̀ • Cần phải hoạt động thành công tại thị trường nội địa - cung cấp dịch vụ cạnh tranh cũng như có lợi thế cạnh tranh rõ ràng so với các doanh nghiệp trong nước khác. 491
- • Xây dựng lòng tin khách hàng: tuyển dụng, đào tạo ra những nhân viên giỏi và đáp ứng nhu cầu chăm soć khách hàng tốt hơn. • Ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh:Hệ thống thông tin hiện đại giúp khách hàng có thể truy cập tìm hiểu về sản phẩm, nhận tư vấn, mua bảo hiểm và khiếu nại bồi thường. Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng và cung cấp dịch vụ tại bất kỳ thời điểm và vị trí nào, đặc biệt là xuyên biên giới qua các quốc gia trong cộng đồng khu vực. • Nghiên cứu phát triển “đón đầu” các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu đảm bảo các hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai nếu không muốn chấp nhận nhập khẩu (qua biên giới) các dịch vụ mới đó khi thị trường Việt Nam chưa thể đáp ứng. • Liên kết với doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp bảo hiểm nước ngoài để hoạt động quốc tế hóa được thuận lợi. Kết luận / Conclusion Trên cơ sở nhận diện thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, phân tích tác động của các can kết trong các FTAs đến lĩnh vưc̣ bảo hiểm thương mại, bài viết đã đề xuất giải pháp cho hai vấn đề mà tác giả cho là có tính cấp thiết nhất: hoàn thiện môi trường pháp lý và chuẩn bị nguồn nhân lực chuyên ngành. Tuy nhiên, để quá trình hội nhập hiêụ quả và bền vững, những vấn đề khác cũng cần thiết tiếp tục nghiên cứu đó là: Các giải pháp hoàn thiện môi trường công nghệ cho thị trường bảo hiểm hoạt động hiệu quả cũng như tăng cường nguồn lực công nghệ nhằm tạo khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam (InsuTech); Các giải pháp tác động vào môi trường xã hội, nâng cao dân trí, tăng cường nhận thức và năng lực quản trị rủi ro của dân chúng nhằm nâng cao chất lượng nhu cầu đảm bảo bảo hiểm. Để kết lại bài viết này, xin được một lần nữa nhấn mạnh, ngành bảo hiểm thương mại là một phần quan trọng của nền kinh tế và là một trong những trụ cột chính của thị trường tài chínhquốc gia.Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế nói chung và hội nhập quốc tế của thị trường bảo hiểm noí riênglà tất yếu. Tiến trình hội nhập sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức, nếu thị trường bảo hiểm Việt Nam không chủ động khắc phục những nhược điểm, bất cập, tăng cường năng lực cạnh tranh thì khó có thể vượt qua được những thách thức và Việt Nam có thể mất thị phần ngay chinh́ trên sân nhà./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES Tiếng Anh Archibugi, D., & Iammarino, S. (2002). The globalization of technological innovation: definition and evidence. Review of International Political Economy, 9(1), 98-122; Chen, P. F., Lee, C. C., & Lee, C. F. (2012). How does the development of the life insurance market affect economic growth? Some international evidence. Journal of International Development, 24(7), 865-893. doi: 10.1002/jid.1765; 492
- Chen, S. S., Cheng, S. C., Pan, G., & Wu, T. P. (2013). The relationship between globalization and insurance activities: A panel data analysis. Japan and the World Economy, 28, 151-157. doi: 10.1016/j.japwor.2013.10.001; Australia’s Department of Foreign Affairs and Trade, “Trans-Pacific Partnership agreement - Outcomes: financial services” at financial-services.aspx; Sadhak, H. (2005). Globalisation and Life Insurance. Bima Quest, 5(1), 20-32.2329-2350; Swissre, Sigma No 3-2008, No 3-2009, No 2-2010, No 2-2011, No 3-2012, No 3-2013, No 3-2014, No 4- 2015, No 3-2016, Swiss Reinsurance Company Ltd -Economic Research & Consulting P.O. Box 8022 Zurich, Switzerland, Telephone +41 43 285 2551, Fax +41 43 282 0075, sigma@swissre.com; Vandermerwe, S., & Chadwick, M. (1989). The internationalisation of services. Service Industries Journal, 9(1), 79-93; Wilkins, M. (2009). Multinational enterprise in insurance: An historical overview. Business History, 51(3), 334-363. doi: 10.1080/00076790902871636; Tiếng Việt Bộ Công Thương, Các nội dung chính của hiệp định TPP, truy cập tại 20v%E1%BB%81%20c%C3%A1c%20n%E1%BB%99i%20dung%20ch%C3%ADnh %20c%E1%BB%A7a%20Hi%E1%BB%87p%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20TPP &info=on&dir=about; Bộ Tài Chính, Thị trường bảo hiểm (từ 2009 đến 2016), Nhà xuất bản Tài chính. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, Bản tin Thị trường bảo hiểm toàn cầusố 1/2014, số 1/2016; Hà Duy Tùng (2016), Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương: Tổng quan cam kết về thuế, Hội thảo, Tham luận tại hội thảo “TPP: Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực tài chính và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” do vụ Chính sách đa biên Bộ Công Thương tổ chức tại TPHCM ngày 12/4/2016; Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 10 sự kiện ngành Bảo hiểm Việt Nam năm 2016, truy cập tại Ngô Trung Dũng (2014), AEC - Cơ hội đối với các doanh nghiêp bảo hiểm Việt Nam, truy cập tại doanh-nghip-bao-hiem-viet-nam/ Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Thị Thu Hà (2016),Quốc tế hóa doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và xu hướng toàn cầu hóa,Kỷ yếu hội thảo “Gia nhập AEC, TPP: Cơ hội và thách thức cho thị trường bảo hiểm Việt Nam”, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM; 493
- Phan Anh Tuấn (2016), Những quy định trong TPP và cơ hội, thách thức cho thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Doanh nghiệp Việt Nam trong TPP - ICYREB 2016”, Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM, 595-608; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ bảo hiểm, đăng tải ngày 27/01/2010 tại website WTO-Center truy cập tại Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Thu ̉ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Tạp chí Tài chính online, Bảo hiểm bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, truy cập tại trao-doi/trao-doi-binh-luan/bao-hiem-bo-tro-cho- cac-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-87324.html; Tạp chí Tài chính online, Thị trường bảo hiểm 2015: Gặt hái nhiều thành công,truy cập tại trao-doi/trao-doi-binh-luan/thi-truong- bao-hiem-2015-gat-hai-nhieu-thanh-cong-74033.html; Tạp chí Tài chính online, Thị trường bảo hiểm 2017: Triển vọng sáng sủa, truy cập tại trien-vong-sang-sua-99316.html; 494