Quan điểm, định hướng xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm, định hướng xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_diem_dinh_huong_xay_dung_he_tieu_chi_nuoc_cong_nghiep_t.pdf
Nội dung text: Quan điểm, định hướng xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam
- QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM GS.TSKH Lê Du Phong Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam 1-Một số nhận thức cần được làm rõ 1.1-Nước công nghiệp hiện đại. Có thể nói, cả thế giới giờ đây đang sôi nổi, hào hứng đón nhận cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ( gọi tắc là 4.0). Tuy nhiên, phải gọi là cuộc cách mạng Công nghệ thì chuẩn xác hơn. Bởi lẽ, bản chất của nó ( hay thực chất của nó) là sự thay đổi Công nghệ của một nền sản xuất. . Theo cách diễn đạt của Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì, nếu như cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ( bắt đầu từ năm 1708 ở Vương quốc Anh ) là “sử dụng năng lượng nước và hơi nước để thực hiện cơ giới hóa sản xuất”; cuộc cách mạng lần thứ hai ( có thể tính từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ nhất) là “sử dụng điện năng để sản xuất hàng loạt”; cuộc cách mạng lần thứ ba ( có thể tính từ năm 1980) là “sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất”; và cuộc cách mạng lần thứ tư ( có thể tính từ năm 2011) là “sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm lu mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học” i)-Kỹ thuật số chủ yếu gồm: Trí tuệ nhân tạo ( AI ); Vạn vật kết nối, Internet Of Things (IOT) và dữ liệu lớn (Big Data). ii)-Công nghệ sinh học : Công nghệ cao trong các lĩnh vực Nông nghiệp ( theo nghĩa rộng), Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo.v.v. iii)-Về Vật lý: Robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái.v.v Từ trình bày ở trên, có thể thấy, trong lịch sử phát triển kinh tế-xã hội của loài người cho đến nay đã xuất hiện 4 mô hình “Nước công nghiệp hiện đại”: “Nước công nghiệp hiện đại” với nền sản xuất xã hội dựa trên nền tảng của cơ giới hóa; “Nước công nghiệp hiện đại”với nền sản xuất xã hội dựa trên nền tảng của điện khí hóa; “Nước công nghiệp hiện đại”với nền sản xuất xã hội dựa trên nền tảng của tự động hóa, và “ Nước công nghiệp hiện đại”với nền sản xuất xã hội dựa trên nền tảng của trí thức. Như vậy, khái niệm “ Nước công nghiệp hiện đại” cũng mang tính lịch sử cụ thể. Các mô hình “ Nước công nghiệp hiện đại” dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần 1,2,3, việc đổi mới “Công nghệ sản xuất” đều xuất phát từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Do đó, muốn trở thành “Nước công nghiệp hiện đại” thuộc 175
- các mô hình loại này, việc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của mỗi quốc gia là phải tập trung xây dựng, phát triển và hiện đại hóa lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Song “Nước công nghiệp hiện đại” dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( nền tảng của trí tuệ) thì lại yêu cầu phải ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi và có khả năng sử dụng công nghệ cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ( Nông nghiệp- y dược, bảo vệ môi trường ) chứ không phải chỉ có công nghiệp. Đây là sự khác biệt rất cần được lưu tâm đối với các quốc gia muốn thực sự đi vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 1.2-Nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khái niệm nước công nghiệp theo hướng hiện đại chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam. Đại hội lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam ( năm 2011) đã đề ra mục tiêu : “ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Tuy nhiên, sau 5 năm phấn đấu, Đại hội Đảng lần thứ XII ( tháng 1/ 2016) nhận thấy mục tiêu nêu trên của Đại hội XI vào năm 2020 không thể đạt được, nên đã quyết định sửa lại là “ Sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Mặc dù “xây dựng nước công nghiệp theo hướng hiện đại” là một chủ trương khá đặc thù của Việt Nam, song cũng cần được hiểu, đó là “ sự hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” chứ không phải của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây ( tất nhiên cái gì cũng phải có sự kế thừa ). Đương nhiên, “theo hướng hiện đại” có nghĩa là chưa phải “ hiện đại”, song nền tảng của nền kinh tế ( Kết cấu hạ tầng, các ngành, các lĩnh vực sản xuất-kinh doanh và cơ cấu của nó, các công nghệ được sử dụng trong sản xuất, cơ chế quản lý nền kinh tế.v.v.) đều phải được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn “ hiện đại” của nước công nghiệp hiện đại thời đại 4.0. Điều này có nghĩa là, Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại phải được xây dựng dựa trên nhận thức này. II-Quan điểm xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam Để có được Hệ tiêu chí phản ảnh đúng và đầy đủ bản chất của nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng Hệ tiêu chí cần quán triệt nghiêm túc các quan điểm cơ bản sau đây: 1-Hệ tiêu chí về nước công nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam trước hết phải phản ánh đúng bản chất của nước công nghiệp hiện đại ở thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều này có nghĩa là, hệ tiêu chí phải cho thấy được, nền kinh tế đang được xây dựng và phát triển ở Việt Nam là nền kinh tế luôn hướng đến những yêu cầu do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra. Cụ thể hơn là, nó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang chuyển nhanh sang phát triển dựa trên nền tảng của tri thức và điều này 176
- được thể hiện ở mọi ngành sản xuất-kinh doanh của nền kinh tế, và ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (chứ không phải chỉ bó hẹp ở khu vực công nghiệp). 2-Hệ tiêu chí được xây dựng phải thể hiện rõ nội hàm và mức độ cần đạt của một nước được coi là “ Nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nước công nghiệp hiện đại Việt Nam theo đuổi, như chúng tôi đã đề cập, là nước công nghiệp hiện đại của thời đại công nghiệp 4.0, tức là nước có nền sản xuất xã hội chủ yêu dựa trên nền tảng của tri thức. Như vậy, Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Việt Nam đang xây dựng và phát triển phải thể hiện được cả nội dung và mức độ của việc ứng dụng công nghệ cao ( kỹ thuật số, công nghệ sinh học, công nghệ điện tử-tự động hóa.v.v.) trên phạm vi chung của toàn nền kinh tế, cũng như ở từng khu vực kinh tế-xã hội đặc trưng. 3-Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Việt Nam trên bình diện chung cũng phải phù hợp với các quy định của quốc tế và với xu thế phát triển của thời đại. Tuy hiện nay người ta chưa đưa ra tiêu chí nước công nghiệp hiện đại theo chuẩn mực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, song tiêu chí nước công nghiệp hiện đại( được hiểu là các nước có nền kinh tế phát triển hiện nay) thì đã có khá nhiều Tổ chức quốc tế cũng như một số quốc gia đưa ra, và trên thực tiễn dường như cộng đồng quốc tế cũng thừa nhận các tiêu chí đó. Chắc chắn rằng, rồi đây người ta cũng sẽ nghiên cứu để đưa ra các tiêu chí nước công nghiệp hiện đại theo chuẩn mực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì thế, khi xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam cũng phải nghiên cứu, tham khảo các tiêu chí quốc tế đã đưa ra để có sự kế thừa một cách hợp lý, sao cho những gì chúng ta đưa ra không lạc lõng so với các quy định chung của thế giới và với xu hướng phát triển của thời đại. 4-Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại được xây dựng phải bảo đảm tính khả thi cao. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Việt Nam được xây dựng và đưa ra phải : Vừa phản ảnh đúng thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện tại, vừa thể hiện được các mục tiêu Việt Nam cần phải nỗ lực, phấn đấu để đạt được trong một giai đoạn nhất định, lại vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại ( nói cách khác là phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra). III-Những định hướng chủ yếu đối với việc xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Việt Nam. Quán triệt các quan điểm đã nêu ở trên, việc xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Việt Nam cần tập trung vào những định hướng chủ yếu sau đây: 177
- 1-Các tiêu chí về phát triển kinh tế Các tiêu chí về phát triển kinh tế hiện tại nước ta và nhiều nước trên thế giới vẫn đang dùng là: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người, cơ cấu của nền kinh tế ( theo ngành, theo khu vực kinh tế), cơ cấu lao động xã hội ( giữa các ngành, các khu vực kinh tế ), năng suất lao động. v.v. Trong thực tiễn, việc xác định các tiêu chí kinh tế nêu trên không có gì phức tạp lắm, vì thế cũng ít có những ý kiến khác nhau chung quanh các tiêu chí này. Chỉ có tiêu chí GDP bình quân đầu người là cần có sự cân nhắc, xem xét. Bởi lẽ, các nước được xếp vào hàng ngũ nước có nền kinh tế phát triển GDP bình quân đầu người( theo giá hiện hành) đều trên 35.000 USD, vậy nước công nghiệp theo hướng hiện đại nên tính thế nào là vấn đề đề tài quan tâm. 2-Các tiêu chí về trình độ công nghệ sản xuất của nền kinh tế. Đây là những tiêu chí rất quan trọng, nó cho thấy trình độ và mức độ hiện đại của nền kinh tế của một quốc gia. Hiện nay, trong thực tiễn, tùy góc độ nghiên cứu đặt ra mà người ta dùng tiêu chí này hay tiêu chí khác. Nhưng các tiêu chí thường được dùng để đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của một quốc gia là: Tỷ trọng các nhóm ngành sử dụng công nghệ cao trong nền kinh tế, tỷ trọng các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ cao, tỷ trọng các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, chỉ số kinh tế tri thức (KEI), thế hệ máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nền kinh tế, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển v,v. Đề tài sẽ lưu tâm nhiều đến các tiêu chí về công nghệ. 3-Các tiêu chí về phát triển xã hội. Phát triển xã hội, tạo dựng một môi trường sống tự do-dân chủ-công bằng, văn minh cho con người là một đòi hỏi không thể thiếu được của nước công nghiệp hiện đại (theo hướng hiện đại cũng vậy). Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia mà người ta đưa ra và sử dụng tiêu chí này hay tiêu chí khác để đánh giá, song thường là có các tiêu chí sau đây: Chỉ số phát triển con người (HDI), tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ sinh viên/ 1 vạn dân, khoảng cách giàu nghèo ( tỷ lệ hộ nghèo), mức độ hưởng thụ các dịch vụ công của người dân ( giáo dục, y tế, văn hóa, nước sạch.v.v. Các tiêu chí xã hội là vấn đề đề tài sẽ có sự quan tâm thỏa đáng, vì Việt Nam không chỉ xây dựng nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mà còn theo định hướng xã hội chủ nghĩa nữa. 4-Các tiêu chí về thể chế kinh tế. Thể chế kinh tế của một quốc gia, nếu tốt ( thông thoáng, rõ ràng, minh bạch) sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự phát triển, trường hợp ngược lại, nó sẽ là rào cản, là sự kìm hãm không nhỏ. Bởi vậy, có một thể chế kinh tế phù hợp, tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể tham gia trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả là một đòi hỏi bắt buộc của nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Các tiêu chí thường được dùng để đánh giá về sự phù hợp của thể chế kinh tế là: Sự đầy đủ, đồng bộ, chặt 178
- chẽ, rõ ràng, minh bạch, sát với thực tiễn và hội nhập của hệ thống pháp luật; tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế; Ý thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế. Đây cũng là những lĩnh vực đề tài quan tâm. 5-Các tiêu chí về môi trường và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường là yêu cầu khắc khe của sự phát triển trong thời đại ngày nay, nhất là với Việt Nam, một nước không chỉ hướng đến “ nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, mà còn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Môi trường đề tài đề cập ở đây chủ yếu là môi trường tự nhiên( Rừng, biển, đất đai, nguồn nước, không khí và khoáng sản). 6-Các tiêu chí về hội nhập quốc tế. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển không thể đảo ngược được của thời đại ngày nay. Bởi vậy, quốc gia nào nhận thức được vấn đề và tham gia hội nhập tốt, quốc gia đó sẽ tận dụng được nhiều cơ hội và các nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ cho sự phát triển của đất nước mình. Vì thế, các tiêu chí có liên quan đến hội nhập quốc tế cũng có vị trí rất quan trọng đối với việc xác định nước công nghiệp hiện đại( hay theo hướng hiện đại). Người ta thường dùng các tiêu chí: Số các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại giao, thương mại; Các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã tham gia ký kết; kim ngạch xuất-nhập khẩu; độ mỡ của nền kinh tế.v.v. Tất nhiên, cho dù là nhóm tiêu chí nào, thì từng tiêu chí cụ thể phải có các mốc: hiện tại, cuối mỗi giai đoạn ( 5 hoặc 10 năm) và khi đạt chuẩn là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cũng có thể ở từng thời điểm cụ thể có sự so sánh với một số chuẩn mực của khu vực và thế giới . Mặc dù vậy, vấn đề quan trọng được đặt ra là, từng tiêu chí đạt được mức độ như thế nào thì mới được coi là “đạt chuẩn” của nước công nghiệp theo hướng hiện đại, là nhiệm vụ mà đề tài sẽ hướng đến. 179
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, HN-2005. 2- Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, HN-2011. 3- Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb Chính trị Quốc gia, HN-2016 4- Klaus Schwab: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. https:/news.zing.vn ngày 29/5/2017 180