Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

pdf 5 trang Gia Huy 2260
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_du_an_dau_tu_xay_dung_co_ban_tu_nguon_von_ngan_sach.pdf

Nội dung text: Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG The management of basic construction investment projects from the state budget capital at the project management of Cho Gao district, Tien Giang province Phan Thị Ngọc Liễu1 1 Học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam Phanthingoclieu88@gmail.com Tóm tắt — Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm gần đây, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Chợ Gạo được thực hiện khá hiệu quả, nhiều công trình đầu tư đặc biệt là giao thông và thủy lợi đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập ở nhiều khâu trong quá trình quản lý. Từ đó, dẫn đến tình trạng đầu tư còn dàn trải, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chất lượng công trình chưa đảm bảo. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Chợ Gạo. Abstract — The Management of basic construction investment projects from the state budget capital has an important role for the country in general and each locality in particular. The capital of basic construction investment from the state budget capital accounts for a large proportion in the structure of social investment capital. In recent years, the management of basic construction investment of Cho Gao district has been done out quite effectively, many investment projects, especially traffic and irrigation, have significantly contributed to the process local socio-economic development. However, there are still some limitations and shortcomings in many stages of the management process. Since then, it leads to a situation of spreading investment, not promoting efficiency of investment capital, causing waste, loss of state budget capital, the quality of projects are not guaranteed. The article has analyzed the situation and propose a number of solutions to enhance the management of basic construction investment projects from the state budget capital of Cho Gao district. Từ khóa — Vốn, quản lý, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, capital, basic construction investment projects. 1. Đặt vấn đề Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước (NSNN) là nguồn lực tài chính quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như địa phương. Nguồn vốn này đóng vai trò chủ yếu trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương nên việc thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được đặc biệt chú trọng. Huyện Chợ Gạo nằm trong vùng kinh tế - đô thị trung tâm của tỉnh Tiền Giang, những năm qua huyện đang phấn đấu nỗ lực xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng cơ bản như: Hệ thống điện, đường, trường, trạm, theo chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Chợ Gạo còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập dẫn đến tình trạng đầu tư còn dàn trải, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn NSNN. Trước tình hình trên đòi hỏi cần phải nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước huyện Chợ Gạo. 41
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 2. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý dự án huyện Chợ Gạo giai đoạn 2017 - 2019 2.1. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản Bảng 1. Thống kê kế hoạch phân bổ vốn theo lĩnh vực đầu tư ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch (%) TT Theo lĩnh vực đầu tư 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1 Giao thông 90.187 48.172 43.900 53,41 91,13 2 Thuỷ lợi 12.199 16.219 14.600 132,95 90,02 3 Thiết chế văn hoá 7.695 12.645 2.957 164,33 23,38 4 Giáo dục 12.645 13.198 23.500 104,37 187,06 Các chương trình khác (Trụ 5 sở làm việc, y tế và các công 39.177 44.563 83.404 113,75 187,16 trình khác) Tổng 161.903 134.797 168.361 83,26 124,9 Nguồn: UBND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang Theo bảng 1, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN huyện Chợ Gạo đang tập trung đầu tư cho giao thông. Việc đầu tư xây dựng đường giao thông, cầu cống giúp cho hoạt động đi lại và lưu chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Nhờ chủ trương phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, UBND huyện đã tập trung vào việc đầu tư các vùng trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư đúng hướng giúp kết cấu hạ tầng từng bước phát triển, nhiều công trình được đầu tư, các tuyến đường giao thông, các công trình thủy lợi nhỏ, kênh mương, các công trình văn hóa, thể thao, trường học được nâng cấp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. 2.2. Tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nhìn chung qua các năm, tình hình giải ngân vốn hoàn thành kế hoạch, hầu hết đạt tỷ lệ trên 85% ở cả 3 nguồn vốn. Đây là nỗ lực lớn của lãnh đạo và cán bộ huyện. Đặc biệt UBND huyện đã bám sát hướng dẫn của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, chủ động trong phê duyệt chủ trương đầu tư các công trình trước 30/10 hàng năm. Bảng 2. Thống kê tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ĐVT: Tỷ đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nguồn Tỷ Tỷ lệ Tỷ lệ vốn Kế Thực Kế Thực lệ Kế Thực thực thực hoạch hiện hoạch hiện thực hoạch hiện hiện hiện hiện Nguồn ngân sách 12.256 12.253 99,98 12.652 12.652 100 10.866 9.732 89,56 huyện 42
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 Nguồn ngân sách 78.896 66.091 83,77 35.479 35.479 100 114.277 97.144 85,01 tỉnh bổ sung Nguồn vốn từ chương 70.751 70.152 99,15 86.666 86.666 100 43.218 37.221 86,12 trình mục tiêu quốc gia Tổng 161.903 148.496 91,72 134.797 134.797 100 168.361 144.097 85,59 Nguồn: UBND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 2.3. Kết quả quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo mỹ quan đô thị, phục vụ tốt cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Các hệ thống thoát nước ra sông và tuyến đường giao thông trên cống nhằm phục vụ thoát nước cho các hộ dân, cải tạo cảnh quan môi trường trong khu vực. Xây dựng nhà đa năng, thư viện, nhà ăn bán trú nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của trường của huyện. Phục vụ hoạt động thể dục thể thao cho người dân trên địa bàn huyện. Góp phần đảm bảo tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện. Tàu thuyền có chỗ neo đậu, sửa chữa, lên xuống hàng hóa và tránh bão trong mùa mưa. 2.4. Một số hạn chế Phân bổ nguồn vốn NSNN đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm: Khi thực hiện xây dựng dự toán vốn đầu tư chưa lường hết được nhu cầu về nguồn vốn thực tế, đầu tư còn dàn trải. Trong quản lý trình tự lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Công tác khảo sát, lập dự án và đánh giá nhu cầu sử dụng dự án của chủ đầu tư đối với các đơn vị tư vấn còn hạn chế. Công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Kiểm soát quy chế đấu thầu chưa chặt chẽ, việc đánh giá năng lực nhà thầu chưa đảm bảo, chưa lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực nên khi thực hiện thi công công trình kéo dài, chi phí đầu tư bổ sung lớn. Trong công tác quản lý thi công công trình: Thiếu kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công; xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công chưa phù ợh p; năng lực của nhà thầu thi công còn hạn chế. Công tác giải phóng mặt bằng: Việc khiếu kiện, khiếu nại của người dân kéo dài, tiến độ giải phóng mặt bằng không theo đúng kế hoạch giao đất cho dự án, Công tác giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến chậm tiến độ. Trong công tác thanh toán: Nhiều công trình, bản vẽ hoàn công và quyết toán chỉ là thủ tục hình thức, chưa phản ánh thực chất khối lượng thực tế và kết quả thi công của công trình. 43
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 3. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 3.1. Tuân thủ quy trình quản lý dự án đầu tư Đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. 3.2. Về quản lý quy hoạch và phân bổ nguồn vốn Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cần bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án đang thi công dang dở, sau đó mới bố trí cho các dự án mới. 3.3. Giai đoạn lập và thẩm định dự án đầu tư Nâng cao chất lượng lập dự án để đảm bảo dự án khả thi. Hoàn thiện công tác quản lý lựa chọn nhà thầu tư vấn và khảo sát thiết kế. Hoàn thiện công tác quản lý thẩm định dự án. 3.4. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện công tác đấu thầu và có cán bộ chuyên sâu phụ trách đấu thầu của các dự án. Hoàn thiện phương pháp đánh giá năng lực của nhà thầu cho phù hợp. Xây dựng cơ chế đấu thầu qua mạng để hạn chế tiêu cực, thông thầu. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiểu sử, năng lực các nhà thầu để các chủ đầu tư tham khảo trong quá trình lựa chọn. Đối với các dự án phức tạp theo đặc trưng các dự án xây dựng là những dự án sử dụng nguồn vốn lớn, thời gian khai thác sử dụng lâu dài để nâng cao chất lượng cho dự án phải đảm bảo đồng bộ ở nhiều khâu khác nhau. 3.5. Về giải phóng mặt bằng Thứ nhất, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch bảo vệ quyền lợi cho người dân được đền bù thỏa đáng khi tài sản của họ bị thu hồi. Thứ hai, đảm bảo kịp về tiến độ, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển tạo điều kiện tái định cư, đảm bảo cuộc sống của các hộ dân có đất bị thu hồi. Thứ ba, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cần phải quy định rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, từng cấp được quyền tuyên bố thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích an ninh - quốc phòng. Thứ tư, phải chuyên nghiệp hóa công tác giải phóng mặt bằng, nhất là đào tạo các chuyên viên quản lý giá cho công việc này. Ngoài ra, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, những người bị thu hồi đất để phục vụ xây dựng công trình. Xây dựng lại quy trình giải phóng mặt bằng để đáp ứng theo nghị định mới của Thủ tướng Chính phủ. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn làm cơ sở triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để triển khai dự án. 3.6. Về thi công xây dựng công trình Tăng cường công tác quản lý tiến độ, thời gian thực hiện dự án, quản lý tốt chất lượng dự án đầu tư, chi phí dự án. 44
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 3.7. Về quyết toán, tạm ứng, giải ngân khối lượng xây dựng cơ bản Thứ nhất, trong giải ngân thanh toán vốn đầu tư cần phân bổ đủ vốn đầu tư cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện đầu tư xây dựng và giải ngân thanh toán vốn. Yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt thiết kế - dự toán, lựa chọn nhà thầu để sớm khởi công xây dựng. Việc cấp phát thanh toán phải thực hiện nghiêm túc, công khai và đảm bảo đúng tiến độ, nâng cao chất lượng thẩm tra hồ sơ thanh toán vốn. Thứ hai, về quyết toán dự án hoàn thành cần tăng cường tập huấn về chế độ chính sách liên quan đến quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư để nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành tại cơ quan tài chính các cấp. Tăng cường kiểm tra đôn đốc, thực hiện xử phạt nghiêm các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm trong công tác quyết toán. 3.8. Đối với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước Xây dựng quy chế và quy định cụ thể về nội dung, trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan liên quan. Nâng cao năng lực hiệu quả công tác thanh tra. Phát huy vai trò của kiểm toán Nhà nước, tạo điều kiện để kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện kiểm tra trong suốt quy trình kế hoạch hoá, việc kiểm tra được xem xét trên các khía cạnh khối lượng công việc được đầu tư, định mức chi phí, giá cả thiết bị khi lập dự toán. Thực hiện kiểm tra trong khâu thi công, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, công trình theo thiết kế, kiểm tra quyết toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chợ Gạo (2019). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 - 2019. [2] Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chợ Gạo (2019). Báo cáo hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2017 - 2019. [3] Thủ tướng Chính phủ (2013). Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng đầu tư công trình. [4] Thủ tướng Chính phủ (2015). Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. [5] Thủ tướng Chính phủ (2015). Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. [6] Thủ tướng Chính phủ (2017). Nghị định số 42/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. [7] Nguyễn Ngọc Hải (2016). Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Trường Đại học Duy Tân. [8] Trần Viết Hưng (2018). Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế. [9] Quốc hội Việt Nam (2013). Luật đấu thầu số: 43/2013/QH13. [10] Quốc hội Việt Nam (2014). Luật đầu tư số: 67/2014/QH13. [11] Quốc hội Việt Nam (2014). Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13. Ngày nhận: 29/10/2020 Ngày duyệt đăng: 02/04/2021 45