Quản lý nhà nước với quỹ tín dụng nhân dân trong bối cảnh FTA thế hệ mới – kinh nghiệm từ Canada

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2250
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý nhà nước với quỹ tín dụng nhân dân trong bối cảnh FTA thế hệ mới – kinh nghiệm từ Canada", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_voi_quy_tin_dung_nhan_dan_trong_boi_canh_ft.pdf

Nội dung text: Quản lý nhà nước với quỹ tín dụng nhân dân trong bối cảnh FTA thế hệ mới – kinh nghiệm từ Canada

  1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRONG BỐI CẢNH FTA THẾ HỆ MỚI – KINH NGHIỆM TỪ CANADA Ths. Vũ Ngọc Tú Trƣờng Đại Học Thƣơng mại Tóm lược: Xu hướng hội nhập sâu rộng ngày càng phát triển trên thế giới, Việt Nam c ng không n m ngoài xu hướng đó. Khi nền kinh tế quốc gia hội nhập, các doanh nghiệp vừa và nh trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Quỹ tín dụng nhân dân là nơi các doanh nghiệp vừa và nh có thể tiếp cận với nguồn vốn với quy mô nh . Trong xu thế đó, sự cần thiết phải đổi mới phương thức quản lý đối với loại hình tài chính này. Bài viết tập trung vào việc phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam trong thời gian qua và trong bối cảnh hiệp định thương mại FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó c ng phân tích kinh nghiệm quản lý loại hình tài chính này từ Canada –một quốc gia phát triển, có hệ thống tín dụng nhân dân phát triển. Từ việc phân tích đó rút ra bài cho Việt Nam. Cuối cùng tác giả đưa ra một số kiến nghị nh đối với Nhà nước để hệ thống quỹ tín dụng phát triển, phục vụ tôt cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh mới. Từ khoá: Quỹ tín dụng nhân dân; tín dụng; FTA; quản lý nhà nước; chính sách. Thời gian vừa qua, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đã không ngừng phát triển cả về số lượng từ 1095 quỹ năm 2011 đã tăng lên 1166 QTDND năm 2016. Tổng tài sản của hệ thống QTDND tăng trưởng nhanh qua từng năm. Đến cuối năm 2016, tổng tài sản của hệ thống QTDND là trên 90.000 tỷ đồng, tăng hơn 165% so với cùng kỳ năm 2011. Đến cuối năm 2019 tổng tài sản đã đạt hơn 124.000 tỷ đồng, tăng 138% so với 2016. QTDND đã phát huy được vai trò tích cực trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần tạo công ăn việc làm. Trong thời đại hiện nay, khi các hiệp định tự do hoá thương mại ngày càng phát triển theo hình thức mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cạnh tranh nhiều hơn với các tập đoàn lớn trên thế giới. QTDND là nơi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc quy mô hộ gia đình có thể tiếp cận với nguồn vốn hướng tới cải tiến sản xuất - kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Kết quả này khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại một bộ phận QTDND yếu kém, có nguy cơ mất an toàn, tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh nguyên nhân từ nội tại của hệ thống QTDND còn có nguyên nhân từ mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hiệu lực, hiệu quả QLNN. Chính vì những hạn chế này mà việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về hoạt động quản lý nhà nước đối với loại hình này là vẫn đế đặt ra với các cơ quan quản lý của Việt Nam. Tiến tới phát huy vai trò của quỹ đối với quá trình phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập toàn cầu. 1137
  2. 1. Một số lý luận về Quản lý Nhà nƣớc đối với QTDND. 1.1. Một số khái niệm cơ bản. * Quỹ tín dụng và một số thuật ngữ liên quan. Theo Hiệp hội các quỹ tín dụng thế giới (WOCCU), ―Quỹ tín dụng - được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau tại các nước trên thế giới - là các hợp tác xã tài chính được sở hữu bởi chính khách hàng của mình, nhằm cung cấp các dịch vụ tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ tài chính khác cho thành viên. Thành viên của các quỹ tín dụng có mối liên kết chung với nhau, dựa trên các mối quan hệ chung về cộng đồng, nghề nghiệp, tổ chức hoặc tín ngưỡng‖. Quá trình hình thành và phát triển mô hình QTD luôn gắn liền với lịch sử phong trào Hợp tác xã (HTX) nói chung và Hợp tác xã tín dụng (HTXTD) nói riêng. Trong đó, hình thức NH HTX được coi là loại hình TCTD hợp tác có quy mô lớn hơn và trình độ phát triển ở cấp cao hơn so với hình thức QTD. Trong khi các QTD tập trung vào phục vụ cho khách hàng là thành viên của mình, các NH HTX phục vụ cả đối tượng khách hàng là thành viên và phi thành viên (tùy mỗi khu vực pháp lý, sẽ có những quy định chi tiết về tỷ lệ thành viên và phi thành viên). Ngoài ra, các NH HTX chịu sự điều chỉnh của cả các quy định pháp lý đối với ngân hàng và các quy định pháp lý đối với khu vực HTX, theo đó cũng được phép cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và tham gia vào các hoạt động đầu tư rộng rãi hơn so với các QTD. Tuy nhiên, sự khác biệt trong quy mô và trình độ phát triển giữa các loại hình TCTD hợp tác xã ngày càng mờ nhạt khi mô hình hoạt động và lĩnh vực hoạt động của các TCTD hợp tác này ngày càng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Thứ nhất, theo Canadian Bankers Association (2015), các QTD ở nhiều quốc gia phát triển đã và đang cung ứng một loạt các dịch vụ tài chính đa dạng và phức tạp giống như các ngân hàng thương mại (NHTM), do đó khó có thể khẳng định trình độ phát triển hệ thống QTD của quốc gia này thấp hơn trình độ phát triển của hệ thống NH HTX của một quốc gia khác. Thứ hai, bên cạnh những hệ thống NH HTX lớn mạnh như Rabobank của Hà Lan, cũng có những hệ thống QTD phát triển mạnh mẽ thành những tập đoàn lớn như Tập đoàn Desjardins của Canada - được xếp vào nhóm các Công ty nắm vốn ngân hàng (BHC), hay những QTD trung tâm phát triển như Quỹ trung tâm 1 tại British Columbia, Canada - được xếp vào nhóm các tổ chức tài chính có tầm quan trọng hệ thống quốc gia (D-SIFI). * Khái niệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND. Quản lý nhà nước của NHNN đối với QTDND là sự tác động có tổ chức mang tính quyền lực công của NHNN thực hiện thông qua hệ thống công cụ pháp luật và chính sách để chấn chỉnh các hành vi trong các quan hệ tài chính – tiền tệ nhằm mục tiêu duy trì, phát triển ổn định, bền vững hệ thống QTDND. 1.2. Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước với QTDND. Nhiều mô hình giám sát khác nhau đã được phát triển trên thế giới. Mỗi mô hình có những điểm yếu và điểm mạnh riêng tùy thuộc vào cơ quan giám sát, QTD và người gửi tiền. Hiện nay, theo tổng kết của WOCCU, trên thế giới có 4 mô hình giám sát nổi bật như sau: 1138
  3. * Trực tiếp giám sát tất cả các QTD Tất cả các QTD được giám sát trực tiếp bởi một cơ quan quản lý của chính phủ. Mô hình này sẽ đảm bảo được các tiêu chuẩn cạnh tranh đồng nhất trên thị trường, loại bỏ khả năng chênh lệch trong các quy định và cải thiện niềm tin thị trường. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của mô hình này là chi phí phát sinh cho hoạt động giám sát đối với các nước có nguồn lực hạn chế mà có số lượng QTD lên tới hàng trăm, hàng nghìn đơn vị. Do đó, trong trường hợp này, các cơ quan giám sát cần phải có khả năng thu phí cho dịch vụ giám sát của mình; sử dụng công nghệ, tận dụng cấu trúc giám sát dựa trên rủi ro; và quan trọng nhất là sử dụng các phương pháp mới để thực hiện việc kiểm tra, đặc biệt là đối với các tổ chức có quy mô nhỏ đến trung bình và có rủi ro thấp. Tại một số quốc gia, các QTD không ủng hộ các chương trình thu phí và do đó việc triển khai các hoạt động giám sát trở nên khó khăn. Các quốc gia sử dụng mô hình này gồm có Canada, Úc, Ai Len, Anh, Mỹ, Ukraine, Nam Phi và Ấn Độ (đối với các NH HTX đô thị). * Trực tiếp giám sát các QTD lớn nhất Tại một số quốc gia, cơ quan quản lý khu vực tài chính chỉ trực tiếp giám sát những QTD lớn, dựa trên quy mô tài sản hoặc tiền gửi. Mô hình này bắt đầu phát triển ở châu Mỹ La tinh từ giữa những năm 1990 và hiện nay được sử dụng ở Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và El Salvador. Trong một số trường hợp (như Bolivia, Ecuador và El Salvador), các tổ chức nhỏ sẽ chịu sự giám sát phi an toàn (non – prudential oversight) từ các cơ quan chính phủ khác không chịu trách nhiệm về các vấn đề ngân hàng. Trong một số trường hợp khác (như Chile và Uruguay), Bộ chịu trách nhiệm về các tổ chức phi ngân hàng, chẳng hạn như các tổ chức môi giới thế chấp, các doanh nghiệp bảo hiểm và chuyển tiền, sẽ giám sát các tổ chức có quy mô nhỏ. Mô hình giám sát này áp dụng các chuyên môn kỹ thuật ở ngân hàng trung ương vào các QTD và tập trung nguồn lực vào các tổ chức lớn nhất có thể gây ảnh hưởng hệ thống nếu chúng gặp trục trặc. Mô hình này đòi hỏi ít nguồn lực hơn từ cơ quan giám sát nhưng tạo ra sự chênh lệch trong quy định. Nó cũng chia khu vực QTD thành 2 phần, với những yêu cầu tuân thủ, dịch vụ cung cấp và lợi ích khác nhau. Khuôn khổ giám sát chia đôi như vậy gây ra sự lẫn lộn cho người gửi tiền về QTD nào được giám sát (và lành mạnh) và quỹ nào thì không được giám sát. Sự lẫn lộn này có thể dẫn đến việc làm giảm niềm tin đối với tất cả các QTD và có thể trở nên phức tạp hơn nếu hệ thống đảm bảo tiền gửi được áp dụng không đồng đều đối với tất cả các QTD. * Ủy quyền giám sát cho bên thứ 3 Ủy quyền giám sát xuất hiện khi chính phủ chính thức ủy quyền việc thực thi giám sát (một phần hoặc toàn bộ) qua luật và các quy định cho một bên thứ ba, hầu hết thường là các hiệp hội quỹ tín dụng quốc gia hoặc các bộ phận của hiệp hội này. Mô hình này thường được áp dụng khi phong trào quỹ tín dụng còn ở những giai đoạn đầu của sự phát triển và có thể áp dụng với những hệ thống đã phát triển nếu được quản lý tốt. Nếu được ủy thác cho hiệp hội 1139
  4. quốc gia, mô hình này có thể giúp đảm bảo có sự trao đổi gần gũi hơn giữa quỹ tín dụng và cơ quan giám sát của nó so với giám sát trực tiếp bởi cơ quan giám sát của chính phủ. Mô hình này có lợi cho chính phủ trong ngắn hạn nhờ cho phép chính phủ tránh được chi phí tài chính cho việc giám sát. Nó cũng đem lại lợi ích cho các hiệp hội khi tạo ra dòng doanh thu. Thêm vào đó, quỹ tín dụng cũng có lợi từ việc có mối quan hệ đồng nghiệp với đơn vị giám sát khi đơn vị giám sát này có trách nhiệm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của khu vực. Mô hình giám sát ủy thác thành công đòi hỏi: (i) quản lý chặt chẽ vấn đề mâu thuẫn lợi ích khi cơ quan giám sát là đơn vị ủng hộ chính đối với quỹ tín dụng và chịu sự quản trị của chính các tổ chức mà nó giám sát và (ii) sự phát triển của năng lực kỹ thuật trong đơn vị được ủy thác giám sát. Một số quốc gia áp dụng mô hình gồm Hàn Quốc, Mê hi cô, Peru và Ba Lan. * Tái cấu trúc Bộ Hợp tác xã thành đơn vị giám sát Do chính phủ các nước nhận ra nhu cầu giám sát an toàn riêng đối với QTD nên một số quốc gia đã tái cấu trúc Bộ Hợp tác xã trở thành một cơ quan giám sát an toàn đối với QTD. Dựa trên tổng kết kinh nghiệm tại một số quốc gia trong vòng 50 năm qua, mô hình này có một vài điểm yếu về tài chính và kỹ thuật. Hầu hết các Bộ Hợp tác xã tập trung vào thúc đẩy các tổ chức HTX thuộc nhiều loại hình và trong nhiều lĩnh vực (chẳng hạn như nông nghiệp, nhà ở, sản xuất) chứ không chỉ tập trung duy nhất vào các HTX tài chính. Cơ quan này thường không có đủ nguồn lực tài chính, đặc biệt là so với các ngân hàng trung ương và/hoặc cơ quan giám sát của ngân hàng. Việc thiếu nguồn lực tài chính và sự tập trung gây khó khăn trong việc thu hút và duy trì các cá nhân có hiểu biết cần thiết về kỹ thuật và tài chính. Trong khi đó, thông qua các chương trình trao đổi và đào tạo quốc tế, cơ quan giám sát khu vực ngân hàng nói chung có khả năng tiếp cận tốt hơn với những kỹ thuật và công nghệ giám sát mới. Đây là mô hình giám sát nổi bật ở khu vực châu Phi và một số quốc gia châu Á, và Trung Mỹ. 1.3. Nội dung quản lý Nhà nước với QTDND. Công tác quản lý nhà nước của NHNN đối với QTDND tập trung vào một số nội dung như: Thứ nhất là, việc xây dựng cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hệ thống QTDND là việc chuyển tải các văn bản QTDND (đối tượng quản lý) để điều chỉnh mọi hành vi của QTDND. Thứ hai là, việc quản lý, cấp phép cho QTDND. Đây là việc thông qua cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho QTDND phát triển kể cả số lượng và chất lượng theo những điều kiện và khuôn khổ nhất định. Thứ ba là, thanh tra, giám sát hệ thống QTDND để định hướng cho QTDND hoạt động theo đúng khuôn khổ pháp lý đã có, kịp thời phát hiện tồn tại, sai sót đã có, điều chỉnh kịp thời những khó khăn nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của các QTDND. 1140
  5. Thứ tư là, xử lý những yếu kém của QTDND, triển khai các biện pháp cơ cấu lại hoạt động của QTDND, giúp cho QTDND khắc phục những yếu kém để phát triển ổn định. Thứ năm là, những hỗ trợ cho hệ thống QTDND để đảm bảo cho các QTDND thực hiện tốt mục tiêu của mình cần có sự hỗ trợ, trợ giúp từ các cơ quan quản lý nhà nước qua các cơ chế về hoạt động, chính sách, đào tạo 2. Thành công và tồn tại trong QLNN đối với QTNDN ở Việt Nam. Các cơ quan quản lý Nhà nước đã thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý Nhà nước đối với hệ thống QTDND và về cơ bản đã đạt được mục tiêu xây dựng, hình thành và duy trì một hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, đóng góp tích cực cho xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. 2.1. Thành công: - Xây dựng cơ chế chính sách hành lang pháp lý: trong giai đoạn từ 2010 - 2016, hệ thống cơ chế, chính sách đã tập trung vào việc hoàn thiện mô hình và gia tăng tính an toàn của hệ thống QTDND, thông qua các quy định cụ thể như: Quy định về kiểm toán độc lập; Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ; Thiết lập―ngân hàng đầu mối‖ của hệ thống QTDND – NH HTX; Thiết lập Quỹ bảo toàn hệ thống QTDND; Quy định về tổ chức và hoạt động đối với QTDND; Quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTDND - Công tác cấp phép: NHNN đã ban hành các quy định về cấp phép với các điều kiện cơ bản phù hợp với thông lệ chung của quốc tế để cho phép thành lập các QTDND trên cơ sở góp vốn của các thành viên cùng sinh sống trên một địa bàn, có đủ năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Ngoài ra, trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn và nhiệm vụ của ngành ngân hàng, các quy định về cấp phép đã được điều chỉnh phù hợp: + Giai đoạn trước khi triển khai tổng kết Chỉ thị 57-CT/TW: Việc cấp phép được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động QTDND; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của QTDND; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập QTDND; thanh lý QTDND dưới sự giám sát của NHNN. Ngày 16/01/2012, NHNN có Công văn tạm dừng việc xem xét cấp phép thành lập mới QTDND đối với hồ sơ tiếp nhận từ ngày 01/01/2012 để tiến hành tổng kết Chỉ thị 57-CT/TW. Việc thành lập mới QTDND sẽ được thực hiện trên cơ sở kết quả tổng kết Chỉ thị 57-CT/TW. + Giai đoạn triển khai Đề án 254 và tổng kết Chỉ thị 57-CT/TW: Đây là giai đoạn công tác tác cấp phép được xem là một trong những công cụ thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định 254. NHNN ban hành Công văn số 5570/NHNN-TTGSNH ngày 23/7/2015 Về việc chấp thuận chủ trương thành lập QTDND năm 2015-2016 và Công văn 3855/NHNN-TTGSNH ngày 24/5/2017 quy định nguyên tắc chung để NHNN xem xét đề nghị chấp thuận chủ trương cấp phép thành lập QTDND của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. 1141
  6. Hệ thống QTDND không ngừng gia tăng số lượng Quỹ và số lượng thành viên, năm 2011 có 1.095 QTDND đến năm 2018 đã có 1.166 QTDND hoạt động trên 56 tỉnh, thành phố với 1.937.973 thành viên (bình quân 1.662 thành viên/Quỹ). - Công tác thanh tra, giám sát: Hàng năm, các Cục TTGSNH/NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra theo định kỳ. Nội dung thanh tra khá toàn diện về tất cả các mặt tổ chức và hoạt động của QTDND. Trong giai đoạn từ 2011 - 2015, tại 56 tỉnh, thành phố, các Cục TTGSNH/NHNN chi nhánh đã tiến hành 3.299 cuộc thanh tra, kiểm tra QTDND (chiếm 46,2% trong tổng số 7.137 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các TCTD). Theo đó, năm 2011 tiến hành 537 cuộc theo kế hoạch, năm 2012 tiến hành 611 cuộc, năm 2013 tiến hành 642 cuộc, năm 2014 tiến hành 617 cuộc và năm 2015 tiến hành 566 cuộc. Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch, căn cứ kết quả công tác giám sát, phát hiện các tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống QTDND, các Cục TTGSNH/NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đã tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất: năm 2011 tiến hành 19 cuộc đột xuất, năm 2012 tiến hành 40 cuộc, năm 2013 tiến hành 29 cuộc, năm 2014 tiến hành 30 cuộc và năm 2015 tiến hành 208 cuộc. Trong đó, chủ yếu là các cuộc kiểm tra đột xuất và được tiến hành chủ yếu trên các địa bàn Bình Định, Đăk Lăk, Hải Phòng, Lâm Đồng, Ninh Bình, Phú Thọ. Qua thanh tra, nhiều tồn tại, sai phạm của QTDND đã được phát hiện và có kiến nghị xử lý kịp thời; đồng thời cũng qua kết quả thanh tra đã có nhiều kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách, các quy trình nghiệp vụ nội bộ của QTDND; nhiều sai phạm nghiêm trọng đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. - Xử lý những yếu kém của quỹ tín dụng: việc xử lý các QTDND yếu kém là một trong những nội dung trọng tâm của các giai đoạn củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại và được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn triển khai Đề án 254. Các biện pháp QLNN có thể kể đến là: Ban hành hàng loạt các quy định, văn bản hướng dẫn đối với việc xử lý QTDND yếu kém (công văn số 187/NHNN-TTGSNH.m ngày 05/4/2013 về việc cơ cấu lại QTDND; công văn số 938/NHNN-TTGSNH.m ngày 17/12/2013 về việc xử lý QTDND yếu kém; công văn số 5677/NHNN-TTGSNH ngày 07/8/2014 về việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát QTDND; công văn số 3675/NHNN-TTGSNH ngày 25/5/2015 về việc kết quả xếp loại QTDND năm 2014 và xử lý sau xếp loại; công văn số 643/NHNN-TTGSNH.m ngày 06/7/2015 về việc báo cáo xử lý QTDND yếu kém; Cẩm nang xử lý QTDND yếu kém ban hành kèm theo Công văn số 560/NHNN-TTGSNH.m ngày 10/7/2015 ). Nhận diện và phân loại QTDND yếu kém: Trên cơ sở các tiêu chí xác định QTDND yếu kém (tại Quyết định số 14/2007/QĐ-NHNN ngày 09/4/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế xếp loại QTDND và các tiêu chí phân loại TCTD nêu tại kế hoạch 241/KH- NHNN.m ngày 25/4/2013) và kết quả thanh tra, giám sát, hàng năm NHNN đã nhận diện được số lượng QTDND yếu kém như sau: năm 2011 có 17 quỹ, năm 2012 có 21 quỹ, năm 2013 có 70 quỹ, năm 2014 có 68 quỹ và đến năm 2015 có 52 quỹ. Yêu cầu các QTDND yếu 1142
  7. kém xây dựng phương án cơ cấu lại trình Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng/NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phê duyệt trước khi thực hiện. - Về công tác hỗ trợ: hoạt động hỗ trợ hệ thống QTDND của NHNN được thể hiện qua 3 mặt sau: Hỗ trợ tài chính: Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ tài chính để hỗ trợ các QTDND hoạt động thông qua việc cấp vốn điều lệ cho tổ chức đầu mối là NHHTX (3000 tỷ đồng, tương đương 99,9% vốn điều lệ của NHHTX) thay vì các QTDND phải góp vốn. Hỗ trợ về thuế: để hỗ trợ cho các QTDND phát triển thuận lợi, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng đối tượng phục vụ, Nhà nước đã có chính sách thuế ưu đãi đối với hệ thống QTDND, theo đó: + Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với TCTD là hợp tác xã thấp hơn thuế suất đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 2%; + Đối với QTDND thành lập mới tùy thuộc vào địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Hỗ trợ đào tạo: hoạt động này được thực hiện theo Thông báo 160/TB-NHNN ngày 19/5/2009 của NHNN. Trong thời gian qua Hiệp hội QTDND đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống QTDND thông qua hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ cho các QTDND. Trong giai đoạn 2011 – 2016, Hiệp hội QTDND đã tổ chức được 58 lớp đào tạo cho 4.807 cán bộ QTDND, số lớp học được tổ chức có xu hướng gia tăng theo các năm: 07 lớp trong năm 2011, 09 lớp trong các năm 2013, năm 2014 và 12, 14 lớp trong các năm tương ứng 2015, 2016; Số lượng học viên tham gia đào tạo cũng luôn được duy trì và có đà tăng nhẹ, từ khoảng 800 cán bộ năm 2013 đã lên đến gần 900 cán bộ vào năm 2016. 2.2. Tồn tại - Về công tác xây dựng cơ chế, chính sách: việc ban hành cơ chế chính sách đối với các QTDND còn thiếu, chậm so với yêu cầu thực tiễn. Luật TCTD đã có hiệu lực từ 01/01/2011 nhưng còn nhiều văn bản hướng dẫn Luật chưa được ban hành, như Quy định về mạng lưới của QTDND, Quy định về sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại đối với QTDND, Quy định về trình tự, thủ tục thay đổi vốn điều lệ của QTDND Một số quy định áp dụng đối với QTDND chưa hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động của QTDND (như thành viên, vốn góp, quy chế cho vay, địa bàn, ), khi áp dụng vào thực tiễn đã bộc lộ khiếm khuyết. Điển hình về vốn góp thường niên: Theo Điều 28 Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về góp vốn của thành viên QTDND như sau: “Mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100.000 đồng. Các thành viên QTDND không phải góp vốn thường niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tham gia QTDND. Vốn góp thường niên có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong năm tài chính, vốn góp thường niên bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2016”. Việc quy định về vốn góp thường niên với mức tối thiểu 100.000 đồng/năm đối với thành viên mang tính hình thức, khiên cưỡng, kém hiệu quả, không hình thành được mối quan hệ thường xuyên, hai chiều giữa thành viên và QTDND. Thực tế cho thấy, các QTDND rất khó khăn, vất vả trong việc hàng năm đi vận động hằng trăm thành 1143
  8. viên lâu năm đóng góp khoản tiền bé (100.000 VNĐ) để duy trì tư cách thành viên, nhất là đối với các đảng viên trước đây tham gia gây dựng QTDND theo chỉ đạo của Tỉnh ủy khi triển khai Chị thị 57-CT/TW. - Về công tác cấp phép: thẩm định hồ sơ cấp phép của một số NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố vẫn còn hiện tượng sơ sài, đại khái; cấp phép mang tính chủ quan, thực hiện theo mệnh lệnh hoặc có thời điểm cấp phép ồ ạt, không gắn với mục tiêu tái cơ cấu. Có những địa phương xảy ra tình trạng cấp phép không đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, cấp phép không đúng chỉ đạo của NHNN TW, như: NHNN chi nhánh Thanh Hóa: 02 trường hợp (năm 2013), NHNN chi nhánh Hà Tĩnh: 04 trường hợp (2012 - 2013), NHNN chi nhánh Vĩnh Long: 01 trường hợp (năm 2016) - Về công tác thanh tra, giám sát: chủ yếu là thanh tra định kỳ, dàn trải đối với tất cả các QTDND, dẫn đến tình trạng nguồn lực thanh tra bị phân tán, sử dụng thời gian cho công tác thanh tra chưa thực sự hiệu quả; Nhiều cuộc thanh tra không phát hiện được các vi phạm, các rủi ro tiềm ẩn; các kết luận thanh tra còn sơ sài, nương nhẹ cho đối tượng thanh tra; Việc đôn đốc, giám sát thực hiện kiến nghị theo kết luận thanh tra tại nhiều địa phương chưa được chú trọng dẫn đến QTDND chậm trễ trong việc khắc phục sai phạm. - Về công tác cơ cấu lại: việc xử lý các QTDND yếu kém còn chậm chạp, kéo dài, một phần do phải qua rất nhiều khâu, nhiều cấp mới quyết định được giải pháp xử lý. Việc triển khai phá sản các QTDND gặp nhiều khó khăn bởi thủ tục phá sản QTDND còn nhiều bất cập do chưa từng có tiền lệ và quy trình, thủ tục phức tạp. Ngoài ra đại đa số các địa phương đều rất do dự áp dụng biện pháp phá sản đối với QTDND, do e ngại ảnh hưởng đến sự bất ổn về tâm lý dân cư và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. - Về hỗ trợ đào tạo: công tác đào tạo của Hiệp hội QTDND còn chưa kịp thời, có xu hướng co hẹp, hình thức đào tạo, giáo trình, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo còn đơn điệu. Năng lực hỗ trợ trong công tác đào tạo, phổ biến văn bản QPPL của Hiệp hội QTDND còn yếu và lúng túng. Việc nắm bắt khó khăn trong quá trình triển khai cơ chế, chính sách, cập nhật văn bản mới để phản ánh nguyện vọng, đề xuất của hội viên và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến QTDND và Hiệp hội còn chậm, bị động. Các chức năng như tư vấn, đào tạo, tuyên truyền và trao đổi thông tin, kinh nghiệm về QTDND, xử lý các mối bất hòa trong hệ thống chưa được triển khai đầy đủ, kịp thời. Thay vào đó, theo phản ánh của nhiều QTDND qua quá trình khảo sát, Hiệp hội QTDND chỉ quan tâm đến việc thu phí hội viên đối với các QTDND, điều này đã dẫn đến hiện tượng một số QTDND không còn nhiệt tình tham gia Hiệp hội QTDND. 3. Kinh nghiệm của Canada – bài học cho Việt Nam. Khu vực HTX ở Canada được coi là một trong ba trụ cột quan trọng của nền kinh tế (bên cạnh khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân). Canada cũng là nơi phong trào HTX tín dụng phát triển mạnh mẽ dưới hình thức hệ thống các QTD từ đầu những năm 1990 đến nay. Với mô hình nhà nước liên bang gồm 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ, phong trào QTD cả nước tại Canada hiện nay gồm 3 cấp, bao gồm: cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp quốc gia 1144
  9. Quốc hội Canada Báo cáo trực tiếp Cơ quan độc lập Bộ Tài chính Văn phòng giám sát Ngân hàng Canada các định chế tài Vụ Tài chính chính (OSFI) (BOC) Công ty bảo hiểm tiền Cơ quan người tiêu dùng gửi Canada (CDIC) tài chính Canada (FCIC) Ủy ban giám sát các định chế tài chính Nguồn: James K. Jackson (2013) Mô hình tổ chức quản lý và giám sát hệ thống tài chính Canada Cấp cơ sở: 434 QTD hoạt động tại các tỉnh với gần 4,3 triệu thành viên. Cấp khu vực/tỉnh: các QTD cơ sở tại mỗi tỉnh cùng nhau thành lập QTD trung tâm của tỉnh đó. Riêng các QTD cơ sở tại 2 tỉnh là Ontario và British Columbia cùng thành lập chung một tổ chức trung tâm là QTD Trung tâm 1. Các QTD trung tâm tại mỗi tỉnh là các HTX tài chính thực hiện chức năng ngân hàng trung ương và quản lý thanh khoản cho các QTD cơ sở thành viên; đồng thời cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ khác bao gồm các hoạt động liên quan đến chức năng hiệp hội thương mại bao gồm các dịch vụ như: hỗ trợ đào tạo chuyên môn, cho phép QTD thành viên tham gia vào các chương trình chứng khoán nhằm huy động vốn, điều chuyển và thanh khoản nguồn vốn giữa các quỹ tín dụng từ nơi thừa sang nơi thiếu Cấp trung ương/quốc gia: các QTD trung tâm cấp tỉnh cùng nhau sở hữu Quỹ tín dụng trung ương Canada (CUCC - Credit Union Central of Canada). CUCC có chức năng quản lý thanh khoản cấp quốc gia và cung cấp các dịch vụ hiệp hội thương mại ở quy mô quốc gia. Về mô hình quản lý: Với đặc điểm là một nhà nước liên bang, Canada hiện nay có hai hệ thống luật pháp: Hệ thống thông luật của Anh, là nền tảng cho luật của liên bang; luật của 9 trên 10 tỉnh, luật của các vùng lãnh thổ; và hệ thống dân luật áp dụng cho tỉnh Quebec. Chính vì mô hình thể chế chính trị và luật pháp này mà các QTD cơ sở và QTD trung tâm cấp tỉnh hình thành nên một hệ thống QTD của tỉnh đó và các hệ thống này có thể được điều chỉnh bởi các hệ thống luật pháp khác nhau trong từng tỉnh, và nằm trong chỉnh thể hệ thống pháp luật của liên bang như sau: 1145
  10. Trước hết, Canada có hệ thống giám sát tài chính theo mô hình hợp nhất, trong đó trách nhiệm giám sát được phân chia giữa chính phủ liên bang, chính quyền cấp tỉnh và các tổ chức trong chính phủ liên bang như sau: Hệ thống chia sẻ trách nhiệm giám sát và quản lý tài chính hợp nhất này của Canada đã tỏ ra có giá trị trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Thứ hai, trong tổng thể Mô hình giám sát tài chính hợp nhất đó, riêng đối với hệ thống QTD, cơ quan giám sát và quản lý được tổ chức theo mô hình trực tiếp giám sát tất cả các QTD, cụ thể như sau: các QTD cơ sở được quản lý theo cấp tỉnh, trong khi các QTD trung tâm cấp tỉnh được quản lý bởi Văn phòng Giám sát các định chế tài chính (OFSI) theo cấp liên bang và cũng được quản lý theo cấp tỉnh. Về các quy định quản lý và giám sát: Với hệ thống các cơ quan quản lý, giám sát và cơ chế phân chia trách nhiệm như trên, các quy định quản lý và giám sát hệ thống Quỹ tín dụng tại Canada được xây dựng khá chặt chẽ, bám sát các hướng dẫn của quốc tế. Các quy định đó có thể điểm qua một số khía cạnh như sau: - Thành viên của các QTD cơ sở phải đảm bảo có các mối liên kết chung. Mối liên kết đó có thể dựa vào khu vực cộng đồng hoặc địa lý, tín ngưỡng, các mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc - Các QTD (cơ sở và trung tâm) tập trung vào hoạt động phục vụ cho thành viên, và vì lợi ích của thành viên (chủ yếu nhận tiền gửi từ thành viên và cung cấp dịch vụ cho các thành viên), ngoài ra tại Canada, các QTD được phép cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Các QTD được phép tham gia vào các hoạt động đầu tư, tuy nhiên có những giới hạn nhất định. Cụ thể: QTD không được đầu tư vào đất đai trừ đất đai có được từ việc thanh toán hoặc thanh toán một phần các khoản vay và được giữ lại dưới 7 năm nếu khoản đầu tư khiến QTD có tổng đầu tư, trực tiếp hoặc gián tiếp, vào đất đai vượt quá 10% tổng tài sản. Các QTD phải gửi tiền vào QTD trung tâm với tỷ lệ theo quy định (ít nhất 8% tổng tiền gửi và các tài sản nợ khác) để QTD trung tâm thực hiện chức năng điều hòa thanh khoản - Các hoạt động đầu tư khác, hay các dịch vụ tài chính khác được hệ thống QTD thực hiện thông qua các công ty con, công ty liên kết thuộc hệ thống. - Các QTD phải có kiểm toán nội bộ và thực hiện yêu cầu kiểm toán bên ngoài theo quy định. Đơn vị kiểm toán bên ngoài không được là bên nhận ủy thác khi phá sản, thực hiện thanh lý tổ chức hay các đơn vị liên quan trong vòng 2 năm trước đó. Đơn vị kiểm toán phải hoạt động được 5 năm và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán các định chế tài chính Bài học cho Việt Nam: Thứ nhất, cần phải hiệu chỉnh các quy định pháp lý cho các định chế nh , đặc thù, bởi không có một quy định chung phù hợp với tất cả các đối tượng trên thị trường tài chính: Các tổ chức nhỏ thường phải tuân theo các quy định và quy tắc tương tự như các tổ chức lớn. Thực 1146
  11. tiễn kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc phải tuân thủ một cách kịp thời các quy định đang gây áp lực sáp nhập ngày càng tăng cho các QTD nhằm tạo ra đủ nguồn lực và chuyên môn để đạt được tính kinh tế của quy mô. Số lượng các QTD ở Canada đang giảm với tốc độ 30-40 quỹ mỗi năm thông qua hình thức sáp nhập và do đó đã không dẫn đến việc giảm các chi nhánh hoặc các thành viên. Điều này làm thay đổi cấu trúc của các QTD, làm cho chúng lớn hơn và ít tính địa phương. Các chính phủ do vậy cần cân nhắc hiệu chỉnh các quy định pháp lý cho các định chế nhỏ. Các định chế nhỏ không thể tạo ra mức rủi ro cao như phần còn lại của hệ thống tài chính và do vậy không nên phải chịu gánh nặng quản lý quá lớn. Theo khuyến cáo của WOCCU, nên có các quy định pháp lý riêng dành cho khu vực QTD, khác với khu vực Ngân hàng, khu vực Hợp tác xã nói chung và cả khu vực tài chính vi mô. Thứ hai, việc xây dựng các chính sách phát triển, và quản lý khu vực QTD nên được lới l ng thay vì chịu nhiều sự ràng buộc trong phạm vi trước đây như ở Canada thay vì QTD còn được phép đầu tư thông qua các công ty con, công ty liên kết thuộc hệ thống. 4. Gợi ý một số giải pháp - Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý: Khẩn trương ban hành các quy định hướng dẫn Luật TCTD 2010 còn tồn đọng, như: Quy định về mạng lưới của QTDND; Quy định về sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại đối với QTDND; Quy định về trình tự, thủ tục thay đổi vốn điều lệ của QTDND theo nguyên tắc phù hợp với đặc thù hoạt động của QTDND. - Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới: xây dựng thể lệ tín dụng riêng biệt đối với hệ thống QTDND, theo đó có tối thiểu các nội dung sau: phân loại khách hàng, phương thức và điều kiện cho vay, thiết lập cơ chế cho vay hợp vốn với ngân hàng hợp tác xã. Hiệp hội QTDND cần xây dựng tổ chức kiểm toán độc lập riêng cho hệ thống QTDND. - Về công tác quản lý và cấp phép: Tăng cường quản lý, giám sát công tác cấp phép của NHNN TW đối với các NHNN chi nhánh thông qua việc quy định chế độ báo cáo định kỳ (hàng quý, năm) về công tác cấp phép của NHNN chi nhánh lên Thống đốc NHNN và thông qua công tác thanh tra hành chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong cấp phép. Hàng năm yêu cầu NHNN chi nhánh tổng kết, đánh giá về công tác cấp phép thành lập QTDND trên địa bàn, nêu rõ hiệu quả của việc thành lập mới các QTDND và những khó khăn, vướng mắc, bất cập của công tác này. Trên cơ sở đó, NHNN TW (CQTTGSNH) xây dựng báo cáo tổng thể toàn hệ thống, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và định hướng cấp phép cho giai đoạn tiếp theo. - Đối với hoạt đông thanh tra, giám sát: Việc xây dựng kế hoạch thanh tra phải dựa trên các đề xuất giám sát để hoạt động thanh tra tại chỗ có trọng tâm, trọng điểm, chuyển dần việc thanh tra định kỳ sang thanh tra có trọng tâm đối với các QTDND tiểm ẩn nguy cơ rủi ro cao; tần suất thanh tra không phụ thuộc vào định kỳ mà phụ thuộc vào mức độ rủi ro của QTDND. Từ đó vừa mang lại hiệu quả thực sự, vừa tiết kiệm được công sức, thời gian, kinh phí thanh tra. Nội dung cuộc thanh tra phải tập trung vào các hoạt động có mức độ rủi ro cao theo thông tin từ hoạt động giám sát, tránh tình trạng thanh tra dàn trải; nội dung cuộc thanh tra chuyên đề sẽ thường xuyên được tiến hành thay vì thanh tra toàn diện. 1147
  12. - Phát triển đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng: Ưu tiên bổ sung thêm cán bộ trẻ, có trình độ làm công tác chuyên quản QTDND và cán bộ giám sát từ xa. Thường xuyên quan tâm, chú trọng tới công tác kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho TTGS. Hiện tại, đội ngũ cán bộ TTGS Chi nhánh còn thiếu, yếu về năng lực, cần được đào tạo, đào tạo lại, kiện toàn và nâng cao năng lực nghiệp vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BaFin (2017), Guidance Notice on management board members pursuant to the German Banking Act (Kreditwesengesetz – KWG), the German Payment Services Supervision Act (Zahlungsdiensteaufsichtsgesetz – ZAG) and the German Capital Investment Code (Kapitalanlagegesetzbuch – KAGB), tháng 1/2017 2. Bank of Canada (2012), Regulation of the Canadian Financial System, tháng 4/2012. 3. Canadian Bankers Association (2015), Review of the British Columbia Financial Institutions Act and Credit Union Incorporation Act, Tháng 9/2015 4. Trần Quang Khánh (2013), Giải pháp chuyển đổi mô hình hoạt động của QTDND TW thành NH HTX, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, NHNN, Hà Nội, Tháng 2/2013 5. Trần Quang Khánh (2016), Giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD là HTX đến năm 2020 đảm bảo phát triển an toàn, ổn định và bền vững, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, NHNN, Hà Nội, Tháng 7/2016 BÌNH LUẬN VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2019 VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ, NHÃN HIỆU, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ths. Nguyễn Thị Nguyệt Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Hiệp định về quan hệ Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được phê duyệt bởi tạo ra những thuận lợi c ng như những thách thức lớn cho toàn bộ các tổ chức, cá nhân Việt Nam nói chung c ng như các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Việc nắm r các quy định của CPTPP về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ, hạn chế các rủi ro liên quan đến sở hữu trí tuệ. Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến một số thay đổi trong quy định của Luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với sáng chế, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Từ khóa: sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ, CPTPP 1148