Quy trình hoàn tất vải sợi bông

pdf 7 trang Gia Huy 2630
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình hoàn tất vải sợi bông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquy_trinh_hoan_tat_vai_soi_bong.pdf

Nội dung text: Quy trình hoàn tất vải sợi bông

  1. QUY TRÌNH HOÀN TẤT VẢI SỢI BÔNG Ngô Thị Thu Hà, Phan Nguyễn Thế Nam, Lâm Mai Thảo, Lê Thanh Nghĩa Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Sau quá trình tiền xử lý, in nhuộm vải phải trải qua nhiều khâu xử lý cơ học , chịu nhiều tác nhân của hóa chất và chịu xử lý của các điều kiện nhiệt ẩm nên vải thường bị dãn dài, co ngang, mặt vải không nhẵn phẳng nên chúng chưa đáp ứng được yêu cầu sản phẩm. Do đó trước khi xuất ưởng vải phải được qua khâu hoàn tất, theo bản chất công nghệ người ta chia; hoàn tất bằng biện pháp cơ học: dùng tác dụng của thiết bị, cơ cấu của thiết bị xử lý bề mặt cơ học như: cào bong, mài, ủi, cán bong, xử lý phòng co những cách xử lý này không làm thay đổi bản chất của vật liệu mà chỉ thay đổi hình dạng bên ngoài và kích thước. Xử lý hoàn tất bằng biện pháp hóa học: xử lý này nhằm thay đổi tính chất của vật liệu, tao cho sản phẩm có tính chất mới như: chống nhàu, tăng độ hút ẩm để chống tĩnh điện và thoáng khí Quy trình công nghệ: Sấy → hoàn tất → comfit → in biên. 1 TỔNG QUAN Hoàn tất trong công nghệ sản xuất dệt may là các quá trình gia công nhằm tạo ra hoặc nâng cao các tính năng sử dụng cho vải sợi hoặc áo quần bao gồm cả các công đoạn gia công trước hoặc sau khi tẩy nhuộm để tạo cho vải sợi những tính năng đặc biệt, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cũng như yêu cầu sử dụng của người sử dụng. Hình 1. Vải sợi bông Tùy theo yêu cầu gia công các tính chất kỹ thuật khác nhau cho sản phẩm trên các chất liệu khác nhau mà các kỹ thuật hoàn tất vật lý và hóa học khác nhau được áp dụng cho phù hợp. 1008
  2. Ví dụ, một số công nghệ hoàn tất hóa học như: làm mềm (soften), làm bóng (mercerize), hoàn tất chống co (Anti shrinkage), hoàn tất chống nhăn nhàu (wash and wear hay wrinkle free), cho các loại vải bông là nhằm gia công cho vải cotton những tính chất như mềm mại (softening), dễ chịu khi tiếp xúc với da (comfortable wearing), ngoại quan bóng mướt (mercerising, singeing), không co rút (Antishrinkage) sau khi giặt hay dễ bảo quản, không nhăn nhàu (easy care), có thể giặt và mặc và không cần qua ủi (no-iron hay wrinkle free Việc sử dụng vải bằng sợi tổng hợp 100% ngày càng nhiều từ khi các loại sợi dệt filament từ nguyên liệu tổng hợp được phát minh. Các loại vải sợi tổng hợp với ưu điểm tự nhiên là bền, chịu được cường lực cao, dễ bảo quản. Kỹ thuật hoàn tất giúp khắc phục những nhược điểm tự nhiên của nó như thấm hút mồ hôi kém, dễ sinh tĩnh điện, khó thoát ẩm Để gia công hoàn tất chống nhăn nhàu cho vải sợi cotton, chúng ta phải xử lý vải với resin , thì đối vải sợi tổng hợp, chống nhăn nhàu là đặc tính tự nhiên sẵn có, chỉ cần đòi hỏi định hình nhiệt là có được. Kết hợp giữa ưu nhược điểm của ơ sợi tự nhiên và nhân tạo, cộng với vai trò của công nghệ hoàn tất thực sự đã tạo ra không thể kể hết những sản phẩm đa dạng cho ngàng may mặc và tiêu dùng. 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Hoàn tất vải s i bông (Cellulose) 2.1.1 Làm sạch và các quá trình tiền xử lý Vải bông mộc không chỉ chứa các tạp chất tự nhiên ngoài thành phần chính là cellulose còn bao gồm hồ sợi dọc, các tạp chất bị nhiễm trong quá trình gia công từ ơ sợi đến vải, đòi hỏi phải xử lý theo thứ tự để đạt được các điều kiện đầy đủ, chuẩn bị cho các quá trình xử lý sau. 2.1.2 Đốt lông (singeing) Hình 2. Quá trình đốt lông Đốt lông hay Singeing là công đoạn gia công để đốt cháy các đầu ơ trên bề mặt của sợi từ vải để có mặt vải phẳng mịn. Vải được đi qua các bàn chải để vuốt dựng các đầu sợi, sau đó đốt đầu ơ bằng cách cho vải đi qua trên đầu những ngọn lửa gas bằng cách điều chỉnh tốc độ máy và điều kiện tiếp xúc phù hợp. 1009
  3. 2.1.3 Nấu (Scouring) Hình 3. Vải bông sau khi nấu Nấu là một công đoạn trong quá trình tiền xử lý được thực hiện trên vải bông để loại bỏ sáp và tạp chất không ơ cellulose. Ngoài thành phần chính khoảng 80-90% cellulose, còn lại là các thành phần: keo pectin và hemicellulose 4%-6%, protein 0-1,5%, mỡ, sáp và chất béo 0,5%-1%, tro 1%-1.8% và còn lại là nước 6%-8%, các thành này không tan ở trong nước và bao bọc như là phần võ của cellulose làm hạn chế khả năng thấm nước tự nhiên của sợi cotton cần phải được loại bỏ. Hình 4. Máy tẩy trắng 2.1.4 Làm bóng (Mercerising) Hình 5. Làm bóng vải 1010
  4. Làm bóng là công đoạn xử lý giúp cho vải cotton đạt độ bóng cao do hiệu ứng phản xạ ánh sáng của ơ cellulose. Trong dung dịch xút nguội đậm đặc, ơ cellulose trương nở hết đường kính ơ, mặt cắt ngang của ơ chuyển từ hình dẹt hoặc góc gấp thành hình dáng tròn. 2.1.5 Nhu m ( Dyeing) Sau các công đoạn gia công trên, ơ cotton bây giờ đã có thể dễ dàng cho quá trình nhuộm màu. Tức là quá trình gia công làm cho vải có nhiều màu sắc theo nhu cầu. Vải sau nhuộm có khả năng hấp thụ và phản xạ một số bước sóng nhất định trong phổ ánh sáng trắng để tạo ra màu sắc. 2.1.6 In (Printing) Hình 6. Qúa trình in vải In là một hình thức khác của nhuộm màu. Ở đây, màu được gia công lên vải với họa tiết được thiết kế sẵn, hay có thể gọi là nhuộm cục bộ. Có nhiều phương pháp kỹ thuật in khác nhau cũng như in bằng những thuốc nhuộm khác nhau. Điểm khác nhau căn bản của nhuộm và in là thuốc nhuộm được chuẩn bị ở dạng dung dịch trong quy trình nhuộm, thì trong công nghệ in, thuốc nhuộm được chuẩn bị ở dạng hồ in để định hình họa tiết theo thiết kế. 2.2 Cào lông (Raising) Hình 7. Máy cào lông 1011
  5. Là quá trình hoàn tất, mục đích tạo ra lớp lông xù trên bề mặt vải. Mặt vải được xử lý bằng tiếp xúc với các trục chải với răng sắc nhọn để tạo ra lớp lông trên bề mặt của vải, từ đó làm cho mặt vải có độ xù lông, mềm mại và ấm áp, thường dùng trong may mặc hàng giữ ấm mùa đông 2.3 Cán phòng co (Sanforizing) Hình 8. Quy trình cán phòng co Là quá trình gia công tạo ra khả năng chống co rút với giặt giũ cho vải bằng phương pháp cơ học. Vải được chạy qua hơi nước và đi qua dưới lực ép của băng tải nỉ và trục kim loại với tốc độ đặt thích hợp để đạt khổ vải và mật độ thích hợp nhằm loại bỏ khuynh hướng co rút của vải, để có độ ổn định tốt sau hoàn tất. 2.4 Hòan tất chống nhăn nhàu: (Crease resist or wrinkle free finishing) Hình 9. Vải sau khi chống nhăn màu Phương pháp hoàn tất này dựa trên việc áp dụng các resin phản ứng tạo liên kết ngang với ơ cellulose để khắc phục đặc tính dễ co, dễ nhăn nhàu của ơ cellulose. Làm cho ơ cellulose có những hoạt tính giống như ơ sợi tổng hợp mà không mất đi các đặc tính tự nhiên quý giá khác như thấm hút mồ hôi, thoáng khí, kiểm soát độ ẩm và thân thiện với da người 2.5 Hoàn tất chống khuẩn (Anti-microbial finish) Anti-microbial là công nghệ hoàn tất tạo cho vải khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Môi trường ẩm ướt và ấm áp trong các loại sợi dệt khuyến khích sự tăng trưởng của vi khuẩn, gây ra sự lây nhiễm các mầm bệnh và sự phát triển của mùi hôi trên vải và lây 1012
  6. nhiễm đến da người sử dụng. Với mục đích để bảo vệ làn da của người mặc và bảo vệ vải dệt, công nghệ hoàn tất chống vi khuẩn được áp dụng cho các vật liệu dệt. Hình 10. Máy chống nhăn màu 2.6 Hoàn tất ăng tính thấm nước (Hydrophilic finishing) Hình 11. Máy thấm nước Đặc điểm tự nhiên của ơ sợi tổng hợp là khả năng thấm hút nước và độ ẩm kém. Điều này gây ra cảm giác khó chịu khi da người tiếp xúc với vải. Mồ hôi không thể khô trên da tạo ra độ ẩm cao, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo ra mùi hôi trên cơ thể. Để khắc phục nhược điểm này, người ta có thể gia công vải với các chất trợ silicone hidrophylic để tạo ra các nhóm hidroxyl (-OH) trên bề mặt vải, các nhóm ưa nước này làm cho nước hay độ ẩm lan trải rộng trên một diện tích bề mặt rộng lớn, làm cho nước bay hơi nhanh, độ ẩm được giải phóng, da người có cảm giác khô ráo. Ngoài ra, còn rất nhiều các công nghệ hoàn tất khác như: chống côn trùng như muỗi; chống trượt sợi vải; làm cứng; làm đầy vải; tăng cường lực Đặc biệt, gần đây các biện pháp hoàn tất đặc biệt áp dụng công nghệ nano để cho vải sợi có các tính năng đặc biệt mà hoàn toàn thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động tới môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu chi phí sản xuất Chẳng hạn với công nghệ nhuộm, vốn là nguyên nhân 1013
  7. gây ra tình trạng ô nhiễm do lượng xả thải rất lớn thì nay, người ta đã có thể áp dụng công nghệ nhuộm hoàn toàn không sử dụng tới nước gọi là nhuộm khô hay DRY DYEING; hoặc giảm thiểu tối đa tác động môi trường như ECODYE ® Các công nghệ hoàn tất khác làm cho sản phẩm dệt may cùng lúc có nhiều tính năng uư việt như : vừa hút mồ hôi, nhanh khô, vừa chống thấm nước để sủ dụng ngoài trời, nhanh khô 3XDRY ®; Chống UV bên ngoài, hạ nhiệt độ bên trong để cho người hoạt dộng ngoài trời không bị tác hại của tia UV còn cảm thấy mát mẻ CO D AC ® Vả hoàn tất với khả năng bổ sung Vitamin A, E cho da người, TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] [3] [4] cac-cong-doan-trong-qua-trinh-hoan-tat-vai-soi- bong 1014