Rào cản đối với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh CPTPP đã có hiệu lực một năm qua

pdf 14 trang Gia Huy 2210
Bạn đang xem tài liệu "Rào cản đối với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh CPTPP đã có hiệu lực một năm qua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfrao_can_doi_voi_doanh_nghiep_tu_nhan_viet_nam_trong_boi_canh.pdf

Nội dung text: Rào cản đối với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh CPTPP đã có hiệu lực một năm qua

  1. RÀO CẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CPTPP ĐÃ CÓ HIỆU LỰC MỘT NĂM QUA Ths. Đỗ Thị Thanh Huyền Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) à một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam đã phê chuẩn và chính thức có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 14/1/2019. Hiệp định này được đánh giá à sẽ mở ra nhiều cơ hội song cũng đem ại không ít thách thức đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Các doanh nghiệp này vốn đang chịu nhiều thách thức trong quá trình phát triển, lại phải tiếp t c đối mặt thêm với nhiều rào cản do CPTPP đem ại. Bài viết sẽ phân tích những rào cản mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải sau một năm CPTPP có hiệu lực ở Việt Nam. Từ khóa: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, CPTPP, doanh nghiệp tư nhân, rào cản. 1. Đặt vấn đề Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định thương mại tự do giữa 11 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định được k vào ngày 8 tháng 3 năm 2018 và có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, sau khi sáu trên 11 thành viên k kết phê chuẩn hiệp định, Hiệp định này có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14 tháng 1 năm 2019, đến nay đã hơn một năm thực thi hiệp định CPTPP ở Việt Nam. CPTPP ràng buộc các thành viên, đại diện cho khoảng 13,5% thương mại hàng hóa toàn cầu, với 30 chương giúp cho việc tiếp cận đầu tư và thương mại tự do hơn. So với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia thì CPTPP được coi là FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất từ trước đến nay của Việt Nam. CPTPP toàn diện bởi phạm vi cam kết bao trùm nhiều vấn đề, gồm cả những vấn đề thương mại hàng hóa (thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, ), thương mại dịch vụ, đầu tư và các vấn đề phi thương mại (sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động ) đều có những cam kết đáng kể so với các FTA thế hệ cũ và của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà Việt Nam đã kí kết. Đặc biệt, CPTPP còn có những nội dung mà lần đầu tiên Việt Nam cam kết như quyền liên kết của người lao động, mở cửa thị trường mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước. CPTPP còn có mức độ cam kết với những tiêu chuẩn cao hơn (ví dụ về cắt giảm thuế quan, bảo vệ quyền lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ, đầu tư nước ngoài), đồng thời cũng đặt ra nhiều tiêu chuẩn mới so với các FTA thế hệ cũ (ví dụ như các vấn đề thương mại điện tử, viễn thông, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước). Với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao, CPTPP được dự kiến sẽ có tác động rộng hơn và mạnh mẽ hơn đến Việt Nam so với các FTA thế hệ cũ. CPTPP sẽ không chỉ 831
  2. gây ra tác động kinh tế (tác động đến xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) như hầu hết các FTA trước đây của Việt Nam, mà cả các tác động xã hội (tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi thu nhập, vị thế của người lao động ). Bên cạnh đó, CPTPP cũng sẽ làm thay đổi đáng kể hệ thống thể chế pháp luật (khi Việt Nam phải sửa đổi các văn bản pháp luật để thực thi CPTPP) và môi trường kinh doanh của Việt Nam (khi các tiêu chuẩn cao của CPTPP về tự do hóa, minh bạch và bình đẳng áp dụng làm thay đổi môi trường kinh doanh của Việt Nam). Điều này mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Ngô Văn Vũ và cộng sự, 2019). Sau một năm CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam, hiệp định này góp phần giúp Việt Nam xuất siêu xấp xỉ 10 tỷ USD, trong đó xuất siêu sang thị trường các nước thành viên CPTPP đã chiếm tới 4 tỷ USD (40%). Tuy nhiên, cùng với những cơ hội thị trường mở ra nhưng cũng còn nhiều khó khăn, rào cản khiến các doanh nghiệp và hàng hóa trong nước khó khăn trong cạnh tranh và tận dụng những ưu đãi của CPTPP, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước. Phần tiếp theo bài viết sẽ đề cập một số cam kết cơ bản và những khó khăn, rào cản mà doanh nghiệp tư nhân trong nước đang đối mặt khiến các doanh nghiệp khó tận dụng được những cơ hội từ các cam kết của CPTPP qua một năm thực thi hiệp định này ở Việt Nam. 2. Những cam kết cơ bản trong CPTPP Về cơ bản, CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 30 chương và 9 phụ lục, nhưng cho ph p các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa K rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản l hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP. Ưu đãi về cắt giảm thuế quan trong CPTPP: Đối với CPTPP, các nước tham gia cam kết xóa bỏ từ 97% - 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên CPTPP sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình. Các cam kết chính về cắt giảm thuế nhập khẩu của 6 nước thành viên đã phê chuẩn hiệp định dành cho Việt Nam, cụ thể như sau: Cam kết của Canada: Canada cam kết xóa bỏ ngay đối với 95% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và tổng số dòng thuế được xóa bỏ lên tới 96,3% số dòng thuế vào năm thứ 4. Canada duy trì hạn ngạch thuế đối với 96 dòng thuế của 3 nhóm mặt hàng: Thịt gà; Trứng; Bơ sữa và sản phẩm bơ sữa. 832
  3. - Nông sản, điện, điện tử của Việt Nam được xóa bỏ phần lớn thuế quan ngay thời điểm bắt đầu triển khai cam kết. Mặt hàng đồ nội thất, cao su sẽ được xóa bỏ hoàn toàn ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực hoặc vào năm thứ 5. - Các mặt hàng dệt may sẽ được xóa bỏ 100% thuế vào năm thứ 4. - Giày d p: Đa số các dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 1 dòng thuế có kim ngạch lớn sẽ được cắt giảm 75% so với mức hiện hành và 9 dòng cam kết xóa bỏ vào năm thứ 12. Cam kết của Nhật Bản: Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế, xóa bỏ gần 90% số dòng thuế vào năm thứ 6 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và vào năm thứ 11 xóa bỏ 95,6% số dòng thuế. Đối với nông sản từ Việt Nam, Nhật Bản không cam kết mặt hàng gạo và áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần hoặc cam kết kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng nhạy cảm như: Thịt trâu bò, thịt lợn, sữa, sản phẩm sữa, lúa m , lúa gạo và các chế phẩm của chúng. Nhiều mặt hàng ưu tiên của Việt Nam được rút ngắn đáng kể lộ trình so với cam kết tại Hiệp định FTA Việt Nam - Nhật Bản. Cụ thể, đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, như các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ Toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong CPTPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Mặt hàng rau quả, Nhật Bản cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Mặt hàng mật ong, xóa bỏ thuế vào năm thứ 8. Mặt hàng giày d p, phần lớn các dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế vào năm thứ 10, riêng nhóm hàng giày da sẽ xóa bỏ thuế suất vào năm thứ 16 Cam kết của Mexico Tại thời điểm bắt đầu thực thi cam kết, tổng số 77,2% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ. Vào năm thứ 10 sẽ có 98% số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Mexico không cam kết xóa bỏ thuế đối với mặt hàng đường và áp dụng hạn ngạch thuế đối với sữa kem và sản phẩm dầu cọ. Về thủy sản: Cá tra, basa, xóa bỏ thuế vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; Tôm đông lạnh xóa bỏ vào năm thứ 13; Tôm chế biến xóa bỏ vào năm thứ 12. Cá ngừ chế biến xóa bỏ thuế vào năm thứ 16, trong đó giữ nguyên mức thuế cơ sở trong 5 năm đầu tiên rồi giảm dần về 0% Cam kết của Austra ia: Tổng số 93% số dòng thuế của Australia sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi thực hiện Hiệp định. Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4. 833
  4. Cam kết của New Zea and: sẽ xóa bỏ 94,6% số dòng thuế cho Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Từ năm thứ 7, các dòng thuế còn lại sẽ dần được xóa bỏ hoàn toàn. Cam kết của Singapore: xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay khi thực hiện Hiệp định. Từ cam kết trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hóa của một số quốc gia phê chuẩn ban đầu dành cho Việt Nam thấy rằng CPTPP yêu cầu các nước xóa bỏ gần như 100% các dòng thuế, với tỷ lệ thuế xóa bỏ ngay sau khi hiệp định có hiệu lực chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 80%. Trong khi đó hầu hết các FTA thế hệ cũ của Việt Nam có tỷ lệ xóa bỏ thuế theo lộ trình cũng chỉ đạt khoảng 80-90% tổng số dòng thuế. Về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong nước, hiện nay, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn so với cam kết thuộc Tổ chức Thương mại thế giới cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU và CPTPP trong nhiều lĩnh vực dịch vụ quan trọng, trong đó có các lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm. Về cam kết qu tắc xuất xứ, ngoài các nguyên tắc về xác định xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi, Hiệp định CPTPP đã cho ph p người xuất khẩu, người sản xuất và người nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Đây là điểm rất mới so với các FTA truyền thống trước đây mà Việt Nam đã k kết. Do hình thức tự chứng nhận xuất xứ còn khá mới m , chưa được triển khai toàn diện và đại trà nên Việt Nam được áp dụng một số thời gian chuyển đổi nhằm mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và cơ quan quản l nhà nước quen dần với hình thức này, bao gồm: Đối với hàng nhập khẩu: Việt Nam được bảo lưu chỉ áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với hàng xuất khẩu: ta được linh hoạt áp dụng song song 2 hình thức: (a) cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) theo kiểu truyền thống; và (b) người xuất khẩu đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ trong thời gian tối đa 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Sau thời gian 10 năm này, Việt Nam sẽ áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hoàn toàn như tất cả các nước CPTPP. Về các cam kết liên quan đến tiêu chuẩn lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội: CPTPP có các yêu cầu rằng buộc các thành viên thực thi chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế như các nguyên tắc của Tổ chức Lao động quốc tế, cam kết trong Công ước đa phương về môi trường, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, Công ước quốc tế về buôn bán động thực vật hoang dã bị đe dọa Cam kết trong chương Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đặt ra những quy định nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này được tham gia và tận dụng được các cơ hội do Hiệp định CPTPP mang lại. Nội dung chính của chương này bao gồm: Nghĩa v chia sẻ thông tin yêu cầu các nước CPTPP phải thành lập hoặc duy trì một cổng thông tin điện tử công khai hoặc một trang tin điện tử cung cấp các thông tin về Hiệp định CPTPP, bao gồm cả các thông tin được thiết kế dành riêng cho các SME. Các nước cũng sẽ liệt kê trong trang tin điện tử của mình cổng thông tin điện tử tương tự của các nước CPTPP khác. Đồng thời quy định Thành ập Ủy ban doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm bảo đảm sự tham gia của các SME trong quá trình 834
  5. thực thi Hiệp định cũng như hỗ trợ các SMEs tận dụng được các lợi ích của Hiệp định. Ủy ban SME cũng vừa được nhóm họp lần đầu tiên từ ngày 7-9 tháng10 năm 2019 tại New Zealand, Ngoài ra, một hội thảo cũng đã được tổ chức với sự tham dự của đại diện khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm thúc đẩy đối thoại về các phương thức mà các hiệp định thương mại có thể giải quyết các vấn đề cụ thể mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt trong thương mại quốc tế. 3. Tình hình phát triển doanh nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam hiện nay Kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời (năm 2000), cùng những thay đổi chính sách theo hướng giảm thiểu và nới lỏng những hạn chế và điều kiện gia nhập thị trường, đã tạo ra sự tăng trưởng đột phá về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp tư nhân. Cuối năm 2017, Việt Nam đạt mốc hơn 1 triệu doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đăng k kinh doanh. Riêng trong năm 2016, 110.000 doanh nghiệp đã được đăng k , và con số này đã tăng lên 126.800 vào năm 2017; 131.275 vào năm 2018 và đạt mức kỉ lục 138.139 doanh nghiệp vào năm 2019 với số vốn bình quân một doanh nghiệp đạt 12,5 tỷ đồng, là mức cao nhất trong những năm trở lại đây (theo báo cáo của Tổng cục Thống kê). Tỷ lệ doanh nghiệp trên 1000 người dân đã tăng lên là 10 doanh nghiệp trên 1000 người vào năm 2017 (Lê Duy Bình, 2018). Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trên cả nước tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2017 lên đến 517,9 triệu doanh nghiệp (tăng 51,6% so với năm 2012), trong đó có tới 96,67% là doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân (Tổng hợp từ nguồn GSO). Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng k doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019), tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2017. Cùng với sự lớn lên về mặt số lượng doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp tư nhân còn có sự phát triển cả về quy mô vốn, lao động, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. Theo công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, quy mô nguồn vốn đầu tư của khu vực này đã tăng mạnh từ 10,26% lên 53,5% tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên cả nước, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tới 30,1% tổng nguồn vốn đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân, cao hơn so với khu vực doanh nghiệp nhà nước (23,2%). Giá trị tài sản cố định cũng lớn gấp nhiều lần, từ chỗ chỉ chiếm hơn 8% lên 46,7% tổng tài sản cố định. Mức doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên. Do đó, tổng đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng tăng lên đáng kể, từ gần 10% lên khoảng 38,7%, trở thành khu vực doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách, vượt qua khối doanh nghiệp nhà nước (chỉ 32,1%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (29,2%) (GSO 2018b). Khu vực kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân nói riêng hiện đang hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, kể cả một số lĩnh vực mà trước đây chỉ có doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới đủ khả năng tham gia như công nghệ - thông tin, tài chính ngân hàng, công nghiệp điện tử và xuất hiện các tên tuổi như công ty cổ phần FPT, công ty cổ phần đầu tư 835
  6. Thế giới di động, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, Đến nay khu vực doanh nghiệp tư nhân ngoài nhà nước mặc dù chưa mạnh nhưng không còn là khu vực nhỏ b như trong những năm đầu thế kỉ 21. Khu vực doanh nghiệp này đang ngày càng đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho 8,6 triệu người lao động (chiếm hơn 60% số lao động tại các doanh nghiệp trên cả nước); là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam (giai đoạn 2013-2017 tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn mức trung bình cả nước, cao hơn so với khu vực kinh tế nhà nước, đạt sấp xỉ hoặc thậm chí cao hơn cả tốc độ tăng trưởng sản lượng của khu vực FDI. X t trên góc độ đầu tư, khu vực tư nhân cũng đang tiếp tục cho thấy những đóng góp tích cực cho tăng trưởng đầu tư quốc gia. Nhờ chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ đưa tốc độ vốn đầu tư của khu vực này tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2017, 2018 và 2019 chiếm tỷ lệ (40,5%; 43,3% và 46% tổng vốn) và tốc độ tăng vốn (17,1%; 18,5% và 17,3%) đạt cao nhất so với khu vực nhà nước và FDI (tổng hợp từ GSO). Khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng đang giữa vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng trong ngành công nghiệp chế biến: thực phẩm và đồ uống, chế biến đồ gỗ (hai trong số năm tiểu ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam), các doanh nghiệp trong các ngành này có định hướng xuất khẩu và tích cực mở rộng thị phần trên thị trường toàn cầu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đang vươn lên các mức cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu (Nguyễn Thắng và cộng sự, 2019). 4. Nhận diện rào cản đối với khu vực doanh nghiệp tƣ nhân hi CPTPP có hiệu lực 4.1. Rào cản nội tại của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước Điều đáng lo ngại nhất khi Việt Nam đàm phán, kí kết và thông qua CPTPP cũng giống như các FTA khác mà Việt Nam đã là thành viên, đó là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp tư nhân nói riêng chưa được cải thiện nhiều, khiến các doanh nghiệp khó vượt qua thách thức, tận dụng được cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế. Bảng 2: Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô Tổng số DN lớn DN VVN Tổng số 100 1,9 98,1 DNNN 100 41,5 58,5 DN Ngoài NN 100 1,2 98,8 DN FDI 100 18,8 81,2 Nguồn: GSO, 2018b. Qua số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy hiện nay khối doanh nghiệp tư nhân có xu hướng phát triển mạnh về số lượng nhưng x t quy mô trung bình của doanh nghiệp tư nhân vẫn còn rất nhỏ (cả về tiêu chí vốn và lao động) so với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp FDI. Trong số hơn 500 nghìn doanh nghiệp ngoài nhà nước thì chỉ có 6,2 nghìn doanh nghiệp lớn (tỷ lệ 1,2%), có đến 494,4 nghìn doanh nghiệp quy mô vừa, 836
  7. nhỏ và siêu nhỏ (tỷ lệ 98,8%) (Bảng 2), trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ lên đến 380 nghìn doanh nghiệp (tương ứng 76% tổng doanh nghiệp ngoài nhà nước). Bình quân một doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ sử dụng 17,5 lao động, thấp hơn rất nhiều lần so với doanh nghiệp nhà nước (476 lao động/ doanh nghiệp) và doanh nghiệp nước ngoài (286 người/ doanh nghiệp), thậm chí doanh nghiệp siêu nhỏ của Việt Nam chỉ sử dụng bình quân 3,99 lao động trên một doanh nghiệp (GSO, 2018b). Về quy mô vốn đầu tư, tại thời điểm 1.1.2017 vốn bình quân của một doanh nghiệp đang hoạt động của khu vực tư nhân là 30 tỷ đồng/ DN, chỉ bằng 1/11 lần so với vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI và sấp xỉ bằng 1/97 lần so với doanh nghiệp nhà nước. Với gần 500 nghìn doanh nghiệp tư nhân có đến 77,8% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chỉ có 0,68% doanh nghiệp tư nhân có vốn từ 500 tỷ đồng trở lên. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đăng kí bình quân của một doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2018 đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với 2017. Con số này trong năm 2019 đạt 12,5 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2018. Điều này cho thấy, mặc dù vốn đăng kí của các doanh nghiệp đăng kí mới (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI) có tăng lên nhưng quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp mới thành lập là khá thấp, càng làm phân tán nguồn lực tăng trưởng, khó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân và hàng hóa trên chính thị trường trong nước trước sự thâm nhập mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là bản thân các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ đi lên từ các cơ sở sản xuất cá thể nên tiềm lực vốn không nhiều, chủ yếu là vốn chủ sở hữu, việc tiếp cận tín dụng chính thức được cho là khó khăn nhất đối với nhóm doanh nghiệp này (chỉ 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn vay ngân hàng với tổng vốn vay chỉ chiếm 3% dư nợ tín dụng). Chính vì quy mô của khu vực doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là vừa và nhỏ nên doanh nghiệp tư nhân trong nước khó có khả năng hoạt động và cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (đòi hỏi đầu tư tài sản cố định lớn), mà chủ yếu sẽ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ thương mại (với hơn 80% hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, khoảng hơn 10% ở sản xuất công nghiệp và khoảng 1% sản xuất nông nghiệp, (GSO 2017). Chỉ xét riêng trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước mặc dù là nhóm lớn thứ hai trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sau nhóm FDI, nhưng nhóm này chỉ chiếm tỷ trọng lớn (về tỷ trọng VA, việc làm và doanh thu) trong hai tiểu ngành có giá trị xuất khẩu ròng dương lớn là thực phẩm và đồ uống, và đồ gỗ. Các doanh nghiệp trong nước cũng chiếm ưu thế trong tiểu ngành sản phẩm khoáng sản phi kim loại (quy mô lớn với xuất khẩu ròng dương ở mức trung bình), các tiểu ngành tre gỗ (không bao gồm đồ gỗ) và in ấn (quy mô nhỏ với xuất khẩu ròng dương ở mức trung bình), nhưng chỉ tham gia ở mức trung bình trong lĩnh vực dệt may (tiểu ngành có quy mô lớn và xuất khẩu ròng cao, đặc biệt khi CPTPP có hẳn một chương dành cho dệt may). Các doanh nghiệp FDI 837
  8. chiếm ưu thế trong các tiểu ngành qui mô lớn và vừa có xuất khẩu ròng dương còn lại, các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân chỉ có mức độ tham gia thấp. Trong ngắn hạn, các tiểu ngành da giày, dệt và may mặc sẽ có được lợi ích từ CPTTP, đó là: (i) cho phép giảm 95-98% thuế đối với hàng xuất khẩu Việt Nam và (ii) có sản phẩm chặt chẽ hơn về yêu cầu xuất xứ đối với xuất khẩu da giày và may mặc của Việt Nam, mà về nguyên tắc sẽ dẫn tới nhu cầu cao hơn về sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Như vậy, CPTTP sẽ tạo ra những cơ hội quan trọng cho các tiểu ngành da giày, dệt và may mặc để tăng trưởng và phát triển chuỗi giá trị trong nước bao gồm các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị. Tuy nhiên, những khó khăn thách thức để có được những cơ hội như vậy vẫn còn đáng kể. Các tiểu ngành may mặc và da giày của Việt Nam phụ thuộc lớn vào các yếu tố đầu vào của tiểu ngành dệt nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, vấn đề then chốt là làm thế nào để các doanh nghiệp dệt trong nước (lớn và đòi hỏi vốn lớn, và đặc biệt sản xuất ra sợi tổng hợp) sẽ tăng về số lượng và quy mô để giành lấy nhu cầu mới. Nếu các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam không nắm bắt được những cơ hội này, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sẽ đẩy mạnh đầu tư và gia tăng tỷ phần giá trị gia tăng trong tiểu ngành dệt (như đã làm trong tiểu ngành may mặc và da giày, thực tế là nhiều doanh nghiệp FDI đã tăng đầu tư vào các nhà máy dệt tại Việt Nam khi chờ CPTTP được phê duyệt) (Nguyễn Thắng và cộng sự, 2019). Điều này cho thấy, khi Việt Nam tham gia càng nhiều các FTA, bao gồm cả CPTPP thì nhóm doanh nghiệp FDI được hưởng lợi nhiều nhất trong việc khai thác thị trường xuất khẩu, còn nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước khó tận dụng được lợi thế của các FTA bởi năng lực sản xuất kinh doanh và cạnh tranh yếu. Những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp trong nước nói chung, khối doanh nghiệp tư nhân nói riêng khi CPTPP có hiệu lực không chỉ là hạn chế về năng lực, năng suất thấp, mà còn xuất phát từ nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP. Năm 2019, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành khảo sát 8.600 doanh nghiệp trong nước cho thấy có tới 70% doanh nghiệp không biết rõ về CPTPP , 84% doanh nghiệp thiếu thông tin về cam kết và cách thực hiện CPTPP [2]. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường từ việc cắt giảm thuế quan, cam kết phi thuế quan khác trong CPTPP. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp không chủ động tìm hiểu, chủ động xây dựng kế hoạch, chủ động hành động, cải thiện hiệu quả hoạt động, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế thì CPTPP hay bất cứ FTA nào cũng đều có nguy cơ trở thành thách thức đối với các doanh nghiệp tư nhân ngay trên chính sân nhà. Khâu nghiên cứu thị trường cũng được chỉ ra là khâu yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam cũng như của cơ quan quản l nhà nước. Tình trạng phổ biến là phần lớn doanh nghiệp tư nhân (đặc biệt là doanh nghiệp SME) không quan tâm, hoặc không đủ nguồn lực về nhân lực và tài chính để nghiên cứu thị trường và đối tác thương mại, đầu tư, chỉ nắm bắt thông tin từ trực tiếp tiếp xúc, từ báo chí. Một số viện nghiên cứu thị trường, thương 838
  9. mại, đầu tư của nước ta cũng mới chỉ dừng ở nghiên cứu vĩ mô, ít có các nghiên cứu vi mô theo hướng tiếp cận từng dự án, từng doanh nghiệp. 4.2 Những rào cản bên ngoài đối với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh CPTPP có hiệu lực Ngoài những rào cản truyền thống được nhắc nhiều trong các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Hồng Sơn (2017), Trần Kim Chung và Tô Ngọc Phan (2018) như thủ tục hành chính, chi phí gia nhập thị trường, các nguồn lực về vốn, đất đai, gia tăng chi phí kinh doanh (chi phí lao động, chi phí logistic, chi phí thực hiện nghĩa vụ với nhà nước ), thì một số vấn đề pháp l và các văn bản hướng dẫn triển khai CPTPP, kênh tiếp cận thông tin CPTPP hoặc điểm nghẽn đặc trưng của ngành hàng cũng là rào cản lớn mà doanh nghiệp tư nhân trong nước tiếp tục gặp phải dù CPTPP đã chính thức có hiệu lực một năm qua. Theo một khảo sát của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có 84% doanh nghiệp thiếu thông tin về cam kết và cách thực hiện; 81,48% doanh nghiệp thấy bất cập trong tổ chức thực thi của cơ quan nhà nước Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019. Từ ngày này, những cơ hội hay thách thức vẫn nói tới của CPTPP có thể thành hiện thực hay không tùy thuộc cách thức hành động của cả hệ thống ban ngành và doanh nghiệp. Vì vậy xây dựng kế hoạch hành động CPTPP và thực thi kế hoạch này là công việc cấp thiết nên được triển khai sớm, thậm chí từ khi CPTPP được phê duyệt bởi 6 nước thành viên ban đầu vào cuối năm 2018. Nhưng trên thực tế, ở cấp quốc gia, mười ngày sau khi hiệp định có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện CPTPP, nêu rõ các việc cần làm và các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai. Ở cấp bộ ngành, địa phương, theo yêu cầu Quyết định 121, các bộ ngành, địa phương mới triển khai xây dựng kế hoạch hành động của ngành mình, địa phương mình theo hướng cụ thể hóa các hoạt động chung trong Quyết định 121 phù hợp với ngành hoặc địa phương. Mặc dù chúng ta đã có một Kế hoạch hành động tổng thể để thực hiện một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương, nhưng dường như chừng đó là chưa đủ, nếu không nói là quá chậm chạp. Bởi Quyết định 121 có từ cuối tháng 1, nhưng đến tận tháng 3 mới có đa số bộ ngành và địa phương triển khai, thậm chí có một số đơn vị đến tận hơn nửa năm sau mới triển khai (như bộ Tư Pháp, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam). Cũng theo Kế hoạch của Quyết định 121, có ít nhất 10 văn bản pháp luật cần tiến hành sửa đổi hoặc ban hành mới để thực thi CPTPP ngay trong tháng 1/2019. Tuy nhiên sau hơn 13 tháng thực hiện mới có 8 văn bản được ban hành liên quan đến CPTPP (Bảng 3), một số văn bản pháp luật khác vẫn đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến, chưa được ban hành. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc sớm tận dụng lợi ích của CPTPP. 839
  10. Bảng 3: Các văn bản pháp luật đã được ban hành để thực thi CPTPP kể từ khi CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam Ngày ban STT Tên văn bản PL Nội dung hành Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp 1 03/2019/TT-BCT 22/1/2019 định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương Quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô 2 07/2019/TT-BCT 19/04/2019 theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Luật sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Sở 3 42/2019/QH14 14/6/2019 hữu Trí tuệ Có hiệu lực từ ngày 01/11/2019 Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn 4 57/2019/NĐ-CP 26/06/2019 diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019 - 2022 Chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai thực 5 734/QĐ-TTg 14/6/2019 hiện Hiệp định CPTPP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng 6 62/2019/TT-BTC 05/9/2019 Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt 7 19/2019/TT-BCT 30/09/2019 để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo 8 03/2020/TT-BCT 22/01/2020 hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn Khó khăn của doanh nghiệp tư nhân khi tiếp cận CPTPP một phần xuất phát từ phía cơ quan quản lý, ban ngành và hiệp hội khi triển khai thông tin, cụ thể hóa cam kết trong hiệp định theo ―ngôn ngữ doanh nghiệp‖ còn chậm. Cũng có những doanh nghiệp đã chú , thực sự muốn tìm hiểu về các cam kết trong CPTPP, nhưng rất khó để có thể hiểu hết các cam kết. Bởi, cả một Hiệp định đồ sộ 30 chương và 9 phụ lục và những thỏa thuận riêng giữa các quốc gia, với những câu chữ phức tạp, nhưng không có những giải thích cụ thể mà đôi khi chỉ 840
  11. người đàm phán mới hiểu rõ, cho nên nhiều doanh nghiệp không thể nắm bắt được. Trong khi đó, dường như chỉ có một số kênh chính thức thực hiện truyền tải thông tin nội dung Hiệp định đến doanh nghiệp, cụ thể là VCCI (thông qua website hoặc hội thảo, tư vấn, cẩm nang cho doanh nghiệp ), hoặc cổng thông tin Ngoài ra, đối với từng ngành hàng cũng có những cản trở riêng, đặc biệt là các vấn đề về quy tắc xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, hay về các cam kết iên quan đến tiêu chuẩn ao động, môi trường, trách nhiệm xã hội iên quan đến ngành hàng khiến khối doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa thể tiếp cận được hết cơ hội vàng từ Hiệp định này mang lại. Các doanh nghiệp chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ giải đáp thông tin, hướng dẫn thực hiện từ các cơ quan đầu mối phụ trách ngành hàng (theo Quyết định 121) hoặc từ các hiệp hội ngành hàng. Ví dụ, đối với ngành thủy sản, vấn đề đánh bắt thủy sản bền vững và cân bằng hệ sinh thái là yêu cầu quan trọng để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường của CPTPP. Hay đối với ngành dệt may, đây là ngành luôn trong top dẫn đầu về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và cũng là ngành được đánh giá có cơ hội rất lớn trong CPTPP. Trong một năm vừa qua, kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may có tăng trưởng nhưng không được như kì vọng (đạt 39 tỷ đô la Mỹ (USD), thấp hơn 21 tỷ USD so với dự báo tác động CPTPP) mặc dù một số quốc gia (như Nhật Bản, Canada) gần như mở cửa ngay lập tức cho Việt Nam với mặt hàng này. CPTPP chỉ cho ph p các nước nhận được ưu đãi thuế quan nếu tuân thủ quy tắc xuất xứ, tức là tất cả các công đoạn cấu thành nên sản phẩm tính từ ―sợi trở đi‖ đều được sản xuất trong khối CPTPP. Trong khi đó, tỉ lệ nội địa hóa của ngành dệt may mới đạt khoảng 40 - 45%, sợi, vải và nhiều nguyên phụ liệu khác sử dụng cho ngành lại phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc - là những nước không nằm trong CPTPP. Ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may hiện nay còn khá yếu. Mặc dù một số doanh nghiệp dệt may trong nước đã đang xây dựng các nhà máy sản xuất bông, sợi, vải hoặc chủ động liên kết tìm nguồn nguyên liệu trong nước hoặc Nhật Bản nhưng chủ yếu diễn ra ở một số doanh nghiệp lớn như May 10, Tổng công ty 28 và một số doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và nhỏ trong nước đang gặp rào cản này vì chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng, nguyên liệu nhập khẩu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Bên cạnh những khó khăn mang tính kĩ thuật khi tiếp cận dưới góc độ xuất khẩu nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng cũng đang rất khó khăn khi cạnh tranh với hàng hóa từ các nước CPTPP ngay tại thị trường nội địa. Khi mà chất lượng, mẫu mã của các doanh nghiệp kinh doanh trong nước chưa cao, hàng nước ngoài tràn vào thị trường trong nước với giá cả cạnh tranh (những cam kết cắt giảm thuế quan ở nhiều mặt hàng) cộng với tâm l tiêu dùng hướng ngoại của đa số người tiêu dùng trong nước sẽ khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ càng khó cạnh tranh. Quan sát rõ nét nhất trong năm qua là các mặt hàng sữa và hoa quả (lê, mận, cherry, táo ) từ Australia xuất sang thị trường Việt Nam tăng đột biến và gây sức ép tiêu thụ đối với trái cây trong nước của nhiều doanh nghiệp và nông hộ trồng và cung cấp trái cây Việt Nam. Chỉ mới bốn tháng đầu năm 2019 mặt hàng 841
  12. rau quả nhập khẩu đạt trên 33 triệu USD, tăng 64% so với cùng k năm 2018. Còn sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 21,8 triệu USD, tăng 152% so với cùng k năm ngoái. 5. Kết luận và khuyến nghị Trong xu hướng hội nhập CPTPP và các hiệp định tự do thế hệ mới khác với phạm vi rộng và mức độ cam kết ngày càng cao hơn thì các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt nhiều rào cản để tồn tại và phát triển. Bản thân khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có nhiều thay đổi, phát triển cả về nhận thức l luận và thực tiễn. Nhưng để các doanh nghiệp tư nhân vượt qua được những rào cản này đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị xã hội và doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể: Cụ thể, về phía Nhà nước: Quốc hội, Chính phủ và các bộ ban ngành tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp đổi mới cơ chế chính sách để tạo lập sự bình đẳng thật sự trong tiếp cận các nguồn lực (ví dụ như thông tin chính sách, quy hoạch; đất đai; tài nguyên; vốn đầu tư; lao động; công nghệ ), bình đẳng trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp vừa, nhỏ và doanh nghiệp lớn), đồng thời có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bình đẳng theo chiều dọc) như thành lập các liên kết sản xuất ngành và tạo lập, hoàn thiện quy chế hoạt động của các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ; tạo môi trường điều kiện và cơ chế để các doanh nghiệp tư nhân kết nối với doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là doanh nghiệp FDI tạo lập chuỗi sản xuất trong nước nhằm tăng giá trị nội địa của hàng hóa xuất khẩu cũng như cải cách các thủ tục hành chính để giảm thiểu chi phí (chính thức và phi chính thức) để doanh nghiệp tập trung phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các bộ ban ngành cần đẩy mạnh triển khai các Kế hoạch hành động theo Quyết định 121. Trước mắt đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến thông tin về hiệp định CPTPP và thị trường của các nước thành viên và công tác đào tạo tập huấn của các bộ ngành phối hợp các hiệp hội ngành hàng tới các doanh nghiệp trong ngành, thông tin vận động doanh nghiệp tư nhân tham gia các buổi tập huấn đào tạo đó. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện pháp phi thuế như các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại được phép áp dụng theo các cam kết quốc tế của Việt Nam nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng để hỗ trợ cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ có các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong đó có việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động. Một lưu , CPTPP có thành lập Ủy ban Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ nhằm bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp SME trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp SME tận dụng được các lợi ích của Hiệp định. Do đó, Chính phủ nên xem x t có thêm cơ chế chính sách cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tăng cường vai trò truyền tải thông tin, đào tạo tập huấn về CPTPP cho các thành viên (chủ yếu đều là các doanh nghiệp tư nhân); đồng thời Hiệp hội sẽ đại diện các doanh nghiệp SME tham gia trao đổi, tham vấn chính sách thông qua các hội thảo, hội nghị do Ủy ban Doanh nghiệp 842
  13. vừa và nhỏ của CPTPP tổ chức để đảm bảo quyền lợi và tăng cơ hội được cọ sát, học hỏi của các doanh nghiệp SME Việt Nam khi hội nhập CPTPP. Về phía các doanh nghiệp tư nhân: các doanh nghiệp cần phải tăng cường ―chủ động‖ tìm hiểu các cam kết, quy định của CPTPP nói chung và ngành hàng mà doanh nghiệp mình kinh doanh, các cơ hội ưu đãi và điều kiện hưởng ưu đãi để chủ động thay đổi cách thức sản xuất đáp ứng điều kiện. Ví dụ, khi doanh nghiệp chủ động trong việc tìm hiểu cam kết thuế quan sẽ cho doanh nghiệp biết hàng hóa của mình khi xuất khẩu sang nước đối tác CPTPP sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi như thế nào, với lộ trình cắt giảm thuế từng năm ra sao. Đồng thời, để được hưởng ưu đãi thuế quan thì doanh nghiệp phải hiểu và đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Điều này là vô cùng quan trọng vì để có được giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP, hoặc tự chứng nhận xuất xứ CPTPP thì ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu, doanh nghiệp đã phải lấy được giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP cho các nguyên liệu của mình để phục vụ cho việc chứng nhận xuất xứ CPTPP cho hàng hóa thành phẩm sau này. Bên cạnh việc chủ động tìm hiểu thủ tục chứng nhận xuất xứ, các doanh nghiệp tư nhân cũng cần ―chủ động‖ thay đổi quy trình sản xuất, chuyển hướng nguồn nhập khẩu sang các nguồn nguyên liệu trong nước hoặc từ các nước thành viên CPTPP để đáp ứng được quy tắc xuất xứ của hiệp định. Đồng thời, các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP cũng cần lưu một số vấn đề mới của CPTPP như lao động, môi trường, để tránh gặp phải những trở ngại về điều kiện sử dụng lao động, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh học trong quá trình khai thác, sản xuất và kinh doanh. Trong dài hạn, để tận dụng CPTPP thì nền tảng cơ bản nhất vẫn là bản thân doanh nghiệp phải chủ động cải thiện năng lực cạnh tranh. Khi doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh thì CPTPP có mở ra nhiều cơ hội đến đâu cũng chỉ là để ngắm nhìn. Và để nâng cao khả năng cạnh tranh, vượt qua thách thức, các doanh nghiệp tư nhân cần phải tự học hỏi, đổi mới cách thức, mô hình quản trị doanh nghiệp và công nghệ sản xuất kinh doanh, xây dựng và quảng bá hình ảnh ở cả thị trường trong nước và nước ngoài Đồng thời bản thân các doanh nghiệp tư nhân cần tích cực chủ động đối thoại với Nhà nước để nắm bắt được các chủ trương chính sách, pháp luật cũng như đóng góp thông tin để Nhà nước nắm bắt và có các biện pháp kịp thời, hợp l giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp. Về phía các hiệp hội ngành nghề: Các hiệp hội ngành nghề chủ động phối hợp với các cơ quan đầu mối và liên quan để làm rõ nội dung của các FTA, trong đó có CPTPP theo ngôn ngữ doanh nghiệp, ngành hàng; và cung cấp thông tin, kết nối thị trường tới các thành viên (đặc biệt là nhóm doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ), góp phần hình thành chuỗi liên kết cung ứng-sản xuất-tiêu thụ nhằm tăng giá trị nội địa và khả năng cạnh tranh của ngành hàng. Các hiệp hội ngành nghề cũng phải phát triển về mặt tổ chức và chuyên môn để trở thành các tổ chức uy tín, đại diện tiếng nói và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất truyền thống, quy mô nhỏ trước sự cạnh tranh gay gắt của các tập đoàn, công ty lớn (ở nước ngoài) trên chính thị trường trong nước. 843
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019, NXB Thống Kê, Hà Nội. Đỗ Thị Thanh Huyền (2019), Vai trò và thực trạng phát triển kinh tế tư nhân hiện nay, Tạp chí Công Thương, số 3 tháng 3, 2019, trang 73-79. Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt Nam, Năng suất và thịnh vượng, Economica, Hà Nội. Nguyễn Hồng Sơn (2017), Phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam: những rào cản và giải pháp khắc ph c, bài viết được thực hiện dựa một Đề án: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, do Hội đồng Lý luận Trung ương đặt hàng và Nhóm nghiên cứu của trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội thực hiện vào tháng 3/2017. Nguyễn Mại, Nhìn lại một năm thực hiện CPTPP, truy cập tại ngày 01/2/2020 Nguyễn Thắng và cộng sự (2019), Năng suất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, báo cáo theo sự ủy thác của Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Hà Nội. Tổng Cục Thống kê (2008), Kết quả tổng điều tra Cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 2007: tập 1 kết quả chung, NXB Thống Kê, Hà Nội Tổng Cục Thống kê (2013), Kết quả tổng điều tra Cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 2012, NXB Thống Kê, Hà Nội Tổng Cục Thống kê (2016 a), Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005-2014, NXB Thống kê, Hà Nội. Tổng Cục Thống kê (2016 b), Báo cáo năng suất ao động của Việt Nam: thực trạng và giải pháp, truy cập ngày 20/11/2017 tại Tổng Cục Thống kê (2017), Niên giám Thống kê 2016, NXB Thống Kê, Hà Nội. Tổng Cục Thống kê (2018a), Niên giám thống kê 2017, NXB Thống Kê, Hà Nội. Tổng Cục Thống kê (2018b), Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017, NXB Thống Kê, Hà Nội. Trần Kim Chung (2017), Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong mô hình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn 2035, tạp chí Quản ý kinh tế số 80, trang 4-13. Các Website: www.gso.gov.vn 844