So sánh vị thế cạnh tranh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "So sánh vị thế cạnh tranh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_sanh_vi_the_canh_tranh_xuat_khau_nong_nghiep_cua_viet_nam.pdf

Nội dung text: So sánh vị thế cạnh tranh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng SO SÁNH VỊ THẾ CẠNH TRANH XUẤT KHẨU NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN ThS. Phạm Ngọc Ý Trường Đại học Kinh tế Luật TÓM TẮT Nghiên cứu so sánh vị thế cạnh tranh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan với mục tiêu so sánh mô hình thay đổi lợi thế so sánh xuất khẩu nông nghiệp, và phân tích lợi thế so sánh theo tính thâm dụng các yếu tố sản xuất. Nghiên cứu sử dụng hệ số chuyên môn hóa thương mại (TSC) để đo lường lợi thế so sánh và phương pháp bốn góc phần tư để xem xét xu hướng chuyển đổi lợi thế so sánh theo tính thâm dụng yếu tố. Kết quả ngụ ý rằng lợi thế so sánh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam liên tục giảm dần và luôn kém Thái Lan từ năm 2003 đến nay. Lợi thế so sánh nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu dựa vào các sản phẩm thâm dụng tài nguyên đất đai. Từ khóa: Lợi thế so sánh, nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp 1. Giới thiệu Kể từ sau khi gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (28/7/1995), kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, trong đó phải kể đến những thành tựu đáng kể ở lĩnh vực nông nghiệp, vốn là ngành ưu tiên hàng đầu trong ASEAN. Nông nghiệp là ngành có nhiều đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu luôn xuất siêu với tổng kim ngạch từ năm 2008-2013 đạt trên 113 tỷ USD. Những cam kết khi tham gia TPP và các FTA khác, mở ra thị trường mới cho nông sản Việt Nam nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp. Ngay cả khi chưa đợi vào TPP thì nông nghiệp (cụ thể là ngành chăn nuôi) sẽ bị tác động tiêu cực ngay khi Cộng đồng Kinh tế Asean 2015 được hình thành, những sản phẩm từ Thái Lan có lợi thế so sánh cao tràn vào sẽ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp của Việt Nam. Cả Việt Nam và Thái Lan đều là hai quốc gia xuất siêu nông nghiệp và có cùng xu hướng tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian qua, tuy nhiên xuất siêu nông nghiệp của Thái Lan luôn vượt bậc ấn tượng so với Việt Nam về giá trị. Vì thế, để chuẩn bị tiến bước vào Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 và các hiệp định khác, xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ Thái Lan, vốn cũng có nền nông nghiệp là một trong những thế mạnh xuất khẩu. Do đó, nhằm đo lường khả năng đương đầu với sự cạnh tranh của Thái Lan, cần có những nghiên cứu phân tích mô hình lợi thế so sánh trong xuất khẩu trong thời gian qua. Để từ đó, Việt Nam xác định được vị thế cạnh tranh trong xuất khẩu nông nghiệp với đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực là Thái Lan. Nhiều nghiên cứu đã xem xét về vị thế cạnh tranh xuất khẩu nông nghiệp của các quốc gia Châu Á (Shulan và các đồng nghiệp, 2002; Zeng, 2006; Liu và các đồng nghiệp, 2009). Tuy nhiên, nghiên cứu so sánh về lợi thế so sánh của Việt Nam và Thái Lan chưa được thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích và so sánh mô hình thay đổi trong lợi thế so sánh cho xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan. Hơn nữa, nghiên cứu sẽ phân tích lợi thế so sánh theo tính thâm dụng các yếu tố sản xuất của Việt Nam và Thái Lan. 2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Thương mại quốc tế phản ánh sự khác biệt các yếu tố sản xuất nước dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh. Theo lập luận của Leamer (1984) và Liu (2004), tính thâm dụng yếu tố là lý do chính giải thích lợi thế so sánh của hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp của Balassa 180
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (1986), tính toán hệ số TSC nhằm đo lường lợi thế so sánh. TSC được tính toán bằng cách sử dụng dữ liệu thương mại theo công thức như sau: TSCij = Trong đó, TSCij là TSC của mặt hàng i trong nước j, và EX là xuất khẩu, nhập khẩu IM. TSC là một tỷ lệ và có giá trị giữa -1 và 1. Nếu TSC là lớn hơn 0, có nghĩa là sản phẩm của quốc gia có lợi thế so sánh, giá trị TSC càng gần 1, lợi thế so sánh càng mạnh. Trái lại, nếu TSC là nhỏ hơn 0 thì mặt hàng này của quốc gia không có lợi thế so sánh. Dữ liệu nghiên cứu dùng để tính toán thu thập, từ cơ sở thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc theo từng năm, từ năm 2001 đến 2013 (Số liệu 2014 của Việt Nam chưa có) theo hướng dẫn của WTO và FAO về thống kê thương mại nông nghiệp. Tiêu chí phân loại theo danh mục hàng hóa thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Standard Internatinal Trade Classification – SITC) là bảng danh mục phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên các công đoạn sản xuất của hàng hóa do Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc ban hành. Ngoài ra, để tìm lý do cho sự thay đổi tính thâm dụng yếu tố của xuất khẩu nông nghiệp và lợi thế so sánh của nông nghiệp, các sản phẩm thâm dụng lao động và đất đai sẽ được xác định cụ thể theo phương pháp phân loại của Zeng (2006). Cụ thể, các loại ngũ cốc, rễ và củ, hạt có dầu, cà phê, trà và coca, gia vị, cao su và các chế phẩm của nó được đại diện cho các sản phẩm thâm dụng đất đai; các loại trái cây và rau quả, thịt và các chế phẩm của nó đại diện cho các sản phẩm thâm dụng lao động. 3. Xu hướng và sự thay đổi lợi thế so sánh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan 3.1. Xu hướng và sự thay đổi lợi thế so sánh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan Cả hai nước Việt Nam và Thái Lan đều là nước có thặng dư thương mại về nông nghiệp. Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam và Thái Lan liên tục giữ vững vị trí xuất siêu các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới. Năm 2013, Thái Lan xuất siêu nông nghiệp với giá trị 16.484 triệu USD, cao gấp 2.37 lần so với giá trị xuất siêu năm 2001 với 7.081 triệu USD. Việt Nam cũng liên tục duy trì vị trí xuất siêu nông nghiệp, với giá trị xuất siêu năm 2013 là 9528.4 gấp 3.1 lần so với giá trị xuất siêu năm 2001. Mặc dù tốc độ gia tăng xuất siêu nông nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan trong giai đoạn 2001-2013, nhưng kim ngạch xuất siêu của Thái Lan luôn vượt trội so với Việt Nam, năm 2013 kim ngạch xuất siêu nông nghiệp Thái Lan cao gấp 1.73 lần Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2013, tỷ lệ kim ngạch xuất siêu trên xuất khẩu của Việt Nam chiếm trung bình 65.25%, tỷ lệ này Thái Lan đạt được ở mức cao hơn, tương ứng 70.17% (Bảng 1). Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cả hai nước Việt Nam và Thái Lan đều có cùng xu hướng về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông nghiệp. Từ năm 2002 đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Thái Lan có xu hướng tăng từ giá trị âm -1.63% đến mức cao kỷ lục 34.68%, tiếp đó sụt giảm mạnh và tăng trưởng âm vào năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sau đó, tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan có dấu hiệu phục hồi đến năm 2011 và trở lại tăng trưởng âm trong 2 năm gần đây 2012, 2013. Tốc độ tăng trưởng khởi điểm xuất khẩu của Việt Nam năm 2002 là 5.7%, sau đó gia tăng đến mức cao đỉnh điểm 31,48 % năm 2008, tiếp đó sụt giảm mạnh vào năm 2009. Từ năm 2010 đến năm 2011 trở đi, tốc độ tăng truởng xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu phục hồi và bắt đầu suy giảm từ năm 2012, đến năm 2013, tăng trưởng xuất khẩu dừng lại ở giá trị âm là -3.13%. Bảng 1: Tình hình xuất siêu và tỷ lệ xuất siêu của Thái Lan và Việt Nam Thái Lan Việt Nam Năm Xuất siêu Tỷ lệ xuất siêu Xuất siêu Tỷ lệ xuất siêu (triệu USD) / Xuất khẩu (%) (triệu USD) / Xuất khẩu (%) 2001 7081.37 73.45 3073.62 77.85 2002 6749.35 71.17 3150.35 75.45 181
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2003 7782.70 71.48 3143.15 69.37 2004 8797.00 73.79 3700.88 69.50 2005 8612.27 70.56 4366.82 68.05 2006 10005.90 71.87 5143.07 68.71 2007 12224.37 73.61 5987.86 64.91 2008 16293.89 72.84 7982.04 65.63 2009 15546.32 72.36 7115.32 61.60 2010 16768.02 69.95 7706.62 56.62 2011 21165.90 70.21 10284.84 58.33 2012 18258.60 62.35 11704.45 61.02 2013 16484.66 58.53 9528.40 51.29 Nguồn: Tính toán của tác giả theo dữ liệu của Comtrade Mặc dù, cả Việt Nam và Thái Lan đều có xu hướng tăng trưởng xuất khẩu qua các năm tương đồng, tuy nhiên tính trung bình cho cả giai đoạn 2002-2013 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức rất ấn tượng hai con số 14,34%, Thái Lan chỉ ở mức 9.98%. Về tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nông nghiệp hàng năm, Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn Thái Lan trong suốt giai đoạn 2002-2013. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình của Việt Nam là 21.99% và Thái Lan là 13.99%. Hình 1: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thái Lan và Việt Nam Nguồn: Tính toán của tác giả theo dữ liệu của Comtrade Liên quan đến xu hướng thay đổi lợi thế so sánh xuất khẩu nông nghiệp. Trong giai đoạn nghiên cứu, Việt Nam có duy nhất năm 2 năm đầu tiên là có lợi thế so sánh xuất khẩu vượt trội so với Thái Lan. Từ năm 2003 đến nay, lợi thế so sánh xuất khẩu của Việt Nam mất dần vị thế và liên tục có TSC kém Thái Lan. Giá trị trung bình TSC cho cả giai đoạn nghiên cứu lần lượt của Việt Nam và Thái Lan tương ứng 0.49 và 0.54. Theo xu hướng biến động, Việt Nam là quốc gia có khởi điểm lợi thế so sánh cao trong xuất khẩu nông nghiệp TSC là 0.63 năm 2001 sau đó dao động với xu hướng sụt giảm đến 0.34 năm 2013. Thái Lan có lợi thế so sánh khởi đầu năm 2001 thấp hơn Việt Nam là 0.58, tiếp đó cũng có xu hướng sụt giảm giống Việt Nam, tuy nhiên kể từ năm 2003, lợi thế so sánh của Thái lan luôn cao hơn Việt Nam, và đến năm 2013 có TSC là 0.45. 182
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Lợi thế so sánh xuất khẩu nông nghiệp được chia theo hai nhóm sản phẩm thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai. Việt Nam là quốc gia có lợi thế so sánh chủ yếu ở các sản phẩm thâm dụng đất đai, lợi thế so sánh của các sản phẩm thâm dụng lao động luôn kém Thái Lan, cụ thể có lợi thế so sánh ở các sản phẩm thâm dụng lao động trong giai đoạn 2001-2007, kể từ 2008 trở đi lợi thế so sánh giảm nhanh dần và mất luôn lợi thế so sánh vào năm 2008 và năm 2013. Hình 2: TSC xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan Nguồn: Tính toán của tác giả theo dữ liệu của Comtrade Thái lan có lợi thế so sánh ở cả hai sản phẩm thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai, trong đó các sản phẩm thâm dụng lao động có xu hướng gia tăng lợi thế so sánh, trái lại các sản phẩm thâm dụng đất đai có xu hướng giảm lợi thế so sánh. Hình 3: TSC của các sản phẩm thâm dụng lao động 183
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 4: TSC của các sản phẩm thâm dụng đất đai Nguồn: Tính toán của tác giả theo dữ liệu của Comtrade 3.2. Mô hình chuyển đổi lợi thế so sánh của Việt Nam và Thái Lan Để phân tích xu hướng chuyển đổi lợi thế so sánh, Zeng (2006) đã phát triển phương pháp bốn góc phần tư. Trong phương pháp bốn góc phần tư, trục tung là TSC của sản phẩm thâm dụng lao động, trục hoành là TSC của sản phẩm thâm dụng đất đai. Nói chung, số liệu trong các trục tọa độ phản ánh mô hình thương mại nông nghiệp khác nhau giữa hai quốc gia. Trong góc phần tư I, TSC của cả sản phẩm thâm dụng lao động và sản phẩm thâm dụng đất đai đều có giá trị dương, tọa độ của quốc gia nằm ở góc phần tư thứ I là một đất nước có lợi thế so sánh của cả hai loại sản phẩm trên thị trường thế giới. Đây là một nước nông nghiệp truyền thống có đất nông nghiệp dư thừa. Trong góc phần tư II, TSC của sản phẩm thâm dụng đất đai có giá trị âm, nhưng sản phẩm thâm dụng lao động có giá trị dương, tọa độ của quốc gia nằm ở góc phần tư thứ II là một đất nước có lợi thế so sánh ở các sản phẩm thâm dụng lao động trên thị trường thế giới, nhưng không có lợi thế ở các sản phẩm thâm dụng đất đai. Đây là mô hình của một đất nước đang phát triển, thiếu đất nông nghiệp. Trong góc phần tư III, TSC của cả sản phẩm thâm dụng lao động và sản phẩm thâm dụng đất đai đều có giá trị âm, tọa độ của quốc gia nằm ở góc phần tư thứ III là một đất nước không có lợi thế so sánh của cả hai loại sản phẩm trên thị trường thế giới. Đây là mô hình của một đất nước phát triển, thiếu đất nông nghiệp. Trong góc phần tư IV, TSC của sản phẩm thâm dụng đất đai có giá trị dương, nhưng sản phẩm thâm dụng lao động có giá trị âm, tọa độ của quốc gia nằm ở góc phần tư thứ II là một đất nước có lợi thế so sánh ở các sản phẩm thâm dụng đất đai trên thị trường thế giới, nhưng không có lợi thế ở các sản phẩm thâm dụng lao động. Đây là một nước có đất nông nghiệp dư thừa và thường đang ở giai đoạn phát triển kinh tế khá cao (Liu, 2009). Phát triển kinh tế và công nghiệp hóa sẽ thay đổi giá tương đối của đất đai và lao động nông nghiệp, và kết quả sẽ dẫn đến trạng thái dư thừa và thiếu hụt tương đối của đất đai và lao động. Nói chung, các nguồn tài nguyên như đất đai và nước phân bổ cho nông nghiệp sẽ dần dần trở nên khan hiếm và gia tăng giá cả. Kết quả là, lợi thế so sánh của các sản phẩm nông nghiệp sẽ trở nên ít hơn. Do đó, các mô hình thương mại nông nghiệp của một đất nước thiếu đất nông nghiệp sẽ chuyển đổi từ góc phần tư II sang III. Một đất nước dư thừa lao động có thể giữ lợi thế so sánh ở các sản phẩm thâm dụng lao động trong một thời gian dài, nhưng diện tích đất nông nghiệp giảm bớt khi phát triển kinh tế và giá so sánh tương đối của đất nông nghiệp sẽ gia tăng, do đó xu hướng TSC của các sản phẩm nông nghiệp có thể chuyển đổi từ góc phần tư I sang II. Một đất nước dư thừa đất đai, và có thể không bị ảnh hưởng bởi công nghiệp hóa và phát triển kinh tế trong một thời gian nhất định, vì thế có thể giữ được lợi thế so sánh ở các sản phẩm thâm dụng đất đai, vì vậy nó 184
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thay đổi xu hướng từ góc phần tư I đến IV. Đây là ba trường hợp cơ bản của việc thay đổi mô hình ở lợi thế so sánh của các sản phẩm nông nghiệp ở các nước khác nhau (Liu, 2009) . Bảng 2: Lợi thế so sánh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TSC Thái Lan 0.58 0.55 0.56 0.58 0.55 0.56 0.58 0.57 0.57 0.54 0.54 0.45 0.41 TSC của sản phẩm thâm dụng lao động 0.90 0.89 0.87 0.85 0.84 0.84 0.82 0.79 0.79 0.78 0.76 0.72 0.71 TSC của sản phẩm thâm dụng đất đai 0.25 0.11 0.14 0.31 0.17 0.35 0.32 0.22 0.22 0.20 0.08 0.05 0.10 TSC Việt Nam 0.64 0.61 0.53 0.53 0.52 0.52 0.48 0.49 0.45 0.39 0.41 0.44 0.34 TSC của sản phẩm thâm dụng lao động 0.82 0.64 0.65 0.67 0.63 0.38 0.19 -0.01 0.08 0.03 0.01 0.10 -0.06 TSC của sản phẩm thâm dụng đất đai 0.38 0.37 0.36 0.33 0.45 0.46 0.42 0.38 0.43 0.44 0.53 0.38 0.38 Nguồn: Tính toán của tác giả theo dữ liệu của Comtrade Theo quan sát xu hướng chuyển đổi lợi thế so sánh theo tính thâm dụng yếu tố, xu hướng thay đổi lợi thế so sánh của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2013 được định vị ở góc phần tư thứ I và thứ IV và xu hướng thay đổi lợi thế so sánh của Thái Lan nằm vẫn giữ vững định vị ở góc phần tư thứ I. Nhìn chung, Việt Nam thuộc về trường hợp thứ ba, khi quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế không làm mất đi lợi thế so sánh của các sản phẩm thâm dụng đất đai. Trong khi đó, Thái Lan là một trường hợp rất đặc biệt, khi trong suốt giai đoạn nghiên cứu lợi thế so sánh vẫn giữ vững ở cả hai mặt hàng thâm dụng lao động và đất đai. ng lao ụ 1 2 m thâm d ẩ n n ph ả a a s ủ 4 TSCs TSCs c ng ộ đ TSCs của sản phẩm thâm dụng đất đai Hình 5: Mô hình TSC theo tính thâm dụng yếu tố Nguồn: Tính toán của tác giả theo dữ liệu của Comtrade Việt Nam và Thái Lan đều dư thừa đất đai và lao động. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế, lợi thế so sánh của các sản phẩm nông nghiệp thâm dụng lao động của Việt Nam suy giảm, cụ thể năm 2008 Việt Nam mất luôn lợi thế so sánh với giá trị TSC -0.007, các năm tiếp theo lợi thế so sánh có sự cải thiện trước khi tiếp tục mất lợi thế so sánh vào năm 2013 với TSC là -0.059. Lợi thế so sánh của các sản phẩm nông nghiệp được tính trung bình từ giá trị TSC của SITC 01 (Thịt và các sản phẩm từ thịt) và SITC 05 (Rau quả và trái cây). Cụ thể, nhóm hàng Rau quả và trái cây của Việt Nam luôn giữ vững lợi thế so sánh trong giai đoạn 2001-2013 với TSC trung bình là 0.57. Mặt khác, nhóm ngành Thịt và các sản phẩm từ thịt mặc dù xuất phát 185
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng điểm năm 2001 có lợi thế so sánh cao 0.91, sau đó sụt giảm dần và kể từ năm 2007 đến nay đã mất lợi thế so sánh. Đó là lý do dẫn đến việc mất lợi thế so sánh của các sản phẩm thâm dụng lao động của Việt Nam trong thời gian qua. Thái Lan là một đất nước có lợi thế so sánh của cả hai loại sản phẩm trên thị trường thế giới giai đoạn 2001-2013. Các sản phẩm thâm dụng lao động có lợi thế so sánh cao duy trì qua các năm với TSC trung bình là 0.81. Cụ thể, lợi thế so sánh trung bình của ngành Thịt và các sản phẩm từ thịt chiếm ưu thế tuyệt đối TSC là 0.96 và lợi thế so sánh của ngành Rau quả và trái cây là 0.67. Ngược lại, lợi thế so sánh của các sản phẩm thâm dụng đất đai có giá trị trung bình ở mức thấp TSC là 0.19 và liên tục suy giảm từ 0.25 năm 2001 đến 0.11 năm 2013. 4. Kết luận Nghiên cứu về vị thế cạnh tranh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan đã phân tích và so sánh mô hình thay đổi trong lợi thế so sánh cho xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam và Thái Lan trong thời gian. Đây là cơ sở đề xuất những chiến lược và kế hoạch xây dựng và cũng cố năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam trên bước đường hội nhập. Kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng: Thứ nhất, mặc dù tốc độ gia tăng xuất siêu nông nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan nhưng kim ngạch xuất siêu của Thái Lan luôn vượt trội so với Việt Nam trong giai đoạn 2001-2013. Hơn nữa, Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn Thái Lan trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Thứ hai, từ năm 2003 đến nay, lợi thế so sánh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam liên tục giảm dần có hệ số TSC luôn kém Thái Lan. Giá trị trung bình TSC cho cả giai đoạn nghiên cứu lần lượt của Việt Nam và Thái Lan tương ứng 0.49 và 0.54. Thứ ba, xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào tài nguyên đất đai. Việt Nam luôn hơn Thái Lan về lợi thế so sánh của các sản phẩm thâm dụng đất đai. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển kinh tế, tài nguyên đất được dự báo sẽ dần bị thu hẹp và gia tăng giá cả tương đối. Vì thế, phát triển lợi thế so sánh nông nghiệp thâm dụng đất đai được cho là thiếu bền vững trong tương lai. Thứ tư, Việt Nam lại luôn kém Thái Lan về lợi thế so sánh của các sản phẩm thâm dụng lao động. Trong đó, lý do viện dẫn đến việc mất lợi thế so sánh của các sản phẩm thâm dụng lao động của Việt Nam trong thời gian qua đến từ việc mất lợi thế so sánh của ngành chăn nuôi. Điều này đặt ra áp lực cạnh tranh gay gắt cho Việt Nam cho ngành chăn nuôi trên bước đường hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean 2015 và tiến tới TPP trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Balassa, B. (1986), “Comparative advantage in manufactured goods: a reappraisal”, The Review of Economics and Statistics, Vol. 68 No. 2, pp. 315-9. [2] Hayami, Y. and Ruttan, V.W. (1985), Rev. ed. Agricultural Development: An International Perspective, Johns Hopkins University Press, Baltimore, MD. [3] Leamer, E.E. (1984), Sources of International Comparative Advantage: Theory and Evidence, The MIT Press, Cambridge, MA. [4] Liu, Y. (2004), “An empirical study of comparative advantage in world agricultural trade”, China Economic Quarterly, Vol. 3 No. 3, pp. 553-68. [5] Liu, Minoru, and Sun. (2009), “Changing patterns in comparative advantage for agricutural trade in East Asian countries”, China Agricuture Economic Review, Vol. 1 No. 2, pp. 227-238. [6] Shulan, C., Xiaodan, D., Zhiyong, J., Yanmin, L. and Ri, C. (2002), “China and other North-East Asian economies: the vision of the integration of agricultural resource”, Economics Research Journal, No. 7, pp. 83-8. [7] Zeng, Y. (2006), “Agricultural trade competition and cooperation among China and Japan, Korea”, 186
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng working paper, Department of Agricultural Economics, Renmin University of China, Beijing, September, Journal of Agro-Food & Resource Economics (an electronic periodical), Vol. 1 No. 2. [8] WTO secretariat. (2010), Trade in Agricutural Product, WTO. 187