Sổ tay hướng dẫn phương thức tiếp cận các nguồn tài chính xanh tại Việt Nam

pdf 52 trang Gia Huy 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay hướng dẫn phương thức tiếp cận các nguồn tài chính xanh tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_tay_huong_dan_phuong_thuc_tiep_can_cac_nguon_tai_chinh_xa.pdf

Nội dung text: Sổ tay hướng dẫn phương thức tiếp cận các nguồn tài chính xanh tại Việt Nam

  1. TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LIÊN HỢP QUỐC SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM I
  2. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM LỜI CẢM ƠN Cuốn sổ tay này nhằm giới thiệu các nguồn quỹ tài chính xanh hiện đang có mặt tại Việt Nam do dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) cùng Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) quản lý. Dự án cũng được Quỹ Môi trường Toàn cầu và Chính phủ Thụy Sĩ hỗ trợ. Dự án nhằm biến các khu công nghiệp (IP) thành các khu công nghiệp sinh thái, bao gồm các khu công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình), khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) và khu công nghiệp Trà Nóc 1 và 2 (Cần Thơ). Cuốn sổ tay này giới thiệu các quỹ tài chính hỗ trợ đầu tư cải tiến công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải độc hại để các doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận. Cuốn sổ tay này cũng cung cấp các thông tin giới thiệu cơ bản về các điều kiện, mục đích, lợi ích và các thủ tục tiếp cận từng quỹ. Cuốn sổ tay này được chuẩn bị bởi Tran Huong Giang (Công ty TNHH Tư vấn Thương mại Sen26), Nguyễn Đình Chúc (VASS), Trần Minh (VASS), Nguyễn Thị Thục (VASS) and Alessandro Flammini (UNIDO Headquarters),với sự ủng hộ của nhiều tổ chức và cá nhân. Chúng tôi rất biết ơn Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF) vì đã đồng hành và đóng góp cho sự phát triển cuốn sổ tay này. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới rất nhiều cá nhân: Bà Trần Thanh Phương, Nguyễn Trâm Anh (UNIDO, Việt Nam), Ông Jerome Stucki và Alessandro Flammini (UNIDO toàn cầu), Bà Nguyễn Thúy Hà, Ông Nguyễn Ngọc Khánh (VDB), Bà Vũ Tường Anh (IFC), Ông Trần Thanh Nam và ông Phạm Tuấn Anh (VEPF), Bà Nguyễn Châu Hoa (WB), và Bà Nguyễn Thị Thu Hà (HDBank) vì đã giúp đỡ hoàn thiện cuốn sổ tay này. Để có thêm thông tin về nghiên cứu của UNIDO về các khu công nghiệp sinh thái, hãy liên hệ EPI@ unido.org III
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTR Chất thải rắn EIP Khu công nghiệp sinh thái GHG Khí nhà kính MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư KCN Khu công nghiệp POP Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy RECP Sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn SECO Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ UNIDO Tổ chức Công nghiệp Liên Hợp Quốc VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam VEPF Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam VEEIE Dự án của Ngân hàng thế giới về Tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp Việt Nam IV
  4. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN III DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IV MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1. LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 2 1.1. Lợi ích trực tiếp 3 1.2. Lợi ích gián tiếp 3 PHẦN 2. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH XANH CỦA CÁC ĐỐI TÁC DỰ ÁN 4 2.1. Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF) 4 2.1.1. Đối tượng của Quỹ 4 2.1.2. Điều kiện tham gia 7 2.1.3. Quy trình cho vay/tài trợ/hỗ trợ 8 2.2 Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) 11 2.2.1. Đối tượng cho vay 12 2.2.2. Điều kiện cho vay 12 2.2.3. Cơ chế cho vay 12 2.2.4. Quy định về đấu thầu đối với các doanh nghiệp vay vốn: 13 2.2.5 Quy trình tài trợ/hỗ trợ 13 2.3. Quỹ EE-CP của IFC 15 2.4. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia NATIF của Bộ Khoa học và Công nghệ 15 PHẦN 3. CÁC NGUỒN TÀI CHTÍNH KHÁC NGOÀI ĐỐI TÁC DỰ ÁN 15 3.1. Chương trình tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp vay lại để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng (VEEIE) 15 3.1.1. Đối tượng của chương trình 16 3.1.2. Các yêu cầu đối với dự án được tham gia chương trình 16 3.1.3. Các yêu cầu về điều khoản cho vay giữa ngân hàng tham gia và doanh nghiệp vay vốn trong chương trình 17 3.1.4. Quy trình tài trợ 17 3.1.5. Thủ tục yêu cầu thanh toán khoản cho vay lại 19 3.1.6. Các lợi ích khi tham gia dự án 20 3.2. Chương trình Điện mặt trời của Ngân hàng HD Bank 20 3.2.1. Đối tượng cho vay 20 3.2.2. Cơ chế cho vay 21 3.2.3. Hồ sơ cần nộp 22 3.3. Chương trình tài trợ khách hàng doanh nghiệp xây lắp dự án điện mặt trời mái nhà và thanh toán tiền điện của Ngân hàng HDBank 23 3.3.1. Đối tượng cho vay: 23 3.3.2. Điều kiện cho vay: 23 3.3.3. Cơ chế cho vay 24 3.4 “Quỹ hỗ trợ Tăng trưởng Xanh (GGSF)” - Vương quốc Bỉ 24 PHỤ LỤC 1. CÁC THÔNG TIN THÊM VỀ CÁC CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 25 V
  5. Phụ lục 1.1. Tổng hợp các điểm cơ bản của các nguồn quỹ đang hoạt động 25 Phụ lục 1.2. Mô tả các bước trong quy trình xin hỗ trợ của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam 26 PHỤ LỤC 2. CÁC MẪU HỒ SƠ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 32 Phụ lục 2.1. Các biểu mẫu của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF) 32 Phụ lục 2.2. Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) 40 PHỤ LỤC 3. THÔNG TIN LIÊN HỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 41 VI
  6. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM VII
  7. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM MỞ ĐẦU Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể sau gần 30 năm đổi mới và mở cửa. Những thành tựu này có đóng góp không nhỏ của việc hình thành và phát triển các khu kinh tế và công nghiệp trên cả nước, được xây dựng nhằm tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay những vấn đề môi trường và quản lý môi trường được đặt ra khá cấp bách. Đối mặt với các thách thức đặt ra, Bộ Kế hoạch và đầu tư và UNIDO đã phối hợp thực hiện dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” (EIP) nhằm giới thiệu và triển khai hệ thống quản lý KCN sinh thái nhằm giảm thiểu và loại bỏ khí nhà kính (GHG), tiêu thụ nước, ô nhiễm nước, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các loại hóa chất có ảnh hưởng khác và để triển khai thí điểm sáng kiến về các công nghệ sạch và phát thải ít cacbon và việc phổ biến trong các ngành. Nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục các rào cản về tài chính khi triển khai đầu tư, áp dụng các công nghệ sạch và phát thải ít các-bon, UNIDO và MPI đã phối hợp với Công ty tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Quỹ bảo vệ môi trường (VEPF), Dự án tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE), Ngân hàng HD Bank nhằm giới thiệu các cơ chế tài chính hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ tiết kiệm năng lượng. Các đơn vị này cung cấp các nguồn vốn dễ tiếp cận bao gồm: hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ trực tiếp và cho vay ưu đãi. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng của EIP sẽ được trang bị đầy đủ thông tin về các nguồn tài chính xanh sẵn có. Bên cạnh đó, với một phần hỗ trợ của UNIDO, các doanh nghiệp cũng sẽ được trang bị các thông tin về các khoản vay ưu đãi và được hỗ trợ để tiếp cận các quỹ này. Cuốn Sổ tay được thiết kế gồm 3 phần: • Phần 1. Giới thiệu lợi ích của Doanh nghiệp Vừa và nhỏ muốn tiếp cận các cơ chế tài chính xanh • Phần 2. Giới thiệu các cơ chế tài chính xanh của các Đối tác dự án. • Phần 3. Giới thiệu các cơ chế tài chính xanh của các nguồn tài chính khác 1
  8. PHẦN 1. LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc trong việc tăng cường chuyển giao, ứng dụng và phổ biến công nghệ, cũng như phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và phương thức quản lý tốt hóa chất tại các khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam , đồng thời giúp các doanh nghiệp này tăng khả năng cạnh tranh. Hình 1. Quy trình dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” Doanh nghiệp đăng ký tham gia dự án Đánh giá doanh nghiệp a Đề xuất phương án chuyển đổi Doanh nghiệp Doanh nghiệp đồng ý không đồng ý Hỗ trợ xây dựng đề xuất kỹ thuật và lựa chọn Giữ nguyên trạng cơ chế/quỹ tài chính phù hợp Hỗ trợ của các quỹ Tiến hành đầu tư công nghệ sản xuất tài chính xanh Đánh giá kết quả đầu tư, đổi mới công nghệ Các doanh nghiệp tìm kiếm hỗ trợ tài chính sẽ được xem xét, đánh giá quy trình và công nghệ của các doanh nghiệp được lựa chọn, đồng thời sẽ giúp xây dựng một kế hoạch chuyển đổi công nghệ của doanh nghiệp này theo các tiêu chí của KCN sinh thái và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp tài chính bằng cách kết nối doanh nghiệp với các nguồn tài chính ưu đãi đối với các hoạt động đầu tư công nghệ sạch và phát thải ít cácbon của doanh nghiệp trong KCN. 2
  9. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM Các doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích cả trực tiếp và gián tiếp. 1.1. Lợi ích trực tiếp Một trong những lợi ích trực tiếp là các doanh nghiệp sẽ được Dự án hỗ trợ toàn bộ quá trình nghiên cứu các công nghệ mới, công nghệ chuyển đổi phù hợp, đề xuất các biện pháp đổi mới công nghệ, lập hồ sơ vay vốn theo quy định của tổ chức tín dụng, hỗ trợ vay vốn với các hình thức (bao gồm cho vay với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh ngân hàng hoặc trả thưởng sau đầu tư). Cụ thể, các doanh nghiệp có thể: • Được các chuyên gia Dự án đánh giá về sử dụng hiệu quả năng lượng, sản xuất sạch hơn và quản lý hóa chất và tư vấn các biện pháp đổi mới công nghệ. - Tối thiểu 56 công ty thuộc các KCN: Khánh Phú, Hòa Khánh, Trà Nóc 1&2 được đánh giá về tiềm năng công nghệ sạch và phát thải ít cacbon. • Được chuyên gia tư vấn lập hồ sơ vay vốn để đổi mới công nghệ. Các chuyên gia dự án hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ dự án đầu tư đổi mới công nghệ phù hợp và theo quy định của tổ chức tín dụng. • Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi hoặc được tài trợ, hỗ trợ theo định mức quy định của các tổ chức tín dụng có cam kết tài trợ cho Dự án, bao gồm: Công ty tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Quỹ bảo vệ môi trường (VEPF), hoặc các tổ chức tài chính, dự án khác có liên quan như Dự án Tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE) do Ngân hàng thế giới tài trợ và Chương trình Điện mặt trời của ngân hàng HD Bank (HD Bank). Một lợi ích trực tiếp nữa cho doanh nghiệp là cơ hội tham gia các khóa đào tạo về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) để đào tạo lại cho các cán bộ khác của doanh nghiệp.Tối thiểu 220 cán bộ quản lý kỹ thuật của doanh nghiệp tại 3 KCN ở Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ được đào tạo về quy mô, ứng dụng, đặc tính, các khía cạnh môi trường của công nghệ và phương thức sản xuất cũng như đánh giá và thực hiện các giải pháp về RECP. 1.2. Lợi ích gián tiếp Ngoài những lợi ích trực tiếp ở trên, các doanh nghiệp tham gia dự án còn được hưởng lợi gián tiếp từ những hoạt động chung của toàn dự án như: • Được sự hỗ trợ dài hạn từ Tổ công tác về KCN sinh thái về tất cả các khía cạnh kỹ thuật, tài chính, xã hội và môi trường tronng công tác quy hoạch và quản lý Khu công nghiệp sinh thái. • Được hỗ trợ đào tạo dài hạn từ các tư vấn địa phương đã được đào tạo để trở thành giảng viên về RECP 3
  10. PHẦN 2. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH XANH CỦA CÁC ĐỐI TÁC DỰ ÁN Như đã giới thiệu ở phần trên, một trong những hoạt động của dự án là tìm kiếm và kết nối các doanh nghiệp tham gia vào dự án với nguồn tài chính phù hợp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết vấn đề vốn đầu tư, đồng thời có thể được hưởng những chế độ ưu đãi tốt nhất trong khuôn khổ của các cơ chế tài chính hiện tại. Tính đến tháng 11 năm 2018, 02 tổ chức tài chính là đối tác chính của dự án vẫn đang hoạt động gồm: Quỹ bảo vệ môi trường (VEPF), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).Các đối tượng, tiêu chí, quy trình vay ưu đãi hoặc xin tài trợ của các tổ chức tài chính sẽ được trình bày cụ thể dưới đây. 2.1. Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF) Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF) là tổ chức tài chính nhà nước, do chính phủ thành lập. VEPF có tổng vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước đã cấp 727 tỷ đồng. Một trong những hoạt động chính của VEPF là hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn. Các hoạt động hỗ trợ tài chính được áp dụng cho các doanh nghiệp tham gia dự án bao gồm: • Cơ chế cho vay ưu đãi • Cơ chế hỗ trợ lãi suất • Cơ chế tài trợ Phần dưới sẽ trình bày rõ chi tiết về đối tượng, điều kiện và quy trình tham gia đối với từng cơ chế hỗ trợ 2.1.1. Đối tượng của Quỹ Hoạt động hỗ trợ tài chính của VEPF hướng đến các nhóm khách hàng mục tiêu hoạt động cơ bản trong các lĩnh vực sau: • Xử lý nước thải tập trung khu/cụm công nghiệp; Nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên. • Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung • Xử lý chất thải các nhà máy, bệnh viện và làng nghề (nước thải, khí thải, khói bụi ) • Xử lý rác thải sinh hoạt; 4
  11. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM • Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. • Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo. • Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường • Các lĩnh vực khác quy định trong Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 (Theo phụ lục III - danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi hỗ trợ) Ngoài những điều kiện chung, các điều kiện cần thêm cho các khách hàng cụ thể: (1) vay lãi suất ưu đãi, (2) hỗ trợ lãi suất vay vốn/ bảo lãnh vay vốn; và (3) tài trợ và đồng tài trợ cũng quy định thêm các đối tượng khách hàng cụ thể như sau: a. Đối tượng cho vay ưu đãi Đối tượng cho vay ưu đãi là các tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án, hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn, thuộc các lĩnh vực phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường đảm bảo trong lĩnh vực ưu tiên và thỏa mãn các tiêu chí lựa chon cho vay. Danh sách lĩnh vực ưu tiên và các tiêu chí được thay đổi hàng năm do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định. b. Đối tượng hỗ trợ lãi suất vay vốn/ bảo lãnh vay vốn Đối tượng hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vốn gồm các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư BVMT vay vốn của các tổ chức tín dụng khác có các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo các tiêu chí lựa chọn và đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay đầu tư BVMT c. Đối tượng tài trợ và đồng tài trợ Cơ chế tài trợ dự án được sử dụng cho: i) xây dựng, triển khai các dự án huy động nguồn vốn của Quỹ nhằm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường gây ra; ii) các chương trình, kế hoạch, dự án theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; iii) tổ chức các giải thưởng môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; iv) các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của VEPF. Đối tượng được tài trợ và động tài trợ gồm các tổ chức, cá nhân có dự án, hoạt động BVMT (giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về MT; giải thưởng MT; các dự án ứng phó, xử lý khắc phục ô nhiễm, sự cố, thảm họa môi trường; đầu tư dự án BVMT có tính chất trọng điểm, khẩn trương mà NSNN chưa đáp ứng được,,.; xây dựng, thử nghiệm, phổ biến và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; Thiết kế các chương trình, dự án nhằm vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho bảo vệ môi trường; Đào tạo, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn, các giải pháp phòng tránh, hạn chế và khắc phục sự cố môi trường). 5
  12. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 2.1.2. Điều kiện tham gia Điều kiện/Tiêu chí chung để lựa chọn các đối tượng được tham gia nhận hỗ trợ tài chính dựa trên các yếu tố: • Tính cấp thiết và hiệu quả bảo vệ môi trường • Quy mô và đặc thù • Tính kinh tế và khả năng trả nợ • Tính nhân rộng và bền vững • Ưu thế áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp, đặc biệt là công nghệ trong nước • Phục vụ trực tiếp các chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường Bên cạch các điều kiện chung, mỗi hình thức hỗ trợ còn quy định thêm các điều kiện cụ thể (bao gồm: định mức, thời hạn, lãi suất cho vay ưu đãi/hỗ trợ, bảo lãnh/tài trợ), cụ thể như sau: a. Điều kiện cho vay ưu đãi Việc xem xét và quyết định cho các chủ đầu tư vay vốn ưu đãi dựa vào các điều kiện như sau: • Thuộc nhóm đối tượng được vay ưu đãi đã quy định ở trên; • Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; • Dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư, và xây dựng theo quy định của pháp luật; • Hồ sơ vay vốn được quỹ thẩm định và chấp thuận; • Có năng lực tài chính và khả năng trả nợ trong thời hạn ghi trong hồ sơ xin vay vốn; đông thời đảm bảo nguồn vốn đối ứng đúng như cam kết • Phải có bảo đảm tiền vay là các tài sản sở hữu hoặc tài sản hình thành từ vốn vay hoặc được bảo lãnh bởi bên thứ 3. Trong trường hợp đặc biệt, việc cho vay không có tài sản bảo đảm được Hội đồng quản lý Quỹ xem xét quyết định. Trong thời hạn chưa trả hết nợ, chủ đầu tư vay vốn hoặc bên bảo lãnh không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp tài sản đã thế chấp, đã được bảo lãnh để vay vốn nơi khác Mức vốn vay: Tối đa là không quá 70 % tổng mức đầu tư của cả dự án. Hội đồng quản lý Quỹ có quyền quyết định mức vay đối với từng nhóm đối tượng và thẩm quyền quyết định cho vay của Giám đốc Quỹ trong từng thời kỳ Thẩm quyền phê duyệt khoản vay: Giám đốc Quỹ dưới 3% vốn điều lệ thực có (tại thời điểm hiện tại tương đương khoảng 22 tỷ), Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ từ 3%-5% vốn điều lệ thực có (tại thời điểm 7
  13. hiện tại tương đương khoảng 22 tỷ-36 tỷ). Thời hạn vay: Được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của chủ đầu tư vay vốn, nhưng tối đa không quá 7 năm. Mức lãi suất vay: Tối đa không quá 50% mức lãi suất vay thương mại. Hội đồng Quản lý Quỹ xác định mức lãi suất này dựa trên mức lãi suất trần của Bộ Tài Chính. Từ tháng 1/2018 đến nay, mức lãi suất đang là 2.6%/năm. b. Điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn/ bảo lãnh vay vốn: Để được hỗ trợ lãi suất vay ngoài những điều kiện chung, chủ đầu tư phải đảm bảo các điều kiện kèm theo gồm: • Dự án được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là dự án thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường hoặc giải quyết các vấn đề môi trường • Dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, vốn vay đã được hoàn trả • Dự án được các cơ quan thẩm quyền xác nhận là chưa được vay với lãi suất ưu đãi hoặc tài trợ bằng nguồn vốn hoạt động của Quỹ. Về phạm vi được hỗ trợ: Chủ đầu tư chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất vay 1 lần đối với số vốn vay đầu tư (không bao gồm các khoản nợ quá hạn) trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ lãi suất vay: Được quyết định bởi Hội đồng quản lý Quỹ. Việc xác định mức hỗ trợ lãi suất vay căn cứ vào tổng số vốn đã vay của chủ đầu tư từ các tổ chức tín dụng để đầu tư và lãi suất vay tại thời điểm vay nhưng không vượt quá 50% mức trần lãi suất do Bộ Tài chính thông báo tại thời điểm kí kết hợp đồng hỗ trợ lãi suất. Cách thức tính mức hỗ trợ lãi suất vay = số nợ gốc được hỗ trợ lãi suất x mức hỗ trợ được duyệt x Thời hạn thực vay tính theo năm đối với số nợ gốc được hỗ trợ lãi suất. Tính từ tháng 1/2018 đến nay, mức hỗ trợ lãi suất cho vay được duyệt ở mức: 2.6%/năm. Thời điểm cấp vốn được tính theo năm, mỗi năm 1 lần vào cuối năm khi chủ đầu tư đã hoàn trả cho tổ chức tín dụng. c. Điều kiện tài trợ và đồng tài trợ Để nhận được tài trợ, dự án của chủ đầu tư phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thuộc các đối tượng được tài trợ theo quy định nêu trên, đồng thời Chủ đầu tư phải có vốn đối ứng ít nhất là 50% tổng chi phí đầu tư. Mức tài trợ tối đa 50% kinh phí thực hiện nhiệm vụ. 2.1.3. Quy trình cho vay/tài trợ/hỗ trợ Quy trình vay vốn ưu đãi được quy định tại Quyết định số 65/ QĐ – QBVMT ngày 21/5/2010. Quy trình tài trợ/đồng tài trợ và hỗ trợ lãi suất được quy định tại Quyết định số 07 /QĐ–QBVMT ngày 07 tháng 01 năm 2013. Về mặt cơ bản, các bước thực hiện trong các quy trình cho vay, hỗ trợ và tài trợ là tương tự nhau, bao gồm 4 bước cơ bản như thể hiện tại quát bằng sơ đồ trong hình 4. và hình 5. Nội dung cụ thể của từng bước được mô tả tại Phụ lục 1 của báo cáo này. 8
  14. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM Hình 2. Quy trình hoàn thiện, thẩm định và phê duyệt của Qũy BVMTVN Khách hàng Quỹ bảo vệ môi trường Tiếp cận thông tin Chuẩn bị hồ sơ Nhận, xử lý sơ bộ hồ sơ Nộp hồ sơ Bước 1: Hoàn Đạt Chưa đạt thiện hồ sơ Thông báo tiếp nhận hồ sơ Bổ sung hồ sơ Từ chối Thẩm định hồ sơ Đánh giá sơ bộ khoản vay Chưa đạt Lập báo cáo thẩm định, Đề xuất hướng xử lý Đề xuất chuyên gia nếu cần Đạt Chưa đạt Bước 2: Thẩm định thực tế Thẩm định Thẩm định tại đơn vị vay và phê duyệt Thẩm định TSBĐ Lập biên bản thẩm định Hoàn thiện BC thẩm định Trình phê duyệt Ra quyết định phê duyệt 9
  15. Hình 3. Quy trình ký kết hợp đồng và giải ngân của Quỹ BVMT Khách hàng Qũy BVMTVN Chuẩn bị hợp đồng Bước 3: Ký kết hợp đồng Ký kết hợp đồng Lập hồ sơ rút vốn Tiếp nhận hồ sơ rút vốn Chưa đạt Đạt Lập và ký: • Khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ • Biên bản cấp vốn • Thông báo giải ngân Bước 4: Giải ngân và thu nợ Giải ngân Lập phụ lục hợp đồng Lịch biểu trả nợ Trả nợ Theo dõi công nợ 10
  16. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 2.2 Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) tham gia với tư cách là một đối tác cung cấp hỗ trợ tài chính cho Dự án, với phần vốn cam kết là 1.770.000 USD bằng tín dụng ưu đãi nằm trong chương trình cho vay lại Hạn mức tín dụng chống biến đổi khí hậu năm 2012 do Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tài trợ. Hiện nay VDB chỉ thực hiện cho vay Tín dụng đầu tư nhà nước và cho vay lại vốn nước ngoài (theo uỷ quyền của Bộ Tài chính hoặc cho vay lại chịu rủi ro) theo Nghị định 32/2017 về tín dụng đầu tư, nghị định 97/2018 về cho vay lại vốn nước ngoài. Sổ tay tài chính xanh sẽ chỉ tập trung đề cập quy trình thủ tục tiếp cận đến nguồn vốn cam kết 1,77 triệu USD nêu trên. Điều kiện cụ thể được xem xét vay vốn của Ngân hàng đầu tư Châu Âu theo cam kết tài trợ với Dự án Khu công nghiệp sinh thái như sau: 2.2.1. Đối tượng cho vay - Các dự án thực hiện tại Việt Nam, được đầu tư nhằm giảm thiểu tác động của thay đổi khí hậu, có khả năng thu hồi vốn, cụ thể: - Các dự án được đầu tư vào việc sản xuất năng lượng tái tạo: thủy điện, phong điện, quang điện, địa nhiệt, sinh khối năng lượng. - Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp: • Khai thác và sử dụng khí mê tan trong khai thác than; • Khai thác và sử dụng khí mê tan trong chiết xuất dầu; • Dự án cải tạo lọc dầu; • Đầu tư nhằm giảm thiểu thất thoát khí gaz; • Sử dụng nguyên liệu thô thay thế, tăng cường việc sử dụng chất phụ gia và nhiệt thải tái chế thu hồi trong sản xuất xi măng; • Sử dụng năng lượng hiệu quả trong dự án cải tạo, đặc biệt là các dự án đầu tư trong các ngành thực phẩm, kính, thép, sắt; • Các dự án có sử dụng năng lượng chuyển đổi từ than sang khí gaz. - Các dự án nông nghiệp: • Các dự án khai thác và sử dụng khí thải từ nông nghiệp (biogas); • Các dự án thu thập nước thải dân cư và thương mại từ các bãi rác và cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp; • Khai thác và sử dụng khí thải (khí metan) thu được từ việc xử lí nước thải hoặc sử dụng trong việc sản xuất năng lượng. - Các dự án khác: • Đầu tư cho các loại hình phân phối năng lượng khác hiệu quả hơn; • Đầu tư cho bảo toàn năng lượng được sử dụng trong dân cư hay cho mục đích thương mại (bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời, cao điện áp xoay chiều, chiếu sáng); • Chuyển đổi các loại hình vận tải hiệu quả, nâng cấp việc quản lý vận tải; • Đầu tư trồng rừng và tái tạo rừng. 11
  17. Các dự án đầu tư có lợi ích của EU trong các lĩnh vực: năng lượng, giao thông, công nghiệp, các dịch vụ liên quan (gồm cả công nông nghiệp), cơ sở hạ tầng (gồm cả PPP’s-mối quan hệ đối tác nhà nước tư nhân), du lịch, viễn thông và tiện ích công có sự chuyển giao công nghệ hoặc bí quyết từ Châu Âu (nhập khẩu từ các nước EU phải có giá trị ít nhất 50% tổng mức đầu tư của dự án) và/hoặc do các công ty Châu Âu hoặc các công ty liên doanh, các công ty Việt Nam thực hiện 2.2.2. Điều kiện cho vay Khách hàng cần xây dựng một dự án đầu tư, đáp ứng các yêu cầu để phê duyệt báo cáo đầu tư thông thường như: giấy phép xây dựng, chứng nhận bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn nước, đấu nối lưới điện (đối với các dự án đầu tư phát triển điện năng) v.v . I). Đối với dự án đầu tư: • Thuộc đối tượng vay vốn quy định tại Điểm 1; • Có tổng mức đầu tư dự án không quá 25 triệu EUR; • Được VDB thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận; • Thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà tài trợ và quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, thực hiện đấu thầu rộng rãi. II) Đối với Chủ đầu tư: • Là các doanh nghiệp: - Là các doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo Luật Doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế; - Các chi nhánh của các công ty của các nước EU; - Các liên doanh của doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp của các nước EU; • Là Chủ đầu tư thực hiện các dự án được nêu tại mục 1 trên đây; • Bố trí được vốn đối ứng tối thiểu 50% mức vốn đầu tư của dự án, trong đó vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư tối thiểu bằng 15% tổng mức đâù tư của dự án. 2.2.3. Cơ chế cho vay • Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam (VND) • Mức vốn cho vay: tối đa 50% mức vốn đầu tư của dự án, nhưng tối đa không quá 1,77 triệu EUR từ nguồn vốn EIB. Dự án có thể được xem xét vay kết hợp với các nguồn vốn tín dụng đầu tư, vốn của các chương trình cho vay lại khác phù hợp đảm bảo tổng mức vốn cho vay từ các nguồn vốn của VDB không quá 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án. • Thời hạn cho vay: phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng thu hồi vốn, của từng dự án nhưng tối đa không quá 13 năm trong đó thời gian ân hạn không quá 3 năm kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng. 12
  18. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM • Lãi suất cho vay: tại thời điểm hiện nay là 11%/năm đối với VND. Lãi suất này sẽ được VDB điều chỉnh trong trường hợp lãi suất thị trường thay đổi. • Lãi phạt quá hạn: 150% mức lãi suất cho vay • Tài sản bảo đảm tiền vay: Chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay và các tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay. 2.2.4. Quy định về đấu thầu đối với các doanh nghiệp vay vốn: • Đối với các doanh nghiệp Nhà nước: thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế: theo thủ tục đấu thầu mở và hạn chế được đăng tải trên OJEU (Công báo của Liên minh Châu Âu); • Đối với các doanh nghiệp tư nhân: không có quy định về thủ tục chính thức, tuy nhiên các doanh nghiệp này cần thực hiện thông lệ thương mại dựa trên việc thực hiện thủ tục minh bạch và công bằng. 2.2.5 Quy trình tài trợ/hỗ trợ Mặc dù trong dự án này khoản vay thuộc chương trình cho vay lại vốn vay nước ngoài từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), một quy trình cho vay đầu tư chung được áp dụng bất kể nguồn vốn. Quy trình này được mô hình hóa như hình trên. 13
  19. Hình 4 Quy trình vay đầu tư của VDBwwwww Sở Giao dịch, Chủ đầu tư Chi nhánh VDB Tiếp cận thông tin chuẩn bị hồ sơ Từ chối Nộp hồ sơ vay vốn Thẩm định bước đầu Đạt Yêu cầu bổ sung hồ sơ Hội sở chính Chưa đạt, điều chỉnh phương án đầu tư Thẩm định hồ sơ Thẩm định phương án tài chính Thẩm định phương án trả nợ Đạt Tổng Giám đốc VDB ra quyết định Thông báo kết quả thẩm định cho chủ đầu tư Trường hợp doanh nghiệp vay vốn và dự án đầu tư đáp ứng được các quy định tại Điểm 3.2.1,3.2.2, 3.2.3 nêu trên, các Sở giao dịch và Chi nhánh VDB thực hiện: • Hướng dẫn doanh nghiệp lập bộ hồ sơ dự án theo đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài và các tài liệu có liên quan đến việc đầu tư dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, văn bản cấp hoặc thuê đất, ý kiến của các cơ quan có liên quan. • Tiếp nhận hồ sơ dự án, khẩn trương tổ chức thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay theo quy định hiện hành. • Trường hợp dự án đã được thẩm định đủ điều kiện vay vốn, các Sở giao dịch/Chi nhánh VDB gửi báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ dự án và Phiếu thông tin về dự án theo yêu cầu của EIB để VDB xem xét quyết định. Do nguồn vốn có hạn, VDB sẽ xem xét quyết định cho vay đối với hồ sơ dự án đủ điều kiện vay vốn được gửi về trước. 14
  20. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 2.3. QUỸ EE-CP CỦA IFC Chương trình tài trợ cho các dự án Sử Dụng Năng Lượng Hiệu Quả (SDNLHQ) và Sản Xuất Sạch Hơn (SXSH) nằm trong khuôn khổ chương trình toàn cầu của IFC về Tài Trợ Năng Lượng Bền Vững. Chương Trình hợp tác với một số ngân hàng thương mại, hỗ trợ ngân hàng xây dựng chiến lược thị trường và các sản phẩm tài chính riêng biệt về năng lượng bền vững cho các doanh nghiệp đang muốn nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất và công nghệ để đạt hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm tác động tới môi trường. Đến tháng 11/2018, IFC đã giải ngân hết tổng số vốn cam kết cho vay (63 triệu USD), IFC không làm việc trực tiếp với doanh nghiệp mà thông qua ngân hàng thương mại là Viettinbank và VP Bank. IFC giúp các ngân hàng này nâng cao năng lưc trong thẩm định và quản lý các gói cho vay doanh nghiệp. Thủ tục cho vay sẽ tuân thủ theo quy định chung của hai ngân hàng trên 2.4. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia NATIF Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia NATIF là tổ chức tài chính của nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ. Tổng vốn điều lệ của Quỹ là 1000 tỷ đồng từ NSNN về hoạt động khoa học công nghệ cấp và được bổ sung hàng năm để đạt tổng mức vốn điều lệ của quỹ. Quỹ được sử dụng 50% vốn NSNN cấp để thực hiện các hình thức hỗ trợ lãi suất vay, cho vay ưu đãi, bảo lãnh để vay vốn. Tính đến tháng 11 năm 2018, Quỹ đang tạm dừng nhận hồ sơ xin tài trợ, hỗ trợ vì chờ điều chỉnh lại Điều lệ của Quỹ theo đúng với Luật chuyển giao công nghệ và Luật ngân sách nhà nước. Dự kiến đến giữa năm 2019 sẽ hoàn tất việc điều chỉnh Điều lệ của Quỹ. PHẦN 3. CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH KHÁC NGOÀI ĐỐI TÁC DỰ ÁN 3.1. Chương trình tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp vay lại để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng (VEEIE) của Ngân hàng Thế giới Chương trình Hỗ trợ cho các Doanh nghiệp công nghiệp (IE) vay lại để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng (TKNL) là một hợp phần của dự án Tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ Chương trình cung cấp tín dụng theo hình thức cho vay lại thông qua các Ngân hàng tham gia (PFI) để các Doanh nghiệp công nghiệp thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng. Đồng thời chương trình cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các ngân hàng tham gia dự án trong quá trình đầu tư. Chương trình dự 15
  21. kiến hỗ trợ khoảng 60 dự án TKNL khả thi được phát triển. Tổng mức đầu tư dự án: 158 triệu USD bao gồm 02 hợp phần: Hợp phần 1: Cho vay đầu tư vào các dự án tiết kiệm năng lượng 156,3 triệu USD (Trong đó: 100 triệu từ WB, 25 triệu từ các Ngân hàng tham gia và 31,3 triệu từ các Doanh nghiệp công nghiệp); Hợp phần 2: Khoản tài trợ 1,7 triệu USD từ IDA dành cho hỗ trợ kỹ thuật (TA). Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2017 tới tháng 7/2022. 3.1.1. Đối tượng của chương trình Doanh nghiệp vay vốn hợp lệ: (IE) • IE/ESCO đã đăng ký và hoạt động theo quy định và pháp luật hiện hành của Việt Nam; và • IE không có sở hữu chéo với PFI mà họ đăng ký xin vay lại; đáp ứng các yêu cầu của PFI về thông lệ thương mại thông thường đối với khoản vay tương tự. Các tiểu dự án tiết kiệm năng lượng hợp lệ: (1) thay thế các thiết bị, công nghệ kém hiệu quả bằng các thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng, hiệu quả hơn (như: nồi hơi công nghiệp, lò nung và các hệ thống trao đổi nhiệt hiệu suất cao ); (2) thu hồi và tận dụng khí thải, phụ phẩm, nhiệt thải và áp suất; (3) lắp đặt các thiết bị điện và cơ khí hiệu suất cao, bao gồm các động cơ, chiếu sáng, máy bơm, các thiết bị nhiệt và thông gió ; (4) tối ưu hóa các hệ thống công nghiệp để tiết giảm sử dụng năng lượng; (5) tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà công nghiệp; và (6) sử dụng năng lượng tái tạo trong công nghiệp, các dự án khác được WB chấp thuận. Các tiểu dự án được giới hạn ở cải tạo và khôi phục (điều chỉnh, thay thế) các thành phần và hệ thống hiện có, yêu cầu tiết kiệm năng lượng tối thiểu là 20%. Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng thấp hơn cũng có thể được chấp nhận đối với một số lĩnh vực cụ thể với công nghệ năng lượng hiện đại. Thời gian hoàn vốn tối đa là 10 năm. Tỷ lệ nội hoàn kinh tế phải lớn hơn hoặc bằng 10%. 3.1.2. Các yêu cầu đối với dự án được tham gia chương trình 1. IE phải hợp lệ; 2. Tiểu dự án TKNL phải hợp lệ; • Các chi tiêu phải được diễn ra sau ngày 15 tháng 07 năm 2016; • Điều khoản vay đối với các IE phải đáp ứng các yêu cầu của VEEIE; • Tiểu dự án phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; 16
  22. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM • Tiểu dự án phải đáp ứng các chính sách môi trường và xã hội của WB và các qui định trong nước; • Tuân theo thủ tục mua sắm đấu thầu của dự án. Hầu hết các dự án được thực hiện theo thông lệ thương mại thông thường. • Tiểu dự án phải đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế theo quy định của Dự án VEEIE. 3.1.3. Các yêu cầu về điều khoản cho vay giữa ngân hàng tham gia và doanh nghiệp vay vốn trong chương trình • Lãi suất các Ngân hàng tham gia cho Doanh nghiệp vay vốn vay do Ngân hàng tham gia và Doanh nghiệp vay vốn thỏa thuận. • Thời hạn cho vay: Tối đa 10 năm. Thời gian ân hạn: bằng thời gian xây dựng, lắp đặt. • Đồng tiền cho vay: VND hoặc USD theo qui định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. • Ngân hàng tham gia có thể cấp khoản vay lại cho các tiểu dự án TKNL tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư của dự án. 3.1.4. Quy trình tài trợ• Bước 1: Doanh nghiệp vay vốn lập và trình hồ sơ xin vay lên một trong hai Ngân hàng tham gia. Ngoài các yêu cầu chuẩn theo thông lệ thương mại, hồ sơ xin vay sẽ bao gồm: Nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tính toán năng lượng tiết kiệm được (và kiểm toán năng lượng nếu cần), kế hoạch đấu thầu, phân tích kinh tế và tài chính, các tài liệu an toàn môi trường và xã hội (nếu có yêu cầu). Bước 2: Nếu dự án đã trình hồ sơ xin vay lại đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với cho vay lại thì PFI sẽ trình hồ sơ hoàn chỉnh lên WB để xin thư Không phản đối. Hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm: (i) Yêu cầu thư không phản đối của PFI gửi lên WB; (ii) Hồ sơ xin vay lại; và (iii) Danh mục kiểm tra các yêu cầu đối với cho vay lại của PFI. Bước 3: WB sẽ rà soát kỹ lưỡng các hồ sơ xin vay lại được đệ trình để cấp thư Không phản đối (NOL). Bước 4: Nếu nhận được NOL từ WB, PFI thông báo cho IE biết là tiểu dự án TKNL nhận được phê duyệt cho vay lại từ Dự án VEEIE và IE sẽ thực hiện khoản vay TKNL theo hiệp định vay vốn và các yêu cầu của Dự ánVEEIE. Nếu PFI nhận được NOL có điều kiện thì PFI phải đảm bảo rằng IE sẽ hoàn thành các điều kiện trong NOL trước khi phê duyệt hồ sơ xin vay lại. Bước 5: Nếu hồ sơ xin vay nhận được phê duyệt và có được NOL từ WB thì PFI có thể giải ngân khoản vay từ tài khoản ứng trước. Bước 6: Trong quá trình thực hiện dự án, MOIT sẽ giám sát việc thực hiện tất cả các tiểu dự án đã được phê duyệt và đảm bảo rằng IEs và PFIs thực hiện các dự án TKNL tuân theo các yêu cầu của VEEIE. Tiểu dự án sẽ được sàng lọc và thẩm định bởi các PFI và không cần chuyển lên WB để xin thư Không 17
  23. phản đối. Nếu tiểu dự án TKNL đáp ứng tất cả các điều kiện, PFI có thể giải ngân khoản vay cho tiểu dự án và giám sát việc thực hiện tiểu dự án đó. MOIT và WB sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra sau với 20% tổng số tiểu dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 500 ngàn USD. Hình 5. Quy trình tài trợ dự án VEEIE Luồng tài liệu Dòng tiền 3 3 Bộ Công Thương Ngân hàng Thế giới Bộ Tài chính 3 2 6 5 Các ngân hàng thương mại tham gia 4 1 6 Các doanh nghiệp công Các dự án tiết kiệm năng nghiệp lượng 18
  24. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 3.1.5. Thủ tục yêu cầu thanh toán khoản cho vay lại Hình 6. Thủ tục yêu cầu thanh toán khoản cho vay lại - dự án VEEIE Document flow Ngân hàng Thế giới (WB) Cash flow 4 Bộ Tài chính (MOF) 5 3 Ngân hàng tham gia (PFI) 1 2 Doanh nghiệp vay vốn Doanh nghiệp vay vốn Bước 1: IE Yêu cầu PFI rút vốn từ khoản vay dự án TKNL để thanh toán các chi phí của tiểu dự án. Bước 2: PFI thông qua khoản rút vốn và chi trả số tiền rút vốn cho IE hoặc cho nhà thầu cung cấp xây lắp, hàng hóa và dịch vụ. Bước 3: PFI chuẩn bị đơn rút vốn để được bồi hoàn cùng với các chứng từ và gửi lên MOF để thông qua/kiểm soát và ký Bước 4: MOF xem xét yêu cầu và chứng từ, thông qua đơn rút vốn, ký đơn rút vốn và gửi sang WB để bồi hoàn. WB sẽ xem xét và xử lý trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu. Hạn cuối cho giải ngân sẽ là 04 tháng sau ngày đóng dự án VEEIE. 19
  25. 3.1.6. Các lợi ích khi tham gia dự án • Nguồn vốn ưu đãi, dài hạn của WB dành cho Việt Nam. • Được tham gia Chương trình Tài Chính Carbon: Giảm phát thải từ đầu tư tiết kiệm năng lượng sẽ được WB thanh toán, tổng vốn cho chương trình giai đoạn 1 dự kiến 10 triệu USD. • Được tham gia đào tạo, nâng cao năng lực: đào tạo thẩm định đánh giá dự án về kỹ thuật (thẩm định các giải pháp tiết kiệm năng lượng), tài chính, quản lý dự án. • Được hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn công nghệ, chuẩn bị dự án đầu tư. • Được tham gia Quỹ chia sẻ rủi ro (Risk Sharing Facility): Giá trị 75 triệu USD, bảo lãnh cho các dự án tiết kiệm năng lượng. • Được tham gia các chương trình chia sẻ kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng, công nghệ tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong và ngoài nước. 3.2. Chương trình Điện mặt trời của Ngân hàng HD Bank 3.2.1. Đối tượng cho vay Eligible clients for solar power loans must: • Là chủ đầu tư của dự án điện mặt trời nối lưới có trong các quy hoạch: quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh, cấp quốc gia; Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh, cấp quốc gia phê duyệt. • Được cấp giấy phép hoạt động điện lực và tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT- BCT ngày 31/07/2017 của bộ công thương. • Có diện tích mặt bằng phù hợp với công suất lắp đặt triển khai điện mặt trời (theo thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/09/2017: Diện tích sử dụng đất lâu dài không quá 1,2 ha/ 01 MWp. • Thực hiện ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư cho địa phương theo nghị định số 118/2015/ NĐ-CP ngày 12/11/2015. Mức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau: - Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%; - Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%; - Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%. • Vốn CSH >= 150 tỷ đồng. • Tỷ lệ vốn CSH tham gia vào dự án tối thiểu 30% tổng mức đầu tư. 20
  26. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 3.2.2. Cơ chế cho vay • Mục đích cho vay: bổ sung vốn đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời hoặc bù đắp khoản vốn đã đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời phù hợp với quy định của pháp luật. • Mức cho vay: tối đa 70% giá trị tổng chi phí đầu tư dự án • Thời hạn cho vay: Phù hợp với nhu cầu, kế hoạch trích khấu hao và nguồn trả nợ của KH nhưng không vượt quá 12 năm. • Lãi suất cho vay: - Lãi suất 06 tháng đầu tiên: 10.00%/năm - Lãi suất các tháng tiếp theo kỳ điều chỉnh 3 tháng/lần= LS12 + tối thiểu 3.5%. (LS 12 là lãi suất mức thông thường của tiền gửi tiết kiệm thông thường lĩnh lãi cuối kỳ của KHCN có loại tiền tương ứng với loại tiền vay, kỳ hạn 12 tháng do HDBank ban hành từng thời kỳ) 21
  27. 3.2.3. Hồ sơ cần nộp Hồ sơ dự án cần cung cấp cho HDBank tối thiểu gồm: Tại thời điểm Trước khi giải Tên hồ sơ thẩm định ngân Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh, cấp quốc gia X QĐ phê duyệt chủ trương đầu tư X Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư X Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo đầu tư nếu dự X án chỉ cần lập báo cáo đầu tư của Công ty tư vấn Văn bản về chấp nhận mua điện của EVN X QĐ thu hồi, giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất X Phê duyệt 1/500 X Thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án X Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án X Thỏa thuận đấu nối X Thỏa thuận hướng tuyến X Thoải thuận Scada, thỏa thuận Rờ le với trung tâm điều độ hệ thống điện X Quốc gia Thỏa thuận đo đếm điện năng với Công ty mua bán điện X Giấy phép xây dựng X QĐ bồi thường, giải phóng mặt bằng, biên bản nhận tiền bồi thường, giải phóng x mặt bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ​ X Phương án phòng cháy chữa cháy X Hợp đồng mua bán điện PPA (Mẫu do bộ công thương ban hành) ký giữa bên bán X điện và bên mua điện theo phân quyền của EVN HĐ tổng thầu (EPC)/hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp và/hoặc thi công lắp đặt X các hạng mục chính của dự án đã ký kết chính thức. 22
  28. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 3.3. Chương trình tài trợ khách hàng doanh nghiệp xây lắp dự án điện mặt trời mái nhà và thanh toán tiền điện của Ngân hàng HDBank 3.3.1. Đối tượng cho vay: • Các doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI hoạt động tại các tỉnh và thành phố thuộc khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên (hoặc các địa bàn khác do HDBank ban hành trong từng thời kỳ) có nhu cầu vay vốn để xây dựng dự án điện mặt trời mái nhà. • Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong ngành nghề chính: tối thiểu 3 năm • Doanh thu trong năm tài chính gần nhất lớn hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng. • Vốn CSH lớn hơn hoặc bằng 10 tỷ đồng và vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng 3 tỷ đồng. • Lợi nhuận sau thuế/VCSH năm gần nhất lớn hơn hoặc bằng 0% • Hóa đơn thanh toán tiền điện trong 03 tháng gần nhất, giá trị hóa đơn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 50 triệu đồng/tháng • Không phải là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành ô nhiễm nhiều khói/bụi. 3.3.2. Điều kiện cho vay: • Hệ thống điện mặt trời hòa lưới lắp đặt tại nhà xưởng/kho hàng thuộc sở hữu của Khách hàng, hoặc thuê lâu dài trả tiền một lần và thời hạn còn lại trên 5 năm • Chủ đầu tư đăng ký đấu nối với Công ty điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các thông tin chính: công suất dự kiến, thông số kỹ thuật của tấm pin quang điện, thông số của bộ biến đổi điện xoay chiều. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều phải có chức năng chống hòa lưới khi lưới điện không có điện và đảm bảo các tiêu chuẩn về tần số, điện áp theo quy định. • Công ty điện lực tỉnh/thành phố phối hợp với nhà đầu tư lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều và tiến hành ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ và lắp đặt hàng tháng • Hợp đồng tổng thầu (EPC) hoặc hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp và/hoặc thi công lắp đặt các hạng mục chính của dự án đã ký kết chính thức • Đối tác lắp đặt, bảo trì/bảo hành phải đc HDBank chấp nhận • Khách hàng cần có 1 trong 2 chứng từ sau: 23
  29. - Biên bản thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và điện năng giao nhận đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà giữa công ty điện lực tỉnh/thành phố với KH - Hợp đồng mua bán điện (mẫu do bộ công thương ban hành) ký giữa bên bán điện và bên mua điện theo phân quyền của EVN 3.3.3. Cơ chế cho vay • Thời hạn khoản vay: phù hợp với nhu cầu, kế hoạch trích khấu hao và nguồn trả nợ KH, nhưng không vượt quá 5 năm • Lãi suất và phí: Theo quy định hiện hành của HDBank trong từng thời kỳ • Mức cấp tín dụng: = Công suất (kWp) * 70% suất đầu tư - Công suất (kWp) là công suất của hệ thống điện mặt trời hòa lưới, công suất < 1000 kWp (do KH không cần bổ sung giấy phép hoạt động điện lực) 3.4 “Quỹ hỗ trợ Tăng trưởng Xanh (GGSF)” - Vương quốc Bỉ Quỹ Hỗ trợ tăng trưởng xanh (GGSF) là một dự án được thành lập do sự phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và Vương Quốc Bỉ có thời gian từ 14-08-2013 đến 14-08-2020, với mục tiêu chung là thúc đẩy triển khai thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam và cụ thể bằng cách Quỹ hỗ trợ khuyến khích thực hiện các sáng kiến xanh nhằm giảm phát thải khí CO2 và các chất ô nhiễm khác. Tổng vốn nguồn quỹ là 5.500.000 EUR; trong đó Vương quốc Bỉ đóng góp 5.000.000 EUR, Việt Nam đóng 500.000 EUR. Quỹ sẽ hỗ trợ các sáng kiến tăng trưởng xanh có liên quan đến những vấn đề như: nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển giao công nghệ sạch, thiết bị và công nghệ phòng chống ô nhiễm, quản lý rác thải và nước thải, khuyến khích sử dụng các cơ chế sạch trong giao thông đô thị, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề thủ công, các cơ sở hạ tầng du lịch, v.v. qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án tăng trưởng xanh. Song hành với việc tài trợ cho các đề xuất đầu tư xanh, Quỹ cũng sẽ tổ chức và tài trợ các hoạt động khác như nâng cao nhận thức, đào tạo tập huấn, dự án thí điểm và các hoạt động nghiên cứu. 24
  30. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM PHỤ LỤC 1. CÁC THÔNG TIN THÊM VỀ CÁC CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Phụ lục 1.1. Tổng hợp các điểm cơ bản của các nguồn quỹ đang hoạt động VDB VEPF VEEIE HDBank Phạm vi Toàn Quốc Toàn Quốc Toàn Quốc Toàn quốc, ưu tiên các tỉnh từ miền Nam Trung Bộ đến Miền Nam Đối tượng hỗ trợ Dự án thuộc danh DN, HTX, hộ gia đình SXKD có Doanh nghiệp có dự Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án mục tín dụng đầu tư dự án đầu tư BVMT án tiết kiệm năng điện mặt trời nối lưới có trong các theo Nghị định số lượng hợp lệ theo quy hoạch 75/2011/NĐ-CP; tiết tiêu chí của Chương kiệm năng lượng; trình tín dụng năng lượng tái tạo Lĩnh vực hỗ trợ Thiết bị, công nghệ Công nghệ xử lý ô nhiễm, Công nghệ tiết kiệm Điện năng lượng mặt trời (không bao gồm vốn SXSH năng lượng lưu động) Yêu cầu tài chính Cho vay tối đa 70% Đối ứng ít nhất 30% Cho vay tối đa 80% Cho vay tối đa 70% tổng vốn đầu đối với DN tổng vốn đầu tư dự tổng mức đầu tư tư dự án án của dự án Tiêu chí lựa chọn - Dự án quy mô trung - Tính cấp thiết và hiệu quả - Tiểu dự án tiết - Là chủ đầu tư của dự án điện bình - lớn trong lĩnh bảo vệ môi trường kiệm năng lượng mặt trời nối lưới có trong các quy vực đầu tư phát triển hợp lệ theo yêu hoạch - Quy mô và đặc thù và khẩu khẩu cầu của VEEIE và - Được cấp giấy phép hoạt động - Tính kinh tế và khả năng trả đáp ứng yêu cầu kỹ điện lực nợ thuật, chỉ tiêu kinh tế của VEEIE - Có diện tích mặt bằng phù hợp - Tính nhân rộng và bền vững với công suất lắp đặt triển khai - Các chi tiêu phải điện mặt trời - Ưu thế áp dụng công nghệ diễn ra sau ngày tiên tiến phù hợp, đặc biệt là 15/7/2016 - Vốn CSH >= 150 tỷ đồng. CN trong nước - Đáp ứng chính - Phục vụ trực tiếp các chính sách môi trường sách của NN và xã hội của Ngân hàng thế giới và các quy định trong nước Cơ chế hỗ trợ Cho vay lãi suất thấp Cho vay lãi suất thấp (2.6% từ Lãi suất các Ngân Lãi suất 06 tháng đầu tiên: 10.00%/ trên cơ sở chi phí huy 2018). hàng tham gia năm. Lãi suất các tháng tiếp theo động bình quân và chi cho Doanh nghiệp kỳ điều chỉnh 3 tháng/lần= LS12 + Hỗ trợ lãi suất: 2.6%/năm phí quản lý của NH: vay vốn do Doanh tối thiểu 3.5% 11 %, cố định trong Tài trợ: tối đa 50% nghiệp tham gia và (LS 12 là lãi suất mức thông thời gian vay Doanh nghiệp vay thường của tiền gửi tiết kiệm kỳ vốn thỏa thuận hạn 12 tháng do HDBank ban hành từng thời kỳ) Thời gian hỗ trợ Tối đa 12 năm đối với 7 năm Tối đa 10 năm, ân Không quá 12 năm tín dụng đầu tư, ân hạn bằng thời gian hạn 3 năm xây dựng, lắp đặt 25
  31. Phụ lục 1.2. Mô tả các bước trong quy trình xin hỗ trợ của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam Về cơ bản, có thể chia quy trình vay vốn/hỗ trợ/tài trợ làm 4 bước: Hoàn thiện hồ sơ - Thẩm định hồ sơ - Ký kết hợp đồng - Giải ngân Bước 1. Hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ Sau quá trình thu thập, tiếp cận thông tin, và có quyết định xin vay vốn tại QBVMTVN, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ xin vay vốn theo mẫu và yêu cầu QBVMTVN. Về nguyên tắc, trong bước này, cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ cung cấp hồ sơ mẫu, hướng dẫn cách hoàn thiện hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc ban đầu dự trên các tiêu chí cho vay của Quỹ: Khi CĐT nộp hồ sơ vay vốn sau khi được tư vấn, hướng dẫn, sẽ có 3 trường hợp xảy ra: • Trường hợp một: Dự án không đáp ứng các tiêu chí cho vay. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ từ chối dự án và báo cáo lên Trưởng bộ phận Tín dụng. • Trường hợp hai: Dự án đáp ứng các tiêu chí cho vay nhưng hồ sơ chưa đầy đủ, phù hợp và đúng quy định không thể tiếp tục xem xét. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ yêu cầu và hướng dẫn CĐT bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. • Trường hợp ba: Dự án đáp ứng các tiêu chí cho vay, hồ sơ đầy đủ, phù hợp và đúng quy định để tiếp tục xem xét. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ lập biên bản tiếp nhận hồ sơ theo mẫu, gửi cho Bên đề nghị vay vốn một bản. Bước 2. Thẩm định và ra quyết định Sau khi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập đề xuất thẩm định theo mẫu và Biên bản bàn giao tài liệu để chuyển cho các Bộ phận liên quan bao gồm: bộ phận Tín dụng và bộ phận Quản lý rủi ro, để đảm bảo công tác thẩm định được xuyên suốt và đúng thời gian. Một cán bộ Tín dụng sẽ được phân công phụ trách quá trình thẩm định dự án. Các nội dung thẩm định bao gồm: a. Thẩm định sơ bộ: Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay, lập báo cáo thẩm định hồ sơ và phương án xử lý sơ bộ. Trong trường cần thiết, sẽ tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia, và có thể phải đàm phán, thông báo với bên vay về các nội dung như các điều kiện tín dụng thích hợp, hoặc bổ sung thêm hồ sơ xin vay, thời gian tối đa cho nội dung này là 10 ngày làm việc. Quá trình thu thập và phân tích hồ sơ, thông tin nhằm đánh giá về nhu cầu hiện tại và tương lai của các đối tượng hưởng lợi từ dự án, nhu cầu của chủ đầu tư và các nguồn lực cần thiết để thẩm định, cho vay/hỗ trợ/tài trợ đối với dự án. Thứ nhất: Đánh giá sự phù hợp của dự án • Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của dự án xin vay vốn/hỗ trợ/tài trợ với mục tiêu, tiêu chí chung của Quỹ và của Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” 26
  32. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 27
  33. • Bước 2: Xác định và phân tích khả năng đáp ứng về nguồn lực và ngân sách của QBVMTVN: Căn cứ vào quy mô và mức độ phức tạp, phương thức sử dụng vốn của dự án, QBVMTVN sẽ quyết định hạn mức cho vay vốn/hỗ trợ/tài trợ đối với mỗi dự án. Tuy nhiên, khoản vay tối đa cho mỗi dự án theo cơ chế cho vay là không vượt quá 75%; tài trợ là không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án. • Bước 3: Điều kiện đầu ra/Cam kết của khách hàng vay vốn/hỗ trợ/tài trợ o Dây chuyền, công nghệ, thiết bị, hệ thống, mới và các sản phẩm đầu ra đảm bảo các điều kiện về an toàn, môi trường, o Giảm thiểu tối đa nguyên nhiên liệu đầu vào và phát thải đầu ra o Chủ đầu tư phải cam kết sẽ vận hành đúng quy trình, tiêu chuẩn cho phép nhằm phát huy tối đa hiệu quả của dự án về kinh tế, xã hội và môi trường. Thứ 2: Đánh giá, thẩm định về kỹ thuật Về cơ bản, thẩm định kỹ thuật cần phải đánh giá được những vấn đề sau: • Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, điện nước và có nằm trong quy hoạch hay không; • Xem xét và đánh giá tính thích hợp của công nghệ xử lý, việc lựa chọn thiết bị và máy móc; • Tổ chức quản lý dự án, công tác đào tạo nhân viên và lao động và chuyển giao công nghệ; • Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh và môi trường khi thực hiện dự án, quản lý chất thải, phòng chống cháy nổ, quản trị rủi ro; • Tính khả thi của dự án về mặt kinh tế, tài chính, môi trường và xã hội. Thứ 3: Đánh giá, thẩm định tư cách và năng lực pháp lý của chủ đầu tư: QBVMTVN sẽ thẩm định tất cả các khía cạnh về năng lực và tư cách pháp lý của chủ đầu tư bao gồm lịch sử hình thành doanh nghiệp, tư cách pháp lý, năng lực sản xuất kinh doanh, nguồn vốn, khả năng quản lý, sản phẩm, thị trường kinh doanh, điều kiện địa lý và mối quan hệ với người lao động.Các vấn đề cần được xem xét bao gồm: • Đánh giá lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá sự thay đổi về nguồn vốn, quản lý, công nghệ, sản phẩm và dịch vụ; • Đánh giá năng lực và tư cách pháp lý của đội ngũ lãnh đạo công ty; • Đánh giá năng lực của ban lãnh đạo thông qua các khía cạnh sau: khả năng điều hành, khả năng nắm bắt thị trường và sản phẩm, mối quan hệ với nhân viên, khả năng quản lý tài chính, năng lực và tư cách pháp lý; • Đánh giá tính cạnh tranh và năng lực mở rộng quy mô sản xuất. • Danh mục hồ sơ vay vốn, kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và phương án dự kiến đầu tư; ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. 28
  34. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM Thứ 4: Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư - Phân tích bảng cân đối kế toán nhằm: • Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa các kỳ khác nhau. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. • Xem xét cơ cấu vốn (vốn được phân bổ cho từng loại) có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn tác động nhanh như thế nào đến quá trình kinh doanh? Thông qua việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa các kỳ khác nhau để thấy sự biến động của cơ cấu vốn. • Xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa các kỳ khác nhau. Đồng thời xác định và so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn giữa các kỳ khác nhau. • Xem xét doanh nghiệp đã có những khoản đầu tư, mua sắm tài sản nào thông qua việc phân tích tình hình khai thác và sử dụng nguồn vốn tài trợ trong các kỳ kế toán. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính: CBTD sẽ xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của một doanh nghiệp thông qua việc tính toán và phân tích những chỉ tiêu tài chính khác nhau sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính. CBTD cần xác định sự biến động của các chỉ tiêu tài chính thông qua việc so sánh các kỳ kế toán khác nhau và so sánh với số liệu của ngành. Thứ 5: Thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo (nếu có): Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có của CĐT hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. CĐT có thể sử dụng một trong hai loại tài sản này để đảm bảo cho khoản vay từ QBVMTVN. CĐT có nghĩa vụ tạo điều kiện để QBVMTVN thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản bảo đảm. Việc giám sát, kiểm tra của QBVMTVN sẽ không cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành tài sản bảo đảm. CĐT phải có trách nhiệm bảo quản tài sản tài sản thế chấp (bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay và các loại tài sản thế chấp hợp pháp khác). Trong trường hợp tài sản bảo đảm bị hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên vay phải thông báo ngay cho QBVMTVN và phải sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế tài sản khác có giá trị tương đương. b. Thẩm định thực tế: Sau bước thẩm định sơ bố, nếu dự án đủ điều kiện xem xét cho vay, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định thực tế tại đơn vị xin vay. Mục đích chính của việc thẩm định thực tế là xác minh tính xác thực các thông tin trên hồ sơ xin vay và tính khả thi của dự án. Các hoạt động bao gồm: • Lập kế hoạch thẩm định thực tế và thông báo tới CĐT. • Tiến hành thẩm định thực tế bao gồm kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay. 29
  35. c. Lập báo cáo thẩm định: Sau khi thẩm định thực tế, cán bộ tín dụng sẽ phải hoàn thiện các loại báo cáo: - Lập báo cáo thẩm định tài sản (nếu có) - Hoàn thiện báo cáo thẩm định cuối cùng và trình lãnh đạo d. Phê duyệt hồ sơ và ra quyết định cho vay Thông thường, việc phê duyệt và ra quyết định được thực hiện bởi Giám đốc Quỹ. Tuy nhiên trong trường hợp ở các mức phân cấp cho vay cao hơn, hồ sơ cần được thông qua bởi Hội đồng quản lý Quỹ. Sau khi Hội đồng quản lý Quỹ có văn bản phê duyệt thì Giám đốc Quỹ sẽ ra quyết định cho vay. Bước 3. Ký hợp đồng Ở bước Ký kết hợp đồng, cán bộ tín dụng của QBVMT cần hoàn thành những nội dung sau: - Cán bộ tín dụng chuẩn bị dự thảo Hợp đồng cho vay lại, hợp đồng thế chấp và Phụ lục Hợp đồng “Chi tiết sử dụng vốn vay” trình Trưởng bộ phận Tín dụng trước khi trình lên Giám đốc. - Tổ chức ký kết hợp đồng và phụ lục hợp đồng giữa Giám đốc và đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư. - Hoàn thiện tất cả thông tin trong hợp đồng (số hợp đồng, ngày tháng, phụ lục ) và gửi đến các bên liên quan. - Hướng dẫn chủ đầu tư đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Giao dịch Bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; tiếp nhận hồ sơ đăng ký đăng ký giao dịch bảo đảm để lưu trữ. - Vào sổ hợp đồng, lưu trữ hồ sơ vay vốn và các giấy tờ ký kết Bước 4. Giải ngân vốn vay và thu nợ đúng hạn Sau khi hợp đồng được ký kết, cán bộ tín dụ phối hợp với chủ dự án và các bên liên quan thực hiện các thủ tục giải ngân gồm: - Hoàn thiện hồ sơ rút vốn - Lập biên bản kiểm tra thực tế trước giải ngân - Lập khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ - Giám đốc Quỹ ra quyết định giải ngân - Tiến hành giải ngân một lần hoặc chia làm nhiều đợt - Lập thông báo giải ngân cho bên vay và Ngân hàng bảo lãnh nếu có - Lập phụ lục hợp đồng tín dụng đầu tư và lịch biểu trả nợ - Theo dõi viêc trả nợ và thu hồi nợ đúng hạn 30
  36. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 31
  37. PHỤ LỤC 2. CÁC MẪU HỒ SƠ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH Phụ lục 2.1. Các biểu mẫu của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF) 1. Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Mẫu số: 01/HTSĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ Kính gửi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Tôi, người ký tên dưới đây, đại diện Bên đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư xin gửi lời chào trân trọng tới Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Sau khi nghiên cứu chức năng và nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu về vốn hỗ trợ lãi suất để đầu tư bảo vệ môi trường, Chúng tôi gửi tới Quý Quỹ đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với nội dung như sau: I. Thông tin về Đơn vị xin hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Tên đơn vị ( chủ đầu tư) . Họ tên Giám đốc Địa chỉ: Đăng ký kinh doanh số Ngành nghề kinh doanh: Số điện thoại: Tài khoản Mở tại ngân hàng: . II. Thông tin về Dự án xin hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Tên dự án Địa điểm thực hiện dự án: Tổng vốn đầu tư dự án: Tổng vốn quyết toán: III. Số tiền vay của các tổ chức tín dụng - Hợp đồng tín dụng số .ngày / ./ ký giữa chủ đầu tư và - Tổng số vốn vay của tổ chức tín dụng để đầu tư TSCĐ của dự án: (Theo HĐTD): + Bằng số + Bằng chữ: 32
  38. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM - Lãi suất vay vốn ; Thời hạn vay vốn - Thời hạn trả nợ vay .; Thời điểm bắt đầu trả nợ - Kỳ hạn trả nợ . - Tổng số vốn vay đề nghị được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cả dự án: + Bằng số: . + Bằng chữ: IV. Số tiền đề nghị cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: + Bằng số . + Bằng chữ ) Chúng tôi xin cam kết về sự chính xác và trung thực của số liệu, tài liệu trong hồ sơ và tạo điều kiện để Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam kiểm tra. Chấp hành đầy đủ quy chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã ban hành theo quyết định số 24/QĐ – HĐQL ngày 12/01/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. ., ngày . tháng năm . Đơn vị đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) 33
  39. 2. Mẫu Báo cáo quyết toán vốn đầu tư Mẫu số: 02./HTSĐT Chủ đầu tư Số: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ - Tên dự án: - Địa điểm đầu tư: - Thời gian khởi công thực tế: - Thời gian hoàn thành thực tế: 1. Chi phí đầu tư Hạng mục Dự toán Chi phí đầu tư theo quyết toán được duyệt Ghi chú công trình được duyệt Tổng số Gồm Xây dựng Thiết bị Chi phí khác 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số 2. Chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản: 3. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: a, Giá trị quyết toán: đồng Trong đó: Tài sản cố định: đồng Tài sản lưu động: đồng b, Nguồn vốn đầu tư: Nguồn Tổng số Tài sản cố Tài sản lưu Ghi chú định động 1 2 3 4 5 - Vốn ngân sách nhà nước - Vốn vay + Vay trong nước + Vay nước ngoài - Vốn khác Tổng số 34
  40. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu trên ., ngày tháng . năm Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 3. Biểu mẫu Bảng ghi chi tiết số tiền đầu tư cho dự án trả nợ các tổ chức tín dụng Mẫu số: 03/HTSĐT BẢNG KÊ CHI TIẾT SỐ TIỀN ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN TRẢ NỢ CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Giải ngân Trả nợ Thời hạn Số TT Ngày giải Số tiền Trả nợ cho Ngày trả nợ Số tiền trả thực vay ngân giải ngân lần giải nợ (ngày) (đồng) ngân thứ .ngày tháng năm Chủ đầu tư (ký tên, đóng dấu) 35
  41. 4. Mẫu đơn đề nghị tài trợ Mâu sô: 01/TT-QBVMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÀI TRỢ Kính gửi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Tôi, người ký tên dưới đây, đại diện Bên đề nghị tai trơ xin gửi lời chào trân trọng tới Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Sau khi nghiên cứu chức năng và nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu về kinh phi đê thưc hiên , Chúng tôi gửi tới Quý Quỹ đề nghị tai trơ môt phân kinh phi với nội dung như sau: I. Thông tin về Đơn vị xin tài trợ: Tên đơn vi: Đia chi: Điên thoai: Fax: Sô tai khoan: Mơ tai Ngân hang: Ngươi đai diên đơn vi: Điên thoai: Email: II. Thông tin về nội dung xin tài trợ: III. Số tiền đề nghị xin tài trợ (đính kèm dư toan chi tiết) + Băng sô: + Băng chư: Chung tôi xin cam kêt sư chinh xac va trung thưc cua sô liêu, tai liêu trong hô sơ va tao điêu kiên đê Quy Bao vê môi trương Viêt Nam kiêm tra. Châp hanh đây đu quy chê tai trơ đa ban hanh theo quyêt đinh sô 24/QĐ – HĐQL ngày 12/01/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. ., ngày . tháng năm . Đơn vị đề nghị tai trợ Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) 36
  42. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 5. Hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn lãi suất ưu đãi NỘI DUNG HỒ SƠ I) Các giấy tờ Chủ đầu tư lập 1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu số 01/ĐNVV) 2. Dự án vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường đã phê duyệt II) Các tài liệu đi kèm Các giấy tờ thuộc hồ sơ pháp lý 1. 01 bản chính Giấy đề nghị vay vốn (theo Mẫu số 01/ĐNVV) 2. 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; 3. 01 bản sao Quyết định bổ nhiệm và giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật, Kế toán trưởng; 4. 01 bản sao Điều lệ tổ chức hoạt động (nếu có); 5. 01 bản sao Quyết định thành lập (nếu có); 6. Các tài liệu khác liên quan (nếu có); Các giấy tờ thuộc hồ sơ tài chính 1. 01 bản sao Báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất (Đối với các dự án có mức vay từ 5 tỷ trở lên yêu cầu báo cáo tài chính phải được kiểm toán). 2. 01 bản chính Phương án sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư (tương ứng với thời gian vay). 3. Các tài liệu liên quan khác (nếu có). Các giấy tờ thuộc hồ sơ dự án 1. 01 bản chính dự án hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. 2. Bản sao công chứng Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3. 01 bản chính Quyết định phê duyệt Tổng mức đầu tư dự án; 4. 01 bản sao Giấy phép xây dựng (nếu có); 5. Các giấy tờ khác liên quan đến dự án (nếu có). Các giấy tờ thuộc hồ sơ đảm bảo tiền vay 1. Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp kèm bảng kê (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, ); 2. Giấy xác nhận bên bảo lãnh trong trường hợp được bên thứ ba bảo lãnh. 37
  43. 6. Mẫu giấy đề nghị vay vốn với lãi suất ưu đãi Mẫu 01/ĐNVV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN VỚI LÃI SUẤT ƯU ĐÃI Kính gửi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Tên tổ chức, cá nhân đề nghị vay vốn: Địa chỉ: Điện thoại: . Fax: Email: Quyết định thành lập số: Đăng ký kinh doanh số: ngày tháng năm Ngành nghề kinh doanh: Số tài khoản: Mã số thuế: CMND số (đối với cá nhân): nơi cấp : ngày cấp: Đề nghị Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xem xét, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, với các nội dung chính sau đây: Số tiền đề nghị vay: Bằng chữ: Mục đích sử dụng tiền vay: Thời hạn vay: Đảm bảo tiền vay bằng: (thế chấp tài sản hay bảo lãnh của Bên thứ 3) 1. Tóm tắt về dự án đề nghị được vay vốn với lãi suất ưu đãi a) Nội dung dự án - Tên dự án: - Lý do thực hiện dự án: - Mục tiêu của dự án: - Địa điểm đầu tư: - Tiến độ thực hiện dự án: + Tháng .//2017: Khởi công xây dựng; + Tháng /2017: Xây dựng hoàn thành và vận hành thử; + Tháng ./2017: Đưa vào hoạt động - Hình thức đầu tư: - Quy mô đầu tư xây dựng : + Diện tích đất xây dựng: + Công suất: - Mô tả công nghệ ứng dụng: - Hiệu quả dự án: 38
  44. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM - Quyết định phê duyệt số: - Do cơ quan phê duyệt: b) Vốn đầu tư - Tổng mức đầu tư được phê duyệt: - Cơ cấu và nguồn vốn đầu tư: 2. Phương án sử dụng vốn vay (Đề nghị ghi rõ tên hạng mục, khối lượng xây dựng, thiết bị cho từng hạng mục công việc thực hiện trong dự án theo dự toán được duyệt) TT Hạng mục công Vốn vay Vốn đối ứng Tổng cộng Thời điểm Thời điểm việc thực hiện bắt đầu hoàn thành 1 Chi phí xây dựng 2 Chi phí máy móc thiết bị 3 Các chi phí khác (ghi rõ ràng, cụ thể là chi phí gì?) . Cộng 3. Phương án trả nợ a. Các nguồn thu nhập của đơn vị: b. Nguồn vốn trả nợ, cơ sở hình thành nguồn trả nợ: c. Lịch biểu trả nợ - Thời gian ân hạn : Lý do : - Kỳ hạn trả nợ gốc : - Kỳ hạn trả lãi : 4. Đảm bảo tiền vay 5. Các cam kết Bên đề nghị vay vốn khẳng định và cam kết: a) Hồ sơ vay vốn được xây dựng hoàn toàn dựa trên các thông tin, tài liệu hiện có của đơn vị và: - Phương án sử dụng vốn vay phù hợp với dự án được duyệt, khả năng quản lí, triển khai thực hiện dự án của chúng tôi; - Phương án trả nợ vốn vay này phù hợp với khả năng tài chính, quản lí để triển khai thực hiện dự án của chúng tôi; - Tài sản đảm bảo tiền vay thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp (hoặc bên bảo lãnh), tài sản được định đoạt mà không chịu sự ràng buộc của bất cứ bên nào; tài sản được phép giao dịch không hạn chế trên thị trường, được pháp luật cho phép hoặc không bị cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác; tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng; tài sản đảm bảo chưa cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc làm vật đảm bảo để 39
  45. thực hiện các nghĩa vụ cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; tài sản đã được mua bảo hiểm (đối với tài sản mà pháp luật quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm); - Chịu trách nhiệm về sự chính xác và trung thực của Hồ sơ vay vốn; tạo điều kiện để Quỹ BVMT VN kiểm tra, giám sát trong quá trình thẩm định vay vốn và bổ sung tài liệu liên quan khi Quỹ yêu cầu. b) Khi đã được Quỹ quyết định cho vay: - Chấp nhận các quy định về cho vay với lãi suất ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; - Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. - Trả nợ gốc tiền vay và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn; - Mua bảo hiểm tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản thế chấp theo yêu cầu của pháp luật hoặc khi Quỹ yêu cầu. - Tạo điều kiện để Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo vốn vay. 6. Các tài liệu kèm theo (nếu có) Chúng tôi xin bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin, số liệu được cung cấp trong hồ sơ kèm theo. Đề nghị Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xem xét, tiến hành các thủ tục cần thiết cho Công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Nơi nhận: - Như trên; - - Lưu: , ngày tháng năm ĐẠI DIỆN BÊN ĐỀ NGHỊ VAY Phụ lục 2.2. Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) 40
  46. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM PHỤ LỤC 3. THÔNG TIN LIÊN HỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 1. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam Website: www.vepf.vn Địa chỉ: Tầng 6, Nhà xuất bản bản đồ, 85 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Tel: (+84) 24.37951221 Fax: (+84) 24.39426329 2. Ngân hàng phát triển Việt Nam VDB Website: www.vdb.gov.vn Địa chỉ: 25 Cát Linh - Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3736 5659 - Fax: (84-24) 3736 5672 Đầu mối liên hệ: Nguyễn Thúy Hà, phó trưởng ban quản lý vốn nước ngoài, số máy lẻ 3456 3. Chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả và sản xuất sạch hơn (EE-CP) Tầng 3, 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam Tel: +84-24-3824 7892, số máy lẻ 610; Fax: +84-24-3824 7898 Đầu mối liên hệ: Vũ Tường Anh, phụ trách chương trình Điện thoại: +842439378742 Email: Vanh1@ifc.org Số máy lẻ 3456 4. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: www.natif.vn; Email: natif@most.gov.vn Đầu mối liên hệ: Lê Tuyết Ngà, chánh văn phòng Điện thoại: 0936 485 833 Email: le_ngatuyet@yahoo.com 5. Dự án VEEIE Ngân hàng thế giới Tầng 8, 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: Email: hnguyen9@worldbank.org Đầu mối liên hệ: Nguyễn Châu Hoa Số điện thoại: 0903468165 41
  47. 6. Ngân hàng HD Bank Ngân hàng HD Bank, chi nhánh thủ đô 14-16 Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: www.hdbank.com.vn Nguyễn Thị Thu Hà – Phòng KHDN – HD Bank Thủ Đô Số điện thoại: 01688456966 Email: hantt17@hdbank.com.vn 7. Quỹ tăng trưởng xanh (GCSF) Địa chỉ: P203, B4, Khu ngoại giao đoàn, 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Tel: 024. 3 7265411 Fax: 024. 3 7265414 42
  48. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 43
  49. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM Vienna International Centre · P.O. Box 300 · 1400 Vienna · Austria Tel.: (+43-1) 26026-o · E-mail: info@unido.org www.unido.org 45