Sử dụng kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở một số nội dung, bài giảng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế

pdf 7 trang Gia Huy 2900
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở một số nội dung, bài giảng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_dung_ky_thuat_day_hoc_theo_huong_phat_trien_nang_luc_nguo.pdf

Nội dung text: Sử dụng kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở một số nội dung, bài giảng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế

  1. SỬ DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở MỘT SỐ NỘI DUNG, BÀI GIẢNG CỦA MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Tác giả: TS. Trần Thị Bình Đơn vị công tác: Khoa Lý luận Chính trị,Trường Đại học Kinh tế Nghệ An LỜI MỞ ĐẦU Một trong những giải pháp góp phần thành công đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong giai đoạn hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy.Vấn đề cốt lõi là phải đổi mới nội dung, phương pháp, kỹ thuật day - học ở các cấp bậc học, đặc biệt là giáo dục đại học. Cần vận dụng triệt để ưu điểm các phương pháp, kỹ thuật mới, đem lại sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo năng lực người học, chủ động tích cực trong quá trình tương tác. Xóa bỏ lối áp đặt kiến thức theo kiểu thầy chiếu, trò chép, thầy đọc trò ghi, người học thụ động, thiếu tự tin trong quá trình tiếp nhận tri thức. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một số phương pháp, kỹ thuật dạy học ở một số nội dung, bài giảng môn Lịch sử các học thuyết kinh tế theo hướng tôn trọng, phát triển năng lực người học ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An hiện nay. 1. Vị trí và đặc điểm cơ bản của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế Môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là một trong những học phần tiên quyết thuộc môn cơ sở ngành thuộc ngành kinh tế của các trường Đại học Kinh tế nói chung và Đại học Kinh tế Nghệ An nói riêng. Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội, nghiên cứu quá trình phái sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Nội dung môn học bao gồm hệ thống các quan điểm kinh tế của tác giả thuộc các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử. Nó chỉ ra những cống hiến, những giá trị khao học, cũng như phê phán có tính lịch sử những hạn chế của các trường phát kinh tế học trên thế giới. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của nó, Lịch sử các học thuyết kinh tế là cần thiết cho mọi đối tượng sinh viên các trường kinh tế, kể cả các ngành kinh tế và kinh 66
  2. doanh như tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và các ngành về quản lý sản xuất kinh doanh. Những ai nghiên cứu khoa học về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, hay nói cách khác là nghiên cứu khoa học quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh thì những kiến thức về Lịch sử các học thuyết kinh tế là không thể thiếu được. Chỉ có thể hiểu một cách sâu sắc và hoàn chỉnh các tư tưởng, học thuyết kinh tế trong lịch sử, các nhà khoa học và quản lý tương lai ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô mới có cơ sở đầy đủ hơn, vững vàng hơn để hoạch định chính sách cũng như để quản lý sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay nói chung và của nước ta nói riêng, việc nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế càng cần thiết để hiểu và thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng ta trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với tính chất môn học hấp dẫn và gắn với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội nên ở mỗi nội dung, bài giảng, giảng viên cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới nhằm tạo không khí, lôi cuốn sinh viên vào nhìn nhận, đánh giá giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của thế giới cũng như Việt Nam ở mỗi giai đoạn lich sử khác nhau. 2. Một số kỹ thuật dạy học được vận dụng qua một số nội dung, bài giảng 2.1. Kĩ thuật "Động não" và phân tích phim vi deo - Thế nào là kĩ thuật "Động não"? Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ. Quy tắc của động não - Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên - Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày - Khuyến khích số lượng các ý tưởng - Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng * Ưu điểm 67
  3. - Dễ thực hiện, không tốn kém, sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể, huy động được nhiều ý kiến.Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia. * Nhược điểm: Có thể đi lạc đề, tản mạn, có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp. Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động, kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não. Tác giả vận dụng kỹ thuật này vào lý thuyết "Cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài" tại chương 10: Một số lý thuyết tăng trường và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Với những nội dung dễ hiểu, sát với thực tế được hướng dẫn trước, tác giả sử dụng "kỹ thuật động não" để khai phá sức sáng tạo đồng thời kiểm tra sự hiểu biết cũng như quá trình nghiên cứu tài liệu trước của sinh viên.Tác giả sử dụng câu hỏi: Hãy lựa chọn bất kỳ một nước đang phát triển như; Việt Nam, Philipin, Indonexia để chứng minh biểu đồ: "Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ". Theo anh/chị để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ cần phải có "Cú huých" từ bên ngoài nào? Biểu đồ Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ ở các nước đang, chậm phát triển. Tiết kiệm và đầu tư thấp Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích lũy vốn thấp Năng suất thấp Để phát triển phải có "Cú huých" từ bên ngoài nhằm phá "cái vòng luẩn quẩn" ở nhiều điểm. Điều này có nghĩa là phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển. Muốn vậy, phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tính cực đầu tư của tư bản nước ngoài. - Giảng viên gợi ý: (hướng sinh viên liên hệ đến Việt Nam). Cú huých từ bên ngoài chính là thu hút, kích thích đầu tư của tư bản nước ngoài. 68
  4. - Để kích thích, khơi gợi trí tuệ của sinh viên, GV phải gợi ý, sử dụng câu hỏi mở và trình chiếu đoạn video về phỏng vấn các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài khi về đầu tư tại Việt Nam thì gặp rào cản nào? Từ đó sinh viên có thể tự trả lời được vấn đề này. Ví dụ, doanh gia Lê Văn Duyên - việt kiều Mỹ cho rằng: Đầu tư ở Việt Nam, thứ nhất phải kiên nhẫn, thứ hai, chịu đựng, thứ ba, chịu chơi. Gỉang viên cùng gợi ý để sinh viên hình dung và trả lời được cốt lõi của vấn đề: Vì sao phải kiên nhẫn? Có phải là vướng mắc từ cơ chế, chính sách không? chịu đựng điều gì? chịu chơi nghĩa là thế nào? Muốn đưa sinh viên vào tâm thế, không khí học tập, đều phải có sự dẫn dắt của giảng viên, để có thể trả lời được theo những hướng sau: + Việt Nam thuộc nước đang phát triển, vì thế rất cần thiết phải vận dụng lý thuyết này để tăng trưởng kinh tế. + Trong nhiều chủ trương, chính sách, Đảng và nhà nước thể hiện rất rõ quan điểm tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế quốc tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài như: Việt nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia và vùg lãnh thổ; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế . . . + Để tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nước ngoài, nhà nước đã có nhiều chính sách để tạo môi trường đầu tư thuận lợi như: *Xây dựng chính phủ kiến tạo * Thực hiện cải cách thủ tục hành chính để giảm bớt phiền hà về giầy tờ cho các nhà đầu tư. * Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư. * Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế. * Giữ vững an ninh, ổn định chính trị, kinh tế, xã hội * Chống tham nhũng, sử dụng có hiệu quả vốn ODA .v. v. ./. 2.2. Kỹ thuật giao nhiệm vụ Yêu cầu của kỹ thuật này: - Giao nhiêm vụ phải cụ thể, rõ ràng - Nhiệm vụ giao cho cá nhân/ nhóm nào? - Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu? 69
  5. - Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? - Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? - Sản phẩm cuối cùng cần có là gì? - Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào? Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ SV, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Một trong những nét đặc thù của dạy học tín chỉ, giảng viên không còn đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức một chiều mà là người gợi mở, tư vấn, hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên tự nghiên cứu, tự học, tự tìm kiếm tri thức. Tự học cũng có nhiều hình thức: một là tính tương ứng giờ tín chỉ (1 giờ lý thuyết có 2 giờ tự học ở nhà), hai là tự học những nội dung, bài giảng có trong giáo trình nhưng không đưa vào gỉang trên lớp, nhưng sinh viên phải đọc, học, lĩnh hội được kiến thức. Bởi nếu học các môn Lý luận chính trị nói chung và môn Lịch sử các học thuyết kinh tế nói riêng mà sinh viên chỉ học, làm việc trên lớp thì chưa đủ, mà phải có ý thức, tự giác, hợp tác tìm kiếm tri thức ở các loại hình thông tin như: sách, báo chí, internet mới tăng vốn hiểu biết và góp phần làm cho giờ học của giảng viên và sinh viên thành công. Vậy làm thế nào để giảng viên biết, đánh giá được quá trình “tự học”, tự nghiên cứu của sinh viên. Chẳng hạn: Chương 4: " CNXH không tưởng" của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là sinh viên tự nghiên cứu. Để hình thành ở các em nhu cầu học tập nghiêm túc, thực hiện đúng nhiệm vụ học tập, biết gắn lý luận với thực tiễn, giảng viên phải định hướng, đưa ra những câu hỏi vừa trong nội dung bài học vừa cập nhật trong thực tiễn cuộc sống, với những yêu cầu cụ thể để tránh sự lười biếng, không tiếp cận thi trức của sinh viên. Giảng viên đã thiết kế phiếu học tập như sau: Dựa vào chương 4 “Học thuyết kinh tế của các nhà XHCN không tưởng thế kỷ XIX ở Tây Âu” Anh (chị) hãy tìm hiểu những nội dung sau: I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của CNXHKT ở Tây Âu đầu thế kỷ 19 II. Làm rõ các đặc điểm học thuyết kinh tế của Saint Simon (Pháp); Charles Phurie (Pháp); Robert Owen (Anh). 70
  6. Đặc điểm Dự án tiền lao Năm sinh, Năm Phê phán CNTB Dự đoán xã hội động, sự trao đổi Tác giả mất Con người, (Những điểm nổi tương lai (Những công bằng và Tác phẩm chính, bật) điểm nổi bật) khoa học hợp tác Phương pháp hóa) luận ) 1 2 3 Anh (chị, hãy dùng kiến thức cả lý luận và thực tiễn để phân tích vấn đề sau: Câu 1: Dù phê phán CNTB ở đầu TK 19, song trong XHTB hiện nay còn có những tồn tại nào giống như dự đoán của 3 ông? Hãy chứng minh. Câu 2: Cả 3 ông đều dự đoán về xã hội tương lai. Những dự đoán nào đã trở thành hiện thực ở các nước XHCN? (VD: VN, TQ, CHDCND Triều Tiên, Cu Ba, Venezuela ). Lưu ý: Anh (chị) có thể lựa chọn một trong những vấn đề mình tâm đắc nhất để phân tích. VD: - “Vấn đề khủng hoảng kinh tế trong XHTB, gây ra sự tàn phá mọi cơ sở xã hội, làm cho các dân tộc phải chịu nhiều tai họa” (Saint Simon). - “Sự nghèo đói chính là do sự thừa thãi sinh ra” (C. Phurie). - “Xã hội tương lai là một nền sản xuất công bằng và hấp dẫn” (C. Phurie). - “XH tương lai không có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay” (R. Owen). Yêu cầu: - Làm bài nghiêm túc - Thời gian làm bài và nạp bài: giờ đầu tuần sau (cách 1 tuần kể từ khi giao bài). Lưu ý: - Câu hỏi đặt ra gắn với bài học với thực tiễn. 71
  7. - Nguồn tri thức, số liệu được cập nhật mới hiện nay - Tôn trọng sinh viên bằng cách luôn hỏi những thắc mắc của sinh viên đối với các câu hỏi trong phiếu học tập. - Giảng viên phải hướng dẫn sinh viên làm, lấy ví dụ cụ thể để sinh viên hiểu. Để những hình thức học tập này có hiệu quả, giảng viên phải giới hạn thời gian, thu sản phẩm, phải đọc, nhận xét, đánh giá, công bố trước lớp để sinh viên thấy sản phẩm của mình được tôn trọng và thấy được thái độ làm việc tâm huyết của giảng viên, để sinh viên nghiêm túc thực hiện ở những yêu cầu “tự học” lần sau. Kết luận Như vậy, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các môn học nói chung và môn Lịch sử các học thuyết kinh tế nói riêng, nhằm góp phần thành công của yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, tôn trọng người học.Tuy nhiên, để sử dụng các kỹ thuật thành công, ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường thì quyết định nhất là phụ thuộc vào trình độ, năng lực, lòng nhiệt huyết của giảng viên cũng như sự tự giác, ham học hỏi, nghiêm túc, đam mê học tập, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Nguyễn Thị Lan, (2015), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. trường Đại học Kinh tế Nghệ An. (2) Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Giáo dục (2016) Phương pháp dạy học đại học theo tiếp cận phát triển năng lực. 72