AEC: Cơ hội và thách thức, chính sách của nhà nước và lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 1890
Bạn đang xem tài liệu "AEC: Cơ hội và thách thức, chính sách của nhà nước và lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfaec_co_hoi_va_thach_thuc_chinh_sach_cua_nha_nuoc_va_lua_chon.pdf

Nội dung text: AEC: Cơ hội và thách thức, chính sách của nhà nước và lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG AEC: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC VÀ LỰA CHỌN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM AEC: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES, POLICIES OF GOVERNMENT AND CHOICES OF ENTERPRISES OF VIETNAM GS.TS. Lê Thế Giới, Th.S. Trương Mỹ Diễm Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ltgioi@ac.udn.vn TÓM TẮT Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á và đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp. Bài viết này phân tích những cơ hội, đe doạ từ AEC và đưa ra các hàm ý về đổi mới chính sách của Chính phủ và lựa chọn cho các doanh nghiệp trong tiến trình gia nhập AEC. Từ khóa: AEC, cơ hội, thách thức, chính sách, nhà nước, doanh nghiệp ABSTRACT The establishment of the ASEAN Economic Community (AEC) by the end of 2015 will be a turning point marking the area of integration in a comprehensive way the economies of Southeast Asia and set up many opportunities and challenges for Vietnam's economy and enterprises. This article analyzes the opportunities and threats from the AEC and to make the implications for innovation of Government policies and choices for enterprises in the process of joining the AEC. Key words: AEC, opportunities, chanllenges, policy, state, enterprises 1. Đặt vấn đề ASEAN có GDP trên 2,7 nghìn tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng trung bình 5%-6% hằng năm, dân số 612 triệu ngƣời với cơ cấu dân số tƣơng đối trẻ, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 4.500 USD/ngƣời/năm là một khu vực kinh tế phát triển năng động và đầy tiềm năng. Để sớm hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 ở Thái Lan (2/2009), các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã đƣa ra Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Roadmap) và thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint). Kế hoạch nói trên đã quy định cụ thể các biện pháp nhằm thực hiện bốn trụ cột của AEC gồm: 1) Thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất; 2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh; 3) Một khu vực phát triển đồng đều, và 4) Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh quốc tế mới và tác động của AEC đối với Việt Nam thì việc nhận diện những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết, góp phần định hƣớng những lợi ích và những khó khăn mà AEC sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng chung và thống nhất. 2. Hành động của ASEAN và Việt Nam để thực hiện hội nhập AEC Theo thang xếp hạng hội nhập của B. Balassa, ASEAN đang ở mức Khu vực thƣơng mại tự do (AFTA) đi thẳng lên Liên minh kinh tế (AEC) là bƣớc tiến quá nhanh. Trong thực tế, AEC là một cộng đồng kinh tế với mức độ liên kết chỉ cao hơn Liên minh thuế quan theo phân hạng trên đây của B. Balassa. Mức độ liên kết của ASEAN chƣa bằng mức liên kết của Cộng đồng Châu Âu (EU), nhƣ không có đồng tiền chung, không có Ủy ban điều hành chung và Nghị viện chung của cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi nƣớc vẫn có chính sách kinh tế riêng, độc lập và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 2
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Hình 1: Thang xếp hạng hội nhập của B. Balassa Hiện nay, các nƣớc ASEAN đang tích cực triển khai những hoạt động chủ yếu hƣớng đến thực hiện 4 trụ cột chính của AEC. 1) Tạo lập thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất: ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là: thƣơng mại hàng hoá; thƣơng mại dịch vụ; đầu tƣ, tài chính và lao động. Theo đó, để tự do hóa thƣơng mại hàng hóa, các thành viên ASEAN sẽ tham gia lộ trình cắt giảm thuế theo Hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) và Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); cải cách hải quan, Hiện nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Việt Nam đã thử nghiêm thành công hệ thống hải quan Một cửa quốc gia (VNSW). Nhằm tự do hóa thƣơng mại dịch vụ, các nƣớc ASEAN tiến hành đàm phán 11 gói cam kết đến năm 2015, với các lĩnh vực dịch vụ ƣu tiên tự do hoá: điện tử (e-ASEAN), y tế, logistics, hàng không và du lịch. Trong lĩnh vực tự do hóa đầu tƣ, tài chính và lao động, ASEAN chú trọng thúc đẩy đầu tƣ nội khối thông qua Hiệp định đầu tƣ toàn diện ASEAN (ACIA) với mục tiêu là tạo ra một cơ chế đầu tƣ tự do, mở cửa trong ASEAN thông qua từng bƣớc tự do hóa đầu tƣ; tăng cƣờng bảo vệ nhà đầu tƣ của các nƣớc thành viên và các khoản đầu tƣ của họ; cải thiện tính minh bạch và khả năng dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tƣ; xúc tiến, hợp tác tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và thống nhất. Đối với hội nhập tài chính tiền tệ, các nƣớc ASEAN chú trọng bốn lĩnh vực: (1) Phát triển thị trƣờng vốn, (2) Tự do hóa dịch vụ tài chính, (3) Tự do hóa tài khoản vốn và (4) hợp tác tiền tệ. Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, các nƣớc ASEAN đã ký kết 8 Thoả thuận công nhận lẫn nhau MRAs (Mutual Recognition Agreement), theo đó cho phép chứng chỉ lao động lành nghề đƣợc cấp bởi các cơ quan chức năng tƣơng ứng tại một quốc gia sẽ đƣợc thừa nhận bởi các nƣớc thành viên khác trong các lĩnh vực: kỹ thuật, kiến trúc, giám sát, điều dƣỡng, du lịch, y khoa, nha khoa và kế toán [3] 2) Tạo lập một khu vực kinh tế cạnh tranh: Để đạt mục tiêu xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh, AEC đang hƣớng vào 4 hoạt động chính gồm: chính sách cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển cơ sở hạ tầng. 3) Tạo lập một khu vực phát triển đồng đều: Xây dựng các chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, thiết lập một khung chƣơng trình chung cho các doanh nhân ASEAN và đƣa ra Sáng kiến Hội nhập ASEAN (AIA) nhằm giúp các nƣớc Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam nâng cao năng lực thông qua việc cung cấp nguồn lực kỹ thuật và tài chính cho các dự án phát triển để hỗ trợ hội nhập nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin. 3
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Mục tiêu AEC là biến ASEAN thành một khu vực kinh tế với sự tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn. 4) Hội nhâp vào nền kinh tế toàn cầu: Thông qua thúc đẩy đàm phán các FTA và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện và tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, AEC sẽ biến ASEAN thành một khu vực với sự tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn. 3. Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AEC 3.1. Cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu AEC với việc tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tƣ lớn hơn ở khu vực. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài gia tăng và các hoạt động kinh tế ở khu vực sẽ làm gia tăng nhu cầu tài chính và bảo hiểm của ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cỏ hội đầu tƣ sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhiều hơn ở các nƣớc khác trong ASEAN. Mặt khác, AEC tạo lập một khu vực thị trƣờng và sản xuất thống nhất, dẫn đến kinh tế của nhiều nƣớc trở nên phồn vinh hơn, làm tăng số ngƣời tiêu dùng trung lƣu với thu nhập cao là những khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp. Tham gia vào AEC, thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng, có cơ hội thu hút nhiều vốn FDI, đặc biệt từ các nƣớc có nền kinh tế phát triển cao hơn nhƣ Singapore, Malaysia. ASEAN hiện là đối tác thƣơng mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là động lực giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trƣởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua. Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trƣởng cao. So với năm 2002, thƣơng mại hai chiều Việt Nam và ASEAN năm 2013 đã tăng hơn 5 lần, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc; nhịp độ tăng trƣởng xuất khẩu trung bình sang ASEAN đạt 28,4%/năm và nhập khẩu đạt 27%/năm trong giai đoạn 2002 – 2013. Thời gian qua, cán cân thƣơng mại của Việt Nam với khối ASEAN đã có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2011, kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang khối các nƣớc ASEAN tƣơng ứng là 13,5 tỷ USD và 20,9 tỷ USD thì con số này của năm 2013 là 18,4 tỷ USD và 21,3 tỷ USD. Điều này thể hiện khoảng cách giữa xuất và nhập của Việt Nam đã đƣợc rút ngắn và con số xuất khẩu cũng tăng vọt. Dự báo trƣớc thềm AEC, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN sẽ tiếp tục tang trƣởng ổn định nhờ đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN-6 là 0% theo Hiệp định ATIGA. Đây là thời điểm để các DNNVV hết sức linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng từ AEC để thúc đẩy khả năng tăng quy mô kinh tế không chỉ khối thị trƣờng này mà còn với các thị trƣờng khác; trong đó có các thị trƣờng ASEAN đã ký các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN những năm qua, có thể thấy hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (khoảng 40%), gạo (trên 10%). Nhƣ vậy có thể thấy rằng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, hải sản và khoáng sản thô. Những mặt hàng nông sản, hải sản và khoáng sản thô tuy đƣợc hƣởng thuế nhập khẩu ƣu đãi CEPT tại các nƣớc nhập khẩu nhƣng do có giá trị thấp, giá cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định. Với AEC, khi thuế suất giảm xuống 0%, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu. Theo quy định của ASEAN, các sản phẩm sản xuất có tỷ lệ ―nội khối‖ 40% đƣợc xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ đƣợc hƣởng các ƣu đãi khi xuất khẩu sang các thị trƣờng khu 4
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) vực ASEAN đã có FTA. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các ƣu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nƣớc sang thị trƣờng khu vực. 3.2. Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư Cơ hội đƣợc mong đợi nhất từ các nƣớc ASEAN là sự đầu tƣ và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Với một ASEAN thống nhất sẽ khiến các nhà đầu tƣ lớn nhìn ASEAN nhƣ một thị trƣờng chung, ở đó có khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tƣơng đối rẻ. AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện tốt hơn môi trƣờng kinh doanh từ thủ tục hải quan, hành chính đến việc tạo ra ƣu đãi đầu tƣ cân bằng hơn. Thu hút đầu tƣ nhiều hơn đồng nghĩa với quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra nhanh và tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam. 3.3. Cơ hội việc làm cho lao động có tay nghề trong thị trường lao động ASEAN Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lƣợng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu ngƣời, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; công nghiệp và xây dựng 20,8% và dịch vụ là 32,1%. Chất lƣợng lao động cũng đã từng bƣớc đƣợc nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 40% trong vòng 10 năm trở lại đây, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Lực lƣợng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ đƣợc khoa học - công nghệ, đảm nhận đƣợc hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trƣớc đây phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, khi gia nhập AEC, lao động Việt Nam có kỹ năng và tay nghề sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn trong thị trƣờng lao động ASEAN. 3.4. Cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam còn kém xa nhiều quốc gia trong ASEAN nhƣ: Singapore, Malaysia, Thái Lan, do vậy, sức ép cải cách đặt ra với Việt Nam là rất lớn. Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho năm 2014-2015 xếp thứ 68/144 nền kinh tế, với Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) đạt 4,2/7. Nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rƣờm rà gây ảnh hƣởng tiêu cực nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ở các nƣớc ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm. 4. Những thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC 4.1. Sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với các nước ASEAN-6 Sự yếu kém của Việt Nam thể hiện cả ở quy mô vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ công nghệ, tay nghề lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và đầu tƣ của các nƣớc ASEAN, đặc biệt khi các hàng rào phi thuế quan bị loại bỏ. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tƣ của các nƣớc ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trƣờng. 4.2. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với các doanh nghiệp Việt Nam 5
  5. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Theo WEF Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) đƣợc xếp hạng theo 3 nhóm yếu tố với trọng số tƣơng ứng: các yếu tố cơ bản (60%), các yếu tố nâng cao hiệu quả (35%), và các yếu tố sáng tạo (5%). Ba nhóm này bao gồm 12 trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc gia, đối với Việt Nam: (1) Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế (4,4/7 điểm), tăng từ vị trí 86 lên 79 trong trong bảng xếp hạng; (2) Các yếu tố nâng cao hiệu quả của nền kinh tế (4,0/7 điểm, tăng từ vị trí 56 năm 2013 lên vị trí 49 năm 2014); (3) Các yếu tố sáng tạo của nền kinh tế (3,4/7 điểm): tụt từ 85 xuống vị trí 98/144. Nhƣ vậy, GCI của Việt Nam 2014-2015 không có sự cải thiện so với các năm trƣớc đó, (vị trí 65/142 năm 2011 và 59/139 năm 2010). GCI Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu, nhƣ Sự sẵn sàng về công nghệ, Sức sáng tạo, Các thể chế, Cơ sở hạ tầng và Giáo dục - Đào tạo bậc cao. Trong ASEAN, chỉ số GCI của Việt Nam đứng sau 5 quốc gia: Singapore (xếp hạng 2/144), Malaysia (20/144), Thái Lan (31/144), Indonesia (34/144) và Philippines (52/144). Với việc đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại nội khối, hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nƣớc thành viên AEC sẽ dần bị xóa bỏ, là cơ hội cho hàng hóa của các nƣớc ASEAN vào thị trƣờng Việt Nam, đồng thờicác sản phẩm của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nƣớc ASEAN và ASEAN+ nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Mức độ cạnh tranh cao khi hàng hóa, dịch vụ của các nƣớc ASEAN có chất lƣợng cao hơn so với hàng hóa và dịch vụ trong nƣớc. Đặc biệt, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam có tính tƣơng đồng cao với các nƣớc trong khu vực, dẫn đến tính loại trừ rất cao. Các doanh nghiệp ASEAN, ASEAN+ có bề dày, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh tốt hơn, công nghệ cao hơn và đặc biệt họ có sự chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập. Cần xem tính loại trừ là động lực để doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, kỹ năng quản lý qua đó nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đồng thời đa dạng hóa thị trƣờng. Mặt khác, muốn thâm nhập vào thị trƣờng ASEAN, doanh nghiệp Việt phải thâm nhập thông qua sự khác biệt có ƣu thế của hàng hóa dịch vụ. 6
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Về thị trường tài chính Việt Nam, những thách thức đặt ra là: (1) Tự do hóa thị trƣờng tài chính trong điều kiện chuẩn mực quản lý còn yếu kém, làm cho vấn đề bất đối xứng về thông tin trên thị trƣờng tài chính trở nên trầm trọng hơn, làm tăng khả năng tổn thƣơng của hệ thống tài chính khi có sự tham gia quốc tế của các định chế tài chính, các tập đoàn tài chính lớn. (2) Sự gia tăng dòng vốn từ nƣớc ngoài vào làm gia tăng mối lo về bong bóng giá tài sản và việc điều hành chính sách tiền tệ độc lập. Dòng vốn đƣợc tự do luân chuyển sẽ làm tăng nguy cơ đảo chiều rút vốn đột ngột, đặc biệt với quy mô lớn sẽ là nguyên nhân mất ổn định đối với thị trƣờng tài chính. (3) Ở Việt Nam, giám sát dựa trên rủi ro còn chƣa đƣợc chú trọng; các cơ quan giám sát tài chính còn yếu về nhân lực; kỹ thuật và công nghệ thu thập, xử lý thông tin; các mô hình phân tích định lƣợng, cảnh báo, kiểm định rủi ro hệ thống tài chính và từng định chế tài chính còn ít đƣợc ứng dụng phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa Chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, năng suất lao động thấp là một trong những điểm yếu cản trở khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Thƣờng thì năng suất thấp đi liền với tiền lƣơng thấp, thêm vào đó mức sống ở Việt Nam ngày càng đắt đỏ đã khiến tiền lƣơng phải tăng nhanh hơn năng suất, làm xói mòn lợi thế lao động giá rẻ trong khu vực. Do đó, nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và năng suất thấp là rất cao. Bởi vì lao động chất lƣợng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng nhƣ hiệu quả tổ chức. Trong AEC sẽ hình thành một thị trƣờng lao động có tính kết nối cao và mang tính cạnh tranh. Đó sẽ là một thị trƣờng của những ngƣời có chứng chỉ nghề nghiệp hoặc bằng cấp đƣợc các nƣớc ASEAN công nhận. Mức độ lành nghề hay tính chuyên nghiệp sẽ đƣợc đặt lên hàng đầu và đây đƣợc xem là một trong những rào cản kỹ thuật lớn nhất đối với lao động Việ Nam. Với những đặc điểm này, Việt Nam sẽ không phải là một điểm đến hấp dẫn cho những dự án đầu tƣ mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô. 4.3. Nguồn nhân lực có kỹ năng và tay nghề còn ít và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường lao động ASEAN Do trình độ phát triển không đồng đều, nên hiện nay, lao động có tay nghề và kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị trƣờng Singapore, Malaysia và Thái Lan. Số còn lại, trong đó có Việt Nam lao động di chuyển trong phạm vi ASEAN là lao động trình độ kỹ năng thấp hoặc không qua đào tạo. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp sử dụng lao động tại 10 quốc gia ASEAN do ILO thực hiện cho thấy, các doanh nghiệp đang rất lo ngại về tình hình thiếu hụt lực lƣợng lao động có tay nghề và kỹ năng trƣớc sự ra đời của AEC vào cuối năm 2015; gần 50% ngƣời lao động tốt nghiệp phổ thông không có đƣợc kỹ năng họ cần; cử nhân tốt nghiệp đại học có đƣợc những kỹ năng có ích nhƣng cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp cả về số lƣợng và chất lƣợng Chất lƣợng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu nhƣ chƣa qua đào tạo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (năm 2012), lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 83,28% tổng số lao động; lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm tỷ lệ 4,84%; lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 3,61% và lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 8,26%. Theo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 34% tổng số lao động trong cả nƣớc. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Theo thang điểm 10, chất lƣợng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nƣớc châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm, ). Do vậy, theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam 7
  7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thấp nhất trong khu vực APEC, So với các nƣớc trong khu vực ASEAN, năng suất trung bình của lao động Việt Nam bằng 1/2 Philippines và 2/5 Thái Lan, 1/5 Malaysia và 1/15 Singapore. Lâu nay, chúng ta luôn giới thiệu lao động nƣớc ta với các đặc điểm: cần cù, chịu khó học hỏi, giá rẻ, trong khi đó, tính kỷ luật, kỹ năng và kiến thức chuyên môn chƣa bao giờ là điểm mạnh của lao động Việt Nam. Ngoài ra, khi tham gia AEC, lao động ngoài việc giỏi chuyên môn còn cần có ngoại ngữ để có cơ hội làm việc tại các quốc gia của AEC; kỹ năng này của lao động Việt Nam cũng còn rất hạn chế. Nhƣ vậy, nếu không nhanh chóng cải thiện những điểm yếu trên thì cơ hội dành cho lao động Việt Nam trong AEC càng thu hẹp. Do đó, cần chú trọng phát triển nguôn nhân lực có trình độ. Bởi càng hội nhập quốc tế sâu rộng thì nhân công giá rẻ không còn là lợi thế lớn nữa mà chính chất lƣợng điều hành là nhu cầu hàng đầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có chất lƣợng cao, công nghệ tốt, mang lại nhiều giá trị gia tăng Chi phí nhân công không còn là yếu tố khiến các công ty nƣớc ngoài lựa chọn đầu tƣ tại Việt Nam. Các doanh nghiệp muốn Việt Nam phát triển nguồn nhân lực với một hệ thống giáo dục chất lƣợng cao, nhất là giáo dục đại học và đào tạo nghề [5]. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chất lƣợng nguồn nhân lực thấp là do công tác đào tạo hiện nay chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của ngƣời học, chƣa giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu, số lƣợng và chất lƣợng, giữa dạy chữ với dạy ngƣời, dạy nghề, Mặt khác, hệ thống thông tin của thị trƣờng lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế; hệ thống chỉ tiêu về thị trƣờng lao động tuy đã ban hành nhƣng chƣa chƣa đầy đủ, thiếu thống nhất và khó so sánh quốc tế, thiếu mô hình dự báo thị trƣờng lao động tin cậy và nhất quán. Do vậy, chƣa đánh giá đƣợc hiện trạng và dự báo xu hƣớng biến đổi của thị trƣờng lao động. 4.4. Áp lực phải cách thể chế kinh tế Điều này có nghĩa là phải thay đổi cách thức quản lý, thay đổi cơ chế quản trị, sử dụng, sở hữu để tạo ra động lực đột phá, phù hợp hơn với yêu cầu của hội nhập và cạnh tranh của AEC. Cần có những đột phá trong đổi mới thể chế kinh tế để tạo động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững. D. Acemoglu và J. A. Robinson [2], dựa vào khái niệm thể chế để giải thích vì sao có nƣớc giàu lên lại có nƣớc cứ lụi tàn. Trong một thể chế ―dung nạp‖ (inclusive) mọi ngƣời cùng nhau giải quyết các vấn đề của xã hội, cùng chia sẻ những lo toan, làm việc vì lợi ích chung hay ít nhất là lợi ích của đại đa số, đất nƣớc có một thể chế nhƣ thế sẽ hƣng thịnh. Ngƣợc lại ở một đất nƣớc mà các nhà lãnh đạo cho rằng nhà nƣớc sẽ giải quyết đƣợc mọi việc, thực tế lại đƣa ra những quyết sách có lợi cho một nhóm nhỏ trong một thể chế ―loại trừ‖ (extractive), đất nƣớc đó nhất định sẽ suy vong. Hình ảnh một xã hội mà trong đó mọi ngƣời cùng cộng đồng trách nhiêm và cùng chia sẻ lợi ích chính là hình ảnh xã hội nào cũng muốn hƣớng đến, bản chất của nó nằm ở mục đích mà nó hƣớng đến và kết quả vận hành mà nó đem lại. Để thực thi thể chế dung nạp, phải có dân chủ; muốn loại trừ việc áp chế ngƣời khác bằng quyền lực hay tiền bạc, phải có pháp quyền. Các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định Tự do thƣơng mại (FTA) với EU đòi hỏi phải cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam, nhƣ cam kết về doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) phải cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tƣ nhân; Nhà nƣớc không trợ cấp cho DNNN; minh bạch hóa quản lý DNNN. Nội dung cam kết này sẽ đặt ra thách thức về thể chế kinh tế: (1) Cơ chế ―xin - cho‖ thời gian qua đã thúc đẩy hình thành khu vực hƣởng lợi trên lƣng ngƣời khác (rent-seeking) thu lợi nhờ các đặc quyền hoặc độc quyền kinh doanh. Việc xóa bỏ cơ chế này đang gặp nhiều trở lực do sức ỳ lớn của nhiều DNNN và các nhóm lợi ích hƣởng lợi từ cơ chế 8
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) này; (2) Chế độ quản trị của DNNN ở nƣớc ta còn chịu ảnh hƣởng của cơ chế quan liêu, chƣa quan tâm đến các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong quản trị doanh nghiệp; do đó minh bạch hóa quản lý DNNN đặt ra yêu cầu cấp bách về đổi mới căn bản quản trị của DNNN; và (3) Việc đặt các DNNN vào môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng trong khi sức cạnh tranh còn hạn chế, nếu không có các thể chế hỗ trợ không loại trừ khả năng bị thâu tóm, chi phối bởi độc quyền tƣ nhân và độc quyền nƣớc ngoài, nhất là trong những lĩnh vực cần có điều tiết của Nhà nƣớc. 5. Những hoạt động chủ yếu cần tiếp tục thực hiện để chủ động hội nhập AEC 5.1. Nhà nước 5.1.1. Cải cách thể chế kinh tế - Trong thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cần xác định rõ kinh tế thị trƣờng là phƣơng thức phát triển kinh tế chung của thế giới, định hƣớng xã hội chủ nghĩa là bản chất và vai trò của Nhà nƣớc ta. Với cách tiếp cận nhƣ vậy và trên cơ sở kinh nghiệm của các nƣớc, có thể phân định rõ vai trò của thị trường và Nhà nước trong kết cấu thể chế kinh tế ở nước ta: (1) Tôn trọng quy luật của thị trường, để thị trường giữ vai trò quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực. Trong hội nhập quốc tế, Nhà nƣớc có vai trò quan trọng, nhƣng doanh nghiệp và xã hội giữ vai trò quyết định thành công và hiệu quả của hội nhập. Vì vậy, cần tạo dựng thể chế thị trƣờng bảo đảm tôn trọng và củng cố các nền tảng cơ bản của kinh tế thị trƣờng nhƣ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh nhằm khơi dậy và giải phóng tối đa tiềm năng, sáng tạo và sức sản xuất của xã hội. (2) Xây dựng một nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự để Nhà nƣớc thực thi tốt các chức năng cốt lõi: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ các nền tảng tích cực của kinh tế thị trƣờng; điều tiết thị trƣờng bằng các chính sách và công cụ kinh tế, khắc phục các khiếm khuyết và thất bại của thị trƣờng nhằm bảo đảm phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực; thực hiện tốt các chức năng xã hội nhằm bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. - Cần nhấn mạnh quan điểm trong thời gian tới của cơ quan hoạch định chính sách là coi doanh nghiệp tư nhân như động lực phát triển của nền kinh tế, song song với việc đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN. - Trong cải cách thể chế kinh tế, những nỗ lực về cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy sức sáng tạo và đổi mới để có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế là rất cấp bách. Năm 2014 môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 78/189 nƣớc, là khá thấp so với các nƣớc trong khu vƣc. Các rào cản về thủ tục hành chính từ môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh còn nhiều bất cập cũng là những yếu tố cản trở, đặt thêm gánh nặng lên vai các doanh nghiệp. Việt Nam muốn tăng đƣợc năng lực cạnh tranh phải tập trung vào thực hiện tốt các trụ cột: cần đặc biệt chú ý xây dựng năng lực tài chính, hệ thống cơ sở hạ tầng Một số điểm yếu của Việt Nam là thể chế, giáo dục bậc cao, phát triển thị trƣờng tài chính, sẵn sàng áp dụng công nghệ tiên tiến. Nếu không cải thiện đƣợc khả năng cạnh tranh quốc gia, Việt Nam sẽ không tham gia đƣợc vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam sẽ không trở thành nơi các công ty nƣớc ngoài chọn đặt địa điểm sản xuất. [5]. Một điển hình của nỗ lực cải cách thể chế, tạo lập môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp là tiến hành sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư phù hợp môi trường thể chế của ASEAN và quốc tế. Nghiên cứu xây dựng Luật hỗ trợ DNNVV làm cơ sở cho xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực DNNVV. Cùng với đó, ngoài các chƣơng trình hỗ trợ của ASEAN, Chính phủ Việt Nam cần có các chƣơng trình hỗ trợ về vốn, công nghệ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đầu tƣ giúp cho các DNNVV cải thiện đƣợc năng lực cạnh tranh. 9
  9. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách nhất quán, đồng bộ, ổn định và đảm bảo thực thi trong thực tế. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo 16 hiệp định đa phƣơng của WTO đã ký kết nhằm tạo lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những yêu cầu, nguyên tắc của WTO về đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cơ sở tham chiếu, so sánh với các cam kết, chuẩn mực trong các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, tạo sự phù hợp giữa pháp luật trong nƣớc và quốc tế, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong hội nhập - Phát triển đồng bộ các loại thị trường. Về thị trường hàng hóa và dịch vụ: Phát triển thị trƣờng nội địa theo các tiêu chuẩn của ASEAN và quốc tế. Mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối theo các cam kết với WTO, tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Tự do hoá thƣơng mại bằng cách giảm dần các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan phù hợp với cam kết đã ký. Tập trung phát triển thị trƣờng các dịch vụ có giá trị gia tăng lớn: viễn thông, phần mềm, tƣ vấn kỹ thuật. Về thị trường tài chính: Ngân hàng Nhà nƣớc thực thi chức năng điều tiết thị trƣờng tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững và kiểm soát lạm phát. Tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi, đa dạng hoá việc thu hút các chủ thể tham gia vào thị trƣờng tiền tệ. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế vận hành và phát triển lành mạnh của thị trƣờng chứng khoán. Về thị trường bất động sản: Cần sớm có qui định bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án thông qua Sàn giao dịch,Trung tâm giao dịch bất động sản theo Luật Kinh doanh Bất động sản - để mọi đối tƣợng có nhu cầu đƣợc tiếp cận trực tiếp các thông tin mua bán, hạn chế tình trạng đầu cơ. Về thị trường lao động: Đổi mới cơ chế điều tiết quan hệ cung và cầu về lao động trên thị trƣờng; phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Về thị trường công nghệ: Sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những văn bản dƣới luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam.Đổi mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ theo hƣớng thƣơng mại hoá; Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về tài chính - kế toán trong chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, thị trƣờng khoa học và công nghệ nhằm tăng cƣờng đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. - Đẩy mạnh cải cách hành chính. Cải tiến và sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính, đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, công khai, minh bạch, nhất là thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục vay vốn, thủ tục xuất nhập khẩu và đầu tƣ; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhƣ thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các đô thị, thủ tục giao đất, thuê đất. Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng, trƣớc mắt tập trung thực hiện 3 khâu đột phá gồm: tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng có kết quả cao hơn; tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng, khắc phục và giảm nhanh nợ xấu còn 3% vào năm 2015; cải cách doanh nghiệp nhà nước, không chỉ ở việc cổ phần hóa số lƣợng lớn doanh nghiệp mà còn giảm mạnh tỉ lệ vốn nhà nƣớc nắm giữ. Nhƣ vậy, cùng với việc đổi mới mô hình tăng trƣởng, tái cấu trúc nền kinh tế và củng cố các nền tảng lâu dài cho phát triển nhƣ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, Chính phủ cần tiếp tục triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều biện pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp. 5.1.2. Đổi mới hệ thống đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 10
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Tăng trƣởng kinh tế chỉ dựa vào những lợi thế không căn bản (nhƣ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giá rẻ ) là sự tăng trƣởng không bền vững. Yếu tố then chốt đƣa Việt Nam vƣợt qua ―bẫy thu nhập trung bình‖ là đầu tƣ mạnh mẽ cho phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng thông qua nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, cùng với cơ chế, chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Để góp phần nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC, cần đổi mới hệ thống đào tạo nghề, tập trung vào: (1) Nâng cao nhận thức về vai trò của dạy nghề trong chiến lƣợc phát triển nhân lực của đất nƣớc thời kỳ 2011 - 2020. Hình thành thang giá trị nghề nghiệp trong xã hội. (2) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề. Xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, đánh giá chƣơng trình đào tạo và đánh giá năng lực ngƣời học theo tiêu chuẩn nghề nghiệp của ASEAN. Đổi mới chính sách tài chính về dạy nghề; đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề. (3) Tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm chất lƣợng dạy nghề: nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế. Thực hiện kiểm định cơ sở dạy nghề và chƣơng trình; ban hành tiêu chuẩn, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho ngƣời lao động. (4) Đổi mới hoạt động đào tạo; chuyển chƣơng trình dạy nghề từ chủ yếu trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển kỹ năng nghề cho ngƣời học; cải tiến nội dung dạy nghề theo hƣớng tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, hình thành năng lực nghề nghiệp cho ngƣời học. (5) Phát triển thị trƣờng lao động hƣớng vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực về cơ cấu, số lƣợng và chất lƣợng của các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề với những nƣớc thành công trong phát triển dạy nghề ở khu vực ASEAN và trên thế giới. Hợp tác với các nƣớc ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nƣớc thành viên. 5.1.3. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ kết nối các nước thành viên ASEAN Một trong những điều kiện nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của AEC chính là tạo lập đƣợc một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ (cứng và mềm), bao gồm một mạng lƣới vận tải, thông tin –truyền thông, giao dịch kinh doanh thông suốt, an toàn kết nối các thành viên trong ASEAN và thế giới. 5.2. Các doanh nghiệp 5.2.1. Tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh Tái cơ cầu ngành nghề kinh doanh theo hƣớng tập trung vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh, dựa trên những lợi thế tƣơng đối của Việt Nam so với các nƣớc ASEAN, nhƣ lợi thế trong các ngành dệt-may, da giày, chế biến nông, thủy sản, dịch vụ phần mềm, một số dịch vụ y khoa (bệnh nhi, ngoại khoa) và kết hợp du lịch với chữa bệnh, nghỉ dƣỡng. Những lĩnh vực khác cần tái cơ cấu và cải cách mạnh mẽ. 5.2.2. Đổi mới về quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay, chất lƣợng hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp Việt nam là khá thấp. Trong bối cảnh hội nhập ASEAN mà trên 95% doanh nghiệp là DNNVV, lại hoạt động trong môi trƣờng kinh doanh không phải là tốt nhất ASEAN thì việc cạnh tranh trong AEC sẽ rất khó khăn. Doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về sự năng động, sáng tạo nhƣng kém hơn các quốc gia khác về tính chuyên nghiệp, về năng lực tài chính. Doanh nghiệp Việt Nam có thể vẫn trụ vững ở thị trƣờng nông thôn nhƣng sẽ đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng thành thị. Vì thế, đổi mới quản trị doanh nghiệp là một yêu cầu cấp bách. 5.2.3. Tập trung đầu tư để đổi mới công nghệ, cải tiến quá trình kinh doanh 11
  11. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đầu tƣ đổi mới công nghệ và cải tiến quá trình kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm chất lƣợng cao, đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, từ đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, thì mới có khả năng cạnh tranh trong khu vực ASEAN và trên thị trƣờng thế giới. Đây là lựa chọn không thể không thực hiện, nếu không muốn thu ngay trên sân nhà khi phải cạnh tranh với phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp ASEAN đƣợc sản xuất với công nghệ tiên tiến hơn, quá trình kinh doanh hiệu quả hơn và quản trị doanh nghiệp tốt hơn. 5.2.4. Xây dựng thương hiệu, tập trung chiến lược cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ dựa trên chất lượng và giá trị gia tăng cao Để thâm nhập vào các thị trƣờng khu vực và thế giới, các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng của các thị trƣờng này. Vì vậy, đầu tƣ cho việc nâng cao chất lƣợng, đặc biệt cho các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao phải là một trong những ƣu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. 5.2.5. Đẩy mạnh quan hệ liên kết và hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp, hình thành chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trong nước Trong hội nhập AEC, điểm bất lợi trong cạnh tranh là mức độ liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Do công nghiệp hỗ trợ còn kém phát triển, nên sản xuất phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong cạnh tranh bằng các mặt hàng có hàm lƣợng công nghệ và giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động, các sản phẩm chế tạo và các mặt hàng tiêu dùng mà Việt Nam có thế mạnh nhƣ dệt may, da giầy Trong các ngành này, chƣa hình thành chuỗi giá trị liên kết các đối tác tham gia một cách hiệu quả. Đặc biệt, doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp ô tô, nông nghiệp, dịch vụ tài chính ngân hàng và logistic sẽ phải đối mặt với thách thức cạnh tranh không nhỏ từ các doanh nghiệp ASEAN. Do đó, phát triển và làm sâu sắc hơn, hiệu quả hơn quan hệ liên kết và hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng đối với các ngành có lợi thế cạnh tranh là một yêu cầu cấp thiết. 5.2.6. Các doanh nghiệp cần tận dụng chính sách hạ thuế suất, thay đổi chi phí hợp lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và ưu đãi thuế TNDN trong lộ trình gia nhập AEC Các doanh nghiệp đã đƣợc hạ mức động viên từ 25% xuống còn 22% từ năm 2014 và xuống mức 20% từ năm 2016. Riêng các DNNVV (theo tiêu chí doanh thu năm từ 20 tỷ đồng trở xuống) đƣợc ƣu tiên áp mức thuế 20% ngay từ nửa cuối năm 2013. Doanh nghiệp đƣợc thực hiện các quy định về ƣu đãi và bảo hộ đầu tƣ tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết với các nƣớc. Điểm nhấn chú ý nhất trong chính sách thuế từ 2015 trở đi là gỡ bỏ hoàn toàn giới hạn đối với khoản chi về quảng cáo, tiếp thị, phát triển thị trƣờng. Với khoản chi mua hàng hoá của ngƣời sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, mua của ngƣời kinh doanh thuộc diện miễn thuế không có hoá đơn thì lập bảng kê chứng từ để tính vào chi phí. DN cũng đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ đối với các khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Về ưu đãi thuế TNDN, có 2 vấn đề trọng tâm mà các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa: (1) Từ 2015 áp dụng ƣu đãi thuế đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp; hợp tác xã (HTX) đƣợc ƣu tiên cao hơn doanh nghiệp; hoạt động tại vùng khó khăn đƣợc ƣu đãi hơn vùng thuận lợi; thu nhập từ hoạt động chế biến nông sản, thuỷ sản đƣợc ƣu đãi ngang bằng với ƣu đãi cho hoạt động trồng trọt, chăn nuôi tạo ra sản phẩm chƣa qua chế biến, cụ thể là: a) Miễn thuế TNDN đối với: thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của HTX; thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh 12
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn đặc biệt khó khăn; b) Áp dụng mức thuế ƣu đãi 10% (mức thuế thấp nhất) trong suốt thời gian hoạt động đối với thu nhập của DN từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; c) Mức thuế suất ƣu đãi 15% (mới) đối với đối với: thu nhập của DN trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở các địa bàn còn lại. (2) Quy định mới về ƣu đãi thuế cao hơn đƣợc áp dụng từ 2015 nhằm khuyến khích DN đầu tƣ vào các dự án công nghiệp hỗ trợ (CNHT), dự án ứng dụng công nghệ cao. Mức thuế suất ƣu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với thu nhập của DN đƣợc tạo ra từ các dự án đầu tƣ mới: a) Dự án đầu tƣ mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ƣu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí: (i) Sản phẩm CNHT cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao; hoặc (ii) Sản phẩm CNHT cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 1/1/2015 trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc sản xuất đƣợc nhƣng phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tƣơng đƣơng; b) Dự án đầu tƣ mới trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tƣ tối thiểu 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ đƣợc thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tƣ đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày đƣợc phép đầu tƣ theo quy định của pháp luật về đầu tƣ. 5.2.7. Tham gia các chương trình của ASEAN giúp thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các nước ASEAN-6 và CLMV Chênh lệch trình độ phát triển giữa các nƣớc thành viên là một trong những rào cản lớn nhất đe dọa sự thành công của AEC. Do đó, ASEAN đã có một số chƣơng trình giúp thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các nƣớc thành viên, đặc biệt giữa các nƣớc ASEAN-6 và CLMV (Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam). Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu để tận dụng những lợi ích từ các chƣơng trình này. Ví dụ, ASEAN thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Chƣơng trình Sáng kiến hội nhập ASEAN (AIA) giúp các nƣớc CLMV nâng cao năng lực bằng các hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và các dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao nguồn nhân lực, thông tin 6. Kết luận AEC đang đặt ra cho Việt Nam những cơ hội, thách thức to lớn, đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng để tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức trong quá trình tham gia AEC. Bên cạnh đổi mới mô hình tăng trƣởng, tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng các nền tảng cho phát triển nhƣ cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, thì các yếu tố then chốt mà Việt Nam cần ƣu tiên thực hiện tốt là cải cách thể chế và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Đó là những điều kiện tiên quyết giúp Việt Nam gia nhập AEC một cách thành công. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Daron Acemoglu and Jemes A. Robinson (2012). Why Nations Fail - The origins of power, prosperity and poverty. Crown Publishers, New York. [2] Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF- Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2009-2010 và 2014- 2015. [3] Nguyễn Thƣờng Lạng, Trần Đức Thắng (2015). Đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC. Tạp chí Tài chính, kỳ 1, số tháng 4/2015, tr.21-24. [4] Philipp Rosler và Thierry Ginger, Mạng lƣới đánh giá toàn cầu của WEF. ―Vai trò doanh nghiệp 13
  13. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế‖. Hội thảo Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (VBCSD), Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội 2014. [5] Tony Cartalucci (2014). ASEAN Economic Community – Why, For What, and By Whom. Center Research on Globalization. [6] Văn phòng Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập vào thị trƣờng thế giới. 14