Tác động của bảo hiểm xã hội một lần đến vấn đề an sinh xã hội

pdf 6 trang Gia Huy 2210
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của bảo hiểm xã hội một lần đến vấn đề an sinh xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_bao_hiem_xa_hoi_mot_lan_den_van_de_an_sinh_xa_h.pdf

Nội dung text: Tác động của bảo hiểm xã hội một lần đến vấn đề an sinh xã hội

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI TỈNH LONG AN Factors affecting the behavioral intention of buying voluntary Social Insurance in Long An province 1 Nguyễn Như Oanh 1Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An pstoanh@gmail.com Tóm tắt — Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An là đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng và kiểm định mô hình những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện nghiên cứu tại tỉnh Long An. Tác giả dựa trên lý thuyết hành vi cùng với những nghiên cứu thực nghiệm để đề xuất cho mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập. Kết quả kiểm định mô hình có ba nhân tố có tác động tới ý định hành vi đó là: Truyền thông; thái độ và ảnh hưởng xã hội. Tác giả sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng với các công cụ như kỹ thảo luận nhóm, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, T- Test, Anova. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đưa ra hàm ý quản trị cho nghiên cứu. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số điểm hạn chế của nghiên cứu. Abstract — The topic "Factors affecting the behavioral intention of buying voluntary social insurance in Long An province" is the study to build and verify a model of factors affecting the behavioral intention of buying voluntary social insurance in Long An province. The author bases on behavioral theory with empirical studies to propose a research model of 6 independent variables. The results have 3 factors that influence the intention of behavior: media, attitude and social influence. The author uses a mixture of qualitative and quantitative methods with tools such as group discussion skill, reliability analysis Cronbach’s Alpha, EFA, regression, T-Test, Anova. From the results of this study, the author gives administrative implications for the study. In addition, the author also mentions some limitations of the study. Từ khóa — Bảo hiểm Xã hội tự nguyện. ý định hành vi, voluntary social insurance, behavioral intention. 1. Đặt vấn đề Bảo hiểm Xã hội tự nguyện (BHXHTN) là một trong các chính sách mới của Đảng và Nhà nước, là một chính sách an sinh xã hội (ASXH) hết sức có ý nghĩa của Nhà nước nhằm trợ giúp người lao động ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động được thực hiện từ ngày 01-01-2008 theo quy định của Luật BHXH năm 2006. Luật BHXH số 58/2014/QH13 (có hiệu lực từ ngày 01-01-2016) thay thế Luật BHXH năm 2006 quy định về chính sách Bảo hiểm Xã hội bắt buộc (BHXHBB) và BHXHTN, đã thể chế và hoàn thiện các quy định về chính sách BHXH theo hướng mở rộng và nâng cao quyền lợi tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho đông đảo người lao động vì mục tiêu ASXH. BHXHTN giúp những đối tượng chưa tham gia BHXH có cơ hội tham gia bao gồm người lao động tự do, các tiểu thương, người giúp việc gia đình khi tham gia BHXHTN thì về già sẽ có khoản lương hưu hằng tháng và thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) chăm sóc khi ốm đau. Số liệu thống kê báo cáo cuối năm 2018 của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Long An, đối tượng tham gia và số tiền thu hàng năm đối với BHXHTN năm sau đều tăng cao hơn năm trước từ 10 - 50%. Đến cuối tháng 12-2018, toàn tỉnh có 2.747 người tham gia BHXHTN, tăng 273,23% so với năm 2017. Điều đáng nói là hầu hết đối tượng tham gia BHXHTN đều là những người lao động đã từng tham gia BHXHBB, chưa đủ tuổi nhận lương hưu nên họ tham gia tiếp BHXHTN để đủ điều kiện hưởng lương hưu, còn lại số lao động tự do, người nông dân tham gia mới rất ít, hằng năm phát triển khá chậm. Do vậy để đẩy mạnh số người tham gia BHXHTN thì cơ quan bảo hiểm cần hiểu thấu đáo tại sao họ quyết định mua BHXHTN và những lý do gì thúc đẩy họ ra quyết định này. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia Bảo hiểm Xã hội 20
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 tự nguyện tại tỉnh Long An” để tìm hiểu nguyên nhân, phân tích, đánh giá tình hình triển khai BHXHTN để khắc phục những điểm còn yếu, phát huy những yếu tố có lợi, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình, thu hút được người lao động tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và trên cả nước nói chung để góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nước ta. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHXHTN tại tỉnh Long An. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Các khái niệm về Bảo hiểm Xã hội: Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, qua đời; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”. BHXHTN là một chính sách của BHXH, do đó về cơ bản nó có những đặc điểm của BHXH nói chung. Việc tham gia hay không tham gia là hoàn toàn tự nguyện. Người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. So với BHXHBB, cơ chế hoạt động của BHXHTN linh hoạt hơn. 2.2.2. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng: Nghiên cứu tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ vừa có tính học thuật vừa có tính ứng dụng trong thực tiễn cao nó được ra đời từ nửa cuối thập niên 1960. Xuất phát từ những quan điểm của các nhà quản lý, nhà quản trị marketing muốn biết các nguyên nhân cụ thể của hành vi người tiêu dùng, cũng như người tiêu dùng làm như thế nào để tiếp nhận, lưu giữ và sử dụng các thông tin liên quan đến việc tiêu dùng để từ đó người ta có thể thiết kế được các chiến lược marketing nhằm tác động đến các quyết định tiêu dùng. 2.2.3. Lý thuyết về thái độ: Thái độ là một sự biểu lộ về cảm giác tinh thần mà nó phản ánh những đánh giá tiêu cực hay tích cực đối với một đối tượng nào đó (nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ ). Như là một kết quả của các quá trình tâm lý, thái độ không thể quan sát một cách trực tiếp nhưng nó có thể được suy ra từ những lời nói hoặc hành vi của con người. Trong nghiên cứu này, đối tượng chính là dịch vụ BHXHTN. Nhận thức chính là kiến thức hay sự hiểu biết của khách hàng có được thông qua những kinh nghiệm đã sử dụng qua dịch vụ hoặc từ việc tiếp nhận và phân tích những thông tin thu thập được có liên quan đến dịch vụ BHXHTN. Từ đó, người dân biểu lộ việc thích hay không thích đối với dịch vụ BHXHTN. 2.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Vấn đề xác định kích thước mẫu bao nhiêu vẫn chưa có sự thống nhất. Có nghiên cứu chỉ ra rằng để phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu tối thiểu là 10 cho một biến quan sát. Gần với quan điểm này là lấy ý kiến cho rằng thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 9 hay 10 lần số biến trong phân tích nhân tố. Số biến quan sát của mô hình nghiên cứu là 29, vì vậy cỡ mẫu tối thiếu cần khảo sát là n = 29*10 = 290. Trên cơ sở này, tác giả tiến hành chọn mẫu khảo sát là 350 bao gồm cả dự phòng những bảng câu hỏi trả lời không đạt yêu cầu. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng 21
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 phương pháp nghiên cứu định lượng. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách gửi bảng câu hỏi cho người dân chưa tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Long An. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Thang đo sau khi được đánh giá bằng kiểm định mô hình nghiên cứu với các kỹ thuật thống kê mô tả, phương pháp đánh giá độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình. 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu trước của Phạm Thị Phương Thanh [5], Lê Cảnh Bích Thơ [3], Hoàng Thu thủy và Bùi Hoàng Minh Thư [2] và nghiên cứu tài liệu, lý luận các giả thuyết nghiên cứu tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết: H1: Trách nhiệm đạo lý càng cao thì ý định tham gia BHXHTN càng cao. H2: Thái độ càng tích cực, ý định tham gia BHXHTN càng tăng. H3: Hiểu biết về chính sách BHXHTN tốt thì ý định tham gia BHXHTN càng tăng. H4: Truyền thông càng tốt thì thì ý định tham gia BHXHTN càng cao. H5: Ảnh hưởng xã hội càng lớn thì ý định tham gia BHXHTN càng tăng. H6: Thu nhập càng ổn định thì ý định tham gia BHXHTN càng tăng. Mô hình nghiên cứu trên có thể được biểu diễn như sau: Y= β0 +β1*X1 +β2*X2 +β3*X3 +β4*X4 +β5*X5 +β6*X6 + ε Trong đó: Y: Ý định tham gia BHXHTN. X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN: Trách nhiệm đạo lý, thái độ, ảnh hưởng xã hội, hiểu biết về BHXHTN, thu nhập, truyền thông. β1 , β2 , β3 , β4 , β5 , β6 : Các hệ số hồi quy. ε: Sai số của mô hình. Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trước, mô hình ý định hành vi và kết quả phỏng vấn các chuyên gia, thảo luận nhóm lấy ý kiến của người dân, tác giả rút ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHXHTN của người dân như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất H1 Trách nhiệm đạo lý H2 Thái độ H3 Ý định tham gia Hiểu biết về BHXHTN BHXHTN H4 Truyền thông H5 Ảnh hưởng xã hội Các biến nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu H6 nhập, trình độ Thu nhập Nguồn: tác giả tổng hợp từ lý thuyết và các nghiên cứu trước 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đánh giá thang đo 3.1.1. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha chính thức: Tổng cộng biến của mô hình được đưa vào phân tích hệ số Cronbach’s Alpha. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan so với biến tổng nhỏ dưới 0.3 sẽ bị loại khỏi phân tích. Đồng thời, hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,6 - 0,95 được chấp nhận. Kết quả sau khi phân tích 26 22
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 biến, hệ số Cronbach’s Alpha đối với các thang đo lường đều đạt được độ tin cậy cần thiết so với yêu cầu không có biến nào bị loại. 3.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA: EFA biến độc lập: Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, biến độc lập gồm 6 thành phần với 23 quan sát. Phân tích nhân tố dùng để đánh giá độ hội tụ, giá trị phân biệt của các biến quan sát theo các thành phần. Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 23 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích nhân tố với 23 biến quan sát có kết quả KMO = 0.810 > 0.5 và Sig = 0.000 chứng tỏ các biến quan sát không phải là ma trận đơn vị, phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này. Tại mức giá trị Eigenvalue = 1.150 (>1), với phương pháp trích Principal Component với phép xoay Varimax cho phép trích được 6 nhân tố từ 23 biến quan sát và tổng phương sai trích được là 74.279 % (>50%). Như vậy phương sai trích đạt yêu cầu. EFA biến phụ thuộc: Phân tích EFA về gắn kết đạo đức gồm 01 thành phần nghiên cứu với 3 biến quan sát. Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích nhân tố với 3 biến quan sát có kết quả KMO = 0.644 > 0.5; Sig = 0.000; qua đó bác bỏ giả thuyết trên, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả phân tích EFA cho thấy tất cả các quan sát thỏa mãn tính phân biệt và hội tụ. Tại mức giá trị Eigenvalue = 2.195 với phương pháp trích Principal Component với phép xoay Varimax cho phép trích được 1 nhân tố từ biến quan sát và phương sai trích được là 73.177 % (>50%). Như vậy phương sai trích đạt yêu cầu. 3.2. Phân tích hồi qui và rà soát các giả định 3.2.1. Phân tích hồi quy: Phân tích hồi quy bảng 1 với 6 biến độc lập ta thấy 3 biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 95%, trong đó biến TL, HB và TN không có ý nghĩa thống kê với Sig lần lượt là 0.169; 0.734 và 0.936 > 0,05). Sau khi loại 3 biến TL, HB và TN phân tích lại ta thấy 3 biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Bảng 1. Hệ số hồi quy Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Mô hình B Sai số chuẩn Beta (Constant) -.173 .196 -.880 .380 TL .051 .037 .059 1.378 .169 HB .010 .030 .013 .340 .734 1 TT .732 .041 .716 17.671 .000 XH .141 .036 .146 3.917 .000 TN -.003 .037 -.003 -.080 .936 TD .127 .036 .150 3.568 .000 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu mẫu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20 Bảng 2 sau khi loại 3 biến không có ý nghĩa thống kê, phân tích lại lần 2 với 3 biến độc lập ta thấy tất cả đều có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Bảng 2. Hệ số hồi quy Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Mô hình t Sig. B Sai số chuẩn Beta (Constant) -.092 .176 -.523 .601 TT .745 .036 .728 20.407 .000 1 XH .139 .035 .143 3.961 .000 TD .152 .030 .179 5.112 .000 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu mẫu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20 Từ bảng 1 và 2 tác giả đi đến kết luận, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHXHTN gồm 3 thành phần là (1) Truyền thông; (2) Ảnh hưởng xã hội; (3) Thái độ. Ba giả thuyết được thỏa mãn là H2, H4, H5 với độ tin cậy 95% và phương trình hồi quy chuẩn hóa là: YD = 0.728*TT + 0.143*XH + 0.179*TD 23
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 Qua phương trình hồi quy, nhân tố Truyền thông (TT) có hệ hồi quy cao nhất (β = 0.728) 3.2.2. Rà soát các giả định: Sự phù hợp của mô hình: (F = 184.566; Sig = 0.000), giả thuyết không bị vi phạm. Bảng 3. Phân tích ANOVAa Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Kiểm định F Sig. Hồi quy 148.236 3 49.412 184.566 .000b 1 Phần dư 77.639 290 .268 Tổng 225.875 293 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu mẫu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20 Hiện tượng tự tương quan: phần dư là độc lập không xảy ra hiện tượng tự tương quan (1 < Durbin-Watson = 1.942 < 3). Bảng 4. Tóm tắt mô hình (Model Summaryb) Mô hình Hệ số R Hệ số R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Trị số thống kê Durbin-Watson 1 .810a .656 .653 .51742 1.942 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu mẫu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20 Hiện tượng đa công tuyến bảng 5: VIF nằm trong ngưỡng chấp nhận (0 < VIF < 2). Sau khi phân tích hồi quy, tác giả đã tiến hành kiểm tra các giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính, đặc biệt là giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư, đa cộng tuyến và phương sai thay đổi, các giả thuyết này không vi phạm. Do đó, kết quả phân tích hồi qui tuyến tính có ý nghĩa thống kê và đảm bảo độ tin cậy. Bảng 5. hệ số VIF (Coefficientsa) Mô hình Collinearity Statistics VIF (Constant) TT 1.074 1 XH 1.107 TD 1.032 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu mẫu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20 4. Kết luận và đề xuất 4.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về thái độ, ảnh hưởng xã hội của người dân Xây dựng chính sách pháp luật về BHXHTN phù hợp, đa tầng: Nhà nước cần phải thay đổi chính sách BHXHTN theo hướng mềm dẻo linh hoạt, đa tầng nghĩa là tùy theo lứa tuổi, lĩnh vực ngành nghề mà quy định mức đóng, mức hưởng khác nhau hay nói cách khác thời gian đóng và hưởng có thể ngắn lại (thấp hơn 20 năm so với hiện nay) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng có cơ hội tiếp cận dịch vụ BHXHTN một cách dễ dàng. 4.2. Giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng kênh truyền thông Truyền thông BHXHTN qua phương tiện thông tin đại chúng: Trên lĩnh vực phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, truyền hình trong những năm qua các phương tiện này đã có những đóng góp xứng đáng vào việc phản ánh mọi mặt đời sống của nhân dân, của xã hội. Trong việc tổ chức đưa chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT vào cuộc sống, đến với mọi người dân, nó không chỉ phổ biến, giáo dục một chiều, mà qua thực tiễn thực thi pháp luật ở địa phương, cơ sở, thậm chí còn phát hiện những vấn đề, những quy định của chính sách đã lỗi thời, không phù hợp để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Vì vậy, cơ quan BHXH cần tham mưu lãnh đạo Đảng ở địa phương cụ thể là Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Long An, chỉ đạo các cơ quan như: Báo Long An, Đài Phát thanh Truyền hình Long An, thông tin nội bộ công tác tư tưởng, đội thông tin lưu động, đài truyền thanh cơ sở có các tin, bài, ấn phẩm tuyên tuyền về BHXHTN, tiểu phẩm có chất lượng, sinh 24
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 động, dễ hiểu, treo các pano, áp phích trên các điểm nút quan trọng ở địa phương gây được sự chú ý cho người dân. Truyền thông BHXHTN qua kênh xã hội (nhóm): Kênh xã hội được thực hiện thông qua giao tiếp những các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân và những người xung quanh cụ thể là nhóm người (cơ quan BHXH) với cộng đồng dân cư thông qua đối thoại trực tiếp. Ưu điểm của truyền thông qua phương thức này ở chỗ mọi người có thể trao đổi, phản hồi trực tiếp những điều họ chưa rõ, qua đó cán bộ truyền thông nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của người dân để có sự điều chỉnh phương thức truyền thông hiệu quả. Hiện nay trên thực tế, BHXH Long An cùng phối hợp ngành Bưu điện đã triển khai mô hình này đã có những thành công bước đầu nhưng chưa được sâu rộng cần phải tập trung đẩy mạnh hơn nữa. 4.3 Kết luận Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu có 3 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân. Các thang đo trong mô hình đều thể hiện tốt các đặc điểm giá trị đo lường. Độ tin cậy và giá trị của các thang đo, khái niệm đều vượt trên mức được đề nghị. Mặc dù lĩnh vực nghiên cứu về ý định, hành vi sử dụng dịch vụ của người dân tham gia bảo hiểm cũng khá phổ biến trên thế giới cũng như trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên tác giả tiến hành nghiên cứu chủ đề này và được thực hiện tại tỉnh Long An. Từ đó, làm cho nghiên cứu này mang một ý nghĩa nhất định trong thực tiễn, song song đó nó cũng góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết vào thực tế để giải thích ý định hành vi tham gia BHXHTN của người dân. Qua kết quả nghiên cứu tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện, nâng cao hơn nữa các nhân tố ảnh hưởng cũng như ý định của người dân trên địa bàn tỉnh Long An, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các nhân tố “Truyền thông”; “Thái độ” và “Ảnh hưởng xã hội” là quan trọng để nâng cao ý định của người dân. Với những kết quả này, đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu ban đầu mà tác giả mong muốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] H.Trọng và C.N.M.Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. [2] H.T.Thủy và B.H.M.Thư, “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 2. 54-62, 2018. [3] L.C.B.Thơ, “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYTTN của người dân trên địa bàn TP Cần Thơ”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Đại học Cần Thơ, 2017. [4] N.Đ.Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội, 2013. [5] P.T.P.Thanh, “Phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, 2015. [6] I. Ajzen & M.Fishbein, “The prediction of Behavior from attitudinal and normative variables”, Journal of experimental social Psychology, 466-488, 1985. [7] I. Ajzen, From intention to actions: A theory of planned behavior, Springer Press, Heidelberg, Germany, 1985. [8] L. Liyue and Z.Yu, “Multi-level analysis on the determinants of social insurance participation of China’s floating population: a case study of six cities”, 2006. Ngày nhận: 01/08/2020 Ngày duyệt đăng: 22/10/2020 25