Tác động của các xu thế lớn tới sự phát triển bền vững của Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 2730
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của các xu thế lớn tới sự phát triển bền vững của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cac_xu_the_lon_toi_su_phat_trien_ben_vung_cua_v.pdf

Nội dung text: Tác động của các xu thế lớn tới sự phát triển bền vững của Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ LỚN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM ThS. Vũ Thị Phương Thảo ThS. Hoàng Thị Mai Anh Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt Xu thế lớn (Megatrend) hiện nay là một thay đổi dài hạn ở đó ảnh hưởng tới các chính phủ, xã hội và nền kinh tế vĩnh viễn qua một thời gian dài. Một số xu thế lớn đã thay đổi nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào bốn xu thế lớn tại Việt Nam bao gồm: hình thái thương mại mới, nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu và già hóa dân số. Bên cạnh đó tác giả đưa ra góc nhìn tổng quan về Việt Nam, tác động của các xu thế đó và một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Từ khóa: Megatrend, xu thế, phát triển bền vững, Việt Nam I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC XU THẾ LỚN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM Về bản chất, xu thế lớn có tính toàn cầu hoặc khu vực, là xung lực liên tục, và tác động biến đổi mạnh đến doanh nghiệp, nền kinh tế, xã hội, văn hóa và đời sống cá nhân (Frost & Sullivan). Các xu thế này định hình lại thế giới của chúng ta qua việc thay đổi quy tắc của cuộc chơi. Sự thay đổi có thể có lúc từ từ, nhưng có lúc nhanh và có tác động đột ngột. Thông qua nghiên cứu chuyên sâu với 300 nhân vật cấp cao, bao gồm các chủ sở hữu tài sản toàn cầu, nhà quản lý đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ, Willis Towers Watson xác định được năm xu hướng chính ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, hệ thống tài chính và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc cũng như 21 xu thế phụ. Năm xu thế lớn bao gồm: tiến bộ của công nghệ, xã hội và nhân khẩu học, biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và sự phát triển của các thị trường mới nổi. Trong bối cảnh phát triển bền vững và cạnh tranh của Việt Nam, hiện nay cần tập trung vào bốn xu thế lớn. Đó là: (i) hình thái thương mại mới, (ii) nền kinh tế tri thức, (iii) biến đổi khí hậu, và (iv) già hóa dân số. Xu thế lớn mang đến cả rủi ro và cơ hội, và điều quan trọng là tìm ra cách tận dụng chúng để tạo ra lợi thế của Việt Nam. 1.1. Xu thế thứ nhất: Thay đổi hình thái thƣơng mại Hiện nay, thương mại đang chậm lại, điều này tạo ra cạnh tranh lớn hơn cho các nước như Việt Nam. Việt Nam đã được hưởng lợi từ một khu vực FDI mạnh - là một động lực mạnh mẽ cho dòng chảy thương mại, đồng thời trực tiếp sử dụng 2.4 triệu người lao động. Tuy nhiên, các nước láng giềng, như Campuchia và Myanmar, đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút việc làm sản xuất tay nghề thấp. Trong một số trường hợp, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng thậm chí còn dẫn đến việc công ăn việc làm quay trở về nước sở tại của FDI. 102
  2. Việt Nam có thể khai thác các hình thái thương mại mới để tạo lợi thế. Việt Nam nên tận dụng các thỏa thuận thương mại mới như CP-TPP, đồng thời tận dụng lợi thế của nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa gia công của một lớp người tiêu dùng đang lớn mạnh ở Châu Á. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập để tiêu dùng thêm ở các nước đang phát triển ở Châu Á được dự báo tăng nhanh, từ 20% năm 2002 lên 80% vào năm 2030. Tại Hà Nội, chúng ta thấy các trung tâm mua sắm như Aeon Mall, Royal City và Lotte có rất đông các gia đình vào dịp cuối tuần. Các gia đình trung lưu hiện nay có thời gian và tiền bạc cho các hoạt động giải trí, và điều này sẽ chỉ tăng trong những năm tới. 1.2 Xu thế thứ hai: Sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức và tự động hóa. Không có gì ngạc nhiên khi người lao động thế kỷ 21 đòi hỏi phải có một nhóm kỹ năng phức tạp hơn trước đây. Tự động hóa cũng góp phần thúc đẩy điều này, do máy móc đang đảm nhận các công việc thủ công và lặp lại, cùng với đó là nhu cầu ngày càng lớn của một lớp người tiêu dùng ngày càng đông đối với các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao. Ví dụ, nhu cầu về lao động chân tay sẽ ít hơn, chẳng hạn như công việc bốc vác tại các bến cảng. Thay vào đó, người lao động với nhiều kỹ năng kiến thức chuyên sâu, ví dụ như hiểu biết về máy tính hay ngành logistics, sẽ là cần thiết để đảm bảo rằng các lô hàng vận chuyển chính xác và đúng giờ. Một thách thức quan trọng ở Việt Nam là chỉ có 8% lực lượng lao động có trình độ đại học, chưa đủ để tạo bước nhảy vọt vào nền kinh tế tri thức. Các dân tộc thiểu số, người lao động lớn tuổi và một số nhóm thanh niên ở Việt Nam đặc biệt rủi ro. Trong khi một nền kinh tế tập trung công nghệ có tiềm năng mở ra cơ hội gia tăng việc làm có chất lượng tốt hơn, thì người lao động cần được trang bị bộ kỹ năng hợp lý để vượt cơn sóng này. 1.3. Xu thế thứ ba: Biến đổi khí hậu Tốc độ tăng nhiệt độ mỗi thập kỷ ở Việt Nam từ kể từ những năm 1960, gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Mực nước biển dâng cao có thể làm cho một phần ba dân số Việt Nam có nguy cơ ngập lụt, con số này là hơn 80% ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Thay đổi độ mặn đe dọa 2/3 lượng cá nuôi trồng ở Việt Nam. Và sụt lún đất kết hợp với tăng độ mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, gây nguy cơ cho sinh kế của 13,6 triệu nông dân trồng lúa. Đây là những con số thống kê nghiêm trọng. Sự chuyển đổi trong cách chúng ta sản xuất và kinh doanh là cần thiết, và cần thiết chuyển đổi ngay. Ví dụ, các nhà sản xuất hàng hóa sơ cấp có thể quan tâm đến hạn hán, hoặc lũ lụt, cây trồng hoặc vật nuôi kháng bệnh. Các công ty khai thác du lịch có thể đa dạng hóa sản phẩm tới các vùng ít bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao hoặc nhiệt độ cao 1.4. Xu thế thứ tƣ: Sự già hóa dân số của Việt Nam Việt Nam đang và sắp trải qua tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã lên tới đỉnh điểm và đang giảm vào năm nay. Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050. Điều này có nhiều tác động tiêu cực đến nguồn cung lao động của Việt Nam, đến tăng trưởng năng suất dài hạn và 103
  3. đến lao động nữ do họ có thể chịu nhiều gánh nặng nhất trong việc phải chăm sóc người cao tuổi. Mặt khác, ngành công nghiệp chăm sóc có thể sẽ mở rộng để phục vụ cho người cao tuổi, như đang diễn ra ở các nước Châu Á phát triển, Châu Âu và Mỹ. II. TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM Việt Nam đã đạt những thành tích phát triển đáng ghi nhận trong 30 năm qua. Đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng cao, qua đó nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu thu nhập trung bình thấp. 2.1. Kinh tế Việt Nam phát triển tốt Kinh tế Việt Nam phát triển tốt nhờ kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục và duy trì cải cách trong nước. Tốc độ tăng trưởng cao tạo điều kiện tăng việc làm và tăng thu nhập, dẫn đến những thành tựu chung về phúc lợi và giảm nghèo. Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 - 2017 Nguồn: www.cafef.vn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam ước tính tăng 7,1% (so cùng kỳ năm trước) trong nửa đầu năm 2018. Tăng trưởng GDP diễn ra đồng đều, đứng đầu là tăng trưởng trong ngành chế tạo và chế biến ở mức 13% nhờ sức cầu mạnh từ bên ngoài. Tăng trưởng sản lượng nông nghiệp cũng đạt 3,9% chủ yếu do kết quả tốt ở ngành thủy sản định hướng xuất khẩu. Ngoài ra, tăng trưởng ngành dịch vụ vẫn được duy trì tốt ở mức 6,9% dựa vào tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực bán lẻ do tiêu dùng tư nhân đứng vững và lượng khách du lịch tăng kỷ lục. Trong bối cảnh lạm phát thấp, chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tăng nhẹ ở mức 2,8% (so cùng kỳ năm trước) tại tháng 4/2018. Tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao và thanh khoản dồi dào có thể làm gia tăng biến động trên các thị trường tài chính ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh chính sách tiền tệ trên toàn cầu dự kiến được 104
  4. thắt lại. Nợ công đã có dấu hiệu ổn định lại từ năm 2017, với tổng bội chi ngân sách ước tính sơ bộ ở mức 4,5% GDP. Tỷ lệ nợ công trên GDP giảm còn 61,4% năm 2017 so với 63,6% năm 2016. 2.2. Triển vọng trung hạn của Việt Nam đƣợc dự báo tốt hơn Với dự báo hiện nay, tăng trưởng GDP theo giá so sánh dự kiến đạt 6,8% trong năm 2018, trước khi chậm lại ở mức 6,6% trong năm 2019 và 6,5% trong năm 2020 do sức cầu trên toàn cầu dự kiến sẽ chững lại theo chu kỳ. Mặc dù kinh tế đã khởi sắc hơn, lạm phát dự kiến vẫn sẽ đạt trong khoảng chỉ tiêu 4% của Chính phủ, nhờ chính sách tiền tệ phần nào được thắt chặt nhằm đối phó với áp lực giá đầu vào trong nước và giá cả thương phẩm toàn cầu tăng lên. Biểu đồ 2: Lạm phát cơ bản giai đoạn 2013 - 2017 (Nguồn: www.cafef.vn) Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục được cải thiện do kết quả vững vàng về thương mại và thu hút vốn FDI, đóng góp vào tổng thặng dư tài khoản vãng lai, ước đạt 6.8% GDP (Quý I năm 2018). Tỷ giá được duy trì tương đối ổn định trong khi dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, ước đạt khoảng 63 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2018, tương đương 3,6 tháng nhập khẩu.Tài khoản vãng lai dự kiến vẫn thặng dư nhưng sẽ ở mức thấp hơn từ năm 2019 do thâm hụt cao hơn ở tài khoản doanh thu và dịch vụ. Cân đối ngân sách được củng cố dự kiến sẽ giúp kiềm chế nợ công trong giai đoạn dự báo. 105
  5. Biểu đồ 3: Tốc độ phát triển vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2013 - 2017 Nguồn: www.cafef.vn 2.3. Thay đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số và xã hội Dân số của Việt Nam sau những năm tăng cao đã lên khoảng 95 triệu người vào năm 2017 (so với khoảng 60 triệu người vào năm 1986) và dự kiến sẽ tăng đến 120 triệu người trước khi hạ dần vào khoảng năm 2050. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 70% dân số đang ở độ tuổi dưới 35 với tuổi thọ đạt gần 73 tuổi và tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số nước ta đạt 10% vào năm 2017, tức là cơ cấu dân số chính thức bước vào giai đoạn “già hóa”. Tầng lớp trung lưu đang xuất hiện – đến nay chiếm khoảng 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Biểu đồ 4: Dân số Việt Nam giai đoạn 1970-2017 Nguồn: kehoachviet.com 106
  6. 2.4. Các dịch vụ cơ bản đƣợc cải thiện Dân trí và sức khỏe trong xã hội Việt Nam ngày nay tốt hơn nhiều so với hai mươi năm trước đó và những thành tựu đó được phân bổ đồng đều. Kết quả học tập và phổ cập giáo dục đều ở mức cao và đảm bảo công bằng ở cấp tiểu học – bằng chứng là điểm số cao đáng kể qua Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), trong đó học sinh Việt Nam đạt kết quả vượt trội so với nhiều quốc gia OECD. Từ năm 1993 đến năm 2012, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới năm tuổi đã lần lượt giảm từ 33 xuống còn 19 và từ 45 xuống còn 24 trên một nghìn suất sinh. Tỷ lệ còi xương cũng giảm mạnh trong cùng kỳ từ 61% xuống còn 23%, còn tuổi thọ tự nhiên bình quân tăng từ 71 lên đến 76 tuổi. Cơ hội tiếp cận hạ tầng cho các hộ gia đình cũng được cải thiện mạnh. Đến năm 2016, 99% người dân đã có điện thắp sáng, tăng so với 14% năm 1993. Tại khu vực nông thôn, 77% người dân được sử dụng công trình vệ sinh – so với 36% năm 1993. Người dân nông thôn cũng được cải thiện về tiếp cận nước sạch với mức tăng từ 17% trong năm 1993 lên đến 70% trong năm 2016. Cơ hội tiếp cận hạ tầng cơ bản trên ở khu vực đô thị đã đạt trên 95%. 2.5. Khoảng cách giới đang đƣợc thu hẹp Đến năm 2015, các hộ gia đình có nữ chủ hộ thường không nghèo hơn so với các hộ có nam giới là chủ hộ. Tỷ lệ nhập học cấp tiểu học và trung học cơ sở của nam và nữ thực chất đã bình đẳng. Học sinh nữ đi học còn nhiều hơn học sinh nam ở cấp trung học phổ thông và sau phổ thông. Từ năm 1990 đến năm 2015, tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm từ 233 xuống còn 58,3 trên 100.000 trẻ sinh sống và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm từ 44 xuống còn 15 trên 1000 trẻ sinh sống – mà không có sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh là bé trai hay bé gái. Nữ giới ở Việt Nam cũng được trao quyền nhiều hơn đáng kể trong các hoạt động kinh tế ở thập kỷ qua. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới chỉ chênh chưa đầy 10% so với nam giới, là khoảng cách nhỏ hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Ngoài ra, tỷ lệ nữ tham gia các công việc hưởng lương cũng đang theo xu thế tăng, chủ yếu nhờ cơ hội việc làm cho nữ tăng lên ở các cơ sở sản xuất theo định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Dù vậy, vẫn có một số khoảng cách còn tồn tại – cụ thể liên quan đến khả năng nữ giới được tiếp cận các vị trí lãnh đạo cấp cao và nữ giới dân tộc thiểu số. Tỷ lệ giới tính khi sinh vẫn bị bất cân đối đáng kể. III. TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ LỚN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM Phần trên tác giả đã trình bày về các xu thế lớn và thực trạng tại Việt Nam, phần này tác giả sẽ chuyển sang sự tác động của các xu thế đó đến Việt Nam như thế nào. Sự phát triển bền vững và cạnh tranh của Việt Nam phụ thuộc vào việc có được một nền kinh tế có khả năng chống chịu các xu thế lớn, và đồng thời phát triển và triển khai các loại vốn khác nhau. Cụ thể, có bốn loại vốn lên quan đến chúng ta: thể chế, con người, vật chất do con người tạo ra, và tự nhiên. 3.1. Vốn thể chế 107
  7. Đây là thành phần tạo ra môi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân tăng trưởng. Vốn thể chế liên quan đến việc xây dựng khả năng chịu đựng cho kinh tế vĩ mô trong khi khuyến khích cải cách cơ cấu cho tăng trưởng dựa trên năng suất. Đối với Việt Nam, điều này đòi hỏi phải xác định và hỗ trợ các động lực mới của tăng trưởng, dịch chuyển để vai trò của nhà nước nhẹ hơn, và đưa ra các chiến lược phát triển FDI và thị trường vốn có hướng tới tương lai và được xây dựng dựa trên thông tin đầy đủ. 3.2. Vốn nhân lực Vốn nhân lực là tổng hòa các yếu tố sức khỏe, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và thói quen của dân số. Vốn nhân lực có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh của một quốc gia, đặc biệt tại thời điểm có sự thay đổi nhanh chóng đòi hỏi số lượng người tài giỏi ngày càng tăng để duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, vốn nhân lực không tự cụ thể hóa; nó phải được xã hội và nhà nước nuôi dưỡng qua các vòng đời. Trong một xã hội lão hóa có nguồn cung lao động co lại, việc phát triển và phát triển vốn nhân lực của từng người để đạt tiềm năng cao nhất là vấn đề quan trọng nhất. 3.3. Vốn vật chất hoặc do con ngƣời tạo ra Đây là xương sống của một nền kinh tế và bao gồm đường xá, cầu, cảng, nhà xưởng, hệ thống thủy lợi và đất đô thị. Mục tiêu của Việt Nam là phát triển và triển khai có hiệu quả các loại vốn vật chất hoặc do con người tạo, tối đa hóa vai trò của khu vực tư nhân và đảm bảo rằng dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Nếu nghĩ về tương lai, thì cần phải xem xét tác động của thay đổi công nghệ, bao gồm giá năng lượng mặt trời sẽ thấp hơn, hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn chạy không có xung đột, lưới điện thông minh và các cơ hội mới cho các nền kinh tế tuần hoàn và chia sẻ. 3.4. Vốn tự nhiên Vốn tự nhiên bao gồm đất nông nghiệp, rừng và các khu bảo tồn trên cạn, cũng như năng lượng và khoáng sản. Ở đây, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn vốn tự nhiên, điều chỉnh giá cả và các ưu đãi để tạo ra khả năng phục hồi khí hậu, và định hướng quốc gia vào quỹ đạo phát triển carbon thấp hơn đáng kể. Ngoài ra còn có khía cạnh giới. Ví dụ, trong khi phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng đối với quyền sở hữu đất đai, chỉ có 18% phụ nữ được coi là chủ sở hữu duy nhất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉ 22% được công nhận cùng với chồng của họ. 3.5. Sử dụng đầy đủ, công bằng và hiệu quả Điểm cuối cùng, để Việt Nam vững vàng trước các xu thế lớn thì bốn loại vốn - thể chế, con người, vật chất hoặc được tạo ra, và tự nhiên phải được phát triển và sử dụng một cách đầy đủ, công bằng và hiệu quả. Việt Nam phải giảm chi phí phát triển tất cả các loại vốn, phải đảm bảo rằng mọi người đều có quyền tiếp cận, phải tạo ra chất lượng cao nhất có thể. Một số vốn, đặc biệt là vốn nhân lực, mất nhiều thời gian hơn để phát triển nhưng có lợi nhuận cao. Vì vậy, 108
  8. thời gian là quan trọng và chúng ta phải hành động để giảm thiểu rủi ro hoặc nắm bắt đầy đủ các cơ hội mà các xu thế lớn đem lại. IV. KẾT LUẬN Tác động của những xu thế lớn đối với Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Những lợi ích và rủi ro cho nền kinh tế cũng như người tiêu dùng cũng đã xuất hiện. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách mới hoặc điều chỉnh các chính sách hiện hành để đạt mục tiêu phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu các hiệu ứng tiêu cực là hết sức cần thiết đối với Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Frost & Sullivan (2014), Top Global Mega Trends to 2025 and Implications to Business, Society, and Cultures. 2. Ousmane Dione (2018), Megatrends affecting Vietnam‟s sustainable and competive development, The World Bank Conference: “Enhancing Competitiveness, Realizing Sustainable Development Goals” 3. Tổng cục thống kê. 4. Vietnam‟s Overview (2018), World Bank. 5. Willis Towers Watson (2017), PRI Global Investment Megatrends report. 6. 7. 109