Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đén nàng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đén nàng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tac_dong_cua_chinh_sach_bao_ve_va_phat_trien_dat_trong_lua_d.pdf
Nội dung text: Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đén nàng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam
- TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA ĐÉN NÀNG SUẤT LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Phùng Minh Đức Trường Đại học Kinh tế Quốc dán Email: phungduc@neu.edu.vn Ngày nhận: 26/6/2020 Ngày nhặn ban sửa: 11/8/2020 Ngày duyệt đăng: 05/02/2021 Tóm tắt: Nhăm giảm thiêu các rủi ro đến từ sự thiếu hụt lương thực, Chính phủ đã triền khai các chính sách đê báo vệ quỹ đảt dành cho trông lúa. Những chỉnh sách nàv có tác động rất lớn đến đời sông nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, bởi đã hạn chế quyền lựa chọn sản xuất của người nông dân. Bài viết nhằm đánh giá tác động cua Chính sách báo vệ và phát triển đất trồng lúa (RLPDP) đén năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam, trong đó sử dụng số liệu điều tra tiếp cận nguôn lực hộ gia đình (VARHS), giai đoạn 2012-2016. Kêt quả nghiên cứu cho thấv, việc chi định đât trông lúa có tác động tiêu cực đến năng suất lao động của các hộ nông nghiệp. Do vậy, cần tính đến điều này trong thực thi Chính sách, cụ thể là cần tính toán lại diện tích đất nông nghiệp cân thiêt đê đảm bảo mục tiêu về an ninh lương thực, song cũng tạo cơ hội để người nông dán được chù động trong sản xuất, qua đó cái thiện hiệu quả sán xuất nông nghiệp. Từ khóa: Nông nghiệp, năng suất lao động, Chính sách báo vệ và phát triển đất trồng lúa, Việt Nam. Mã JEL: B16, C23, D13 Impacts of the rice land protection and development policy on agricultural labor productivity in Vietnam Abstract: In order to minimize the risks of food shortages, the Government has implemented policies to protect rice land. These policies have a great impact on the agricultural and rural life of Vietnam, because it limits farmers 'choice of agricultural activities. This paper aims to assess the impact of the Rice Land Protection and Development Policy (RLPDP) on agricultural productivity in Vietnam, which uses data from the Vietnam Household Access Survey (VARHS) in the period 2012-2016. The results show that designation of agricultural land for rice cultivation has reduced labor productivity’ of agricultural households, and this effect decreases gradually with scale. Therefore, this needs to be taken into account in policy implementation, in particular, the area of agricultural land needs to be recalculated to ensure the goal of food security, but it is necessary to create opportunities for farmers to be proactive in production, thereby improving their agricultural production efficiency^ Keywords: Agriculture, labor productivity!, rice land protection and development policy, Vietnam. JEL Codes: B16, C23, D13 So 284 tháng 02/2021 71 KiiilihvPIliil Iricii
- 1. Giói thiệu Đất đai là một trong những yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ờ Việt Nam. Cải cách kinh tế những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước khởi đầu bằng việc chuyên giao đât nông nghiệp từ các hợp tác xã về các hộ gia đình quản lý đã tạo nền tảng đê nông nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng, về cơ bản, nông dân được giao quyên sử dụng đât nông nghiệp đê trông trọt, song vẫn có một số giới hạn nhất định. Chẳng hạn, Nhà nước đã ban hành các chính sách đê báo vệ và phát triển đất trồng lúa, trong đó quy định nông dân trên cà nước phải trồng lúa trên diện tích 3.8 triệu héc ta (tương ứng 39% quỳ đất nông nghiệp) để bảo vệ Việt Nam trước những cú sốc về an ninh lương thực (Quôc hội, 2011)7Theo đó, Chính phủ cũng ban hành các Nghị định nhằm cụ thể hóa kế hoạch bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đến cấp cơ sở, đồng thời khuyến khích và hồ trợ nông dân trồng lúa trên những thửa đất được chính quyền địa phương quy hoạch (Chính phủ, 2015). Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa (RLPDP) đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt nam. Trong đó, thành tựu lớn nhất là đã duy tri được sản lượng lúa gạo ở mức cao trong nhiêu năm và Việt nam là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này đó là đã hạn chế quyền lựa chọn của người nông dân, do đó nguồn lực sản xuàt có thê bị phân bô sai và hiệu quả sân xuât thấp (Le, 2018). Thực tế ở Việt nam những năm vừa qua. việc quy hoạch một sô lượng lớn diện tích đât đê trồng lúa đã dẫn đến tình trạng dư thừa lúa gạo, song lại thiếu hụt nguôn cung một sô mặt hàng nông sán có giá trị khác và phải phụ thuộc vào nhập khẩu (Dân Việt, 2018). Thêm vào đó, thu nhập từ trông lúa quá thâp có thể dẫn đến tình trạng ruộng đất bị hoang hóa do nông dân không có động lực cũng như thiêu nguôn tài chính để đầu tư vào các hoạt động cài tạo đất (Cửu Long, 2019). Điều này không chỉ tác động tiêu cực đên thu nhập của nông dân mà còn đe dọa sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Bảo vệ quỳ đất dành cho trồng lúa là chính sách đặc thù không chi ờ Việt Nam mà còn được áp dụng ờ một số quốc gia trong khu vực, chẳng hạn như Philipines và Myamar. Do đó, tác động của Chính sách đến sản xuất nông nghiệp là chủ đề được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu tại những quôc gia này. Tuy nhiên, phần lớn trong đó đều tập trung ước tính mức độ thiệt hại có thê có của Chính sách đèn năng suât và thu nhập nông nghiệp (xem Kurosaki. 2008; Le, 2018). Hiện chưa có nghiên cứu nào đưa ra được những băng chứng định lượng về tác động của Chính sách bảo vệ và phát triên đât trông lúa đên hiệu quả sản xuât nông nghiệp ở Việt Nam. Thêm vào đó, vấn đề hiệu quả quy mô cùng cần được xét đến trong bài toán đánh giá tác động của chính sách, bởi hiệu quả từ việc chuyên canh trồng lúa cũng có thê giảm thiêu tác động tiêu cực nêu có từ chính sách này. Do vậy, cần đánh giá một cách toàn diện về tác động này đê làm cơ sở cho việc thực thi các chính sách quản lý đất nông nghiệp ở Việt Nam. Bài viết nhằm đánh giá tác động của Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đến năng suất lao động nông nghiệp của các hộ gia đình nông thôn Việt nam, được giới hạn trong 12 tình nông nghiệp đại diện cho các vùng kinh tế trên toàn quốc, với nguồn dữ liệu từ điều tra tiếp cận nguôn lực nông thôn Việt Nam (VARHS) giai đoạn 2012-2016. cấu trúc của bài viết như sau: phần tiếp theo trình bày tông quan nghiên cứu về tác động của chính sách bảo vệ quỹ đất trồng lúa đối với hiệu quà sản xuât nông nghiệp; phân thứ ba sẽ trình bày mô hình số liệu mảng trong đánh giá tác động cùa Chính sách bảo vệ và phát triên đât trông lúa đến năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam; phần thứ tư là kêt quả nghiên cứu; phân cuôi cùng là kêt luận và một số kiến nghị chính sách. 2. Tổng quan nghiên cứu Các chính sách liên quan đến đất nông nghiệp là chủ đề được thảo luận rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, những chính sách này đã có tác động nhât định đên hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, chính sách phân bô ruộng đât vê các hộ gia đình đã dân đên tình trạng manh mún đất đai và làm giảm hiệu quà sản xuất nông nghiệp ở một sô quôc gia Nam A (Niroula & Thapa, 2005) và ở Việt Nam (Tran & Vu, 2919), hoặc việc áp dụng mức trần diện tích đât nông nghiệp mà mỗi hộ được nắm giữ cũng được xem là rào cản đáng kể cho quá trinh tăng năng suất nông nghiệp ở một số nước đang phát triển (Ennis, 2008), về vai trò cùa quyền sở hữu đất nông nghiệp, nghiện cứu của Koirala & cộng sự (2016) đã cho thấy, việc được câp chửng nhận quyên sờ hữu ruộng đât là yêu tô tác động tích cực đến hiệu quả kỳ thuật của các trang trại trồng lúa tại Philipine. Điều này là bời khi được quyên sở hữu và sừ dụng ruộng đất, các chủ hộ thường có động lực lớn hơn khi đầu tư vào các hoạt động cải tạo đât đai cũng như mua sắm thiết bị sản xuất, do đó đạt hiệu quả cao hơn. Số 284 tháng 02/2021 72 kinh te&Phat (rien
- Hình 1: Khung phân tích Chính sách báo vệ và phát triển đất trồng lúa Năng suất lao động Các yếu tố nhân khấu học * nông nghiệp Các đầu vào sản xuất (đất đai, giống, phân bón, ) Nguôn: Nghiên cứu của tác giả. Các nghiên cứu về quyền sở hữu và sừ dụng đất nông nghiệp trước đây thường tập trung vào quyền sở hữu về mặt pháp lý, chuyển nhượng mà chưa quan tâm đúng mức đến vai trò của quyền sử dụng đất. Ớ một số quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam, Chính phủ đã đặt ra những quy định hạn chế quyền lựa chọn sản phẩm để trồng trọt để theo đuổi chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp, trong đó phổ biến nhất là bắt buộc nông dân trồng lúa. Chẳng hạn, để được giao đất, các hộ nông dân ở một số địa phưong Trung Quốc phải sản xuất để đáp ứng một mức hạn ngạch ngũ cốc nhất định theo yêu cầu của nhà chức trách nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực của quốc gia này (Gao & cộng sự, 2017). Nghiên cứu của Gao cho thấy, việc canh tác trên thửa đất được chỉ định trồng ngũ cốc đã làm giảm mức đầu tư vào sản xuất của nông dân, thề hiện ở sự giảm sút trong lượng phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất. Nghiên cửu của Kurosaki cũng chỉ ra rằng, việc kiểm soát đất đai để bảo tồn quỳ đất trồng lúa có thể làm giảm 8.3 điểm phần trăm mức thu nhập từ trồng trọt của các hộ nông dân tại Myanmar (Kurosaki, 2008). Ở Việt Nam, các nghiên cứu đã cho thấy, việc quy định nông dân phải trồng lúa trong khuôn khổ của chính sách RLPDP có tác động đáng kể đến đời sống nông nghiệp và nông thôn. Nghiên cứu của To & cộng sự (2006) cho thấy, RLPDP có tác động đến sự lựa chọn cây trồng của các hộ nông dân, trong đó nếu được lựa chọn, nông dân sẽ có xu hướng chuyến từ trồng lúa sang các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Tương tự, Markussen & cộng sự (2011) cũng chi ra rằng, RLPDP đã làm giảm động lực và giảm thời gian làm việc của các nông hộ trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. về mức độ thiệt hại kinh tế của chính sách PLPDP đối với nông nghiệp, nghiên cứu cùa Giesecke & cộng sự (2013) cho thấy, việc gỡ bỏ RLPDP sè làm tăng mức tiêu dùng trung bình thực tế thêm 0,35% mỗi năm, đồng thời góp phần giảm nghèo và cải thiện chế độ dinh dưỡng của các hộ gia đình ở Việt Nam. Tương tự, Le (2018) ước tính rằng, năng suất nhân tố tổng họp của ngành nông nghiệp Việt Nam có thế sẽ tăng thêm 10.6 điểm phần trăm nếu RLPDP không được áp dụng. Tuy nhiên, điểm chung của các nghiên cứu này đó là chưa đưa ra được những bằng chứng định lượng về tác động của RLPDP đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Thêm vào đó, vấn đề hiệu quã của quy mô cũng chưa được xét đến trong các nghiên cứu đánh giá tác động của RLPDP, bởi sự chuyên canh trong sản xuất lúa gạo cũng có thể tận dụng được những lợi thế nhất định, chẳng hạn về cơ sở hạ tầng, về thị trường tiêu thụ, Do đó, việc đánh giá tác động của RLPDP đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bằng các mô hình định lượng có thể đem lại những thông tin hữu ích. Bài viết nhằm đánh giá tác động của Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đen năng suất lao động nông nghiệp của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Bên cạnh nhóm các nhân tố đặc trưng cùa sản xuất nông nghiệp như: đất đai, giống và phân bón; các yếu tố nhân khẩu học, thì Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là nhân tố vĩ mô được dự kiến có ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp. Nhìn chung, các chính sách về đất đai thường ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trồng trọt, do đó, sản xuất nông nghiệp trong bài viết này được giới hạn trong phạm vi sản xuất trồng trọt của các hộ nông nghiệp. Khung phân tích của bài viết được trình bày tại Hình 1. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Số liệu SỐ 284 tháng 02/2021 73 Kinh leJ’liat tlién
- Bộ số liệu được dùng trong nghiên cứu được tông hợp từ điều tra tiếp cận nguồn lực nông thôn Việt Nam (VARHS) giai đoạn 2012-2016. VARHS được điều tra 2 năm một lần bời sự phối hợp giữa Viện Nghiên cứu quán lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Chính sách và Chiến lược phát ưiên nông nghiệp-nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học lao động xã hội (ILSSA) và Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Phạm vi điều tra bao gồm các hộ gia đình nông thôn trên 12 tĩnh, bao gồm: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Hà Tây (nay là Hà Nội), Nghệ An, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Khánh Hòa và Long An. Bộ số liệu mảng được tông hợp gôm 3 năm: 2012, 2014 và 2016, với 2.094 hộ, tông cộng 6.282 quan sát. 3.2. Mô hình và các biến số Mô hình đánh giá tác động của Chính sách bảo vệ và phát triến đất trồng lúa đến năng suất lao động nông nghiệp có dạng như sau: Ln— nsldint n> 1=) B,~ , +Ị B,Tiledatilf uar,’ 2+ BSothuadif at,+B,CaitaodIt at ‘. +4 ữ Tuoichuiltuy +ft?Ln_dientich.i+$f.Ln_giongir+$7Ln _phanbon .'+c. + IL (1) Trong đó, i là chi so hộ, t là chỉ số năm; C là các đặc trưng không quan sát được của hộ có ảnh hướng đến biển phụ thuộc và không thay đối theo thời gian; IIì: là sai số ngẫu nhiên. Các biến số trong mô hình cụ thê như sau: Ln nsldnn: Logarit tự nhiên cùa tông giá trị gia tăng nông nghiệp/tổng lao động nông nghiệp. Theo khung phân tích trong Mục 2, sản xuất nông nghiệp được giới hạn trong các hoạt động trồng trọt của hộ nông nghiệp. Đơn vị tính năng suất lao động: nghìn VND/người. Tiledatỉua: Ti lệ giữa tồng diện tích đất nông nghiệp được quy định phải trồng lúa ít nhất một vụ trở lên trong năm/tông diện tích đất nông nghiệp của hộ (đơn vị: %). Hệ số cùa biển tiledatlua sẽ cho thấy chiều và mức độ tác động của Chính sách bảo vệ và phát triên đất trồng lúa đến năng suất lao động của hộ nông nghiệp. Tiledatlua2 là bình phương cùa biến tiỉedaĩlua, nhằm kiêm soát tác động biên của biến tiỉedatlua đến biến phụ thuộc. Sothuadat: số thửa đất nông nghiệp của hộ được quản lý và sử dụng trong sàn xuất. Hệ số của biến sothuadat phản ánh tác động của việc phân mánh ruộng đất đen năng suất lao động cùa các hộ nông nghiệp, bởi nếu nắm giữ số thửa đất càng nhiều thì nông hộ sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuât, do đó hiệu quả sản xuất có thế càng thấp. Caitaodat: vốn đầu tư nông nghiệp, được tính bằng tổng giá trị đầu tư cải tạo đất/tổng diện tích đất trồng trọt cùa hộ nông nghiệp (đơn vị: nghìn VND/m;). Đầu tư vào cải tạo đất giúp làm cải thiện hệ thống tưới tiêu, cũng như làm tăng độ mầu mỡ của đất có thê làm tăng sản lượng cũng như chât lượng nông sân, do đó hệ số của biến caitaodat được kỳ vọng có dấu dương trong mô hình ước lượng. Bảng 1: Thống kê mô tả các biến số Biến số N Mean Std. Dev. Min Max Lnjtsldnn 6.282 6,282 1,052 3,739 13,051 Tiledatlua 6.282 31,781 40,747 0 100 Sothuadat 6.282 4,472 2,418 1 16 Caitaodat 6.282 0,031 0,298 0 10,623 Tuoichuho 6.282 1,816 0,657 1 3 Ln_dientich 6.282 7,894 0,966 2,890 12,539 Lnjgiong 6.282 -2,317 0,857 -9.138 4.113 Ln_phanbon 6.282 - 1,215 1.049 -6,466 2,810 Nguón: Nghiên cứu cua tác giả. SỐ 284 tháng 02/2021 74 kinh lyiiat tl’h‘11
- Tuoichuho: Tuổi cùa chủ hộ, biến giả với 3 phạm trù, nhận giá trị từ 1 đên 3 nêu chủ hộ trong độ tuôi từ 18-45, 45-65 và 65 tuổi trở lên. Biến tuoichuho được đưa vào mô hình nhằm kiếm soát ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đinh nông thôn. Trong mô hình ước lượng, tuoichuho_l được chọn là phạm trù cơ sở. Cuối cùng, ỉndientich, ỉn giong và ỉn_phanbon lần lượt là các giá trị logarit tự nhiên của tông diện tích đất canh tác binh quân mỗi lao động (đơn vị: m2/lao động); tông chi phí cho hạt giông và cây giông/tông diện tích đất canh tác (đơn vị: nghìn VND/m2) và tổng chi phí phân bón các loại/tông diện tích đât canh tác (đơn vị: nghìn VND/m2) của hộ nông nghiệp. Hệ số của các biên này lân lượt phản ánh tác động của diện tích đât bình quân lao động, giông và phân bón đên năng suât lao động nông nghiệp. Một số thống kê mô tả của các biến số trong mô hình được trình bày trong Bảng 1. Theo Bảng 1, biến tiledatlua có độ phân tán rất lớn so với giá trị trung bình, cho thấy tỉ lệ đất nông nghiệp được quy định trồng lúa là rất khác nhau giữa các hộ nông thôn, do đó có thể là nguyên nhân dần đen sự khác biệt trong mức năng suất lao động nông nghiệp. Tương tự như vậy, các biến sothuadat, caitaodat, ln_giong và ỉn johanbon có độ phân tán cũng khá lớn so với giá trị trung bình tương ứng, do đó được kỳ vọng có thê giải thích cho sự khác biệt về giá trị của năng suất lao động nông nghiệp giữa các nông hộ. về phương pháp ước lượng, mô hình (1) được ước lượng bằng phương pháp kinh tế lượng với số liệu mảng. Trong đó, kiềm định Hausman được sử dụng đê lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (RE). Kiểm định Wald được sừ dụng để xem xét hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Cuối cùng, kết quả ước lượng sau khi đã xử lý các khuyết tật thông thường sẽ được đưa vào phân tích. 4. Kết quả và thảo luận Kiểm định Hausman cho thấy, mô hình tác động cố định (FE) là phù hợp hơn, ngoài ra, kiểm định Wald cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Phụ lục). Do vậy, kết quả ước lượng mô hình (1) theo mô hình FE sau khi xử lý vấn đề phương sai sai sổ thay đôi được báo cáo trong Bảng 2. Kết quả ước lượng trong Bảng 2 cho thấy các hệ số ước lượng đều có dấu hợp với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê, cụ thể như sau: Hệ số của biến tiledatlua âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy nếu hộ có tỉ lệ đất nông nghiệp được chỉ Bảng 2: Kết quả ước lượng mô hình (1) Biến sổ Hệ số ước lượng Biến số Hệ số ước lượng Tiledatlua -0,063 Tuoichuho_3 -3,701"* (0,008) (0,504) Tiledatlua? 0,0004 Lndientich 1,375*" (0,0001) (0,131) Sothuadat -0,800”’ Ln giong 0,608"’ (0,046) (0,089) Caitaodat 0,462" Ln johanbon 0,707’ (0,200) (0,089) Tuoichuho_2 -2,099*" cons 3,422"* (0,665) (1,075) Số quan sát 6.282 R_sq (within) 0,154 Ghi chú: số trong dấu ngoặc đơn là sai số chuẩn; các kỷ hiệu , và biểu thị các mức ý nghĩa 10%, 5% và l°/o, tương ứng. Nguồn: Nghiên cứu của tác giá. SỐ 284 tháng 02/2021 75 Kinh té&Phát triến
- định trồng lúa càng cao thì năng suất lao động cũng càng thấp. Ngoài ra, hệ số của biến tiledatỉua2 dương và có ý nghĩa thống kê, về giá trị tuyệt đối thỉ hệ số này (0.0004) là khá nhở so với hệ số của biến tiledatlua (-0.067). Điều đó cho thấy, tác động này một phần được giảm nhẹ bởi yếu tố quy mô do sự chuyên canh có thê có hiệu qua nhât định trong sản xuât nông nghiệp, tuy nhiên mức độ giảm là khá nhó. Hệ số của biến sothuadat âm và có ý nghĩa thống kê, ngụ ý rằng nếu hộ sở hữu càng nhiều thừa đất thì năng suât lao động cũng càng thấp. Điều này cho thấy tình trạng manh mún ruộng đất, mặc dù đã được cải thiện so với các giai đoạn trước, song vẫn tác động tiêu cực đến năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn này. Hệ số của biến caitaodat dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy vai trò của hoạt động cải tạo đất đai có tác động tích cực đến năng suất lao động nông nghiệp. Trước diễn biến ngày càng khó lường của hạn hán, xâm nhập mặn cũng như các thiên tai khác thì cai tạo đất là rất cần thiết để làm tăng độ màu mỡ và tăng kha phục hồi của đất đế có sản lượng và chất lượng nông sán cao hơn. Hệ sô của các biên tuoichuho_2 và tuoichuhoĩ âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy các chủ hộ trẻ hơn đóng vai trò tô chức hoạt động sản xuất nông nghiệp tốt hơn so với các chủ hộ lớn tuổi. Điều này có thể là do các chu hộ trẻ thường nhạy bén hơn trong tiếp cận khoa học công nghệ, cũng như trong nắm bắt nhu cầu thị trường, do đó năng suất lao động của hộ củng cao hơn. Vê các biên kiêm soát, hệ số của các biến Indientich dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy tổng diện tích đất canh tác binh quân lao động càng cao thì năng suất lao động cũng càng lớn. Điều đó cho thấy tích tự ruộng đất là một yếu tố tác động tích cực đến năng suất lao động nông nghiệp. Hệ số của các biến Injgiong và ỉn _phanbon đều có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy các yếu tố đầu vào, bao gồm giống và phân bón, có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. 5. Kết luận và một số kiến nghị chính sách Bài viết đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về tác động của Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ờ Việt Nam. Kết quà cho thấy, việc nắm giữ một diện tích đât nông nghiệp thuộc quỹ đất được chỉ định trồng lúa càng lớn sẽ càng làm giảm năng suất lao động cùa các hộ nông nghiệp. Ngoài ra, tác động này được giảm bớt theo quy mô sản xuất song với mức độ còn khá nhỏ. Kêt quâ nghiên cứu đã cho thấy sự cần thiết của những điều chình về mặt chính sách cũng như trong quá trình thực thi Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa ơ Việt Nam hiện nay. Cụ thể, cần có sự tính toán kỳ lưỡng đế quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp ở mồi địa phương, trong đó diện tích đất dành cho trồng lúa chỉ nên duy tri ở mức vừa đủ đáp ứng nhu cầu về lương thực cho tiêu dùng và xuất khẩu. Điều đó không chi giúp đàm bảo an ninh lương thực như mục tiêu đặt ra, mà còn giúp ổn định giá gạo trên thị trường, đồng thời tăng nguồn cung các loại nông sản thiết yếu khác, chẳng hạn như đối với các loại nguyên liệu phụ thuộc nhập khâu trong sàn xuất thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, sản xuất lúa gạo có thể tập trung vào một số địa phương có điều kiện thổ nhưỡng phù họp, đồng thời cho phép đa dạng hóa cây trồng ở các vùng khác dựa theo lợi thế so sánh. Điều đó không chỉ nhằm phát huy tính hiệu quả theo quy mô trong sản xuất lúa gạo mà còn tạo cơ hội để các hộ nông dân được chu động trong sản xuất, qua đó góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. PHỤ LỤC: MỘT SỐ KIÉM ĐỊNH ĐỐI VỚI MÔ HÌNH HÒI QUY Kiểm định Hausman Kiểm định Wald Chi2 312,86 4,0e+05 Prob > chi2 (0,0000) (0,0000) Ghi chú: Sô trong ngoặc đơn là giá trị xác suất cua các thống kê kiêm định tương ứng Nguỏn: Tính toán cùa tác giả. Số 284 tháng 02/2021 16 kinhleJ’liattrien
- Tài liệu tham khảo Chính phũ (2015), Nghị quyết số 35/2015/NĐ-CP về quán lý, sứ dụng đất trồng lúa, ngày 13 tháng 4 năm 2015. Cữu Long (2019), ‘Nông dân miền Tây chán trồng lúa’, VnExpress, truy nhập lần cuối ngày 18 tháng 8 năm 2020, từ Dân Việt (2018), ‘Thức ăn chăn nuôi: Thừa gạo, thiếu ngô đậu, phụ thuộc 60% nhập khẩu’, Agromonitor, truy nhập lần cuối ngày 18 tháng 8 năm 2020, từ Ennis, s. (2008), ‘Land Use Restrictions as Barriers to Entry’, OECD Journal: Competition Law and Policy, 3, 1-73. Gao, L., Sun, D. & Huang, J. (2017), ‘Impact of land tenure policy on agricultural investments in China: Evidence from a panel data study', China Economic Review, 45, 244-252. Giesecke, J.A., Tran, N.H., Corong, E.L. & Jaffee, s. (2013), ‘Rice land designation policy in Vietnam and the implications of policy reform for food security and economic welfare’, The Journal of Development Studies, 49(9), 1202-1218. Koirala, K.H., Mishra, A. & Mohanty, s. (2016), ‘Impact of land ownership on productivity and efficiency of rice farmers: The case of the Philippines’, Land Use Policy, 50, 371-378. Kurosaki, T. (2008), ‘Crop choice, farm income, and political control in Myanmar’, Journal of the Asia Pacific Economy, 13(2), 180-203. Le, K. (2018), ‘Land use restrictions, misallocation in agriculture, and aggregate productivity in Vietnam’, MPRA Paper. 90797, 1-41. Markussen, T., Tarp, F. & Broeck, K.v. (2011), ‘The forgotten property rights: Evidence on land use rights in Vietnam ’j. World Development, 39, 839-850. Niroula, G.s. & Thapa, G.B. (2005), ‘Impacts and causes of land fragmentation, and lessons learned from land consolidation in South Asia’, Land Use Policy, 22, 358-72. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 17/2011/QH13 về quy hoạch và sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia, ngày 22 tháng 11 năm 2011. To, D.T., Nguyen, P.L. & Marsh, s. (2006), ‘Agricultural land use flexibility in Vietnam. In s. p. Marsh, T. G. MacAulay & p. V. Hung (Eds)’, Agricultural development and land policy in Vietnam (41-68), Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra and Sydney. Tran, T.Q. & Vu, H.v. (2019), ‘Land fragmentation and household income: First evidence from rural Vietnam’, Land Use Policy, 89,104247. SỔ 284 thảng 02/2021 77 Kinh lethal trỉến