Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 1540
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_cua_khu_vuc_co_von_dau_tu_nuoc.pdf

Nội dung text: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  1. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Minh Thu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1988 và đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong những năm qua, hoạt động của khu vực FDI có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực này chưa cao, riêng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản đều có sự sụt giảm nhất định so với những năm trước đó. Trên cơ sở đó, bài viết đã thực hiện phân tích hồi quy nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh khu vực FDI (đại diện là chỉ tiêu lợi nhuận) và mức độ ảnh hưởng của chúng. Kết quả cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực FDI đều phụ thuộc dương vào các yếu tố đưa ra gồm quy mô lao động, quy mô vốn, tổng sản phẩm trong nước và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại mức ý ngĩa 5%. Qua phân tích thực trạng và mối liên hệ giữa các nhân tố, một số giải pháp có tính khả thi được đưa ra nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực FDI. Từ khoá: đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiệu quả, lợi nhuận I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Việt Nam bắt đầu quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ năm 1988 và trong 3 năm đầu (1988 - 1990) đã thu hút được trên 1.603 triệu USD. Đến giai đoạn 1991 - 1995, FDI bắt đầu phát huy hiệu quả và đóng góp mạnh vào nền kinh tế, thu hút được trên 18 triệu USD. Kết quả thu hút được ở giai đoạn trước đã tạo tiền đề cho dòng vốn này chảy mạnh vào Việt Nam vào năm 1996 với gần 10 triệu USD. Trong thời gian sau đó, Việt Nam có lợi thế về ổn định kinh tế vĩ mô và tình hình chính trị nhưng lại hạn chế do cạnh tranh quốc tế và môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thật sự hấp nên dòng vốn FDI vẫn duy trì và không có biến động đáng kể. Năm 2006 đánh dấu thời kỳ khởi sắc của dòng vốn FDI vào Việt Nam sau khi bước vào sân chơi WTO. Đặc biệt, năm 2008, tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm của những dự án trước đó) lên đến 63995.14 triệu USD, gần bằng số vốn FDI lũy kế của giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, lượng vốn FDI vào Việt Nam không ổn định, giảm dần trong những năm 2009 đến 2011 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư giảm sút niềm tin, lạm phát và các chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng của nhiều dự án tăng Từ năm 2012, số lượng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký đã có xu hướng cải thiện. Đặc biệt, năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, nguồn vốn đầu tư FDI có nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả quan 71
  2. Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2009-2016 Tổng vốn thực hiện Tổng vốn đăng ký* Năm Quy mô Tỷ lệ so với (triệu USD) (triệu USD) vốn đăng ký (%) 2006 11897.32 4101.72 34.48 2007 21166.59 8034.67 37.96 2008 63995.14 11695.91 18.28 2009 22711.61 10617.19 46.75 2010 19886.11 11524.57 57.95 2011 15531.10 11062.60 71.23 2012 16191.00 10494.20 64.82 2013 22337.20 11470.28 51.35 2014 21820.00 12549.65 57.51 2015 24099.90 14660.64 60.83 2016 26858.90 16006.51 59.59 2017 37100.60 17711.42 47.74 * Bao gồm vốn cấp mới và vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước (Nguồn: Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư - Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tính tới 31/12/2016, đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có lượng vốn FDI đổ về Việt Nam. Trong đó, quốc gia có vốn FDI lớn nhất là Hàn Quốc với 5.773 dự án và tổng số vốn đăng ký là 50,554 triệu USD. Mặc dù số vốn bình quân trên một dự án là 8,76 triệu USD, thấp hơn so với quy mô vốn trung bình của một dự án FDI ở Việt Nam là 13 triệu USD nhưng các doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc tiêu biểu như các hãng Samsung, LG hay Lotte luôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta. Đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam là Nhật Bản với các thương hiệu như Honda, Toyota với 3.292 dự án và tổng số vốn đăng ký là 42,434 tỷ USD. Thu hút được nguồn vốn lớn, tuy nhiên, tỉ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn. FDI vào Việt Nam chủ yếu với mục đích gia công, lợi dụng nguồn lao động rẻ và dồi dào, nhằm giảm chi phí sản xuất. Đây là điểm hạn chế đáng chú ý của FDI đối với nền kinh tế. 72
  3. Theo ngành kinh tế, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng là ngành kinh tế thu hút được nhiều vốn FDI nhất với 13.312 dự án và số vốn đăng ký là 199,782 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng lượng vốn FDI. Nguồn vốn này đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở các địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các ngành kinh tế thu hút FDI lớn lại tập trung vào khai thác tài nguyên, thị trường, lắp rắp, gia công sử dụng nhiều lao động, tiêu tốn năng lượng; tác động lan tỏa từ khu vực FDI đến doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. 100% 1.74% 1.25% 0.85% 90% 80% 70% 58.90% 64.33% Nông lâm - 60% 74.20% Thủy sản 50% Công nghiệp- xây dựng 40% 30% Dịch vụ 20% 40.25% 34.42% 10% 24.06% 0% 2008 2012 2016 Hình 1: Cơ cấu doanh nghiệp FDI theo nhóm ngành Nguồn: Tổng cục Thống kê Số lượng doanh nghiệp FDI của ngành công nghiệp - xây dựng đang có xu hướng giảm dần, và chuyển dần sang ngành dịch vụ, gia tăng nhanh chóng một số ngành dịch vụ có vị trí quan trọng như: Tài chính tín dụng, dịch vụ bảo hiểm, thương nghiệp, hoạt động giáo dục và đào tạo, thu hẹp một số ngành dịch vụ như vận tải kho bãi, hoạt động bưu chính viễn thông, Những ngành thuộc khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản lâu nay vẫn chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trong khu vực này vốn đã nhỏ lại tiếp tục giảm. 73
  4. II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2016 Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chênh lệch giữa kết quả mang lại và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu gồm lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp trong khu vực FDI. 6000 326.6 350 5000 300 249.1 245.2 250 4000 207.9 200 3000 120.9 125.5 120.1 4886.7 150 104.9 105.3 2000 4225.2 3581.4 100 3104.4 2476.7 Đơn vị tính: nghìn tỷ VNĐ tỷ nghìn vị tính: Đơn 2081.3 1000 50 1418.8 992.6 1103.2 0 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu Lợi nhuận Hình 2: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế khu vực FDI tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê Có thể thấy, doanh thu của khu vực FDI tại Việt Nam tăng đều theo các năm, nhưng lợi nhuận lại biến động không đều. Trong giai đoạn này, năm 2011, 2012 và 2015 có sự tăng trưởng khá lớn về doanh thu nhưng lợi nhuận vẫn giảm so với những năm trước đó. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, Việt Nam tham gia vào WTO cũng như khủng hoảng kinh tế dẫn đến các doanh nghiệp trong khu vực chưa kịp thích nghi dẫn đến thua lỗ. Mặt khác, biến động của nền kinh tế trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp trong khu vực. Năm 2011, là năm đỉnh điểm của lạm phát tại Việt Nam (tăng cao trên 18%); thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng liên tiếp lập kỷ lục (có lúc đắt hơn thế giới gần 5 triệu đồng/lượng), thị trường chứng khoán sụt giảm làm chi phí của doanh nghiệp FDI tăng mạnh dẫn đến dù doanh thu cao nhưng lợi nhuận vẫn giảm mạnh, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực. 74
  5. Trong các yếu tố đầu vào, nguồn vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp trong khu vực FDI. Việc quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Tổng nguồn vốn của khu vực FDI, trong đó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu luôn tăng nhanh, tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này lại không như kỳ vọng. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn được sử dụng phổ biến là ROE bị giảm trong cả giai đoạn 2008 - 2012 khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, vốn đầu tư vẫn tăng nhưng chi phí hoạt động tăng cao làm lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm liên tục. Qua giai đoạn này, nền kinh tế phục hồi, hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng nhẹ, đặc biệt vào năm 2013. Tuy nhiên, từ sau năm 2013, ROE biến động không ổn định. Hiện nay, chỉ tiêu này chưa đạt được hiệu quả như những năm trước đó. Bảng 2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn khu vực FDI giai đoạn 2008-2016 Nguồn vốn chủ sở Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Lƣợng tăng (giảm) liên Năm hữu bình quân chủ sở hữu – ROE (tỷ hoàn ROE (nghìn tỷ VNĐ) đồng/tỷ đồng) (tỷ đồng/tỷ đồng) 2008 395.8 0.265 - 2009 508.8 0.238 -0.027 2010 621.6 0.202 -0.036 2011 864.5 0.122 -0.080 2012 999.8 0.120 -0.002 2013 1227.6 0.169 0.049 2014 1468.2 0.170 0.001 2015 1566.7 0.156 -0.014 2016 1865.8 0.175 0.019 Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê Một phần nguồn vốn doanh nghiệp để đầu tư vào tài sản. Theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, tài sản bao gồm hai loại: tài sản ngắn hạn là những tài sản giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, thường xuyên thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dụng; tài sản dài hạn có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài hơn và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh. Trong đó, tài sản dài hạn phản ánh năng lực sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn khu vực. Đối với khu vực FDI, hiệu quả sử dụng tài sản không có xu hướng tích cực. 75
  6. Bảng 3. Hiệu quả sử dụng tài sản khu vực FDI giai đoạn 2008-2016 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Lƣợng tăng/giảm liên hoàn Năm - ROA (tỷ đồng/tỷ đồng) ROA (tỷ đồng/tỷ đồng) 2008 0.204 - 2009 0.175 -0.028 2010 0.163 -0.012 2011 0.103 -0.060 2012 0.102 -0.001 2013 0.147 0.044 2014 0.152 0.006 2015 0.122 -0.030 2016 0.140 0.018 Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tương tự ROE, ROA của khu vực FDI cũng biến động không đều trong giai đoạn 2008 - 2016, bị ảnh hưởng sụt giảm liên tục trong những năm 2008 - 2012. Nguyên nhân của biến động này một phần do ảnh hưởng khách quan của kinh tế thế giới, mặt khác, do một bộ phận tài sản của khu vực FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều không phải những thiết bị hiện đại, tiên tiến mà thường có xu hướng nhập khẩu công nghệ chi phí thấp do hạn chế về ngân sách và muốn cắt giảm chi phí. Sự gia tăng của nguồn vốn vào khu vực FDI dẫn đến khu vực thu hút một lượng lớn người lao động. Số lượng lao động của khu vực FDI tăng dần theo thời gian. Năm 2008, toàn khu vực FDI thu hút 1829 nghìn người lao động, đến cuối năm 2016 đã có trên 4154 nghìn lao động làm việc, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động toàn xã hội. Đơn vị tính: triệu đồng/người 1400 1161.02 1224.3 1200 1066.05 1096.71 934.11 1000 866.3 800 699.23 564.88 586.54 600 400 200 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 3. NSLĐ bình quân tính của khu vực FDI giai đoạn 2008-2016 Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê 76
  7. Từ năm 2008 đến 2016, biến động năng suất lao động bình quân của khu vực FDI có xu hướng tăng mạnh. Năm 2008 là 564,88 triệu đồng/người thì đến năm 2016 đã là 1224,3 triệu đồng/người, tăng 2,17 lần. Mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng nhưng nhìn chung năng suất lao động của khu vực FDI vẫn tập trung vào một số ngành như khai khoáng, sản xuất điện và phân phối khí đốt, kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học kỹ thuật. Các ngành nông nghiệp, nông lâm thủy sản vẫn thuộc các ngành có mức năng suất lao động thấp so với nền kinh tế. III. PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CÁC NHÂN TỐ TỚI LỢI NHUẬN CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Lấy lợi nhuận là chỉ tiêu đại diện cho nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực này, tác giả tiến hành phân tích hồi quy mối liên hệ giữa các nhân tố tới lợi nhuận. Qua tổng quan tài liệu và với điều kiện nguồn số liệu tổng hợp theo từng tỉnh từ Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư - Tổng cục Thống kê, tác giả đã lựa chọn một số biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy gồm: Thứ nhất, nhóm yếu tố chủ quan của khu vực FDI, lấy chỉ tiêu Quy mô lao động và Quy mô vốn đầu tư làm đại diện. Chỉ tiêu Quy mô lao động phản ánh lượng lao động bình quân làm việc trong khu vực FDI của từng địa phương, ký hiệu trong mô hình là LD. Chỉ tiêu Quy mô vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định, làm tăng tài sản lưu động, tăng khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, ký hiệu trong mô hình là V. Thứ hai, nhóm yếu tố khách quan, phản ánh tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực FDI, tác giả sử dụng hai biến: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), và tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP). Trong đó, PCI là chỉ số ất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Dữ liệu thu thập được đối với các biến trong mô hình có dạng kết hợp theo thời gian (giai đoạn 2008 - 2016) và không gian (63 tỉnh thành phố). Với dạng dữ liệu này, tác giả sử dụng phân tích hồi quy mảng để lựa chọn mô hình tốt nhất phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố tới lợi nhuận khu vực FDI. Có 3 mô hình phổ biến được sử dụng trong trường hợp này. Cụ thể: mô hình hồi quy OLS thông thường, mô hình tác động cố định (fixed effects model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (random effects model). Lựa chọn mô hình phù hợp phụ thuộc vào các kiểm định Wald (giữa OLS với FEM), kiểm định Breusch-Pagan (giữa OLS với REM) và kiểm định Hausman (giữa FEM và REM). Sử dụng phần mềm STATA với dữ liệu dạng bảng đã có, kết quả cho thấy mô hình FEM là phù hợp nhất. Kết quả hồi quy có dạng: 77
  8. Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình FEM Nhân tố tác động Hệ số Kiểm định t P > |t| LD 0.114 8.58 0.000 V 0.044 5.22 0.000 GRDP 0.046 4.27 0.000 PCI 47.193 2.11 0.035 _cons -4539.019 -1.29 0.199 Kết quả ước lượng mô hình FEM cho thấy các nhân tố được lựa chọn đều ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các biến độc lập trong mô hình là LD, V, GRDP, PCI đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cụ thể: Quy mô lao động (biến LD) có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động có chất lượng, có kỹ năng, sáng tạo và không ngừng phát triển là nhân tố cơ bản góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi số lượng lao động có trình độ cao được đào tạo bài bản, có kỹ năng tay nghề ngày một nhiều sẽ tạo điều kiện phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn (biến V) cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là điệu kiện để mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư tăng lên tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Nguồn vốn giúp phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ. Bên cạnh đó, quản lý tốt nguồn vốn thì doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý, hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán, giúp khắc phục những khó khăn rủi ro. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín và đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (biến GRDP) cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực. Đây là tác động 2 chiều giữa GRDP và hiệu quả kinh doanh của khu vực FDI. Khi khu vực FDI hoạt động hiệu quả, phần giá trị gia tăng của khu vực này sẽ đóng góp vào GRDP và làm tăng GRDP của các tỉnh cũng như GDP của cả nước. Ngược lại, GRDP các tỉnh có tăng trưởng cao sẽ thu hút ngày càng nhiều các dòng vốn đầu tư cũng như lao động có tay nghề, làm tăng hiệu quả hoạt động của khu vực này. Yếu tố khách quan có tác động mạnh nhất tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực FDI là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (biến PCI). Chỉ số này được xây dựng trên cơ sở đánh giá của các doanh nghiệp, phản ánh một cách khách quan về thực tế môi trường đầu tư và kinh doanh của khu vực. Địa bàn nào có chất lượng điều hành kinh tế tốt, tính minh bạch cao, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Kết quả hồi quy ở bảng 3 cũng chỉ rõ mối liên hệ tương quan dương này. 78
  9. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHU VỰC FDI TẠI VIỆT NAM Trên cơ sở những phân tích trên, nhận thấy cơ cấu và lĩnh vực đầu tư FDI vào Việt Nam chỉ tập trung một số ngành gia công hay khai thác tự nhiên, đóng góp tốt cho GDP nhưng cũng làm ảnh hưởng lớn đến tài nguyên cũng như định hướng phát triển bền vững của Việt Nam. Bên cạnh yếu tố về lao động được thu hút ngày càng nhiều và có hiệu quả trong sử dụng lao động, việc đầu tư nguồn vốn và tài sản của khu vực FDI không có được hiệu quả ổn định như mong muốn. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của khu vực FDI, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Giải pháp về tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận: Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém phẩm chất gây ứ đọng vốn lưu động. Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trong giá thành sản phẩm. Việc xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thương trường, tổ chức tốt quá trình thanh toán tránh và giảm các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được cũng là biện pháp tốt giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nói riêng và cả khu vực FDI nói chung. Bên cạnh đó, tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông cũng góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giải pháp về tài sản và nguồn vốn: tăng cường đầu tư, đặc biệt là tài sản, phân xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyển công nghệ tiên tiến nhằm cải tiến tốc độ và chất lượng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm. Đối với những tài sản cố định không cần dùng hay hư hỏng, cần xử lý kịp thời nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó, việc phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản cố định, giảm tối đa thời gian nghỉ việc là vấn đề cấp thiết. Giải pháp về lao động: Cần chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học - công nghệ và của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với cán bộ quản lý cần chú trọng đào tạo cả kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ lẫn phẩm chất đạo đức. Việc nắm vững các kiến thức về luật pháp quốc tế, về thương trườngthế giới cũng cần được lưu tâm. Việc đào tạo và đào tạo lại công nhân kĩ thuật để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư nước ngoài là rất cấp thiết để giải quyết tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ. Ngoài ra, cần khuyến khích đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của xã hội. Để làm được điều đó, cần nâng cao chất lượng hệ thống các trường dạy nghề, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, dạy nghề thích hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, chuyển giao và nâng cấp trình độ công nghệ của các ngành, các doanh nghiệp. 79
  10. Giải pháp về thể chế, chính sách: Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị - xã hội. Đây là việc làm có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì các nhà đầu tư luôn quan tâm vấn đề này đầu tiên. Họ chỉ muốn đầu tư ở những khu vực, những quốc gia có sự ổn định về chính trị xã hội, có đủ năng lực và điều kiện thực hiện đầy đủ các cam kết của mình với độ tin cậy cao. Ngoài ra, cần ưu tiên hợp lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn trọng điểm làm động lực thúc đẩy và liên kết các vùng kinh tế trong cả nước, ưu đãi đặc biệt cho những dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vấn đề này có liên quan chặt chẽ đến việc lành mạnh hoá môi trường đầu tư, giảm các thủ tục phiền hà của hệ thống hành chính với quá trình đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn. Cần thực hiện việc đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tư, công khai hoá và minh bạch hoá quá trình cấp phép, giải quyết các thủ tục hành chính; kiên quyết xử lý những trường hợp sách nhiễu, vô trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan công quyền. Bên cạnh đó, để tránh trường hợp Việt Nam trở thành “bãi rác công nghệ“, cũng cần có những chính sách, quy định hạn chế nhập khẩu những máy móc thiết bị quá lỗi thời, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Agnieszka Parkitna (2011), Factor determining the profitability of enterprises – Influence Assessment, Operations Research and Decisions, Wroclaw University of Technology, Institute of Organization and Management, số 2, trang 45-63. Baltagi, Badi H. (2005), Econometric Analysis of Panel Data, 3rd Edition, John Wiley and Sons Hsiao, Cheng (2003) Analysis of Panel Data, 2nd Edition, Cambridge University Press Khổng Văn Thắng (2015), Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013, Tạp chí kinh tế Số 18, tháng 6/2015. Tổng cục Thống kê (2015), Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2005-2014, Nhà xuất bản Thống kê. Một số trang web: 80