Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam

pdf 17 trang Gia Huy 18/05/2022 2650
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chuyen_dich_co_cau_lao_dong_den_tang_truong_nan.pdf

Nội dung text: Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤTTẠI VIỆT NAM IMPACTS OF LABOR RESTRUCTURING ON PRODUCTIVITY GROWTH IN VIETNAM ThS. Vũ Thị Thu Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỉ trọng (SSA) để nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối liên hệ với tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam. Khác biệt với nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam, chúng tôi xem xét đồng thời các tác động “tĩnh” và “động” của chuyển dịch cơ cấu lao động theo 9 ngành kinh tế. Các kết quả cho thấy trong giai đoạn 1995-2013, dịch chuyển cơ cấu lao động đã đóng góp trung bình hàng năm trên 40% vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thểtại Việt Nam. Mức đóng góp này của các ngành cũng khá khác biệt nhau, trong đó dòng lao động dịch chuyển đến các ngành:Công nghiệp chế biến; Xây dựng; Thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấncó đóng góp tích cực vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thể của nền kinh tế trong cả giai đoạn nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu đề xuất một số định hướng chính sách trong đầu tư và phát triển ngành trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa:chuyển dịch cơ cấu, lao động, năng suất, SSA Abstract The article uses Shift-Share analysis to study labor restructuring in relation to labor productivity growth in Vietnam. To be different from other studies in Vietnam, authors consider "static" and "dynamic" impacts of the labor restructuring due to nine economic sectors. The results show that in the period of 1995-2013, the labor restructuring had an average annual contribution of over 40% growth in overall productivity in Vietnam. The level of contribution of the sector is also quite different, in which the flow of workers moving to sectors is as follows: processing industry; construction industry; commerce; hotels and restaurants; finance; credit; real estate, assets and consulting services that have a positive contribution to labor productivity growth in the economy overall during the above period. Based on the results of quantitative analysis, the article proposes a number of policy- orientation in terms of investment and development of sectors in the current context. Key words:restructuring, labor, productivity, SSA 719
  2. 1. GIỚI THIỆU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý từ những năm đầu thế kỷ 20. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) bao gồm chuyển dịch các nguồn lực vốn và lao động theo ngành/ vùng/ thành phần kinh tế có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và cả xã hội. CDCCKT tác động lên tăng trưởng kinh tế thông qua cơ chế tác động đến năng suất, hiệu quả và qua tác động tràn của luồng lao động chuyển dịch. Một số nghiên cứu thực nghiệm kết luận rằng: CDCCKT nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ) nói riêng không phải là một quá trình tự động mà nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ, chính sách quản lý và điều tiết. Để CDCCLĐ đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời điều khiển được quá trình CDCCLĐ theo mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và các nhà làm chính sách. Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận với mô hình dịch chuyển cơ cấu kinh tế hiệu quả. Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động. Đặc biệt là đóng góp tích cực của sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ; từ các doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân (Dani Rodrik, 2013). Hiện nay, Việt Nam có trên 90 triệu dân, với tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, đang trong giai đoạn của cơ cấu dân số vàng, đây là một lợi thế lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tếđất nước. Tái phân bổ hợp lý nguồn lao động sẽ góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý còn cần tính đến những lợi thế so sánh của các ngành để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực tại Việt nam còn chậm và thay đổi trong cơ cấu lao động của các ngành không hoàn toàn diễn ra tỷ lệ thuận với đóng góp cho GDP của các ngành đó (Nguyễn Thị Minh, 2006). Vấn đề đặt ra là: Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp tích cực lên tăng trưởng năng suất lao động hay chưa?Tác động của dịch chuyển cơ cấu lao động mỗi ngành đến tăng trưởng năng suất chung như thế nào? Nghiên cứusử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỉ trọng đểđánh giá đóng góp của CDCCLĐ vào tăng trưởng năng suất chung của nền kinh tếtheo mức độ tổng thể và theo từng ngành, cụ thể, đóng góp do lao động chuyển dịch giữa các ngành (tác động “tĩnh”) và đóng gópdo tác động chéo của sự thay đổi trong tỉ trọng lao động và thay đổi trong tốc độ tăng NSLĐ của các ngành (tác động “động”). 720
  3. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CDCCLĐ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT. Những nghiên cứu về CDCCKT nói chung và CDCCLĐ nói riêng đã được biết đến từ những năm 1930. Tuy nhiên, sự giải thích rõ ràng nhất về tác động của CDCCKT đến tăng trưởng kinh tế phải kể đến kết quả nghiên cứu của Lewis (1954). Mô hình kinh tế hai khu vực của ôngđã giải thích quá trình CDCCKT tại các nước nghèo và chậm phát triển, mô hình có những giả thiết sau: Về cơ cấu kinh tế: nền kinh tế gồm hai khu vực: (1) ngành nông nghiệp truyền thống, (2) ngành công nghiệp hiện đại. Về cung lao động: không giới hạn về cung lao động giản đơn. Ngành nông nghiệp truyền thống luôn dư thừa lao động do không đáp ứng hết nhu cầu việc làm. Số lao động này chuyển sang làm việc cho ngành công nghiệp hiện đại mà không làm giảm giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Về cầu lao động và mức tiền công: ngành công nghiệp hiện đại có mức tiền công cao hơn, năng suất cao hơn và có nhu cầu tăng thêm lao động. Những lao động nông nghiệp có mức thu nhập và năng suất thấp hơn sẵn sàng chuyển sang làm việc trong ngành công nghiệp hiện đại. Ngành công nghiệp có lợi nhuận và tái đầu tư mở rộng sản xuất dẫn đến tăng cầu về lao động. Điều đó lý giải cho dòng dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp có năng suất thấp sang ngành công nghiệp có năng suất cao hơn. Quá trình này dẫn đến CDCCLĐ theo hướng tăng năng suất và góp phần tăng trưởng kinh tế. Rainis – Fei (1961) đã chỉ ra hai khiếm khuyết cơ bản của mô hình Lewis là: (1) Quá trình chuyển dịch cơ cấu có điểm dừng khi không còn lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp, (2) Bỏ qua thị trường hàng hóa và phát triển chỉ số giá hàng hóa giữa các ngành. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, các tác giả đã xây dựng mô hình phát triển gồm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Có sự di chuyển lao động và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng năng suất do dư thừa lao động trong ngành nông nghiệp.Giai đoạn thứ hai: trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, thị trường hàng hóa thay đổi, giá nông sản tăng tương đối so với giá hàng công nghiệp, lao động nông nghiệp dư thừa cạn dần, khả năng duy trì mức chênh lệch về tiền lương ngày một khó, ngành công nghiệp muốn tuyển thêm lao động thì phải tăng lương, do vậy phải giảm tích lũy, đầu tư, dẫn đến giảm năng suất.Giai đoạn thứ ba: sự di chuyển lao động dư thừa sẽ dừng lại khi nào tiền công của lao động nông nghiệp tăng lên (không nhất thiết phải bằng với mức lương trung bình của lao động công nghiệp). Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế gồm ba khu vực của Kuznets (1966) dựa trên một số giả thuyết: (a) Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm trong quá trình phát triển; (b) Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp không đổi trong quá trình phát triển; (c) Tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, trong dài hạn một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng: tỷ trọng lao động ngành công nghiệp phát triển theo “hình bướu lạc đà” (Ngai, Pissarides(2007), Maddison (1980)). Kết quả này phù hợp với các 721
  4. “giả thuyết ba ngành” của Fisher (1939), Furastié (1969) gồm: (a) Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm trong quá trình phát triển; (b) Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển (giai đoạn công nghiệp hóa) và giảm dần trong giai đoạn sau; (c) Tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng trong quá trình phát triển. Các bằng chứng thực nghiệm về tác động của CDCCLĐ lên tăng trưởng kinh tế là khá phong phú cả về cách tiếp cận và mẫu sử dụng trong nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng là phương pháp hạch toán dùng để tính các chỉ số, trong đó phân tích chuyển dịch tỉ trọng là một phương pháp thường được sử dụng; phương pháp kinh tế lượng, sử dụng mô hình hồi quy theo số liệu chéo, số liệu chuỗi thời gian, số liệu mảng Dani Rodrik (2011) cho rằng tăng năng suất lao động trong một nền kinh tế đạt được theo một trong hai cách. Thứ nhất, năng suất có thể tăng trong các ngành kinh tế thông qua tích lũy vốn, thay đổi công nghệ hoặc giảm sự dịch chuyển không hợp lý các máy móc, công cụ lao động. Thứ hai, lao động có thể di chuyển giữa các ngành, từ ngành có năng suất thấp đến ngành có năng suất cao, làm tăng năng suất lao động chung của toàn bộ nền kinh tế. Sử dụng phương pháp SSA với số liệu chéo của 38 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số kết luận: (1) Có khoảng cách lớn giữa năng suất lao động trong ngành truyền thống và ngành hiện đại. Dòng lao động dịch chuyển từ ngành năng suất thấp đến ngành có năng suất cao hơn là chìa khóa điều khiển tăng trưởng. (2) Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao độngđến sự gia tăng năng suất tại các châu lục là khác nhau. Ở châu Á, lao động dịch chuyển từ ngành có năng suất thấp đến ngành có năng suất cao hơn làm tăng năng suất chung, còn ở châu Phi và châu Mỹ La tinh thì CDCCLĐ làm giảm tăng trưởng NSLĐ do một bộ phận lao động không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nên xuất hiện sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất cao đến ngành năng suất thấp hơn. (3) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là một quá trình tự động. Nó cần có những tác động, điều khiển có định hướng của các nhà quản lý và hoạch định chính sách để đi đúng hướng nhằm tăng năng suất chung, đóng góp cho tăng trưởng và phát triển cho kinh tế. Cũng sử dụng phương pháp SSA, Lakhwinder Singh (2004) đã giải thích vai trò của dịch chuyển cơ cấu ngành đến tăng năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp trong ngành công nghiệp của Hàn Quốc dựa trên số liệu cấp doanh nghiệp giai đoạn 1970-2000. Ở Việt Nam, ngoài một số nghiên cứu theo phương pháp phân tích thống kê mô tả còn có một số nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng năng suất lao động. Đáng chú ý là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), sử dụng phương pháp SSA để đánh giá đóng góp của các ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vào tăng trưởng năng suất lao động của 20 ngành cấp hai với bộ số liệu của Tổng cục Thống kê giai đoạn 1991-2006. Tóm lại: Các nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung để khẳng định có tác động của CDCCLĐ lên tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Có thể đo lường các tác động đó bằng phương pháp SSA hoặc các mô hình 722
  5. kinh tế lượng. Mức độ tác động của CDCCLĐ đến tăng NSLĐ là khác nhau, tùy thuộc mỗi quốc gia, mỗi khu vực và giai đoạn nghiên cứu. 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp phân tích chuyển dịch tỉ trọng Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp SSA để đánh giá tác động của CDCCLĐ lên tăng trưởng năng suất lao động. Phương pháp SSA do Fabrican (1942) khởi xướng. Ưu điểm của phương pháp này là tách được tăng trưởng năng suất tổng thể nền kinh tế thành hai thành phần gồm: (i) Tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành, (ii) đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Ban đầu, phương pháp SSA chỉ áp dụng cho nền kinh tế hai khu vực trong mô hình Lewis, sau đó được biến đổi để sử dụng cho nền kinh tế nhiều ngành hoặc chỉ sử dụng cho một ngành. Giả sử: nền kinh tế được chia thành n ngành. Gọi Pt là năng suất chung của nền kinh tế tại thời kỳ t, đo bằng tổng giá trị đầu ra (Yt) trên tổng số lao động (Lt) trong cùng thời kỳ t. , , Ta có: = = =1 = =1( , , ) , 𝑌𝑌𝑡𝑡 𝑛𝑛 𝑌𝑌𝑖𝑖 𝑡𝑡 𝐿𝐿𝑖𝑖 𝑡𝑡 𝑛𝑛 𝑡𝑡 𝐿𝐿𝑡𝑡 𝑖𝑖 𝐿𝐿𝑖𝑖 𝑡𝑡 𝐿𝐿𝑡𝑡 𝑖𝑖 𝑖𝑖 𝑡𝑡 𝑖𝑖 𝑡𝑡 Trong 𝑃𝑃đó: , ; ∑, theo thứ tự là∑ năng𝑃𝑃 su𝑆𝑆ất lao động và tỷ trọng lao động của ngành i tại thời kỳ t. 𝑃𝑃𝑖𝑖 𝑡𝑡 𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡 Gọi là tốc độ tăng năng suất của thời kỳ t so với thời kỳ t – k, ta có công thức xác định như sau: 𝐺𝐺𝑃𝑃𝑡𝑡 . .( ) 𝐺𝐺𝑃𝑃𝑡𝑡 = = =1 , , , + =1 , , , 𝑛𝑛 . 𝑛𝑛 . (1) 𝑃𝑃𝑡𝑡−𝑃𝑃𝑡𝑡−𝑘𝑘 ∑𝑖𝑖 �=𝑃𝑃1𝑖𝑖 𝑡𝑡−, 𝑃𝑃𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 �, 𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 ∑𝑖𝑖 =𝑃𝑃1𝑖𝑖 𝑡𝑡 , 𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑆𝑆,𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 𝑛𝑛 𝑛𝑛 Công𝐺𝐺𝑃𝑃𝑡𝑡 thứ𝑃𝑃c𝑡𝑡− 𝑘𝑘(1) cho ∑bi𝑖𝑖 ết𝑆𝑆 𝑖𝑖tố𝑡𝑡−c𝑘𝑘 đ𝑃𝑃ộ𝑖𝑖 𝑡𝑡 −tăng𝑘𝑘 trưở∑ng𝑖𝑖 𝑆𝑆 năng𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 𝑃𝑃 su𝑖𝑖 𝑡𝑡−ấ𝑘𝑘t chung bằng tổng của hai thành =1 , , . , phần. Thành phần thứ nhất 𝑛𝑛 . là tốc độ tăng năng suất trong nội bộ ngành, ∑𝑖𝑖 �=𝑃𝑃1𝑖𝑖 𝑡𝑡−, 𝑃𝑃𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 �, 𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 nó cho thấy sự tăng trưởng năng𝑛𝑛 suất lao động có thể xảy ra ngay cả khi không có sự chuyển 𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 dịch cơ cấu lao động, mà vi�ệc ∑tăng𝑖𝑖 𝑆𝑆 năng𝑃𝑃 suất chung� do những cải tiến năng suất trong nội bộ =1 , .( , , ) của từng ngành. Thành phần thứ hai 𝑛𝑛 . là tác động của CDCCLĐ ngành. ∑𝑖𝑖 =𝑃𝑃1𝑖𝑖 𝑡𝑡 , 𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑆𝑆,𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 CDCCLĐ xuất hiện khi có sự di chuyển lao𝑛𝑛 động giữa các ngành kinh tế. Nếu sự di chuyển 𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 lao động có đóng góp vào tăng trưởng năng� ∑𝑖𝑖 su𝑆𝑆ất chung𝑃𝑃 thì� tác động này là tích cực và có dấu dương. Ngược lại, sự dịch chuyển lao động làm giảm tốc độ tăng năng suất chung thì đó là tác động tiêu cực, có dấu âm. Thành phần thức hai trong công thức (1) có thể tách thành hai thành phần và công thức (1) được viết lại thành công thức (2) như sau: . .( ) .( ) = =1 , , , + =1 , , , + =1 , , , , 𝑛𝑛 . 𝑛𝑛 . 𝑛𝑛 . (2) ∑𝑖𝑖 �=𝑃𝑃1𝑖𝑖 𝑡𝑡−, 𝑃𝑃𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 �, 𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 ∑𝑖𝑖 𝑃𝑃=𝑖𝑖1𝑡𝑡−𝑘𝑘, 𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−,𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 ∑𝑖𝑖 �𝑃𝑃𝑖𝑖 𝑡𝑡=−1𝑃𝑃𝑖𝑖 𝑡𝑡, −𝑘𝑘 � 𝑆𝑆𝑖𝑖, 𝑡𝑡−𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 𝑛𝑛 𝑛𝑛 𝑛𝑛 𝐺𝐺𝑃𝑃𝑡𝑡 Trong∑𝑖𝑖 công𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡−𝑘𝑘 th𝑃𝑃𝑖𝑖ứ𝑡𝑡c− 𝑘𝑘(2), thành∑𝑖𝑖 ph𝑆𝑆ầ𝑖𝑖 n𝑡𝑡− 𝑘𝑘th𝑃𝑃ứ𝑖𝑖 𝑡𝑡nh−𝑘𝑘 ất là tốc độ∑ 𝑖𝑖tăng𝑆𝑆𝑖𝑖 𝑡𝑡năng−𝑘𝑘 𝑃𝑃𝑖𝑖 𝑡𝑡 −su𝑘𝑘 ất nội bộ ngành (Intra), thành phần thứ hai là tác động của CDCCLĐ giữa các ngành, do lao động chuyển từ ngành có 723
  6. năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn, gọi là tác động dịch chuyển tĩnh (static shift effect), thành phần thứ ba là tác động do di chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn sang ngành có tốc độ tăng năng suất cao hơn, gọi là tác động chuyển dịch cơ cấu động (dynamic shift effect). 3.2 Dữ liệu nghiên cứ Các số liệu nghiên cứu được tổng hợp và phân tích theo chín ngành kinh tế chính của Việt nam, bao gồm: (1) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; (2) Khai khoáng; (3) Công nghiệp chế biến; (4) Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; (5) Xây dựng; (6) Thương nghiệp, sửa chữa, khách sạn, nhà hàng; (7) Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; (8) Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; (9) Các ngành còn lại. Cách chia theo 9 ngành này phù hợp với nền kinh tế Việt Nam cũng như nguồn số liệu thu thập được trong giai đoạn nghiên cứu. Số liệu nghiên cứu được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê (GSO), gồm số liệu về dân số, lao động, tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh1994. Các số liệu thu thập và tổng hợp theo 9 ngành và theo toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, giai đoạn 1995-2013. Giai đoạn 1995-2013, cuộc khủng hoảng kinh tế tại Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do những tác động của khủng hoảng kinh tế đến tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nước, chúng tôi đã chia giai đoạn nghiên cứu thành 3 thời kì: 1995-2000; 2001- 2007; 2008-2013. Sơ đồ 1: Khung phân tích tăng trưởng năng suất lao động CDCC tĩnh(static shift effect) CDCCLĐ CDCC động Tăng trưởng năng suất lao động (dynamic shift effect) Tăng trưởng năng suất nội bộ ngành Nguồn: nghiên cứucủa tác giả 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Xu hướng thay đổi trong lao động và năng suất lao động 4.1.1 Xu hướng chung của nền kinh tế Giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong GDP bình quân đầu người đạt trên 7%, giai đoạn sau từ 2007-2013 chỉ đạt trên 5%. Tăng trưởng trung bình hàng năm trong NSLĐ của giai đoạn 1995-2007 đạt trên 5%, còn giai đoạn sau chỉ đạt 3.5%. Đặc biệt giai đoạn1995-2000,tốc độ tăng trung bình hàng năm về lao 724
  7. động giảm 1%, lý do chính được đề cập đến là giai đoạn này tỉ lệ người trong độ tuổi lao động từ 15-25 tham gia học nghề, học đại học, cao đẳng tăng lên nhanh chóng. Bảng 1: Tốc độ tăng trưởngtrung bình hàng năm về lao động có việc làm,GDP bình quân đầu người, Năng suất lao động của Việt nam giai đoạn 1995-2013 Đơn vị: % 1995-2000 2001-2007 2008-2013 Lao động có việc làm 2.22 3.30 2.60 GDP bình quân đầu người 5.95 7.67 5.20 Năng suất lao động 5.20 5.30 3.50 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của GSO 4.1.2 Xu hướng theo ngành Thống kê tỉ trọng lao động và tỉ trọng GDP của các ngành trong Bảng 2 cho thấy: lao động ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, mặc dù tỉ trọng này giảm dần hàng năm, từ hơn 70% năm 1995 đã giảm xuống 46.8% vào năm 2013, nhưng hiện nay lao động ngành này vẫn chiếm gần 50% tổng số lao động cả nước. Tỉ trọng lao động của ngành CNCB và Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng tăng nhanh. Mức tăngtrong cả giai đoạn nghiên cứu của hai ngành này tương ứng khoảng gần 6% và 10%. 0.17 2013 0.47 0.16 2012 0.47 0.16 2011 0.48 0.15 2010 0.50 0.14 2009 0.52 0.14 2008 0.52 0.13 2007 0.53 0.14 2006 0.55 Thương nghiệp, sửa chữa, khách 0.13 2005 0.57 sạn, nhà hàng 2004 0.13 0.59 Công nghiệp chế biến 0.13 2003 0.60 0.12 2002 0.62 0.10 Nông, lâm, thủy sản 2001 0.67 0.09 2000 0.68 0.09 1999 0.69 0.08 1998 0.70 0.08 1997 0.70 0.08 1996 0.71 0.07 1995 0.71 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Hình 1: Ba ngành có tỉ trọng lao động lớn nhất tại Việt Nam Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và vỡ bong bóng bất động sản năm 2007 mà hai ngành Xây dựng và Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn tuy có tỉ trọng lao động tăng nhưng tỉ trọng đóng góp vào GDP giảm, vì thế năng suất lao 725
  8. động của hai ngành này đã giảm rõ rệt ở giai đoạn trước và sau khủng hoảng. Các ngành còn lại có tỉ trọng lao động tăng dần, cùng chiều với tỉ trọng đóng góp vào GDP. Tốc độ tăng NSLĐ trung bình của ngành Công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản có sự thay đổi nhiều nhất giữa các thời kì. Giai đoạn 1995-2000, chứng kiến tốc độ tăng NSLĐ trung bình hàng năm của ngành này đạt mức kỉ lục là 14.53%. Giai đoạn tiếp theo, 2001-2007, tốc độ này lao dốc xuống còn -5.3%. Giai đoạn sau, 2008-2013, tốc độ tăng NSLĐ bình quân hàng năm của ngành này tăng lên mức 4.09%. Có thể thấy: Đây là ngành chịu sự tác động lớn nhất từ các chính sách ngành của Chính phủ. Có khoảng cách lớn trong NSLĐ giữa các nhóm ngành, ngành có NSLĐ cao như tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản hoặc khai thác mỏ thì có tỉ trọng lao động rất thấp, ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng lao động lớn nhất thì năng suất lại thấp nhất, thấp hơn nhiều lần so với năng suất các ngành khác và năng suất chung. Tuy nhiên ngành này lại có tốc độ tăng năng suất dương và ổn định trong cả giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn 2001-2007 chứng kiến sự thụt giảm trong tốc độ tăng NSLĐ của hầu hết các ngành, ngoại trừ hai ngành dịch vụ là thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng và vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc. Giai đoạn 2008-2013: tốc độ tăng NSLĐ của hầu hết các ngành đều giảm so với các thời kì trước đó, trừ ngành Sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt; Khai khoáng và một số ngành được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc nhóm các ngành còn lại. Bảng2: Tỉ trọng lao động, tỉ trọng GDPvà tốc độ tăng NSLĐ bình quân hàng năm của các ngành Đơn vị:% Tỉ trọng lao động Tỉ trọng GDP trung Tốc độ tăng NSLĐ Giai đoạn trung bình bình trung bình Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 1995-2000 69.5 23.99 3.13 2001-2007 58.6 20.43 3.94 2008-2013 49.32 18.77 2.85 Ngành Khai khoáng 1995-2000 0.65 6.2 14.53 2001-2007 0.74 6.86 -5.3 2008-2013 0.57 9.80 4.09 Ngành Công nghiệp chế biến 1995-2000 8.44 17.4 7.04 2001-2007 11.6 21.1 4.88 2008-2013 13.60 18.41 3.14 Ngành Sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt 1995-2000 0.22 2.08 12.91 726
  9. 2001-2007 0.35 2.85 1.73 2008-2013 0.48 3.95 8.45 Ngành Xây dựng 1995-2000 2.48 7.71 3.79 2001-2007 4.42 8.17 1.73 2008-2013 6.01 6.08 -0.43 Ngành Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng 1995-2000 8.48 20.14 -0.76 2001-2007 12.7 19.04 3.32 2008-2013 15.24 17.04 0.83 Ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 1995-2000 2.44 3.92 2.3 2001-2007 2.93 3.86 6.31 2008-2013 3.43 4.08 5.48 Ngành tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1995-2000 0.44 6.73 -0.87 2001-2007 0.63 6.94 -2.37 2008-2013 0.76 11.61 -5.73 Các ngành còn lại 1995-2000 7.31 11.78 2.75 2001-2007 8.03 10.76 -0.37 2008-2013 10.58 10.25 4.34 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của GSO 4.2 Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1995-2013 4.2.1Đánh giá ở mức tổng thể nền kinh tế Kết quả bóc tách các thành phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ tổng thể theo phương pháp SSA, trong đó có đóng góp của CDCCLĐ, được thể hiện trong bảng 3, qua đó có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, xét trên tổng thể nền kinh tế, đóng góp của CDCCLĐ vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể là khá cao, đặc biệt trung bình giai đoạn 2000-2007, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành đóng góp trên 50% vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Giai đoạn trước đó, 1995- 2000: Mức đóng góp tương ứng là thấp hơn và chiếm gần30%. Điều này cho thấy: giai đoạn 2000-2007, Chính phủ đã có nhiều chính sách đổi mới hiệu quả, hỗ trợ cho CDCCLĐ. Thứ hai, trong cả giai đoạn 1995-2013, đóng góp của CDCCLĐ chủ yếu là do tác động tĩnh.Tác động động mang dấu âm, tức là làm giảm đóng góp của CDCCLĐ vào tăng trưởng năng suất, tuy nhiên mức giảm không đáng kể, phổ biến là dưới 2%. Điều này cho biết đóng 727
  10. góp của CDCCLĐ vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể phần lớn là do lao động di chuyển từ ngành có NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao. Bên cạnh đó, dòng lao động chuyển dịch từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao sang các ngành có tốc độ tăng NSLĐ giảm đã làm giảm tốc độ tăng NSLĐ chung của toàn nền kinh tế. Bảng 3. Đóng góp trung bình hàng năm của CDCCLĐ vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể giai đoạn 1995-2013 Đơn vị: Điểm phần trăm (%) Tốc độ tăng Đóng góp của Trong đó Tỉ lệ đóng góp NSLĐ tổng thể CDCCLĐ của CDCCLĐ Giai đoạn trung bình hàng Tác động Tác động vào tăng trưởng năm “tĩnh” “động” NSLĐ tổng thể 1995-2000 4.73 1.20 1.23 -0.03 28.64 2001-2007 5.41 2.83 3.00 -0.17 52.32 2008-2013 3.23 1.30 1.46 -0.16 40.62 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của GSO Như vậy: CDCCLĐ tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2013 có tác động tích cực đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế. Cụ thể, lao động chuyển từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn đã đóng góp trên 40% vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể trong cả giai đoạn nghiên cứu. So sánh với kết quả nghiên cứu của M. Millan và Rodik (2011), chúng ta thấy CDCCLĐ có tác động tích cực đến tăng trưởng NSLĐ chung giai đoạn 1990-2005 tại một số quốc gia/ vùng lãnh thổ thuộc châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kong còn tại một số quốc gia thuộc châu Phi như Nigeria, Zambia thì tác động này là âm, tức là CDCCLĐ làm giảm tốc độ tăng trưởng NSLĐ. Theo kết quả nghiên cứu của Bart van Ark và Marcel Timmer (2003), giai đoạn 1985-2001, tại một số nước châu Á, CDCCLĐ tại Thái Lan đóng góp tới 68% cho tăng trưởng NSLĐ tổng thể, tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Indonexia mức đóng góp này tương ứng là 12%, 13% và 15%, 87%, còn tại Ấn Độ thì CDCCLĐ làm giảm tăng trưởng NSLĐ tổng thể. 4.2.2 Đánh giá đóng góp theo ngành Bảng 4 là kết quả đánh giá đóng góp của CDCCLĐ vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể, phân chia theo 9 ngành kinh tế chủ yếu ở Việt Nam, trong đó phân tách đóng góp do tác động “tĩnh” và “động”. Cụ thể như sau: Ngành (1): Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: CDCCLĐ trong ngành đều làm giảm đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể, các tác động tĩnh và động hầu như đều mang dấu âm ở tất cả các năm trong giai đoạn 1995-2013. Tuy nhiên tăng năng suất trong nội bộ ngành lại đóng góp tích cực, nên hàng năm ngành (1) vẫn đóng góp dương vào tăng trưởng năng suất tổng thể. Nếu không dựa vào kết quả phân tích SSA, chúng ta có thể cho rằng ngành nông, lâm, thủy sản có tác động tiêu cực đến tăng trưởng NSLĐ chung vì NSLĐ của ngành này thấp nhất trong các ngành, chỉ bằng 1/3 NSLĐ chung. Tác động tĩnh và động đều âm và 728
  11. có giá trị tuyệt đối tăng dần cho thấy: hàng năm, lao động trong ngành này vẫn đang di chuyển sang các ngành khác với tỉ trọng ngày càng lớn. Chính sự dịch chuyển này đã giúp cho tốc độ tăng năng suất nội bộ ngành tăng. Do có dòng lao động di chuyển khỏi ngành có NSLĐ tăng nên tác động động của CDCCLĐ ngành này là âm. Ngành (2): Khai khoáng: trong giai đoạn 1995-2000, ngành công nghiệp khai khoáng đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể, trung bình hàng năm là trên 10%, động lực chủ yếu do tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành vì các tác động của CDCCLĐ tĩnh và động đều mang dấu âm, tức CDCCLĐ làm giảm tỉ lệ đóng góp của ngành vào tăng NSLĐ tổng thể. Có thể giải thích từ thực tế, trong giai đoạn này, tỉ trọng lao động của ngành giảm, tỉ trọng GDP của ngành tăng, tốc độ tăng NSLĐ của ngành tăng. Tác động “tĩnh” âm do có dòng lao động chuyển ra khỏi ngành. Tác động “động” âm do có dòng lao động di chuyển khỏi ngành có NSLĐ tăng. Giai đoạn 2000-2007 thì ngược lại với giai đoạn trước, tỉ trọng lao động tăng nhưng tốc độ tăng NSLĐ của ngành giảm đi rõ rệt, vì vậy mà tác động tĩnh dương, còn tác động động âm tức là lao động chuyển đến ngành có NSLĐ giảm. Giai đoạn 2007- 2013: lao động chuyển ra khỏi ngành khai khoáng đang có NSLĐ tăng vì vậy mà cả tác động “tĩnh” và “động” của CDCCLĐ đều âm. Kết quả này phản ánh khá trung thực chính sách tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên của Việt Nam. Giai đoạn trước năm 2000, ngành khai khoáng đã đạt được mục tiêu tăng trưởng năng suất nhưng không tạo thêm nhiều việc làm, dẫn tới sự di chuyển các nguồn lực, góp phần CDCC ngành, nhưng sự chuyển dịch này có tác động làm giảm tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Vai trò chi phối tốc độ tăng trưởng NSLĐ chung của ngành khai khoáng đã giảm đi rõ rệt trong giai đoạn 2007-2013, điều này cho thấy đã có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách ngành để tăng trưởng kinh tế không phụ thuộc vào khai thác tài nguyên. Bảng 4: Đóng góp trung bình hàng năm của CDCCLĐ vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể: Phân tách theotác động“tĩnh” và“động” Đơn vị: Điểm phần trăm (%) Giai đoạn CDCCLĐ Tác động “tĩnh” Tác động “động” Ngành 1: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 1995-2000 -5.23 -5.07 -0.16 2001-2007 -10.57 -10.17 -0.4 2008-2013 -12.38 -12.00 -0.38 Ngành 2: Khai khoáng 1995-2000 -6.56 -5.72 -0.84 2001-2007 6.98 7.53 -0.54 2008-2013 -13.46 -12.84 -0.62 Ngành 3: Công nghiệp chế biến 1995-2000 7.61 7.16 0.45 2001-2007 18.59 17.86 0.73 2008-2013 11.30 11.27 0.03 Ngành 4: Sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt 1995-2000 -0.87 -0.78 -0.09 729
  12. 2001-2007 3.36 3.39 -0.02 2008-2013 -1.88 -1.53 -0.35 Ngành 5: Xây dựng 1995-2000 2.44 2.4 0.04 2001-2007 11.52 11.57 -0.05 2008-2013 5.37 5.77 -0.40 Ngành 6: Thương nghiệp, sửa chữa, khách sạn, nhà hàng 1995-2000 21.2 21.55 -0.35 2001-2007 10.19 10.05 0.14 2008-2013 20.60 20.53 0.07 Ngành 7: Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 1995-2000 1.82 1.79 0.03 2001-2007 0.05 0.16 -0.12 2008-2013 0.21 0.28 -0.07 Ngành 8: Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1995-2000 6.97 7.07 -0.1 2001-2007 2.92 6.35 -3.43 2008-2013 31.59 34.67 -3.08 Ngành 9: Các ngành còn lại 1995-2000 1.28 1.26 0.02 2001-2007 10.15 10.26 -0.11 2008-2013 -0.72 -0.54 -0.18 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của GSO Ngành (3): Công nghiệp chế biến (CNCB) là ngành duy nhất liên tụcvừa tăng nhanh NSLĐ, vừa tăng tỉ trọng lao động. Kết quả phân tích cho thấy: đây là ngành năng động nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Trong cả giai đoạn nghiên cứu, ngành công nghiệp chế biến luôn đóng góp tích cực nhất vào tăng trưởng NSLĐ chung. Đóng góp của ngành công nghiệp chế biến vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể được tổng hợp từ đóng góp tích cực của cả ba cấu phần:đóng góp của tăng trưởng NSLĐ trong nội bộ ngành; đóng góp do tăng tỉ trọng lao động ngành và do có dòng lao động di chuyển vào ngành có NSLĐ tăng.Điều đó cho thấy, có sự biến đổi về chất trong ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp trong ngành không chỉ mở rộng qui mô (tăng tỉ trọng lao động) mà còn tăng NSLĐ nhờ cải tiến công nghệ. Đạt được điềunày, có thể nhờ các chính sách hỗ trợ ngành hợp lý mà các doanh nghiệp ngành CNCB đã tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, tìmkiếm nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để mở rộng qui mô và tăng NSLĐ. Ngành (4):Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: Trong cả giai đoạn 1995-2013, CDCCLĐ chỉ đóng góp tích cực trong giai đoạn 2001-2007.Năm 2004, 2005, ngành sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt là ngành năng động, vì cả tăng trưởng NSLĐ ngành cùng các tác động tĩnh và động đều dương, tuy nhiên, trong các giai đoạn còn lại, đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ chung của ngành phụ thuộc vào tăng NSLĐ trong nội bộ ngành còn CDCCLĐ làm giảm đóng góp của ngành. Điều này do lao động di chuyển đến ngành này nhưng NSLĐ 730
  13. của ngành lại giảm dẫn đến các tác động tĩnh và động của CDCCLĐ đều âm. Từ đó cho thấy: ngành Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước mới tập trung phát triển về qui mô mà chưa phát triển theo chiều sâu, chưa cải tiến, nâng cao NSLĐ. Ngành (5): Xây dựng: CDCCLĐ đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng NSLĐ chung trong cả giai đoạn này, vì NSLĐ ngành này giảm liên tục trong cả giai đoạn. Đặc biệt trong hai năm 1998, 2008 ngay sau mốc của hai cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á và thế giới, NSLĐ ngành xây dựng giảm sút gần10%, mặc dù có đóng góp tích cực của CDCCLĐ nhưng ngành xây dựng vẫn làm giảm tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Xây dựng là ngành được hưởng lợi từ CDCCLĐ và là ngành năng động trong một số năm 1996, 1997, 2005, 2006, 2007 trước khi xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính liên quan đến vỡ bong bóng bất động sản. Thời kì 1995-2000, Xây dựng là ngành năng động, tăng trong cả qui mô và hiệu quả. Các thời kì sau, do NSLĐ giảm, tỉ trọng lao động vẫn tăng dẫn đến tác động âm của CDCC động Ngành (6): Thương nghiệp, sửa chữa,khách sạn, nhà hàng: là ngành có đóng góp lớn thứ hai vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể, chỉ sau ngành CNCB và là ngành đượchưởng lợi từ quá trình CDCCLĐ. CDCCLĐ đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể trong tất cả các năm nghiên cứu.Trong các năm từ 1998-2003, tăng trưởng NSLĐ trong nội bộ ngành sụt giảm, nhưng nhờ tác động tích cực của CDCCLĐ nên ngành vẫn có đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ chung từ 10%-20%. Các năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu, ngành Thương nghiệp, sửa chữa,khách sạn, nhà hàng được coi là năng động và đóng góp trên 20% vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể.Như vậy: giai đoạn 2003-2013 là giai đoạn mà ngành Thương nghiệp, sửa chữa, khách sạn, nhà hàng phát triển cả về qui mô và hiệu quả hoạt động. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung của quá trình tăng trưởng và CDCC ở Việt Nam và một số quốc gia khác. Ngành (7): Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc là ngành có đóng góp dương vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể với mức trung bình hàng năm khoảng 4%. Thời kì 1995-2000, ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạclà ngành năng động và đóng góptích cựcvào tăng trưởng NSLĐ chung. Các năm khác trong giai đoạn 2001-2013, CDCCLĐ có tác động âm nhưng giảm không nhiều và nhờ tăng NSLĐ nên ngành vẫn có tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất chung của nền kinh tế. Ngành (8):Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn: là ngành có NSLĐ cao nhất, cao hơn mức NSLĐ chung hàng năm từ 5 đến 17 lần. Nhưng khoảng cách này được thu hẹp hàng năm, NSLĐ của ngành liên tục sụt giảm, tác động của tăng trưởng NSLĐ trong nội bộ ngành là âm ở tất cả các nămtrong giai đoạn nghiên cứu.Chính dòng lao động chuyển đến làm việc trong ngành Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn đãđóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể và vượt qua sự sụt giảm về năng suất lao động của ngành. Do vậy, đóng góp của ngành vào tăng trưởng NSLĐ chung là dương trong cả giai đoạn. CDCC động có tác động âm đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể ở hầu hết các năm. Có thể giải thích do dòng lao động di chuyển vào ngành này tăng trong khi NSLĐ của ngành giảm. Điều này cho thấy: qui mô của ngành này đang tăng nhanh vượt quá yêu cầu phát triển của ngành. 731
  14. Ngành (9): Các ngành còn lại: Có đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể với mức trung bình trên 10%. CDCCLĐ có tác động tích cực ở thời kì 1995-2000, 2001-2007 nhưng với mức đóng góp không cao, cùng với đóng góp của tốc độ tăng trưởng NSLĐ trong nội bộ ngành tạo nên mức đóng góp dương của ngành vào tăng trưởng NSLĐ chung. 732
  15. 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Một số kết luận Các kết quả phân tích về xu hướng thay đổi trong lao động và NSLĐ cho thấy: (1) tỉ trọng lao động và tỉ trọng GDP của ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản liên tục giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu; (2) có dấu hiệu lao động ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản dịch chuyển sang các ngành công nghiệp chế biến và ngành Thương nghiệp, sửa chữa, khách sạn, nhà hàng; (3) có khoảng cách lớn trong NSLĐ và tỉ trọng lao động giữa các ngành. Sử dụng phương pháp SSA, kết quả nghiên cứu đã đánh giá được mức độ đóng góp của CDCCLĐ (phân tách theo các tác động “tĩnh” và “động”) vào tăng trưởng NSLĐ chung của nền kinh tế theo mức tổng thể và theo 9 ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2013. Đánh giá ở mức độ tổng thể: CDCCLĐ đóng góp trung bình hàng năm khoảng 40% vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế. Đánh giá theo mức độ ngành: CNCB là ngành năng động nhất trong nền kinh tế, ngành này đóng góp trung bình hàng năm hơn 30% vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể, trong đó đóng góp do CDCCLĐ ngành này chiếm hơn 12%. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng NSLĐ của ngành xây dựng và tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, do đó, làm giảm đóng góp của các ngành này vào tăng trưởng NSLĐ chung. CDCCLĐ ở các ngành: CNCB; xây dựng; thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản có đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ chung của nền kinh tế. 5.2 Hàm ý chính sách Từ kết quả nghiên cứu, xin đề xuất một số định hướng về chính sách như sau: (1) Cần xây dựng các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu khuyến khích tái phân bổ các nguồn lực (vốn, lao động) sao cho hiệu quả và tăng cường đóng góp của CDCCLĐ ngành vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Kết quả phân tích cho thấy cần có các chính sách hợp lý để tạo nên các ngành/ nhóm ngành năng động đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ. Các ngành năng động này vừa tăng trong NSLĐ vừa tăng tỉ trọng lao động, tức là tăng về cả qui mô và hiệu quả hoạt động. (2) Xây dựng các chính sách phát triển ngành sao cho vừa đạt mục tiêu về cơ cấu ngành, vừa tận dụng những đóng góp tích cực từ CDCCLĐ ngành (gồm CDCCLĐ trong nội bộ ngành và CDCCLĐ giữa các ngành). (3) Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thị trường lao động không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng ra nước ngoài.vì vậy, CDCCLĐ không chỉ đơn thuần là cố gắng di chuyển nguồn lực từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ ở một nền kinh tế đóng mà với khoa học công nghệ hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu hóa, CDCCLĐ phải hướng tới việc phát huy lợi thế so sánh của bất cứ ngành nào, lĩnh 733
  16. vực nào có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và mang lại giá trị gia tăng ngày càng cao hơn. (4) Chuyển dịch cơ cấu ngành, trong đó có CDCCLĐ theo hướng khai thác hiệu quả và tạo ra lợi thế so sánh mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phảm, doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực và quốc gia. Định hướng phát triển các ngành là lấy hiệu quả kinh tế, đo bằng năng suất và tốc độ tăng năng suất là mục tiêu số một. Một số kiến nghị, giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu: (1) Nhà nước cần có các chính sách nhằm hỗ trợ tích cực cho lực lượng lao động di chuyển từ ngành Nông, lâm, ngư nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vị. Ví dụ các chính sách về vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, chính sách đào tạo nghề, chính sách di dân, các dịch vụ đào tạo nghề tại khu vực nông thôn, thúc đẩy xuất khẩu lao động nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động nông nghiệp ở nông thôn có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp và đủ trình độ chuyên môn để đóng góp tích cực vào tăng NSLĐ trong ngành họ chuyển đến mà không làm giảm NSLĐ của ngành vì tại Việt Nam, tỉ trọng lao động ngành có xu hướng tăng không cùng chiều với NSLĐ ngành. (2) Đẩy nhanh CDCC ngành ở khu vực nông thôn gắn với CDCC nông nghiệp bằng cách trú trọng phát triển một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản. Khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ du lịch, thương mại, dịch vụ dựa trên những lợi thế của từng vùng/ miền, mở rộng mô hình hợp tác xã, đầu tư đồng bộ phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn làm cầu nối cho liên kết giữa thành thị và nông thôn (3) Để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một mặt cần chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu người lao động có kĩ năng, họ ngày càng có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn ở nước ngoài, mặt khác, có thể thuê các chuyên gia thế giới đến làm việc ở tất cả các lĩnh vực trong nước nhằm tạo ra hiệu ứng lan tỏa tri thức cho nguồn nhân lực trong nước nhờ quá trình học hỏi trong lao động. (4) Tiếp tục thực hiện, đánh giá và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như: phát triển các ngành kinh tế chủ lực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNCB, thương mại dịch vụ); phát triển các khu kinh tế trọng điểm; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; tăng năng suất và chất lượng sản phẩm (5) Hạn chế mở rộng qui mô ngành công nghiệp khai khoáng bằng nhiều biện pháp như: các chế tài khi cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp thuộc ngành này; mức thuế suất khi xuất khẩu các tài nguyên, khoáng sản thô; mức thuế suất khi nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị phục vụ ngành này; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong ngành 734
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Minh (2010), ‘Động thái của hiệu quả phân bố giữa các ngành và tăng trưởng kinh tế’, Sốc và tác động của chính sách đến nền kinh tế, NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Bùi Thị Phương Liên (2007), Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất (lao động) ở Việt trung ương. Bart van Ark và Marcel Timmer (2003), Asia’s productivity Performance and Potential: The contribution of sectors and Structural Change, University of Groningen & Conference Board. Kuznet, S. (1976), Modern economic growth: Rate, Structure and Spread, 7th edition, New Haven: Yale University Press. Laitner, J. (2000), Structural change and economic growth, Review of economic studies, 67, p 545-561. Lewis.W.A (1954), ‘Economic Development with unlimited Suplies of labour’, Manchester School of Economic and Social Studies, 22, 139-191. Maddison (1980), Economic growth and structural change in advanced countries, in: L.Irving and J.W Wheeler (Eds), London croom Helm. McMillan, Margaret and Dani Rodrik (2011), ‘Globalization, Structural Change, and Economic Growth’, in M.Bachetta and M.Jansen, eds, Making Globalization Socially Sustainable, ILO and WTO, Geneva. Ngai, Pissarides (2007): Structural change in a multisector model of growth, The American Economic Review, 97, 429-443. Rodrik (2013), Structural change, fundamention, and growth: an overview, internet 735