Tác động của độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 4280
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_do_mo_thuong_mai_len_tang_truong_kinh_te_tai_vi.pdf

Nội dung text: Tác động của độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM THE IMPACT OF TRADE OPENNESS ON VIETNAM ECONOMIC GROWTH TS. Phan Thị Quốc Hương ThS. Lê Việt An Trường Đại học Quy Nhơn Tĩm tắt Mục đích chính của báo cáo là nhằm kiểm định tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Bằng cách sử dụng dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM hai bước cho thấy cĩ tồn tại tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế, trong đĩ xu hướng tác động thuận chiều được tìm thấy ở tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Ngồi ra, vốn đầu tư, lực lượng lao động và tỷ lệ lạm phát cũng được kiểm định cĩ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nước ta. Cụ thể, đầu tư tư nhân và tỷ lệ lạm phát cĩ tác động thuận chiều; ngược lại, chi tiêu chính phủ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và tốc độ tăng của lực lượng lao động được kiểm định cĩ quan hệ âm với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ khĩa: Độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, GMM. Abstract The main purpose of this paper is to test the impact of trade openness on Vietnam economic growth over 20 years. The model was analyzed by using two-step GMM method with data from 63 provinces in Vietnam. As a result, both the total import-export turnover and the import turnover have positive effects on growth. Furthermore, investment capital, labor force and inflation are factors affecting on economic growth. In particular, private investment and inflation have optimistic impacts; by contrast, government expenditure, foreign direct investment and growth rate of labor force own pessimistic relationship with economic growth in Vietnam. Keywords: Trade openness, economic growth, GMM. 1. Đặt vấn đề Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều quan điểm tuy khác nhau về cách tiếp cận, nhưng đều ủng hộ hoạt động giao thương như là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Ngay từ thế kỷ XVI, chủ nghĩa trọng thương đã cổ xúy cho hoạt động xuất khẩu thơng qua chế độ bảo hộ mậu dịch. Sau đĩ, Ricardo (1951); Smith (1976) đã bác bỏ cái nhìn phiến diện của học thuyết trọng thương khi đưa ra cơ sở lý luận cho cả xuất lẫn nhập khẩu dựa trên lợi thế sản xuất của các quốc gia và sự trao đổi này là hồn tồn tự nguyện. Từ đĩ, việc gia tăng độ mở thương mại của nền kinh tế tiếp tục được ủng hộ bằng cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Thật vậy, quá trình khu vực hĩa, tồn cầu hĩa đã làm nền thương mại của mỗi nước xích lại gần nhau hơn, đưa ngoại thương trở thành một nhân tố đĩng vai trị quan trọng 139
  2. trong tăng trưởng kinh tế. Mặc dù cĩ sự sụt giảm trong năm 2015 sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ 2012 - 2014, nhưng tổng kim ngạch thương mại hàng hĩa dịch vụ trên thế giới năm 2015 vẫn gần gấp đơi mười năm trước đĩ. Nếu xét chi tiết, kim ngạch thương mại hàng hĩa và dịch vụ lần lượt là 16,2 và 4,68 triệu tỷ USD. Khối lượng thương mại thế giới tiếp tục tăng chậm trong năm 2015 với mức trung bình là 2,7%. Tham gia vào chuỗi giá trị khổng lồ đĩ, Việt Nam gĩp phần khơng nhỏ trong danh sách các nhà xuất nhập khẩu hàng hĩa hàng đầu thế giới năm 2015 khi xếp vị trí 27 với giá trị 162 tỷ USD, chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới; các con số tương ứng về nhập khẩu là thứ tự 28, 166 tỷ USD và 1% tổng kim ngạch nhập khẩu (WTO, 2016). Tuy nhiên, chênh lệch xuất nhập khẩu lại làm giảm 8,62% điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung (Tổng cục Thống kê, 2016). Như vậy, về mặt lý luận, rõ ràng thương mại đĩng gĩp vào GDP, từ đĩ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia. Về mặt thực tiễn, mức đĩng gĩp này ảnh hưởng thuận chiều hay ngược chiều đến tăng trưởng cịn tùy thuộc vào bối cảnh của quốc gia đĩ. Hơn nữa, giai đoạn 2006-2015, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động khá lớn từ bối cảnh quốc tế. Kinh tế tồn cầu rơi vào suy thối giai đoạn 2008 trở đi đã làm nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đứng trước khĩ khăn, thậm chí là phá sản. Song những năm gần đây, nước ta tích cực đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, hợp tác với khu vực và thế giới. Nhờ vậy, thương mại quốc tế đã được phục hồi. Do đĩ, việc cĩ một đánh giá đầy đủ về ảnh hưởng của hoạt động ngoại thương lên tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết. Trong trường hợp Việt Nam, câu hỏi đặt ra là (1) độ mở thương mại ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; và (2) mức độ ảnh hưởng cụ thể là bao nhiêu. Bài báo này được thực hiện nhằm giải đáp câu hỏi trên. Trong mục 2, một số nghiên cứu về độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế sẽ được đề cập. Mục 3 trình bày phương pháp cũng như dữ liệu nghiên cứu. Mục 4 là kết quả nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận ở mục 5. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy sự đồng nhất cao khi đều khẳng định hiệu ứng tích cực của độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế với sự đa dạng của thang đo được sử dụng, phương pháp tiếp cận, đặc điểm mẫu điều tra (Fetahi-Vehapi và cộng sự, 2015; Ghosh và Gregoriou, 2008; Sachs và cộng sự, 1995; Wacziarg, 2001; Were, 2015). Trong đĩ, thang đo chủ yếu để phản ánh độ mở thương mại là kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hoặc tổng cả 2 giá trị trên. Đánh giá cả hoạt động xuất lẫn nhập khẩu nĩi chung, Ghosh và Gregoriou (2008); Zhang và Zou (1998) đều cho rằng độ mở thương mại là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế quốc gia, dù rằng đối tượng được khảo sát ở phạm vi quốc tế là các nước đang phát triển (Ghosh và Gregoriou, 2008), hay chỉ trong một quốc gia là Trung Quốc (Zhang và Zou, 1998). Các tác giả cũng nhận xét rằng, việc gia tăng xuất khẩu sẽ giúp quá trình phân bổ các nguồn lực đầu vào trở nên hiệu quả hơn, do cĩ sự cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thế giới. Cịn thúc đẩy nhập khẩu được nhìn nhận ở khía cạnh tích cực khi đây là một phương thức thuận tiện nhằm nhập khẩu cơng nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. 140
  3. Hoặc, dù chỉ xét riêng thành tố xuất khẩu, kết quả đạt được vẫn khơng thay đổi (Chen và cộng sự, 2011; Kormendi và Meguire, 1985). Kormendi và Meguire (1985) một lần nữa khẳng định thương mại là một trong các nhân tố vĩ mơ. Các tác giả cũng lập luận rằng việc hạn chế thương mại sẽ làm giảm khả năng khai thác lợi thế so sánh, làm giảm sản lượng đầu ra, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Đứng ở khía cạnh khác, một số tác giả nhìn nhận vai trị của từng hoạt động thương mại cụ thể theo trình độ phát triển của các quốc gia. Trong nhiều trường hợp, hoạt động thương mại cĩ thể giúp các nước lật ngược tình huống, trở thành nước cĩ thu nhập cao nhờ biết tận dụng lợi thế so sánh, đẩy mạnh con đường thương mại quốc tế. Đây là bài học để lại từ các nước cơng nghiệp mới nĩi chung, Singapore nĩi riêng (Huff, 1997). Ngược lại, tuy vẫn khẳng định rằng độ mở thương mại đĩng gĩp quan trọng cho nền kinh tế, nhưng Were (2015) chứng minh rằng nĩ khơng thật sự gây được ấn tượng ở các nước kém phát triển nhất, mà đặc biệt là châu Phi; với số liệu của 85 nước từ 1991 - 2011. Điều này cĩ thể được lý giải bởi cấu trúc và thành phần thương mại ở khu vực này ít đa dạng, giá trị gia tăng thấp, thị phần xuất khẩu ít, tiếp cận thị trường hạn chế. Giá cả hàng hĩa thấp, biến động trên thị trường quốc tế cũng là điểm trừ cho xuất khẩu nơi đây. Ngồi ra, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, vốn nhân lực cũng như vốn đầu tư hạn chế, thể chế chất lượng thấp đều làm giảm khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của khối nước kém phát triển. Nhưng nhìn chung, dù gì đi nữa, so với nhập khẩu, xuất khẩu vẫn cĩ ảnh hưởng lớn hơn, mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển; cịn tác động của nhập khẩu là khơng đáng kể. Khơng giống như vậy, tại các nước phát triển, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều đem lại nhiều lợi thế rất tốt cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào ngoại thương cũng mang đến một mức độ ảnh hưởng như nhau lên nền kinh tế. Nhiều bằng chứng cho thấy tác động tích cực của độ mở thương mại sẽ suy giảm khi mức thu nhập bình quân đầu người giảm xuống. Chính xác hơn, mở cửa thương mại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước cĩ thu nhập cao hơn, cũng như cĩ mức FDI cao hơn hoặc tổng vốn đầu tư cao hơn (Fetahi-Vehapi và cộng sự, 2015; Irwin và Terviư, 2002; Loayza và cộng sự, 2004). Ngồi ra, gia tăng thương mại đồng hành với tăng trưởng kinh tế nhanh, giúp thay đổi cách thức phân phối thu nhập của các hộ gia đình (Dollar và Kraay, 2004). Thu nhập cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế. Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu này được quan sát trong hơn 20 năm, trải dài từ khối OECD, 4 con rồng Đơng Á và Chi Lê, vốn cĩ nhiều kinh nghiệm tồn cầu hĩa cực kỳ nổi tiếng trong thập niên 1960, 1970. Qua đĩ đã chứng minh thương mại cĩ ý nghĩa trong việc cải thiện phúc lợi kinh tế cho người nghèo. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mơ hình nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết từ hàm sản xuất Cobb - Douglas và các nghiên cứu thực nghiệm đã tổng quan, mơ hình ước lượng tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam được trình bày như sau: 141
  4. Trong nghiên cứu này, độ mở thương mại (TRADE) được đo lường bởi các thước đo thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, bao gồm: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Theo đĩ, tương ứng với từng thước đo ta cĩ 3 mơ hình được xây dựng để kiểm định tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam như sau: Mơ hình 1: Mơ hình 2: Mơ hình 3: Trong đĩ: aj, bj, cj với j = 0 7 là các hệ số hồi quy tương ứng của mơ hình 1, 2 và 3. i và t lần lượt là đối tượng thứ i và năm thứ t. εi,t : Sai số ngẫu nhiên. Cách xác định các thước đo độ mở thương mại và các biến kiểm sốt trong mơ hình, dấu tác động kỳ vọng và các nghiên cứu thực nghiệm cĩ liên quan được trình bày như sau. Bảng 1. Giới thiệu các biến nghiên cứu trong mơ hình Dấu tác động Biến (ký hiệu) Cách tính Các nghiên cứu kỳ vọng Biến nghiên cứu chính Ghosh & Gregoriou (2008), Gong Độ mở thương Tổng kim ngạch xuất + & Zou (2002), Zhang & Zou mại (EI) nhập khẩu/GDP (%) (1998). Were (2015) Độ mở thương Kim ngạch xuất + Dung (2004), Were (2015) mại (EX) khẩu/GDP (%) Độ mở thương Kim ngạch nhập + Were (2015) mại (IM) khẩu/GDP (%) Các biến kiểm sốt Chen & cộng sự (2011), Tốc độ tăng Tốc độ tăng của GDP + Kormendi & Meguire (1985), trưởng (GDPG) (%) Zhang & Zou (1998) Chen & cộng sự (2011), Loizides Chi tiêu cơng Chi tiêu cơng/GDP + & Vamvoukas (2005), Kormendi (GOV) (%) & Meguire (1985) Vốn đầu tư khu vực Đầu tư tư nhân Bleaney & cộng sự (2000), Zhang ngồi nhà nước/GDP + (PRI) & Zou (1998) (%) Vốn đầu tư FDI/GDP Vốn FDI (FDI) + Osundina (2014), Kummer (2015) (%) 142
  5. Chen & cộng sự (2011), Bleaney Lực lượng lao Tốc độ tăng lực + & cộng sự (2000), Zhang & Zou động (LAB) lượng lao động (%) (1998) Loizides & Vamvoukas (2005), Lạm phát (INF) Tốc độ tăng CPI (%) - Kormendi & Meguire (1985) Nguồn: Tổng hợp của các tác giả 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu dùng để nghiên cứu tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam là của 63 tỉnh/thành phố trong giai đoạn 2006-2015. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và các tỉnh/thành phố nên đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy. Từ 64 tỉnh/thành phố ban đầu, tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội được sáp nhập vào năm 2007, do đĩ số liệu của hai địa phương này sẽ được hợp nhất và lấy tên là thành phố Hà Nội cho cả giai đoạn nghiên cứu. Các địa phương sau đĩ đã được mã hĩa từ 1 đến 63, bắt đầu từ thành phố Hà Nội đến cuối cùng là tỉnh Cà Mau. Như vậy, dữ liệu cuối cùng được sử dụng trong phân tích là dữ liệu bảng với thời gian T=9 và N=63 tỉnh/thành phố. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Để ước lượng dữ liệu bảng ta cĩ thể sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (pooled OLS), phương pháp ước lượng theo mơ hình tác động cố định (FEM) và phương pháp ước lượng theo mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM). Tuy nhiên, trong các mơ hình nghiên cứu được xây dựng, bên cạnh các biến độc lập khác, độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc Tăng trưởng kinh tế (GDPGt-1) cũng được xem là một biến độc lập, nên về mặt lý thuyết đây là mơ hình hồi quy dữ liệu bảng động (Dynamic panel data models). Với đặc điểm dữ liệu bảng động, trong mơ hình sẽ tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1 và biến nội sinh. Vì vậy, nếu ước lượng theo phương pháp pooled OLS, FEM hay REM sẽ dẫn đến kết quả ước lượng cĩ thể bị chệch, khơng vững và khơng hiệu quả và kết quả kiểm định khơng đáng tin cậy. Do đĩ, trong trường hợp này phương pháp ước lượng GMM sai phân (Difference Generalized method of moments - GMM) của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) được xem là phương pháp ước lượng phù hợp nhất nhằm khắc phục các vi phạm của mơ hình, bao gồm cả vấn đề biến nội sinh. Để kiểm định tính phù hợp kết quả ước lượng theo GMM, kiểm định Arellano-Bond về tự tương quan bậc 2 và kiểm định Hansen về biến cơng cụ ngoại sinh sẽ được sử dụng. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mơ tả các biến Bảng 2: Thống kê mơ tả các biến Các biến Số quan sát Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn GDPG 630 20,28 -31,70 178,19 13,40 EI 630 105,71 0,07 4234,26 334,06 EX 630 42,85 0,00 648,75 61,97 IM 630 62,86 0,00 4051,27 306,97 143
  6. GOV 630 34,47 2,61 150,11 25,13 PRI 630 22,88 1,00 71,41 9,29 FDI 630 5,49 0,00 150,83 12,67 LAB 630 1,53 -100,00 17,80 6,60 INF 630 -0,68 -99,98 24,33 9,23 Nguồn: Tính tốn của tác giả Giai đoạn 2006-2015, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cả nước là 20,28%. Trong đĩ, thấp nhất là -31,7%, xảy ra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2015, và cao nhất là 178,19% ở Bình Dương năm 2010. Đối với độ mở thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP trung bình trong giai đoạn này là 105,71%, trong đĩ kim ngạch xuất khẩu trung bình đĩng gĩp 42,85% và con số này ở kim ngạch nhập khẩu là 62,86%, gấp gần 1,5 lần so với kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 chủ yếu nghiêng về nhập khẩu. Đối với các biến kiểm sốt trong mơ hình, từ số liệu thống kê ở bảng 2, giai đoạn này giá trị trung bình của tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước so với GDP là 37,47%, trong khi đĩ tỷ trọng trung bình của vốn đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngồi so với GDP nhỏ hơn rất nhiều, lần lượt là 22,88% và 5,49%. Ngồi ra, tốc độ tăng trung bình của lực lượng lao động đạt 1,53% và đối với tỷ lệ lạm phát là -0,68%. Về mức độ biến động số liệu, kết quả về độ lệch chuẩn (bảng 2) cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu là hai yếu tố cĩ mức độ biến động số liệu nhiều nhất, với giá trị độ lệch chuẩn tương ứng là 334,06% và 306,97%. 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 3: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình GDPG EI EX IM GOV PRI FDI LAB INF GDPG 1,000 EI 0,019 1,000 EX 0,019 0,5122* 1,000 IM 0,017 0,9849* 0,3555* 1,000 GOV -0,007 -0,1720* -0,3387* -0,1188* 1,000 PRI -0,011 -0,1456* -0,1490* -0,1284* 0,2161* 1,000 FDI 0,050 0,2302* 0,4574* 0,1582* -0,1495* -0,030 1,000 LAB 0,1057* 0,041 0,077 0,029 0,0842* 0,069 0,046 1,000 INF 0,3463* -0,013 -0,020 -0,010 -0,023 0,028 -0,027 0,000 1,000 Nguồn: Tính tốn của tác giả * Nếu Pvalue <5% Từ bảng 3, kết quả kiểm định tại mức ý nghĩa 5% cho thấy cả ba chỉ tiêu phản ánh độ mở thương mại khơng cĩ tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDPG) Việt Nam. Ngồi ra, các biến liên quan đến vốn đầu tư (đầu tư cơng, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngồi) cũng được kiểm định khơng cĩ tác động lên tăng trưởng kinh tế tại mức ý nghĩa 5%. Hai biến được kiểm định cĩ tác động đến tăng trưởng kinh tế tại mức ý nghĩa 5% là tốc độ tăng lực lượng lao động (LAB) và tỷ lệ lạm phát (INF). Về mối quan hệ giữa các biến độc lập 144
  7. trong mơ hình, tại mức ý nghĩa 5% kết quả kiểm định cho thấy các biến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (EI), kim ngạch xuất khẩu (EX), kim ngạch nhập khẩu (IM), chi tiêu cơng (GOV) cĩ tương quan với các biến độc lập khác trong mơ hình, tuy nhiên hệ số tương quan được xác định rất nhỏ (nhỏ hơn 0,5). Mặt khác, theo kết quả tính tốn về yếu tố lạm phát phương sai (variance-inflation factor - VIF) của các biến độc lập trong 3 mơ hình nghiên cứu đều nhỏ hơn 2. Vì vậy, cĩ thể kết luận khơng tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong 3 mơ hình này. 4.3. Kết quả hồi quy Bảng 4 trình bày kết quả hồi quy theo GMM sai phân hai bước đối với 3 mơ hình. Kết quả kiểm định Wald (F test) trong 3 mơ hình đối với giả thuyết H0 trong trường hợp các hệ số beta của các biến độc lập đều bằng 0 bị bác bỏ tại mức ý nghĩa 1% (giá trị Pvalue của kiểm định Wald trong trường hợp này nhỏ hơn 1%). Điều này chứng tỏ mơ hình hồi quy thực hiện theo phương pháp ước lượng GMM sai phân hai bước cĩ ý nghĩa trong giải thích tác động lên biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế. Đối với tính phù hợp của mơ hình khi ước lượng theo phương pháp GMM sai phân, kiểm định kiểm định Arellano-Bond đối với tự tương quan bậc 2 và Hansen về biến cơng cụ ngoại sinh đều cĩ giá trị Pvalue > 10% nên khơng đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, hay kết quả ước lượng theo GMM sai phân được xác định là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Về tác động của các biến độc lập trong mơ hình, đối với tác động của độ mở thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và kim nhạch nhập khẩu được kiểm định cĩ tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại mức ý nghĩa 5%, trong khi đĩ kim ngạch xuất khẩu lại khơng cĩ tác động lên tăng trưởng kinh tế khi xét tại mức ý nghĩa 10%. Đối với các biến kiểm sốt đưa vào mơ hình, xu hướng tác động của chúng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở cả 3 mơ hình đều khơng thay đổi và chỉ là 1% tại mức ý nghĩa kiểm định; điều này phản ánh mức độ ổn định trong tác động của các biến này đối với biến phụ thuộc rất cao. Cụ thể, chi tiêu cơng của chính phủ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và tốc độ tăng của lực lượng lao động được kiểm định cĩ tác động nghịch chiều lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015, trong khi đĩ đầu tư tư nhân và tỷ lệ lạm phát lại cĩ xu hướng tác động hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này. Bảng 4: Kết quả ước lượng dữ liệu bảng động theo phương pháp GMM hai bước Biến Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 GDPG 0,1005 0,1295 0,0954 (0,000) (0,000) (0,000) EI 0,0028 (0,002) EX 0,0107 (0,177) IM 0,0024 (0,002) GOV -0,3057 -0,2735 -0,3140 145
  8. (0,000) (0,000) (0,000) PRI 0,5870 0,5043 0,6207 (0,000) (0,000) (0,000) FDI -1,0621 -0,8600 -1,1354 (0,000) (0,000) (0,000) LAB -0,0922 -0,0908 -0,0933 (0,000) (0,000) (0,000) INF 0,4835 0,5007 0,4787 (0,000) (0,000) (0,000) Số quan sát 504 504 504 Số biến cơng cụ 63 63 63 F(6, 62) 8965,36 21046,66 7209,46 Pvalue 0,0000 0,0000 0,0000 Arellano-Bond test for AR(1) -2,33 -2,45 -2,27 Pvalue 0,02 0,014 0,023 Arellano-Bond test for AR(2) 0,28 0,21 0,35 Pvalue 0,777 0,836 0,728 Hansen test 61,07 61,4 60,79 Pvalue 0,299 0,289 0,307 Nếu Pvalue <1%; Nếu Pvalue <5%; * Nếu Pvalue <10% Nguồn: Tính tốn của tác giả So sánh với xu hướng tác động về mặt lý thuyết cũng như kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế với độ mở thương mại tại Việt Nam trước đây, ta thấy các tác giả đều nhất trí về hiệu ứng tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế, dù biến số đưa vào nghiên cứu là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Cường và Hồi, 2014; Mai Đình Lâm, 2012; Sử Đình Thành, 2011) hay chỉ giá trị xuất khẩu (Nguyễn Phi Lân, 2009; Dung, 2004). Đối với các biến kiểm sốt trong mơ hình, kết quả hồi quy theo GMM hai bước cho thấy khơng cĩ sự thống nhất về dấu tác động từ kết quả trong nghiên cứu này với dấu tác động về mặt lý thuyết ở một số nhân tố. Mặc dù, về mặt lý thuyết, chi tiêu của chính phủ là một nhân tố cĩ tác động hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng nghiên cứu của chúng tơi cĩ cùng kết quả với Phạm Thế Anh (2008) về mối quan hệ âm của quy mơ chi tiêu ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này cĩ thể được giải thích vì Chính phủ thường phải thực hiện các dự án kém hiệu quả kinh tế mà khu vực tư nhân đã bỏ qua, hoặc ðảm nhận những khoản chi cho an sinh xã hội, quốc phịng Ngồi ra, với giá trị trung bình chiếm khoảng 25-30% GDP, chi tiêu chính phủ ở Việt Nam được đánh giá là khá lớn so với khu vực cũng như trên thế giới. Quy mơ chi tiêu chính phủ lớn đồng nghĩa với việc nguồn lực dành cho các hoạt động cĩ hiệu quả khác bị cắt giảm, và do vậy làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy nhận định ngược lại (Hồng Thị Chinh Thon và cộng sự, 2010; Mai Đình Lâm, 2012; Sử Đình Thành, 2011; Đào Thị Bích Thủy, 2014; Dung, 2004). Đặc biệt, Hồng Thị Chinh Thon và cộng sự (2010), Sử Đình Thành (2013) 146
  9. cịn phát hiện ra mối quan hệ phi tuyến giữa quy mơ chi tiêu chính phủ với tăng trưởng kinh tế; nghĩa là, tỷ trọng chi tiêu ngân sách ở các địa phương phải tăng vượt quá mức giới hạn nhất định thì mới cĩ ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, xu hướng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015 cũng được xác định đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi và nguồn nhân lực. Vai trị tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngồi đến tăng trưởng kinh tế thơng qua tác động trực tiếp hoặc tác động lan tỏa đã được minh chứng thơng qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước, đặc biệt đối với các quốc gia cĩ nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tơi lại cho thấy xu hướng tác động ngược lại. Bằng việc sử dụng mơ hình và phương pháp nghiên cứu phù hợp chúng tơi hy vọng kết quả kiểm định về xu hướng tác động của vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu cĩ độ tin cậy cao. Theo đĩ, xu hướng này một phần đã phản ánh đến mặt trái của dịng vốn đầu tư này vào Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh các lợi ích mà nguồn vốn này đem lại như chuyển giao cơng nghệ, tạo việc làm, tăng thu ngân sách thì những tác động tiêu cực, đặc biệt liên quan đến vấn đề gây ơ nhiễm mơi trường cũng cĩ thể ánh hưởng xấu đến tăng trưởng của Việt Nam trong dài hạn. Đối với lực lượng lao động, thật ra, xét về mặt lý thuyết, lao động là nhân tố đầu vào cho tăng trưởng, nhưng khơng phải lúc nào nĩ cũng cĩ ảnh hưởng tích cực. Trong một số giai đoạn, tùy theo đặc điểm tình hình phát triển của đất nước, quy mơ dân số lớn cĩ thể trở thành gánh nặng nếu khơng giải được bài tốn phúc lợi xã hội, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống Giai đoạn 2006-2015 nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng nhưng cũng cảnh báo nguy cơ già hĩa dân số, nĩ gĩp phần gây tác động âm của nhân tố lao động trong nghiên cứu của chúng tơi. Bên cạnh đĩ, khơng giống như kỳ vọng, kết quả kiểm định cho thấy tỷ lệ lạm phát cĩ tác động dương lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Đây cũng là nhận định của một số tác giả trong nước khác (Hồng Thị Chinh Thon và cộng sự, 2010; Nguyễn Phi Lân, 2009; Phạm Thế Anh, 2008). Đây là thời kỳ kinh tế Việt Nam vừa tăng trưởng vừa lạm phát cao (trừ những năm 1999 - 2001 giảm phát và 2008 - 2010 kinh tế suy thối). Sự gia tăng tổng cầu nội địa (cĩ phần hỗ trợ bởi chính sách kích cầu chống giảm phát và kích thích đầu tư hỗ trợ phục hồi tăng trưởng) cùng với luồng vốn FDI khổng lồ đổ vào Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng, nhưng nĩ cũng gây ra lạm phát. Chỉ riêng Mai Đình Lâm (2012) chưa phát hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong phạm vi nghiên cứu của mình. Cuối cùng, hai biến cĩ tác động như dấu kỳ vọng là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm trước và chi đầu tư tư nhân. Kết quả kiểm định cho thấy, tác động dây chuyền xảy ra đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. Điều này cĩ nghĩa là sự gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cĩ sự hỗ trợ bởi sự tăng trưởng kinh tế trong quá khứ. Mặt khác, tác động thuận chiều cũng được tìm thấy đối với chi đầu tư tư nhân. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi giống như kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây đối với Việt Nam (Đào Thị Bích Thủy, 2014; Hồng Thị Chinh Thon và cộng sự, 2010; Phạm Thế Anh, 2008; Sử Đình Thành, 2011). Điều này chứng tỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp luơn là động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; vì các nguồn đầu tư vào khu vực này được sử dụng hiệu quả hơn so với khu vực nhà nước. Hơn nữa, Cường và Hồi, (2014) cịn nhấn mạnh tác động này trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn. 147
  10. 5. Kết luận Từ kết quả ước lượng dữ liệu bảng động theo phương pháp GMM hai bước cĩ thể rút ra một số kết luận như sau: Trong giai đoạn 2006-2015 cĩ tồn tại tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong 3 biến đại diện cho độ mở thưởng mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu được kiểm định cĩ tác động thuận chiều lên lên tăng trưởng kinh tế, ngược lại kim ngạch xuất khẩu lại khơng cĩ tác động lên tăng trưởng kinh tế Viêt Nam trong giai đoạn này. Điều này khẳng định một lần nữa về tầm quan trọng của hoạt động thương mại với nền kinh tế đất nước, gĩp thêm một bằng chứng ủng hộ chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thơng qua các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà nước ta ký kết trong những năm gần đây. Đối với các biến kiểm sốt đưa vào mơ hình, chi tiêu cơng của chính phủ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và tốc độ tăng của lực lượng lao động được kiểm định cĩ tác động nghịch chiều lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong khi đĩ đầu tư tư nhân và tỷ lệ lạm phát lại cĩ xu hướng tác động hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. So sánh với với kết quả nghiên cứu trước đây chúng tơi tìm thấy cĩ sự trùng lập và khác biệt đối với xu hướng tác động của các biến. Điều này xuất phát từ sự khác biệt về mơ hình, phương pháp cũng như dữ liệu nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy phù hợp với mơ hình nghiên cứu cũng như thực hiện các kiểm định đối với sự phù hợp của mơ hình, chúng tơi hy vọng kết quả trong nghiên cứu này sẽ đạt độ tin cậy cao, từ đĩ đĩng gĩp về mặt lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam về tác động của độ mở thương mại và các nhân tố ảnh hưởng khác đến tăng trưởng kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hồi (2014), Tác động của chi tiêu cơng đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển và hội nhập - Trường ĐH Kinh tế Tài chính Tp. Hồ Chí Minh, Số 18, Trang: 27-33. Đào Thị Bích Thủy (2014), Tác động của chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp ASEAN-5 thời kỳ 1990 - 2012, Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Số 1(30), Trang: 46-52. Hồng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương và Phạm Thị Thủy (2010), Tác động của chi tiêu cơng đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam, Bài nghiên cứu NC- 19, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Mai Đình Lâm (2012), "Tác động của phân cấp tài khĩa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam", Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Phi Lân (2009), Phân cấp quản lý tài khĩa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. Phạm Thế Anh (2008), Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Bài nghiên cứu NC-03, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Sử Đình Thành (2011), Chi tiêu cơng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - kiểm định nhân quả trong mơ hình đa biến, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 252, Trang: 54-61. 148
  11. Sử Đình Thành (2013), Hiệu ứng ngưỡng chi tiêu cơng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - kiểm định bằng phương pháp bootstrap, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 268, Trang: 12- 22. Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Chen Sheng-Tung, Chen Chi-Chung và Kim Yoonbai (2011), Economic growth and government size in OECD countries: New evidence from the quantile regression approach, Economics Bulletin, Vol 31(1), pp. 416-425. Dollar David và Aart Kraay (2004), Trade, growth, and poverty, The Economic Journal, Vol 114(493), pp. F22-F49. Dung Cao Xuan (2004), The impacts of trade openness on growth, poverty, and inequality in Vietnam: Evidence from Cross-Province Analysis, Conference AFSE Congress, 16- 17 September 2004, Paris, France. Fetahi-Vehapi Merale, Luljeta Sadiku và Mihail Petkovski (2015), Empirical Analysis of the Effects of Trade Openness on Economic Growth: An Evidence for South East European Countries, Procedia Economics and Finance, Vol 19, pp. 17-26. Ghosh Sugata và Andros Gregoriou (2008), The composition of government spending and growth: is current or capital spending better?, Oxford Economic Papers, Vol 60(3), pp. 484-516. Huff W Greg (1997), The economic growth of Singapore: Trade and development in the twentieth century, Publisher. Cambridge University Press, Cambridge, UK. Irwin Douglas A và Marko Terviư (2002), Does trade raise income?: Evidence from the twentieth century, Journal of International Economics, Vol 58(1), pp. 1-18. Kormendi Roger C. và Philip G. Meguire (1985), Macroeconomic Determinants of Growth: Cross-Country Evidence, Journal of Monetary Economics, Vol 16(2), pp. 141- 163. Loayza Norman, César Calderĩn và Klaus Schmidt Hebbel (2004), External conditions and growth performance, Documentos de Trabajo (Banco Central de Chile), No. 292, pp.1-31. Ricardo David (1951), On the Principles of Political Economy and Taxation, Vol I-XI of The Works and Correspondence of David Ricardo. Edited by P. Sraffa and MH Dobb, Publisher. Cambridge University Press, Cambridge, UK. Sachs Jeffrey D, Andrew Warner, Anders Åslund và Stanley Fischer (1995), Economic reform and the process of global integration, Brookings papers on economic activity, Vol 1995(1), pp. 1-118. Smith Adam (1976), The wealth of nations, The 4th edition, Publisher JSTOR, University of Chicago Bookstore. Wacziarg Romain (2001), Measuring the dynamic gains from trade, The world bank economic review, Vol 15(3), pp. 393-429. Were Maureen (2015), Differential effects of trade on economic growth and investment: A cross-country empirical investigation, Journal of African Trade, Vol 2(1), pp. 71-85. WTO (2016), World Trade Statistical Review 2016, World Trade Organization. Zhang Tao và Heng-fu Zou (1998), Fiscal decentralization, public spending, and economic growth in China, Journal of Public Economics, Vol 67(2), pp. 221-240. 149