Tác động của EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 3700
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_evfta_doi_voi_xuat_khau_nong_san_cua_viet_nam.pdf

Nội dung text: Tác động của EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM PGS, TS. Nguyễn Văn Lịch Học viện Ngoại giao Ths. Nguyễn Trong Nhân Bộ Khoa học & Công nghệ Tóm lược: Việt Nam và EU đã ký Hiệp định tự do thương mại (EVFTA). Đây à cơ hội rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng. Sở dĩ như vậy vì Việt Nam à nước có rất nhiều tiềm năng về xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam đang bị ph thuộc và 1 số thị trường, cả đầu vào, lẫn đầu ra. Với EVFTA, nông sản Việt Nam sẽ có thêm 1 thị trường rất lớn cả về khối ượng và kim ngạch. Điều này sẽ tác động không chỉ đến nông nghiệp, mà còn cả đến kinh tế vĩ mô. Bên cạnh mặt tích cực, EVFTA cũng đặt ra cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam không ít thách thức. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều giải pháp, của cả chính phủ và doanh nghiệp. Thực hiện tốt các biện pháp đó, Việt Nam mới có thể khai thác được những cơ hội từ EVFTA. Từ khóa: EVFTA, tác động, nông nghiệp 1. Đặt vấn đề Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu nông sản. Trong những năm qua, việc xuất khẩu sản phẩm này đã có những đóng góp tích cực vào kim ngạch thương mại nói riêng, vào GDP nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình xuất khẩu, nông sản Việt Nam gặp khá nhiều rào cản. Một trong những rào cản chủ yếu là thuế quan. Vì thế, nếu Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do, sẽ tăng cường khả năng xuất khẩu nông sản lên rất nhiều. Điều này, không chỉ tác động đến thương mại, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế vĩ mô. Xuất phát từ thực tế đó, Việt Nam đã tích cực đàm phán và k Hiệp định thương mại tự do với EU vào tháng 6/2019. Đối với Việt Nam, đây là bước đi rất mạnh dạn, nhằm mở rộng thị trường, khai thác sâu hơn nữa tiềm năng đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh mặt thuận lợi, thì hiệp định này cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho Việt Nam. Vì thế, tìm ra giải pháp để tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam vào EU là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. 2. Cơ sở lý thuyết Bài nghiên cứu dựa trên lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung vào khai thác những mặt tích cực của hình thức khu vực mậu dịch tự do (FTA). Trên thực tế, hiện nay các FTA đã được mở rộng, nâng cấp thành các FTA thế hệ mới. Vai trò, tác dụng của các FTA này là rất lớn đối với các thành viên. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là một loại như thế. Trên cơ sở lý thuyết này, bài viết đã phân tích những tác động tích cực của EVFTA đến kinh tế Việt Nam, cả ở tầm vĩ mô và trong thương mại nói riêng. Lý thuyết trên cũng cho thấy, bên cạnh mặt tích cực, thì các FTA cũng đưa đến những khó khăn nhất định cho các nước trong quá trình tham gia hiệp định. Đây là cơ sở quan trọng 521
  2. để áp dụng vào thực tế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khai thác tối đa các mặt tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực của các FTA. 3. Nội dung chi tiết 3.1. Tác động của Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU đến kinh tế Việt Nam nói chung Tác động của Hiệp định tự do thương mại Việt Nam –EU đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) có tác động tích cực đối với kinh tế vĩ mô của Việt Nam, thể hiện ở nguồn thu từ gia tăng xuất khẩu (XK) sẽ lớn hơn những tổn thất do cắt giảm thuế quan. Theo MUTRAP, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 26 triệu USD/năm, tăng 2,7%/năm. Tác động của EVFTA đến kinh tế vĩ mô Việt Nam Biến số Kết quả Thu nhập quốc gia Tăng 26 triệu USD/năm Kim ngạch thƣơng Xuất khẩu Tăng từ 4% đến 6%/năm mại Nhập khẩu Tăng 3,1%/năm GDP Tăng 2,7%/năm Chi tiêu chính phủ và tƣ nhân Tăng 2%/năm Tiền lƣơng Tăng 4 - 5% so với khi chưa có EVFTA Nguồn: Tổng hợp từ: evfta/c/17261244.epi Bên cạnh đó, số người thoát nghèo của Việt Nam cũng sẽ tăng lên nhờ tác động của EVFTA. Thuế quan được d bỏ tạo điều kiện cho nông sản (NS) Việt Nam tại EU sẽ gia tăng sức cạnh tranh. Nông dân bán được nhiều hơn, gia tăng thu nhập, góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam. Đến đến năm 2025, sẽ có khoảng 70 nghìn người Việt Nam thoát nghèo (30 nghìn ở thành thị; 40 nghìn ở nông thôn) (1). (Đơn vị: nghìn người) 95.7 100 90 81.2 80 69 70 60 50 39.7 33.6 40 29.4 26.3 30 14.5 20 7.3 10 0 Cả nước Thành thị Nông thôn 2015 2020 2025 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Đánh giá tác động dài hạn của EVFTA (2014) Số người Việt Nam thoát nghèo nhờ tác động của EVFTA 522
  3. EVFTA mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, vì cắt giảm thuế quan và phi thuế quan của EU sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp thu hút thêm một lượng lớn lao động dư thừa. Mặt khác, tiêu chuẩn và chất lượng lao động của Việt Nam cũng sẽ được cải thiện đáng kể, vì EVFTA buộc Việt Nam phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như của ILO (2). Đồng thời, EVFTA còn giúp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) sâu rộng hơn nữa. Cho đến nay, Việt Nam chưa k một FTA riêng biệt nào với một nước thành viên EU, nên EVFTA là bước khởi đầu của tự do hóa thương mại giữa Việt Nam với thị trường này. Ngoài thâm nhập sâu rộng hơn vào các thị trường truyền thống, EVFTA còn giúp Việt Nam tiếp cận với những thị trường mới. Nhờ có EVFTA, vị thế đàm phán của Việt Nam tại WTO cũng như các diễn đàn kinh tế khác cũng được nâng lên. EVFTA còn giúp Việt Nam cân bằng quan hệ kinh tế với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc - những nền kinh tế mà Việt Nam thường xuyên bị thâm hụt thương mại. Tác động của EVFTA đối với thương mại của Việt Nam Nếu lấy năm 2007 làm năm cơ sở, thì XK của Việt Nam sang EU sẽ tăng 75% vào năm 2020 và 95% vào năm 2025. EVFTA không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến XK của Việt Nam sang EU, mà còn tác động đến XK của Việt Nam trên toàn cầu (XK của Việt Nam ra thế giới sẽ tăng từ 89% lên khoảng 93 - 94% vào năm 2025) (3). Nhập khẩu của Việt Nam từ EU có thể tăng 25 - 35%. Như đã biết, trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam vào EU (4). Tuy nhiên, EVFTA có thể sẽ bất lợi cho Việt Nam, vì nhập khẩu từ EU nhiều hơn. 3.2. Tác động của Hiệp định tự do thƣơng mại Việt Nam-EU đến xuất khẩu nông sản vào EU EVFTA góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng XK đối với một số ngành của Việt Nam, trong đó có nông nghiệp. Ngoài các thị trường truyền thống như Bungary, Pháp, Đức, Tây Ban Nha . EVFTA sẽ giúp Việt Nam XK NS vào những thị trường mới trong EU. Trong khi đó, đối với nhiều NS có thế mạnh XK của Việt Nam như tôm, cá tra sức ép cạnh tranh từ các nhà sản xuất trên thế giới là khá nhỏ. Tuy nhiên, EVFTA sẽ gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, khi EU áp dụng các biện pháp phi thuế quan như chỉ dẫn địa l (CDĐL), quy tắc xuất xứ, truy soát nguồn gốc, các biện pháp SPS và TBT (5) Đối với thủy sản, ngay khi EVFTA đi vào thực tiễn, khoảng 50% số dòng thuế của EU dành cho Việt Nam sẽ được xóa bỏ. 50% còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 - 7 năm (6). Việc thủy sản Việt Nam được hưởng thuế suất theo cam kết trong EVFTA, thay vì thuế GSP như trước sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. EVFTA còn tạo cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam trong việc tìm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến XK. Hiện nay, nguồn nguyên liệu trong nước đã và đang sụt giảm đáng kể. Do đó, Việt Nam phải dựa nhiều hơn vào nhập khẩu. Với năng lực chế biến thuộc nhóm đầu thế giới, doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản Việt Nam có thể nhập nguyên liệu từ một số nước ASEAN khác có FTA song phương với EU, chế biến và xuất sang EU. Khi đó, thủy sản Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi về thuế, từ đó, gia tăng XK vào thị trường EU. 523
  4. Đối với ngành điều, EVFTA cũng có những tác động lớn. Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu điều lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Việt Nam cung cấp tới 54,3% khối lượng này. Sau khi EVFTA có hiệu lực, XK hạt điều vào EU sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chí môi trường Ví dụ trong 11 triệu hạt điều, chỉ có 1 con sâu hay mọt thì cả đơn hàng sẽ bị ảnh hưởng (7). Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có 22/330 DN đạt các chứng nhận ISO (Hệ thống quản lý chất lượng HACCP) (8). Đây là thách thức lớn nhất của ngành điều Việt Nam. Đối với XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ, chắc chắn XK sẽ được rộng mở sau khi EVFTA có hiệu lực. Hiện nay, Việt Nam XK gỗ chủ yếu vào 5 nước là Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Ý, nhưng với EVFTA, thị trường được nâng lên 27 nước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU khoảng 80 - 85 tỷ USD/năm, lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch XK gỗ của Việt Nam sang EU. Vì thế, khi EVFTA có hiệu lực, XK gỗ của Việt Nam vào đây sẽ tăng đáng kể, dự báo đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020. Nói chung, EVFTA mang lại rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho XK NS Việt Nam. 3.3. Một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào EU 3.3.1. Thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình thực hiện Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU - Thuận lợi Việt Nam có đủ thuận lợi để xuất khẩu nông sản vào EU - Việt Nam có tiềm năng kinh tế lớn, nằm ở vị trí thuận tiện cho giao thương quốc tế. Tiềm năng này của Việt Nam có thể giúp EU giải quyết vấn đề tìm kiếm nguyên liệu phục vụ sản xuất. Với vị trí thuận lợi, Việt Nam sẽ là một cửa ngõ giao thương chính của châu Á với thế giới, giúp EU tăng cường tiếp cận thị trường khu vực. - Việt Nam có chế độ chính trị ổn định. Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tín nhiệm, ủng hộ; không có sự mâu thuẫn, xung đột giữa các tôn giáo. Ở Việt Nam không có những biến động chính trị, tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN EU. - Việt Nam có chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, đang ngày càng chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Chủ trương đó được thể hiện rất rõ: ―Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân , hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế ‖ (9) - Việt Nam có nhiều tiềm năng XK NS sang EU. Đó là thiên nhiên ưu đãi, con người cần cù, chăm chỉ, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả. EU tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam - Thông qua ưu đãi thuế quan và phi thuế quan cam kết trong EVFTA Với việc k EVFTA, EU đã mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội. Việt Nam có nhiều sản phẩm có thế mạnh và đủ điều kiện thâm nhập sâu rộng vào EU như gạo, thủy sản, hạt điều, cao su, hồ tiêu Việc xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo cam kết trong EVFTA, các DN sẽ có 524
  5. nhiều cơ hội cạnh tranh về giá khi XK vào thị trường này. Ngay cả khi EU áp hạn ngạch đối với một số mặt hàng trong 5 - 7 năm đầu, thì đây cũng là cơ hội cho XK NS của Việt Nam. Ngoài hàng hóa chịu mức thuế theo quy định, sẽ có một lượng hàng hóa khác được hưởng thuế 0%. Đây chính là cơ hội vàng cho XK NS của Việt Nam. Cụ thể là cho thủy sản, rau quả chế biến, cà phê. - Tiếp cận với nguồn nguyên liệu đầu vào phong ph , đa dạng với giá rẻ hơn từ EU cho sản xuất nông nghiệp Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu 70 - 80% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi (ngô, đậu tương, bột cá), phân bón, thuốc trừ sâu, máy nông nghiệp (10). Nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn tăng 10%/năm. Nhu cầu này sẽ đạt 10,55 tỷ USD vào năm 2022. Đáng chú là năm 2017, nhập khẩu từ Ý tăng tới 952,87% so với năm 2016 (11). Đối với phân bón các loại của EU, nhập khẩu đã tăng từ 16,91 triệu USD năm 2011 lên 28,7 triệu USD năm 2016. EVFTA tạo điều kiện cho Việt Nam hưởng mức thuế từ 0 - 5% với hầu hết các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, qua đó, mở rộng nhập khẩu các nhóm hàng này từ EU. - Bảo hộ CDĐL cao hơn cho NS Việt Nam tại EU CDĐL là vấn đề quan tâm lớn không chỉ của EU mà còn từ phía Việt Nam. Theo EVFTA, 169 CDĐL của EU sẽ được bảo hộ tại Việt Nam và 43 CDĐL của Việt Nam sẽ được bảo hộ tại EU. Với quy định của EVFTA, hàng hóa Việt Nam sẽ được đăng k chỉ dẫn thuận lợi hơn tại EU. Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng EU, thì việc được công nhận và bảo hộ CDĐL đang là cơ hội lớn cho NS Việt Nam. Theo đó, ngoài nước mắm Phú Quốc, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để hưởng lợi từ CDĐL như thanh long, cà phê, chè - Nhu cầu tiêu th NS ở thị trường EU khá cao và có xu hướng tăng Hiện nay, EU đang áp dụng biện pháp hạn chế khai thác và đánh bắt thủy sản. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân EU vẫn tăng nhanh. 42% người dân EU ăn thủy sản tại nhà ít nhất 1 lần/tuần. Tây Ban Nha là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất EU với 44kg/người/năm, đứng sau là Pháp, Đức, Anh và Ý. Vì vậy, EU buộc phải nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Hiện nay, một số loài cá đang được tiêu thụ rất mạnh tại EU như cá tra, cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile. - Những cam kết trong EVFTA và chính sách thương mại của EU tạo điều kiện cho XK NS Việt Nam Việt Nam là một trong 178 nước được hưởng GSP của EU, với mức thuế thấp hơn 3,5% so với thuế thông thường. Hiện nay, tỷ lệ thủy sản Việt Nam được hưởng GSP lên đến 80%. Chính những ưu đãi này đã mang lại cho Việt Nam một lợi thế lớn khi XK NS vào EU. Sau khi EVFTA được ký kết, Việt Nam vẫn có 2 năm tiếp tục được hưởng GSP. Khó khăn - Nguồn cung nguyên liệu nội địa không ổn định, sản xuất còn lạc hậu 525
  6. Hiện nay, chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nói riêng phải nhập khẩu hơn 60% thức ăn chăn nuôi. Tuy Việt Nam đã tự chủ được khoảng 30%, nhưng chất lượng còn hạn chế và giá thành còn cao. Mặt khác, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi k o theo rất nhiều rủi ro, như chi phí, thiếu chủ động, phụ thuộc về thời gian . Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các đơn hàng. Mặt khác, việc chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào nông nghiệp còn thiếu đồng bộ từ thiết kế, thi công, đào tạo lao động đến vận hành, quản lý hệ thống chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí không phát huy hiệu quả. Ví dụ như bảo quản, chế biến gạo: Tỷ lệ thất thoát trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, làm khô, xay xát, bảo quản chiếm hơn 12% khối lượng ban đầu, thiệt hại gần 800 triệu USD/năm3. Nếu ứng dụng khoa học và công nghệ tốt sẽ góp phần giúp ngành nông nghiệp tăng trưởng từ 30 đến 40% (12). - Quy định SPS/TBT khắt khe của EU Trong 156 đối tác nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, có 49 đối tác đã dựng rào các cản về an toàn thực phẩm (ATTP), SPS và TBT. Điển hình là các nước EU. Nhiều lô hàng của Việt Nam khi vào EU bị từ chối, do vi phạm SPS và TBT. Đây là thách thức lớn khi muốn khai thác thị trường EU. Ví dụ điển hình là XK thủy sản vào EU giai đoạn 2010 - 2015. Đã có 323 lô hàng của Việt Nam bị cảnh báo không đảm bảo ATTP tại Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc (13). Nhiều lô hàng bị các đối tác cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và ATTP như hồ tiêu, rau quả tươi: ớt, rau húng, quế, thanh long v.v Thậm chí, EU đã đưa ra cảnh báo sẽ cấm toàn bộ rau quả của Việt Nam. nếu phát hiện đủ 5 lô hàng không đảm bảo. EU đã và đang tăng tần suất thanh tra đối với NS của Việt Nam. Ngoài ra, từ tháng 10/2017, EU đã phạt th vàng với đánh bắt, khai thác thủy sản của Việt Nam do chưa tuân thủ các quy định IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing). Việc không tuân thủ các quy định SPS đã khiến NS Việt Nam bị mất uy tín, thậm chí có thể mất quyền XK trong tương lai. - Quy tắc xuất xứ của EVFTA EVFTA cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế cho hàng hóa Việt Nam vào EU. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng XK vào EU cần đáp ứng quy tắc xuất xứ. Đây có thể là một cản trở lớn đối với hàng XK Việt Nam, bởi nguồn nguyên liệu sản xuất của Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng XK của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế MFN, chứ không phải là mức thuế suất 0% như cam kết trong EVFTA. - Quy định về sở hữu trí tuệ (SHTT), ao động và môi trường của EVFTA Về SHTT, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hiện thực EVFTA. Hệ thống quản lý về SHTT của Việt Nam còn tương đối lỏng l o. Việc vi phạm SHTT diễn ra tương đối phổ biến và thiếu kiểm soát. Việc quản lý SHTT chỉ được coi trọng khi phát sinh gian lận trong thương mại trên thị trường, mà không có sự quản lý từ sản xuất. Do đó, nguy cơ vi phạm cam kết về SHTT trong hiệp định là rất cao. Đối với vấn đề sử dụng lao động: Các cam kết về lao động mang lại cơ hội nâng cao vai trò, tiếng nói của người lao động và cải thiện thu nhập của họ. Tuy nhiên, những cam kết 526
  7. đó cũng có không ít thách thức cho nhiều DN, khi họ sử dụng một lượng lớn lao động tr em trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2014, Việt Nam có tới 1,75 triệu lao động tr em, trong đó, 85% đang sống ở thành thị và 67% làm việc trong nông nghiệp (14). Điều này có nguy cơ vi phạm cam kết lao động trong EVFTA và các nước có thể từ chối nhập khẩu NS Việt Nam. Bảo vệ môi trường trong sản xuất và chế biến NS vẫn luôn là vấn đề nhức nhối đối với Việt Nam. Đồng thời, nguồn lực dành cho hoạt động này còn hạn chế, ý thức và năng lực của cán bộ quản l cũng như người dân chưa cao ảnh hưởng đến việc thực thi một cách nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan đến môi trường. - Các biện pháp phòng vệ thương mại Các tiêu chuẩn về thương mại của EU thuộc loại khắt khe nhất thế giới. Đáp ứng những tiêu chuẩn đó, đòi hỏi các DN Việt Nam phải bỏ ra chi phí rất lớn, ví dụ như về bán phá giá, trợ cấp, các quy tắc xuất xứ và sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Với một số ngành là thế mạnh XK của mình, EU sẽ đòi hỏi Việt Nam phải cắt giảm các hàng rào phi thuế quan, trước hết là loại bỏ các hình thức trợ giá từ phía Chính phủ. Vì thế, Việt Nam phải tuân thủ các điều khoản quy định về vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình công nghệ. Điều này sẽ gây bất lợi cho Việt Nam. 3.3.2 Một số giải pháp để Việt Nam thực hiện hiệu quả Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU Về phía Chính phủ Hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách thương mại - Cần sửa đổi và hoàn thiện chính sách thương mại, nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ để phục vụ nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu đầu vào, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho NS XK . - Cần ban hành, chỉnh sửa các văn bản, nghị định về thương mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và cam kết trong EVFTA. Trong đó, cần tập trung hoàn thành Chương trình thực thi hàng rào kỹ thuật trong thương mại; xây dựng các tiêu chuẩn đối với NS XK; thực hiện rà soát hàng hóa trước khi XK sang EU cũng như nhiều thị trường khác. - Cần hạn chế XK sản phẩm thô; khuyến khích XK NS đã qua chế biến để tăng hàm lượng giá trị gia tăng. Nhà nước nên ban hành quy định tiêu chuẩn DN được XK một số mặt hàng, gắn với việc tạo ra liên kết lâu dài và ổn định giữa nhà XK và nhà sản xuất, chế biến. - Cần gắn việc cấp phép cho các DN FDI của EU mở cơ sở bán l , với việc đưa hàng của Việt Nam vào bán trong các cơ sở đó. Làm tốt công tác này thì XK NS của Việt Nam sẽ phần nào giảm thiểu được khó khăn trong việc thâm nhập thị trường EU. - Cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi các bộ luật như Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản, cần đảm bảo nền kinh tế Việt Nam luôn vận hành theo đúng quy luật của kinh tế thị trường. Trong đó, vai trò can thiệp và điều tiết của Chính phủ không bóp méo, cản trở sự phát triển, lớn mạnh của doanh nghiệp. - Cần có một hệ thống giáo dục hiện đại, để hỗ trợ sự phát triển nói trên. Hệ thống giáo dục tiến bộ sẽ tạo ra nguồn nhân lực có đủ kỹ năng và tri thức để sẵn sàng làm việc, áp 527
  8. dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các quy chuẩn kế toán được chấp nhận trên toàn cầu, các thủ tục hành chính thuế được sắp xếp hợp lý và minh bạch sẽ góp phần thúc đẩy tích hợp chuỗi cung ứng. Nâng cao hiệu quả của những chính sách ưu đãi về vốn Vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều DN Việt Nam đang gặp khó về vốn. Trong một khảo sát, có 561.064 DN Việt Nam đang hoạt động, trong đó, DN vừa và nhỏ (SME) chiếm khoảng 97%, đóng góp 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 36% SME trên được tiếp cận vốn ngân hàng (15). Trên thực tế, hầu hết DN nông nghiệp Việt Nam là SMEs. Để nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi về vốn, đòi hỏi sự cố gắng từ nhiều phía, không chỉ từ việc thay đổi tư duy của các tổ chức tín dụng mà còn là sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp. Cụ thể như sau: - Về phía ngân hàng: Các ngân hàng thương mại tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm phù hợp, tạo điều kiện cho SME tiếp cận vốn vay. Các ngân hàng cần đẩy mạnh thiết kế các gói tín dụng, tín chấp riêng phù hợp đối với nhóm đối tượng là SME, nhất là với các SME trong nông nghiệp. Đồng thời, ngân hàng nên phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và XK cho các nhóm SME. - Về phía các cơ quan chức năng: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ SME đã được quy định trong Luật Hỗ trợ SME. Đồng thời, NHNN cần xây dựng và hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn Luật Hỗ trợ SME, bảo đảm sự đồng bộ ngay sau khi Luật Hỗ trợ SME chính thức có hiệu lực. - Nhà nước cần ban hành những chính sách nhằm tiếp tục giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay mới như cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng. - Các quỹ hỗ trợ và phát triển SME với nguồn vốn cấp từ ngân sách theo từng thời k cần được thành lập nhiều hơn. DN sẽ được vay vốn từ quỹ nếu như đáp ứng được các điều kiện như có dự án, phương án kinh doanh khả thi thuộc danh mục các lĩnh vực ưu tiên, các DN trong diện ưu tiên như: DN phụ trợ, DN chế biến NS, DN XK . Hiện nay, giải pháp ―bơm vốn‖ qua quá trình liên kết đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, đặc biệt với ngành nuôi trồng và chế biến cá tra, cá basa. Đối với người nuôi cá, ngân hàng chủ yếu cho hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có sự liên kết với các nhà máy vay. Khi liên kết với các DN chế biến và XK thủy sản, người dân không phải lo về đầu ra cho sản phẩm, yên tâm đầu tư phát triển (16). Nếu những mô hình như vậy lan rộng trên cả nước, trong toàn ngành nông nghiệp Việt Nam, không chỉ dừng lại ở con cá tra, mà sẽ được áp dụng cả với nhiều nông sản khác như: gạo, chè, rau quả, . 528
  9. Tăng cường cung cấp thông tin về EVFTA Không chỉ thiếu thông tin về EVFTA nói riêng mà các DN Việt Nam, nhất là các DN trong nông nghiệp còn hạn chế tiếp cận với ưu đãi thuế quan, cam kết của Việt Nam và đối tác trong nhiều FTA khác. Một nghiên cứu cho biết, trong 120 DN XK hàng đầu sang EU, khi được hỏi về thuế quan của EVFTA, 69% nói ―có nghe nói, nhưng không biết gì hơn‖ về EVFTA. DN ―có kiến thức sơ đẳng‖ là 26%, DN ―có kiến thức chuyên sâu‖ chỉ là 5% (17). Hiện nay, 78% DN Việt Nam cần các biện pháp hỗ trợ cụ thể từ Nhà nước, để tận dụng tốt nhất cơ hội từ EVFTA. 72% cho rằng Nhà nước cần hướng dẫn, tư vấn cho DN về EVFTA. 63% nhấn mạnh phải có một cơ quan cung cấp thông tin về EVFTA mà DN cần (18). Do đó, Chính phủ cần đẩy mạnh cung cấp thông tin về EVFTA. Cụ thể: - Đưa tin rộng rãi về tác động của hiệp định với DN XK NS; cung cấp thông tin về công nghệ, thị trường cho doanh nghiệp; tạo cơ hội cho DN tận dụng tốt những ưu đãi thuế quan từ EVFTA. - Cần tăng cường liên kết các DN XK với các hiệp hội. Đây là cách tốt nhất để DN tận dụng hiệu quả các cơ hội từ EU. Việc DN tham gia xúc tiến thương mại, các hội chợ, triển lãm tại nước ngoài giúp họ hiểu thêm được nhiều thông tin từ phía đối tác, tận dụng cơ hội để quảng bá thế mạnh của mình. Về phía doanh nghiệp Chủ động tiếp cận thông tin và những cam kết trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU DN Việt Nam còn nhiều hạn chế trong cập nhật thông tin của các FTA nói chung và EVFTA nói riêng. Vì vậy, các DN XKNS của Việt Nam phải: - Chủ động, tích cực hơn trong việc cập nhật thông tin về EVFTA. Hiện nay, nhiều dự án nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động của EVFTA với Việt Nam có độ tin cậy cao. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy cho doanh nghiệp. - DN cần tìm hiểu các rào cản phi thuế quan gây cản trở hoạt động XK của mình. Cụ thể, các DN XK NS cần nắm rõ về Thuế quan và các thủ tục hành chính; Quy định nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ; Quy định về chất lượng và an toàn; Công tác hậu cần; Quản lý rủi ro. - DN cần nắm rõ quy định của mỗi quốc gia, cái nào có thể tận dụng, cái nào cần tránh để không ảnh hưởng đến hoạt động XK . Cải thiện, nâng cao chất ượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của EU Việc chú trọng chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện tiên quyết giúp Việt Nam cạnh tranh được với thị trường nội địa của EU. DN Việt Nam cần lưu rằng, người tiêu dùng một số nước EU sử dụng quy định về MRLs (19) còn nghiêm ngặt hơn cả quy định chung của EU. Do đó, DN cần nắm vững những yêu cầu khắt khe của khách hàng, áp dụng cho NS XK . 529
  10. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh gây hại cho môi trường, EU hạn chế sử dụng một số loại hóa chất nhất định, được quy định trong một số Quy định và Hướng dẫn của EU. Ví dụ, với cà phê XK của Việt Nam: DN cần phải tìm hiểu rõ những đặc điểm của thị trường EU như: quy định đối với chủng loại cà phê, chất lượng cà phê, giá cà phê hay độ an toàn của cà phê Từ đó, DN đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất vào thị trường này. Chủ động tiếp cận khách hàng, lắng nghe phản hồi về sản phẩm Nhiều sản phẩm của Việt Nam tuy đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn, vệ sinh thực phẩm của EU, nhưng mức độ còn hạn chế. Điều này là do các DN vẫn chưa chủ động tiếp cận, trao đổi thông tin với khách hàng. Do đó, các DN Việt Nam cần tiếp xúc khách hàng, thay vì thụ động đợi họ tìm đến. Các DN cũng nên lắng nghe, tiếp thu những phản hồi, góp , đánh giá của các đối tác về chất lượng, bao bì, mẫu mã sản phẩm để không ngừng cải thiện sản phẩm của mình. Khi các DN Việt Nam có thể thành công ở thị trường EU, họ hoàn toàn đủ bản lĩnh và tiềm lực để XK sang các thị trường khác. GHI CHÚ 1- Báo cáo Đánh giá tác động dài hạn của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (2014) 2- International Labour Organization 3- Theo Thống kê của Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu – MUTRAP 4- Hiệp định EVFTA và một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, Báo mới, xuat-khau-cua-viet-nam-vao-thi-truong-eu/c/23422723.epi, truy cập ngày 03/02/2018 5- Sanitary and Phytosanitary Measure và Technical Barriers to Trade 6- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 7- Thùy Dương, Xuất khẩu điều vào EU sẽ đạt 1 tỷ USD trong năm 2017, Báo Công Thương, 2017.html, truy cập ngày 02/05/2018 8- Hazard Analysis and Critical Control Point System 9- Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10- Anh Phương, Bất cập trong sản xuất, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, Nhân dân, chan-nuoi.html, truy cập ngày 03/05/2018 530
  11. 11- Bộ Công Thương, (2018) Báo cáo xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017, NXB Công Thương, Hà Nội 12- Ngọc Qu nh, Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp: Vẫn chậm đổi mới, Báo mới, cham-doi-moi/c/22846078.epi, truy cập ngày 09/02/2018 13- Lê Kim Liên, Kiểm soát chặt hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, Báo Công Thương, trong-san-pham-thuy-san.html, truy cập ngày 28/03/2018 14- Tổ chức Lao động Quốc tế (2014), Điều tra quốc gia về Lao động tr em năm 2014 – Các kết quả chính 15- Nguyễn Thị Hiền, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Tạp chí tài chính, doanh-nghiep-nho-va-vua-tiep-can-hieu-qua-nguon-von-tin-dung-ngan-hang-128127.html, truy cập ngày 23/02/2018 16- Trọng Hu nh (2014), ―G khó cho ngành công nghiệp chế biến cá tra‖, Tạp chí thương mại số 20/2014 17- Thái Hoàng, TS Nguyễn Đình Cung: ―Cơ hội từ các FTA không mở ra cho tất cả mọi người‖, Vietnambiz, mo-ra-cho-tat-ca-moi-nguoi-12929.html, truy cập ngày 01/05/2018 18- Đậu Anh Tuấn (2016), Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề hội nhập quốc tế, Tạp chí Tài chính k I tháng 2/2016 19- Maximum Residue Levels TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Delegation of the European Union to Vietnam (2015), Guide to the EU – Vietnam free trade agreement, tr.22 – 24. 2. Delegation of the European Union to Viet Nam (2015), EU Blue Book 2015 European Union Development Cooperation Activities in Vietnam, Hanoi. 3. European Chamber of Commerce in Vietnam, Whitebook 2016 Trade/Investment Issues & Recommendations 8th edition, Hanoi. 4. Nguyen Binh Duong (2016), Vietnam – EU free trade agreement: Impact and policy implications for Vietnam, Foreign Trade University, tr. 3, 4, 17, 18. 5. Michael G.Plummer, Directorate General for External Policies, Policy Department, European Parliament (2012), Policy Briefing EU – Vietnam economic and trade relations, European Union, Belgium. 531