Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA) đến xuất khẩu rau củ của Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2700
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA) đến xuất khẩu rau củ của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam_eu_evfta_de.pdf

Nội dung text: Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA) đến xuất khẩu rau củ của Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) ĐẾN XUẤT KHẨU RAU CỦ CỦA VIỆT NAM EVALUATING THE POTENTIAL IMPACT OF VIETNAM - EUROPEAN FREE TRADE AGREEMENT (EVFTA) ON VIETNAM’S VEGETABLE EXPORT ThS. Doãn Nguyên Minh Trường Đại học Thương mại ThS. Trần Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN Tóm tắt Từ khóa: EVFTA, Xuất khẩu, Rau củ, Việt Nam, SMART, Cân bằng bán phần Abstract Keywords: EVFTA, Export, Vegetable, Vietnam, SMART, Partial equilibrium 530
  2. 1. Giới thiệu EVFTA được ký vào ngày 30/06/2019 và đã được thông qua bởi nghị viện EU vào ngày 12/02/2020. Theo Hiệp định này, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam. Điều này tạo ra những cơ hội mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên. Việt Nam có cơ hội xuất khẩu những măt hàng có lợi thế như dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản, Đồng thời, EU cũng có cơ hội xuất khẩu sang Việt Nam những mặt hàng như máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử và linh kiện, ô tô, Liên quan đến ngành xuất khẩu ngành hàng nông sản, và cụ thể hơn là xuất khẩu rau củ tươi, đông lạnh hoặc đã qua chế biến sang thị trường EU. Hiện nay, 12 trên 14 dòng HS 4 số thuộc mã HS 07 (rau củ tươi, sơ chế) của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu, tuy kim ngạch xuất khẩu chưa nhiều, đặc biệt là so với các quốc gia đứng đầu xuất khẩu sang thị trường này như Ma - rốc, nhưng cấu trúc xuất khẩu mã hàng 07 của Việt nam sang EU khá đa dạng. Khi EVFTA chưa có hiệu lực, thuế nhập khẩu vào thị trường châu Âu mặt hàng rau củ tươi, đông lạnh, hoặc đã qua chế biến của Việt nam ở mức trung bình và cao, từ 4% đến 15%, theo từng các dòng hàng. Hơn nữa hầu hết các dòng HS 4 số (12 trên 14) của mặt hàng này từ Việt Nam hiện đang phải chịu thuế quan nhập khẩu vào EU. Vì vậy, có thể nói hàng rào thuế quan đối với mặt hàng này vào thị trường EU là khá đáng kể, cũng như có độ bao phủ khá cao. Do đó, việc thuế quan của các dòng hàng này được giảm về 0% ngay lập tức (theo nhóm A của cam kết) dưới ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu sẽ có một tác động đáng kể lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về tác động của EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu rau củ của Việt Nam là cần thiết để thấy được những tác động tiềm năng của Hiệp định này, từ đó có những biện pháp để tăng cường lợi ích thương mại từ Hiệp định cũng như có thể đề xuất những phương án nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường châu Âu. Bài viết sử dụng giả định SMART với căn bản là lý thuyết cân bằng bán phần để đánh giá tác động tiềm năng của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu rau củ của Việt Nam sang châu Âu 2. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do lên dòng thương mại thường sử dụng mô hình trọng lực và đánh giá dựa trên số liệu tổng hợp để đánh giá tác động “sau khi” (ex-post) các FTAs có hiệu lực từ 5-10 năm. Tuy vậy, các nghiên cứu về tác động của FTAs lên dòng thương mại không đưa ra được một kết quả thống nhất. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Jan Tinbergen (1962), một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình trọng lực (gravity model) để đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do thấy rằng tác động của các hiệp định FTAs lên dòng thương mại không có ý nghĩa thống kê (statistically insignificant), hay việc ký kết các FTAs được cho là không có ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Trong khi đó, kết quả của Aitken (1973), Abrams (1980) và Brada và Mendez (1985) cho thấy rằng, các hiệp định thương mại tự do và đặc biệt là khối liên minh châu Âu (EC) có tác dụng thúc đẩy thương mại quốc tế giữa 531
  3. các thành viên nội khối. Các kết quả có phần đối nghịch này được giải thích là do sự khác nhau trong việc sử dụng mô hình định lượng và cách xử lý dữ liệu khác nhau của các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình trọng lực thường sử dụng các biến kiểm soát khác nhau (ngoại trừ những biến độc lập cố định như GDP, và khoảng cách địa lí), cũng như các phương pháp xử lý dữ liệu khác nhau ví dụ như mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS), phương pháp Tobit, phương pháp PPML (Poisson Maximum likelihood). Hơn nữa, việc sử dụng biến giả để đại diện cho FTAs thường không tính việc, các quốc gia tham gia vào một FTA thường là các quốc gia đã có sẵn lượng thương mại song phương lớn. Việc không tính đến các yếu tố mà một quốc gia tham gia hoặc được lựa chọn để tham gia vào FTA cũng sẽ gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả mô hình (Baier, Bergstrand, 2007). Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá xem FTAs có thật sự có tác động lên dòng thương mại quốc tế hay không (và nếu có thì là bao nhiêu phần trăm), các nghiên cứu liên quan đến tác động tiềm năng (ex-ante) của các FTAs, đặc biệt là FTAs thế hệ mới rất phổ biến. Các nghiên cứu này thường sử dụng các công cụ mô phỏng (simulation) ví dụ như SMART hay CGE và dựa trên các lý thuyết như cân bằng tổng thể (General equilibrium) hay cân bằng một phần (Partial Equilibrium) để đánh giá các tác động có thể xảy ra đối với cả nền kinh tế hay một ngành hàng cụ thể khi một quốc gia tham gia vào một hiệp định FTAs. Các nghiên cứu sử dụng CGE để đánh giá tác động của FTA đối với tổng thể nền kinh tế khá phổ biến, điển hình như Li (2014) đánh giá tác động RCEP lên đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Itakura và Lee (2014) sử dụng CGE để đánh gía tác động của TPP và RCEP lên nông nghiệp Nhật Bản; Li, Scollay, Gilbert (2017) đánh giá tác động của CPTPP lên đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Lu (2018) đánh giá tác động của của CPTPP và EVFTA lên xuất khẩu may mặc Việt Nam; Khan, Zada, Mukhopadhyay (2018) đánh giá tác động của CPTPP lên nền kinh tế Pakistan; Itakura và Lee (2019) đánh giá tác động của CPTPP và RCEP của các nước thành viên nằm trong cùng một chuỗi cung ứng toàn cầu. Các đánh giá chuyên biệt về một ngành hàng nhất định sử dụng mô hình cân bằng bán phần có hạn chế hơn về số lượng cũng như độ đa dạng thị trường được sử dụng để phân tích, ví dụ như Kumar và Ahmed (2014) sử dụng SMART để đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Nam Á (SAFTA) lên một số các dòng hàng nhạy cảm, hoặc Othineo và Shinyekwa (2011) sử dụng SMART để đánh giá tác động của liên minh thuế quan đông phi (East Africa customs union) lên Uganda. Llano, Perez và Steinberg (2019) mở rộng phạm vi nghiên cứu và đánh giá tác động thuế quan của Hoa Kỳ lên ngành hàng sắt ở các khu vực kinh tế khác nhau. Veeramani và Saini đánh giá tác động của hiệp định ASEAN và Ấn Độ lên ngành trồng trọt. Ngoài các nghiên cứu quốc tế, các nghiên cứu sử dụng công cụ giả định SMART tại Việt Nam cũng có phần hạn chế về mặt số lượng. Vu (2016) sử dụng SMART để định lượng tác động tiềm năng của EVFTA lên nhập khẩu thuốc y tế Việt Nam từ EU, Anh. Ngọc (2011) đánh giá tác động tiềm năng của hiệp định RCEP lên nhập khẩu ô tô tại Việt Nam. Tác động của RCEP lên mặt hàng ô tô tại Việt Nam được tiếp tục nghiên cứu bởi Tu, Ngoc và Hương vào năm 2017. Từ việc tổng quan các nghiên cứu đánh giá các tác động cả trước (ex-ante) và sau (expost) của các FTAs lên dòng thương mại nói chung và các FTAs thế hệ mới như CPTPP 532
  4. và EVFTA lên dòng thương mại Việt Nam nói riêng, nhóm tác giả nhận thấy các nghiên cứu đánh giá và đặc biệt là đánh giá định tính tác động của EVFTA lên một ngành hàng còn chưa đa dạng, đặc biệt chưa có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu về tác động của EVFTA đối với kim ngạch xuất khẩu rau củ (Mã HS 07) của Việt Nam bằng mô hình SMART, nhóm tác giả sử dụng mô hình SMART và lý thuyết cân bằng bán phần để đánh giá tác động của EVFTA lên ngành hàng rau củ của Việt Nam có tính duy nhất và không bị trùng lặp với các nghiên cứu đã có. 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 3.1. Mô hình cân bằng bán phần (Partial equilibrium-PE) Mô hình cân bằng bán phần là mô hình sử dụng lý thuyết cung cầu căn bản để đánh giá và phân tích một thị trường nhất định dưới tác động của các thay đổi về mặt chính sách (tăng cường, cắt giảm hàng rào thuế quan), hoặc các tác động khác ảnh hưởng đến cung và cầu của ngành hàng đó. Mô hình cân bằng bán phần thường bỏ qua các ảnh hưởng dẫn đến sự thay đổi của các ngành hàng liên quan hoặc thay thế, hoặc đưa ra giả định rằng ngành hàng đang được đánh giá phân tích là tương đối nhỏ so với cả nền kinh tế, nên các thay đổi từ ngành hàng này không gây ảnh hưởng đến các ngành hàng khác. Tính chất này của mô hình cân bằng bán phần giúp cho việc sử dụng mô hình và đánh giá trở nên đơn giản hơn, tuy vậy mô hình có điểm yếu là chỉ có thể đánh giá được một ngành hàng độc lập và bỏ qua các tương tác với những ngành hàng khác, cũng như việc sử dụng mô hình cân bằng bán phần cần tuân thủ theo một vài giả định khắt khe và thường không có thật ở thực tế. Vì vậy, các kết quả được đưa ra bởi mô hình cân bằng bán phần thường được coi như tham chiếu hoặc ước lượng về các thay đổi có thể xảy ra khi ngành hàng phải chịu sự ảnh hưởng bởi một chính sách nào đó, chứ không được coi như dự báo chính xác. Dưới đây, nhóm tác giả sẽ đưa ra khung lý thuyết căn bản của mô hình cân bằng bán phần dựa trên lý thuyết cung cầu. Một nước nhập khẩu j, nhập khẩu một mặt hàng i của nước xuất khẩu k sẽ có phương trình đường cầu như sau: ε M = αMPM αM là hằng số với điều kiện αM > 0, và ε 0 là hằng số, và η > 0 là độ co giãn xuất khẩu (co giãn cung). Trong trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế nhỏ, hoặc có kim ngạch nhập khẩu ngành hàng i nhỏ hơn so với tổng kim ngạch thương mại thế giới thì η bằng dương vô cùng. Điều kiện cân bằng của mô hình yêu cầu phương trình sau đây cần phải được thỏa mãn M = X Độ chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá xuất khẩu được tạo nên bởi thuế quan và được thể hiện bởi phương trình sau. PM = PX(1 + T/100) Với T là thuế nhập khẩu được tính theo phần trăm. 533
  5. Sự thay đổi trong lợi ích của việc xuất nhập khẩu sẽ được thể hiện bởi phương trình. ∆WM = ( - ) ∆WX = ( - ) 3.2. Giả định SMART (Single market partial equlibrium simulation tool) Dựa trên nền tảng lý thuyết của mô hình cân bằng bán phần (PE) được nêu trên, công cụ giả định SMART được áp dụng để tính toán sự thay đổi về dòng thương mại dựa trên mức thuế sẽ được thay đổi theo hiệp định thương mại tự do và kim ngạch thương mại của ngành hàng đó trong năm được chọn. Vì vậy, SMART có thể được coi như một công cụ để thiết lập giả định (Counter-factual) để trả lời câu hỏi “nếu như?” việc cắt giảm thuế quan trong tương lai được áp dụng vào hiện tại thì dòng thương mại sẽ bị thay đổi ra sao. SMART được sử dụng dựa trên các giả định sau đây về đường cung xuất khẩu và đường cầu nhập khẩu (1) Chỉ có một nhà nhập khẩu duy nhất trong mô hình, các nhà xuất khẩu phải cạnh tranh nhau để xuất khẩu sang thị trường của nước xuất khẩu, vì vậy đường cung xuất khẩu thường sẽ co giãn hoàn hảo, hay nói cách khác sẽ có độ co giãn là dương vô cùng, và đường cung sẽ nằm ngang (2) Giả định Armington: người tiêu dùng có thị yếu khác nhau về các sản phẩm được nhập khẩu từ các nhà nhập khẩu khác nhau. Do có thị hiếu khác nhau về các sản phẩm, nên dòng nhập khẩu sẽ không tập trung về một nước xuất khẩu, nếu nước xuất khẩu đó được hưởng các thuế quan ưu đãi đặc biệt (3) Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được chia thành hai bước, bước một, người tiêu dùng quyết định tổng cầu cho mặt hàng dựa vào chỉ số giá tiêu dùng, bước hai: người mua quyết định cầu của các chủng loại khác nhau của mặt hàng dựa trên tổng nhu cầu sử dụng Độ chính xác của kết quả từ mô hình SMART phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn lựa độ co giãn phù hợp để tính toán sự thay đổi về kim ngạch khi có sự thay đổi về giá cả do sự tăng lên hoặc giảm xuống của thuế quan. Hai độ co giãn cần được chọn trong mô hình SMART là co giãn cung, và co giãn thay thế. Trong bài viết này, nhóm tác giả lựa chọn độ co giãn cung (supply elasticity) là vô cực do theo số liệu của TRAINS thì năm 2014 kim ngạch nhập khẩu rau củ của liên minh châu Âu - EU ở mức 5 tỉ USD, tương đối nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu mã HS 07 của cả thế giới. Ngành hàng rau củ (HS 07) được chia làm hai nhóm hàng nhỏ là rau củ tươi vả rau củ đã qua chế biến, với độ co giãn thay thế khác nhau. Theo ước lượng của Sarris (1984), độ co giãn thay thế nhập khẩu của liên minh châu Âu - EU cho rau củ tươi sống là 1.08, trong khi đó cho rau củ đã qua chế biến là 1.56. Vì vậy, trong bài, nhóm tác giả sẽ chạy hai giả định cho hai nhóm hàng này với hai đọ co giãn thay thế khác nhau, lần lượt là 1.08 cho rau củ tươi sống và 1.56 cho rau củ đã qua chế biến. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu và giả định nghiên cứu Để có thể đánh giá được tác động tiềm năng của EVFTA lên xuất khẩu mặt hàng 534
  6. rau củ của Việt Nam sang thị trường EU, nhóm tác giả sử dụng số liệu nhập khẩu các mã hàng 6 số thuộc chương 7 trong hệ thống hài hòa HS (Harmonize system) của Liên minh châu Âu - EU với năm gốc là năm 2018, và từ đó thiết lập các giả định liên quan đến các chính sách thuế quan nhằm đánh giá tác động của các chính sách này. Dữ liệu về kim ngạch nhập khẩu của EU được trích xuất từ nguồn dữ liệu của UNCTAD-TRAINS thông qua SMART. Ngoài ra, các thông tin về lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan được trích xuất từ phụ lục 2-A-2 của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA). Trong bài viết, khối liên minh Châu Âu EU được hiểu là có 27 nước thành viên, không bao gồm Anh, hay còn gọi là EU27. Đồng nghĩa với việc, Anh sẽ không được hưởng các thuế quan ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do EVFTA. Đây là do, mô hình SMART là mô hình mô phỏng, có tính chất dự báo cho tương lai, vì vậy việc bao gồm Vương quốc Anh vào trong Liên minh châu âu EU sẽ tạo nên các vấn đề sai lệch cho các kết quả, do Anh đã rời khỏi liên minh thuế quan vào năm 2020. 3.3.1. Thực trạng xuất khẩu rau củ từ Việt Nam sang EU Hình 1 thể hiện kim ngạch xuất khẩu ngành hàng rau củ (HS 07) của Việt Nam sang thị trường EU vào năm gốc (năm 2018) theo mã HS 4 số. Các mã HS từ 0701 đến 0709 là các loại rau củ tươi hoặc đông lạnh, và các mã HS từ 0710 đến 0714 là các loại rau củ đã qua chế biến. Đơn vị: Nghìn USD (Nguồn: UNCTAD-TRAINS) Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu rau củ của Việt Nam sang EU theo mã HS 4 số Có thể thấy qua số liệu được cung cấp bởi UNCTAD-TRAINS, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau củ của Việt Nam sang thị trường EU là chưa cao. Trong năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chỉ đạt 7.5 triệu USD, xếp thứ 40 trong số các quốc gia xuất khẩu mã hàng này sang EU, và còn tương đối hạn chế so với các quốc gia đứng đầu như Ma-rốc (1.2 tỉ USD), Trung Quốc (500 triệu USD) và Thổ Nhĩ Kì (400 triệu USD). 535
  7. Trong 7.5 triệu kim ngạch xuất khẩu mã hàng 07 của Việt Nam sang thị trường Châu Âu, thì mặt hàng rau củ đã được qua chế biến (HS0710 đến 0714) chiếm 77% (sấp xỉ 6 triệu USD) trong khi đó mặt hàng rau củ tươi chỉ chiếm 23% kim ngạch nhập khẩu. Vấn đề này có thể được giải thích bởi khoảng cách tương đối đáng kể giữa Việt Nam và Châu Âu, gây trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, khi chưa có kinh nghiệm cũng như kĩ thuật giúp bảo quản độ tươi cũng như giữ lạnh cho sản phẩm. Vì vậy, có thể thấy, các mặt hàng thuộc các mã HS 0701 (Khoai tây), 0702 (Cà chua), 0703 (Hành củ), 0704 (Bắp cải), 0705 (Xà lách), 0706 (Cà rốt), 0707 (Dưa chuột), 0708 (Các loại cây họ đậu) có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu không đáng kể. Đặc biệt các loại rau củ có tính chất đặc biệt, khó vận chuyển như khoai tây (0701) và cà chua (0702) không có, hoặc gần như không có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Tuy vậy, mã HS 0709 (các loại rau củ tươi hoặc đông lạnh khác) lại có kim ngạch khá cao (gần 1.5 triệu USD). Đây là do, các loại rau củ trong mã hàng này thường có thời hạn sử dụng dài hơn, cũng như không yêu cầu quá nhiều kĩ thuật bảo quản trong quá trình vận chuyên (ví dụ như: cây atisô, măng tây, cần tây, nấm). Hơn nữa, các loại rau củ thuộc mã HS 0709 cũng phù hợp với nhu cầu của thị trường Châu Âu hơn, khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cho mã hàng này cũng cao hơn. Các mã hàng rau củ đã qua chế biến (bảo quản, làm khô) có kim ngạch xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với mặt hàng tươi, đông lạnh. Đặc biệt là mã hàng 0710 (rau các loại đã được sơ chế bằng hơi nước) và 0711 (rau các loại đã bảo quản tạm thời) có kim ngạch nhập khẩu tương đối lớn so với các sản phẩm được làm khô như 0712 (rau khô, ở dạng nguyên, cắt thái lát, vụn, hoặc ở dạng bột) 0713 (các loại đậu khô đã bóc vỏ, đã làm vỡ hạt). Điều này cho thấy, nhu cầu của thị trường Châu Âu vẫn hướng tới các loại rau củ tươi hơn, nhưng vì những loại rau củ tươi gặp trở ngại trong việc xuất khẩu nên thị trường chuyển hướng sang các loại rau củ đã được sơ chế hoặc đã trải qua các quy trình bảo quản cơ bản. Đây là một đặc điểm quan trọng cần lưu ý, vì nó cho thấy cơ hội và tiềm năng của việc xuất khẩu mặt hàng rau củ tươi sang thị trường Châu Âu. 3.3.2. Giả định nghiên cứu Để đánh giá được chính xác tác động của EVFTA lên xuất khẩu mã HS 07 của Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất giả định nghiên cứu như sau: Giả định: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu EVFTA có hiệu lực và các dòng hàng thuộc mã HS07 được cam kết trong lịch trình sẽ có mức thuế nhập khẩu vào EU giảm về 0% ngay lập tức. Dựa vào giả định nghiên cứu được đặt ra, nhóm tác giả chọn năm gốc, các mã HS được phân tích, cũng như mức thuế quan cho công cụ SMART. Từ đó SMART sẽ sử dụng các dữ liệu và thông số được đưa ra, kết hợp với mô hình cân bằng bán phần để ước lượng ra sự ảnh hưởng của chính sách thuế quan mới lên kim ngạch xuất khẩu rau của Việt Nam sang thị trường EU theo hai bước sau đây. Bước một, SMART sử dụng mức thuế quan mới và độ co giãn cầu và cung để tính ra lượng tổng nhu cầu mới cho mã HS 07 của thị trường EU. Bước hai, SMART sử dụng độ co giãn thay thế để tìm ra nhu cầu cụ thể (nhu cầu cho các chủng loại hàng hóa khác nhau) cả thị trường EU, từ đó tìm ra được kim ngạch xuất khẩu mới của Việt Nam sang EU. 536
  8. 4. Kết quả của giả định 4.1. Ảnh hưởng của EVFTA lên tổng kim ngạch xuất khẩu rau củ của Việt Nam Kết quả của giả định đưa ra một cái nhìn tích cực đến tác động của hiệp định EVFTA lên xuất khẩu mặt hàng rau (HS07) sang thị trường châu Âu của Việt Nam. Các kết quả tích cực này là kết quả của việc thuế quan được cắt giảm xuống 0% cho ngành hàng này theo các cam kết thuộc phạm vi EVFTA. Kết quả của bảng 1 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của mã hàng HS07 sẽ tăng 1 triệu USD, tức vào khoảng 13.8% khi ngành hàng này của Việt Nam được hưởng mức thuế 0% từ EU. Một cách tuyệt đối, mức tăng trưởng 13.8% là mức tăng trưởng tương đối đáng kể, đây là kết quả trực tiếp của mức thuế ưu đãi được đặt ra bởi hiệp định EVFTA. Bảng 1: Kết quả về sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu rau củ dưới tác động của EVFTA (Đơn vị: Nghìn USD) Chỉ số Giả định Kim ngạch xuất khẩu trước hiệp 7596.861 định (‘000 USD) Kim ngạch xuất khẩu sau hiệp 8650.793 định (‘000 USD) Tổng trị giá thay đổi xuất khẩu 1053.932 (‘000 USD) Phần trăm thay đổi xuất khẩu (%) 13.8% Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu Trước hiệp định, các mã HS 6 số thuộc mã HS 07 tuy phải chịu mức thuế trung bình (từ 6% đến 10%), tuy vậy độ phủ của thuế quan lại khá cao (76% các dòng hàng phải chịu thuế quan nhập khẩu từ EU). Vì vậy, việc giảm thuế của tất cả các dòng hàng này xuống 0% sẽ có một tác động đáng kể lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy vậy, một cách tương đối, so với các ngành hàng khác, thì mức tăng trưởng kim ngạch 1 triệu USD không phải quá lớn. Các nghiên cứu tác động của EVFTA trước đây cho thấy, có các mặt hàng có mức tăng trưởng rất đáng kể dưới tác động của hiệp định thương mại Việt Nam - châu Âu, các mặt hàng này thường là các loại hàng hóa vốn đã có mức kim ngạch xuất khẩu khá lớn sang EU. Kết quả này có thể được giải thích do kim ngạch xuất khẩu vốn đã hạn chế của Việt Nam sang EU đối với mặt hàng rau củ, đặc biệt là mặt hàng rau củ tươi hoặc đông lạnh, vì vậy, kể cả khi mức thuế được giảm xuống mức rất thấp là 0%, thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thể ngay lập tức nắm bắt được các cơ hội, cũng như các cản trở về mặt quy trình và công nghệ còn quá lớn khiến cho việc tăng trưởng kim ngạch nhóm hàng này trở nên khó khăn. 4.2. Ảnh hưởng của EVFTA lên kim ngạch xuất khẩu rau củ của Việt Nam sang EU theo các mã HS 4 số và 6 số Bảng 2 thể hiện kết quả ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Nam - EU lên xuất khẩu rau củ của Việt nam sang châu Âu theo các mã HS 6 số, chỉ các dòng HS có sự 537
  9. thay đổi được báo cáo trong bảng 2, các dòng hàng không có sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu được lược bỏ. Có thể thấy, 8 trên 14 dòng HS 4 số (87%) và 27 trên 38 dòng HS 6 số (70%) của mã HS 07 của Việt Nam có sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu dưới sự ảnh hưởng của EVFTA. Các mã HS 4 số không có sự thay đổi trong kim ngạch có các đặc điểm sau đây. Thứ nhất, các mã hàng như 0701, 0702, 0705, 0707, tuy hiện đang phải chịu mức thuế khá đáng kể từ 9% đến 12%, nhưng có kim ngạch xuất khẩu sang EU hiện nay ở mức tối thiểu, vì vậy, kể cả khi mức thuế quan nhập khẩu vào EU được giảm xuống 0% thì các mã hàng này cũng không có sự thay đổi trong kim ngạch ngay lập tức. Tuy vậy, không thể loại trừ trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai sẽ lợi dụng các chi phí được cắt giảm do mức thuế quan hạ xuống để đầu tư vào quy trình bảo quản, vận chuyển nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này. Thứ hai, các mã HS 0713, 0714, tuy có kim ngạch xuất khẩu sang EU cao hơn, nhưng vốn đã có mức thuế quan ở mức 0%, vì vậy, theo SMART, EVFTA sẽ không có ảnh hưởng lên các mã hàng này. Tuy vậy, không thể không tính đến trường hợp các mặt hàng này cũng có sự tăng trưởng nhất định, do hiệu ứng lan tỏa từ tăng trưởng kim ngạch từ các mã hàng khác, cũng như sự giảm xuống của chi phí xuất khẩu tổng thể hàng hóa thuộc mã 07. Đây là một trong những điểm yếu của công cụ SMART, SMART dựa trên mô hình cân bằng bán phần và tính toán một cách thuần toán học về các thay đổi, dựa trên các dữ liệu và tham số được cung cấp bởi người nghiên cứu, vì vậy, tuy rằng SMART khá hữu dụng trong việc tính toán các ảnh hưởng thuần túy của việc thuế quan giảm về 0%, nhưng lại không tính được đến các tính chất phức tạp hơn của thương mại quốc tế. Bảng 2: Ảnh hưởng của EVFTA lên xuất khẩu rau củ Việt Nam sang EU Mã HS Kim ngạch trước Kim ngạch sau Tăng trưởng hiệp định hiệp định (%) (‘000 USD) (‘000 USD) 0703 070310 44.26 62.1 40.33 070390 11.62 13.393 14.94 0704 070490 45.96 53.3 16.02 0706 070610 122.86 146.1 18.91 070690 14.67 17.44 18.8 0708 070820 25.92 33.97 31.06 070890 0.28 0.33 15.22 0709 070920 0.002 0.003 50 070930 103.104 121.23 17.58 070940 2.17 2.60 19.8 070960 371.21 390.9 5.30 070970 2.36 2.83 19.79 070993 23.8 30 26.04 070999 950.48 1161.09 22.15 0710 538
  10. 071010 0.247 0.342 38.46 071029 34.9 41.78 19.51 071030 0.335 0.52 57.61 071080 1686.16 2013.3 19.40 071090 5.74 7.3 28.13 0711 071159 2403.91 2672.79 11.18 071190 21.788 24.04 10.36 0712 071220 48.17 59.5 23.64 071231 13.53 15.83 17.38 071232 336.1 395.01 17.52 071233 6.1 7.2 17.31 071239 252.86 297.33 17.58 071290 80.79 92.95 15.05 Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu Một đặc điểm đáng chú ý tiếp theo là phần lớn tăng trưởng kim ngạch nằm ở nhóm hàng rau củ đã qua chế biến (HS 0710 đến HS0714), tăng trưởng của nhóm hàng này chiếm 73% (730 triệu USD) tổng lượng tăng trưởng của nhóm hàng này. Điều này cho thấy, các loại rau củ đã qua chế biến với lợi thế về mặt bảo quản vận chuyển sẽ tăng tưởng mạnh hơn dưới tác động của EVFTA. Các mã HS 6 số vốn có khối lượng xuất khẩu sang EU lớn như 070999 (Các loại rau củ tươi hoặc đông lạnh khác) hoặc 071159 (Các loại rau củ đã sơ chế khác), cũng sẽ có mức tăng trưởng lớn nhất dưới tác động của EVFTA. Tuy vậy cần phải nhận thấy rằng, mức tăng trưởng của EVFTA có sự phân bố không đồng đều, trong khi có những mã HS tăng trưởng 40% - 50% như 071030, 070310, có những mã HS chỉ có mức tăng trưởng 5% - 10%. 5. Một số kiến nghị nhằm tăng cường lợi ích thương mại từ việc giảm thuế nhập khẩu rau củ vào thị trường châu Âu Kết quả từ giả định SMART đưa ra cho thấy, mức thuế quan ưu đãi từ các cam kết của EVFTA sẽ có tác động tích cực lên kim ngạch xuất khẩu rau củ của Việt Nam sang thị trường EU. Tuy vậy, có thể thấy, mức tăng trưởng được SMART tính toán và đưa ra là tương đối hạn chế so với tương quan các ngành hàng khác như da giày, may mặc. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn khá thiếu kinh nghiệm cũng như trình độ kỹ thuật để cạnh tranh với các đối thủ quốc tế có sự am hiểu hơn về thị trường châu Âu hoặc có lợi thế hơn về mặt địa lý. Vì vậy, nhằm tận dụng tối đa được các lợi ích của EVFTA, chính phủ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu rau củ Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp như sau - Các kiến nghị về phía chính phủ Thứ nhất, chính phủ cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các cơ hội cũng như thách thức do hiệp định tạo ra. Tuy rằng, các hiệp định ký kết đem lại thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng các doanh nghiệp quan tâm đến EVFTA còn chiếm tỉ thể thấp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp FDI. Vì vậy, cần phải 539
  11. nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp nhằm nắm bắt những cơ hội cung như vượt qua các thách thức để nâng cao tổng trị giá xuất khẩu. Thứ hai, hiện nay các doanh nghiệp còn thiếu các thông tin cung như kĩ năng lấy thông tin liên quan đến các hiệp định nói chung và EVFTA nói riêng. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các biện pháp phổ biến các thông tin liên quan đến EVFTA đến các doanh nghiệp thông qua các phương pháp khác nhau như tổ chức tọa đàm hội thảo, hoặc phổ biến qua các kênh thông tin như truyền hình, qua các Website, sách báo. Thứ ba, Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vĩ mô, giới thiệu quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp Việt nam ra thị trường nước ngoài, giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường, xây dựng các chương trình phát triển các mặt hàng mới có lợi thế, các mặt hàng có tính mẫu mốt, có giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu quốc gia. - Các kiến nghị về phía doanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phát triển và đổi mới công nghệ, đặc biệt là các công nghệ bảo quản và vận chuyển rau củ sang thị trường châu Âu, nhằm giảm tối thiểu chi phí liên quan đến xuất khẩu mặt hàng, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh cho mặt hàng. Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải tích cực thay đổi, đa dạng hóa sản phẩm, và quan trọng hơn là làm cho sản phẩm có sự khác biệt so với các đối thủ thương mại khác. Đồng thời xây dựng chủ động và tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phát triển thị trường, đồng thời nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. 6. Kết luận Bài viết sử dụng mô hình cân bằng bán phần và giả định SMART để nghiên cứu tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do EVFTA lên xuất khẩu rau củ Việt Nam. Nhóm tác giả chọn năm 2018 làm năm gốc nghiên cứu và đặt ra giả định rằng mức thuế quan của các dòng hàng thuộc mã HS 07 sẽ được giảm về 0% ngay lập tức dưới các cam kết của EVFTA. Theo các giả định đặt ra, kết quả của bài viết cho thấy, EVFTA sẽ có tác động tích cực lên xuất khẩu mặt hàng rau củ của Việt Nam. Tuy rằng, mức tăng trưởng được ước lượng bởi mô hình không quá cao một cách tương đối so với các ngành hàng khác, nhưng, phần lớn các dòng hàng thuộc mã HS 07 sẽ có tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu. Các loại rau củ đã qua sơ chế (từ 0710 đến 0714) sẽ có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn tương đối so với các loại rau củ tươi và đông lạnh (0701 đến 0709), đây là kết quả của cấu trúc xuất khẩu của Việt Nam, cũng như các vấn đề doanh nghiệp Việt Nam gặp phải về kỹ thuật bảo quản vận chuyển rau củ tươi. Hơn nữa, nhìn vào dòng HS 6 số, có thể thấy mức tăng trưởng không được phân bố đồng đều, khi có các dòng hàng có mức tăng trưởng lên đến 40% - 50% nhưng các dòng hàng khác tăng trưởng 5% - 10%. Tuy vậy, nhóm tác giả cũng nhận thấy những mặt hạn chế trong nghiên cứu, đặc biệt là những hạn chế về mặt phương pháp nghiên cứu. Giả định SMART tuy rằng là một công cụ rất hữu ích trong việc đánh giá các tác động của FTAs đến kim ngạch của các 540
  12. dòng hàng, nhưng SMART lại không tính đến tính hiệu quả và đưa ra được các vấn đề liên quan đến tạo dựng thương mại (mở rộng mặt hàng xuất khẩu) khi thuế quan được bãi bỏ. Vì vậy, nhóm tác giả mong muốn trong tương lai, sẽ sử dụng các công cụ định lượng khác để đưa ra được một cái nhìn toàn diện về tác động của EVFTA lên nhập khẩu của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abrams, R.K., 1980. International trade flows under flexible exchange rates. Economic Review, 65(3), pp.3-10. 2. Aitken, N. D. (1973). The effect of the EEC and EFTA on European trade: A temporal cross-section analysis. The American Economic Review, 63(5), 881-892. 3. Anderson, P.L., McLellan, R.D., Overton, J.P. and Wolfram, G.L., 1997. Price elasticity of demand. McKinac Center for Public Policy. Accessed October, 13, p.2010. 4. Anh, T. T., & Ngoc, L. M. (2011). An assessment of the potential economic impacts of RCEP on Vietnam automobile sector1. The. World, 2013. 5. Baier, S. L., & Bergstrand, J. H. (2007). Do free trade agreements actually increase members' international trade?. Journal of international Economics, 71(1), 72-95. 6. Board, S (2009). Partial equilibrium: Positive analysis, UCLA Economics. Availbale at: 7. Brada, J. C., & Mendez, J. A. (1985). Economic integration among developed, developing and centrally planned economies: A comparative analysis. The Review of Economics and Statistics, 549-556. 8. Hertel, T., Hummels, D., Ivanic, M., & Keeney, R. (2007). How confident can we be of CGE-based assessments of Free Trade Agreements?. Economic Modelling, 24(4), 611-635. 9. Itakura, K., & Lee, H. (2019). Estimating the Effects of the CPTPP and RCEP in a General Equilibrium Framework with Global Value Chains. 10. Kapuscinski, C. A., & Warr, P. G. (1999). Estimation of Armington elasticities: an application to the Philippines. Economic Modelling, 16(2), 257-278. 11. Khan, M. A., Zada, N., & Mukhopadhyay, K. (2018). Economic implications of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) on Pakistan: a CGE approach. Journal of Economic Structures, 7(1), 2. 12. Kumar, S., & Ahmed, S. (2014). Impact of sensitive lists under SAFTA: Quantitative assessment using a partial equilibrium modeling. European Journal of Globalization and Development Research, 10(1). 13. Lee, H., & Itakura, K. (2014). TPP, RCEP, and Japan’s agricultural policy reforms. OSIPP DiscussionPaper, Osaka School of International Public Policy, Osaka. 14. Li, Q. (2014, August). Analyzing Effects of RCEP on Foreign Direct Investment in a Firm Heterogeneity CGE Framework. In CGE Workshop, Melbourne, Australia. 541
  13. 15. Li, Q., Scollay, R., & Gilbert, J. (2017). Analyzing the effects of the Regional Comprehensive Economic Partnership on FDI in a CGE framework with firm heterogeneity. Economic Modelling, 67, 409-420. 16. Llano, C., Pérez, J., Steinberg, F., & Hewings, G. J. (2019). Global and regional effects of the US tariffs on iron, steel and aluminium: A SMART combination of models with a focus on Spain. Regional Science Policy & Practice, 11(3), 525-547. 17. Lu, S. (2018). Evaluation of the Potential Impact of CPTPP and EVFTA on Vietnam's Apparel Exports: Are We Over-optimistic about Vietnam's Export Potential?. 18. Othieno, L., & Shinyekwa, I. (2011). Trade, revenue and welfare effects of the East African Community Customs Union Principle of Asymmetry on Uganda: an application of Wits-Smart simulation model (No. 677-2016-46674). 19. Sarris, A., 1984. World Trade in Fruits and Vegetables: Projections for an Enlarged European Community (No. 202). US Department of Agriculture, Economic Research Service. 20. Tinbergen, Jan J. (1962) "Shaping the world economy; suggestions for an international economic policy." 21. Trung tâm WTO và hội nhập 2019, Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 7/2019, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam-VCCI, Truy cập tại thang-112018 22. Tu, T. A., Ngoc, L. M., & Hương, N. Q. (2017). An Assessment of the Potential Economic Impacts of RCEP on Vietnam Automobile Sector. SECO/WTI Academic Cooperation Project Working Paper Series, 5. 542