Tác động của hội nhập kinh tế đối với nền kinh tế tỉnh Hòa Bình

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2650
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của hội nhập kinh tế đối với nền kinh tế tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_hoi_nhap_kinh_te_doi_voi_nen_kinh_te_tinh_hoa_b.pdf

Nội dung text: Tác động của hội nhập kinh tế đối với nền kinh tế tỉnh Hòa Bình

  1. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TỈNH HÒA BÌNH IMPACTS OF ECONOMIC INTEGRATION ON HOA BINH PROVINCE’S ECONOMY NCS.Bùi Thị Nguyệt Quỳnh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Hội nhập kinh tế đang mở ra cho tỉnh Hòa Bình nhiều vận hội mới.Tác động của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế tỉnh Hòa Bình biểu hiện khá rõ nét: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, các khu vực, các ngành kinh tế phát triển mạnh theo hướng bền vững, đồng thời trong quá trình hội nhập kinh tế, còn đặt nhiều khó khăn, thách thức buộc tỉnh Hòa Bình phải có những giải pháp thiết thực để khắc phục và đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trong bài nghiên cứu các phương pháp chủ yếu mà tác giả sử dụng trong khi nghiên cứu về kinh tế Hòa Bình là phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp chuyên khảo và đặc biệt là phương pháp so sánh hệ thống kinh tế. Nguồn số liệu xử lí chủ yếu ở niên giám thống kê Hòa Bình các năm. Từ khóa: hội nhập kinh tế, tăng trưởng, chuyển dịch, cơ cấu kinh tế Abstract Economic integration gives Hoa Binh many new opportunities. The impacts of economic integration on the economy of Hoa Binh province are quite apparent: high economic growth rate; economic structure shifting towards industrialization and modernization; economic ares and sectors developing strongly and sustainably, simultaneously, in the process of economic integration, there are also difficulties and challenges forcing Hoa Binh to have practical solutions to overcome and further promote its economic development process. In this paper, the main methods used by the author in studying Hoa Binh’s economy are economic statistical method, economic analysis method, monograph method and especially the method of comparing economic system. Data sources are mainly processed in the Hoa Binh statistical yearbook. Key words: economic integration, growth, transformation, economic structure 1. Những tác động của hội nhập kinh tế với nền kinh tế tỉnh Hòa Bình 1.1.Quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện khó khăn chung của cả nước và những khó khăn để lại của tỉnh Hà Sơn Bình cũ, nền kinh tế của Hòa Bình đến năm 1991 nhìn chung còn thấp kém. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, nông lâm thủy sản còn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, các ngành kinh tế tập trung sản xuất theo diện rộng, sản xuất ở Hòa Bình vẫn mang tính tự cấp, tự túc, kinh tế đơn thuần chỉ là nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cơ bản nhưng 867
  2. năng suất thấp, sản xuất lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh. Hoạt động thương nghiệp chủ yếu làm nhiệm vụ phân phối lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân trên dịa bàn theo chế độ chính sách vận hành theo cơ chế quan liêu bao cấp. Tài chính ngân hàng thiếu hụt ngân sách nghiêm trọng, giá cả không ổn định làm hạn chế sức sản xuất và tác động ảnh hưởng đến đời sống người dân đó là những khó khăn, thách thức cho việc phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hòa Bình.Tuy có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, công nghiệp kém phát triển, kinh tế thuần nông là chủ yếu. Nhưng từ năm 1991 đên năm 2010 nền kinh tế tỉnh Hòa Bình đã vươn lên phát triển toàn diện tăng trưởng nhanh cả về quy mô tốc độ. Gắn với khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của địa phương Tỉnh Hòa Bình đã đạt tốc độ về tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, cao hơn nhiều so với trước năm 1991. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1995 là 7,1%/ năm, so với cả nước là 8,2%. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 1996 – 2000 đạt 7,4%, so với cả nước là 7,0%. Thời kì 1991 – 1995 nhịp độ GDP trung bình đạt 7,1% với xu hướng tăng dần. Thời kì 1996 – 2000, nhịp độ GDP trung bình đạt 7,4 % nhưng xu thế giảm dần như xu thế chung của cả nước. Cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (7,0%/ năm) trong cùng thời kỳ. Tính bình quân (1991 -2000) tốc độ kinh tế vẫn đạt 7,3%, so với cả nước là 7,6 %.[126;445]. Quy mô GDP của tỉnh Hòa Bình có xu thế tăng trưởng tương tự xu thế chung của cả nước. GDP của tỉnh năm 2000 đạt gần 1.830,97 tỷ đồng (theo giá thực tế) và 1.575,3 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994) gấp 2 lần so với năm 1990 (so với quy hoạch trước đây GDP đạt 88% so với mục tiêu đề ra), tăng 44,1% so với năm 1995. [5;30 ] Trong 10 năm (2001 – 2010) kinh tế Hòa Bình có bước phát triển vượt bậc so với 10 năm đầu tái lập tỉnh.Trong giai đoạn 2000-2005, tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP, không tính thủy điện Hòa Bình) của tỉnh đạt mức khá cao, bình quân 5 năm là 8%/năm, cao hơn nhiều so với thực hiện giai đoạn 1996-2000 là 7,5 %/năm. Trong các năm 2006- 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm [2;17]. Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với giai đoạn trước. Như vậy, ta thấy tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá và ổn định. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ còn thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. 1.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Tăng tỷ trọng GDP các ngành Công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng các nghành nông, lâm nghiệp, thủy sản sẽ giảm từ 51,8 % năm 2000 xuống 41% vào nă 2005 và xuống 33% trong tổng GDP năm 2010. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng sẽ tăng từ 17% năm 2000 lên 22% vào năm 2005 và 27% trong tổng GDP vào năm 2010. Tỷ trọng các nghành dịch vụ sẽ tăng từ 31,2% năm 2000 lên 36% năm 2005 và 40% trong tổng GDP vào năm 2010 [ 7; 44, 9; 60]. Sự chuyển biến này phù hợp với xu thế chung của cả nước, mặt khác cũng cho thấy kết quả bước đầu cảu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 868
  3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu dân cư, lao động và nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh cũng có sự phân bố lại, thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và nâng cao năng xuất, chất lượng lao động xã hội. Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản sẽ giảm từ 83,6% năm 2000 xuống khoảng 80% vào năm 2005 và 70 -76% vào năm 2010. Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,7% năm 2000 lên 9% năm 2005 và 12 -13% vào năm 2010. Tỷ trọng lao động trong các nghành thương mại, dịch vụ tăng từ 10,75 năm 2000 lên 11% vào năm 2005 và 12-17% vào năm 2010. Cơ cấu phân bố dân cư cũng có những thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ dân số ở nông thôn, hình thành các cụm dân cư tập chung theo hướng đô thị hóa. Đến năm 2005, dân cư sống ở các thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp – thương mại tập trung sẽ chiếm khoảng 18% và đến năm 2010 sẽ lên đến khoảng 22%. Tỷ lệ cư dân nông thôn sẽ giảm từ 82,6% năm 2000 xuống còn 82% năm 2005 và 78% vào năm 2010 Sự chuyển biến này phù hợp theo xu thế đổi mới của kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.Cơ cấu thành phần kinh tế cũng chuyển biến mạnh theo hướng hiện đại, Sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế còn biểu hiện rõ trong sự chuyến biến cơ cấu nội bộ từng khu vực, từng ngành kinh tế. Khu vực I: Ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông lâm ngư có xu hướng giảm; Ngành thủy sản tăng dần tỷ trọng Ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần, chăn nuôi đang dần trở thành ngành chính trong nông nghiệp. Khu vực II: Các ngành công nghiệp xây dựng phát triển theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề, đa dạng hóa các sản phẩm, ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm. Ưu tiên sản xuất các mặt hàng công nghiệp chất lượng cao, cao cấp để có tính cạnh tranh cao, giảm bớt sản xuất các mặt hàng chất lượng thấp. Khu vực III: Tiếp tục đầu tư mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, đầu tư đa dạng hóa các loại hình dịch vụ . Cơ cấu thành phần kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực kinh tế nhà nước giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành trọng yếu. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh và đa dạng, đã phát huy tất cả các thành phần kinh tế, tạo năng suất lao động cao. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn một số hạn chế nhưng đã hình thành cơ sở bước đầu cho sự hội nhập và tham gia toàn cầu hoá của tỉnh. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ chuyển dịch theo hướng đa phương và có sự tập trung vào các lãnh thổ nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh, đã hình thành tiểu vùng phát triển cao và tiểu vùng chậm phát triển. Đặc biệt trong công nghiệp, sự phát triển và phân bố các cơ sở công nghiệp tại các xã, huyện trong tiểu vùng chậm phát triển, tại các vùng nông thôn có ý nghĩa quan trọng, là động lực phát triển kinh tế của các vùng khó khăn. 1.3.Các ngành kinh tế phát triển Nông, lâm, nghiệp: tiếp tục phát triển theo hướng đẩy mạnh đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp với từng vùng sinh thái, hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra một số nông sản đủ lớn làm cơ sở cho phát triển công nghiệp chế 869
  4. biến, phát triển mạnh cây công nghiệp và cây ăn quả, giảm dần tỷ trọng giá trị nghành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng nghành chăn nuôi; đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, chú trọng việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng kinh tế, rừng nguyên liệu,rừng gỗ xây dựng và rung gỗ củi; phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trên các hồ đập, nhất là sông Đà. Tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoàn 2001 – 2005 bình quân 5 - 5,5 %/ năm, giai đoạn 2006 – 2010 là 5 %/ năm[10; 325]. Đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Các loại nông lâm phẩm hàng hóa có mẫu mã đa dạng phong phú hơn, thị trường tiêu thụ được mở rộng, các sản phẩm được đầu tư xây dựng thương hiệu Nông nghiệp phát triển cho thấy vị thế vai trò quan trọng trọng tâm của nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh. Từ 1991 đến 2010, nông nghiệp đã cung cấp lương thực –thực phâm cho nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực là điều kiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp phát triển trở thành thị trường quan trọng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời phát triển nông nghiệp góp phần quan trọng bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái Tỉnh Hoà Bình đã triển khai nhiều chương trình hành động phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực sản xuất; cụ thể hoá chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như ban hành các chính sách phát triển thị trường nông, lâm thuỷ sản. Nhờ đó, tổ chức bộ máy dần được kiện toàn, quy trình sản xuất và chất lượng nông sản từng bước được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; hướng tới VSATTP. Năng lực cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như: cam, mía, cá sông Đà, gà đồi, lợn bản được nâng cao có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nước và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Quy mô sản xuất chuyển dần từ nhỏ lẻ sang tập trung sản xuất sản phẩm có lợi thế. Hình thức sản xuất hợp tác, liên kết tăng; thành phần kinh tế tư nhân tham gia sâu rộng khuyến khích sản xuất nông sản phát triển. Để tổ chức phát triển sản xuất, tỉnh Hoà Bình đã phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp; các quy hoạch phát triển ngành: chăn nuôi, thuỷ sản, sản xuất chè, cà phê, sản xuất mía, 3 loại rừng, bảo vệ và phát triển rừng, các tuyến đê xung yếu, phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê, đê điều, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, ngành nghề nông thôn, vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất cam an toàn tập trung, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, vùng sản xuất rau an toàn tập trung, 4 khu bảo tồn thiên nhiên. Công tác xúc tiến thương mại được quan tâm, đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hoà Bình. Tổ chức nhiều sự kiện nhằm quảng bá tiêu thụ sản phẩm như: Hội chợ thương mại, hội nghị xúc tiến đầu tư, tham gia triển lãm tại các tỉnh, tổ chức lễ hội cam Cao Phong Trong quản lý thị trường, giảm thiểu hàng hoá chất lượng kém tiêu chuẩn. Các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm chủ lực được đăng tải và phổ biến đến người sản xuất trong tỉnh. Tỷ lệ cơ sở sản xuất nông, lâm thuỷ sản đạt loại C giảm dần, tỷ lệ mẫu được kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tăng dần qua các năm. 870
  5. Hiện nay, giá trị sản xuất hiện hàng ngành nông lâm thủy sản đạt 10,28 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% giá trị tổng sản xuất phân theo ngành kinh tế của tỉnh; GRDP ngành nông, lâm thủy sản chiếm 22% tổng sản phẩm nền kinh tế. Sản phẩm chăn nuôi chính gồm thịt trâu, lợn, bò, gà, trứng gia cầm. Trong lĩnh vực trồng trọt, sản lượng cây lương thực hạt khoảng 36 vạn tấn/năm. Sản lượng cá nuôi trồng và gỗ khai thác tăng dần qua các năm. Trên địa bàn có 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với công xuất 480 nghìn tấn/năm và 3 xưởng chế biến chè. Có 3 nhà máy chế biến MDF công xuất 250 nghìn m³/năm, 2 nhà máy chế biến tre ép công nghiệp công xuất 200 nghìn m³/năm, 2 nhà máy chế biến viên nén công nghiệp đầu tư trên địa bàn đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên, thị trường nông sản tỉnh còn một số bất cập như: Sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập còn thấp; quy mô sản xuất một số sản phẩm chủ lực chưa đủ lớn; thành phần sản xuất cá thể còn nhiều; liên kết, hợp tác sản xuất còn rời rạc; tỷ lệ sản xuất kinh doanh đạt loại A còn thấp; nông sản chủ yếu được bán thô, hàm lượng KHKT, giá trị tích lũy trong sản phẩm thấp; giá trị tăng thêm mới tập trung tại khâu sản xuất, khu vực có lợi nhuận thấp. Những bất cấp trên là do xuất phát điểm nền sản xuất nông nghiệp tỉnh thấp; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, còn nhiều rủi ro; tư tưởng cá thể còn phổ biến nên chưa tạo ra sức mạnh tập thể, công tác nghiên cứu phát triển thị trường sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, chưa giao cho một tổ chức cụ thể. Trong thời gian tới, để phát triển thị trường nông sản cần phải xem xét quan điểm tổng thể từ khâu tìm kiếm thị trường, quy hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, giám sát, lưu thông trên thị trường và hậu mãi; huy động sự tham gia và phát huy vai trò tiên phong của thành phần kinh tế tư nhân nhất là các tập đoàn kinh tế lớn để có thể tập hợp, phát huy tiềm năng, lợi thế thành phần kinh tế cá thể; tăng hàm lượng tri thức, giá trị kết tinh theo chuỗi giá trị sản phẩm, nhất là trong khâu chế biến lưu thông; đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng và duy trì thị trường sản phẩm chủ lực, lợi thế của tỉnh. Công nghiệp và xây dựng: Công nghiệp được coi là đòn bẩy của toàn bộ nền kinh tế địa phương, công nghiệp tỉnh từ năm 1991 đên năm 2010 có bước phát triển đột phá. Mức tăng trưởng GDP ở mức 13 – 15 % / năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16 – 19 %/ năm. Trong đó, công nghiệp quốc doanh tăng 18,4 %/ năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 22,3 %/ năm và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6 %/ năm. Chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các làng nghề sản xuất thủ công nghiệp. Ưu tiên phát triển một số nghành công nghiệp mũi nhọn như chế biến nông, lâm sản, điện, điện tử, may mặc, giày da hướng về xuất khẩu và một số sản phẩm cơ khí nhỏ thay thế nhập khẩu. GDP nghành xây dựng năm 2010 cao gấp 3 lần năm 2000. Công nghiệp phát triển thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Sự phát triển công nghiệp đã cung cấp tư liệu cho các ngành kinh tế, cung cấp hàng tiêu dùng cho nhân dân. Công nghiệp phát triển góp phần củng cố an ninh quốc phòng, ổn định trật tự xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhân dân Có thể thấy sự phát triển công nghiệp xây dựng tỉnh Hòa Bình từ 1991 đến 2010, là đòn bẩy thúc đẩy mọi mặt kinh tế xã hội của tỉnh phát triển. 871
  6. KCN Lương Sơn là điểm nhấn trong phát triển công nghiệp của tỉnh ta trong hơn chục năm trở lại đây. Hàng ngày, trên 10.000 công nhân hối hả ra, vào ca. Hiện tại, KCN Lương Sơn đã thu hút được 28 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 232,7 triệu USD và 15 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 2.700 tỷ đồng, diện tích đất đã cho nhà đầu tư thuê chiếm 82% diện tích đất thương phẩm. Nhìn lại thời gian tái lập tỉnh Hoà Bình (năm 1991) sẽ thấy rõ hơn sự phát triển ngày hôm nay. Ngày đó, khi các nhà máy, xí nghiệp phục vụ xây dựng thuỷ điện Hòa Bình với hàng vạn công nhân rút đi, nền công nghiệp tỉnh ta vẻn vẹn vài cơ sở sản xuất. Ngoài thuỷ điện Hoà Bình, sản phẩm công nghiệp chủ yếu tập trung vào xi măng, mía đường, nhà máy bia, nước khoáng cùng vài ba doanh nghiệp may mặc nhỏ. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh những năm đó tối đa cũng chỉ đạt vài trăm tỷ đồng mỗi năm. Còn hiện nay, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 428 dự án, trong đó có 31 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 470 triệu USD, đăng ký sử dụng gần 670 ha đất và 397 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 42.521 tỷ đồng, đăng ký sử dụng hơn 36.000 ha. Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 8 khu công nghiệp với diện tích phê duyệt 1.672 ha cùng 18 cụm công nghiệp đã được quy hoạch với diện tích 474,6 ha. Tính đến tháng 6/2016, toàn tỉnh đã có 63 dự án đầu tư trong các KCN, trong đó có 18 dự án FDI và 45 dự án đi vào hoạt động. Do có những chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp, trong 9 tháng năm 2016, công nghiệp Hoà Bình bứt phá ấn tượng với giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 18.000 tỷ đồng, tăng trên 15% so cùng kỳ, thực hiện 78,56% kế hoạch năm. Chỉ số giá công nghiệp ước tăng 9,45% so với cùng kỳ, trong đó, tăng trưởng tập trung vào các sản phẩm: sản xuất điện tăng 9,23%; điện thương phẩm tăng 24,42%; may mặc tăng 15,92%; gạch xây dựng tăng 27% và xi măng tăng 26,75%. Trong nhiều năm qua, tỉnh ta tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp có lợi thế theo hướng đảm bảo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và có chi phí kinh doanh thấp Bên cạnh đó, tỉnh đã và đang tập trung hỗ trợ về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hỗ trợ về công tác xúc tiến đầu tư, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo nguồn nhân lực Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020. Trong đó, xác định đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp tỉnh ta chiếm khoảng 57,8% trong cơ cấu kinh tế; kim ngạch xuất, nhập khẩu gấp 3,5 lần so với năm 2015 (khoảng 910 triệu USD). Nghị quyết cũng nêu rõ phát triển công nghiệp có vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Đồng thời xây dựng các giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu đề ra, như cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tái cơ cấu ngành công nghiệp tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên, phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp cùng nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung vào đầu tư đồng bộ hạ tầng 5 KCN, bao gồm: Lương Sơn, bờ trái sông Đà; Mông Hóa; Lạc Thịnh; Yên Quang. Song song với đó là 7 cụm công nghiệp cũng được chú trọng dành nguồn lực đầu tư, như: Chiềng Châu; Đông Lai - Thanh Hối; Phú Thành; Phú Thành II, Hòa Sơn; Khoang U; Đồng Tâm. 872
  7. Thương mại, dịch vụ: là lĩnh vực kinh tế đặc biệt quan trọng và có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Là ngành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Năm 2010, quy mô sản xuất dịch vụ tăng 11 lần so với năm 1991, gấp 8 lần so với năm 2000. Duy trì tốc độ phát triển ở mức 9 – 12 %/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 20 – 30 triệu USD. Thu ngân sách trên địa bàn thời kỳ 2001 – 2010 đạt khoảng 10 - 14 % GDP. Tỷ trọng tích lũy trong tổng GDP hàng năm chiếm khoảng 12 – 18 %, năm 2010 đạt khoảng 23%. Tỷ lệ đầu tư trên tổng GDP năm 2005 đạt 30 % và năm 2010 đạt 32,2 % [10; 422]. Kinh tế thương mại dịch vụ đã khai thác có hiệu quả thể mạnh của địa phương. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, thị trường mở rộng. Việc giao lưu hàng hóa chuyển sang cơ chế thị trường, giá cả hình thành trên cơ sở quan hệ cung - cầu vận hành theo cơ chế thị trường và theo pháp luật, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Huy động các tiềm năng về vốn, khoa học kỹ thuật vào lưu thông hàng hóa. Thị trường mở rộng hơn, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng nhanh, hàng hóa đa dạng phong phú về chủng loại, mẫu mã, giá cả hợp lí. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, kinh tế đối ngoại thu hút đầu tư nước ngoài Kinh tế dịch vụ thương mại phát triển góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Thúc đẩy kinh tế xã hội chuyển biến theo hướng bền vững. Hoạt động xuất nhập khẩu: Đối với tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua, xuất khẩu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, hàng hoá xuất khẩu từng bước được đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Nhiều mặt hàng chủ lực như may mặc, linh kiện điện tử, thấu kính quang học, kim loại, đồ gỗ, hàng nông sản, cùng với cả nước ngày càng chiếm lĩnh được thị trường thế giới, đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh.Giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 toàn tỉnh đạt 573 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 30,5%/năm, góp phần làm tăng thu ngân sách, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đây sản xuất phát triển. Về cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao (may mặc, thấu kính, linh kiện điện tử, kim loại ) tăng từ 46,58% giai đoạn 2006-2010 lên 67,59% giai đoạn 2011-2015; số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng nhanh, sản phẩm đa dạng hơn, từng bước nâng cao về chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng, năm 2015 hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã xuất sang 21 nước và vùng lãnh thổ, tăng 40% so với năm 2010.[2; 45] Số doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu không ngừng tăng lên, năm 2015 số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là 30 doanh nghiệp, tăng 20% so với năm 2010. Các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào quá trình sản xuất, như hệ thống quản lý chất lượng ISO, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Công tác phát triển thương mại điện tử được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đối tầm quan trọng của thương mại điện tử ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Nhìn chung, những năm qua hoạt động xuất khẩu tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu 873
  8. nhập cho người lao động, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015, hoàn thành vượt mức mục tiêu xuất khẩu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Tài chính ngân hàng từ 1991 đến 2010 chuyển biến tích cực, thu chi luôn ở mức 2 con số. Thu ngân sách nội địa tăng. Tác động trưc tiếp thúc dẩy kinh tế Hòa Bình phát triển nhanh toàn diện. Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình được mở rộng nâng cấp. Thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhất là các xã vùng sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn. Sự phát triển của giao thông vận tải mang lại kết quả to lớn cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tế và quan hệ đối ngoại, tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng. Các ngành, các lĩnh vực kinh tế phát triển trong mối liên hệ tác động, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy thay đổi theo hướng tiến bộ cả chiều rộng và chiều sâu, tạo cơ sở vật chất làm chuyển biến mọi mặt xã hội. Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh gắn liền với việc đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên và thế mạnh của địa phương. Trong công nghiệp, tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và chế biến Trong nông lâm nghiệp, dựa vào nguồn tài nguyên đất, rừng và khí hậu Hòa Bình phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại nông lâm sản khác nhau, nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao Nguồn tài nguyên rừng được tỉnh khai thác có hiệu quả gắn với quy hoạch và phát triển, khoanh nuôi rừng Đặc biệt tỉnh có nhà máy thủy điện hàng năm đóng góp không nhỏ vào GDP của tỉnh, đồng thời vời lợi thế vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên ưu đãi các loại hình du lịch, dịch vụ phát triển 2. Những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập của tỉnh Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ sản xuất hàng hoá chưa cao, nông lâm ngư nghiệp có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế (chiếm 35% năm 2010). Thu nhập (GDP) bình quân đầu người năm 2010 bằng 59,4% so với trung bình cả nước (giá thực tế), thu ngân sách trên địa bàn tỉnh mới đạt 11,5% GDP.[1;11] Nền kinh tế của tỉnh cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, chất lượng và hiệu quả thấp, nhiều yếu tố mất cân đối và chưa thực sự ổn định để đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh, bền vững. Nhiều tài nguyên, nguồn lực chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả, thậm chí còn lãng phí, thất thoát. Trình độ lực lượng sản xuất và trình độ trang thiết bị kỹ thuật còn thấp, cơ cấu kinh tế chậm đổi mới. Do vậy, Hòa Bình vẫn là tỉnh có nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh trong vùng và so với cả nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và xã hội còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, hạn chế trong việc thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.Các điều kiện vật chất – kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tuy đạt được những tiến bộ nhất định, song vẫn còn thiếu hụt và lạc hậu về nhiều mặt, cả về giao thông vận tải, hệ thống thông tin, liên lạc, bưu điện lẫn điện nước, cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục Để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có những đầu tư lớn cho việc cải tạo, nâng cấp mở rộng hệ thống và đổi mới thiết bị kỹ thuật ở khu vực này. Đây là vấn đề hết sức nan giải và là một thách 874
  9. thức lớn cho việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống và đổi mới thiết bị kỹ thuật ở khu vực này. Đây là vấn đề hết sức nan giải và là một thách thức lớn đối với Hòa Bình trong quá trình đẩy nhanh sự phát triển Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tuy là tỉnh nằm ở đầu mối giao lưu và là cửa ngõ nối liền Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, Tây Trường Sơn và trung du Bắc Bộ, song nền kinh tế của Hòa Bình cũng đứng trước những áp lực, thách thức rất lớn của xu thế cạnh tranh gay gắt và những tác động tiêu cực của thị trường trên nhiều bình diện. Nếu không có chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa thích hợp, năng động bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng cao bền vững và hiệu quả thì nguy cơ tụt hậu về kinh tế càng đặt ra quyết liệt hơn. Hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến và nông âm sản của Hòa Bình có thể có ít cơ hội cạnh tranh xuất khẩu, tiêu thụ ở địa phương khác, thậm chí ít có cơ hội cạnh tranh ngay trên thị trường của tỉnh - Trình độ dân trí còn thấp, nhất là khu vực miền núi và nhiều nơi phong tục tập quán còn lạc hậu, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, hạn chế đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ của lao động xã hội trên địa bàn tỉnh tuy đã có bước cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung còn ở trình độ thấp. số người có trình độ quản lí chuyên môn, kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất ít và thiếu hụt nhiều so với yêu cầu phát triển kinh tế , đặc biệt là ở cấp cơ sở, trong các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh. Đại bộ phận là lao động thủ công, giản đơn, nhiều người thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất. Số lao động thiếu và chưa có việc làm khá đông và đang có chiều hướng gia tăng cả ở thành thị lẫn nông thôn. Việc đào tạo nguồn nhân lực, phân bố hợp lí dân cư, lao động giải quyết việc làm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động đang là vấn đề đặt ra gay gắt. Mức sống và điều kiện sống của dân cư, nhất là các xã vùng cao, vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện về y tế, văn hóa, giáo dục, xã hội còn thấp kém. Ở một số nơi, các tập quán xã hội và tập quán sinh hoạt cũ, lạc hậu còn tồn tại khá phổ biến. Chênh lệch về mức sống và điều kiện sống giữa các hộ dân cư, giữa các cộng đồng cũng như giữa các thành thị và nông thôn có chiều hướng gia tăng làm nảy sinh không ít vấn đề bức xúc về mặt xã hội Hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản: Địa hình chia cắt mạnh, không có những cánh đồng rộng, đất đai sản xuất bình quân đầu người thấp so với các tỉnh miền núi khác, các loại quặng đa kim không có nhiều. 3. Một số giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình trong quá trình hội nhập 3.1. Giải pháp chung Tập chung khai thác triệt để các nguồn nội lực của tỉnh: phát triển dồng bộ nhanh chóng hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng cao, sự phát triển toàn diện của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội, tạo ra sự liên kết giữa các vùng, các địa phương trong tỉnh với nhau và với bên ngoài. Vận dụng một cách sáng tạo chủ trương đường lối về kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh thực tiễn của tỉnh. Phải khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh, thu hút mọi nguồn lực 875
  10. cho phát triển bền vững. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo phát triển ổn định. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả tất cả nguồn lực vốn như: vốn ngân sách trung ương, vốn địa phương và vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biêt chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh, tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ban ngành, các tổ chức phi chính phủ về vốn đầu tư nhằm phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hộiphải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái: bảo đảm phát triển bền vững và cảnh quan, môi trường sinh thái; khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, trong hợp tác đầu tư nước ngoài. Gắn phát triển kinh tế với phát triển hệ thống đô thị và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng với bảo vệ giữ gìn môi trường. Phát triển toàn diện khoa học công nghệ: coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội. Đổi mới chính sách đầu tư, quản lí khoa học công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trên tất cả các lĩnh vực.Ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 3.2.Giải pháp cụ thể Huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài: để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động. Trước hết cần có quy hoạch phát triển các ngành kinh tế một cách cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển,lợi thế của địa phương về nguồn nhân lực, thị trường lao động. Quy hoạch các ngành kinh tế đảm bảo đồng bộ, liên ngành trên các phương diện vốn, lao động, thị trường, nguyên nhiên liệu. Nâng cao vai trò quản lí của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế : Đảng bộ địa phương phải quán triệt, tiếp thu những chủ trương chung, đi theo những định hướng của Trung ương đã vạch ra. Nhưng bên cạnh đó, mỗi địa phương trong cả nước có điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nên Đảng bộ địa phương phải đề ra những chủ trương, biện pháp sáng tạo, phù hợp nhằm đẩy nhanh công cuộc đổi mới nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng có hiệu quả nhất. Ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách nhằm tạo ra môi trường, hành lang pháp lí thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu, chú trọng khai thác các nguồn lực tại chỗ, biết lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, chọn mũi chỉ đạo để có bước đi và giải pháp thích hợp. Trên thực tế hiện nay và trong giai đoạn tới thì nông - lâm nghiệp vẫn là ngành 876
  11. sản xuất chính của tỉnh Hoà Bình. Đảng bộ Hoà Bình đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và lợi thế so sánh của đất nước, từng vùng gắn với thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng căn bản các nhu cầu thiết yếu về lương thực - thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp. Đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, đẩy mạnh cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, áp dụng công nghệ sinh hoạc, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ công nghiệp chế biến, các nghề truyền thống, chuyển dịch một bộ phận lao động nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống của nhân dân. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, các loại hình dịch vụ. Ban hành các chính sách thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cac khu công nghiệp, khu thương mại, phát triển các loại hình doanh nghiệp. Các ngân hàng, quỹ tín dụng trong tỉnh cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và liên doanh xuất khẩu. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống thị trường, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tìm kiếm mở rộng thị trường cho các sản phẩm công nghiệp . Kết luận Quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế cho cả nước nói chung và tỉnh Hòa bình nói riêng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Xét về góc độ phạm vi một tỉnh, quá trình hội nhập đã làm thay đổi hoàn toàn bức tranh kinh tế của tỉnh Hòa Bình so với giai đoạn trước: tốc độ, quy mô tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HDH, các ngành kinh tế phát triển mạnh Đồng thời quá trình hội nhập cũng tạo ra những khó khăn thách thức buộc tỉnh phải có những chủ trương chính sách phù hợp để thích nghi và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy hoạch tổng thể Kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2001-2010 (2001), Dự thảo của UBND tỉnh Hòa Bình. 2. Quy hoạch tổng thể Kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1996– 2010 có tính đến 2020 (2005), Dự thảo của UBND tỉnh Hòa BìnH 3. Tổng cục Thống kê (1995), Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình năm 1994 (1990- 1994), Xí nghiệp in tỉnh Hòa Bình 4. Tổng cục Thống kê (1998), Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình năm 1997, Xí nghiệp in Hòa Bình 5. Tổng cục Thống kê (2001), Niên giám Thống kê 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội 877
  12. 6. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội. 8. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội 10. Tỉnh ủy- Hội đồng nhân dân- ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2005), Địa chí Hòa Bình, NXB chính trị Quốc gia. 11. UBND tỉnh Hòa Bình (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình 2006 – 2010, Hòa Bình. 878