Tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình

pdf 10 trang Gia Huy 3970
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_the_che_den_tang_truong_kinh_te_truong_hop_cac.pdf

Nội dung text: Tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình

  1. TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH EFFECTS OF INSTITUTIONS ON ECONOMIC GROWTH IN MIDDLE INCOME COUNTRIES Dương Bá Vũ Thi Học viên Cao học K15, Trường Đại học Kinh tế Huế Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng chỉ báo hiệu quả của Chính phủ (government effectiveness) và chất lượng các quy định (regulatory quality) từ bộ chỉ số quản trị toàn cầu (WGI) để tiếp cận thể chế. Bằng phương pháp GMM sai phân của Arellano – Bond đối với dữ liệu bảng của 31 quốc gia có thu nhập trung bình theo phân loại của World Bank trong giai đoạn 2000 – 2014, nghiên cứu tiến hành phân tích hiệu ứng của thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cung cấp bằng chứng về tác động cùng chiều của thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế có thu nhập trung bình. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thực nghiệm còn cung cấp bằng chứng về tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nguồn nhân lực, độ mở thương mại; và “hiệu ứng ngược” cản trở tăng trưởng kinh tế của chi tiêu Chính phủ và lạm phát ở 31 quốc gia này. Từ khóa: Thể chế, hiệu quả của Chính phủ, chất lượng các quy định, tăng trưởng kinh tế, quốc gia có thu nhập trung bình Abstract The research used government effectiveness and regulatory quality of Worldwide Governance Indicators (WGI) to institutional approach. Employing Arellano – Bond difference GMM method for panel data of 31 middle income countries that are classified by the World Bank during the period 2000-2014, the research analyzes effects of institutions to economic growth in the countries of sample. Empirical results has provided evidence of positive effects of institutions on economic growth in middle income countries. In addition, empirical results has also provided evidence of positive effects of labor forces, trade openness to economic growth; and negative effects of government spending (government size) to economic growth in 31 countries. Key words: Institutions, government effectiveness, regulatory quality, economic growth, middle income countries 439
  2. 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Các câu hỏi: Tại sao một số quốc gia lại nghèo hơn những quốc gia khác? Tại sao một số quốc gia đạt được thành tích tăng trưởng kinh tế tốt trong khi những quốc gia khác lại trì trệ? Liệu các quốc gia nghèo có đuổi kịp được các quốc gia giàu có hơn hay không? luôn là các câu câu hỏi dai dẳng và thú vị, thách thức các nhà kinh tế trong nhiều năm (Nguyễn Thị Minh, 2015). Để trả lời các câu hỏi này, đã có nhiều mô hình tăng trưởng được đề xuất nhằm xác định các nguồn của tăng trưởng và cách thức của tăng trưởng. Một cách khái quát, có thể phân chia các mô hình tăng trưởng thành hai loại: mô hình tăng trưởng ngoại sinh (ví dụ: Solow, 1956; Swan, 1956) và mô hình tăng trưởng nội sinh (ví dụ: Romer, 1986; Lucas, 1988). Mô hình tăng trưởng ngoại sinh chỉ ra rằng mức tăng trưởng trong dài hạn phụ thuộc vào quy mô tăng ứng lao động, tích lũy vật chất, nguồn lực con người, và thay đổi công nghệ (Sử Đình Thành, 2014). Trong khi đó, mô hình tăng trưởng nội sinh chỉ ra rằng những thay đổi chính sách của Chính phủ có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng dài hạn (Trần Thọ Đạt & Nguyễn Khắc Minh, 2015); chẳng hạn mô hình của Barro (1990) chỉ ra rằng cách thức chi tiêu của Chính phủ quyết định tỷ lệ tăng trưởng dài hạn. Nhìn chung, các mô hình tăng trưởng (ngoại sinh, nội sinh) đều hướng đến mục đích là giải thích nguyên nhân tăng trưởng kinh tế dài hạn. Theo đó, sự khác nhau giữa các yếu tố trong mô hình tăng trưởng ngoại sinh và nội sinh dẫn đến sự khác nhau trong tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia; tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân mang tính bề nổi, còn nguyên nhân sâu xa quyết định sự khác nhau về mức độ tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia là thể chế lại chưa được thể hiện đầy đủ. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của các mô hình tăng trưởng (ngoại sinh, nội sinh) khi chưa làm rõ vai trò của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. Kể từ sau năm 1990, tác động của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế là chủ đề đã dành được sự chú ý, quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu (Bartlett et al., 2013). Tuy vậy, theo Silaghi & Mutu (2013), số lượng các nghiên cứu phân tích tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia mới nổi vẫn còn hạn chế, và đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào tiến hành phân tích tác động của thể chế thể đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có thu nhập trung bình. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu thu thập từ 31 quốc gia có thu nhập trung bình trong giai đoạn 2000 - 2014 nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về tác động của thế chế đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có thu nhập trung bình. 2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm 2.1. Khái niệm thể chế Theo North (1990), “Thể chế là luật lệ của trò chơi trong một xã hội; hay nói một cách trang trọng hơn, thể chế là những ràng buộc do con người tạo ra để định hình những mối quan hệ giữa con người với nhau”. Theo định nghĩa này, thể chế có 3 đặc điểm: (1) thể chế do con người tạo ra, (2) thể chế là các quy tắc của trò chơi mà từ đó tạo ra các ràng buộc tác động lên hành vi của con người, (3) hiệu quả cơ bản của thể chế là thông qua các ràng buộc tác động lên hành vi từ đó tạo ra động cơ và hành động của con người. Kasper và Streit (1999) cho rằng “Thể chế là những quy tắc ràng buộc hành vi của từng cá nhân vốn mang tính cơ hội chủ nghĩa và thất thường, không nhất quán; qua đó khiến cho hành vi con người trở nên dễ tiên đoán hơn, và vì vậy tạo điều kiện cho sự phân công lao động và tạo ra của cải vật chất. Thể chế chỉ phát huy tác dụng khi có những chế tài đi kèm để xử lý những hành vi vi phạm. Với định nghĩa này. thể chế theo Kasper và Streit (1999) được phân thành hai loại: thể chế bên trong và thể chế bên ngoài. Thể chế bên trong đề cập tới các tục lệ, truyền thống, quy định ngầm; thể chế bên ngoài đề cập tới các luật lệ, chính sách được viết thành văn bản của Nhà nước. 440
  3. 2.2. Tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế Tìm hiểu về tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế luôn là một chủ đề lớn cần được giải đáp đối với các nhà kinh tế. Những công trình của Douglas North đã đặt nền móng và ảnh hưởng sâu rộng đến các nghiên cứu tiếp theo về chể chế và vai trò của nó trong tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Trọng Hoài, 2013). Theo North và Thomas (1973), những yếu tố như đổi mới công nghệ, lợi thế kinh tế theo quy mô, giáo dục, tích lũy vốn không phải là nguyên nhân của tăng trưởng, mà chính chúng là bản chất của tăng trưởng. Do vậy, các mô hình kinh tế (tính đến thời điểm những năm 1970) chỉ mới giải thích cơ chế của tăng trưởng mà chưa với tới được nguyên nhân sâu xa của tăng trưởng. North (1990) cho rằng, thể chế có ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc động cơ của xã hội. Chính động cơ hành động là yếu tố quyết định sản xuất và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Một quốc gia giàu hay nghèo phụ thuộc vào liệu những ràng buộc về thể chế, quy định những lợi ích về kinh tế và chính trị, có khuyến khích các hoạt động sản xuất hay không? Ở các quốc gia đang phát triển, khung thể chế thiếu minh bạch và không hoàn thiện tạo ra nhiều rào cản mang tính độc quyền hơn là cạnh tranh, hạn chế cơ hội hơn là mở rộng chúng, đồng thời khiến đầu tư vào giáo dục để tăng năng suất ít đi Những điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tích lũy vốn vật chất, gia tăng vốn con người cũng như quá trình chuyển dịch nguồn vốn này thành của cải vật chất cho nền kinh tế. 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm Từ những lập luận của North, các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo đã cố gắng tìm hiểu vai trò của thế chế đối với tăng trưởng kinh tế trong hơn 30 năm qua để luận giải cho vai trò cực kỳ quan trọng của thể chế trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Knack và Keefer (1995) nghiên cứu về tác động của quyền sở hữu tài sản lên tăng trưởng kinh tế. Bằng cách sử dụng các chỉ tiêu đánh giá nguy cơ đối với nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng bao gồm sự thực thi hợp đồng, và nguy cơ bị chiếm đoạt làm biến đại diện cho quyền sở hữu tài sản; nghiên cứu đã chỉ ra rằng quyền sở hữu tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng. Do vậy, bảo vệ quyền sở hữu tài sản là một mảng quan trọng của thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Barro (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở 100 quốc gia trong giai đoạn 1960 – 1990. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về khía cạnh thể chế, biến Nhà nước pháp quyền có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ở những quốc gia mà việc tuân thủ nguyên tắc Nhà nước pháp quyền càng cao thì tăng trưởng kinh tế càng tốt. Bên cạnh đó, Barro cũng đã tìm thấy tác động yếu của tự do chính trị lên tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa dân chủ và tăng trưởng kinh tế có hình chữ U ngược, với mức độ tự do chính trị tối ưu cho thấy mức tăng trưởng nằm ở giữa nhóm quốc gia hoàn toàn dân chủ và nhóm quốc gia độc tài cao độ. Gần đây, chỉ số tự do kinh tế, chỉ số cảm nhận tham nhũng, và chỉ số quản trị toàn cầu là các chỉ số đại diện cho thể chế được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tiếp cận thể chế theo chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom), Nghiên cứu của Carlsson & Lundstrom (2002), Le (2008), K.Sarwar et al. (2013) đã tìm thấy bằng chứng về tác động (tích cực) của thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở phạm vi các nhóm quốc gia khác nhau. Mauro (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng lên tăng trưởng kinh tế ở 67 quốc gia và đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa giữa hai yếu tố này. Kaufmann, Kraay và Zoidon-Lobation (1999) nghiên cứu tác động của quản trị quốc gia đến thu nhập bình quân đầu người. Nghiên cứu bao gồm hơn 150 quốc gia với bội dữ liệu tổng hợp gồm hơn 300 chỉ tiêu từ nhiều nguồn khác nhau, chia thành sáu nhóm chỉ tiêu lớn: tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ổn định chính trị và bạo lực, hiệu quả của chính phủ, gánh nặng các quy định, nhà nước pháp quyền, và sự hối lộ. Kết quả cho thấy quản trị quốc gia có tác động mạnh và tích cực đến thu nhập bình quân đầu người, quản trị tốt hơn dẫn đến thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Các nghiên cứu tiếp theo của Kaufmann và cộng sự đã xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators –WGI). 441
  4. Tiếp cận khá tổng hợp về thể chế, Silaghi và Mutu (2013) sử dụng chỉ báo kiểm soát tham nhũng, hiệu quả của Chính phủ, và hồ sơ đầu tư làm đại diện cho thể chế để nghiên cứu tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế của 20 quốc gia mới nổi ở Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ La tinh, Trung Đông, và Châu Phi trong giai đoạn 2000 – 2010. Kết quả nghiên cứu của Silaghi và Mutu (2013) cho thấy, kiểm soát tham nhũng, hiệu quả của Chính phủ có tác động ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia được lựa chọn nghiên cứu. Riêng hồ sơ đầu tư thì chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu này. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác về ảnh hưởng của thế chế đến tăng trưởng kinh tế của Compton et al. (2006), Tridico (2007), Vieira (2009), Efendic et al. (2010), Tamilina và Tamilina (2014), Tun Yin Lin et al. (2014). Hầu hết, các nghiên cứu này đều tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ có ý nghĩa giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế. Như vậy, các bằng chững thực nghiệm đã chứng minh vai trò quan trọng của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. Vai trò này có thể khái quát qua phát biểu rất xúc tích đã lâu của North (1990) là: “Thể chế là yếu tố quyết định tăng trưởng trong dài hạn của một nền kinh tế”. 3. Mô hình, dữ liệu và phương pháp ước lượng 3.1. Mô hình nghiên cứu Dựa vào các mô hình nghiên cứu thực nghiệm của các nghiên cứu liên quan, đặc biệt là nghiên cứu của Silaghi & Mutu (2013), K.Sarwar et al. (2013). Nghiên cứu đề xuất mô hình thực nghiệm với dữ liệu bảng động để đánh giá tác động của thể chế và các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế như sau: Yit = β0 + β1Yit-1 + β2Iit + β3Xit + eit (1) Trong đó: i: là các quốc gia có thu nhập trung bình t: là thời gian, giai đoạn 2000 – 2014 - Y: GDP (giá cố định) theo đầu người của quốc gia. Đây là biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia - I (Instituations): Thể chế Trong các chỉ báo đo lường thể chế, chất lượng chính sách của Chính phủ là rất quan trọng trong việc giải thích nguyên nhân tăng trưởng kinh tế (Silaghi & Mutu, 2013). Do đó, nghiên cứu sử dụng hiệu quả của Chính phủ (government effectiveness) và chất lượng các quy định (regulatory quality) là 2 chỉ báo đại diện cho thể chế. - X: Tập hợp các biến có hiệu ứng lên tăng trưởng kinh tế, bao gồm: + GFCF (Gross Fixed Capital formation): Tích lũy tài sản cố định + GCONS (General government final consumption expenditure): Chi tiêu của Chính phủ + LABOR: Nguồn nhân lực + TRADE OPENNESS: Độ mở thương mại + INF (inflation): Lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) được sử dụng để đại diện cho lạm phát. 3.2. Dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 31 quốc gia có thu nhập trung bình trong giai đoạn 2000 – 2014. Dữ liệu được thu nhập từ ngân hàng thế giới (World Bank - WB), và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Trong quá trình ước lượng, tác giả đã chuyển hóa dữ liệu sao cho phù hợp với đặc tính của các biến trong mô hình nghiên cứu. Bảng 1 mô tả cách tính, và nguồn thu thập dữ liệu của các biến trong mô hình. Bảng 1: Mô tả, cách tính và kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình nghiên cứu Kỳ vọng Biến Mô tả Cách tính Nguồn dấu GDP bình quân đầu người theo GDP LnGDP WB giá cố định i,t I1 Hiệu quả của Chính phủ WGI + I2 Chất lượng các quy định WGI + GFCF Tích lũy tài sản cố định LnGFCFi,t WB + 442
  5. (%GDP) Chi tiêu của Chính phủ GCONS LnGcons WB +/- (%GDP) i,t Nguồn nhân lực – lực lượng lao LABOR Lnlabor WB + động (%Population) i,t TRADE (Xuất khẩu + nhập khẩu)/GDP Lntradeopenness WB + OPENNESS (%GDP) i,t INF Chỉ số giá tiêu dùng – CPI (%) Ln(100+CPIit) WB, ADB +/- Bảng 2 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình. Kết quả thống kê mô tả ở bảng 2 cho thấy GDP bình quân đầu người có mức trung bình là 10.832, độ lệch chuẩn 2.893, cao nhất đạt 17.332 và thấp nhất đạt 5.666; hiệu quả của Chính phủ có mức trung bình là -0.236, độ lệch chuẩn 0.516, cao nhất đạt 1.247 và thấp nhất đạt -1.262; chất lượng các quy định có mức trung bình là -0.321, độ lệch chuẩn 0.555, cao nhất đạt 0.837 và thấp nhất đạt - 2.098. Các biến còn lại (GFCF, Gcons, Trade openness, Inf) đều có sự biến động khá ổn định, ngoại trừ biến nguồn nhân lực (Labor) có độ lệch chuẩn lớn hơn 1 (std.dev= 1.567). Bảng 2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Trung Độ lệch Giá trị Giá trị lớn Biến Số quan sát bình chuẩn nhỏ nhất nhất (Mean) (Std.dev) (Min) (Max) GDP per capita 434 10.832 2.893 5.666 17.332 I1 (Hiệu quả của Chính phủ) 434 -0.236 0.516 -1.262 1.247 I2 (Chất lượng các quy định) 434 -0.321 0.555 -2.098 0.837 GFCF 429 3.144 0.306 2.004 4.219 Gcons 429 2.524 0.362 1.604 3.401 Labor 434 3.048 1.567 -0.994 6.838 Trade openness 429 4.203 0.471 3.097 5.395 Inf 434 4.668 0.061 4.405 5.279 Nguồn: WB, ADB, WGI và tính toán của tác giả 3.3. Phương pháp ước lượng Mô hình (1) là mô hình động (dynamic model) nên khi ước lượng theo các phương pháp OLS, RE (Random Effects), FE (Fixed Effects), sẽ không khắc phục được hiện tượng nội sinh, hiện tượng tự tương quan , dẫn đến làm chệch kết quả. Do đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân (Difference Generalized Method of Moments) của Arellano – Bond (1991) làm phương pháp ước lượng để khắc phục những tồn tại của các hiện tượng nêu trên. 443
  6. 4. Kết quả nghiên cứu Thực hiện hồi quy theo từng phần để xem xét tác động lần lượt của hai biến đại diện cho thể chế là hiệu quả của Chính phủ và chất lượng các quy định đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM sai phân được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3: Hồi quy tăng trưởng kinh tế với tác động của thể chế theo phương pháp GMM Biến phụ thuộc: GDP per capita Mô hình 1 Mô hình 2 Biến Coef Se Coef Se GDP per capita (-1) 0.641 0.158 0.729 0.116 I1 (Hiệu quả của Chính phủ) 0.038* 0.021 I2 (Chất lượng các quy định) 0.027 0.013 GFCF 0.007 0.037 0.019 0.028 Gcons -0.047* 0.025 -0.050 0.019 Labor 0.741 0.296 0.573 0.241 Trade openness 0.035 0.016 0.028* 0.014 Inf -0.034 0.044 -0.019 0.034 Inf (-1) -0.126 0.045 -0.119 0.057 Số quan sát 336 336 Số biến công cụ 23 25 Hansen - J test (p-value) 0.143 0.511 AR (2) test (p-value) 0.982 0.368 Ghi chú: : ý nghĩa thống kê 1%; : ý nghĩa thống kê 5%; *: ý nghĩa thống kê 10%. Nguồn: WB, ADB, WGI và tính toán của tác giả Ở hai mô hình, kết quả kiểm định Hansen – J (p-value> 0.05) và AR (2) của Arellano - Bond (p-value> 0.05) cho thấy các biến công cụ được sử dụng là hợp lý và không tồn tại tương quan chuỗi bậc 2 trong phần dư. Điều này thể hiện tính phù hợp của phương pháp GMM. Hệ số hồi quy của biến trễ GDP per capita (GDPi,t-1) có giá trị dương (> 0) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế của Efendic et al. (2010), Silaghi và Mutu (2013), Tamilina và Tamilina (2014), Tun Yin Lin et al. (2014). Hệ số hồi quy của các biến đại diện cho thể chế là hiệu quả của Chính phủ (government effectiveness) và chất lượng các quy định (regulatory quality) cho thấy, thể chế có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế với ý nghĩa thống kê 10%, 5%. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Tridico (2007), Silaghi & Mutu (2013). Hệ số hồi quy của các biến còn lại nguồn nhân lực (labor), độ mở thương mại (trade openness), chi tiêu của Chính phủ (Gcons), lạm phát (inf) đều mang dấu như kỳ vọng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Nghĩa là, thứ nhất, nguồn nhân lực (labor), độ mở thương mại (trade openness) có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế; kết quả này giống với nghiên cứu của Ksarwar et al. (2013), Tun Yin Lin et al. (2014), Compton et al. (2006), Le (2008), Silaghi và Mutu (2013). Thứ hai, chi tiêu của Chính phủ (Gcons), lạm phát (inf) có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế; kết quả ngày giống với nghiên cứu của Vieira (2009), Silaghi và Mutu (2013), Compton et al. (2006). 444
  7. Riêng tác động của biến tích lũy tài sản cố định (GFCF) không có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mô hình. Điều này hàm ý rằng dư địa tác động của tích lũy tài sản cố định (GFCF) đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có thu nhập trung bình trong mẫu nghiên cứu là không rõ ràng. Đáng chú ý, Gcons có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Theo Barro (1990), tác động dương hay âm của chi tiêu của Chính phủ (chi tiêu công) trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc vào đặc điểm chi tiêu công của mỗi quốc gia. Khi chi tiêu công là vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hóa công cộng cơ bản thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, khi chi tiêu công quá lớn thì nó sẽ tạo ra “hiệu ứng ngược” cản trở tăng trưởng. Điều này minh chứng cho sự tồn tại ngưỡng chi tiêu công tối ưu và kết quả về dấu của hệ số hồi quy của biến Gcons cho thấy rằng, chi tiêu công của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang vượt quá ngưỡng tối ưu. Ngoài ra, Inf (ở độ trễ 1) cũng có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh sự tồn tại của ngưỡng lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế (ví dụ: Sarrel, 1996; Khan và Senhadji, 2001). Với hệ số hồi quy mang dấu âm của biến Inf từ kết quả ước lượng, có thể thấy rằng lạm phát tại các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang vượt quá ngưỡng lạm phát tối ưu. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Thể chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết và thực nghiệm đã cho thấy vai trò quan trọng này. Kết quả nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng là 31 quốc gia có thu nhập trung bình trong giai đoạn 2000 – 2014 với phương pháp GMM sai phân đã củng cố thêm vai trò quan trọng của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế khi đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động cùng chiều của thể chế đến tăng trưởng kinh tế. Cũng vì vai trò quan trọng này mà khi thể chế yếu kém sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho quá trình tăng trưởng, điều này tạo ra thất bại của Chính phủ trong quá trình quản trị. Bởi vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của thể chế luôn là sự ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia. Nghiên cứu sử dụng chỉ báo hiệu quả của Chính phủ (Government Effectiveness) và chất lượng các quy định (Regulatory Quality) để tiếp cận thể chế. Do đó, để nâng cao chất lượng thể chế, tạo động lực để nâng cao chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế trong hiện tại và tương lai, Chính phủ các quốc gia có thu nhập trung bình cần: (1) Cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ công; (2) Gia tăng mức độ độc lập với các áp lực chính trị; (3) Nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi chính sách; (4) Đảm bảo độ tin cậy và cam kết thực thi chính sách của Chính phủ; (5) Tăng cường khả năng của Chính phủ trong việc xây dựng các chính sách khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngoài yếu tố thể chế, Chính phủ các quốc gia này còn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh sau: - Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương trên cơ sở xác định chính xác lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của quốc gia mình để hội nhập thành công, góp phần phát triển kinh tế bền vững; - Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu (phát triển vốn con người) bằng cách cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống chăm sóc y tế; phát triển tốt hệ thống an 445
  8. sinh xã hội; và tạo điều kiện cho mọi người dân tiếp cận hệ thống giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế để thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục đào tạo, y tế ở khu vực thành thị và nông thôn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy “hiệu ứng ngược” cản trở tăng trưởng kinh tế của chi tiêu Chính phủ (chi tiêu công) và lạm phát. Do đó, Chính phủ các quốc gia này cần thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ phù hợp, linh hoạt nhằm giữ chi tiêu công và lạm phát dưới ngưỡng tối ưu để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. 446
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arellano, M., and S. Bond (1991), “Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations”, Review of Economic Studies, 58. Barro, R.J. (1990), “Government Spending in a Simple Model of Economic Growth”, Journal of Political Economy, 98, part II. Barro, R.J. (1996), Determinants of Economic Growth: A Cross-Country Empirical Study, NBER Working Paper 5698. Bartlett et al. (2013), “Institutional Quality and Growth in EU Neighbourhood Countries, WP5/11, Search Working Paper. Carlsson, F., & Lundstrom, S. (2002), “Economic freedom and growth: decomposing the effects”, Public Choice, Springer, 112(3-4). Compton, Giedeman & Johnson (2006), “Political Instability, Institutions, and Economic Growth”, Online at Efendic et al. (2010), “Institutions and economic performance: System GMM modelling of institutional effects in transition”, Online at UTIONS%20IN%20TRANSITION.pdf. Hall, R., & Jone, C.I. (1999), “Why Do Some Countries Produce So Much More Output Per Worker Than Others?”, The Quarterly Journal of Economics, 114. Kasper, W. & Streit, M.E. (1999), Institutional Economics: Social Order and Public Policy, NXB Edward Elgar Publishing, Bản dịch tiếng Việt: Lê Anh Hùng (2011), Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công. Kaufman, D., Kraay, A., & Zaido-Lobaton, P. (1999), Governance Matters, World Bank Working Paper No. 2196, Washington DC. Kaufman, D., Kraay, A., & Mastruzzi, M. (2010), The Worldwide Governance Indicators Methodology and Analytical Issues, Policy Research Working Paper 5430, World Bank. Khan, M.S & Senhadji, A.S. (2001), “Threshold Effects in the Relationship between Inflation and Growth”, IMF Staff Papers, Vol. 48, Issue 1. Knack, S., & Keefer, P. (1995), “Institutions and Economic Performance: Cross – country Tests Using Alternative Measures”, Economics and Politics 7. K. Sarwar et al. (2013), “Institutions and Economic Growth in South Asia”, Journal of Quality and Technology Management, Vol.9, Issue 2. Le, T. (2008), “Trade, remittances, institutions, and economic growth”, Macroeconomic Research Group, ISSN 1833-4474. Lucas, Robert E., Jr. (1988), “On the Mechanics of Economic Development”, Journal of Monetary Economics, 22. Mauro, P. (1995), “Corruption and Growth”, Quarterly Journal of Economics, 110. 447
  10. Nguyễn Thị Minh (2015), “Mô hình tăng trưởng ngoại sinh”, trích trong Giáo trình Ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu kinh tế của Trần Thọ Đạt và Lê Quang Cảnh (2015), NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. Nguyễn Trọng Hoài (2013), Các chủ đề phát triển chọn lọc – Khung phân tích và bằng chứng thực nghiệm cho Việt Nam, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. North, D., & Thomas, R.P. (1973), The Rise of the Western World: A New Economic History, Cambridge: Cambridge University Press. North, D. (1990), Institutions, Instituational Change, and Economic Performance, New York: Cambridge University Press. Rahn (1986), “Government Size and Economic Growth: a New Framework and Some/Evidence from Cross-Section and Time-Series Data”, The American Economic Review, March 1986. Romer, P.M. (1986), “Increasing Returns and Long-Run Growth”, Journal of Political Economy, 94. Sarrel, M. (1996), “Nonlinear Effects of Inflation on Economic Growth”, IMF Staff Papers, International Monetary Fund, Vol. 43, Issue. 1. Silaghi & Mutu (2013), “The impact of Instituations on Economic Growth in Emergent Economics – A dynamic panel approach”, Review of Economic Studies & Research Virgil Madgearu, Vol.6, Issue .1. Solow, R.M. (1956), “A Contribution to the Theory of Economic Growth”, The Quarterly Journal of Economics, 70(1). Sử Đình Thành (2014), “Thâm hụt tài khóa, tiết kiệm quốc gia và tăng trưởng kinh tế dài hạn: Minh chứng ở các nước châu Á”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 282. Swan, T.(1956), “Economic Growth and Capital Accumulation”, Economic Record,32. Tamilina & Tamilina (2014), “Heterogeneity in Institutional Effects on Economic Growth: Theory and Empirical Evidence”, The European Journal of Comparative Economics, Vol.11. Trần Thọ Đạt và Nguyễn Khắc Minh (2015), “Các mô hình tăng trưởng nội sinh”, trích trong Giáo trình Ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu kinh tế của Trần Thọ Đạt và Lê Quang Cảnh (2015), NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. Tridico, P. (2007), “Regional Human Development in transition economics: the role of institutions”, Departmental Working Papers of Economics - University 'Roma Tre' 0070, Department of Economics - University Roma Tre. Tun Yin Lin et al. (2014), “FDI and Growth: The role of Institutional Quality”, Prosiding Persidangan Kebangsaan Ekonomi Malaysia. Vieria (2009), “Institutions and Growth: A dynamic Panel data Analysis (1980 – 2004)”. Online at 448