Tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam

pdf 26 trang Gia Huy 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_viec_thuc_thi_cac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_ft.pdf

Nội dung text: Tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ĐẾN THU NHẬP VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM THE IMPACTS OF FREE TRADE AGREEMENTS (FTAs) AND THE ECONOMIC STRUCTURE TO INCOME AND INEQUALITY IN VIETNAM PGS.TS. Đào Hữu Hòa Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và bất bình đẳng luôn là những vấn đề trọng yếu mà cả Thế giới cũng như mỗi quốc gia phải quan tâm. Đối với những quốc gia nghèo đang trong giai đoạn phát triển thì vấn đề phải gắn tăng trưởng kinh tế với việc giảm nghèo bền vững trong đó có vấn đề kiểm soát hố ngăn cách giàu nghèo lại cần phải được quan tâm mạnh mẽ. Đặc biệt đối với các quốc gia có nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị trường với biểu hiện quan trọng nhất đó là quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế mà biểu hiện cao nhất đó là việc ký kết và thực thi các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với các quốc gia, các tổ chức và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Việc mở rộng tham gia vào các FTA sẽ kéo theo việc điều chỉnh giảm thuế XNK và các điều kiện kinh doanh khác dẫn đến bùng nổ FDI, bùng nổ các hoạt động xuất nhập khẩu, bùng nổ các hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo ngành, cũng như theo lãnh thổ trong nội bộ mỗi quốc gia. Điều này đến lượt nó lại có tác động ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và phân hóa giàu nghèo của các quốc gia tham gia FTA, trong đó đặc biệt sâu sắc tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Báo cáo này trình bày quan điểm cũng như các kết quả phân tích về mối quan hệ giữa việc thực thi các FTA giai đoạn 1991 – 2017 với vấn đề phân phối thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nâm. Từ khóa: FTA, xuất nhập khẩu; FDI; du lịch; thu nhập; phân hóa giàu nghèo 1. Đặt vấn đề Hiệp định thương mại tự do (FTA: Free Trade Agreement) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới, đến thời điểm hiện tại đang có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Một FTA thường bao gồm những nội dung chính sau: (1) quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; (2) quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan; (3) quy định lộ trình cắt giảm thuế quan; (4) quy định về quy tắc xuất xứ. Các nội dung khác đề cập tới vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các biện pháp hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường Việc triển khai các FTA có tác động lớn đến việc gia tăng thương mại do FTA giúp dỡ bỏ hàng rào thuế và phi thuế; giảm chi phí, giảm giá hàng hóa, giảm lạm phát, và thúc đẩy tăng trưởng GDP. Việc thực thi FTA còn giúp gia tăng cạnh tranh vì các doanh nghiệp có cơ hội cắt giảm chi phí và tăng doanh số, giúp mở rộng thị trường, giúp nâng cao chất lượng hoạt động cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc triển khai FTA còn giúp thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật. thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu rộng hơn vào 15
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nền kinh tế toàn cầu; tạo điều kiện gia tăng cơ hội học hỏi, chuyển giao tri thức, công nghệ và thông tin; tạo ra động cơ, kỳ vọng về chính trị và an ninh của quốc gia, khu vực và thế giới. Những tác động sâu rộng của các FTA về kinh tế, chính trị đến lượt nó lại tác động đến các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề thu nhập, việc làm và phân hóa giàu nghèo trong xã hội, Việc thực thi các FTA ngoài các tác động tích cực, nó cũng hàm chứa các tác động tiêu cực do tính 02 mặt của tự do hóa thương mại dẫn đến mức độ hưởng lợi của các nhóm xã hội không giống nhau. Có những nhóm dân cư tham gia vào các ngành, các khu vực được hưởng lợi từ các FTA có xu hướng sẽ có thu nhập cao hơn nhưng cũng có những nhóm dân cư sẽ gặp khó khăn hơn do tham gia vào các ngành, các khu vực ít có lợi thế hoặc bị cắt giảm bảo hộ dưới tác động của FTA có xu hướng sẽ khó khăn hơn Chình điều này có khả năng sẽ dẫn đến việc làm sâu sắc hơn hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, việc ký kết và thực thi các FTA đã góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Nếu như GDP của năm 1995 là 20,74 tỉ USD thì năm 2017 đã là 223,9 tỉ USD, tức gấp khoảng 10,8 lần. Việc hội nhập quốc tế cùng với các FTA đã có những tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn đến thay đổi cơ cấu việc làm và phân phối thu nhập của người dân. Đa số người dân đã trở nên khấm khá, tuy nhiên cũng có những bộ phận dân cư đang bị nghèo đi một cách tương đối, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo có xu hướng mở rộng. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) cho thấy khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu với 04 nhóm còn lại, đặc biệt là nhóm nghèo và cận nghèo đã tăng nhanh, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập. Khảo sát của Oxfam năm 2016 lại cho thấy khoảng cách này đã lên đến 21 lần, trong khi đó năm 2012 mới là 9,4 lần và năm 2010 mới là 8,5 lần. Báo cáo này đi vào nghiên cứu thực trạng phân phối thu nhập và ngăn cách giàu nghèo dưới tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do ở Việt Nam trong những năm qua. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định lượng với cách tiếp cận nghiên cứu là dựa trên nguyên lý bắc cầu, đó là: Nếu (A) có ảnh hưởng tác động đến (B), và nếu (B) có ảnh hưởng tác động đến (C) thì khi đó theo nguyên lý bắc cầu ta có thể suy ra (A) có ảnh hưởng đến (C). Với cách tiếp cận này, tác giả sẽ sử dụng các dữ liệu thống kê về tình hình thu hút FDI, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình phát triển du lịch (những yếu tố cho thấy sự ảnh hưởng về kinh tế của thực thi FTA) và tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa những năm có thực thi FTA với những năm không có thực thi FTA. Nếu kiểm định xác nhận tồn tại sự khác biệt này, tức là có sự ảnh hưởng tác động của FTA đối với vấn đề nghiên cứu. Sau khi đã xác định các yếu tố có bị ảnh hưởng bởi FTA, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với phân phối thu nhập (thể hiện ở các tiêu chí thu nhập của nhóm Thu nhập cao và thu nhập của nhóm Thu nhập thấp, mức chênh lệch của nhóm Thu nhập cao và nhóm Thu nhập thấp); tỷ lệ hộ nghèo cũng như bất bình đẳng (thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ chênh lệch về thu nhập giữa nhóm thu nhập cao so với nhóm thu nhập thấp). Nếu giữa các nhân tố thể hiện FTA và chuyển dịch cơ cấu (tỷ trọng các ngành kinh tế trong GRDP) có tốn tại mối quan hệ tương quan thì ta có thể kết luận giữa FTA và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng. 2. Thực trạng thực thi các FTA ở Việt Nam những năm qua Thực hiện chủ trương “mở cửa”, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều có gắng để đàm phán nhằm ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. FTA sớm nhất của Việt Nam là AFTA năm 1996, một năm sau khi gia nhập ASEAN, mà hiện nay được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Kể từ năm 2001, Việt Nam đã tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, với việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Đến cuối năm 2018, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16 FTA [Xem phụ lục 1]. Trong số này, có 10 FTA đã thực thi (06 FTA trong số này với tư cách là thành viên ASEAN, 04 FTA còn lại với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, và EAEU). 02 FTA đã được ký kết là CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA); 04 FTA đang 16
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN - Hồng Kông, FTA với Israel và với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA). Các FTA đã góp phần tích cực trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và có nhiều cải cách về mặt chính sách, đặc biệt là thuế và thủ tục hành chính. Cụ thể, nghiên cứu của Barai et al. (2017) về FTA của Việt Nam cho thấy các FTA đã giúp Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, tăng tính cạnh tranh và giảm sự phụ thuộc vào một số ít thị trường. Riêng về xuất khẩu, số liệu từ Bảng 1 cho thấy Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản lần lượt là 05 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 71,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 1: Thị trường XNK chủ yếu của Việt Nam năm 2017 Xuất khẩu Nhập khẩu Thị trường Thứ Kim ngạch Thứ Kim ngạch % % hạng (Triệu USD) hạng (Triệu USD) Hoa Kỳ 1 41.607,5 19,4% 6 9.203,4 4,4% EU 2 38.337,0 17,9% 5 12.097,6 5,7% Trung Quốc 3 35.462,7 16,6% 1 58.228,6 27,6% ASEAN 4 21.680,3 10,1% 3 28.021,4 13,3% Nhật Bản 5 16.841,5 7,9% 4 16.592,3 7,9% Hàn Quốc 6 14.822,9 6,9% 2 46.734,4 22,1% Hồng Công 7 7.582,7 3,5% 18 1.663,1 0,8% Hà Lan 8 7.106,1 3,3% 28 665,5 0,3% CHLB Đức 9 6.364,3 3,0% 14 3.170,2 1,5% Anh 10 5.423,5 2,5% 27 733,3 0,3% Nguồn: European Commission – Dierectorate General for Trade, 2017 Nhìn vào tình hình xuất nhập khẩu từ Bảng 1, có thể thấy rằng, nếu cánh cửa xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng bởi việc Mỹ rút khỏi TPP, thì việc Việt Nam đã ký kết CPTPP và EVFTA với EU có thể sẽ mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào phần còn lại của Thế giới, đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc đối với các mặt hàng như dệt may, da giày Còn đối với các mặt hàng nông-lâm-thủy sản, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU, các quốc gia trong CP TPP giúp giảm sự phụ thuộc vào một số rất ít thị trường, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ khiến Việt Nam có vị thế tốt hơn trong việc đàm phán các điều kiện thương mại. Theo kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, EVFTA nếu có hiệu lực vào năm 2018 sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 50%. Ở khía cạnh nhập khẩu, chỉ riêng số liệu chính thức, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gần 28% tổng giá trị nhập khẩu (năm 2017), Hàn Quốc 22%; EU khoảng 5,7%, nếu phần nhập khẩu từ EU tăng lên gấp đôi nhờ nhờ EVFTA thị hy vọng thị phần từ Trung Quốc sẽ giảm xuống tương ứng (còn lại ngang với Hàn Quốc), tức là sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc sẽ bớt trầm trọng. Các FTA còn giúp thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư FDI, đặc biệt các nhà đầu tư châu Á. Một phần là vì Việt Nam có một thị trường tiêu thụ với hơn 90 triệu dân, nhưng một phần cũng là vì Việt Nam là công xưởng để các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hàng đi EU, Mỹ Có thể thấy, trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam thì có tới 7 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 3 nước đầu tư nhiều nhất) đã có hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương với Việt Nam. 17
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 2: Các nước đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam đến 31/12/2017 Thứ Vốn đầu tư FDI QuốC gia FTA năm Số dự án hạng (Tỷ USD) 2005 (với ASEAN) 1 Hàn Quốc 6.549 57.861,7 2015 2003 (với ASEAN) 2 Nhật Bản 3.607 49.307,3 2008 3 Xin-ga-po 1992 (1996) 1.973 42.540,7 4 Đài Loan (TQ) Chưa 2.534 30.867,2 Quần đảo Virgin thuộc 5 Chưa 744 22.535,2 Anh 6 Hồng Công (TQ) 2002 1.284 17.933,5 7 Ma-lai-xi-a 1992 (1996) 572 12.274,9 8 Trung Quốc 2002 1.817 12.023,0 9 Hoa Kỳ Chưa 861 9.894,1 10 Thái Lan 1992 (1996) 489 9.288,7 Nguồn: Tuy nhiên, một yếu tố còn quan trọng hơn rất nhiều là nội dung của các FTA, đặc biệt liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, quyền của người lao động và sở hữu trí tuệ. Trong số 16 FTA mà Việt Nam đang liên đới, chỉ có FTA với Nhật, với Úc - New Zealand (thông qua ASEAN), CP TPP và EVFTA là có đề cập đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, về vấn đề môi trường và quyền lợi của người lao động, chỉ có EVFTA và CP TPP là đề cập đến, và đây cũng chính là những điều khoản mà các bên dành nhiều thời gian trong đàm phán. Hơn nữa, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Ngoại trừ thị trường Chile, xuất khẩu sang thị trường các nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam đều ghi nhận tốc độ tăng cao trong những năm qua như thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia. Đặc biệt năm 2017, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã ký kết FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% các năm trước. Như vậy, có thể thấy việc hội nhập kinh tế thế giới với việc thông qua và thực thi các FTA đã giúp Việt Nam rất nhiều trong phát triển kinh tế và cải thiện các chính sách của mình [Xem phụ lục 2]. Tuy nhiên, thế giới đang đương đầu với xu hướng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy với trường hợp Brexit ở châu Âu, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc cố gắng vươn tầm ảnh hưởng của mình ra toàn cầu bằng mọi giá. Nhìn lại bàn cờ FTA hiện nay của Việt Nam, khi thực hiện CP TPP mà không có Mỹ là hết sức khó khăn. Nhằm tiếp tục nắm bắt cơ hội để phát triển nhưng cũng đồng thời né tránh các bất lợi và né tránh nguy cơ trở thành quốc gia lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, giảm thiểu các tác động xấu làm xói mòn cấu trúc xã hội, đào sâu hố ngắn cách giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng xã hội, làm cho mục tiêu phát triển kinh tế không song trùng với mục tiêu mang lại sự thịnh vượng và bình đẳng cho mọi người dân luôn là trọng trách lớn lao mà các cấp chính quyền Việt Nam cần phải thực hiện trong tương lai. 3. Nghiên cứu sự tác động của FTA đến thu hút FDI, xuất nhập khẩu, du lịch và cơ cấu kinh tế của Việt Nam 3.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc Việt Nam tham gia FTA với với Tỷ suất thuế XNK và Tỷ lệ xuất khẩu/GDP Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc Việt nam gia nhập các FTA với việc thay đổi tỷ suất thuế XNK của Việt Nam trong những năm qua, tác giả dựa vào chuỗi dữ liệu thu thập được từ trang www.API_VNM_DS2_en_excel_v2_10182068 với các thông tin đó là “tỷ suất thuế XNK bình quân” và “Tỷ 18
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng lệ xuất khẩu/GDP” của Việt Nam giải đoạn 1991 – 2017. Giữ liệu về việc Việt Nam gia nhập và thực thị các FTA được thu thập từ www.asiabusinessconsult.com. Các số liệu cho thấy, trong giai đoạn 1991 – 2017, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA và đã kết thúc đàm phán 02 FTA, đang tiếp tục đàm phán 4 FTA. Kể từ năm 1996 bắt dầu thực thi FTA đầu tiên với Asean đến nay, thuế suất xuất nhập khẩu bình quân của Việt Nam đã liên tục giảm. Đó là kết quả của những nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường Hội nhập kinh tế quốc tế trong đó việc ký kết và thực thi các FTA là một minh chứng rõ nét cho những nỗ lực đó. Các số liệu trong bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 27 năm từ 1991 – 2016, tỷ suất thuế XNK của Việt Nam đã giảm từ 19,56% xuống còn khoảng 5,75%, tức giảm 3,4 lần, bình quân mỗi năm giảm khoảng 12,6%. Bảng 1: Tỷ suất thuế XNK và Xuất khẩu, Nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017 FTA Thuế suất Nhập Thuế suất Nhập trung bình FTA trung bình Xuất 1= K khẩu Xuất khẩu khẩu Năm của tất cả Năm 1 = K của tất cả khẩu 2 = (Tỷ (Tỷ USD) (Tỷ sản phẩm 2 = Có sản phẩm (Tỷ USD) Có (%) USD) (%) USD) 1991 1 19,56 3.46 2.97 2005 1 12,63 38.62 36.71 1992 1 19,22 3.83 3.43 2006 1 12,73 46.86 44.94 1993 1 18,21 4.94 3.79 2007 2 11,71 65.10 54.59 1994 1 18,20 7.08 5.54 2008 2 11,39 83.25 69.73 1995 1 15,19 8.69 6.80 2009 2 6,12 76.43 66.37 1996 2 17,20 12.78 10.08 2010 2 7,88 92.99 83.47 1997 1 18,20 13.76 11.57 2011 1 6,47 113.21 107.61 1998 1 18,70 14.19 12.20 2012 2 5,73 119.24 124.70 1999 1 18,95 15.15 14.33 2013 1 4,98 139.49 143.19 2000 1 19,20 17.92 16.81 2014 2 5,37 154.79 160.89 2001 1 17,25 18.60 18.00 2015 2 5,42 171.96 173.49 2002 1 15,29 21.72 19.19 2016 2 5,76 186.93 192.19 2003 1 15,08 26.76 22.42 2017 1 5,75 221.07 227.35 2004 1 12,68 33.29 27.13 2018 2* 5.25 233,78 239.00 Nguồn: www. API_VNM_DS2_en_excel_v2_10182068 (*) Ước thực hiện Các số liệu từ bảng 1 cũng cho thấy, trong cùng giai đoạn 1991 – 2017, xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh dẫn đến tỷ trọng xuất khẩu/GDP cũng tăng nhanh. Nếu năm 1991, tỷ lệ xuất khẩu/GDP của Việt Nam mới ở mức 33,57% thì đến năm 2017, tỷ lệ này đã tăng lên đến 101,56%, tức là tăng trên 3,02 lần. Có thể thấy rằng, giữa việc gia tăng tỷ lệ xuất khẩu/GDP và việc giảm tỷ suất thuất XNK có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng tỷ trọng xuất khẩu/GDP chịu sự tác động lớn của xu hướng giảm thuế. Trong đó xu hướng giảm thuế lại là hậu quả của quá trình Hội nhập quốc tế và trong đó có việc tham gia các FTA. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia nhập FTA với xu hướng giảm thuế cũng như việc gia tăng tỷ trọng xuất khẩu/GDP, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa Tỷ suất thuế XNK và Tỷ trọng xuất khẩu/GDP của những năm “có FTA” và những năm “không có FTA” của Việt Nam. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test bằng SPSS như sau: 19
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đối với kiểm định Tỷ suất thuế xuất nhập khẩu (TYSUATTHUE) trong trường hợp “có FTA” và “không có” FTA cho kết quả: Sig. (Levene’Test) = 0,769 > 0,05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, tức là chấp nhận giả thuyết H0: không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể. Lúc này ta sử dụng kết quả T-test ở dòng Equal variances assumed với kết quả kiểm định cho thấy Sig.(T-test, 2-tailed) = 0,003 < 0,05 do đó có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 đó là tồn tại sự khác biệt về thuế suất trong trường hợp “có FTA” và “không có FTA”. Trong đó tỷ suất thuế trong điều kiện “có FTA” thấp hơn khi “không có FTA” (bình quân 14,85% so với 8,62%)[Xem phụ lục 3]. Điều này xác nhận xu hướng đó là tỷ suất thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm khi Việt Nam tham gia FTA. Bảng 2: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa “có FTA” và “không có FTA” với Kim ngạch XNK của Việt Nam Independent Samples Test Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means Variances 95% Confidence Sig. (2- Mean Std. Error Interval of the F Sig. t df tailed) Difference Difference Difference Lower Upper Equal variances .088 .769 3.271 25 .003 6.22833 1.90413 2.3067 10.150 assumed TYSUATTHUE Equal variances 3.375 17.50 .003 6.22833 1.84554 2.3431 10.1136 not assumed Equal variances .204 .655 -2.714 25 .012 -64.15444 23.642 -112.846 -15.462 assumed NHAPKHAU Equal variances -2.712 16.076 .015 -64.15444 23.658 -114.289 -14.019 not assumed Equal variances .653 .427 -2.528 25 .018 -62.67611 24.788 -113.729 -11.622 assumed XUATKHAU Equal variances -2.480 15.319 .025 -62.67611 25.269 -116.439 -8.912 not assumed Equal variances .399 .533 -2.621 25 .015 -126.832 48.400 -226.513 -27.151 assumed TONG_XNK Equal variances -2.595 15.696 .020 -126.832 48.878 -230.612 -23.052 not assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS Đối với Kim ngạch nhập khẩu (NHAPKHAU) và Kim ngạch xuất khẩu (XUATKHAU), kết quản kiểm định Levene's Test cho thấy phương sai của NHAPKHAU và XUATKHAU là đồng nhất. Kiểm định T-test cho thấy có sự khác biệt Kim ngạch nhập khẩu cũng như Kim ngạch xuất khẩu tại những năm “có FTA” so với những năm “không có FTA” theo hướng: những năm “có FTA” thì Kim ngạch nhập khẩu cũng như Kim ngạch xuất khẩu cao hơn những năm “không có FTA”. Cụ thể: (1) bình quân nhập khẩu những năm “có FTA” là 106.18 tỷ USD so với những năm “không có FTA” là 42.03 tỷ USD, cao gấp 2,53 lần (2) bình 20
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng quân xuất khẩu của những năm “có FTA” đạt 103.25 tỷ USD so với những năm “không có FTA” chỉ đạt 40.57 tỷ USD, cao gấp 2,54 lần. Việc xem xét tác động của FTA tới nền kinh tế Việt Nâm còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa Tỷ suất thuế XNK với Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, kết quả phân tích mối quan hệ giữa Tỷ suất thuế XNK với Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017 như sau: Model Summaryb Model R R Adjusted Std. Error of Change Statistics Durbin- Square R Square the Estimate Watson R Square F df1 df2 Sig. F Change Change Change 1 .898 .806 .798 58.918 .806 104.028 1 25 .000 .508 a. Predictors: (Constant), TYSUATTHUE b. Dependent Variable: TONG_XNK Kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS cho thấy tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa Tỷ suất thuế xuất nhập khẩu với Tổng kim ngạch XNK với độ tin cậy trên 95% (Sig.= 0.000 <0.05). Trong đó gần 90% sự thay đổi của Tổng kim ngạch XNK là được giải thích bởi sự thay đổi của Tỷ suất thuế XKN, các nhân tố còn lại có thể giải thích cho 10% sự thay đổi của Tổng kim ngạch XNK. Coefficientsa Model Unstandardized Standardized t Sig. 95.0% Confidence Collinearity Coefficients Coefficients Interval for B Statistics B Std. Beta Lower Upper Tolerance VIF Error Bound Bound (Constant) 400.302 29.288 13.668 .000 1 TYSUATTHUE -21.564 2.114 -.898 -10.199 .000 -.898 -.898 -.898 1.000 a. Dependent Variable: TONG_XNK Hàm hồi quy tuyến tính có dạng: TONG_XNK = 400,302 – 21,564 x TYSUATTHUE + Ɛt Điều này có nghĩa là khi Tỷ suất thuế XNK (TYSUATTHUE) giảm 1% thì Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam tăng thêm 21,564 tỷ USD. ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 361114.617 1 361114.617 104.028 .000 1 Residual 86782.760 25 3471.310 Total 447897.377 26 a. Dependent Variable: TONG_XNK b. Predictors: (Constant), TYSUATTHUE Trong kiểm định F, giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể nên có thể sử dụng mô hình này suy rộng và áp dụng cho tổng thể. Tóm lại, các kết quả nghiên cứu trên cho phép khẳng định có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tham gia FTA với việc giảm thuế XNK và gia tăng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Nghiên cứu cũng khẳng định tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa xu hướng biến động của Tỷ suất thuế xuất nhập khẩu với sự biến động của Tổng kim ngạch XNK theo hướng Thuế XNK càng giảm thì Tổng kim ngạch XNK càng tăng. 21
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thực thi FTA với việc huy động vốn đầu tư FDI của Việt Nam Một trong những thành công của Hội nhập quốc tế cũng như việc tham gia các FTA đó là việc gia tăng quy mô của FDI. Thông thường một trong các điều khoản chủ yếu mà các FTA hướng đến đó là việc giảm nhẹ các điều kiện đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư. Các số liệu thống kê tại Phụ lục 1 cho thấy, FDI vào Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, từ việc chỉ thu hút được lượng FDI nhỏ bé vào năm 1991 là 1.284,4 triệu USD (vốn thực hiện 428,5 triệu USD), thì đến năm 2017, vốn FDI thu hút trong năm đã đạt đến 35.880,0 triệu USD (vốn thực hiện khoảng 17.500,0 triệu USD), tăng khoảng 29 lần. Đến nay đã có trên 310 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nguồn vốn này đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ nguồn vốn FDI mà Việt Nam đã hình thành được một số ngành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, điện tử, may mặc có khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, tạo được nhiều việc làm, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tham gia xóa đói giảm nghèo cho người dân. Phát biểu tại Hội nghị Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI tại Việt Nam được tổ chức ngày 4/10/2018 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ &ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: sau 30 năm, DN FDI đã trở thành một khu vực phát triển năng động, đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển của Việt Nam với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội1. Khu vực FDI đang là chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam với tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI (không kể dầu thô) trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả cả nước đạt trên 71% năm 20172. Việc đạt được mức tăng trưởng cao trong thu hút FDI có vai trò rất lớn của việc Việt Nam đàm phán, ký kết và thực thi các FTA. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia nhập FTA với việc thu hút vốn FDI cũng như thực hiện vốn FDI, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa việc thu hút vốn FDI và thực hiện vốn FDI của những năm “có FTA” và những năm “không có FTA” của Việt Nam. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test bằng SPSS như ở bảng 2. Kết quả kiểm định Levene’s Test cho thấy các biến FDI (vốn đầu tư FDI) và FDI_TH (Vốn đầu tư FDI thực hiện) đều có các giá trị Sig.> 0,05 do đó không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, tức là chấp nhận giả thuyết “không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể”. Kết quả kiểm định T-test đối với biến FDI cho kết quả Sig. = 0,003 < 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1 đó là có tồn tại sự khác biệt của FDI của những năm “có TFA” so với những năm “không có FTA”. Kết quả cũng tương tự với kiểm định biến FDI_TH với Sig. = 0,002 < 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H1 đó là có tồn tại sự khác biệt về FDI_TH của những năm “có FTA” so với những năm “không có FTA”. Bảng 2: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa “có FTA” và “không có FTA” với thu hút FDI và FDI thực hiện của Việt Nam Independent Samples Test Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means Variances 95% Confidence Sig. (2- Mean Std. Error Interval of the F Sig. t df tailed) Difference Difference Difference Lower Upper Equal variances 1.301 .265 -3.273 25 .003 -17147.22 5238.87 -27936.9 -6357.57 assumed FDI Equal variances -2.607 9.801 .027 -17147.22 6576.56 -31841.2 -2453.21 not assumed Equal FDI_TH variances .013 .911 -3.509 25 .002 -6208.59 1769.096 -9852.12 -2565.07 assumed 1 Nguyễn Anh (2018), “FDI đóng góp gần 20% GDP, làm thay đổi diện mạo nền kinh tế”. 2 Trung Hiếu (2017), “Doanh nghiệp FDI đóng góp hơn 71% tổng kim ngạch xuất khẩu”. 22
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Equal variances -3.548 16.573 .003 -6208.59 1750.028 -9908.08 -2509.10 not assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS Xu hướng chung được xác nhận đó là những năm “có FDI” thì thu hút FDI và FDI_TH có xu hướng cao hơn những năm “không có FTA”. [Xem phụ lục 3]. 3.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thực thi FTA với việc quy mô khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và doanh thu của ngành du lịch Một trong những tác động của các hiệp định thương mại tự do FTA đó là làm gia tăng dòng khách du lịch quốc tế đến các quốc gia tham gia. Chính điều này sẽ góp phần làm gia tăng doanh thu hoạt động của ngành du lịch (tất nhiên doanh thu du lịch còn phụ thuộc vào dòng khách du lịch nội địa). Để thấy rõ xu thế này, các số liệu tại Phụ lục 1 cho thấy, trong giai đoạn 1991 – 2017, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã gia tăng rất nhanh. Năm 1991, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 300 nghìn đã tăng lên đến 12.922,15 nghìn vào năm 2017, tăng so với 1991 là 43,1 lần. tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 15%. Cũng trong cùng thời kỳ, doanh thu từ hoạt động du lịch của Việt Nam cũng tăng nhanh, từ 1,68 nghìn tỷ đồng vào năm 1991, dã tăng lên đến 519 nghìn tỷ đồng vào năm 2017, tức là tăng gần 303,6 lần, tốc độ tăng bình quân khoảng 26% mỗi năm. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia nhập FTA với việc thu hút vốn FDI cũng như thực hiện vốn FDI, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa việc thu hút Khách du lịch quốc tế và Doanh thu của ngành du lịch trong những năm “có FTA” và những năm “không có FTA” của Việt Nam. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test bằng SPSS như ở bảng 3. Bảng 3: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa “có FTA” và “không có FTA” với số lượng Khách du lịch quốc tế và Doanh thu du lịch của Việt Nam Independent Samples Test Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means Variances 95% Confidence Sig. (2- Mean Std. Error Interval of the F Sig. t df tailed) Difference Difference Difference Lower Upper Equal variances .094 .761 -2.078 25 .048* -2525.79 1215.78 -5029.74 -21.8444 assumed KHACH_QT Equal variances -2.136 17.332 .047* -2525.7961 1182.6809 -5017.401 -34.1905 not assumed Equal variances 1.076 .310 -1.836 25 .078 -95.83111 52.19267 -203.3239 11.6617 assumed DT_DULICH Equal variances -1.766 14.580 .098 -95.83111 54.24936 -211.7514 20.0894 not assumed Equal DT_DL_CD variances .564 .460 -2.010 25 .055 -17.31333 8.61456 -35.05535 .42868 assumed 23
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Equal variances -1.958 15.045 .069 -17.31333 8.84371 -36.15836 1.53170 not assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS (*) độ tin cậy 0,05 ( ) độ tin cậy 0,10 Kiểm định Levene's Test của các biến KHACH_DL (khách du lịch quốc tế đến Việt nam) và DT_DULICH (Doanh thu du lịch) cho thấy Sig.(Levene’sTest) đều nhận giá trị > 0,05, điều đó cho thấy phương sai của các biến kiểm định trên là đồng nhất. Kiểm định T-test của biến KHACH_QT có Sig.(2- tailed) = 0,048 0,05 nên phương sai của biến DT_DL_CD là đồng nhất. Kiểm định T-test cho kết quả Sig. = 0,069 <0.10 do đó cho phép kết luận là có tồn tại sự khác biệt về Doanh thu từ hoạt động du lịch giữa các năm “có FTA” và các năm “không có FTA” với độ tin cậy trên 90%. 3.4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thực thi FTA với việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực kinh tế là tác động tích cực của Hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tham gia FTA cả về phương diện lý luận cũng như thực tế. Ở nước ta, các dữ liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 1991 – 2017 đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo ngành theo hướng là tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm. Cụ thể năm 1991, Nông nghiệp có tỷ trọng 40,5% trong GDP thì đến năm 2017, tỷ trọng này chỉ còn 15,34%, giảm 25,16% tương đương với trên 62%. Trong cùng giai đoạn đó, tỷ trọng của Công nghiệp và Dịch vụ đã tăng lên tương ứng, từ 59,5% đã tăng lên 84,66%, tăng thêm tương ứng là 25,16%, tức 42,3%. Nhìn vào biểu đồ chuyển dịch cơ cấu ngành ở hình 1 ta thấy, bắt đầu tư năm 1993, khi Việt Nam bắt đầu thực thi FTA đầu tiên với Asean, cơ cấu kinh tế theo ngành đã bắt đầu có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tỷ trọng các ngành công nghiệp tăng, tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm nhanh trong khi tỷ trọng các ngành dịch vụ cũng giảm nhẹ. Đây chính là giai đoạn nền kinh tế Việt nam đang phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng, là giai đoạn khởi đầu của quá trình CNH. Đến những năm 207 - 2010, khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập rộng rãi hơn với một loại FTA được ký kết và triển khai, nền kinh tế bắt đầu có sự điều chỉnh theo hướng tỷ trọng công nghiệp bắt đầu tăng chậm, tỷ trọng dịch vụ bắt đầu tăng. Đặc biệt từ những năm 2010 đến nay, tỷ trọng các ngành công nghiệp giảm, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng lên nhanh cùng với quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng phát triển theo chiều sâu. 24
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 1. Cơ cấu kinh tế Việt nam giai đoạn 1991 – 2017 Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia nhập FTA với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt của Tỷ trọng ngành nông nghiệp (NONG_NGHIEP) và Tỷ trọng của các ngành Công nghiệp và Dịch vụ (CN_DV) trong cơ cấu GDP trong những năm “có FTA” và những năm “không có FTA” của Việt Nam. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test bằng SPSS cho ở bảng 4. Kiểm định Levene's Test của các biến NONG_NGHIEP (Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP) và CN_DV (Tỷ trọng các ngành Công nghiệp và Dịch vụ trong GDP) cho thấy Sig.(Levene’sTest) đều nhận giá trị > 0,05, điều đó có nghĩa là phương sai của các biến kiểm định trên là đồng nhất. Kiểm định T-test của biến NONG_NGHIEP có Sig.(2-tailed) = 0,049 <0,05 cho phép khẳng định giữa các năm “có FTA” và các năm “không có FTA” có sự khác biệt về Tỷ trọng đóng góp của ngành Nông nghiệp vào GDP Việt Nam với độ tin cậy β=0,05. Cụ thể, những năm “có FTA” có Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP bình quân thấp hơn so với các năm “không có FTA”. Kết quả kiểm định cũng cho thấy, có sự khác biệt về Tỷ trọng các ngành CN_DV trong cơ cấu GDP theo hướng những năm có FTA thì tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ cao hơn so với các năm “không có FTA”.[Xem phụ lục 3]. Bảng 4: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa “có FTA” và “không có FTA” với Tỷ trọng ngành nông nghiệp và Tỷ trọng các ngành Công nghiệp – Dịch vụ Independent Samples Test Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means Variances 95% Confidence Sig. (2- Mean Std. Error Interval of the F Sig. t df tailed) Difference Difference Difference Lower Upper Equal NONG_NGHIEP variances 1.322 .261 2.071 25 .049* 4.45167 2.14932 .02506 8.87827 assumed 25
  12. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Equal variances not 2.343 22.152 .028* 4.45167 1.89985 .51319 8.39015 assumed Equal variances 1.025 .321 -1.963 25 .061 -4.22944 2.15461 -8.66695 .20806 assumed CN_DV Equal variances not -2.212 21.949 .038* -4.22944 1.91230 -8.19585 -.26304 assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS (*) độ tin cậy 0.05 ( ) độ tin cậy 0.10 Tóm lại, có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của các FTA đến việc giảm thuế XNK, đến thu hút FDI, đến xuất nhập khẩu, du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong những năm qua trong bảng tổng hợp 5: Bảng 5: Tóm tắt kết quả kiểm định Levene's Test và T-Test về sự khác biệt giữa có FTA và Không có FTA với các biến số của nền kinh tế Việt nam Levene's Test for Equality of T-test Mean Variances Sig. (2- F Sig. Không có FTA Có FTA tailed) Equal variances TYSUATTHUE .088 .769 .003* 14.8489 8.6206 assumed Equal variances NHAPKHAU .204 .655 .012* 42.0267 106.1811 assumed Equal variances XUATKHAU .653 .427 .018 40.5706 103.2467 assumed Equal variances TONG_XNK .399 .533 .015* 82.60 209.43 assumed Equal variances FDI 1.301 .265 .003* 8205.5444 25352.7667 assumed Equal variances FDI_TH .013 .911 .002* 4291.3167 10499.9111 assumed Equal variances KHACH_QT .094 .761 .048* 3097.6328 5623.4289 assumed Equal variances DT_DULICH 1.076 .310 .078 61.1778 157.0089 assumed Equal variances DT_DL_CD .564 .460 .055 16.5756 33.8889 assumed Equal variances NONG_NGHIEP 1.322 .261 .049* 24.586 20.1344 assumed Equal variances CN_DV 1.025 .321 .061 75.413 79.6433 assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS (*) độ tin cậy 0.05; ( ) độ tin cậy 0.10 26
  13. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút FDI, xuất nhập khẩu và du lịch với phân phối thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam Để nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố chịu tác động từ việc tham gia FTA cũng như vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin về 63 tỉnh thành của Việt Nam tại thời điểm năm 2017 [Xem phụ lục 4] với các thông tin như sau: 1) Nhóm các yếu tố liên quan đến thực thi FTA và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam - Tổng vốn đầu tư FDI vào địa phương tính đến năm 2017 (Ký hiệu là TONGVONFDI) - Doanh thu ngành du lịch của địa phương trong năm 2017 (DU_LICH) - Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng trong GRDP của địa phương năm 2017 (CONG_NGHIEP) - Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GRDP của địa phương năm 2017 (DICH_VU) - Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GRDP của địa phương năm 2017 (NONG_NGHIEP) - Kim ngạch xuất khẩu của địa phương trong năm 2017 (XUAT_KHAU) - Kim ngạch nhập khẩu của địa phương trong năm 2017 (NHAP_KHAU) - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của địa phương trong năm 2017 (TONG_XNK) 2) Nhóm yếu tố liên quan đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam - Tỷ lệ hộ nghèo của địa phương năm 2017 (TYLENGHEO) - Chênh lệch về thu nhập của nhóm “thu nhập cao” và nhóm “thu nhập thấp” của địa phương năm 2017 (CHENHLECH) - Mức thu nhập của nhóm “thu nhập cao” của địa phương năm 2017 (THUNHAP_CAO) - Mức thu nhập của nhóm “thu nhập thấp” của địa phương năm 2017 (THUNHAP_THAP) - Tỷ số chênh lệch thu nhập của nhóm “thu nhập cao” và nhóm “thu nhập thấp” tại địa phương năm 2017 (BATBINHDANG). Tiến hành phân tích tương quan Pearson bằng kỹ thuật Correlate trên phần mềm SPSS [Xem phụ lục 5] kết quả sau khi làm gọn được thể hiện ở bảng 6. Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy: 1) Quy mô thu hút vốn FDI vào các địa phương có quan hệ với phát triển kinh tế của các địa phương (Hệ số Pearson đều khác 0; Sig.(2-tailed) đều 0.05) cũng như Bất bình đẳng (Pearson =-.053, Sig=.681>0.05). Bảng 6: Ma trận các hệ số tương quan Pearson TYLE CHENH THUNHAP THUNHAP BATBINH NGHEO LECH CAO THAP DANG N 63 63 63 63 63 Pearson -.447 -.101 .778 .754 -.053 TONGVONFDI Correlation Sig. (2-tailed) .000 .429 .000 .000 .681 27
  14. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Pearson -.343 -.362 .405 .486 -.332 CONG_NGHIEP Correlation Sig. (2-tailed) .006 .004 .001 .000 .008 Pearson .145 .083 .002 -.036 .080 DICH_VU Correlation Sig. (2-tailed) .256 .517 .986 .777 .532 Pearson .298* .370 -.516 -.589 .336 NONG_NGHIEP Correlation Sig. (2-tailed) .018 .003 .000 .000 .007 Pearson -.368 -.159 .643 .675 -.099 XUAT_KHAU Correlation Sig. (2-tailed) .003 .212 .000 .000 .442 Pearson -.368 -.168 .663 .696 -.112 NHAP_KHAU Correlation Sig. (2-tailed) .003 .189 .000 .000 .383 Pearson -.371 -.165 .658 .691 -.106 TONG_XNK Correlation Sig. (2-tailed) .003 .197 .000 .000 .409 Pearson -.252* .108 .476 .378 .146 DU_LICH Correlation Sig. (2-tailed) .046 .399 .000 .002 .253 . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). 2) Tỷ trọng công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với việc thay đổi tỷ trọng các ngành Dịch vụ và Nông nghiệp theo hướng Tỷ trọng Công nghiệp tăng thì tỷ trọng các ngành Nông nghiệp, Dịch vụ giảm xuống (điều này là hoàn toàn hợp lý). Tỷ trọng công nghiệp cũng có ảnh hưởng đến Xuất nhẩu, Nhập khẩu, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và du lịch theo hướng: Tỷ trọng công nghiệp tăng thì các hoạt động trên cũng tăng. Chính nhờ tác động như vậy mà việc tăng tỷ trọng công nghiệp đã dẫn đến việc làm tăng thu nhập cho nhóm Thu nhập thấp cũng như nhóm Thu nhập cao, giúp làm giảm chênh lệch thu nhập giữa nhóm Thu nhập cao và nhóm Thu nhập thấp đồng thời cũng làm giảm bất bình đẳng (hệ số Pearson giữa biến CONG_NGHIEP và biến BATBINHDANG = -.332 mang dấu (-); và Sig.(2-tailed) = 0.008 0.05, trừ biến CONG_NGHIEP và biến DU_LICH có Sig.<0.05). 4) Việc thu hút vốn FDI có ảnh hưởng đến sự biến động của việc tăng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GRDP. Địa phương nào thu hút FDI nhiều thì tỷ trọng nông nghiệp thấp và ngược lại (Hệ số Pearson giữa biến NONG_NGHIEP và biến TONGVONFDI = -.614 mang dầu (-); Sig.= 0.000 <0.05 nên có thể kết luận giữa Tỷ lệ Nông nghiệp trong GRDP và Tổng vốn FDI có mối quan hệ tương quan nghịch). Tương tự, Tỷ lệ Nông nghiệp trong GRDP cũng có mối quan hệ tương quan nghịch với Xuất khẩu (Pearson 28
  15. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng =-.519 ; Sig.=0.000) , Nhập khẩu (Pearson =-.538 ; Sig.=0.000), Tổng kim nghạch XNK ((Pearson =- .532 ; Sig.=0.000), Doanh thu du lịch (Pearson =-.381 ; Sig.=0.002). Đặc biệt, Tỷ lệ nông nghiệp trong GRDP có quan hệ rất chặt chẽ với Tỷ lệ hộ nghèo, Chênh lệch thu nhập giàu nghèo, Thu nhập của nhóm hộ thu nhập cao, Thu nhập của nhóm hộ thu nhập thấp và Bất bình đẳng tại các địa phương của Việt Nam. Cụ thể việc giảm Tỷ lệ GRDP ngành nông nghiệp sẽ dẫn đến giảm Tỷ lệ hộ nghèo (Pearson =.298 ; Sig.=0.018); giảm chênh lệc thu nhập giữa nhóm hộ có Thu nhập cao và nhóm hộ có Thu nhập thấp (Pearson =.370 ; Sig.=0.003); tăng thu nhập của nhóm hộ Thu nhập cao (Pearson =-.516 ; Sig.=0.000); đồng thời cũng làm tăng thu nhập của nhóm hộ có Thu nhập thấp (Pearson =-.589 ; Sig.=0.000); đồng thời cũng làm giảm Bất bình đẳng (Pearson =.336 ; Sig.=0.007). 5) Việc phát triển du lịch tại các địa phương có tác dụng làm giảm Tỷ lệ hộ nghèo (Pearson =- .368 ; Sig.=0.003); làm tăng thu nhập cho nhóm hộ Thu nhập cao (Pearson =.643 ; Sig.=0.000) và tăng thu nhập cho nhóm hộ Thu nhập thấp (Pearson =.675 ; Sig.=0.000). Tuy nhiên, việc phát triển du lịch không có mối quan hệ rõ rệt có ý nghĩa thống kê đối chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ Thu nhập cao và nhóm hộ Thu nhập thấp (Pearson =-.159 ; Sig.=0.212>0.05); cũng như không có quan hệ tương quan với Bất bình đẳng (Pearson =-.099 ; Sig.=0.442>0.05). 6) Nhập khẩu cũng có mối quan hệ chặt chẽ với Tỷ trọng công nghiệp, Tỷ trọng nông nghiệp và với Xuất khẩu. Kiếm định cho thấy, khi nhập khẩu tăng thì tỷ lệ công nghiệp tăng (Pearson =.392 ; Sig.=0.001<0.05); khi nhập khẩu tăng thì tỷ trọng nông nghiệp giảm (Pearson =-.538 ; Sig.=0.000<0.05). Đặc biệt khi nhập khẩu tăng thì xuất khẩu cũng tăng (Pearson =.970 ; Sig.=0.000<0.05), điều này được lý giải là do Việt Nam lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu, thiết bị của nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu. 7) Du lịch là một ngành kinh tế chịu tác động mạnh mẽ của quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế. Việc kiểm định đã xác nhận việc gia nhập và thực thi các FTA có tác động lên du lịch theo hướng những năm có FTA thì du khách quốc tế và doanh thu du lịch cao hơn những năm còn lại. Vấn đề cần tiếp tục làm rõ ở đây là việc phát triển du lịch có ảnh hưởng tác động tới vấn đề nghèo đói, thu nhập và bất bình đẳng của dân chúng hay không? Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy việc gia tăng doanh thu du lịch của địa phương có ảnh hưởng đến Xuất, Nhập khẩu. đến Tỷ trọng nông nghiệp trong GRDP và đặc biệt là có quan hệ tương quan có ý nghĩa thống kế với Tỷ lệ hộ nghèo (Pearson =-.252 ; Sig.=0.046<0.05) sẽ giảm xuống khi doanh thu du lịch tăng lên. Ngược lại, khi doanh thu du lịch tăng lên thì thu nhập của nhóm Thu nhập cao (Pearson =.476 ; Sig.=0.000<0.05) và nhóm Thu nhập thấp đều được cải thiện (Pearson =.378 ; Sig.=0.002<0.05). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa phát triển du lịch với chênh lệch thu nhập giữa nhóm Thu nhập cao và nhóm Thu nhập thấp cũng như Bất bình đẳng trong xã hội. Tóm lại, kiểm định Pearson cho thấy có mối quan hệ tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các yếu tố thể hiện việc gia nhập FTA và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng thời gian qua. 5. Một số kết luận và hàm ý chính sách 5.1. Một số kết luận về kết quả nghiên cứu Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả có thể đi đến một số kết luận ban đầu như sau: Thứ nhất, việc Việt Nam ký kết và thực thi các Hiệp định thường mại tự do (FTAs) với các quốc gia và vùng lãnh thổ có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm qua. Những năm thực thi FTA có xu hướng rõ rệt trong việc giảm thuế XNK, có xu hướng thu hút nhiều vốn FDI, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cũng như tổng kim ngạch XNK cao hơn, thu hút đông khách du lịch quốc tế nhiều hơn so với những năm không có FTA. Nghiên cứu cũng chỉ ra, những năm thực thi FTA có xu hướng Tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp hơn, đồng thời Tỷ trọng các ngành Công nghiệp – Dịch vụ cao hơn so với những năm không có FTA. 29
  16. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Thứ hai, kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốn đầu tư FDI, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và phát triển du lịch có ảnh hưởng nhất định đến một số mặt cụ thể phản ánh quan hệ phân phối thu nhập cũng như bất bình đẳng trong nền kinh tế. Cụ thể như sau: - Tỷ lệ hộ nghèo [TYLENGHEO] ở Việt Nam có quan hệ với Tổng vốn đầu tư FDI thu hút được (tương quan âm (-)); Tỷ trọng của ngành công nghiệp (tương quan âm (-)) và Tỷ trọng ngành nông nghiệp (tương quan dương (+)) trong cơ cấu GRDP; với Xuất khẩu (+), nhập khẩu (+) và Tổng kim ngạch XNK (+); với Doanh thu du lịch của địa phương (+). Tuy nhiên, Tỷ lệ hộ nghèo không có quan hệ ró ràng với Tỷ trọng của các ngành Dịch vụ. - Thu nhập của nhóm hộ có Thu nhập cao [THUNHAPCAO] có quan hệ với Tổng vốn FDI (+); với Tỷ trọng ngành Công nghiệp (+); Với Tỷ trọng ngành Nông nghiệp (-); với Xuất khẩu (+), nhập khẩu (+) và Tổng kim ngạch XNK (+); với Doanh thu du lịch của địa phương (+).Tuy nhiên Thu nhập của nhóm hộ Thu nhập cao không có quan hệ ró ràng vớ Tỷ trọng của các ngành Dịch vụ. - Thu nhập của nhóm hộ có Thu nhập thấp [THUNHAPTHAP] có quan hệ với Tổng vốn FDI (+); với Tỷ trọng ngành công nghiệp (+); Với Tỷ trọng ngành nông nghiệp (-) trong cơ cấu GRDP; với Xuất khẩu (+), nhập khẩu (+) và Tổng kim ngạch XNK (+); với Doanh thu du lịch của địa phương (+). Thu nhập của nhóm hộ Thu nhập thấp không có quan hệ ró ràng với Tỷ trọng của các ngành Dịch vụ. - Chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ có Thu nhập cao với nhóm hộ có Thu nhập thấp [CHENHLECH] có quan hệ tương quan với Tỷ trọng ngành công nghiệp (-); với Tỷ trọng ngành nông nghiệp (+) trong cơ cấu GRDP của các địa phương. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo không chịu ảnh hưởng tác động bởi việc thay đổi Tỷ trọng của các ngành Dịch vụ; với Doanh thu du lịch cũng như không có quan hệ ró ràng với Tổng vốn FDI; với Xuất khẩu, Nhập khẩu và Tổng kim ngạch XNK. - Bất bình đẳng [BATBINHDANG] tại Việt Nam có quan tương quan với Tỷ trọng ngành Công nghiệp (-); với Tỷ trọng ngành Nông nghiệp (-). Tuy nhiên Bất bình đẳng không có quan hệ rõ ràng với Tỷ trọng của ngành Dịch vụ; với Doanh thu du lịch; với Tổng vốn FDI; với Xuất khẩu, Nhập khẩu và Tổng kim ngạch XNK của các địa phương. Thứ ba, với những kết quả tổng hợp từ các kết luận trên cho phép rút ra kết luận cuối cùng đó là việc thực thi FTA có tác động tích cực đến đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện thu nhập cho người dân (cả nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp); thúc đẩy giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó có tác động nhất định đến việc làm giảm bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy quan hệ giữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với bất bình đẳng không thật sự rõ ràng vì chịu sự tác động kép của 02 quan hệ trái ngược nhau đó là: (1) Khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống sẽ làm cho bất bình đẳng giảm xuống (tương quan dương); (2) Khi tỷ trọng ngành công nghiệp giảm xuống thì bất bình đẳng tăng lên (tương quan nghịch). Thực tế xu hướng này đã được ghi nhận trong giai đoạn 2010 – 2017. 5.2. Hàm ý chính sách Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể cho phép tác giả đưa ra một số hàm ý về chính sách trong việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế gắn với việc giải quyết vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập và kiểm soát bất bình đẳng xã hội như sau: Một là, hoàn tất đàm phán và thực thi các Hiệp định FTA, trong đó thúc đẩy thực thi CP TPP, các FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu, EU và Hàn Quốc; hoàn tất đàm phán RCEP và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA); các cam kết trong 8 FTA đã ký Các FTA của ASEAN (AFTA), ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc có thời hạn cắt giảm thuế năm 2018. Hai là, phải tận dụng cơ hội từ các FTA để nâng tầm hội nhập quốc tế của nước ta trên các tầng nấc, xay dựng cơ chế liên kết theo hướng đẩy mạnh chủ động đóng góp, tiếp cận đa ngành, đa phương, đề cao nội hàm phát triển, nhất là trong các khuôn khổ đa phương và trong các vấn đề mà ta quan tâm, có lợi ích như đối tác phát triển, giảm nghèo, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, 30
  17. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng an ninh hàng hải Cần đổi mới cách nghĩ, cách làm theo tư duy mới đó là nâng lên tầm khu vực và toàn cầu – đó là tư duy của một Cộng đồng ASEAN 600 triệu dân, một thị trường, không gian kinh tế rộng lớn của 56 đối tác FTA đại diện 65% dân số, 95% GDP và 84% thương mại thế giới. Cách làm mới là liên kết, hợp tác liên ngành, đa ngành và đa phương, bền vững, nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương, doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh gay gắt với các đối tác lớn, mạnh hơn. Ba là, đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập quốc tế; tăng cường xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, có tri thức, kiến thức, kỹ năng hội nhập và kỹ năng nghề, đồng thời các cơ quan, hiệp hội cần đẩy mạnh đổi mới quản lý phù hợp tình hình, nhất là trong tình hình có nhiều yếu tố bất ổn, bất định. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, đội ngũ luật sư, đào tạo nghề, gắn với nhu cầu xã hội và yêu cầu của hội nhập quốc tế nước ta. Bốn là, cân nhắc việc thúc đẩy và mở rộng thêm các FTA mới vì nền kinh tế Việt Nam hiện đã có độ mở rất lớn, rui ro từ tác động bên ngoài lên nền kinh tế rất cao. Do đó song song với mở rộng thị trường quốc tế, cần quan tâm phát triển và củng cố thị trường trong nước. Tránh việc thực thi các FTA lại trở thành gánh nặng nhập khẩu các hàng hóa giá rẻ, các công nghệ lỗi thời của các nước khác trong khi xuất khẩu lại trở thành công xưởng gia công cho nước ngoài với việc bóc lột nhân công trong nước. Năm là, ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các hoạt động dịch vụ giá trị gia tăng cao chủ yếu nằm trong tay các công ty lớn và đang từng bước bị nước ngoài thâu tóm. Nông sản của nông dân, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước thường rất khó thâm nhập vào hệ thống kinh doanh này và phải chịu chiết khấu rất cao. Chính việc cấu trúc chuỗi giá trị sản xuất – thương mại hiện nay chưa tốt nên làm cho tính trạng dịch vụ càng phát triển thì bất bình đẳng càng gia tăng do đại bộ phận người dân nghèo không được hưởng lợi từ sự phát triển đó. Để khắc phục tìn trạng này, cần phải tái cấu trúc lại hệ thống thương mại quốc gia theo hướng đẩy mạnh sản xuất – tiêu thụ theo mô hình chuỗi liến kết. Cần phải kiểm soát chặt chẽ việc thao túng thị trường bán lẻ của các công ty nước ngoài. Nghiên cứu có chế tài để các công ty nước ngoài khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ tại chỗ và phải tạo dựng quan hệ với các nhà cung ứng trong nước với một tỷ lệ tối thiểu TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] CEIC (2017), Cơ sở dữ liệu CEIC: [2] Tổng cục Thống kê (2017), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017; [3] Tổng cục Thống kê (2017), Niên Giám Thống kê Việt Nam năm 2016; [4] Lê Quốc Hội (2010), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam”. [5] Lê Quốc Hội (2009), Tác động của tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập đến xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 145, tháng 8-2009. [6] Lê Quốc Hội (2009), Tăng trưởng vì người nghèo ở ViệtNam: thành tựu, thách thức và giải pháp, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 229, tháng 11-2009. [7] Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở ViệtNam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. [8] Nguyễn Anh (2018), “FDI đóng góp gần 20% GDP, làm thay đổi diện mạo nền kinh tế”. [9] Trung Hiếu (2017), “Doanh nghiệp FDI đóng góp hơn 71% tổng kim ngạch xuất khẩu”. [10] Aghion, P, Caroli, E, and Garcia-Penalosa, C. (1999), Inequality and economic growth: The perspective of the new growth theories, Journal of Economic Literature, 37. [11] Alesina, A and Rodrick, D. (1994), Distributive politics and economic growth, Quarterly Journal of 31
  18. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Economic, 109. [12] Benabou, R. (1996), Inequality and growth, NBER Macroeconomics Annual. [13] Benhabib, J and Speiegel, A. (1996), Social conglic and growth, Journalog Economic Growth, 1(1). [14] Galor, O and Zeira, J. (1993), Income distribution and macroeconomics, Review of Economic Studies, 60. [15] Knell, M. (1998), Social comparisions, inequality and growth, Mimeo, Universityof Zurich. [16] Lopez, H. (2005), Growth and inequality: Are they connected? The World Bank. [17] Perotti, M.(1993), Political equilibrium, income distribution and growth, Review og Economic Studies, 60(4). [18] Persson, T and Tabellini, G. (1994), Is inequality harmful for growth? American Economic Review, 84(3). [19] Kuznets, S. (1955), Economic growth and income inequality, American Economic Review , 45(1). [20] www.Asia Buisiness Consulting [21] www.API_VNM_DS2_en_excel_v2_10182068 [22] PHỤ LỤC 1: CÁC FTAs ĐÃ KÝ KẾT VÀ CÓ HIỆU LỰC ĐẾN NĂM 2017 STT Hiệp định Ngày kí Nơi kí Các quốc gia thành Tình trạng hiệu viên lực 1 Khu vực mậu 28/1/1992 Singapore AFTA hiện nay bao Có hiệu lực từ dịch tự do gồm 10 nước ngày 1/1/1993. ASEAN (AFTA) ASEAN: Brunei, Riêng Việt Nam Campuchia, tham gia năm Indonesia, Lào, 1996 Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. 2 Khu vực mậu 4/11/2002 Phnom Penh, Mười quốc gia Có hiệu lực từ dịch tự do Campuchia thành viên của ngày 1/1/2010 ASEAN - Trung ASEAN và Trung Quốc Quốc 3 Khu vực mậu Thoả thuận Bali -Indonesia Mười quốc gia Có hiệu lực từ dịch tự do khung được ký thành viên của ngày 1/1/2010 ASEAN - Ấn Độ vào 8/10/2003 ASEAN và Ấn Độ 4 Hợp tác kinh tế Thoả thuận Bali, Indonesia Mười quốc gia Hiệp định có hiệu toàn diện ASEAN khung được ký thành viên của lực từ ngày - Nhật Bản vào 8/10/2003 ASEAN và Nhật 1/12/2008. Riêng Bản đối với Malaysia có hiệu lực từ 1/2/2009. 5 Khu vực mậu 13/12/2005. Mười quốc gia có hiệu lực từ dịch tự do thành viên của tháng 6 năm 2007 ASEAN - Hàn ASEAN và Hàn Quốc Quốc 6 Hiệp định Đối 25/12/2008 Việt Nam, Nhật Có hiệu lực từ tác Kinh tế Việt Bản 1/10/2009. Nam - Nhật Bản 32
  19. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 7 Khu vực mậu 27/2/2009 Thái Lan Mười quốc gia Bắt đầu có hiệu dịch tự do thành viên ASEAN lực vào 1/1/2010. ASEAN - Úc / và Úc, New Hiệp định có hiệu New Zealand Zealand. lực đối với tất cả các nước vào ngày 10/1/2012. 8 Hiệp định 11/11/2011 Honolulu, Việt Nam, Chi Lê Có hiệu lực từ Thương mại Tự Hawaii, Mỹ 1/1/2014 do Việt Nam - Chilê 9 Khu vực mậu 5/5/2015 Hà Nội, Việt Việt Nam, Hàn Có hiệu lực từ dịch tự do Việt Nam Quốc 20/12/2015 Nam – Hàn Quốc 10 Liên minh kinh tế 29/5/2015 Kazakhstan Việt Nam, Nga, Có hiệu lực từ Việt Nam – Á Âu Armenia, Belarus, 5/10/2016. Kazakhstan và Kyrgyzstan CÁC FTAs VIỆT NAM ĐÃ KÝ NHƯNG CHƯA CÓ HIỆU LỰC STT Hiệp định Ngày kí Nơi kí Các quốc gia Tình trạng hiệu lực thành viên 11 Hiệp định Đối tác 8 tháng 3 năm Chile Canada, Mexico, Quốc hội dã thông Toàn diện và Tiến 2018 tại Santiago, Peru, Chilê, New qua Nghị quyết công bộ xuyên Thái Chile Zealand, Úc, nhận tính pháp lý của Bình Dương (CP Nhật Bản, CP TPP ngày TPP) Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam 12 Hiệp định Ủy ban châu Âu Brussels, Bỉ Việt Nam và các Hiệp định đã kết thúc Thương mại Tự hôm 17/10 thông nước thành viên đàm phán và ủy ban do Việt Nam – qua hai thỏa thuận Liên minh Châu Châu âu đã kí kết EU (EVFTA) về thương mại và Âu hôm 17/10/2018 đầu tư EU - Việt Nam, mở đường cho việc ký kết để phê chuẩn. CÁC FTAs ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN STT Hiệp định Ngày kí Nơi kí Các quốc gia Tình trạng hiệu lực thành viên 13 Hiệp định Thương Các cuộc đàm Việt Nam, Thụy Vẫn đang trong quá mại Tự do Việt phán được bắt Sĩ, Na Uy, trình đàm phán. Nam-EFTA đầu từ tháng 5 Iceland và năm 2012 Liechtenstein 14 Hiệp định Hợp tác Các cuộc đàm Mười quốc gia Vẫn đang trong quá kinh tế toàn diện phán được bắt thành viên của trình đàm phán khu vực (RCEP) đầu từ 9/5/2013 ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand 15 Hiệp định Thương Các cuộc đàm Mười quốc gia Vẫn đang trong quá 33
  20. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng mại Tự do ASEAN- phán được bắt thành viên của trình đàm phán Hồng Kông đầu từ tháng 7 ASEAN và năm 2014 Hồng Kông 16 Hiệp định Thương Các cuộc đàm Việt Nam, Israel Vẫn đang trong quá mại Tự do Việt phán được bắt trình đàm phán Nam - Israel đầu từ 2/12/2015 Nguồn: 34
  21. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHỤ LỤC 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC FTA VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2017 Thuế Tổng vốn Tổng số vốn Doanh thu suất Khách du lịch FTA có đăng ký thực hiện Nhập khẩu Xuất khẩu du lịch Năm trung quốc tế hiệu lực (Triệu (Triệu (Triệu USD) (Triệu USD) (Nghìn tỷ bình (1.000 Khách) USD) USD) đồng) (%) 1991 19,56 1.284,4 428,5 3.463,9 2.972,0 300,00 1,68 1992 19,22 2.077,6 574,9 3.831,5 3.428,3 440,00 2,83 1993 ASEAN 18,21 2.829,8 1.117,5 4.941,5 3.785,9 669,86 5,25 1994 18,20 4.262,1 2.240,6 7.078,1 5.539,5 1.018,24 8,00 1995 15,19 7.925,2 2.792,0 8.690,2 6.804,1 1.351,00 8,73 1996 17,20 9.635,3 2.938,2 12.781,8 10.077,1 1.607,00 9,50 1997 18,20 5.955,6 3.277,1 13.755,2 11.570,4 1.716,00 10,06 1998 18,70 4.873,4 2.372,4 14.190,6 12.203,0 1.520,00 14,00 1999 18,95 2.282,5 2.528,3 15.151,0 14.332,1 1.782,00 15,60 2000 19,20 2.762,8 2.398,7 17.922,8 16.808,7 2.140,00 17,40 2001 17,25 3.265,7 2.225,6 18.595,9 17.997,1 2.330,00 20,50 2002 15,29 2.993,4 2.884,7 21.724,9 19.193,8 2.628,00 23,00 2003 15,08 3.172,7 2.723,3 26.759,1 22.415,7 2.429,00 22,00 2004 12,68 4.534,3 2.708,4 33.292,0 27.134,5 2.928,00 26,00 2005 12,63 6.840,0 3.300,5 38.623,1 36.712,1 3.477,00 30,00 2006 12,73 12.004,5 4.100,4 46.856,3 44.944,8 3.583,00 51,00 2007 HQ 11,71 21.348,8 8.034,1 65.095,9 54.591,0 4.229,00 56,00 2008 AS-NB 11,39 71.726,8 11.500,2 83.250,4 69.725,0 4.236,00 60,00 2009 V-NB 6,12 23.107,5 10.000,5 76.433,8 66.374,6 3.747,00 68,00 2010 TQ, ÂĐ 7,88 19.886,8 11.000,3 92.994,7 83.473,6 5.050,00 96,00 2011 6,47 15.598,1 11.000,1 113.207,5 107.605,9 6.014,00 130,00 2012 Úc,New 5,73 16.348,0 10.046,6 119.241,7 124.700,6 6.848,00 160,00 2013 4,98 22.352,2 11.500,0 139.491,3 143.186,4 7.572,00 200,00 2014 Chile 5,37 21.921,7 12.500,0 154.791,5 160.889,7 7.874,00 230,00 2015 V-HQ 5,42 24.115,0 14.500,0 171.961,7 173.490,4 7.944,00 337,83 2016 Á-Âu 5,76 26.890,5 15.800,0 186.929,3 192.187,6 10.013,00 400,00 2017 5,75 35.880,0 17.500,0 221.074,7 227.345,7 12.922,15 510,90 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thông kê Việt Nam năm 2016; www. API_VNM_DS2_en_excel_v2_10182068 (*) Ước thực hiện CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2017 (GIÁ THỰC TẾ) ĐVT: % Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1991 40,50 23,80 35,70 1992 33.90 27,30 38,80 1993 29,90 28,90 41,20 1994 27,40 28,90 43,70 1995 27,20 28,76 44,04 1996 27,18 29,73 43,09 1997 25,77 32,08 42,15 1998 25,78 32,49 41,73 35
  22. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1999 25,43 34,50 40,07 2000 24,53 36,73 38,74 2001 23,24 38,13 38,63 2002 23,03 38,49 38,48 2003 22,54 39,47 37,99 2004 21,81 40,21 37,98 2005 20,97 41,02 38,01 2006 20,40 41,54 38,06 2007 20,34 41,48 38,18 2008 20,10 39,73 38,17 2009 20,41 40,88 38,71 2010 20,22 40,48 39,30 2011 19,57 33,24 47,19 2012 19,22 33,55 47,23 2013 17,96 33,20 48,84 2014 17,70 33,22 49,08 2013 17,00 33,25 49,75 2016 16,32 32,72 50,96 2017 15,34 33,34 51,32 Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2010 và Niên giám Thống kê Việt Nam 2017 PHỤ LỤC 3: Kết quả thống kê mô tả Tỷ suất thuế XNK và Tỷ lệ xuất khẩu/GDP trong trường hợp có FTA và không có FTA giai đoạn 1991 - 2017 Group Statistics TINHTRANG_FTA N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Khong FTA 18 14.8489 4.79282 1.12968 TYSUATTHUE Co FTA 9 8.6206 4.37821 1.45940 Khong FTA 18 55.0028 18.97079 4.47146 TYLEXK_GDP Co FTA 9 72.6689 19.42178 6.47393 Khong FTA 18 8205.5444 8782.75358 2070.11487 FDI Co FTA 9 25352.7667 18726.78393 6242.26131 Khong FTA 18 4291.3167 4376.05186 1031.44532 FDI_TH Co FTA 9 10499.9111 4241.28136 1413.76045 Khong FTA 18 42.0267 57.87407 13.64105 NHAPKHAU Co FTA 9 106.1811 57.99029 19.33010 Khong FTA 18 40.5706 59.61237 14.05077 XUATKHAU Co FTA 9 103.2467 63.00944 21.00315 Khong FTA 18 82.60 117.463 27.686 TONG_XNK Co FTA 9 209.43 120.841 40.280 Khong FTA 18 3097.6328 3050.97469 719.12163 KHACH_QT Co FTA 9 5623.4289 2816.80384 938.93461 Khong FTA 18 61.1778 123.01236 28.99429 DT_DULICH Co FTA 9 157.0089 137.55297 45.85099 Khong FTA 18 24.5861 5.77166 1.36039 NONG_NGHIEP Co FTA 9 20.1344 3.97854 1.32618 Khong FTA 18 75.4139 5.77166 1.36039 CN_DV Co FTA 9 79.6433 4.03187 1.34396 Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS 36
  23. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHỤ LỤC 4: CÁC DỮ LIỆU VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP, BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2017 ĐỊA TONGVON THUNHAP THUNHAP BATBINH TYLE CONG_ DICH_ NONG_ XUAT NHAP TONG DU_ TT PHƯƠNG FDI THAP CAO DANG NGHEO NGHIEP VU NGHIEP _KHAU _KHAU _XNK LICH 1 Hà Nội 2763800.00 139000.00 1194100.00 8.58 1.30 30.80 72.17 2.97 11779.00 13383.00 70958.00 25162.00 2 Vĩnh Phúc 403810.00 95700.00 628000.00 6.47 2.90 59.62 31.86 8.52 2000.00 2660.00 1800.00 4660.00 3 Bắc Ninh 1617840.00 150500.00 991600.00 6.78 1.60 75.20 21.80 3.00 29590.00 27581.10 710.00 57171.10 4 Quảng Ninh 586410.00 108800.00 882600.00 8.04 3.70 52.10 41.20 6.70 1768.00 1720.00 17880.00 3488.00 5 Hải Dương 784710.00 110500.00 675100.00 6.04 2.30 54.20 34.10 11.70 5260.00 5010.00 1700.00 10270.00 6 Hải Phòng 1520880.00 138000.00 1078700.00 7.78 2.10 39.64 54.74 5.62 6300.00 6872.73 2727.35 13172.73 7 Hưng Yên 424240.00 110000.00 620700.00 5.64 2.60 49.70 37.10 13.20 3679.00 4462.09 105.00 8141.09 8 Thái Bình 60570.00 99500.00 602400.00 5.91 3.70 33.60 38.79 27.61 1528.80 1340.15 2766.00 2868.95 9 Hà Nam 243760.00 93700.00 581000.00 6.05 4.40 57.00 38.79 14.60 1742.00 1500.00 213.00 3242.00 10 Nam Định 311870.00 108100.00 670700.00 6.09 3.00 40.00 38.79 22.50 1369.90 893.20 585.00 2263.10 11 Ninh Bình 126630.00 96400.00 666200.00 6.87 4.30 32.42 38.79 29.49 1154.00 821.60 2489.00 1975.60 12 Hà Giang 1110.00 54900.00 343000.00 5.93 20.80 22.50 46.60 30.90 391.60 158.40 913.60 550.00 13 Cao Bằng 7990.00 47400.00 447200.00 9.19 21.90 12.88 52.90 34.22 530.00 272.30 189.20 802.30 14 Bắc Kạn 1300.00 41400.00 330500.00 7.75 15.80 12.88 52.90 34.22 .01 4.40 378.00 4.41 Tuyên 15 Quang 16180.00 58600.00 407100.00 6.82 12.00 31.54 44.06 24.40 98.83 12.50 1362.00 111.33 16 Lào Cai 58060.00 56900.00 460400.00 7.86 18.10 43.20 42.56 14.24 623.00 538.00 9442.50 1161.00 17 Yên Bái 43580.00 56500.00 448100.00 7.40 17.50 25.85 51.10 23.05 103.10 48.80 270.50 151.90 Thái 18 Nguyên 733140.00 89000.00 685500.00 7.69 7.10 55.40 32.00 12.60 24080.00 14000.00 310.00 38080.00 19 Lạng Sơn 22630.00 54400.00 392400.00 7.05 14.50 18.28 58.87 22.85 2950.00 2300.00 910.00 5250.00 20 Bắc Giang 448350.00 88100.00 579600.00 6.33 6.30 46.10 33.30 20.60 6200.00 6000.00 400.00 12200.00 21 Phú Thọ 108480.00 74700.00 528700.00 6.96 6.30 38.99 39.01 22.00 1320.55 1086.11 2155.00 2406.66 22 Điện Biên 300.00 46400.00 335500.00 7.00 26.10 22.33 56.91 20.76 40.77 16.73 365.26 57.50 23 Lai Châu 400.00 46200.00 342400.00 7.19 27.90 43.09 39.20 17.71 11.90 2.00 377.40 13.90 24 Sơn La 14820.00 44700.00 325400.00 7.08 20.00 33.60 40.30 26.10 9.09 2.95 1040.00 12.04 25 Hòa Bình 56120.00 57400.00 430100.00 7.29 13.40 48.59 31.38 20.03 505.00 413.85 675.54 918.85 26 Thanh Hóa 1381900.00 71300.00 482300.00 6.42 9.60 36.68 45.64 17.68 1873.80 1563.00 1973.60 3436.80 27 Nghệ An 182090.00 49200.00 420200.00 8.18 10.40 28.85 50.11 21.04 772.08 341.92 6977.50 1114.00 28 Hà Tĩnh 1161320.00 65400.00 466800.00 6.99 11.00 32.07 45.24 22.69 387.52 1139.16 4766.56 1526.68 37
  24. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 29 Quảng Bình 53780.00 63600.00 508900.00 7.63 10.60 26.33 55.23 18.44 79.40 65.80 3706.00 145.20 30 Quảng Trị 6050.00 61600.00 449800.00 7.08 9.10 24.53 55.08 20.38 267.10 114.70 2633.00 381.80 Thừa Thiên- 31 Huế 238230.00 83700.00 559900.00 6.63 3.70 35.40 53.00 11.60 800.00 522.00 3520.00 1322.00 32 Đà Nẵng 467530.00 159500.00 1021100.00 6.43 .50 35.30 62.60 2.10 1465.00 1280.00 19403.00 2745.00 33 Quảng Nam 581630.00 69600.00 470600.00 6.52 8.40 49.80 38.60 11.60 700.00 1457.00 10658.18 2157.00 34 Quảng Ngãi 144960.00 68400.00 462500.00 6.37 9.20 52.60 28.40 19.00 440.00 446.00 2601.60 886.00 35 Bình Định 67180.00 86500.00 574300.00 6.54 7.50 30.50 44.10 25.40 740.00 292.70 2133.80 1032.70 36 Phú Yên 496900.00 78800.00 524700.00 6.59 6.40 28.51 46.65 24.84 134.60 57.50 1245.00 192.10 37 Khánh Hòa 417510.00 92100.00 672500.00 7.32 3.80 29.22 60.52 10.26 1220.33 680.12 17000.00 1900.45 38 Ninh Thuận 130250.00 67300.00 585400.00 8.60 6.50 21.25 40.40 38.35 75.70 25.00 883.00 100.70 39 Bình Thuận 356680.00 107100.00 585300.00 5.41 2.30 29.99 37.10 32.91 590.50 160.00 9046.00 750.50 40 Kon Tum 8230.00 63300.00 465800.00 6.81 14.20 25.50 46.00 28.50 135.00 18.30 213.00 153.30 41 Gia Lai 1220.00 53500.00 479000.00 8.56 13.50 27.73 33.52 38.75 450.00 192.60 230.00 642.60 42 Đắk Lắk 19400.00 63900.00 566700.00 8.57 7.30 16.01 41.48 42.51 575.00 38.00 610.00 613.00 43 Đắk Nông 9560.00 60600.00 599000.00 9.68 12.80 15.54 35.13 49.33 988.00 186.00 85.00 1174.00 44 Lâm Đồng 52590.00 84000.00 722200.00 8.42 4.50 17.60 35.60 46.80 552.00 181.80 10620.00 733.80 45 Bình Phước 196080.00 103400.00 709300.00 6.77 5.10 37.80 36.00 26.20 1992.00 1290.00 206.34 3282.00 46 Tây Ninh 505210.00 128200.00 794600.00 6.18 1.50 35.85 36.81 27.34 2320.00 2120.00 770.00 4440.00 47 Bình Dương 3033900.00 167100.00 1181900.00 7.04 .00 63.99 32.27 3.74 28500.00 23900.00 1280.00 52400.00 48 Đồng Nai 2734960.00 158100.00 979400.00 6.21 .50 56.90 37.10 6.00 16925.00 14756.00 1201.00 31681.00 Bà Rịa - 49 Vũng Tàu 2683810.00 137300.00 1195300.00 8.50 .80 69.10 27.50 3.40 3971.00 5720.00 2419.85 9691.00 TP. Hồ Chí 50 Minh 4387930.00 182900.00 1198500.00 6.53 .00 24.78 58.34 .81 35548.00 43301.20 30362.00 78849.20 51 Long An 697070.00 107500.00 720800.00 6.64 4.20 44.30 37.10 18.60 4400.00 3700.00 485.00 8100.00 52 Tiền Giang 220160.00 102800.00 714400.00 6.89 5.30 28.60 32.80 38.60 2510.00 1064.00 721.50 3574.00 53 Bến Tre 86530.00 77000.00 556900.00 7.07 7.10 16.00 48.33 35.67 830.20 357.64 1095.00 1187.84 54 Trà Vinh 308050.00 62200.00 524500.00 8.24 10.00 27.31 35.96 36.73 140.00 35.00 210.00 175.00 55 Vĩnh Long 55260.00 82700.00 517100.00 6.09 4.30 17.68 46.76 35.56 420.70 194.40 340.00 615.10 56 Đồng Tháp 16940.00 82700.00 647900.00 7.83 5.80 22.99 41.94 35.07 876.00 380.00 684.00 1256.00 57 An Giang 19820.00 93600.00 708300.00 7.44 2.70 30.50 44.10 25.40 740.00 292.70 2133.80 1032.70 58 Kiên Giang 437130.00 86600.00 776700.00 8.66 2.70 19.43 43.91 36.66 470.00 60.00 4582.40 530.00 59 Cần Thơ 64360.00 117600.00 791700.00 6.67 1.70 32.65 58.65 8.70 1770.00 428.00 2900.00 2198.00 60 Hậu Giang 79360.00 83100.00 624700.00 7.39 7.70 22.48 46.62 30.90 677.59 309.83 121.00 987.42 38
  25. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 61 Sóc Trăng 12630.00 82100.00 637500.00 7.61 8.70 16.06 43.73 40.21 680.00 100.00 557.00 780.00 62 Bạc Liêu 7150.00 70800.00 508800.00 7.14 6.90 15.20 41.80 43.00 531.50 78.80 110.00 610.30 63 Cà Mau 4030.00 71800.00 592300.00 8.02 4.00 35.31 28.54 36.15 1100.00 108.34 670.00 1208.34 Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2017; Báo cáo tỉnh hình kinh tế xã hội, ANQP của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW năm 2017 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON GIỮA CÁC BIẾN THỂ HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ GIA NHẬP FTA VỚI CÁC BIẾN THỂ HIỆN PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM (DỮ LIỆU CỦA 63 TỈNH, THÀNH NĂM 2017) Correlations TONGVON CONG_ DICH_ NONG_ XUAT_ NHAP_ TONG_ DU_ TYLE CHENH THUNHAP THUNHAP BATBINH FDI NGHIEP VU NGHIEP KHAU KHAU XNK LICH NGHEO LECH CAO THAP DANG Pearson 1 .424 .046 -.614 .793 .852 .828 .487 -.447 -.101 .778 .754 -.053 Correlation TONGVONFDI Sig. (2-tailed) .001 .719 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .429 .000 .000 .681 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson .424 1 -.539 -.719 .445 .392 .422 -.022 -.343 -.362 .405 .486 -.332 Correlation CONG_NGHIEP Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .001 .001 .862 .006 .004 .001 .000 .008 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson .046 -.539 1 -.172 -.116 -.039 -.078 .504 .145 .083 .002 -.036 .080 Correlation DICH_VU Sig. (2-tailed) .719 .000 .177 .365 .763 .543 .000 .256 .517 .986 .777 .532 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson -.614 -.719 -.172 1 -.519 -.538 -.532 -.381 .298* .370 -.516 -.589 .336 Correlation NONG_NGHIEP Sig. (2-tailed) .000 .000 .177 .000 .000 .000 .002 .018 .003 .000 .000 .007 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson .793 .445 -.116 -.519 1 .970 .993 .270* -.368 -.159 .643 .675 -.099 Correlation XUAT_KHAU Sig. (2-tailed) .000 .000 .365 .000 .000 .000 .033 .003 .212 .000 .000 .442 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson .852 .392 -.039 -.538 .970 1 .992 .357 -.368 -.168 .663 .696 -.112 Correlation NHAP_KHAU Sig. (2-tailed) .000 .001 .763 .000 .000 .000 .004 .003 .189 .000 .000 .383 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson .828 .422 -.078 -.532 .993 .992 1 .316* -.371 -.165 .658 .691 -.106 TONG_XNK Correlation Sig. (2-tailed) .000 .001 .543 .000 .000 .000 .012 .003 .197 .000 .000 .409 39
  26. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson .487 -.022 .504 -.381 .270* .357 .316* 1 -.252* .108 .476 .378 .146 Correlation DU_LICH Sig. (2-tailed) .000 .862 .000 .002 .033 .004 .012 .046 .399 .000 .002 .253 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson -.447 -.343 .145 .298* -.368 -.368 -.371 -.252* 1 .294* -.742 -.786 .221 Correlation TYLENGHEO Sig. (2-tailed) .000 .006 .256 .018 .003 .003 .003 .046 .019 .000 .000 .082 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson -.101 -.362 .083 .370 -.159 -.168 -.165 .108 .294* 1 -.026 -.367 .990 Correlation CHENHLECH Sig. (2-tailed) .429 .004 .517 .003 .212 .189 .197 .399 .019 .839 .003 .000 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson .778 .405 .002 -.516 .643 .663 .658 .476 -.742 -.026 1 .932 .057 Correlation THUNHAPCAO Sig. (2-tailed) .000 .001 .986 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .839 .000 .658 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson .754 .486 -.036 -.589 .675 .696 .691 .378 -.786 -.367 .932 1 -.286* Correlation THUNHAPTHAP Sig. (2-tailed) .000 .000 .777 .000 .000 .000 .000 .002 .000 .003 .000 .023 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Pearson -.053 -.332 .080 .336 -.099 -.112 -.106 .146 .221 .990 .057 -.286* 1 Correlation BATBINHDANG Sig. (2-tailed) .681 .008 .532 .007 .442 .383 .409 .253 .082 .000 .658 .023 N 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 40