Tài liệu giảng dạy môn Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học - Nguyễn Khắc Quốc

pdf 167 trang Gia Huy 17/05/2022 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu giảng dạy môn Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học - Nguyễn Khắc Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_giang_day_mon_phuong_tien_ky_thuat_day_hoc_va_ung_d.pdf

Nội dung text: Tài liệu giảng dạy môn Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học - Nguyễn Khắc Quốc

  1. Phụ lục 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC GV biên soạn: Nguyễn Khắc Quốc Nguyễn Ngọc Đan Thanh Trà Vinh, Lưu hành nội bộ
  2. MỤC LỤC PHẦN 1 PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC 1 1.1 Khái niệm phương tiện dạy học 1 1.2 Ý nghĩa của phương tiện dạy học 2 1.3 Một số loại phương tiện dạy học 3 1.4 Khái quát về việc sử dụng phương tiện dạy học 4 1.5 Phân loại phương tiện kỹ thuật dạy học cơ bản 4 1.6 Chức năng và công dụng cơ bản của các thiết bị dạy học nghe nhìn cơ bản 5 1.7 Các nguyên tắc sử dụng PTKT DH cơ bản 7 1.8 Thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học 9 1.9 Chuẩn bị phương tiện nghe nhìn 10 1.10 Kết chương 11 Chương 2 MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT 12 2.1 Máy chiếu qua đầu và cách sử dụng 12 2.2 Máy chiếu hình đa phương tiện và cách sử dụng 17 2.3 Kết chương 23 PHẦN 2 ỨNG DỤNG MS. OFFICE NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG SOẠN GIẢNG 24 Chương 1 MICROSOFT WORD 24 1.1 Định dạng văn bản 24 1.2 Thanh công cụ Header & Footer 25 1.3 Tìm và thay thế 28 1.4 Thay đổi khoảng cách trong văn bản 29 1.5 Soạn thảo công thức toán học 31 1.6 Ghi chú tài liệu 33 1.7 Cách tạo ô đánh dấu để người dùng đánh dấu trực tiếp vào nội dung file 33 1.8 Tạo mục lục tự động 35 1.9 Kết chương 37 Chương 2 MICROSOFT POWERPOINT 43 2.1 Yêu cầu chung 43 2.2 Một số định hướng cụ thể 43 2.3 Thiết kế bài giảng tương tác 50 2.4 Kỹ thuật TRIGGERS 51 2.5 Thực hành vẽ kỹ thuật và tạo trang PowerPoint tương tác 53
  3. 2.6 Kết chương 56 PHẦN 3 MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ DẠY HỌC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC 59 Chương 1 GIỚI THIỆU BẢN ĐỒ TƯ DUY 59 1.1 Bản đồ tư duy làm việc theo nhóm 61 1.2 Bản đồ tư duy với kế hoạch 62 1.3 Bản đồ tư duy với hội họp 63 1.4 Bản đồ tư duy với ghi chép 64 Chương 2 PHẦN MỀM MIND MANAGER 8.0 64 2.1 Hệ thống Menu 65 2.2 Tạo Map 68 2.3 Insert các đối tượng 70 2.4 Chèn các đối tượng vào 1 topic 72 2.5 Định dạng bản đồ (Format) 73 2.6 Hình ảnh trong Topic 75 2.7 Object 75 2.8 Layout 76 2.9 Formatting 76 2.10 View 80 2.11 Export 86 2.12 Import 90 2.13 Công dụng 91 2.14 Kết chương 92 Chương 3 CHỈNH SỬA ẢNH BẰNG MS.OFFICE PICTURE MANAGER 94 3.1 Giới thiệu chung 94 3.2 Sử dụng Microsoft Office Picture Manager 94 Chương 4 XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN BẰNG HÌNH ẢNH 99 4.1 Xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh với Photo Story 3 for Window 99 4.2 Xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh với Window Movie Maker 105 4.3 Kết chương 118 Chương 5 THIẾT KẾ ẢNH ĐỘNG BẰNG MICROSOFT GIF ANIMATOR 120 5.1 Nguyên tắc thiết kế hoạt hình 120 5.2 Qui trình xây dựng hoạt hình 120 5.3 Hướng dẫn cụ thể 120 5.4 Kết chương 124
  4. Chương 6 PHẦN MỀM LOGO 125 6.1 Giới thiệu về LOGO 125 6.2 Tại sao nhân vật của LOGO là Rùa? 126 6.3 Một số lệnh cơ bản 126 6.4 Màn hình của Logo 126 6.5 Câu lệnh lặp 127 6.6 Thủ tục trong LOGO 128 6.7 Sử dụng màu và nét bút bằng lệnh 128 6.8 Chữ trong LOGO 128 6.9 Tính toán trong LOGO 129 6.10 Âm nhạc trong LOGO 129 6.11 Kết chương 130 Chương 7 TRUYỀN THÔNG QUA MẠNG 131 7.1 Giới thiệu về tìm kiếm cơ bản 131 7.2 Sử dụng các từ khóa chuẩn đề tìm kiếm 133 7.3 Khai thác kết quả tìm kiếm 137 7.4 Sử dụng Gmail 138 7.5 Một số website dạy học Tiếng Anh 149 7.6 Kết chương 151 Chương 8 THI TRỰC TUYẾN 152 8.1 Hướng dẫn đăng ký thi giải toán qua mạng – ViOlympic 152 8.2 Kết chương 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Sơ đồ phân loại phương tiện dạy học theo cấu tạo 5 Hình 2. Các bước chuẩn bị tiết học có sử dụng PTKT DH 9 Hình 3. Hình dạng của máy chiếu qua đầu 13 Hình 4: Các cách chế tạo phim chiếu 14 Hình 5. Bóng đèn máy chiếu qua đầu 17 Hình 6. Cấu tạo máy chiếu hình đa phương tiện 18 Hình 7. Cách bố trí máy chiếu đa phương tiện 19 Hình 8. Sơ đồ bố trí máy chiếu hình đa phương tiện 20 Hình 9. Cách kết nối máy chiếu đa phương tiện với thiết bị nghe nhìn 20 Hình 11. Bài giảng sử dụng cấu trúc hình sao 44 Hình 10. Cấu trúc bài giảng sử dụng lưu đồ 44 Hình 12. Cấu trúc bài giảng sử dụng biểu đồ xương cá 45 Hình 13. Minh họa nội dung của phương pháp hình cắt mặt cắt 50 Hình 14. Luyện tập nội dung phương pháp HC-MC có các nút đã thay đổi vị trí 51 Hình 15. Minh họa bản đồ tư duy dạng 1 59 Hình 16. Minh họa bản đồ tư duy dạng 2 60 Hình 17. Phương pháp tập trung trí tuệ 61 Hình 18. Minh họa Phương pháp tập trung trí tuệ 62 Hình 19. Bảng đồ tư duy với kế hoạch 63 Hình 20. Bảng đồ tư duy với hội họp 63 Hình 21. Bảng đồ tư duy với ghi chép 64 Hình 22. Phần mềm Mind Manager 8.0 64 Hình 23. Hệ thống menu - Home 65 Hình 24. Menu ngữ cảnh Task Info 65 Hình 25. Hệ thống menu - Insert 66 Hình 26. Hệ thống menu - Format 66 Hình 27. Hệ thống menu - Review 66 Hình 28. Hệ thống menu- View 67 Hình 29. Hệ thống menu - Export 67 Hình 30. Hệ thống menu - Tools 68 Hình 31. Tạo map – Chức năng Create a map 68 Hình 32. Chức năng chèn topic con 69 Hình 33. Menu - Relationship 69
  6. Hình 34. Minh họa tạo mối quan hệ giữa các topic 69 Hình 35. Nút lệnh Alert 70 Hình 36. Minh họa chức năng alert 70 Hình 37. Tạo nhãn với nút lệnh Label 70 Hình 38. Minh họa nhập ngày giờ cho một topic 71 Hình 39. Chèn hình ảnh vào topic hiện hành 71 Hình 40. Đính kèm tập tin vào topic hiện hành 72 Hình 41. Chèn hyperlink cho một topic 72 Hình 42. Minh họa đánh dấu một biểu tượng 73 Hình 43. Minh họa đánh dấu đoạn văn bản 73 Hình 44. Chọn hình dạng cho topic 74 Hình 45. Chọn đường nối giữa các topic 74 Hình 46. Chọn kiểu phân nhánh của chủ đề 74 Hình 47. Thiết lập vị trí ảnh trong topic 75 Hình 48. Định dạng kiểu đường nối giữa các topic 75 Hình 49. Chọn kiểu đường bao quanh các topic 76 Hình 50. Tạo danh sách thứ tự 76 Hình 51. Định dạng kiểu topic 77 Hình 52. Chọn kiểu topic có sẵn 77 Hình 53. Đổi tên kiểu topic 78 Hình 54. Minh họa đổi tên kiểu topic 78 Hình 55. Menu ngữ cảnh khi thao tác chuột phải 78 Hình 56. Thiết lập nền cho topic 79 Hình 57. Thiết lập nền từ thư viện ảnh nền 79 Hình 58. Thiết lập ảnh nền từ tập tin trên máy tính 80 Hình 59. Chế độ Outline View 80 Hình 60. Chế độ Mutimap View 81 Hình 61. Chế độ presentation Mode 81 Hình 62. Chức năng Filter 82 Hình 63. Minh họa chức năng Filter với Show Branch alone 82 Hình 64. Chức năng Detail 83 Hình 65. Minh họa chức năng Detail 83 Hình 66. Chức năng ẩn hiện các đối tượng 84 Hình 67. Chức năng phân chia màn hình 84 Hình 68. Minh họa chức năng phân chia màn hình 1 85
  7. Hình 69. Minh họa chức năng phân chia màn hình 2 85 Hình 70. Chọn tập tin map cần làm việc 85 Hình 71. Kết xuất với MS. Word 86 Hình 72. Kết xuất với MS. Powerpoint 87 Hình 73. Kết xuất với Mindjet Player 87 Hình 74. Lưu bản đồ dưới dạng ảnh (.bmp) 87 Hình 75. Lưu bản đồ dưới dạng webpage 88 Hình 76. Tùy chọn kết xuất ra webpage 88 Hình 77. Các thiết lập kết xuất ra webpage 89 Hình 78. Kết quả lưu ở dạng web 89 Hình 79. Hệ thống menu – Chức năng Open 90 Hình 80. Xây dựng ý tưởng mới 92 Hình 81. Chọn ảnh và mở ảnh với MS Office Picture manager 95 Hình 82. Ảnh trước khi chỉnh độ sáng 95 Hình 83. Ảnh sau khi chỉnh độ sáng 95 Hình 84. Cửa sổ điều chỉnh độ tương phản của ảnh 96 Hình 85. Minh họa chức năng cắt ảnh 96 Hình 86. Minh họa ảnh sau khi cắt 96 Hình 87. Giao diện phần mềm Photo Story 99 Hình 88. Chọn ảnh cần tạo mới một slide show 100 Hình 89. Hiệu chỉnh thông số ảnh 101 Hình 90. Tạo tiêu đề chú thích cho mỗi ảnh trong slide show 102 Hình 91. Chèn âm thanh cho slide show 103 Hình 92. Chọn nhạc nền cho slide show 103 Hình 93. Tùy chỉnh thông số nhạc nền cho slide show 104 Hình 94. Xuất bản slide show 105 Hình 95. Giao diện chính phần mềm Windows Move Maker 105 Hình 96. Chọn thiết bị thu ảnh (Minh họa với webcam) 106 Hình 97. Đặt tên tập tin và chọn vị trí lưu trữ 107 Hình 98. Thiết lập các thông số chất lượng ảnh 107 Hình 99. Tiến hành chụp ảnh 108 Hình 100. Thao tác chọn đoạn phim cần chèn 109 Hình 101. Chọn vị trí đặt tên tiêu đề cho đoạn phim 110 Hình 102. Nhập tên tiêu đề cho đoạn phim 110 Hình 103. Chọn hiệu ứng cho tiêu đề đoạn phim 111
  8. Hình 104. Thiết lập màu chữ và font chữ cho tiêu đề đoạn phim 111 Hình 105. Tiến hành ghi âm 112 Hình 106. Chọn ảnh cần import 112 Hình 107. Tiếp tục chọn ảnh cần import từ bộ sưu tập ảnh 113 Hình 108. Chọn ảnh cần import bằng thao tác kéo rê chuột 113 Hình 109. Chọn hiệu ứng cho các ảnh 114 Hình 110. Chọn tập tin audio cần import 115 Hình 111. Chọn từ bộ sưu tập các audio 115 Hình 112. Chỉnh sửa đoạn ghi âm 116 Hình 113. Chọn vị trí lưu trữ 117 Hình 114. Tiến trình lưu trữ Video clip 117 Hình 115. Tiến trình xử lý thao tác lưu trữ video clip 117 Hình 116. Hoàn thành thao tác lưu trữ video clip 118 Hình 117. Thao tác lưu slide đã tạo với các ảnh nguồn ở dạng gif 121 Hình 118. Giao diện phần mềm Microsoft Gif Animator 122 Hình 119. Hộp thoại mở các slide đã tạo với phần mềm MS Gif Animator 123 Hình 120. Tiếp tục chèn các slide 123 Hình 121. Lưu lại ảnh động sau khi hoàn tất 124 Hình 122. Biểu tượng của phần mềm Microsoft Windows Logo 125 Hình 123. Cửa sổ làm việc với phần mềm Logo 126 Hình 124. Minh họa tạo một thủ tục trong Logo 128 Hình 125. Thiết lập font chữ trong Logo 128 Hình 126. Giao diện tìm kiếm với Google 131 Hình 127. Tìm kiếm nâng cao với Google 133 Hình 128. Tìm kiếm thông tin theo từ khóa nhất định 134 Hình 129. Tìm kiếm theo định dạng file tại vị trí cụ thể 134 Hình 130. Tìm kiếm theo từ khóa tại một vị trí cụ thể 135 Hình 131. Tìm kiếm theo định dạng file 135 Hình 132. Click vào hình ảnh để xem ở kích thước to hơn. 136 Hình 133. Tìm kiếm với từ khóa chuẩn define 136 Hình 134. Minh họa tìm kiếm phần mềm với Google 137 Hình 135. Mở nội dung liên kết trong cửa sổ mới 138 Hình 136. Tạo tài khoản với Gmail 139 Hình 137. Gởi email với tài khoản Gmail 140 Hình 138. Đồng gửi trong Gmail 141
  9. Hình 139. Cấu hình tài khoản Gmail 142 Hình 140. Thay đổi password của tài khoản Gmail 143 Hình 141. Nhập mới mật khẩu tài khoản Gmail 143 Hình 142. Thiết lập chuyển tiếp thư trong Gmail 144 Hình 143. Tạo Contact trong tài khoản Gmail 145 Hình 144. Tạo nhóm với Google Group 145 Hình 145. Tiến hành tạo nhóm 146 Hình 146. Thiết lập thông tin nhóm 146 Hình 147. Thiết lập thông tin nhóm 147 Hình 148. Hoàn tất thiết lập thông tin nhóm 147 Hình 149. Sử dụng Forum trong Gmail Group 148 Hình 150. Trang web học tiếng Anh 1 149 Hình 151. Trang web học tiếng Anh 2 150 Hình 152. Trang web học tiếng Anh 3 150 Hình 153. Trang web học tiếng Anh 4 151 Hình 154. Đăng ký tài khoản với ViOlympic 152 Hình 155. Màn hình đăng ký thành viên với ViOlympic 153 Hình 156. Minh họa đăng nhập vào tài khoản vừa đăng ký 154 Hình 157. Đăng ký thành viên mới 154 Hình 158. Màn hình đăng ký thành viên với IOE 155 Hình 159. Thông báo tham gia các dịch vụ của IOE 156 Hình 160. Chi tiết thông tin đăng ký thành viên với IOE 156 Hình 161. Chọn nút lệnh đăng nhập vào tài khoản IOE 156 Hình 162. Màn hình đăng nhập IOE 157
  10. PHẦN 1 PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC  Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ: - Mô tả khái niệm Phương tiện dạy học - Phân loại các Phương tiện kỹ thuật dạy học - Phân biệt các loại phương tiện hỗ trợ dạy học - Biết tổ chức tiết học có sử dụng Phương tiện kỹ thuật dạy học - Chủ động và tự tin trong việc sử dụng các Phương tiện kỹ thuật dạy học - Có ý thức sử dụng Phương tiện kỹ thuật dạy học hỗ trợ dạy học. Tóm tắt chương Là một giáo viên thì việc tìm hiểu các phương tiện kỹ thuật dạy học là hết sức cần thiết. Đặc biệt là các loại phương tiện dạy học hiện đại. Chương này nhằm cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về một số phương tiện kỹ thuật dạy học; Cung cấp các khái niệm cũng như ý nghĩa của nó. 1.1 Khái niệm phương tiện dạy học Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học gồm có hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất những kinh nghiệm xã hội của nhân loại. Cũng như bất kỳ một quá trình sản xuất nào, quá trình dạy học cũng phải sử dụng những phương tiện lao động nhất định. Phương tiện lao động sư phạm rất đa dạng. Nó bao gồm những phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu phương tiện dạy học vật chất với ý nghĩa là công cụ lao động của người dạy và người học, gọi tắt là PTDH. Song, khi đề cập đến các PTDH với cách sử dụng chúng thì phần nào đã nói đến phương tiện thực hành. Từ cách hiểu PTDH như vậy, có thể định nghĩa của PTDH như sau: PTDH là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy và học. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 1
  11. 1.2 Ý nghĩa của phương tiện dạy học Từ sự nghiên cứu khái niệm quá trình dạy học, chúng ta nhận thấy rằng hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức điều khiển nhận thức đó của giáo viên là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác cảm tính những hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của học sinh. Song, những hiện tượng, đối tượng đó không phải bao giờ cũng được hiện ra một cách trực tiếp ở ngay phòng học. Trong trường hợp đó PTDH tạo khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình Nhờ có PTDH mà tạo nên trong ý thức của học sinh những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng và sự vật. Sản phẩm mà PTDH tạo ra thường là hình ảnh chủ quan, trong đó chỉ phản ánh mặt bên ngoài của đối tượng hoặc hiện tượng. Nhiệm vụ của dạy học là làm sao để từ những hình ảnh trực quan cảm tính dẫn dắt học sinh hiểu được bản chất của hiện tượng hoặc sự vật. Việc chuyển hoá đó có liên hệ với tư duy trừu tượng, với việc đưa vào và sử dụng những khái niệm trừu tượng. Với điều đó, những hình ảnh trực quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa tư duy với hiện tượng hoặc đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài liệu thông tin cần thiết. Chúng thực hiện hai chức năng cơ bản là chức năng nhận thức và chức năng điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Chức năng nhận thức: Làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chi tiết đã bị mất đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu. Chức năng điều khiển hoạt động nhận thức của người học: Những hình ảnh trực quan cảm tính được hoàn thiện và được làm phong phú không ngừng trong quá trình nhận thức bằng những thuộc tính đặc biệt của chúng. PTDH là trợ thủ không thể thay thế được của người giáo viên ở giai đoạn hình thành tư duy trừu tượng cho học sinh. Ở giai đoạn này, những hình ảnh trực quan cảm tính bao giờ cũng là thành phần và tiền đề bắt buộc của tư duy. Tư duy dù đạt đến mức độ cao như thế nào ít nhiều nó cũng vẫn cần đến trực quan cảm tính, cần đến hình ảnh. Ở giai đoạn kết thúc, sự nghiên cứu hiện tượng hoặc sự vật cần phải chỉ cho học sinh sự vận dụng trong thực tiễn của nó. Điều đó cũng sẽ khó đạt được nếu thiếu sử dụng những PTDH. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 2
  12. Vì vậy, ở cả giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn tư duy trừu tượng và ở cả giai đoạn giới thiệu cho học sinh sự vận dụng thực tiễn những hiện tượng hoặc sự vật nghiên cứu cũng cần phải sử dụng những PTDH. PTDH là công cụ nhờ nó mà họ nhận thức được thế giới xung quanh. Việc sử dụng những PTDH giúp người học có được một số lợi ích nhất định, cụ thể: Người học có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó mà tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học; PTDH giúp làm thoả mãn và làm phát triển hứng thú của người học; Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với họ bằng tính trực quan được thông qua; Tăng cường hoạt động lao động của người học và bằng cách đó cho phép nâng cao nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập; PTDH giúp tăng cường hoạt động độc lập, tự lực; Làm tăng tính tự lực trong tiết học của học sinh. Trong trường hợp tổ chức vận dụng đúng đắn về mặt sư phạm, PTDH đóng vai trò như là nguồn thông tin và giải phóng người giáo viên khỏi nhiều công việc có tính chất thuần tuý kỹ thuật trong tiết học, chẳng hạn như thông báo thông tin, để có nhiều thời gian hơn cho công tác sáng tạo trong hoạt động với học sinh. PTDH tạo khả năng vạch ra một cách sâu sắc hơn, trình bày rõ ràng dễ hiểu, đơn giản hơn nội dung tài liệu học tập, tạo điều kiện hình thành cho họ động cơ học tập đúng đắn. 1.3 Một số loại phương tiện dạy học Phương tiện dạy học hết sức đa dạng. Thành phần của các loại PTDH phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật. Trong nhà trường chúng ta trước đây thường được trang bị những phương tiện ít có tính kỹ thuật hơn, đúng hơn là ít phải dùng điện năng hơn nên được gọi là đồ dùng dạy học, rõ hơn nữa là đồ dùng dạy học trực quan hay PTDH trực quan. 30 năm gần đây, do sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật đã xuất hiện những PTDH trực quan. Thực ra những phương tiện kỹ thuật dạy học như những phương tiện nghe - nhìn cũng có tính trực quan, cũng là đồ dùng dạy học. Vì vậy cách phân loại có tính chất quy ước, tính tương đối. Đồ dùng dạy học trực quan bao gồm: mẫu vật, hình mẫu, mô hình, phương tiện đồ hoạ như tranh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ thiết bị và đồ dùng thí nghiệm, sách giáo khoa và tài liệu dạy học khác. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 3
  13. Phương tiện dạy học kỹ thuật (PTKT DH) bao gồm các phương tiện nghe - nhìn, các máy kiểm tra, máy dạy học. Trong số những loại phương tiện đó, phương tiện nghe - nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất. 1.4 Khái quát về việc sử dụng phương tiện dạy học Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn như trên đã trình bày, song không phải tự thân nó có toàn bộ ý nghĩa đó. Nói cách khác là không phải cứ sử dụng PTDH là có tác dụng dạy học - giáo dục mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc người giáo viên sử dụng nó như thế nào, vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu dạy học với việc sử dụng phương tiện đó mà họ sẽ tiến hành. Tiết học với việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật dạy học đó là một kiểu tiết học mới mà trong đó bắt buộc người giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với chúng. Những PTDH, đặc biệt là những phương tiện kỹ thuật dạy học, làm thay đổi cấu trúc và cả nhịp điệu tiết học và kết quả dẫn tới là làm thay đổi vị trí người giáo viên trong tiết học. Đồng thời điều đó đòi hỏi trình độ lành nghề của người giáo viên cao. Hiệu quả sử dụng những PTDH càng lớn khi họ có trình độ nghiệp vụ càng cao. 1.5 Phân loại phương tiện kỹ thuật dạy học cơ bản 1.5.1 Dựa theo loại hình nghe nhìn  Thiết bị nghe Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau: - Thiết bị ghi - đọc tiếng bằng băng từ/máy ghi âm. - Thiết bị ghi hoặc ghi - đọc đĩa CD. - Thiết bị (phòng) học ngoại ngữ.  Thiết bị nhìn Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau: - Máy chiếu qua đầu. - Máy chiếu slide. - Máy chiếu vật thể.  Thiết bị nghe – nhìn Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau: - Thiết bị ghi - đọc hình tiếng bằng băng từ/đầu video. - Thiết bị đọc hoặc ghi - đọc hình tiếng bằng đĩa CD/đầu VCD. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 4
  14. - Thiết bị phát hình tiếng bằng máy tính/máy chiếu. - Máy tính và mạng máy tính 1.5.2 Dựa theo nguyên lý cấu tạo cơ bản của thiết bị Hiện nay, do những áp dụng rộng rãi tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất thiết bị nghe nhìn, mỗi thiết bị nghe nhìn thường là một sản phẩm tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc phân chia thiết bị như hình sau chỉ mang tính chất tương đối. Hình 1. Sơ đồ phân loại phương tiện dạy học theo cấu tạo 1.6 Chức năng và công dụng cơ bản của các thiết bị dạy học nghe nhìn cơ bản Bảng bên dưới không chỉ giúp chúng ta nắm được chức năng và công dụng cơ bản của các PTKT DH mà còn đưa ra một số gợi ý trong việc sử dụng PTKT trong việc dạy và học sao cho hiệu quả. TT Thiết bị Khả năng Hỗ trợ kèm theo Gợi ý áp dụng 1 Máy Chiếu hình ảnh màu hoặc đen trắng - Phim chiếu. - Thích hợp cho chiếu được chuẩn bị bằng máy tính hoặc - Kinh nghiệm chế tạo việc trình chiếu các qua đầu thủ công dùng để giới thiệu sơ đồ. phim. nội dung khác nhau Mô hình chi tiết máy, tiết học tóm - Kinh nghiệm sử dụng cho mọi đối tượng. tắt tại phòng thực hành, giờ lý thiết bị. thuyết cho mọi nội dung. 2 Máy Chiếu hình ảnh dương bản màu - Phim, máy ảnh. Đặc biệt hiệu quả chiếu sắc hoặc đen trắng dùng để giới - Kinh nghiệm chế tạo trong việc giới thiệu slide thiệu sơ đồ, hình mẫu, vật thật, và sử dụng. các khoá học, tiết các động tác, tình huống chuẩn. - Sử dụng thiết bị. học cần chiếu hình, ảnh thật, màu sắc. 3 Máy Có khả năng chiếu, phóng to ba - Kinh nghiệm sử dụng Đặc biệt hiệu quả Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 5
  15. chiếu chiều vật mẫu, vật thật dùng để giới thiết bị. khi cần giới thiệu, vật thể thiệu linh kiện, dụng cụ, chi tiết thiết - Các vật thật thích hợp phóng to vật học có bị, con giống dưới dạng tĩnh vật về kích thước. kích thước nhỏ. 4 Máy Kết nối với máy tính, đầu video, - Đầu LCD. Thích hợp cho việc chiếu máy chiếu vật thể để phóng to - Máy tính/máy chiếu trình chiếu các nội hình đa hình động hoặc tĩnh với ảnh màu CD video/máy chiếu dung khác nhau phương hoặc đen trắng dùng để chiếu băng video. cho mọi đối tượng. tiện hoặc phóng sơ đồ hình mẫu, vật - Máy ảnh số (digital Đặc biệt hiệu quả thật, các động tác, tình huống, photo cammera). trong trình chiếu cảnh quan chuẩn. - Cách thức lắp đặt và hội giảng, hội thảo sử dụng. đông người. - Sử dụng thiết bị 5 Máy Có công dụng ghi, phát âm thanh, Hệ thống tăng âm khi Thuận lợi cho việc ghi âm tiếng nói dùng trong việc ghi chép cần thiết. học cơ động. và phát tiết học, âm thanh chuyên đề đặc biệt được dùng trong việc học tập ngoại ngữ. 6 TV/ Dùng để giới thiệu đồ vật, các - Băng video. Đặc biệt hiệu quả Video hoạt động, thao tác tĩnh hoặc - Kinh nghiệm biên tập, khi trình chiếu các chuyển động. dựng cảnh. tiết học, các thao tác mẫu đã được ghi hình, các khoá học từ xa. 7 Phòng Có khả năng dạy, học tích cực - Băng từ. Đặc biệt hiệu quả học ngôn ngữ và đánh giá kết quả học - TV/Video. trong việc dạy và tiếng tập đồng thời cho nhiều đối tượng - Tài liệu học tập. học ngôn ngữ cho học tập. - Các thiết bị, đồ dùng để nhóm hoặc lớp có duy trì hoạt động bình các trình độ nhập thường của phòng học học khác nhau. (bàn ghế, điều hoà ). 8 Máy Có khả năng tổ chức việc dạy và - Đĩa mềm, máy in, giấy - Tận dụng việc sử tính, học tích cực cũng như kiểm tra in. dụng phần mềm mạng đánh giá kết quả học tập theo các - Các phần mềm dạy học. giáo dục đào tạo máy phần mềm dạy học cho cá nhân, - Các thiết bị, đồ dùng để hiện có. tính hoặc đồng thời cho nhóm lớp duy trì hoạt động bình - Chế bản in giấy (trong trường hợp được nối thường của phòng học hoặc phim. mạng). (bàn ghế, điều hoà ) Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 6
  16. 1.7 Các nguyên tắc sử dụng PTKT DH cơ bản 1.7.1 Đảm bảo an toàn Các PTKT DH thường được sử dụng với điện áp cao, cường độ ánh sáng lớn và độ khuyếch đại âm thanh có thể lớn hơn mức cần thiết. Vì vậy, chúng ta cần chú ý các nội dung an toàn sau:  An toàn về điện Những cán bộ thường xuyên sử dụng và bảo dưỡng PTKT DH cần phải có kỹ năng an toàn và sơ cứu điện giật. Các thiết bị nghe nhìn cần có dây cắm nguồn tiếp địa để tránh điện giật do điện áp cao rò rỉ ra vỏ thiết bị. Cần chú ý đặc biệt những khu vực có ghi ký hiệu điện cao áp. Không tự động mở vỏ bảo vệ thiết bị. Khi không dùng PTKT DH trong thời gian dài cần rút phích cắm ra khỏi ổ điện.  An toàn thị giác Một số PTKT DH (như máy chiếu qua đầu, slide ) có cường độ chiếu sáng rất lớn có thể gấp nhiều lần cường độ ánh sáng mà mắt người có thể chịu đựng trong thời gian ngắn. Vì vậy, chúng ta cần tránh để cho ánh sáng các phương tiện trên chiếu thẳng mắt giáo viên và học sinh trong khoảng cách gần. Một số thiết bị như thiết bị chiếu vật thể (sử dụng theo nguyên tắc phản quang) có tấm phủ bảo vệ lọt sáng. Khi sử dụng cần sử dụng tấm phủ và tuân thủ qui trình sử dụng.  An toàn thính giác Một số PTKT DH có thể có hệ thống khuyếch đại ngoài rất lớn, tuỳ theo kích thước của phòng học và vị trí học sinh, cần điều chỉnh âm lượng (volume) đủ nghe. Cường độ âm thanh không vượt quá 55dBA (đối với phòng học, phòng hội họp). 1.7.2 Đảm bảo tính vừa sức Nguyên tắc này mang đặc tính tâm lý – sư phạm và nó có liên quan đến cách thức sử dụng PTKT DH.  Sử dụng PTKT DH đúng lúc, đúng chỗ Chỉ sử dụng PTKT DH vào thời điểm thích hợp của tiết học lý thuyết hoặc giờ thực hành. Cần tuân thủ kế hoạch sử dụng PTKT DH, kế hoạch này cần dành ưu tiên cho những môn, giờ học cần thiết. Không lạm dụng PTKT DH. Trước và sau thời điểm sử dụng có thể không nên bật thiết bị hoặc cần tắt thiết bị để tránh gây phân tán cho học sinh. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 7
  17.  Sử dụng PTKT DH phù hợp tâm sinh lý học sinh tiểu học Sử dụng PTKT phải phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Học sinh cần được hướng dẫn và thực tập trước cách thức sử dụng PTKT DH cần thiết. Các điều kiện về kích thước bảng, bàn ghế, ánh sáng, độ ẩm, an toàn điện trong phòng học có sử dụng PTKT DH cần tuân thủ các tiêu chuẩn về nhân trắc và đồ dùng, thiết bị dạy học của Việt Nam. 1.7.3 Đảm bảo tính hiệu quả Hiệu quả sư phạm và hiệu quả kinh tế cần được cân nhắc trước khi sử dụng PTKT DH.  Định hướng hình thành kỹ năng Các giờ sử dụng PTKT DH cần được chuẩn bị trước, không chỉ để cho tiết học hoặc giờ thực hành thêm sinh động, phong phú mà còn nhằm hình thành kỹ năng cho học sinh. Vì vậy, mục tiêu cũng như các nội dung bài học của các tiết/giờ học có PTKT DH (nội dung trình chiếu, nội dung nghe) cần phải mang tính hình thành kỹ năng cao, tránh dài dòng, không tập trung vào trọng tâm. Cố gắng sử dụng tối đa khả năng kiểm tra đánh giá của PTKT DH.  Lựa chọn sử dụng phương tiện khi biết rõ việc sử dụng nó có hiệu quả Phương tiện kỹ thuật dạy học được lựa chọn phải đảm bảo nâng cao chất lượng của giờ dạy học, hỗ trợ hoạt động của giáo viên và học sinh.  Quản lý Cần có phòng hoặc nơi chuyên cất giữ, bảo quản PTKT DH. Các phòng này cần có nội qui sử dụng. Cần có cán bộ chuyên trách về phòng PTKT DH như cán bộ chịu trách nhiệm quản lý phòng máy tính, phòng ngoại ngữ, phòng cất giữ bảo quản, thiết bị, phương tiện nghe nhìn. Cần có kế hoạch sử dụng PTNN. Kế hoạch này cần được xây dựng trên nguyên tắc thống nhất giữa nhu cầu hiện tại, dự báo tương lai và khả năng hỗ trợ của cơ sở đào tạo. Kế hoạch cần được thể hiện thành văn bản và có sự chấp thuận và hỗ trợ của lãnh đạo cơ sở đào tạo.  Phát triển Không nên mua sắm các thiết bị quá cũ kỹ, lạc hậu hoặc khó có khả năng nâng cấp, phát triển. Trong kế hoạch sử dụng PTKT DH cần có kế hoạch, nội dung bảo dưỡng, mua sắm bổ sung. Các nội dung này cần có khoản mục kinh phí dự kiến cần hỗ Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 8
  18. trợ. Các cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng PTKT DH cần tự học hoặc được cử tham gia các khoá học nâng cao về sử dụng PTKT DH. 1.7.4 Đảm bảo tính thẩm mỹ cao Tránh lạm dụng hình ảnh, ánh sáng, màu sắc loè loẹt trong các nội dung trình chiếu. Cần kết hợp hài hoà việc bố trí thiết bị với màu sắc, kích thước sàn, trần, cửa sổ, bảng, bàn ghế trong phòng học. 1.7.5 Khuyến khích sử dụng tối đa PTKT DH trong điều kiện cho phép Nếu chúng ta có khả năng sử dụng an toàn, vừa sức và hiệu quả PTKT DH nên sử dụng và khuyến khích các giáo viên và học viên khác sử dụng tối đa chúng trong dạy và học. Lập kế hoạch, tổ chức và triển khai sử dụng PTKT DH trong một cơ sở đào tạo của mình. Trong đó, chúng ta có thể tìm hiểu việc xây dựng các bước triển khai cũng như việc khuyến khích giáo viên trong cơ sở sử dụng PTKT DH, xây dựng tiến trình cho giờ giảng hoặc khoá học, lập dự trù mua sắm vật liệu 1.8 Thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học Các bước chuẩn bị tiết học có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học: Những nội dung bên phải thể hiện các yếu tố, các điều kiện để thực hiện mỗi bước. Hình 2. Các bước chuẩn bị tiết học có sử dụng PTKT DH Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 9
  19. Như vậy, để chuẩn bị được tiết học với phương tiện nghe nhìn hỗ trợ, trước khi biên soạn tiết học cần phải xây dựng tiến trình và làm chủ phương tiện. Người giáo viên khi sử dụng những PTDH, đặc biệt là phương tiện kỹ thuật dạy học trong một tiết học cần thực hiện các việc sau: - Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng, xác định chính xác những PTDH nào cần thiết phải sử dụng, mục đích sư phạm sử dụng từng PTDH đó, kết quả cần đạt được. - Tìm hiểu tính năng của từng phương tiện và qua đó để sử dụng phối hợp các PTDH khác nhau nhằm đạt hiệu quả sư phạm cao. - Xác định vị trí của những phương tiện đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọn thời điểm nào của tiết học để sử dụng phương tiện đó nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Xác định thời lượng sử dụng phương tiện đó và suy nghĩ kỹ về sự phù hợp những PTDH đã lựa chọn với những PTDH khác. - Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ. - Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học với việc sử dụng phối hợp những PTDH một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, tự nhận thức của học sinh trong việc lĩnh hội tài liệu học tập. 1.9 Chuẩn bị phương tiện nghe nhìn Công việc chuẩn bị phương tiện nghe nhìn bao gồm chuẩn bị nội dung trình chiếu và chuẩn bị thiết bị. Chuẩn bị nội dung trình chiếu: Theo tiến trình, tuỳ theo phương tiện sử dụng, các nội dung trình chiếu được chuẩn bị sao cho thích hợp với nội dung và thời lượng dự kiến. Chuẩn bị thiết bị nghe nhìn: Cần lưu ý rằng khi chuẩn bị các thiết bị phục vụ tiết học cần chú ý những nội dung sau: - Thiết bị cần phải được chuẩn bị sẵn sàng trước khi tiết học bắt đầu. - Các nội dung trình chiếu phải được sắp xếp theo thứ tự trình chiếu. - Phải kiểm tra độ rõ nét, âm lượng từ các vị trí thiệt thòi nhất của lớp học. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 10
  20. 1.10 Kết chương Chương này, đã cung cấp cho chúng ta một số kiến thức tổng quát về các loại phương tiện dạy học, các tiến trình dạy học. Để hiểu rõ hơn về công dụng của một số loại PTDH chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu trong chương sau.  Câu hỏi củng cố và thực hành: 1. Nêu khái niệm, ý nghĩa của PTDH? 2. Phân loại các PTKT DH theo loại hình và nguyên lý hoạt động? 3. Trình bày các nguyên tắc sử dụng PTKT DH cơ bản? 4. Cho biết tiến trình dạy học có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học? Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 11
  21. Chương 2 MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT  Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ: - Mô tả công dụng cũng như cách phân loại thiết bị - Biết sử dụng các PTKT DH, vận dụng linh hoạt các PTKT DH. - Biết tổ chức tiết học có sử dụng PTKT DH. - Chủ động và tự tin trong việc sử dụng các PTKT DH. - Có ý thức sử dụng PTKT DH hỗ trợ dạy học. Tóm tắt chương Ở chương trước, chúng ta đã tìm hiểu qua về những khái niệm chung cũng như các kiến thức cơ bản về PTDH. Chương này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về công dụng, cách sử dụng cụ thể một số loại PTDH. 2.1 Máy chiếu qua đầu và cách sử dụng 2.1.1 Công dụng Máy chiếu qua đầu, hay còn gọi là máy chiếu phim trong - Overhead projector là thiết bị được sử dụng để phóng to và chiếu văn bản và hình ảnh tĩnh có trên phim nhựa trong suốt lên màn hình phục vụ việc trình bày. 2.1.2 Nguyên tắc hoạt động Nhờ nguồn sáng công suất lớn và hệ thống quang học (thấu kính, gương chiếu) hình trên phim trong suốt được chiếu và phóng to trên màn hình kích thước lớn. Lưu ý: Cường độ sáng càng lớn, khả năng chiếu xa và đạt được hình rõ nét càng cao. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ điện sẽ lớn hơn và việc bảo dưỡng bóng đèn đòi hỏi cao hơn. 2.1.3 Hình dạng, cấu trúc thiết bị Các máy chiếu qua đầu nói chung gồm các bộ phận được thể hiện như hình 3: Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 12
  22. Hình 3. Hình dạng của máy chiếu qua đầu 2.1.4 Công dụng của các bộ phận chính Thấu kính: Tiếp nhận, hội tụ và phóng chiếu nguồn sáng từ bóng đèn công suất lớn. Gương hắt: Tiếp nhận hình chiếu và giúp điều chỉnh góc chiếu thích hợp trên màn hình. Tay chỉnh tiêu cự: Giúp tinh chỉnh tiêu cự nhằm tạo ra hình ảnh rõ nét nhất. Nguồn và công tắc nguồn: Là nơi cắm dây nguồn và công tắc, bật nguồn điện. Thân máy: Là nơi chứa cố định nguồn sáng, thấu kính, quạt thông gió và nơi chứa gương hắt, chỉnh tiêu cự khi đóng máy. Thông khí: Các lỗ thông khí cố định có tác dụng lưu thông gió do quạt tạo ra có tác dụng làm mát thiết bị. Tay xách: Dùng để vận chuyển thiết bị trong trạng thái đóng. 2.1.5 Lắp đặt máy chiếu qua đầu Lắp đặt máy chiếu qua đầu được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Gạt các lẫy bên sườn máy đồng thời mở nắp máy (được gắn liền với thấu kính ). Bước 2: Nâng giá gương hắt bằng cách kéo giá gương bằng tay phải, trong khi giữ thân máy bằng tay trái. Bước 3: Nâng giá đỡ kính hắt để đạt được vị trí thẳng đứng. Bước 4: Đậy nắp máy (thấu kính). Bước 5: Cắm nguồn điện và bật nguồn bằng công tắc. Bước 6: Chỉnh tiêu cự tối ưu bằng cách điều chỉnh tay chỉnh tiêu cự nhằm đạt được khuôn hình và độ nét tối ưu trên màn ảnh. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 13
  23. Khi không sử dụng, nếu cần tháo lắp để có thể vận chuyển cần chú ý các thao thác cơ bản sau: Bước 1: Tắt công tắc điện, tháo phích cắm điện. Hạ giá gương hắt bằng cách dùng tay phải kéo giá đỡ theo chiều mũi tên, trong khi đó phải giữ thân máy bằng tay trái, cần thận trọng không làm nứt, vỡ thấu kính. Bước 2: Đậy nắp thiết bị, thu dây cắm vào hốc để dây tại nắp máy. 2.1.6 Chế tạo phim chiếu bằng phim trong  Vật liệu Để chế tạo phim trong (transparencies), chúng ta cần có các công cụ và vật liệu: - Giấy/phim trong: bất cứ loại giấy trong nào có thể in, viết hoặc dán hình trên bề mặt đều có thể làm phim chiếu. Tuy nhiên, loại phim thông dụng là các loại phim chuyên dụng, khổ A4, trong suốt có thể chịu nhiệt hoặc kém chịu nhiệt. - Bút viết trên kính đen trắng hoặc màu sắc. - Máy tính kèm máy in lazer màu hoặc đen trắng.  Chế tạo Hình 4: Các cách chế tạo phim chiếu Có hai cách chế tạo phim chiếu: chế tạo thủ công và chế tạo với sự trợ giúp của máy photocopy và máy vi tính. Cách 1: Chuẩn bị thủ công Trên bề mặt phim trong ta có thể dùng các loại bút màu đen hoặc màu sắc khác loại viết được trên kính với sự trợ giúp của thước kẻ, compa thể hiện chữ và hình theo ý muốn. Trong một số trường hợp ta có thể dùng loại keo dán hoặc băng dính trong để đính các hình cắt đã được chuẩn bị trước. Tuy nhiên, việc dán hình chỉ nên sử dụng khi cần có hình khối đơn giản và màu đen trắng. Cách 2: Chuẩn bị bằng máy tính Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 14
  24. Máy tính ngày càng phổ biến và tiện lợi. Với sự trợ giúp của các phần mềm xử lý hình và chữ chúng ta có thể chuẩn bị trình bày của chúng ta trên vi tính sau đó in trên giấy trong bằng máy in laser hoặc in và sửa trên giấy bình thường sau đó dùng máy photocopy in trên giấy trong. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm thông dụng để chuẩn bị trình chiếu của chúng ta: Microsoft Word, Microsoft Paint, Microsoft PowerPoint, Adobbe Photoshop, Autocad hoặc các phần mềm tương tự. Chú ý: - Thực tế cho thấy khi trình chiếu bằng chữ, số dòng không nên quá 6 dòng và mỗi dòng không nên quá 6 từ đối với phim trong khổ A4. Khuôn hình trên phim chỉ nên giới hạn trong khuôn khổ 20cm x 25cm. - Mực bút viết, mực in phải là loại mực bám trên giấy trong. Thông thường nên dùng mực đen và xanh dương để thể hiện nội dung cơ bản. Các màu khác có thể sử dụng để tạo các điểm nhấn thị giác (gây sự chú ý). - Khi sử dụng máy photocopy hoặc máy in phải chú ý sử dụng loại phim trong chịu nhiệt (trên vỏ hộp đựng phim có ghi “Có thể dùng để photocopy” - “For photocopy” hoặc “Có thể dùng cho máy in” - “Printable”), hoặc phim màu (“Ink Jet Transparencies”. - Một số ít máy photocopy do tốc độ in chậm và sự hạn chế của các tính năng khác, có thể không in được phim trong. - Các phim sau khi được chế tạo cần được bảo quản nơi khô ráo, giữa hai phim cần đặt một tờ giấy mềm để tránh hỏng nội dung. 2.1.7 Sử dụng máy chiếu qua đầu trong dạy học Những chú ý khi sử dụng máy chiếu qua đầu, ngoài các nguyên tắc và qui tắc chung, cần tuân thủ một số qui tắc sau: - Khi không sử dụng hoặc trong thời gian nghỉ dài cần tắt máy. - Chú ý an toàn điện và bỏng có thể gây ra khi tiếp xúc với bóng chiếu sáng chính. - Tránh va đập mạnh, không sờ tay, làm xước gương, thấu kính. Các điều kiện để sử dụng hiệu quả máy chiếu qua đầu: Sử dụng hiệu quả máy chiếu qua đầu phụ thuộc vào các yếu tố căn bản sau: - Chất lượng thiết kế và chế tạo phim chiếu: Hình ảnh đơn giản, rõ ràng, kích thước nằm trong khuôn hình; Chữ càng ít càng hiệu quả. Kích thước chữ phải đủ lớn Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 15
  25. để đọc. Kinh nghiệm cho thấy, với lớp học có chiều dài 5 - 10m, máy chiếu đặt cách màn hình 2,5 - 3m thì phông chữ tối thiểu là 16 thì học viên cuối lớp mới nhìn rõ; Các hình chiếu, đương nhiên, phải đảm bảo tính hệ thống và logic tiết học. - Hình ảnh chiếu phải đạt chất lượng cao: Cụ thể hình phải rõ nét và nhìn thấy được trong phạm vi lớp học, hội trường. Chất lượng này phụ thuộc vào một số yếu tố sau: Cách chỉnh khuôn hình và tiêu cự. Cũng cần lưu ý rằng chất lượng khuôn hình và độ nét còn phụ thuộc rất nhiều vào cường độ sáng của máy chiếu. Cường độ sáng có thể được bù đắp và khắc phục một phần nhờ việc che tối phòng học, hội trường; Thông thường trong buổi trình chiếu người ta thường giảm bớt chiếu sáng trong phòng bằng cách tắt bớt các nguồn sáng, che rèm hoặc đóng bớt các cửa sổ. - Cách sắp xếp, bố trí máy chiếu qua đầu và màn hình: Trong thực tế, có một số cách thức bố trí máy chiếu, màn hình trong phòng học, hội trường. Các cách bố trí phổ biến nhất nhằm đạt được khoảng cách và góc nhìn thích hợp. Phương pháp trình bày bằng máy chiếu qua đầu: - Trước khi trình bày: Chúng ta cần kiểm tra lần cuối khuôn hình và độ nét hình. Hãy kiểm tra từ vị trí xa và khó xem nhất của lớp học. Tiến hành những điều chỉnh cần thiết; Sắp xếp các hình chiếu theo thứ tự trình bày. Có những hình chiếu cần sử dụng nhiều lần hoặc phải in thêm, hoặc đánh dấu nhằm tiện để riêng và sử dụng lại. Bản phim chiếu đầu tiên cần để và chỉnh sẵn trên máy; Chuẩn bị que chỉ (bút chì, đèn dọi ) - Trong khi trình bày: Cố gắng để hình cần chiếu nằm giữa khuôn hình; Chỉ bật máy khi trình bày hoặc khi muốn người học suy nghĩ trên hình chiếu. Ngoài ra cần tắt máy để tránh sự tập trung không cần thiết vào hình chiếu; Dùng que chỉ, hoặc đèn dọi trong quá trình trình bày. 2.1.8 Bảo dưỡng máy chiếu qua đầu  Thay bóng đèn Các máy mới thường có bóng đèn phụ. Bóng phụ thường được bố trí cạnh bóng chính để tiện thay thế. Trước khi thay bóng cần xác định liệu còn bóng dự phòng hay không. Đối với nhiều máy chiếu qua đầu sản xuất trong những năm gần đây, việc thay bóng có thể được tiến hành dễ dàng nhờ việc chuyển vị trí giá đỡ bóng đèn đặt bên ngoài thân máy. Đối với những máy cũ, việc chuyển bóng hoặc thay bóng mới được tiến hành theo các bước sau: Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 16
  26. Hình 5. Bóng đèn máy chiếu qua đầu Bước 1: Tắt điện bằng công tắc. Bước 2: Mở nắp máy với thấu kính. Bước 3: Chuyển thân đèn để đèn tốt ở vị trí làm việc. Hoặc giữ nguyên vị trí thân đèn và thay bóng mới. Bước 4: Đậy nắp máy.  Bảo dưỡng máy chiếu qua đầu Thiết bị cần được bảo quản nơi khô ráo. Nên có chế độ điều hoà không khí nơi cất giữ; Tránh va đập; Khi vận chuyển phải đậy nắp và có vỏ chống xước gương hắt và thấu kính; Các bộ phận quang học phải được lau bằng vải hoặc giấy đặc biệt, không dùng tay, cồn, hoặc các hoá chất lạ lau rửa; Không tự tiện tháo các chi tiết máy. Những biểu hiện lạ trên mặt thấu kính (mờ, tối, ố màu ) cần phải tham khảo tư vấn chuyên môn. 2.2 Máy chiếu hình đa phương tiện và cách sử dụng 2.2.1 Công dụng Thiết bị máy chiếu hình đa phương tiện được sử dụng để phóng to và chiếu hình ảnh tĩnh và động từ các nguồn khác nhau như băng hình, đĩa hình, máy chiếu vật thể và các sản phẩm phần mềm từ máy tính lên màn hình phục vụ việc trình bày. 2.2.2 Nguyên tắc hoạt động Các loại tín hiệu hình ảnh đầu vào khác nhau được máy chiếu hình đa phương tiện nhận dạng và xử lý. Sau đó các tín hiệu này được hệ thống đèn chiếu sáng công suất lớn và hệ thống quang học phóng chiếu trên màn hình lớn. Sự khác biệt trong Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 17
  27. nguyên tắc làm việc của máy chiếu hình đa phương tiện với các thiết bị khác là ở chỗ: hình ảnh trình chiếu không chiếu thẳng lên màn hình mà cần qua nhận dạng và xử lý. Chú ý Khi chọn lựa máy chiếu hình đa phương tiện: Ngoài tên hãng sản xuất, giá cả và điều kiện bảo hành, cần chú ý các yêu cầu/tính năng cơ bản sau: - Cường độ sáng (Lumens): Cường độ sáng càng lớn khả năng chiếu xa càng cao và chất lượng hình càng trung thực. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ điện càng lớn hơn và việc bảo quản bóng đèn đòi hỏi cao hơn. Có các loại cường độ sáng: 300, 600, 700, 1.000, 1.250, 1.500, 1.900 Lumens. - Độ phân dải (Resolution): Độ phân dải càng cao chất lượng trình chiếu (độ mịn và nét) hình càng lớn. Có các loại độ phân dải: 640x480, 1024x768, 1280x1024, 1400x1280. - Tuổi thọ bóng đèn (lamp life): 1.000h, 1.500h, 2.000h, 3.000h. - Độ lớn đường chéo màn hình có thể trình chiếu (inch hoặc cm): thông thường 20 - 300 inches (tương đương 60 - 762cm). - Trọng lượng (weight): thông thường trọng lượng từ 2,5 - 22kg. 2.2.3 Hình dạng, cấu trúc thiết bị Máy chiếu hình đa phương tiện có các thành phần cấu tạo cơ bản sau: Hình 6. Cấu tạo máy chiếu hình đa phương tiện A - Bộ phận ống kính B - Bảng điều khiển C - Bảng kết nối thiết bị. Nơi có các chân giắc nối phù hợp với việc kết nối các thiết bị nghe nhìn ngoại vi khác nhau. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 18
  28. D - Công tắc nguồn điện E - Cáp nguồn điện F - Chân điều chỉnh độ cao thân trước máy. Dùng tay có thể điều chỉnh góc chiếu theo phương thẳng đứng (cao, thấp của khuôn hình) H - Điều khiển từxa. Giúp điều khiển từ xa chất lượng hình ảnh G - Thông khí. Là cửa sổ nơi thoát khí thổi của quạt điện có tác dụng làm mát máy. K - Nắp đậy ống kính. Nắp đậy có tác dụng che bụi và chống xước ống kính. 2.2.4 Lắp đặt máy chiếu hình đa phương tiện Bố trí vị trí thích hợp của máy chiếu hình đa phương tiện: Vị trí thích hợp của máy chiếu hình đa phương tiện phụ thuộc: - Cách bố trí và kích thước phòng học trong đó có cách bố trí màn hình. Cách bố trí máy chiếu hình đa phương tiện và màn hình nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh và góc nhìn tối ưu cho học viên. - Cách bố trí máy chiếu hình đa phương tiện: Có hai cách bố trí máy chiếu hình đa phương tiện: Bố trí trên bàn (Vị trí dưới thấp hình - chiếu lên) và bố trí trên trần phòng học/hội trường (Vị trí trên cao hình - chiếu xuống). Hình 7. Cách bố trí máy chiếu đa phương tiện Hình 8 cho biết mối quan hệ giữa các kích thước cơ bản cần chú ý khi lắp đặt: S - Kích thước màn hình. L - Khoảng cách từ máy chiếu hình đa phương tiện tới màn hình. Hf - Độ cao từ điểm thấp nhất màn hình tới tiêu điểm ống kính. Hc - Độ cao từ điểm cao nhất của màn hình tới tiêu điểm ống kính. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 19
  29. Hình 8. Sơ đồ bố trí máy chiếu hình đa phương tiện Mối quan hệ giữa các kích thước cơ bản phục vụ lắp đặt máy chiếu hình đa phương tiện: S- Độ lớn màn hình (rộng × cao)mm L(m) Hf(m) Hc(m) 610 × 456 (30 inches) 1.0 – 1.5 0 – 0.457 0 – 0.457 1.219 × 914 (60 inches) 2.1 – 3.1 0 – 0.914 0 – 0.914 2.032 × 1.524 (100 inches) 3.6 – 5.3 0 – 1.1524 0 – 1.524 3.048 × 2.286 (150 inches) 5.4 – 8.0 0 – 2.286 0 – 2.286 4.046 × 3.048 (200 inches) 7.2 – 10.7 0 – 3.048 0 – 3.048 6.096 × 4.572 (300 inches) 10.8 – 16.2 0 – 4.572 0 – 4.572 Chú ý Cường độ sáng và độ phân dải hình của máy chiếu hình đa phương tiện càng lớn thì khả năng bố trí máy chiếu hình đa phương tiện xa màn hình càng cao (hình ảnh sẽ lớn trong khi chất lượng hình ảnh vẫn đảm bảo). Kết nối máy chiếu hình đa phương tiện với các thiết bị nghe nhìn ngoại vi như: Hình 9. Cách kết nối máy chiếu đa phương tiện với thiết bị nghe nhìn - Máy tính (PC, notebook/laptop, Paltop). - Đầu băng video. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 20
  30. - Đầu đĩa hình CD. - Máy chiếu vật thể. - Máy khuyếch đại âm thanh Khi kết nối cần thực hiện những nội dung sau: - Các thiết bị nêu trên được nối với bảng kết nối của máy chiếu hình đa phương tiện thông qua các loại cáp nối. Các giắc cắm tại bảng kết nối phù hợp với các tiêu chuẩn giắc cắm khác nhau của các thiết bị nghe nhìn ngoại vi. - Nối cổng video của PC hoặc đầu ra của các thiết bị khác (Băng hoặc đĩa CD, máy chiếu vật thể ) với cổng vào của máy chiếu hình đa phương tiện (RGB1 hoặc/và RGB2) tại bảng kết nối thiết bị C. - Trong trường hợp cần khuyếch đại âm thanh, cần nối cổng tiếng ra của máy chiếu hình đa phương tiện với máy khuyếch đại âm thanh. Chỉnh chế độ làm việc, chất lượng hình ảnh và âm thanh cơ bản: Sau khi tìm được vị trí ngay ngắn và vững chắc cho máy chiếu, việc hiệu chỉnh chất lượng hình ảnh và âm thanh của thiết bị được tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Cắm dây nguồn điện E của máy chiếu hình đa phương tiện và bật nguồn bằng công tắc D. Điều chỉnh vị trí của máy chiếu hình đa phương tiện nhằm đạt được một khuôn hình với kích thước tương đối vừa ý. - Bước 2: Chỉnh độ thăng bằng của thiết bị (sự cân đối của hình ảnh) nhờ chỉnh chân đỡ F. - Bước 3: Bật một trong những nguồn phát hình (đã được kết nối) để đạt được hình ảnh mẫu. - Bước 4: Dùng bảng điều khiển B hoặc điều khiển từ xa H điều chỉnh chế độ làm việc và các chất lượng hình ảnh cơ bản sau: xa - gần (zoom), tiêu cự (focus), sáng - tối (bright), tương phản (contract), trộn màu, khuôn hình. Chú ý - Chỉnh xa - gần, tiêu cự, sáng - tối, tương phản là những tinh chỉnh cần làm thường xuyên, trong khi chỉnh trộn màu và cân đối khuôn hình là những tinh chỉnh có thể làm một lần khi sử dụng lần đầu thiết bị. Nếu như không có sự thay đổi lớn về màu sắc, màn hình, ánh sáng ta không cần thiết chỉnh trộn màu và khuôn hình. - Cần kiểm tra chất lượng hình ảnh từ những vị trí thiệt thòi nhất của lớp học hoặc hội trường (nơi có góc nhìn hẹp, cuối lớp ). Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 21
  31. 2.2.5 Thiết kế, chế tạo nội dung trình chiếu Như phần lắp đặt máy chiếu hình đa phương tiện đã trình bày: đầu vào của máy chiếu hình đa phương tiện là đầu băng video, đầu đọc đĩa hình, camera máy chiếu vật thể và máy tính, vì vậy, các nguồn trình chiếu thông qua đa phương tiện là: - Các chương trình băng, đĩa CD hình thông qua đầu video, đầu CD, DVD. - Mẫu vật thể thông qua máy chiếu vật thể. - Phim chiếu trong (transparency) thông qua máy chiếu vật thể. - Phần mềm máy tính thông qua PC, notebook - Các nguồn này rất đa dạng và có thể: - Lấy từ chi tiết vật thật hoặc mô hình. - Sử dụng phim chiếu. - Lấy từ các băng từ, đĩa CD hình có sẵn. - Lấy từ các chương trình phần mềm có sẵn. - Tự thiết kế chế tạo bằng cách sử dụng các phần mềm thông dụng như PowerPoint, Word, Corel Draw - Tự làm (xây dựng tiến trình, quay, dựng ) băng video, đĩa CD. 2.2.6 Sử dụng máy chiếu hình đa phương tiện Khi sử dụng thiết bị cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Khi không sử dụng hoặc trong thời gian nghỉ dài khi trình bày, cần chuyển máy sang chế độ chờ (Standby) hoặc tắt hẳn. - Sau khi kết thúc sử dụng, nếu muốn tắt máy chiếu, phải chuyển máy sang chế độ chờ, đợi khi quạt gió ngừng hoạt động mới tắt hẳn thiết bị. - Chú ý an toàn điện và tránh bị bỏng có thể gây ra khi tiếp xúc với bóng chiếu sáng chính. - Tránh va đập mạnh, không sờ tay, làm xước gương, thấu kính. Một số chú ý có tính thực tiễn cần lưu ý khi sử dụng máy chiếu hình đa phương tiện: - Ta có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin hình tiếng phục vụ trình chiếu thông qua việc nối thường trực nhiều thiết bị nghe nhìn ngoại vi tại các cổng khác nhau tại bảng kết nối. Bảng điều khiển hoặc điều khiển từ xa cho phép bạn thay đổi nguồn thông tin một cách nhanh chóng. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 22
  32. - Trong trường hợp sử dụng máy tính để cung cấp thông tin, phần mềm Microsoft PowerPoint thực sự thông dụng và hữu ích. Vì vậy, việc nắm vững phần mềm này (hoặc một phần mềm tương tự) sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc thiết kế, biên tập các nội dung trình chiếu. - Các trình bày của chúng ta cần được sắp xếp logic theo: nguồn thông tin cũng như nội dung thông tin. - Máy chiếu hình đa phương tiện là một thiết bị đắt tiền, vì vậy trong khi sử dụng, việc cung cấp nguồn điện ổn định là rất quan trọng. Cần tuân thủ qui trình tắt thiết bị. Điều này sẽ tránh cho bạn bị cháy bóng chiếu sáng và không làm hỏng máy do nhiệt độ chưa được toả nhiệt hết vì quạt mát lúc này đã ngừng hoạt động. 2.2.7 Bảo quản máy chiếu hình đa phương tiện Thiết bị cần được bảo quản nơi khô ráo. Nên có chế độ điều hoà không khí nơi cất giữ; Tránh va đập; Khi vận chuyển phải đậy nắp, có túi hoặc hộp vận chuyển. Các bộ phận quang học phải được lau bằng vải hoặc giấy đặc biệt, không dùng tay, cồn, hoặc các hoá chất lạ lau rửa; Không tự ý tháo thiết bị; Chú ý cung cấp nguồn điện ổn định; Khi kết nối và khi tháo các thiết bị ngoại vi khỏi máy chiếu cần tắt nguồn điện để tránh hỏng thiết bị, hoặc hỏng cổng kết nối; Chú ý thận trọng khi thay bóng đèn chính, tránh bị bỏng: cần phải đợi cho đèn nguội hẳn mới tiến hành tháo và thay đèn mới. 2.3 Kết chương Như vậy, trong chương này, chúng ta đã trang bị được một số kiến thức cơ bản về PTKT DH. Đặc biệt, điều quan trọng trong chương này là chúng ta cần chú ý đến những nguyên tắc, cách bảo quản các loại PTKT DH. Điều này giúp cho chúng ta sử dụng các phương tiện lâu dài và đạt hiệu quả cao.  Câu hỏi củng cố và thực hành: 1. Nêu khái niệm, chức năng, công dụng và cách bảo quản PTKT DH? 2. Trình bày các nguyên tắc khi sử dụng PTKT DH? 3. Thực hành lắp đặt máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 23
  33. PHẦN 2 ỨNG DỤNG MS. OFFICE NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG SOẠN GIẢNG Chương 1 MICROSOFT WORD  Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ: Vận dụng các chức năng cơ bản cũng như chức năng nâng cao của Microsoft Word vào việc soạn giáo án. Tóm tắt chương Ngoài những kiến thức cơ bản trong soạn thảo văn bản mà chúng ta đã học được trong môn Tin học đại cương. Trong chương này, chúng ta tiếp cận với một số chức năng cơ bản thường sử dụng trong công việc giảng dạy của chúng ta sau này. 1.1 Định dạng văn bản 1.1.1 Thay đổi xác lập lề trang Các xác lập trang giấy nằm trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup. - Để thay đổi lề trang, nhấn nút Margins, một menu xổ xuống cho chúng ta chọn những kiểu lề trang mình thích (mỗi kiểu lề đều có ghi chú thông số bên cạnh, ví dụ kiểu Normal thì lề trên, dưới, trái, phải đều cách mép giấy 1 inch ). - Nếu như các thông số lề trang chúng ta muốn xác lập không có sẵn trong danh sách, hãy nhấn Custom Margins ở cuối menu, sau đó tự mình nhập vào thông số mới. 1.1.2 Hiển thị các lề trang Chọn Microsoft Office Button, nhấn tiếp Word Options. Trong hộp thoại xuất hiện, ở khung bên trái nhấn Advanced, khung bên phải kéo thanh trượt xuống nhóm Show document content và đánh dấu check vào hộp kiểm Show text boundaries. Cuối cùng nhấn chọn OK. 1.1.3 Chọn hướng giấy cho toàn bộ tài liệu Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, nhấn nút Orientation và chọn một trong hai kiểu là Portrait (trang dọc) hoặc Landscape (trang ngang). Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 24
  34. - Dùng chuột quét chọn các đoạn văn bản mà chúng ta muốn thay đổi sang hướng dọc hoặc ngang. - Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, nhấn nút Margins. - Nhấn Custom Margins, chọn tiếp Portrait (trang dọc) hoặc Landscape (trang ngang) trong mục Orientation. - Trong mục Apply to, chọn Whole document. Nhấn OK. 1.2 Thanh công cụ Header & Footer 1.2.1 Chèn Header, Footer cho toàn bộ tài liệu Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Một menu xổ xuống với các Header, Footer mẫu cho chúng ta chọn. Kế đến chúng ta nhập nội dung cho Header hay Footer đó. Nhập xong nhấn đúp chuột vào vùng nội dung của trang, lập tức Header / Footer sẽ được áp dụng cho toàn bộ trang của tài liệu. 1.2.2 Thay đổi Header / Footer cũ bằng Header / Footer mới Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Sau đó chọn lại một Header / Footer mới để thay cho Header / Footer hiện tại. 1.2.3 Không sử dụng Header / Footer cho trang đầu tiên Tại thẻ Page Layout, chúng ta nhấn chuột vào nút góc dưới phải của nhóm Page Setup để mở hộp thoại Page Setup. Kế đến mở thẻ Layout ra. Đánh dấu kiểm mục Different first page bên dưới mục Headers and footers. Nhấn OK. Vậy là Header / Footer đã được loại bỏ khỏi trang đầu tiên của tài liệu. 1.2.4 Áp dụng Header / Footer khác nhau cho trang chẵn và trang lẻ Tại thẻ Page Layout, chúng ta nhấn chuột vào nút góc dưới phải của nhóm Page Setup để mở hộp thoại Page Setup. Kế đến mở thẻ Layout ra. Đánh dấu kiểm mục Different odd and even bên dưới mục Headers and footers. Nhấn OK. Bây giờ chúng ta có thể chèn Header / Footer cho các trang chẵn trên một trang chẵn bất kỳ, chèn Header/ Footer cho các trang lẻ trên một trang lẻ bất kỳ. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 25
  35. 1.2.5 Thay đổi nội dung của Header/ Footer Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Kế đến chọn Edit Header / Edit Footer trong menu xổ xuống để chỉnh sửa nội dung của Header / Footer. Trong khi chỉnh sửa chúng ta có thể định dạng lại font chữ, kiểu chữ, màu sắc cho tiêu đề Header / Footer bằng cách chọn chữ và sử dụng thanh công cụ Mini xuất hiện bên cạnh. 1.2.6 Xóa Header / Footer Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Kế đến chọn Remove Header / Remove Footer trong danh sách xổ xuống. 1.2.7 Tạo Header / Footer khác nhau cho các vùng khác nhau của tài liệu Trước tiên, chúng ta cần tạo các ngắt vùng để phân chia các vùng trong tài liệu. Nhấn chuột vào vị trí muốn đặt một vùng mới. Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, nhấn nút Breaks và chọn một kiểu ngắt vùng phù hợp trong Section Breaks, ví dụ Continuous (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ngắt trang / ngắt vùng ở những bài viết sau). Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Kế đến chọn Edit Header / Edit Footer để chỉnh sửa nội dung cho Header / Footer. Trên thẻ Header & Footer, nhóm Navigation, nếu thấy nút Link to Previous đang sáng thì nhấn vào nút này một lần nữa để ngắt kết nối giữa Header / Footer trong vùng mới này với vùng trước đó. Chúng ta sẽ thấy mục Same as Previous ở góc trên bên phải của Header / Footer biến mất. Sau đó, chúng ta chỉnh sửa Header / Footer cho vùng mới này và yên tâm rằng những Header / Footer của các vùng trước đó không bị thay đổi theo. 1.2.8 Tính năng khác  Chèn số trang vào văn bản Số trang này sẽ được đưa vào Header hay Footer tùy ý chúng ta. Để thực hiện, chúng ta chọn thẻ Insert, tại nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn nút Page Number. Trong menu xuất hiện, chúng ta trỏ tới Top of Page (chèn số trang vào phần Header) Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 26
  36. hoặc Bottom of Page (chèn vào Footer). Word 2007 cung cấp sẵn khá nhiều mẫu đánh số trang và chúng ta chỉ việc chọn một trong các mẫu này là xong.  Thay đổi dạng số trang Chúng ta có thể thay đổi dạng số trang theo ý thích của mình mà định dạng chuẩn không có sẵn. Để thực hiện, chúng ta nhấn đúp vào Header hay Footer, nơi chúng ta đã đặt số trang. Tại thẻ Design, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn nút Page Number, chọn tiếp Format Page Numbers. Trong hộp thoại Page Number, tại mục Number format, chúng ta hãy chọn một kiểu đánh số mình thích, sau đó nhấn OK.  Bắt đầu đánh số trang bằng một số khác Chúng ta có thể bắt đầu đánh số trang bằng một con số khác, thay vì 1 như mặc định. Cách thực hiện: - Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, chúng ta nhấn nút Page Number, chọn Format Page Numbers. - Trong hộp thoại xuất hiện, chúng ta chọn Start at và nhập vào con số bắt đầu khi đánh số trang. Nhấn OK. Ghi chú: Nếu tài liệu của chúng ta có trang bìa và chúng ta muốn trang đầu tiên sau đó được bắt đầu bằng 1, tại ô Start at, chúng ta hãy gõ vào 0.  Xóa số trang ở trang đầu tiên của tài liệu Trong tài liệu, thường trang đầu tiên không được đánh số vì nó là trang bìa. Áp dụng phần ghi chú ở thủ thuật “Bắt đầu đánh số trang bằng một số khác” bên trên, trang bìa vẫn được đánh số là 0. Vì vậy chúng ta hãy thực hiện thêm bước sau để xóa hẳn số trang ở trang đầu tiên của tài liệu. - Nhấn chuột vào bất kỳ vùng nào của tài liệu - Tại thẻ Page Layout, chúng ta nhấn chuột vào ô vuông góc dưới bên phải của nhóm Page Setup để mở hộp thoại Page Setup ra. - Nhấn chuột vào thẻ Layout trong hộp thoại, bên dưới Headers and footers, chúng ta đánh dấu chọn vào hộp kiểm Different first page. Nhấn OK. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 27
  37. 1.3 Tìm và thay thế 1.3.1 Tìm văn bản Chúng ta có thể nhanh chóng tìm kiếm một từ hoặc cụm từ theo cách sau: - Trong thẻ Home, nhóm Editing, nhấn nút Find (hoặc nhấn phím tắt Ctrl+F). - Trong mục Find what của hộp thoại Find and Replace vừa xuất hiện, chúng ta hãy nhập vào đoạn văn bản cần tìm. - Để tìm mỗi một từ hoặc cụm từ, chúng ta nhấn Find Next. Để tìm tất cả từ hoặc cụm từ cùng một lúc trong văn bản, chúng ta nhấn Find in, sau đó nhấn Main Document. - Muốn kết thúc quá trình tìm kiếm, chúng ta nhấn ESC. 1.3.2 Tìm và thay thế văn bản Trong thẻ Home, nhóm Editing, chọn Replace (hoặc nhấn phím tắt Ctrl+H). Ở mục Find what, chúng ta nhập vào đoạn văn bản muốn tìm. Ở mục Replace with, chúng ta nhập vào đoạn văn bản muốn thay thế. Để tìm đoạn văn bản tiếp theo, chúng ta nhấn Find Next. Để thay thế đoạn văn bản, chúng ta nhấn Replace. Sau khi nhấn xong, Word sẽ chuyển sang đoạn văn bản tiếp theo. Để thay thế tất cả các đoạn văn bản tìm được, chúng ta nhấn Replace All. 1.3.3 Tìm và tô sáng đoạn văn bản tìm được Để dễ dàng nhận biết các cụm từ tìm được, chúng ta có thể tô sáng nó trên màn hình (không tô sáng khi in ra). Trong thẻ Home, nhóm Editing, nhấn nút Find (Ctrl+F). Trong hộp Find what, nhập văn bản mà chúng ta muốn tìm. Nhấn Reading Highlight, sau đó chọn Highlight All. Tất cả từ tìm được sẽ được tô sáng. Để tắt tính năng này đi, chúng ta nhấn Reading Highlight lần nữa, chọn Clear Highlighting. 1.3.4 Tìm và thay thế những định dạng đặc biệt Trong thẻ Home, nhóm Editing, chúng ta nhấn nút Replace (Ctrl+H). Nhấn nút More nếu chúng ta không nhìn thấy nút Format. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 28
  38. Để tìm kiếm đoạn văn bản với định dạng đặc biệt, chúng ta hãy nhập đoạn văn đó trong ô Find what. Nếu chỉ để tìm kiếm định dạng, hãy để trống ô này. Nhấn nút Format, sau đó chọn định dạng mà chúng ta muốn tìm. Nhấn vào ô Replace with, sau đó nhấn Format, chọn định dạng thay thế. Nếu chúng ta cũng muốn thay thế bằng đoạn văn bản, hãy nhập đoạn text đó vào ô Replace with. Nhấn Find Next, nhấn tiếp Replace để tìm và thay thế các định dạng đặc biệt. Để thay thế toàn bộ, nhấn Replace All. 1.3.5 Tìm và thay thế các dấu đoạn, ngắt trang và các mục khác Trong hộp thoại Find and Replace xuất hiện sau khi nhấn Ctrl+H, chúng ta nhấn nút More nếu không thấy nút Special. Nhấn vào ô Find what, sau đó nhấn nút Special và chọn một mục cần tìm. Nhập những gì chúng ta muốn thay thế trong ô Replace with. Nhấn Find Next, Replace hoặc Replace All. 1.3.6 Đánh dấu (Highlight) đoạn text Đánh dấu đoạn text để làm nó trông nổi bật hơn. Cách thực hiện: Tại thẻ Home, nhóm Font, chúng ta nhấn vào mũi tên bên cạnh nút Text Highlight Color . Chọn một màu dùng để tô sáng mà chúng ta thích (thường là màu vàng). Dùng chuột tô chọn đoạn text muốn đánh dấu. Muốn ngừng chế độ đánh dấu, chúng ta nhấn chuột vào mũi tên cạnh nút Text Highlight Color, chọn Stop Highlighting, hoặc nhấn ESC. Để gỡ bỏ chế độ đánh dấu text - Chọn đoạn text muốn gỡ bỏ chế độ đánh dấu. - Trong thẻ Home, nhóm Font, chúng ta nhấn chuột vào mũi tên cạnh nút Text Highlight Color. Chọn No Color. 1.4 Thay đổi khoảng cách trong văn bản 1.4.1 Tạo khoảng cách đôi giữa các dòng cho toàn bộ tài liệu Khoảng cách mặc định giữa các dòng cho bất kỳ tài liệu trống nào là “1.15”. Chúng ta có thể tạo khoảng cách đôi nếu muốn bằng cách sau: Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 29
  39. - Trong thẻ Home, nhóm Styles, nhấn chuột phải vào nút Normal, chọn Modify. - Bên dưới nhóm Formatting, nhấn nút Double Space. Nhấn OK. 1.4.2 Thay đổi khoảng cách dòng cho đoạn văn bản đang chọn Chọn đoạn văn bản muốn thay đổi. Trong thẻ Home, nhóm Paragraph, nhấn nút Line Spacing. Chọn khoảng cách chúng ta muốn, chẳng hạn 2.0 Ghi chú: Nếu muốn đặt nhiều khoảng cách giữa các dòng nhưng khoảng cách này không có trong menu xuất hiện khi nhấn nút Line Spacing, chúng ta hãy chọn Line Spacing Options, và nhập vào khoảng cách mà chúng ta thích.  Các kiểu khoảng cách dòng mà Word hỗ trợ Các kiểu khoảng cách dòng Mô tả Tùy chọn này hỗ trợ font lớn nhất trong dòng đó, thêm vào một lượng khoảng trống nhỏ bổ sung. Single (dòng đơn) Lượng khoảng trống bổ sung tùy thuộc vào font chữ mà chúng ta đang sử dụng. 1.5 lines Gấp 1,5 lần khoảng cách dòng đơn. Double Gấp 2 lần khoảng cách dòng đơn. Lựa chọn này xác lập khoảng cách dòng tối thiểu cần At least thiết để phù hợp với font hoặc đồ họa lớn nhất trên dòng. Cố định khoảng cách dòng và Word sẽ không điều Exactly chỉnh nếu sau đó chúng ta tăng hoặc giảm cỡ chữ. Xác lập khoảng cách dòng tăng hoặc giảm theo tỉ lệ % so với dòng đơn mà chúng ta chỉ định. Ví dụ, Multiple nhập vào 1.2 có nghĩa là khoảng cách dòng sẽ tăng lên 20% so với dòng đơn. 1.4.3 Thay đổi khoảng cách trước hoặc sau các đoạn Chọn đoạn văn bản chúng ta muốn thay đổi khoảng cách trước hoặc sau nó. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 30
  40. Trong thẻ Page Layout, nhóm Paragraph, chúng ta nhấn chuột vào mũi tên cạnh mục Before (trước) hoặc After (sau) để thay đổi bằng giá trị chúng ta muốn. 1.4.4 Thay đổi khoảng cách giữa các ký tự Chọn đoạn văn bản mà chúng ta muốn thay đổi. Trong thẻ Home, nhấn chuột vào nút mũi tên ở góc dưới phải của nhóm Font để mở hộp thoại Font. Nhấn chọn thẻ Character Spacing ở hộp thoại này. Trong mục Spacing, nhấn Expanded để mở rộng hay Condensed để thu hẹp khoảng cách và chỉ định số khoảng cách trong mục By. 1.4.5 Co dãn văn bản theo chiều ngang Chọn đoạn văn bản chúng ta muốn căng ra hoặc thu lại. Trong thẻ Home, nhấn chuột vào nút mũi tên ở góc dưới phải của nhóm Font để mở hộp thoại Font. Nhấn chọn thẻ Character Spacing ở hộp thoại này. Tại mục Scale, nhập vào tỉ lệ % mà chúng ta muốn. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì đoạn văn bản sẽ được kéo ra, ngược lại, nó sẽ được thu lại. 1.5 Soạn thảo công thức toán học 1.5.1 Viết một phương trình Với Word 2007, để nhập một phương trình, chúng ta có thể chèn các biểu tượng trong hộp thoại Symbol; sử dụng tính năng Math AutoCorrect để chuyển chữ thành biểu tượng; hay sử dụng cách sau: - Trong thẻ Insert, nhóm Symbols, nhấn vào mũi tên bên dưới nút Equation, sau đó chọn Insert New Equation. - Trên thanh công cụ xuất hiện thêm thẻ Design, và chúng ta có thể nhấn chuột vào các nút trong nhóm Symbols để chèn các ký hiệu toán học, hay nhấn chuột vào các nút trong nhóm Structures để chèn vào tài liệu một cấu trúc toán học có sẵn, sau đó chỉnh sửa lại. Chú ý Để hiển thị danh sách đầy đủ các ký hiệu toán học trong nhóm Symbols, chúng ta nhấn nút More ở góc dưới phải của nhóm. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 31
  41. 1.5.2 Sử dụng các biểu tượng trong Math AutoCorrect Nhấn Microsoft Office Button, sau đó nhấn Word Options. Trong khung bên trái, nhấn Proofing, sau đó nhấn nút AutoCorrect Options. Trong hộp thoại AutoCorrect, nhấn chọn thẻ Math AutoCorrect, sau đó đánh dấu kiểm trước 2 mục Use Math AutoCorrect rules outside of math regions và mục Replace text as you type. Ghi nhớ các ký tự ở mục Replace (ký tự chúng ta nhập) và mục With (ký tự toán học sẽ thay thế). Nhấn OK 2 lần để đóng các hộp thoại lại. Bây giờ chúng ta hãy gõ thử các ký tự (mục Replace) và nhấn phím khoảng trắng, nó sẽ biến đổi thành ký tự toán học tương ứng. Ví dụ: \approx, nhấn khoảng trắng sẽ biến thành dấu. 1.5.3 Chèn một phương trình thông dụng Trong thẻ Insert, nhóm Symbols, chúng ta nhấn chuột vào mũi tên bên dưới nút Equation. Một menu xuất hiện với danh sách các phương trình thông dụng. Muốn sử dụng cái nào, chúng ta chỉ việc nhấn chọn cái đó để chèn vào tài liệu và chỉnh sửa lại theo ý thích. Thêm một phương trình vào danh sách các phương trình thông dụng - Chọn một phương trình muốn thêm. - Bên dưới Equation Tools, trong thẻ Design, nhóm Tools, nhấn nút Equation, sau đó chọn Save Selection to Equation Gallery. - Trong hộp thoại Create New Building Block, chúng ta nhập vào tên của phương trình tại mục Name. - Tại danh sách Gallery, chọn Equations. Nhấn OK. 1.5.4 Thay đổi phương trình được soạn thảo Chúng ta chỉ việc nhấn chuột vào phương trình muốn chỉnh sửa và thay đổi theo ý thích. Thay đổi phương trình được soạn thảo trong Word phiên bản cũ hơn Để thay đổi một phương trình được soạn thảo ở phiên bản cũ, sử dụng Equation 3.0 add-in hay Math Type add-in, chúng ta cần sử dụng add-in mà đã viết phương trình này. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 32
  42. 1.6 Ghi chú tài liệu 1.6.1 Đánh dấu sự thay đổi và ghi chú trong tài liệu Theo dõi sự thay đổi trong khi chỉnh sửa Mở tài liệu mà chúng ta muốn theo dõi. Trong thẻ Review, nhóm Tracking, nhấn nút Track Changes. Thay đổi tài liệu theo ý chúng ta (chèn, xóa, di chuyển hay định dạng văn bản ). Lập tức ở bên trái trang tài liệu sẽ xuất hiện những hiển thị sự thay đổi này. 1.6.2 Tắt chế độ theo dõi sự thay đổi Trong thẻ Review, nhóm Tracking, nhấn vào nút Track Changes một lần nữa để tắt chế độ theo dõi trong khi chỉnh sửa. 1.6.3 Thay đổi cách Word đánh dấu Chúng ta có thể đổi màu và những định dạng mà Word dùng để đánh dấu sự đổi trong tài liệu bằng cách nhấn vào mũi tên bên cạnh nút Track Changes, và nhấn chọn mục Change Tracking Options. Nếu chúng ta muốn xem tất cả những thay đổi ngay trong tài liệu thay vì hiển thị những thông tin bên trái tài liệu, ở nhóm Tracking, nhấn vào nút Ballons, sau đó chọn Show all revisions inline. Để làm nổi bật vùng hiển thị những thông tin bên lề trái tài liệu, hãy nhấn nút Show Markup và chọn Markup Area Highlight. 1.7 Cách tạo ô đánh dấu để người dùng đánh dấu trực tiếp vào nội dung file Bước 1: Tạo bảng Trong thẻ Insert, nhóm Tables, nhấn nút Table, sau đó chọn Insert Table. Trong hộp Number of columns, gõ vào 2. Trong hộp Number of rows, nhập vào số dòng mà chúng ta muốn, mỗi dòng là một mục chọn trong danh sách sẽ tạo. Nhấn OK. Bước 2: Chèn vào những ô check box và nhập liệu Để thêm vào những ô cho phép người dùng đánh dấu check trực tiếp trong file, chúng ta cần sử dụng thẻ Developer. Hiện thẻ Developer - Nhấn nút Microsoft Office Button , chọn Word Options. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 33
  43. - Trong hộp thoại xuất hiện, chọn mục Popular ở khung bên trái. Đánh dấu chọn mục Show Developer tab in the Ribbon. Nhấn OK. Thêm vào các ô check box - Nhấn vào ô đầu tiên bên trái của bảng. - Trong thẻ Developer, nhóm Controls, nhấn nút Legacy Tools. Bên dưới Legacy Forms, chọn Check Box Form Field. Ghi chú: Nếu ô check box có nền màu xám, chúng ta nhấn nút Legacy Tools , chọn Form Field Shading để gỡ bỏ nền xám đó đi. Nhấn vào ô kế tiếp, nơi chúng ta muốn chèn tiếp một check box. Sau đó nhấn Ctrl+Y để chèn check box vào. Sau khi đã chèn xong hết các check box, chúng ta nhấn chuột vào ô đầu tiên bên phải của bảng và nhập vào các khoản mục tương ứng với từng check box bên trái. Bước 3: Hoàn thiện lại bố cục Nhấn chuột phải vào bảng, trỏ đến mục AutoFit và chọn AutoFit to Contents. Nhấn chuột phải vào bảng, chọn Table Properties. Sau đó mở thẻ Table trong hộp thoại mới xuất hiện. Nhấn nút Options, ở hộp Left, Right, nhập vào khoảng cách giữa check box và đoạn text bên cạnh, ví dụ 0.19cm. Nhấn OK. Trong thẻ Table, nhấn nút Borders and Shading, sau đó nhấn vào thẻ Borders. Bên dưới mục Setting, nhấn None, và nhấn OK hai lần để đóng các hộp thoại lại. Bước 4: Khóa form Để người dùng có thể đánh dấu chọn trực tiếp vào file tài liệu, chúng ta cần khóa form lại. Lưu ý, khi khóa form lại chúng ta không thể chỉnh sửa chữ cũng như bố cục của tài liệu, do đó hãy đảm bảo thực hiện bước này sau cùng. Nhấn vào nút Design Mode trong nhóm Controls của thẻ Developer để tắt chế độ Design. Trong thẻ Developer, nhóm Protect, nhấn nút Protect Document, sau đó chọn Restrict Formatting and Editing. Trong khung Protect Document, bên dưới Editing restrictions, đánh dấu chọn Allow only this type of editing in the document. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 34
  44. Trong combo box bên dưới, chọn Filling in forms. Bên dưới Start enforcement, nhấn nút Yes, Start Enforcing Protection. Để đặt mật khẩu, không cho người dùng gỡ bỏ chế độ bảo vệ, hãy nhập vào mật khẩu trong ô Enter new password (optional) và xác nhận lại mật khẩu ở ô bên dưới. Bây giờ chúng ta có thể gửi file tài liệu này cho người dùng đánh dấu chọn vào, sau đó họ lưu lại và gửi lại cho chúng ta. Rất hữu ích nếu chúng ta muốn thực hiện một cuộc thăm dò khảo sát nào đó qua e-mail 1.8 Tạo mục lục tự động 1.8.1 Các bước tạo mục lục Tạo một mục lục tự động giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách tận dụng những tiện ích có sẵn. Để tạo ra mục lục, chúng ta đánh dấu cấp độ nội dung và tiến hành chèn mục lục bằng chức năng có sắn của trình soạn thảo. Đánh dấu nội dung và trích xuất thành mục lục: Bước 1: Mở văn bản chúng ta cần tạo mục lục tự động Bước 2: Chúng ta chọn References trên trình đơn. Bước 3: Lựa chọn vùng chức năng tạo mục lục tự động Table of Contents Bước 4: Mục lục tự động được tạo trên nguyên tắc cấp độ nội dung, vì vậy, để tạo nó chúng ta phải lựa chọn cấp độ nội dung cho phù hợp. Ví dụ: 3 phần mở đầu, nội dung, kết luận chúng ta chọn level 1, các nội dung nhỏ hơn sẽ chọn level lớn hơn như level 2. Level 3 Phần trình bày dưới sẽ hướng dẫn chi tiết để các chúng ta dễ hình dung. Để đánh dấu đề mục trong bảng mục lục, các chúng ta chỉ cần đặt vị trí trỏ chuột vào dòng chứa đề mục và xác định mức (level): Sau khi đã hoàn thành việc xác định mức độ các đề mục trong bảng mục lục các chúng ta di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần chèn mục lục và nhấn chọn biểu tượng Table of Contents Chúng ta có thể chọn những kiểu trình bày sẵn có(Automatic ) hoặc tùy chọn chi tiết bằng cách nhấn chọn Insert Table of Contents Xuất hiện hộp thoại Index and Tables, chọn thẻ Table of Contents Print Preview: Kiểu mục lục sẽ hiển thị khi in Web Preview: Kiểu mục lục sẽ hiển thị ở dạng trang web Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 35
  45. Show page numbers: Hiển thị số trang. Right align page numbers: Hiển thị số trang bên lề phải. Use hyperlinks instead of page numbers: Có sử dụng liên kết từ mục lục tới trang đặt Heading. Tab leader: Chọn loại đường tab từ cuối các Heading đến số trang. Show levels: Số cấp độ Heading. Nút Show Outlining Toolbar: Cho hiển thị thanh công cụ Outlining trên cửa sổ MS Word. Nút Options : Mở hộp thoại Table of Contents Options: Tùy chọn thêm một số tính năng khác. Nút Modify : Mở hộp thoại Style, sửa đổi định dạng font chữ cho nội dung phần mục lục tự động. Trường hợp trong file đã có mục lục tự động, và chúng ta đồng ý thay đổi định dạng font chữ bằng hộp thoại Style sẽ xuất hiện thông báo: "Chúng ta có muốn thay thế định dạng cho bảng nội dung mục lục không?" Chọn nút Yes: Đồng ý. Ngoài font chữ của nội dung bảng mục lục thay đổi, MS Word còn tự động cập nhật lại số trang cho các đề mục. Nhấn chọn OK trong hộp thoại Table of Contens để hoàn tất việc chèn mục lục tự động vào văn bản. 1.8.2 Chỉnh sửa mục lục tự động Tại mục lục tự động mới được tạo ra ta có thể chỉnh sửa như với mọi văn bản bình thường khác, tức là chúng ta có thể chọn font chữ, cỡ chữ, cách dòng, màu sắc thích hợp theo ý của chúng ta. Trong quá trình chỉnh sửa văn bản, số trang có thể thay đổi, do vậy nếu chúng ta muốn cập nhật lại chỉ cần click chuột vào Update Table. Hộp thoại Update Table hiện ra với 2 lựa chọn: Update pages numbers only: chỉ cập nhật số trang. Update entire table: cập nhật cả số trang và nội dung mục lục. Tùy vào yêu cầu của chúng ta mà có lựa chọn thích hợp. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 36
  46. 1.9 Kết chương Như vậy, qua chương này chúng ta đã nghiên cứu thêm được một số chức năng nâng cao nhằm đáp ứng đầy đủ những kỹ năng giúp chúng ta soạn giảng hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể thành thạo được các kỹ năng này, đòi hỏi chúng ta cần thực hành nhiều lần theo hướng dẫn ở trên.  Câu hỏi củng cố: 1. Hãy trình bày lại tất cả các thao thao tác trên? 2. Tự thực hành theo trình tự hướng dẫn. 3. Thực hành theo yêu cầu sau: a) Dựa trên lý thuyết đã học, sinh viên hãy soạn giáo án với nội dung bên dưới. b) Định dạng trang: Khổ A4 đứng, lề trên, lề dưới, lề phải 2cm, lề trái 3cm c) Tạo mục lục tự động cho giáo án. d) Tạo Printed Watermark với nội dung là tên của giáo viên biên soạn. e) Tìm và thay thế “HS” thành “Học sinh”, “GV” thành “Giáo viên”. f) Giãn dòng 1.5line. g) Đánh số trang và tạo Header and Footer (Header: Giáo án Toán 5; Footer: Tên giáo viên soạn và số trang) NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH Bài TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN Tiết: Tuần:. I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng 2 số thập phân - Nhận biết tính kết hợp của các số thập phân. - Biết sử dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện. Kĩ năng: - Thái độ: - Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 37
  47. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Giáo án, tranh ảnh - Tổ chức hoạt động theo nhóm. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi. - Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Giảng bài mới: - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2. Thời Hoạt động dạy Hoạt động học gian 1. DẠY – HỌC BÀI MỚI 1.1. Giới thiệu bài 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới - GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán này lớp theo dõi và nhận xét. chúng ta sẽ dựa vào cách tính tổng hai số thập phân để tính tổng nhiều số thập phân sau đó tìm hiểu về tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân, vận dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để HS nghe để xác định nhiệm vụ tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện. của tiết học. 1.2 Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân a) Ví dụ: - GV nêu bài toán VD: Có 3 thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5 lít, thùng thứ hai có 36,75 lít, thùng thứ 3 có 14,5 lít. Hỏi cả 3 Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 38
  48. thùng có bao nhiêu lít dầu? - GV hỏi: Làm thế nào để tính số lít dầu - HS nghe và tóm tắt, phân tích trong cả 3 thùng? bài toán ví dụ. - GV nêu: Dựa vào cách tính tổng 2 số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng 3 số 27,5 + 36,75 + 14,5. - HS nêu: tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,5. - GV gọi 1HS thực hiện cộng đúng lên bảng - HS trao đổi với nhau và cùng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi. tính: - GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách 27,5 đặt tính và thực hiện cách tính của mình + 36,75 - GV yêu cầu HS vừa lân bảng nêu rõ cách 14,5 đặt tính và thực hiện tính của mình. 78,75 - GV nhận xét và nêu lại: Để tính tổng nhiều - 1HS lên bảng làm bài. số thập phân ta làm tương tự như tính tổng 2 số thập phân. - HS vừa lên bảng nêu, HS cả lớp theo dõi và bổi xung ý kiến - GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và để thống nhất: thực hiện lại phép tính trên. * Đặt tính sao cho các dấu phẩy b) Bài toán thẳng cột, các chữ số ở cùng - GV nêu bài toán: Ngươì ta uốn sợi dây một hàng thẳng cột với nhau. thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh * Cộng như cộng với các số tự lần lượt là 8,7 dm; 6,25 dm; 10dm. Tính chu nhiên. vi của hình tam giác đó. * Viết dấu phẩy vào tổng thẳng - GV hỏi: Em hãy nêu cách tính chu vi của cột với các dấu phẩy của các số hình tam giác. hạng. - GV yêu cầu giải thích bài toán trên. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi: Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 39
  49. - GV nhận xét. - HS nghe và tự phân tích bài 1.3. Luyện tập toán. Bài 1 - GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên - HS: Muốn tính chu vi của hình bảng. tam giác ta tính tổng độ dài các - GV gọi HS chữa bài, sau đó hỏi: Khi viết cạnh. dấu phẩy ở kết quả chúng ta phảI chú ý điều - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả gì? lớp làm bài vào vở bài tập. - GV nhận xét và cho điểm HS. - 1HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. Bài 2 - GV yêu cầu đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức ( a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp. - GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp. lớp làm bài vào vở bài tập. - GV hỏi: - HS nhận xét bài bạn cả về +Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + cách đặt tính và nêu kết quả c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = tính. 2,5; b = 6,8; c = 1,2. - HS: Dấu phẩy ở kết quả phảI +Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + thẳng hàng với các dấu phẩy ở c như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b các số hạng. + c) khi ta thay a = 1,34; b = 0,52; c = 4. + Vậy giá trị của biểu thức (a + b) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bộ số? - GV viết lên bảng: - HS đọc thầm đề bài trong (a + b) + c = a + (b + c) SGK. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 40
  50. - GV hỏi: em đã gặp biểu thức trên khi học - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả tính chất nào của phép cộng các số tự lớp làm bài vào vở bài tập. nhiên? - Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của -HS nhận xét bạn làm bài phép cộng các số tự nhiên. đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - GV hỏi: theo em, phép cộng các số thập - HS trả lời: phân có tính chất kết hợp không, vì sao? + Giá trị của 2 biểu thức đều bảng 10,5. - GV yêu cầu HS nêu tính chất kết hợp của + Giá trị của 2 biểu thức đều phép cộng các số thập phân. bảng 5,86. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề toán. + Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên - HS theo dõi thao tác của GV. bảng. - GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích - Khi học tính chất kết hợp của cách làm bài của mình. phép cộng các các số tự nhiên ta - GV nhận xét và cho điểm HS. cũng có: 2. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (a + b) + c = a + (b + c) GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm - 1HS phát biểu, cả lớp theo dõi các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và và nhận xét: Khi cộng 1 tổng 2 chuẩn bị bài sau. số với số thứ 3 ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của 2 số còn lại. - HS trao đổi và nêu: Phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp, vì ở bài toán trên ta thấy khi ta cộng một tổng hai Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 41
  51. số với số thứ 3 hay cộng số thứ nhất với tổng hai số còn lại đều cho cùng một kết quả. - HS nêu như trong SGK. - 1HS đọc yêu cầu của bài, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - HS nêu như giải thích ở trên IV. BÀI TẬP HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP THÊM Tính theo cách thuận tiện nhất. a) 2,8 + 4,7 +7,2 + 5,3; b)12,34 + 23,87 + 7,66 +32,13; V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Duyệt của Tổ trưởng Giáo viên biên soạn Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 42
  52. Chương 2 MICROSOFT POWERPOINT  Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học sẽ: - Trình bày một số yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể khi sử dụng PowerPoint trong soạn giảng. - Vận dụng thành thạo các kỹ năng soạn bài giảng trình chiếu. Tóm tắt chương Trong chương này, ngoài những kỹ năng, nhưng thao tác nâng cao trong PowerPoint chúng ta còn được tìm hiểu thêm về những yêu cầu cụ thể, những nguyên tắc chung khi chúng ta soạn một bài giảng trình chiếu. 2.1 Yêu cầu chung Thiết kế bài dạy bằng PowerPoint phải dựa trên lý luận dạy học, đặc biệt là lý luận dạy học hiện đại. Do vậy, PowerPoint chỉ là phần mềm có tính chất hỗ trợ cho giáo viên thể hiện ý tưởng sư phạm của mình một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, logic. Thông tin ngắn gọn, cô đọng, được bố trí và trình bày một cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp Thể hiện đồng bộ và hợp lý các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động nhận thức. Bài dạy cần khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh; tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các học sinh; khích lệ tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo Nội dung bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, logic của kiến thức. Sử dụng bài dạy đúng kế hoạch, tiến trình với tư thế, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, ánh mắt của giáo viên hợp lý. 2.2 Một số định hướng cụ thể 2.2.1 Cấu trúc thể hiện bài dạy Thực tiễn cho thấy, ý tưởng và con đường thể hiện ý tưởng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng. Về cấu trúc thể hiện ý tưởng, có thể thực hiện theo một vài cách tiếp cận sau: Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 43
  53.  Sử dụng lưu đồ Giới thiệu Vấn đề 1 Vấn đề 2 Kết luận Kết thúc Cách tiếp cận này thưHìnhờng 10 đ.ư Cợcấu sử trúc dụng b àinhiều giảng bởi sử tính dụng đơn lưu giản đồ v à logic của nó. Theo đó, bài giảng được bắt đầu bằng cách công bố tóm tắt những nội dung (vấn đề) chính cần trình bày, kế đến là lần lượt từng vấn đề được đề cập và giải quyết. Sau mỗi vấn đề thường có những tóm tắt và kết luận. Cuối cùng là các nội dung để kết thúc bài giảng.  Sử dụng cấu trúc hình sao Hình 11. Bài giảng sử dụng cấu trúc hình sao Kích thích: Mục đích của phần này là đưa học sinh vào trạng thái bị kích thích, các em sẽ hưng phấn, tích cực, chủ động chuẩn bị cho việc lĩnh hội tri thức được thuận lợi và hiệu quả. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để kích thích người học, dưới đây là một số biện pháp mang lại hiệu quả cao: - Trình bày một câu chuyện ngắn hay một ví dụ gây tranh cãi (có thể xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh – chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau) - Sử dụng các câu hỏi khêu gợi, câu hỏi mở khiến học sinh hứng thú, tích cực tranh luận, đưa ra các phương án trả lời - Sử dụng một lời trích dẫn, nhận định liên quan tới nội dung bài học khiến học sinh rất quan tâm hay cảm thấy bất ngờ. - Khai thác những con số thống kê đáng chú ý về chủ đề bài dạy. - Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, phim Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 44
  54. Trình bày tổng quan: Phần này nhằm cung cấp cho học sinh một cách ngắn gọn nội dung học tập, các yêu cầu các em phải đạt được thông qua bài dạy (mục tiêu). Để làm tốt điều này, giáo viên phải ý thức được rõ ràng bài dạy đề cập tới nội dung nào (nội dung), liên quan tới hệ thống kiến thức khác ra sao (tính kế thừa, sự tích hợp), nội dung được dạy cho ai (đối tượng), các em mong đợi gì ở bài dạy (mục tiêu) Thể hiện nội dung: Dựa trên cơ sở những thông tin đã được thiết kế trong bài dạy, giáo viên và học sinh lần lượt khám phá tri thức theo cách đã được xác định rõ ràng trong kế hoạch bài dạy. Chú ý sau mỗi phần, giáo viên thường đưa ra những nhận định có tính chất kết luận, tổng kết giúp học sinh nhận biết và khắc sâu từng phần trong tổng thể nội dung bài dạy. Cũng nên dẫn dắt, kể các câu chuyên liên quan khi chuyển từ nội dung này sang nội dung khác. Tóm tắt: Giai đoạn này sẽ giúp học sinh xem xét lại toàn bộ nội dung kiến thức đã được học. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nhớ tốt hơn theo cách sắp xếp các kiến thức theo một cấu trúc chặt chẽ, logic. Kết luận và hoạt động: Những kết luận quan trọng của bài dạy, những hoạt động để vận dụng hay kiểm tra sự hiểu biết của học sinh trên cơ sở những kết luận đó là những nội dung chính cần được thể hiện trong phần này. Cũng tại đây, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động bước đầu đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của bài dạy.  Sử dụng biểu đồ dạng xương cá Hình 12. Cấu trúc bài giảng sử dụng biểu đồ xương cá Theo cách tiếp cận này, bài giảng không trực tiếp đề cập tới thông điệp chính cần truyền đi mà nó được bắt đầu với những thông tin hỗ trợ, trên cơ sở đó, dẫn dắt, liên hệ và đi tới kết luận vấn đề chính cần đề cập. Nội dung thông tin: Không thể và không nên đưa tất cả các thông tin cần trình bày với học sinh trên slide mà chỉ đưa những thông tin ngắn gọn, những từ khóa quan trọng. Trên cơ sở những thông tin ấy, giáo viên và học sinh trao đổi, đàm thoại, hoạt động để hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề. Do vậy, trên một slide không trình bày quá nhiều ý, Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 45
  55. sử dụng các câu ngắn gọn, súc tích, đơn giản và dễ nhớ. Để cho nội dung trình diễn khoa học, có tính logic và trực quan, việc chuyển tải nội dung dưới dạng sơ đồ cần được khai thác triệt để. Dưới đây là một số gợi ý: - Tăng cường sử dụng các biểu tượng đồ hoạ, các sơ đồ khối thay thế chữ viết. - Mỗi slide chỉ nên thể hiện một ý. - Sử dụng các cụm từ khoá hơn là một câu văn hoàn chỉnh. - Chuyển đổi câu thành các ý. - Chỉ nên có 5 đến 6 dòng trên một slide. - Mỗi dòng chỉ nên có không quá 6 từ. - Sử dụng danh sách có thứ tự (danh sách có các kí hiệu như 1, 2, 3; a, b, c ). khi tầm quan trọng của các ý là khác nhau hoặc danh sách theo một trật tự nhất định. - Sử dụng danh sách không có thứ tự (danh sách có các kí hiệu đồ hoạ trước mỗi ý) khi không có sự phân biệt về tầm quan trọng của các ý. - Khuyến khích sử dụng các biểu tượng hình ảnh thay cho các dấu đầu câu trong danh sách. Thể hiện nội dung bài dạy: Đảm bảo về độ lớn chữ viết, độ tương phản, vùng hiển thị thông tin quan trọng, yếu tố ngắt dòng, - Độ lớn chữ viết: Đây là một yếu tố cần được quan tâm nhằm đảm bảo cho tất cả người học có thể thu nhận thông tin một cách rõ ràng trên màn chiếu. Có thể tham khảo tiêu chuẩn dưới đây: Khoảng cách từ người quan sát tới màn chiếu (m) 3 6 9 12 15 18 21 24 Chiều cao tối thiểu của chữ (mm) 2 5 0 0 0 5 0 00 + Cần chú ý rằng, chiều cao của chữ trên màn chiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách từ máy chiếu tới màn chiếu, khả năng phóng to, thu nhỏ của máy chiếu Do vậy, tuỳ thuộc vào phòng học và trang thiết bị cụ thể mà chọn kiểu chữ và cỡ chữ để đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Trong thực tế, nên chọn cỡ chữ tối thiểu 20pt. + Còn về kiểu chữ, nên sử dụng các kiểu chữ không chân vì đây là kiểu chữ dễ đọc. Nên lựa chọn và sử dụng không quá hai kiểu chữ nhằm đảm bảo tính cân Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 46
  56. bằng và nhất quán trong bài trình bày. Hạn chế sử dụng chữ in hoa vì nó sẽ làm mất hình dạng của ký tự gây khó đọc cho người quan sát. Ví dụ: Nên dùng kiểu CHỮ KHÔNG CHÂN Không nên dùng kiểu chữ có chân, hình dạng phức tạp KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHIỀU NỘI DUNG BẰNG CHỮ IN HOA - Đảm bảo độ tương phản: Để nội dung thông tin trên màn chiếu rõ ràng, dễ đọc, cần đảm bảo nguyên tắc phối hợp giữa màu nền và màu chữ. Đó là, nếu màu nền là màu sáng thì màu chữ sẽ là màu tối và ngược lại. Có thể tham khảo một số cặp màu chữ - nền sau: Màu nền Màu vàng Màu trắng Màu xanh Màu trắng Màu đen Màu chữ Màu đen Màu đỏ, xanh Màu trắng Màu đen Màu vàng Trong thực tế, có hai phong cách trình bày: + Một là màu nền tối, màu chữ sáng. Cách chọn này đảm bảo độ tương phản tốt, tuy nhiên, lớp học có thể bị tối, gây khó khăn cho học sinh ghi chép các nội dung, kiến thức chính. + Hai là màu nền sáng, màu chữ tối. Cách chọn này cũng đảm bảo độ tương phản tốt, lớp học sáng, học sinh có thể ghi chép tốt. Tuy nhiên, màu nền sáng trong một thời gian dài có thể gây ức chế cho người học. - Xác định vùng hiển thị thông tin quan trọng: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mắt người nhìn vào một hình chữ nhật thì sự tập trung chú ý không giống nhau với các vùng khác nhau. Theo sơ đồ này, mắt người sẽ tập trung chú ý nhiều nhất vào phía trên, bên trái của khung hình chữ nhật. Đây chính là vùng người thiết kế nên đặt những đối tượng, thông tin quan trọng. - Đảm bảo yếu tố ngắt dòng: Việc ngắt dòng không phù hợp sẽ làm cho người học rất khó đọc và ghi nhớ thông tin trình bày. Ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ điều này: Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 47
  57. Ngắt dòng không PHÙ HỢP Ngắt dòng PHÙ HỢP PowerPoint là một phần PowerPoint là một phần mềm ứng dụng mềm ứng dụng cho cho phép thiết kế và xây dựng trình diễn phép thiết kế và xây dựng trình diễn - Khai thác ý nghĩa các biểu tượng: Logo, biểu tượng không những có thể cung cấp các thông tin về người trình bày, về tổ chức, cá nhân mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình nhận thức cho người học. Do vậy, trong bài trình bày, trên các slide nên sử dụng các biểu tượng phù hợp với nội dung được đề cập. - Màu sắc và cấu trúc thông tin trong slide nhất quán: Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc trong một trình diễn (không quá 3 màu), điều này có thể khiến người học mệt mỏi. Cách bố trí các nội dung trong slide, màu nền, màu chữ nên trình bày đồng bộ. - Hoạt hình các đối tượng trong slide: Hoạt hình các đối tượng trong slide là cách thức làm cho từng thông tin hiển thị phù hợp với tiến trình dạy học của người thầy. PowerPoint cung cấp rất nhiều hoạt hình rất sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để định hướng người học tập trung vào nội dung trình bày, cần thiết sử dụng các hoạt hình đơn giản, chân phương. - Nhấn mạnh các thông tin trong slide: Nhấn mạnh nội dung thông tin nào đó là một sức mạnh của PowerPoint và cũng là yêu cầu quan trọng khi thể hiện thông tin trong giờ dạy. Có nhiều cách thức để nhấn mạnh một nội dung nào đó như sử dụng chức năng hiệu ứng (animation). Với chức năng này, có thể tác động tới các đối tượng thông tin trong slide theo 4 cách khác nhau đó là: Entrance (xuất hiện); Emphasis (nhấn mạnh); Exit (biến mất) và Motionpath (chuyển động tới một vị trí mới). 2.2.2 Sử dụng bài giảng PowerPoint trong giờ học Luyện tập cách trình bày: Để đảm bảo thành công khi sử dụng bài giảng bằng PowerPoint, điều cần thiết là phải tập giảng trước. Nhập đề thu hút sự chú ý: Yêu cầu này đúng trong mọi trường hợp dạy học. Với việc trình diễn bài giảng điện tử điều này càng cần thiết. Đây chính là biện pháp hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi khi người nghe tập trung thời gian quá nhiều trên màn chiếu. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 48
  58. Tư thế đứng và chỉ dẫn thông tin: Cần phải di chuyển, sử dụng que chỉ, đèn rọi một cách hợp lý. Với hình thức dạy học này, cần tránh đi lại quá nhiều trong lớp học khi giảng bài. Không đọc nguyên văn các thông tin trình chiếu: Bài dạy sẽ phản tác dụng nếu người trình bày chỉ đọc nguyên văn nội dung thông tin trình chiếu. Chú ý là những thông tin trình chiếu cho học sinh chỉ là những ý ngắn gọn, súc tích, có tính gợi nhớ. Trên cơ sở những thông tin đó, giáo viên sẽ trao đổi, đàm thoại, có cơ hội tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh và giúp các em hiểu rõ hơn về thông tin, nhận định được trình chiếu. Giao tiếp bằng mắt: Thường xuyên thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm của mình thông qua ánh mắt. Điều này không những thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh mà còn giúp giáo viên nhận biết được những thông tin phản hồi về giờ dạy, bài học Sử dụng giọng nói, điệu bộ: Đây là những yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, phong cách riêng của giáo viên. Giọng nói cần phải to, rõ và nên thể hiện theo kiểu trò chuyện, có nhấn mạnh, tránh nói đều đều hay theo kiểu diễn kịch, biến đổi ngữ điệu và tốc độ nói, ngắt quãng để nhấn mạnh. Bên cạnh đó cần thiết phải thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê trong khi giảng bài. Sử dụng các biện pháp gây phấn chấn đúng lúc: Trạng thái tinh thần của học sinh như hứng thú, tích cực nhận thức sẽ đóng vai trò quan trọng tới chất lượng giờ dạy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của các em như cấu trúc bài giảng, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ của giáo viên. Bên cạnh đó, có một vài biện pháp giáo viên có thể áp dụng để gây phấn chấn cho học sinh là kể các câu chuyện; nêu các con số thống kê, tạo sự so sánh, đặt các câu hỏi, bắt chước, tạo sự chờ đợi hồi hộp và sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như âm thanh, hoạt hình Khai thác tối đa các phương pháp dạy học tích cực: Ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu trong giờ dạy không khai thác được các phương pháp dạy học tích cực. Cần quán triệt tư tưởng này ngay từ khi thiết kế bài dạy. Cụ thể hơn, trong trường hợp này, CNTT chỉ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ để thực hiện thuận lợi hơn các phương pháp dạy học tích cực. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 49
  59. 2.3 Thiết kế bài giảng tương tác Phần mềm Microsoft PowerPoint đã khá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta chỉ quan tâm tới việc chèn chữ, hình ảnh, hoạt hình hay phim vào nội dung trình bày và để minh họa cho bài học càng nhiều càng tốt nhưng chưa quan tâm thích đáng đến ý tưởng sư phạm, sự phù hợp, thời điểm sử dụng của nội dung thiết kế. Bên cạnh đó một khả năng khá hay của PowerPoint chưa được quan tâm nhiều đó là vẽ hình trực tiếp vào slide, hoạt hình cho các đối tượng theo tiến trình bài học và điều khiển sự xuất hiện của chúng một cách tùy ý nhờ tính năng Trigger. Ví dụ: Khi thể hiện nội dung của một số loại hình biểu diễn như: nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất, thứ ba; nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo; nội dung của phương pháp hình cắt mặt cắt; nội dung của phương pháp hình chiếu phối cảnh Dưới đây là một số hình ảnh ví dụ cho nội dung của phương pháp hình cắt mặt cắt. Hình 13. Minh họa nội dung của phương pháp hình cắt mặt cắt Trong slide này, giáo viên (học sinh) sẽ lần lượt nhắp chuột vào các nút lệnh ở phía bên phải màn hình theo thứ tự từ trên xuống. Các đối tượng, quá trình sẽ lần lượt xuất hiện mỗi khi nhắp vào nút lệnh tương ứng đảm bảo đúng theo nội dung của phương pháp và tiến trình dạy học. Nhắp chuột vào nút lệnh “làm lại” mọi đối tượng sẽ được xóa khỏi màn hình, quá trình có thể thực hiện lại từ đầu. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 50
  60. Hình 14. Luyện tập nội dung phương pháp HC-MC có các nút đã thay đổi vị trí Sau khi đã tìm hiểu xong nội dung ở slide trên, slide này được thiết kế với mục đích vận dụng xem học sinh đã hiểu bài chưa bằng cách tráo đổi vị trí các nút lệnh. Để thực hiện được, học sinh phải nhận dạng các nút lệnh để thực hiện lại qui trình xây dựng hình cắt, mặt cắt. 2.4 Kỹ thuật TRIGGERS Khi chèn các đối tượng (chữ, hình ảnh, phim ) vào slide của PowerPoint, theo mặc định, chúng sẽ xuất hiện ngay từ đầu khi slide đó được trình chiếu. Để điều khiển sự xuất hiện, biến mất, di chuyển hay nhấn mạnh một đối tượng nào đó, phần mềm PowerPoint cung cấp cho người dùng 4 nhóm hiệu ứng hoạt hình với các ý nghĩa khác nhau thể hiện trong bảng sau: Ý nghĩa của hiệu ứng STT Tên nhóm hiệu ứng Trước hiệu ứng Sau hiệu ứng 1 Entrance Chưa xuất hiện Xuất hiện 2 Emphasis Đã có Được nhấn mạnh 3 Exit Đã có Biến mất 4 Motion Paths Di chuyển tới vị trí mới Đã có theo một đường nào đó Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 51
  61. Nhờ có các hiệu ứng này mà chúng ta có thể thực hiện các thao tác trình bày thông tin giống như khi sử dụng phấn bảng như viết, vẽ bảng (nhóm entrance); xóa bảng (nhóm exit); sử dụng các thao tác nhấn mạnh thông tin (nhóm emphasis) Khi các đối tượng trong slide đã được gán hiệu ứng, bên cửa số Animation Task Pane sẽ xuất hiện một danh sách các hiệu ứng đã gán cho các đối tượng. Trong chế độ trình diễn slide, thứ tự thực hiện các hiệu ứng cho các đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí của mỗi hiệu ứng trong danh sách này. Do vậy, muốn thay đổi lại trình tự thực hiện các hiệu ứng đã gán cho đối tượng, ta phải thay đổi lại vị trí của hiệu ứng trong danh sách ở cửa số Animation Task Pane. Điều này sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi muốn kích hoạt các hiệu ứng gán cho các đối tượng trong slide một cách tùy ý trong quá trình dạy học. Để khắc phục điều này, PowerPoint cung cấp thêm chức năng Triggers cho phép người dùng kích chuột vào một đối tượng nào đó để kích hoạt một hiệu ứng đã gán cho một đối tượng trong slide. Kĩ thuật này được thực hiện như sau: Bước 1: Gán hiệu ứng cho đối tượng Bước 2: Gán “Cò” (đối tượng kích chuột để kích hoạt hiệu ứng ở bước 1) cho hiệu ứng bằng cách: - Nhắp đúp chuột vào dòng hiệu ứng tương ứng trong cửa số Animation Task Pane - Chọn tab “Timing” - Nhắp chọn nút “Triggers” - Chọn “Start effect on click of:” và lựa chọn đối tượng làm “Cò” để kích hoạt hiệu ứng. Với kĩ thuật này, có thể tạo nhiều ứng dụng tương tác khác như: - Tạo sơ đồ tương tác - Tạo bức tranh tương tác - Tạo trò chơi ô chữ - Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm - Tạo trò chơi giải mã bức tranh Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 52
  62. 2.5 Thực hành vẽ kỹ thuật và tạo trang PowerPoint tương tác 2.5.1 Vẽ kỹ thuật  Tạo đường gạch chéo - Vẽ một đoạn thẳng - Copy làm 2 - Kích chuột phải vào 1 đoạn thẳng, chọn Format - Mục Line, chọn Paterned line - Trong cửa sổ mở ra, chọn đường gạch chéo - Chọn kích thước của đường khoảng 6pt  Vẽ bình chứa chất lỏng - Vẽ bình chứa (Hình chữ nhật, tròn, elýp .) - Kích chuột phải vào hình, chọn Format - Mục Fill, chọn Fill Effect - Chọn thẻ Pattern, - Chọn hình dạng mong muốn  Vẽ lò xo, cuộn dây, tạo chuyển động Vẽ hình - Vẽ vòng tròn rỗng (no fill) - Copy ra làm nhiều vòng A B - Xếp các vòng tròn tạo lò xo R C L - Vẽ hình chữ nhật cùng màu nền để che bớt phần thừa. Sau đó Group lại Đặt hiệu ứng (Animation) - Slide Show \ Custum Animation - Chọn đối tượng cần đặt hiệu ứng (kích chuột trái vào đối tượng đó). - Kích vào Add Effect, chọn một trong 4 kiểu: Entrance: Hiệu ứng xuất hiện trong slide Emphasis: Nhấn mạnh Exit: Hiệu ứng ra khỏi slide Motion paths: Hiệu ứng chuyển động Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 53
  63.  Chuyển động thẳng - Vẽ vật chuyển động - Chọn Slide Show\Custom Animation - Chọn Add Effect - Chọn Motion Paths - Kích vào Down - Chọn Effect Options Bỏ Smooth End Chọn thẻ timing, chọn very fast.  Vật chuyển động tròn đều - Vẽ vật chuyển động - Chọn Custom Animation - Chọn Add Effect - Chọn Motion Paths - Kích vào Circle - Chọn Effect Options Bỏ Smooth End, Smooth start Chọn thẻ timing, chọn Repeat, Until next click  Vẽ chuyển động ném xiên - Vẽ vật chuyển động - Chọn Custom Animation - Chọn Add Effect - Chọn Motion Paths - Kích vào Draw Custom Path - Kích vào Curve, vẽ quỹ đạo chuyển động. - Chọn Effect Options: Bỏ Smooth End và Chọn thẻ timing, chọn fast. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 54
  64.  Vẽ vật dao động - Vẽ vật chuyển động - Chọn Custom Animation - Chọn Add Effect - Chọn Motion Paths - Kích vào Right - Chọn Effect Options Chọn Auto – Reverse Chọn thẻ timing,Repeat Until Next Click  Con lắc lò xo - Vẽ lò xo đơn giản: - Vẽ hai đoạn thẳng song song - Kích vào AutoShapes, chọn Lines, Free Form - Xóa hai đoạn thẳng song song đi. 2.5.2 Sử dụng Triggers cho hiệu ứng  Soạn bài trắc nghiệm - Đánh câu hỏi vào 1 text box - Đánh các phương án trả lời. Mỗi phương Câu hỏi (Phần dẫn) án trong 1 text box riêng - Tạo các text box “Đúng”, “Sai” 1. Phương án1 Sai rồi, cố lên nhé - Đặt hiệu ứng Entrance cho text box “Đúng” 2. Phương án2 Đúng rồi, chúc mừng - Trong Effect Option: 3. Phương án3 Sai rồi, cố lên nhé After Animation: Hide on next click - Trong Timing, chọn Triggers / Start on 4. Phương án4 Sai rồi, cố lên nhé click of ., chọn đối tượng là đáp án đúng. - Đặt hiệu ứng tương tự cho text box “Sai”, đối tượng là các đáp án sai. Tài liệu giảng dạy môn: PTKTDH và UD CNTT trong DH ở TH 55