Tài liệu hướng dẫn về một số vấn đề chủ yếu có liên quan đến các yêu cầu nhập khẩu và những qui tắc mới về vệ sinh thực phẩm và kiểm soát chính thức về thực phẩm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn về một số vấn đề chủ yếu có liên quan đến các yêu cầu nhập khẩu và những qui tắc mới về vệ sinh thực phẩm và kiểm soát chính thức về thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_ve_mot_so_van_de_chu_yeu_co_lien_quan_den.doc
Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn về một số vấn đề chủ yếu có liên quan đến các yêu cầu nhập khẩu và những qui tắc mới về vệ sinh thực phẩm và kiểm soát chính thức về thực phẩm
- Tổng Vụ Y tế và Bảo vệ Người tiêu dùng TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Những vấn đề chủ yếu có liên quan đến các yêu cầu nhập khẩu và những qui tắc mới về vệ sinh thực phẩm và kiểm soát chính thức về thực phẩm 0
- UỶ BAN CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU Brussels, ngày 29 tháng 6 năm 2005 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN về một số vấn đề chủ yếu có liên quan đến các yêu cầu nhập khẩu và những qui tắc mới về vệ sinh thực phẩm và kiểm soát chính thức về thực phẩm 1
- MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU NÀY Tài liệu này chủ yếu hướng đến các nhà chức trách và kinh doanh thực phẩm ở các Quốc gia Thành viên và ở các nước thứ ba và nhằm giải đáp một số vấn đề chủ yếu có liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu mới về nhập khẩu vệ sinh thực phẩm và về các chủ đề có liên quan. GHI CHÚ Tài liệu này là một văn bản mở và sẽ được cập nhật lấy từ kinh nghiệm và thông tin từ các Quốc gia Thành viên, từ các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiêp thực phẩm ở các nước thứ ba, từ các nhà nhập khẩu thực phẩm và từ Cơ quan Thực phẩm và Thú y của Uỷ ban Châu Âu. 2
- MỤC LỤC 1. LỜI GIỚI THIỆU 2. NHỮNG LỜI GIẢI THÍCH CHUNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG HAY HỎI 3.1. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm vào EU sau ngày 01/01/2006 các nước thứ ba bắt buộc phải có một cơ quan có thẩm quyền? 3.2. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm vào EU sau ngày 01/01/2006 các nước thứ ba phải được EU chấp thuận? 3.3. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm vào EU sau ngày 01/01/2006 các nước thứ ba phải nộp kế hoạch kiểm tra cho EU ? 3.4. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm sau ngày 01/01/2006, các doanh nghiệp thực phẩm ở các nước thứ ba phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền? 3.5. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm sau ngày 01/01/2006, các doanh nghiệp thực phẩm ở các nước thứ ba phải thực hiện các thủ tục dựa trên các nguyên lí của HACCP? 3.6. Để có đủ tư cách xuất khẩu sau ngày 01/01/2006, các nước thứ ba phải có các phòng thí nghiệm tham vấn thích hợp? 3.7. Vai trò của Cơ quan Thực phẩm và Thú y của Tổng giám đốc bảo bệ sức khoẻ và người tiêu dùng sau ngày 01/01/2006 là gì? 4. NHỮNG KHÁI NIỆM “THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT”. “THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC KHÔNG PHẢI ĐỘNG VẬT” VÀ CÁC SẢN PHẨM HỖN HỢP” 4.1. Thực phẩm là gì? 4.2. Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật là gì? 4.3. Thực phẩm có nguồn gốc không phải từ động vật là gì? 4.4. Các sản phẩm hỗn hợp là gì? 5. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA LUẬT THỰC PHẨM 5.1. Sự phù hợp hoặc tương đương (Điều 11 của Qui định (EC) số 178/2002) 5.2. Trách nhiệm của các nhà nhập khẩu thực phẩm (Điều 19 của Qui định (EC) số 178/2002). 6. NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC KHÔNG PHẢI TỪ ĐỘNG VẬT 6.1. Các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm 6.2. Các yêu cầu khác về sức khoẻ 6.3. Các yêu cầu về sức khoẻ thực vật 3
- 6.4. Các thủ tục nhập khẩu có liên quan đến vệ sinh thực phẩm 6.5. Các thủ tục nhập khẩu có liên quan đến sức khoẻ thực vật 6.6. Thực phẩm có nguồn gốc không phải động vật phải chịu mức độ kiểm tra tăng cường hơn. 7. NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT 7.1. Các thủ tục nhập khẩu 7.2. Các yêu cầu vệ sinh thực phẩm 7.3. Các yêu cầu về sức khoẻ động vật 7.4. Những yêu cầu khác về sức khoẻ 7.5. Những yêu cầu về an sinh động vật 8. NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM HỖN HỢP 8.1. Những yêu cầu cơ bản về vệ sinh thực phẩm 8.2. Những yêu cầu khác về vệ sinh thực phẩm 8.3. Những yêu cầu khác về sức khoẻ 8.4. Những yêu cầu về sức khoẻ động vật 8.5. Những yêu cầu về sức khoẻ thực vật PHỤ LỤC I - Định nghĩa “thực phẩm” PHỤ LỤC II - Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật PHỤ LỤC III – Danh sách không đầy đủ các sản phẩm hỗn hợp PHỤ LỤC IV – Các quyết định của Uỷ ban Châu Âu về những điều kiện bắt buộc đặc biệt khi nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc không phải từ động vật. 4
- 1. LỜI GIỚI THIỆU Từ khi áp dụng những qui tắc mới về vệ sinh thực phẩm (các Qui định (EC) số 852/2004, 853/2004 và 854/2004), và về những luật hoạt động quản lí chính thức (Qui định (EC) số 882/2004, Uỷ ban Châu Âu đã yêu cầu làm rõ nhiều khía cạnh có liên quan đến nhập khẩu thực phẩm nằm trong các Qui định này. Văn bản này nhằm mục đích tiếp tục theo các yêu cầu này. Tổng vụ Y tế và Bảo vệ Người tiêu dùng của Uỷ ban Châu Âu đã tổ chức nhiều cuộc họp với các chuyên gia từ các Quốc gia Thành viên để kiểm nghiệm và đạt được sự đồng thuận về nhiều lĩnh vực có liên quan đến việc thực hiện các Qui định mới. Với mong muốn minh bạch hoá, Uỷ ban Châu Âu cũng đã xúc tiến thảo luận với các đối tác để họ trình bày quan điểm có chiếu cố đến những lợi ích kinh tế- xã hội khác nhau. Cuối cùng Uỷ ban Châu Âu đã tổ chức một cuộc họp với các đại diện của các nhà sản xuất, công nghệ, thương mại và người tiêu dùng để thảo luận các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các Qui định. Theo như kinh nghiệm đã thu được từ việc áp dụng đầy đủ Qui định từ ngày 01/01/2006 những cuộc họp và thảo luận này sẽ còn tiếp tục. Cần ghi nhớ là những điều có liên quan đến việc không tuân thủ của luật pháp quốc gia với Qui định vẫn nằm ngoài việc áp dụng này và sẽ còn tiếp tục đề cập đến để phù hợp với những thủ tục mà Uỷ ban Châu Âu đã thiết lập. Tài liệu này nhằm hỗ trợ những người làm việc trong dây chuyền thực phẩm hiểu rõ hơn và áp dụng đúng các Qui định theo một cách thống nhất. Tuy nhiên, tài liệu này không mang tính pháp lý và khi phải kiện tụng thì trách nhiệm cuối cùng để giải thích luật thuộc về Toà án. Những văn bản chủ yếu đã dùng để tham khảo trong tài liệu này là: • Qui định (EC) số 852/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 về vệ sinh thực phẩm (1) • Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 về điều kiện vệ sinh đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (2) • Qui định (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về các nguyên tắc và yêu cầu chung của luật thực phẩm, thành lập Cơ quan thẩm quyền Châu Âu về An toàn thực phẩm và về các thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm ( 3) (còn gọi là Luật chung về Thực phẩm), và • Qui định (EC) số 882/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 20 tháng 4 năm 2004 về các hoạt động quản lí chính thức nhằm xác nhận việc tuân thủ các qui định pháp luật đối với thức ăn và thực phẩm, sức khoẻ động vật và an sinh động vật (4). ___ 1 OJ L 226, 25.6.2004, trang 3. 2 OJ L 226, 25.6.2004, trang 22. 3 OJ L 31, 1.2.2002, trang 1. 4 OJ L 191, 28.5.2004, trang 1. 5
- Đã có một văn bản hướng dẫn riêng về Qui định (EC) số 178/2002. Sắp tới đây sẽ công bố các văn bản hướng dẫn riêng biệt về các Qui định 852/2004, 853/2004 và về tính linh hoạt liên quan đến các hệ thống dựa trên HACCP. (Xem 2. NHỮNG LỜI GIẢI THÍCH CHUNG 2.1. Ở EU các hệ thống nhập thực phẩm vệ sinh đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ như thịt, cá và các sản phẩm bơ sữa) và với thực phẩm có nguồn gốc không phải từ động vật (ví dụ như quả, rau) hoặc như thực phẩm có chứa cả hai thành phần có nguồn gốc từ động vật và nguồn gốc từ thực vật v.v là không hoàn toàn giống nhau. Văn bản này có mục đích làm rõ các thuật ngữ chung, chú ý đến vệ sinh thực phẩm, các hệ thống nhập đối vói các mặt hàng thực phẩm khác nhau, và đặc biệt là đối với: • Thực phẩm có nguồn gốc không phải từ động vật, • Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, và • Thực phẩm có chứa cả hai thành phần có nguồn gốc từ động vật đã qua chế biến và các thành phần có nguồn gốc từ thực vật. 2.1. Những điều kiện vệ sinh cho nhập khẩu thực phẩm được qui định ở một số phần của Luật Cộng đồng Châu Âu. Các nội dung chính bao gồm ở dưới đây: • Qui định (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 28 tháng 1 năm 2002 về những nguyên tắc và yêu cầu chung của luật thực phẩm, thành lập Cơ quan thẩm quyền châu Âu về An toàn thực phẩm và về những thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm (Công báo L 31, 1.2.2002, tr 1) • Qui định (EC) số 882/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về các hoạt động quản lí chính thức nhằm xác nhận việc tuân thủ các qui định pháp luật đối với thức ăn và thực phẩm, các luật sức khoẻ động vật và an sinh động vật (Công báo L 191, 28.5.2004, tr 1) • Qui định (EC) số 852/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về vệ sinh thực phẩm (Công báo L 226, 25.6.2004, tr 3) • Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về luật vệ sinh đặc biệt đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (Công báo L 226, 25.6.2004, tr 22) • Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về tổ chức quản lí chính thức đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật để dùng cho người (Công báo L226, 25.6.2004, tr 83) 6
- • Chỉ thị của Hội đồng châu Âu 97/78/EC ngày 18 tháng 12 năm 1997 về những nguyên tắc chủ đạo tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm từ các nước thứ ba vào Cộng đồng Châu Âu. • Những luật khác liên quan đến sức khoẻ động vật, an sinh động vật, sức khoẻ thực vật và một số tiêu chuẩn thực phẩm (ví dụ như các chất phụ gia vào thực phẩm, các dư lượng tối đa v.v ) 2.2. Vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu vệ sinh khác Văn bản này chủ yếu tập trung vào những yêu cầu mới của EU về vệ sinh thực phẩm và những hậu quả cho những nhà nhập khẩu thực phẩm. Có thể nói rằng, các biện pháp vệ sinh khác, như các yêu cầu về sức khoẻ động vật và sức khỏe thực vật, có thể áp dụng cùng với những yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Nếu thích hợp, văn bản này đề cập đến các biện pháp vệ sinh đó. 2.3. Văn bản này bổ sung cho các văn bản hướng dẫn khác và nhất là: •Hướng dẫn chung cho các cơ quan thẩm quyền ở các nước thứ ba về các thủ tục phải theo khi nhập các động vật sống và các sản phẩm động vật vào Liên minh Châu Âu. Để có thêm thông tin xem: •Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu của Luật Thực phẩm chung. Để có thêm thông tin xem: 3. NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG HAY HỎI 3.1. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm vào EU sau ngày 01/01/2006 các nước thứ ba bắt buộc phải có một cơ quan có thẩm quyền? Qui định (EC) số 882/2004 không yêu cầu các nước thứ ba phải có cơ quan cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhiều luật của thú y và chuyên ngành kiểm dịch thực vật yêu cầu phải thành lập các cơ quan có thẩm quyền. Nói chung áp dụng như sau: • Về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, EU luôn lưu tâm đến những cam kết của các cơ quan thẩm quyền ở các nước thứ ba tuân thủ theo luật thực phẩm của EU. Hệ thống này không có gì thay đổi và vì thế sẽ còn tiếp tục sau ngày 1 tháng 1 năm 2006. 7
- • Về thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật: o Như các yêu cầu về kiểm dịch thực vật đã quan tâm, sự cần thiết của một cơ quan có thẩm quyền là giải thích rõ ràng luật. Hệ thống này không có gì thay đổi và vì thế sẽ còn tiếp tục sau ngày 1 tháng 1 năm 2006. o Việc tuân thủ theo các yêu cầu của EU khác hơn với các yêu cầu về kiểm dịch thực vật là đã được đảm bảo bởi các cơ quan phi chính phủ trong phần lớn các trường hợp và các nhà nhập khẩu đã chấp thuận theo những cam đoan mà nhà nhập khẩu thực phẩm vào EU đã đưa ra. Các luật mới không thay đổi điều này và các nhà nhập khẩu sẽ tiếp tục tiến hành như trước ngày 1 tháng 1 năm 2006. 3.2. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm vào EU sau ngày 01/01/2006 các nước thứ ba phải được EU chấp thuận? • Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thì chỉ nước thứ ba nào có tên trong danh sách mà Cộng đồng Châu Âu đã lập mới có thể xuất khẩu vào EU. Hệ thống này không thay đổi và sẽ tiếp tục sau ngày 1 tháng 1 năm 2006. • Đối với thực phẩm có nguồn không từ động vật, các nước thứ ba không cần có tên trong danh sách đủ tư cách để xuất khẩu. Các luật mới không thay đổi điều này và các nhà nhập khẩu sẽ tiếp tục tiến hành như trước ngày 1 tháng 1 năm 2006. 3.3. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm vào EU sau ngày 01/01/2006, các nước thứ ba phải nộp kế hoạch kiểm tra cho EU ? Qui định (EC) số 882/2004 không yêu cầu các nước thứ ba phải nộp kế hoạch kiểm tra trước ngày 1 tháng 1 năm 2006. Qui định (EC) số 882/2004 cho phép Uỷ ban Châu Âu yêu cầu các nước thứ ba cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về các qui định an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của họ, các thủ tục kiểm tra và các qui trình đánh giá mối nguy cho các sản phẩm xuất khẩu vào EU. Điều này hoàn toàn trùng với Điều 7 và Phụ lục B của Thoả thuận WTO về Áp dụng các biện pháp an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (15 tháng 4 năm 1994). Có thể có trường hợp là trong tương lai, Uỷ ban châu Âu sẽ yêu cầu các nước thứ ba trình bày thông tin về các lĩnh vực đã nêu ở trên. Để hỗ trợ các nước thứ ba, Uỷ ban Châu Âu dự kiến thiết lập các văn bản hướng dẫn để sao cho những thông tin như thế có thể trình bày được. Khi mà Uỷ ban Châu Âu không có yêu cầu thì các nước thứ ba không cần phải nộp thông tin. Qui trình mới sẽ bổ sung cho hệ thống vì nhờ đó mà thông tin được yêu cầu từ các nước thứ ba trước và trong các đợt thanh tra của cơ quan Thực phẩm và Thú y của Hội đồng Châu Âu. 8
- Điều cần được ghi nhớ là luật thực phẩm của EU yêu cầu bắt buộc đệ trình thông tin về: •Dư lượng các sản phẩm y tế vệ sinh và các chất hoạt tính dược lý khác đã dùng để điều trị cho động vật. • Các bệnh lây truyền từ động vật sang người. 3.4. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm sau ngày 01/01/2006, các doanh nghiệp thực phẩm ở các nước thứ ba phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền? • Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, trong phần lớn trường hợp các sản phẩm từ các doanh nghiệp (bao gồm cả xí nghiệp và tàu đông lạnh) có tên trong danh sách mà Cộng đồng Châu Âu đã chấp thuận thì có thể xuất khẩu vào EU. Hệ thống này không thay đổi và vì thế các nhà xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có thể tiếp tục tiến hành như trước ngày 1 tháng 1 năm 2006. • Đối với thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật, các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước thứ ba đều biết để được chấp thuận là các nhà cung cấp cho các nhà nhập khẩu thực phẩm vào Cộng đồng Châu Âu. Vì thế các nhà xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc không phải từ động vật vào EU có thể tiếp tục tiến hành như truớc ngày 1 tháng 1 năm 2006. Với những hàng hoá có chứa thực vật hoặc sản phẩm của thực vật đã được kiểm soát về sức khoẻ thực vật của EU, nhà xuất khẩu phải có chứng chỉ về kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mình cấp. Điều này sẽ có trong bản đăng ký như thông lệ (xem mục 5.5. ở dưới). 3.5. Để có đủ tư cách là các nhà xuất khẩu thực phẩm sau ngày 01/01/2006, các doanh nghiệp thực phẩm ở các nước thứ ba phải thực hiện các thủ tục dựa trên các nguyên lí của HACCP? Các cơ quan có thẩm quyền ở các Quốc gia Thành viên phải sẵn sàng đảm bảo trước ngày 1 tháng 1 năm 2006 là các loại thực phẩm nhập vào EU đã nộp các kiểm tra chính thức với mục đích đảm bảo rằng những điều khoản có liên quan của các luật vệ sinh thực phẩm, kể cả yêu cầu đề ra, thực hiện và quản lí các qui trình dựa trên HACCP đã được xem xét đến (xem Điều 8, đoạn 3 của Chỉ thị 93/43/EEC về vệ sinh thực phẩm). Những luật mới của EU về vệ sinh thực phẩm thừa nhận rằng tất cả các hoạt động buôn bán thực phẩm sau sơ chế phải được xếp vào vị trí, thực hiện và duy trì một thủ tục dựa trên những nguyên lý HACCP. Tuy nhiên các luật này linh hoạt hơn nhiều so với hệ thống cũ, vì thế các qui trình dựa trên HACCP cần được thích ứng với mọi tình huống. 3.6. Để có đủ tư cách xuất khẩu sau ngày 01/01/2006, các nước thứ ba phải có các phòng thí nghiệm tham vấn thích hợp? Không yêu cầu các nước thứ ba phải có các phòng thí nghiệm tham vấn. Tuy nhiên Qui định (EC) số 882/2004 yêu cầu các phòng thí nghiệm nào tham gia vào việc xác nhận sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn thực phẩm của EU phải được chỉ định. 9
- Các phòng thí nghiệm như thế có thể là các phòng thí nghiệm của tư nhân đã được thiết kế bởi cơ quan có trách nhiệm kiểm tra chính thức nhằm mục đích xác nhận sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn thực phẩm của EU. Để tạo thuận lợi cho việc chỉ định các phòng thí nghiệm, Uỷ ban Châu Âu đã thông qua một Qui định cho phép một giai đoạn chuyển tiếp bốn năm để các phòng thí nghiệm ở các nước thứ ba có thể làm quen với tình hình mới. 3.7. Vai trò của Cơ quan Thực phẩm và Thú y của Tổng giám đốc bảo bệ sức khoẻ và người tiêu dùng sau ngày 01/01/2006 là gì? Cơ quan Thực phẩm và Thú y (FVO) sẽ tiếp tục tiến hành các đợt công tác thanh tra cả ở các Quốc gia Thành viên cũng như ở các nước thứ ba như trước ngày 1 tháng 1 năm 2006. Tuy nhiên, theo Qui định (EC) số 882/2004 Uỷ ban Châu Âu có trách nhiệm yêu cầu các nước thứ ba có ý định xuất khẩu thực phẩm vào Cộng đồng Châu Âu phải cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về tổ chức và quản lí chung các hệ thống kiểm tra vệ sinh. Trong khi hiện nay đã chú ý rộng rãi đến thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thì trong lĩnh vực thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật sẽ phải nâng cao trách nhiệm của Uỷ ban Châu Âu hơn nữa. Vai trò của FVO sẽ phản ánh trách nhiệm nâng cao này. Các văn bản hướng dẫn để làm sao các thông tin như thế được trình bày sẽ được ấn hành vào Mùa thu năm 2006. Uỷ ban Châu Âu sẽ tiếp xúc với các nước thứ ba qua cơ quan có thẩm quyền. Trong thực tế, những yêu cầu ban đầu về thông tin sẽ được gửi đến đại diện của nước thứ ba ở EU. Tuỳ theo ý kiến phản hồi của nước thứ ba, những cuộc tiếp xúc tiếp theo có thể sẽ là trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba và/hoặc với cơ quan kiểm tra có liên quan. 4. NHỮNG KHÁI NIỆM “THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT”. “THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC KHÔNG PHẢI ĐỘNG VẬT” VÀ CÁC SẢN PHẨM HỖN HỢP” Trong luật của EU, những yêu cầu và giới thiệu các thủ tục để nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và các sản phẩm hỗn hợp là khác nhau. Vì thế điều quan trọng là cần có sự hiểu biết nội dung của những khái niệm này là gì. 4.1. Thực phẩm là gì? Thực phẩm đã được định nghĩa ở Điều 2 của Qui định (EC) số 178/2002 và đã được đề cập đến trong mục 2.1 của văn bản này. Định nghĩa này được nhắc lại ở Phụ lục I cũng của tài liệu này. 4.2. Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật là gì? 10
- Khái niệm “sản phẩm có nguồn gốc từ động vật” bao gồm thực phẩm đã được lấy từ nguồn gốc động vật hoặc từ động vật, dù có chế biến hay không. Trong một số trường hợp có thể bao gồm những động vật sống (ví dụ như tôm hùm hoặc nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống) được đưa ra thị trường để tiêu thụ. Phụ lục II đưa ra một tổng quan (không đầy đủ) như thế nào được coi là các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. 4.3. Thực phẩm có nguồn gốc không phải từ động vật là gì? Thực phẩm có nguồn gốc không phải từ động vật bao gồm các loại như rau, quả, ngũ cốc, củ, đồ uống, (ngoại trừ các đồ uống được chế từ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như sữa và một số đồ uống có chứa sữa), thực phẩm có nguồn gốc từ chất khoáng (ví dụ như muối), đồ gia vị v.v 4.4. Các sản phẩm hỗn hợp là gì? Theo các mục đích vệ sinh thực phẩm, thực phẩm có chứa cả hai sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc từ động vật được gọi là “các sản phẩm hỗn hợp”. Các ví dụ về “các sản phẩm hỗn hợp” được nêu trong Phụ lục III. Các mục 6, 7 và 8 của văn bản này đưa ra các yếu tố cần thiết phải tính đến khi nhập khẩu vào EU các loại thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và các sản phẩm hỗn hợp. 5. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA LUẬT THỰC PHẨM Một số yêu cầu cơ bản của luật áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm được đề ra trong Qui định (EC) số 178/2002. Các yêu cầu này cụ thể là: 5.1. Tuân thủ hoặc tương đương (Điều 11 của Qui định (EC) số 178/2002) Thực phẩm nhập khẩu vào Cộng đồng Châu Âu để bày bán ở thị trường bên trong Cộng đồng Châu Âu phải tuân thủ theo: • Những yêu cầu có liên quan của luật thực phẩm , hoặc • Những điều kiện kèm theo đã được Cộng đồng Châu Âu thừa nhận ít nhất là tương đương, hoặc • Khi có một thoả thuận đặc biệt giữa Cộng đồng Châu Âu và nước xuất khẩu, với các yêu cầu đã bao hàm trong đó. 5.2. Trách nhiệm của các nhà nhập khẩu thực phẩm (Điều 19 của Qui định (EC) số 178/2002) Nếu một doanh nghiêp thực phẩm bị coi là hoặc có lí do để tin rằng một loại thực phẩm đã nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, người ta sẽ tiến hành ngay lập tức các thủ tục để rút tên loại thực phẩm nghi vấn ra khỏi thị trường mà thực phẩm đã thoát 11
- khỏi sự kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp thực phẩm ban đầu và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền về việc này. 6. NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC KHÔNG TỪ ĐỘNG VẬT 6.1. Các yêu cầu vệ sinh thực phẩm Các yêu cầu có liên quan đến vệ sinh của loại thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật có trong các Mục 3 dến 5 của Qui định (EC) số 852/2004, có nghĩa là những người hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm ở các nước thứ ba cần phải tuân theo những luật sau đây: • Trách nhiệm chung đối với doanh nghiệp là phải giám sát an toàn thực phẩm của các sản phẩm và các quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm của mình (Điều 3), • Những điều khoản vệ sinh chung cho sơ chế (Điều 4.1, Phần A của Phụ lục I trong Qui định (EC) số 852/2004), • Những yêu cầu cụ thể sau sơ chế (Điều 4.2 và Phụ lục II trong Qui định (EC) số 852/2004), • Đối với một số sản phẩm, các yêu cầu về vi sinh vật (Điều 4.3 của Qui định (EC) số 852/2004 và Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số ( đang dự thảo), • Các qui trình dựa trên các nguyên lí HACCP (Điều 5 của Qui định (EC) số 852/2004), • Bản đăng kí của các doanh nghiệp (Điều 6 của Qui định (EC) số 852/2004). Trên nguyên tắc, việc chấp nhận các doanh nghiệp chỉ cần thiết đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. 6.2. Những yêu cầu khác về sức khoẻ • Theo những yêu cầu có liên quan của luật thực phẩm của EU, nhiều luật áp dụng bổ sung hoặc bổ sung cho vệ sinh thực phẩm. Khi thích hợp, các yêu cầu này bao gồm: o Các chất gây ô nhiễm, o Các mức dư lượng cực đại của thuốc trừ sâu, o Việc sử dụng các chất phụ gia, o Các nguyên liệu và vật phẩm có liên quan đến thực phẩm, o Bức xạ thực phẩm, o Các thực phẩm mới lạ, 12
- o Tính phóng xạ. • Các yêu cầu đặc biệt của sản phẩm cũng có liên quan: o Những thực phẩm cấp đông nhanh, o Những thực phẩm dùng cho các mục đích dinh dưỡng đặc biệt, o Các sinh vật đã cải biến gen (GMOs) Để có thêm thông tin, xem: 6.3. Các yêu cầu về sức khoẻ thực vật Một số thực vật, các sản phẩm của thực vật hoặc các đồ vật khác trước khi đưa vào Cộng đồng Châu Âu phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật. Cũng có thể xem ở điểm 6.5 dưới đây. Để có thêm thông tin, xem: 6.4. Các thủ tục nhập khẩu có liên quan đến vệ sinh thực phẩm Khi nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật, nhiệm vụ của nhà nhập khẩu là phải đảm bảo tuân thủ theo những yêu cầu có liên quan của luật thực phẩm hoặc với những điều kiện thêm khác có liên quan mà Cộng đồng Châu Âu đã thừa nhận. • Thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật có thể được đệ trình để kiểm tra phù hợp với một kế hoạch kiểm tra những mối nguy tiềm ẩn (xem Điều 15, đoạn 1 của Qui định (EC) số 882/2004). Có thể tiến hành những kiểm tra này phù hợp với luật quốc gia ở các Quốc gia Thành viên. Có thể kiểm tra ở ngay cửa khẩu, ở nơi giải toả hàng hoá để tự do lưu thông, tại cơi sở của nhà nhập khẩu, các đơn vị bán lẻ v.v Tách biệt với vệ sinh thực phẩm, những kiểm tra nhập khẩu này cũng bao hàm cả những lĩnh vực khác của an toàn thực phẩm, như: các phụ gia, các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, các chất gây ô nhiễm v.v Cần thiết phải đưa một số mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật đến một địa điểm đã chỉ định để tiến hành kiểm tra. Xem điểm 6.6 và Phụ lục IV. • Nói chung, thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật: 13
- o Có thể vào EU không cần chứng chỉ của các cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba gửi đến, và o Không cần đưa ra một thủ tục khai báo trước ở nơi đến. 6.5. Các thủ tục nhập khẩu có liên quan đến sức khoẻ của thực vật Một số thực vật và sản phẩm của thực vật (đã liệt kê ở Phần B của Phụ lục V trong Chỉ thị 2000/29/EC) phải đi kèm với chứng chỉ kiểm dịch thực vật, do Tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc gia của nước xuất khẩu cấp. Khi vào Cộng đồng Châu Âu, chứng chỉ kiểm dịch thực vật có thể được thay thế bằng một giấy thông hành cho thực vật (cho những thực vật, sản phẩm của thực vật hoặc các mặt hàng nhập khẩu khác đã được liệt kê ở Phần A của Phụ lục V). Các thực vật và sản phẩm thực vật này phải chịu những kiểm tra về sức khoẻ thực vật, nhận dạng và văn bản nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về nhập khẩu chung và đặc biệt của EU, trước khi đưa ra lưu thông trong phạm vi Cộng đồng Châu Âu. Có thể tiến hành những kiểm tra như thế ở các cửa khẩu được ghi rõ tại bên ngoài biên giới của Cộng đồng châu Âu hoặc trong trường hợp phải nhận dạng hoặc kiểm tra sức khoẻ thực vật cũng có thể tiến hành ở địa điểm bên trong Công đồng Châu Âu khi gặp những điều kiện đặc biệt. Các nhà nhập khẩu những mặt hàng như thế cần đăng kí với các cơ quan có thẩm quyền chính thức của Quốc gia Thành viên. Các cơ quan có thẩm quyền ở sân bay, các cơ quan có thẩm quyền ở các cảng hoặc cả các nhà nhập khẩu và nhà sản xuất, ngay khi biết các lô hàng kí gửi có thực vật hoặc các sản phẩm thực vật có liên quan sắp đến, họ cần gửi thông báo đến cơ quan hải quan cửa khẩu và đến các cơ quan có thẩm quyền chính thức. Các Quốc gia Thành viên cũng có thể áp dụng điều khoản cuối cùng này với các trường hợp vận chuyển trên bộ, đặc biệt là khi các lô hàng đến vào thời điểm ngoài giờ làm việc bình thường của các cơ quan chính thức có liên quan. Để có thêm thông tin, xem: 6.6. Thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật tuỳ thuộc vào mức độ tăng cường kiểm tra Phù hợp với Điều 15, đoạn 5 của Qui định (EC) số 882/2004, dựa trên cơ sở hiểu biết hoặc xuất hiện các mối nguy, Uỷ ban Châu Âu có thể lập ra danh sách thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật (bao gồm cả các sản phẩm hỗn hợp) chịu những kiểm tra chính thức với mức độ cao hơn khi hàng đưa vào EU. Với loại thực phẩm như thế, sẽ thực hiện như sau: • Sẽ chỉ định những cửa khẩu đặc biệt, • Doanh nghiệp thực phẩm sẽ phải nộp trước bản khai báo về thời gian hàng đến và nguồn gốc của chúng. 14
- Uỷ ban Châu Âu chưa lập ra danh sách loại hàng này. Trong thời gian này, các biện pháp bảo vệ bằng cách tăng cường mức độ kiểm tra đối với một số mặt hàng thực phẩm vẫn giữ nguyên như cũ. Phụ lục IV đưa ra một tổng quan về các biện pháp an toàn hiện đang duy trì. 7. NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT 7.1. Các thủ tục nhập khẩu Theo Chỉ thị 97/78/EC: • Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải trình diện tại một trạm kiểm soát cửa khẩu của Cộng đồngchâu Âu để được kiểm tra nhập khẩu, • Phải thông báo trước với trạm kiểm soát cửa khẩu về thời gian sản phẩm đến trạm kiểm soát cửa khẩu theo đúng với các luật lệ quốc gia của Quốc gia Thành viên có trạm kiểm soát cửa khẩu đó đóng. • Các lô hàng kí gửi sẽ chỉ được chấp nhận nếu các sản phẩm đến từ các nước, các khu vực và các doanh nghiệp đã được công nhận là phù hợp. •Đôi khi, có thể áp dụng các biện pháp an toàn cho các điều kiện nhập khẩu đặc biệt hoặc hạn chế nhập khẩu. • Phải tuân theo các thủ tục như đã đề ra trong Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số 136/2004. Theo Điều 14 của Qui định (EC) số 882/2004 thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng có thể giữ ở các trạm kiểm soát cửa khẩu để kiểm tra về các lĩnh vực khác không thuộc vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ động vật, như: • Các chất phụ gia thực phẩm, • Các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, • Chiếu xạ thực phẩm. 7.2. Các yêu cầu vệ sinh thực phẩm Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm ở các nước thứ ba Những yêu cầu liên quan đến vệ sinh của loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có trong: • Các điều 3 - 6 của Qui định (EC) số 852/2004, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp thực phẩm ở các nước thứ ba cần tuân thủ các luật lệ sau đây: 15
- o Trách nhiệm chung đối với doanh nghiệp là phải giám sát an toàn thực phẩm của các sản phẩm và các quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm của mình (Điều 3), o Những điều khoản vệ sinh chung cho sơ chế (Điều 4.1, Phần A của Phụ lục I trong Qui định (EC) số 852/2004), o Những yêu cầu cụ thể sau sơ chế (Điều 4.2 và Phụ lục II trong Qui định (EC) số 852/2004), o Đối với một số sản phẩm, các yêu cầu về vi sinh vật (Điều 4.3 của Qui định (EC) số 852/2004 và Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số (đang dự thảo), o Các thủ tục dựa trên các nguyên lí HACCP (Điều 5 của Qui định (EC) số 852/2004), o Bản đăng kí của các doanh nghiệp (Điều 6 của Qui định (EC) số 852/2004). Trên nguyên tắc, việc chấp nhận các doanh nghiệp chỉ cần thiết đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. • Các yêu cầu thích hợp với các sản phẩm để xuất khẩu có trong Qui định (EC) số 853/2004. Trách nhiệm của các nhà nhập khẩu (Điều 6 của Qui định (EC) số 853/2004) Các doanh nghiệp thực phẩm nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật phải đảm bảo rằng các sản phẩm: • Đến từ một nước thứ ba hoặc từ một vùng của nước thứ ba đã có tên trong danh sách của Cộng đồng Châu Âu, • Nếu áp dụng được, đến từ một doanh nghiệp có tên trong danh sách, • Nếu áp dụng được, có dấu hiệu nhận biết và ghi chú về sức khoẻ, • Nếu áp dụng được, có kèm theo giấy chứng nhận do đại diện cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba cấp. • Sẵn sàng để kiểm tra tại trạm kiểm soát cửa khẩu, • Tuân thủ các yêu cầu về sức khoẻ động vật theo Chỉ thị 2002/99/EC, • Việc xử lí được tiến hành dưới sự kiểm soát, diễn ra sau khi nhập khẩu tuân theo các yêu cầu của Qui định (EC) số 853/2004. 16
- Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền ở các nước thứ ba Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, luật thực phẩm của EU yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải cam đoan tuân thủ hoặc tương đương với những yêu cầu của EU. Các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu thứ ba phải đặc biệt đảm bảo rằng: • Các hoạt động kiểm tra của họ tuân theo đúng tiêu chuẩn thao tác như đã qui định trong luật của EC, đặc biệt là trong Qui định (EC) số 882/2004, • Các doanh nghiệp đựơc phép xuất khẩu vào EU tuân thủ và tiếp tục tuân thủ theo các yêu cầu của EC và danh sách của các doanh nghiệp này luôn được cập nhật và thông báo đến Uỷ ban Châu Âu (Điều 12, đoạn 2 của Qui định (EC) số 854/2004), • Các yêu cầu về chứng nhận phải được đáp ứng. Các qui định chi tiết có liên quan đến chứng nhận đã được nêu trong Qui định của Hội đồng 96/93/EC về chứng nhận cho động vật và các sản phẩm của động vật (Công báo số L 13, 16.1.1997, tr.28). Các thông tin tiếp theo được nêu trong Phụ lục VI của Qui định (EC) số 854/2004 (ví dụ như chứng thư phải được cấp trước khi lô hàng kí gửi nằm ngoài sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nước thứ ba giao hàng). 7.3. Các yêu cầu về sức khoẻ động vật Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật từ các nước thứ ba phải tuân thủ các yêu cầu nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh động vật vào EU. Các yêu cầu này có trong Chỉ thị 2002/99/EC qui định các nguyên tắc về sức khoẻ động vật bao gồm sản xuất, chế biến, phân phối và quảng bá các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cho con người tiêu dùng Để có thêm thông tin, xem: 7.4. Những yêu cầu khác về sức khoẻ • Theo luật thực phẩm của EU, có thể áp dụng thêm hoặc bổ sung một số yêu cầu về vệ sinh thực phẩm. Đó là các yêu cầu liên quan đến: o Các chất gây ô nhiễm và các chất cặn lắng, o Sử dụng các chất có hiệu ứng hoocmon, o Sử dụng các chất phụ gia thực phẩm, o Các nguyên liệu và vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm, o Tính phóng xạ. • Các yêu cầu đặc biệt của sản phẩm cũng có liên quan: 17
- o Các thực phẩm đông lạnh nhanh, o Các thực phẩm có những mục đích dinh dưỡng đặc biệt, o Các sinh vật đã cải biến gen (GMOs) Để có thêm thông tin, xem: 7.5. Những yêu cầu về an sinh động vật Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 93/119/EC về bảo vệ động vật khi giết mổ đã đề ra những yêu cầu nhằm giết mổ nhân đạo động vật (thú có một móng, động vật nhai lại, lợn, thỏ và gà) ở các lò mổ. Như là một luật chung, phải tránh không được gây bất kì kích động nào cho động vật , gây thương tích hoặc làm con vật bị đau đớn trong khi vận chuyển, nhốt giữ, trói buộc, giết thịt hoặc giết chết. Điều 15 của Chỉ thị đề ra là trong các lần đến thăm các lò sát sinh ở các nước thứ ba, các chuyên gia của Uỷ ban Châu Âu phải đảm bảo rằng các con vật phải được giết mổ dưới các điều kiện đảm bảo được đối xử nhân đạo ít nhất cũng phải tương đương với những qui định đã có trong Chỉ thị 93/119/EC. Để có thêm thông tin, xem: 8. NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM HỖN HỢP (Thực phẩm phối chế) 8.1. Những yêu cầu cơ bản về vệ sinh thực phẩm Những yêu cầu có liên quan đến vệ sinh của các sản phẩm hỗn hợp có trong các Điều 3 đến 6 của Qui định (EC) số 852/2004, có nghĩa là các doanh nghiệp thực phẩm ở các nước thứ ba cần tuân theo những luật sau đây: • Trách nhiệm chung đối với doanh nghiệp là phải giám sát an toàn thực phẩm của các sản phẩm và các quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm của mình (Điều 3), • Những điều khoản vệ sinh chung cho sơ chế (Điều 4.1, Phần A của Phụ lục I trong Qui định (EC) số 852/2004), • Những yêu cầu cụ thể sau sơ chế (Điều 4.2 và Phụ lục II trong Qui định (EC) số 852/2004), 18
- • Đối với một số sản phẩm, các yêu cầu về vi sinh vật (Điều 4.3 của Qui định (EC) số 852/2004 và Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số ) (đang dự thảo), • Các qui trình dựa trên các nguyên lí HACCP (Điều 5 của Qui định (EC) số 852/2004), • Bản đăng kí của các doanh nghiệp (Điều 6 của Qui định (EC) số 852/2004). Trên nguyên tắc, việc chấp nhận các doanh nghiệp chỉ cần thiết đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. 8.2. Những yêu cầu khác về vệ sinh thực phẩm Theo Điều 6, đoạn 4 của Qui định (EC) số 853/2004, các doanh nghiệp thực phẩm đã được thành lập trong Cộng đồng Châu Âu và nhâp khẩu thực phẩm có chứa hai loại sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc từ động vật phải đảm bảo là các thành phần có nguồn gốc từ động vật đã qua chế biến có chứa trong loại thực phẩm đó đáp ứng các yêu cầu cho các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, có nghĩa là: ➢ Các thành phần thực phẩm đến từ nước thứ ba đã có tên trong danh sách của Cộng đồng Châu Âu và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của sản phẩm khi nhập vào Cộng đồng Châu Âu. ➢ Doanh nghiệp (hoặc khu vực sản xuất nhuyễn thể) đã sử dụng các thành phần có nguồn gốc từ động vật để sản xuất ra sản phẩm hỗn hợp để giao hàng, nhận hàng hoặc sơ chế, phải là doanh nghiệp có tên trong danh sách được phép nhập khẩu. ➢ Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phải có thể chứng minh được rằng điều nêu trên đây được tuân thủ (bằng văn bản hoặc bằng phương tiện khác). Ủy ban Châu Âu đang xem xét lại vấn đề này để tìm một cách tiếp cận dựa trên cơ sở mối nguy. Trong khi chờ đợi để lập ra một danh sách các sản phẩm hỗn hợp tuân thủ các yêu cầu trên, biện pháp quá độ sẽ cho phép tiếp tục thực hiện theo các thông lệ hiện tại. 8.3. Những yêu cầu khác về sức khoẻ • Theo luật thực phẩm của EU, có thể áp dụng thêm hoặc bổ sung một số yêu cầu về vệ sinh thực phẩm. Đó là các yêu cầu liên quan đến: o Các chất gây ô nhiễm, o Sử dụng các chất phụ gia thực phẩm, o Các nguyên liệu và vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm, o Chiếu xạ thực phẩm, o Tính phóng xạ. 19
- • Các yêu cầu đặc biệt của sản phẩm cũng có liên quan: o Các thực phẩm cấp đông nhanh, o Các thực phẩm dùng cho các mục đích dinh dưỡng đặc biệt, o Các sinh vật đã cải biến gen (GMOs) 8.4. Những yêu cầu về sức khoẻ động vật Ngoài ra, các sản phẩm hỗn hợp có thể cần kiểm tra tại trạm kiểm soát cửa khẩu nhằm kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu về sức khoẻ động vật. Uỷ ban châu Âu đang xem xét lại vấn đề này nhằm mục đích đưa ra biện pháp thiết lập các nguyên tắc để làm rõ và lựa chọn ra những sản phẩm hỗn hợp nào được xem là có mối nguy tiềm ẩn đối với sức khoẻ của động vật và vì thế phải được kiểm soát thú y. Trong khi chờ đợi điều này, việc áp dụng các Luật quốc gia như đã qui định trong Quyết định của Hội đồng số 2002/348/EC sẽ vẫn được tiếp tục. Để có thêm thông tin, xem: 8.5. Những yêu cầu về sức khoẻ thực vật Các sản phẩm hỗn hợp hơi khác với các yêu cầu về sức khoẻ thực vật, thực vật sẽ bao gồm cả các thực vật sống và các bộ phận sống riêng biệt của thực vật đó, bao gồm hạt giống, trong khi đó các sản phẩm thực vật là các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, không qua chế biến hoặc có qua sơ chế đơn giản, đến một chừng mức mà chúng không còn là thực vật nữa. Nếu các sản phẩm của PHỤ LỤC III trong văn bản này nằm trong định nghĩa về thực vật hoặc các sản phẩm của thực vật thì áp dụng theo các điều khoản như đã qui định ở 6.5 (các thủ tục nhập khẩu có liên quan đến sức khoẻ thực vật đối với thực phẩm có nguồn gốc không từ động vật). Để có thêm thông tin, xem: 20
- PHỤ LỤC I ĐỊNH NGHĨA “THỰC PHẨM” “Thực phẩm” nghĩa là bất kì vật chất hoặc sản phẩm nào, dù có đã chế biến, chế biến một phần hoặc không chế biến, với mục đích để, hoặc với hy vọng để con người dùng làm thức ăn. “Thực phẩm” bao gồm đồ uống, kẹo cao su và bất kì vật chất nào, bao gồm cả nước, đưa vào thực phẩm một cách cố ý trong quá trình sản xuất, chuẩn bị hoặc xử lí. Thực phẩm bao gồm cả nước theo quan điểm như đã định nghĩa ở Điều 6 của Chỉ thị 98/83/EC và không phương hại đến các yêu cầu của các Chỉ thị 80/778/EEC và 98/83/EC. “Thực phẩm” không bao gồm: (a) thức ăn chăn nuôi; (b) những động vật sống, trừ khi chúng được chuẩn bị đưa ra bán ở thị trường để con người tiêu thụ; (c) thực vật trước khi thu hoạch; (d) các sản phẩm y tế trong phạm vi ý nghĩa của các Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 65/65/EEC và 92/73/EEC; (e) các loại mĩ phẩm trong phạm vi ý nghĩa của Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 76/768/EEC; (f) thuốc lá và các sản phẩm của thuốc lá trong phạm vi ý nghĩa của Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 89/662/EEC; (g) các chất gây ảnh hưởng đến thần kinh hoặc thuốc tâm thần trong phạm vi ý nghĩa của Hiệp định đơn phương Hoa Kì về các chất ma tuý 1961, và Hiệp định của Hoa kì về các thuốc tâm thần, 1971; (h) các chất cặn bã hoặc các chất gây ô nhiễm. 21
- PHỤ LỤC II CÁC SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT I. Danh sách không đầy đủ các sản phẩm không qua chế biến có nguồn gốc từ động vật - Thịt sống (thịt của gia súc có móng guốc, thịt gia cầm, thịt của động vật gậm nhấm, thịt thú săn hoang dã, thịt thú nuôi và các loại thịt khác) - Thịt đã băm nhỏ - Thịt đã pha chế - Thịt đã xẻ bằng máy móc - Máu - Cá và giáp xác (kể cả cá và giáp xác sống) - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, động vật da gai sống, động vật có túi bao sống và động vật chân bụng biển sống - Sữa chưa tinh chế - Trứng - Đùi ếch - Ốc - Mật ong - Các loại khác Một sản phẩm không qua chế biến có nguồn gốc từ động vật phối trộn với một sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật vẫn giữ nguyên là sản phẩm không qua chế biến có nguồn gốc từ động vật, ví dụ: - Xiên thịt sống có lẫn cả rau - Chế biến các sản phẩm thuỷ sản sống (ví dụ philê cá) với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. 22
- PHỤ LỤC II (tiếp tục) II. Danh sách không đầy đủ các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc từ động vật Các sản phẩm đã chế biến được làm từ nguyên liệu thô có nguồn gốc từ động vật đã loại bỏ đầu, hun khói, ướp muối, phơi khô, giầm nước sốt, v.v Các sản phẩm chế biến gồm: - Các sản phẩm thịt (giăm bông, xúc xích) - Các sản phẩm từ cá ( cá hun khói, cá giầm nước sốt v.v.) - Các sản phẩm sữa (sữa qua xử lí nhiệt, phomát, sữa chua) - Các sản phẩm từ trừng - Mỡ động vật đã nấu chảy - Gelatin - Các chất keo - Dạ dày đã qua xử lí v.v Các sản phẩm chế biến còn có: - Phối chế của các sản phẩm đã qua chế biến, ví dụ như phomát với giămbông - Các sản phẩm thu được sau khi tiếp tục chế biến các sản phẩm đã chế biến Các chất bổ sung vào để cho những đặc tính riêng biêt, ví dụ như - Chả giò có tỏi - Sữa chua với hoa quả - Phomát với cây cỏ - Kem có sôcôla 23
- PHỤ LỤC III DANH SÁCH KHÔNG ĐẦY ĐỦ CÁC SẢN PHẨM HỖN HỢP (nghĩa là một tổ hợp của thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau và quả với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật đã qua chế biến) Ghi nhớ là các thành phần có nguồn gốc từ động vật đã phải qua chế biến, các sản phẩm hỗn hợp bao gồm: - Bánh pizza - Các sản phẩm bánh ngọt, ví dụ như bánh bao - Các món ăn đã chuẩn bị sẵn - Các sản phẩm bánh mì/ bánh bichqui có bơ, kem, v.v. - Bánh kẹp san-uých có giăm bông/phómát - Sữa sôcôla - Các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc từ động vật mà trong đó một thành phần đã được thay thế bằng một loại có nguồn gốc từ thực vật, ví dụ như một sản phẩm sữa trong đó thay kem bằng dầu/mỡ thực vật. - Các chế phẩm có sữa, như món nước xốt may-o-ne (làm bằng lòng đỏ trứng và dầu ), v.v. GHI CHÚ: Danh sách này chỉ dùng với mục đích vệ sinh thực phẩm thôi. Với các mục đích về sức khoẻ động vật có thể dùng một bản danh sách khác. Hội đồng Châu Âu sẽ có văn bản hướng dẫn về lĩnh vực này vào thời gian thích hợp. 24
- PHỤ LỤC IV Các quyết định của Uỷ ban Châu Âu về những điều kiện bắt buộc đặc biệt khi nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc không phải từ động vật • Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2000/49/EC ngày 6 tháng 12 năm 1999 bãi bỏ Quyết định 1999/356/EC và những điều kiện bắt buộc đặc biệt khi nhập khẩu lạc và một số sản phẩm từ lạc bắt nguồn từ hoặc kí gửi từ Ai Cập 5 đã được chỉnh sửa lần cuối bởi Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2004/429/EC ngày 29 tháng 4 năm 2004. • Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2002/79/EC ngày 4 tháng 2 năm 2002 những điều kiện bắt buộc đặc biệt về nhập khẩu lạc và một số sản phẩm từ lạc bắt nguồn từ hoặc kí gửi từ Trung Quốc6 đã được chỉnh sửa lần cuối bởi Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2004/429/EC ngày 29 tháng 4 năm 2004. • Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2002/80/EC ngày 4 tháng 2 năm 2002 qui định những điều kiện đặc biệt về nhập khẩu quả sung (quả vả), quả phỉ (dẻ tây) và quả hồ trăn và một số sản phẩm từ đó có nguồn gốc từ hoặc kí gửi từ Thổ Nhĩ Kì 7 đã được chỉnh sửa lần cuối bởi Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2004/429/EC ngày 29 tháng 4 năm 2004. • Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2003/493/EC ngày 4 tháng 7 năm 2003 qui định những điều kiện đặc biệt về nhập khẩu các loại quả hạch của Brazil trong vỏ có nguồn gốc từ hoặc kí gửi từ Brazil8 đã được chỉnh sửa lần cuối bởi Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2004/428/EC ngày 29 tháng 4 năm 20049. • Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2005/85/EC ngày 26 tháng 1 năm 2005 qui định những điều kiện đặc biệt về nhập khẩu quả hồ trăn và một số sản phẩm từ quả hồ trăn có nguồn gốc từ hoặc kí gửi từ Iran10. • Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 2055/402/EC ngày 23 tháng 5 năm 2005 về các biện pháp khẩn cấp có liên quan đến ớt, các sản phẩm từ ớt, nghệ và dầu cọ11. ___ 5 OJ L19, 25.1.2000, trang 46 6 OJ L34, 5.2.2002, trang 21 7 OJ L34, 5.2.2002, trang 26 8 OJ L168, 5.7.2003, trang 33 9 OJ L154, 30.4.2004, trang 14 10 OJ L30, 3.2.2005, trang 12 11 OJ L135, 28.5.2005, trang 34 25